Nhại khác với chế giễu burlesque ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó và bởi độ sâu của sự bôi bác, được dùng để xử lý những vấn đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thật s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN THỊ THOAN
GIỄU NHẠI TRONG TRUYỆN KHOA HỌC HUYỄN TƯỞNG
CỦA M BULGAKOV
(Những quả trứng định mệnh, Trái tim chó)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Phạm Gia Lâm
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô giáo cùng gia đình và bạn bè
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS TS Phạm Gia Lâm, người đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời biết ơn thành kính nhất đến các thầy cô giáo trong khoa
Văn học đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập
cũng như có những góp ý cho tôi khi hoàn thành luận văn
Và tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã hết sức động viên, an ủi, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
trong suốt quá trình học tập cũng như khi tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Trần Thị Thoan
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1: GIỄU NHẠI VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA NHỮNG QUẢ TRỨNG ĐỊNH MỆNH, TRÁI TIM CHÓ 8
1.1 Giễu nhại và văn học giễu nhại 8
1.1.1 Khái niệm giễu nhại, các kiểu giễu nhại 8
1.1.2 Văn học giễu nhại 16
1.2 Vấn đề thể loại của Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó … 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG GIỄU NHẠI TRONG NHỮNG QUẢ TRỨNG ĐỊNH MỆNH, TRÁI TIM CHÓ 29
2.1 Giễu nhại Kinh Thánh, Faust của Goethe và Biến dạng của Kafka 30
2.1.1 Giễu nhại các motif Kito giáo 30
2.1.2 Giễu nhại Faust của Goethe 47
2.1.3 Giễu nhại motif biến dạng của Kafka 53
2.2 Giễu nhại hiện thực và con người đương thời 57
2.2.1.Giễu nhại hiện thực xã hội đương thời 57
2.2.2 Giễu nhại con người đương thời 70
2.3 Tự giễu nhại 77
Trang 5Chương 3: NGUYÊN TẮC GIẢ CARNIVAL TRONG PHƯƠNG THỨC
BIỂU HIỆN 83
3.1 Cốt truyện giả tưởng 85
3.2 Thủ pháp xây dựng nhân vật nghịch dị 88
3.3 Giọng điệu giễu nhại 92
3.4 Sự kết hợp đặc sắc các mặt đối lập 96
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mikhail Bulgakov (15/5/1891 – 12/3/1940) là một trong những nhà văn lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga Cuộc đời và văn nghiệp của ông biểu hiện rõ nhất cho mối quan hệ của nghệ thuật và số phận Mỗi tác phẩm của ông đều có một số phận thăng trầm như chính cuộc đời của ông vậy và luôn là
“những bản thảo không cháy” M.Bulgakov sinh ra và trưởng thành tại thành phố Kiev, ông tốt nghiệp y khoa loại xuất sắc năm 1916 nhưng lại được biết đến nhiều hơn với vai trò của một nhà văn tại Moskva (từ năm 1921 đến cuối đời)
Thủa nhỏ, M.Bulgakov đã sớm có thiên hướng viết văn, ông thích văn
ảnh hưởng không nhỏ trong các sáng tác của ông Trong thời gian đi học và tham gia nội chiến, M.Bulgakov viết nhiều tiểu phẩm và truyện ngắn nhưng tại thời gian đó, ông không giữ lại được nhiều truyện hoặc do chính tay ông đốt bỏ
Những năm 1925 -1929 là giai đoạn vinh quang đỉnh cao của văn nghiệp mà M.Bulgakov được tận hưởng khi còn sống Năm 1925, phần đầu
của tiểu thuyết Bạch vệ được độc giả đón nhận nồng nhiệt Ngay lập tức, ông chuyển thể thành vở kịch Những ngày của anh em Turbin Tác phẩm phản
ánh khách quan quá trình tan rã của những mưu toan chống cách mạng và số phận bi kịch của những tri thức khi bị lầm đường lạc lối Sau sự thành công
vang dội của vở kịch Những ngày của anh em Turbin, M.Bulgakov tập trung
Trang 7vào viết kịch Ông lần lượt cho ra đời các vở: Căn hộ của Zoya (năm 1927, in năm 1928), Chạy trốn (năm 1928, dựng năm 1957, in năm 1962), Molier (năm 1929) Ông trở thành một nhà soạn kịch tầm cỡ thời đó
Nhưng đến cuối năm 1929, các tác phẩm của M.Bulgakov trở thành chủ đề phê bình theo hướng thù địch nhiều hơn là tán đồng, ông bị buộc tội theo Bạch vệ để bôi nhọ cách mạng Những vở kịch của ông bị cấm diễn Cuộc sống của nhà văn trở nên khó khăn và bế tắc Tháng 3/1930, M.Bulgakov viết một bức thư cho Chính phủ Liên Xô tuyên bố ông sẽ im lặng, ngừng viết và xin một công việc, dù là công nhân sân khấu cũng được Nhưng phải tới sau khi vụ tự tử của thiên tài Mayakovsky, J.Stalin mới đích thân gọi điện cho M.Bulgakov và vài ngày sau ông được làm đạo diễn tại Nhà hát nghệ thuật Moskva
Nhưng sự im lặng đó chỉ kìm nén được hơn 1 năm Tháng 5/1931, ông viết cho Stalin một bức thư khác, thông báo “sự lên tiếng” của mình và đề nghị chính phủ giúp đỡ để thực hiện chúng Từ cuối những năm 20 và cho tới khi qua đời mặc dù không được in một dòng nào, nhưng ông vẫn miệt mài
sáng tác, với 14 vở kịch, hai tiểu thuyết (Molier, Những ghi chép của người
quá cố) và đặc biệt là tác phẩm bất hủ Nghệ nhân và Margarita
Năm 1962 (22 năm sau ngày ông mất) đánh dấu “sự lên tiếng trở lại” của M Bulgakov Cho tới tận bây giờ, ông vẫn là một “hiện tượng văn học” của Liên Xô Các tác phẩm của ông được in ấn, nghiên cứu và chuyển thể điện ảnh Các nhà văn lớn của thế kỷ, từ Ch.Aitmatov đến G.Marquez, đều công nhận M.Bulgakov có nhiều ảnh hưởng lớn lao tới sáng tác của mình Khám phá chất thần bí, tìm hiểu, đánh giá và khẳng định tài năng của bậc thiên tài này đang là mối quan tâm của các độc giả, nhà nghiên cứu thời hiện đại Một trong những tài năng được nhắc tới nhiều nhất là khả năng viết
Trang 8truyện khoa học huyễn tưởng, biểu hiện cụ thể qua những tác phẩm được viết
ra trong các năm 1924, 1925: Ổ quỷ, Những quả trứng định mệnh và Trái tim
chó Chìa khóa thành công cho các truyện này là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa hai yếu tố: giễu nhại và huyễn tưởng
Tìm hiểu thủ pháp giễu nhại thông qua nghiên cứu trường hợp 2 tác phẩm của M.Bulgakov về đề tài khoa học huyễn tưởng có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn Về lý luận, khám phá đề tài này sẽ giúp làm rõ một trong những đặc điểm thi pháp tác giả với tư cách là một bộ phận của chỉnh thể nghệ thuật Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề luôn mang tính thời sự cấp thiết: vấn đề những thay đổi căn bản trong đời sống xã hội và trong cuộc đời con người dưới tác động của các cuộc cách mạng: cách mạng
và khoa học, cách mạng và kỹ thuật, cách mạng và văn hóa
, các tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở trong và
Tại Việt Nam, các tác phẩm của M.Bulgakov được biết đến qua bản
dịch của Đoàn Tử Huyến (Những quả trứng định mệnh, Trái tim chó, Nghệ
Trang 9nhân và Margarita, Thư gửi chính phủ Liên Xô) Các bài nghiên cứu phê bình
của Vũ Công Hảo [29, 30], Phạm Gia Lâm [45], Nguyễn Thị Như Trang [69,
70] tập trung nhiều vào tác phẩm Nghệ nhân và Margarita ở các vấn đề motif,
những liên hệ liên văn bản, vai trò của yếu tố kỳ ảo… Riêng nhà nghiên cứu
Vũ Công Hảo có cái nhìn khái quát văn xuôi M.Bulgakov trong chuyên khảo
Văn xuôi Mikhail Bulgakov: từ “Ổ quỷ” đến “Nghệ nhân và Margarita” [30]
Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có đề cập đến yếu tố huyền thoại
trong cấu trúc tác phẩm Những quả trứng định mệnh; nghệ thuật trào phúng của truyện vừa Trái tim chó
Trong phạm vi quan sát của mình, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam và nước ngoài bàn về vấn đề giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của Mikhail Bulgakov, đặc biệt là trong hai tác
phẩm Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là làm nổi bật vấn đề giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của M.Bulgakov với tư cách là một đặc điểm thi pháp của nhà văn Do đó, luận văn sẽ tập trung vào việc xác định nội dung,
đặc điểm, phương thức, biện pháp thể hiện sự giễu nhại trong 2 tác phẩm của
ông Trong quá trình giải quyết đề tài, phạm vi khảo sát chủ yếu của chúng tôi
là hai tác phẩm Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó Ở một số trường hợp cần thiết, chúng tôi có đề cập đến tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita
Những nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi được tiến hành dựa trên bản dịch của Đoàn Tử Huyến
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thi pháp học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử và phương pháp tiếp cận liên văn bản để tiến hành nghiên
Trang 10cứu biểu hiện của nghệ thuật giễu nhại trong tác phẩm của M Bulgakov Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng các thao tác: thống kê, so sánh…
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Giễu nhại và vấn đề thể loại của Những quả trứng định mệnh, Trái
Trang 11Chương 1: GIỄU NHẠI VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA
NHỮNG QUẢ TRỨNG ĐỊNH MỆNH, TRÁI TIM CHÓ
1.1 Giễu nhại và văn học giễu nhại
1.1.1 Khái niệm giễu nhại, các kiểu giễu nhại
Theo các từ điển thuật ngữ văn học, giễu nhại là hình thức tạo tiếng cười quen thuộc trong cuộc sống Theo nghĩa thông thường, giễu là nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích; nhại là bắt chước tiếng nói, điệu
bộ của người khác để châm chọc, giễu cợt Giễu nhại là thuật ngữ đôi tồn tại mối quan hệ mật thiết của hai thành tố giễu (châm biếm) và nhại (bắt chước): giễu bằng nhại và nhại để giễu Mục đích cuối cùng của giễu và nhại là tìm, vạch ra những thói xấu của đối tượng để châm chọc, cười cợt Thực tế, chúng
ta có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng giễu nhại trong các hoạt động đời thường hoặc ở nhiều lĩnh vực khác nhau… Tuy nhiên, tùy từng trường hợp và đối tượng, giễu – nhại có độ đậm nhạt khác nhau Đôi khi sự giễu nhại chỉ nhằm mang lại tiếng cười giải trí đơn giản, song cũng có trường hợp đây lại là phương tiện thể hiện thái độ phê phán sâu sắc đối tượng giễu nhại
Trong nghiên cứu văn học, giễu nhại (parody) hay còn gọi là phỏng
nhại hoặc biếm phỏng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “paroidia” có nghĩa là
“một bài hát được hát cùng bài hát khác” Đây là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng và phức tạp trong văn học nghệ thuật Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách kiến giải khác nhau và ngày càng mở rộng hơn về nội hàm khái niệm của thuật ngữ này
Theo M Bakhtin, parodia – phỏng nhại – “cũng giống như trong sự phong cách hóa, nói bằng giọng của kẻ khác, nhưng khác ở sự phong cách hóa, anh ta đưa vào lời đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh
Trang 12hướng của lời người đó Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời của người khác thì xung đột, thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ
trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình”[3; tr.187] Ông nhấn mạnh đến
sự “xung đột”, “thù địch” của “giọng thứ nhất” và “giọng thứ hai” để “tấn công”, “hạ bệ” đối tượng phê phán Theo ông, với lời giễu nhại, bản chất của đối tượng bị lột tả một cách tự nhiên, sống động; những cái nghiêm túc, đẹp
đẽ, hào nhoáng sẽ bị “giải thiêng”, bị lột bỏ, bị rớt xuống để lộ ra cái tầm thường, kệch cỡm, lố bịch và tức cười
M Bakhtin cho rằng phỏng nhại xuất hiện từ thời văn hóa Hi Lạp cổ đại, “là yếu tố không thể tước bỏ của “trào phúng Mênippê” và của mọi thể loại carnival hóa nói chung”[3; tr.124] Ông vạch ra sự phát triển của văn học nhại qua ba thời kỳ: cổ đại, trung đại và cận đại; giúp người đọc có cái nhìn xuyên suốt về quá trình phát triển của lịch sử nhại Ông còn chỉ ra hiện tượng nhại ở hai tác giả tiêu biểu: ở Rabelais là tiếng cười trào tiếu, ở Dostoievski là những cặp hình tượng khác nhau, nhại theo những cách khác nhau Trong các công trình nghiên cứu của mình, Bakhtin luôn nhấn mạnh mối liên quan của phỏng nhại với tiếng cười – vấn đề bản chất của carnival Theo ông, các tác phẩm giễu nhại đều gắn bó với quảng trường hội giả trang, sử dụng rộng rãi hơn các hình thức và biểu tượng hội giả trang
Giễu nhại còn được xem là khuynh hướng sáng tác nổi bật của văn học hậu hiện đại Thời kỳ này xuất hiện hai quan điểm đối lập về nhại của Fredric
Jameson và Linda Hutcheon Jameson cho rằng pastiche (nhại văn hay nhại
lại hoặc có dịch giả Việt dịch là “hợp thể huyền thoại”) là một trong những khái niệm trung tâm của lý thuyết hậu hiện đại, “là sự bắt chước một phong cách đặc thù cụ thể, một chỉ dấu của sự mòn mỏi ngôn ngữ, sự phát ngôn trong ngôn ngữ chết Nó là một thực hành bắt chước trung tính, không hàm
Trang 13chứa động cơ giễu nhại, bị cắt rời khỏi cảm hứng châm biếm, không có cả
tiếng cười” [31] Như vậy, theo quan điểm của Jameson, pastiche chỉ đơn
thuần là nhại chứ không có giễu, sự bắt chước không mang màu sắc chính trị
Giễu nhại (parody) theo quan điểm của Linda Hutcheon là thuật ngữ đôi mang màu sắc chính trị Trong cuốn The Theory of Parody, bà đã đưa ra
những bàn luận khá sâu và hệ thống về giễu nhại Bà coi nhại hay biếm phỏng
là một dạng thực hành nghệ thuật hiện đại Nó không chỉ xuất hiện trong văn học mà còn là sở hữu chung của hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh… Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của bà có đề cập đến hai vấn đề cơ bản của biếm phỏng là: tự hàm chiếu và diễn ngôn liên nghệ thuật, có nghĩa biếm phỏng là một hình thức của liên văn bản Theo đó, tác phẩm giễu nhại có một sợi dây ràng buộc vô hình với các tác phẩm được coi là mẫu gốc Để hiểu được tác phẩm nhại, chúng ta phải quy chiếu tác phẩm đó với “mẫu gốc”
Nhiều tác giả khác, điển hình là G.D Kiremidjian lại nhận xét trong
một số trường hợp giễu nhại tiến dần đến cái nghịch dị (grosteque) Đây là
một đặc điểm quan trọng để chúng tôi tìm hiểu bản chất của hiện tượng giễu nhại trong tác phẩm của M Bulgakov
Tại Việt Nam, giễu nhại ngày càng trở nên quen thuộc với độc giả và các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong văn học hiện đại và hậu hiện đại Thời gian
đầu, nhiều dịch giả Việt chú thích pastiche là giễu nhại Song về sau, sự khác biệt giữa patstiche và parody đã được phân biệt rõ ràng Nhiều nhà nghiên
cứu, trong đó có Đặng Anh Đào công nhận: “Ranh giới giữa chúng khá mơ hồ
và cả parodie lẫn pastiche đều sử dụng lối bắt chước, song sự khác biệt nằm ở chỗ parodie thường thiên về bóp méo và hạ bệ còn pastiche thường không
Trang 14hàm ý đó” [25] Quan điểm này giống với quan điểm giễu nhại mang tính chính trị của Linda Hutcheon
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên, mục
“nhại” có giải thích đây là “một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật Phương tiện chủ yếu về nhại là bắt chước phong cách”[28; tr.225] Định nghĩa về giễu nhại được Lê Huy Bắc trích dẫn rõ hơn với nhiều đặc điểm nổi bật: “Nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế giễu khôi hài bằng cách bắt chước
phong cách (style) và bút pháp (manner) của một nhà văn hoặc một nhóm nhà
văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy hoặc của những
quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy Nhại khác với chế giễu (burlesque)
ở độ sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó và bởi độ sâu của sự bôi bác, được dùng để xử lý những vấn đề được đề cao trong bút pháp tầm thường, nhại thật
sự bóc trần một cách tàn nhẫn những mách lới của bút pháp lẫn tư tưởng của những nạn nhân của nó, nhưng nhại sẽ không thể được thực hiện nếu không
có sự đánh giá thấu đáo tác phẩm mà nó chế giễu” [8; tr.82]
Không chỉ làm sáng rõ quan điểm về giễu nhại, các nhà nghiên cứu
Việt Nam còn đi sâu vào các kiểu giễu nhại, cấp độ nhại Từ điển thuật ngữ
văn học đưa ra hai kiểu giễu nhại chủ yếu: “kiểu khôi hài trong đó đối tượng
thấp được trình bày bằng phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp”[28; tr.225] Cấp độ giễu nhại
có thể nhằm vào đề tài, cười nhạo những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc có thể nhại thi pháp, tác giả, thế giới quan… Các tác phẩm nhại thường có dung lượng ngắn nhưng yếu tố nhại lại có mặt rất nhiều trong những tác phẩm lớn
Trang 15Kế thừa ý kiến của các học giả phương Tây, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào lại cho rằng cấp độ nhại chỉ đơn giản là: “nhại ngôn từ, nhại tác phẩm, nhại thể loại”[23; tr.158] Theo bà, ở Việt Nam “chưa xuất hiện kiểu viết nhại
cả một thể loại như Don Quijote của Xecvantex” Nhại mới chỉ là hiện tượng đậm nét, một vệt sáng trong bức tranh văn học từ sau năm 1987
Mở rộng hơn về kiểu giễu nhại, Lê Huy Bắc chỉ ra: ngoài “kiểu nhại giữa tác phẩm này với tác phẩm khác (bao gồm hình tượng nhân vật, chi tiết, ngôn từ…), còn có kiểu nhại khác, nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con người ngoài đời Các cấp độ nhại có thể được triển khai đến mức độ chi tiết Thậm chí ngay trong chính một tác phẩm, nhại vẫn có thể được thực hiện giữa nhân vật này với nhân vật khác, hay giữa người kể chuyện với các nhân vật…”[8; tr 82] Tuy nhiên, cách phân loại của Lê Huy Bắc có phần chưa thấu đáo, bởi ông chia các kiểu nhại không cùng cấp độ: nhại trong văn học (giữa các tác phẩm, tác giả) và nhại giữa văn học và cuộc sống, trong khi đang bàn về giễu nhại với tư cách là một (tiểu) thể loại văn học Vả chăng
“nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con người ngoài đời” chỉ là một trong các phương thức phản ánh hiện thực của văn học, có ở bất kỳ tác phẩm thuộc thể loại trào phúng nào
Như vậy, mỗi thời đại lại có quan điểm khác nhau về giễu nhại Qua việc tìm hiểu giễu nhại trên cả lý luận và thực tiễn sáng tác, chúng tôi nhận thấy: giễu nhại là vấn đề quan trọng và phức tạp của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật hậu hiện đại Dù nhìn nhận ở góc độ nào, hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận: giễu nhại có hai đặc điểm chính: giễu và nhại, tức châm biếm và bắt chước Với từng loại đối tượng phong phú và đa dạng khác nhau, nhà văn sẽ tạo nên nhiều kiểu nhại khác nhau Do vậy, để xác định yếu tố
Trang 16nhại, chúng ta cần xác định đối tượng nhại và các nguyên tắc hình thức để thực hiện giễu nhại
Cùng thuộc phương thức hài hước (humour) và lấy nguyên liệu từ quá khứ nhưng giễu nhại (parody) thuộc quan hệ biến đổi và mang màu sắc chính trị còn nhại văn (pastiche) thuộc quan hệ bắt chước và không mang màu sắc
chính trị Giễu nhại không chỉ là sao chép, bắt chước mà còn mang nghĩa giễu cợt, không nghiêm túc Sự mô phỏng, bắt chước của giễu nhại là để làm rõ hơn cái vênh lệch giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, giữa bên trong và bên ngoài… chỉ ra cho người đọc cái lỗi thời, cái khiếm khuyết, cái bất hợp lý của đời sống xã hội và cái méo mó ngay trong chính bản thân con người Ở giễu nhại có sự bắt chước, thậm chí làm biến dạng tác phẩm gốc Tuy nhiên, giễu nhại không có mục đích phủ định hay triệt tiêu tác phẩm gốc mà chỉ đề xuất một cách ứng xử, một cách nhìn khác với các văn bản ngôn từ Chính ở đây, giễu nhại có liên quan đến vấn đề liên văn bản Lúc này buộc chúng ta phải có sự hiểu biết nhất định để quy chiếu văn bản nhại với tác phẩm gốc
Để hiểu giễu nhại một cách thấu đáo hơn, cần phải xác định mối quan
hệ giữa thuật ngữ này với các thuật ngữ hài hước, trào phúng và biếm họa
Quan hệ với hài hước (humour): hài hước là “một dạng của cái hài, có
mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui”[28; tr 136] Trong lịch sử, các nhà nghiên cứu xem hài hước là một cảm hứng đối trọng của cái nghiêm nghị hoặc cái bi thương Hài hước giống giễu nhại ở chỗ: cả hai cùng
thuộc phạm trù cái hài (comique), cùng tạo tiếng cười từ sự mất hài hòa cân
đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế Hài hước khác giễu nhại ở mức độ tiếng cười: hài hước cười ở mức
Trang 17độ nhẹ nhàng mua vui, thiện ý, là dấu hiệu của tài năng và tinh thần lạc quan, giễu nhại lại thiên về tiếng cười chế giễu, cợt nhạo Xét về thứ tự cấp độ tiếng cười trong cái hài (cái hài có rất nhiều cấp độ cười): hài hước ở vị trí đầu tiên, tới giễu nhại và cuối cùng là châm biếm Dù chế giễu ở mức độ nào, tiếng cười trong giễu nhại cũng không thể sâu cay, thẳng thắn và gay gắt bằng tiếng cười trong châm biếm
Quan hệ với trào phúng (satire): “Trào phúng theo nghĩa nguyên dùng
là lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác.” [2; tr.363] Trào
phúng là “một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái xấu xa, tiêu cực, độc ác, lỗi thời trong xã hội”
[2; tr.363] Trong khi đó, giễu nhại có phương thức đặc trưng: mô phỏng, giễu
cợt để tạo ra tiếng cười đả kích, châm biếm đối tượng Tiếng cười ra nước mắt Thực tế, giễu nhại thường rất dễ bị lẫn lộn với trào phúng Trong khi giễu nhại là sự yêu thích, hài hước hóa và cùng lắm là châm biếm đối tượng
bị giễu nhại, thì trào phúng quyết liệt hơn hẳn khi công kích những thói hư, tật xấu của đời sống xã hội Nhưng cũng có không ít trường hợp giễu nhại và trào phúng hòa quyện một cách khéo léo qua tài năng và dụng ý của người sáng tạo
Quan hệ với biếm họa (caricature): “Biếm họa là một loại hình mỹ
thuật sử dụng thủ pháp cường điệu nhằm phản biện, có quan điểm riêng và có chất trào lộng về một vụ việc, một sự kiện xã hội mang tính tinh thần hay vật chất Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhân thức của người xem.”[22] Hiểu một cách đơn giản thì biếm họa là tranh châm biếm – vũ khí sắc bén của báo chí Đối tượng của biếm họa là không biên giới từ thể chế, chính quyền, tôn
Trang 18giáo cho đến vua chúa, nguyên thủ quốc gia, chính khách, ngôi sao… và cả thường dân Mục đích chính của biếm họa là nêu bật được sự sai trái, khiếm khuyết, trì trệ của đối tượng Nhiều người coi biếm họa là đặc thù riêng của báo chí vì độc giả có thể không đọc hết bài báo nhưng sẽ xem hết bức tranh Thông điệp trong mỗi bức biếm họa truyền tải nhanh gọn và dễ tiếp nhận dưới góc độ hài hước Văn học giễu nhại gần gũi với tranh biếm họa ở cách xây dựng những chân dung nhân vật điển hình với đặc điểm ngoại hình và tính cách kỳ quái, khác lạ Các yếu tố, hiện tượng lệch pha cao độ, các chi tiết phóng đại, thậm chí là nghịch dị được sử dụng một cách tối đa để bộc lộ cái sai trái, kệch cỡm của đối tượng Giễu nhại khác biếm họa ở hình thức biểu hiện, tính thời sự và mức độ tiếng cười Đứng trước một bức tranh biếm họa, người xem sẽ ngay lập tức hiểu được thông điệp mà họa sỹ biếm muốn gửi gắm Tiếng cười đả kích được thể hiện sâu sắc, trực diện, rõ nét và cô đọng trong từng nét vẽ Tiếng cười trong văn học giễu nhại có phần nhẹ nhàng và cần thời gian hơn vì đặc trưng thể hiện là ngôn ngữ Giọng điệu giễu nhại thẩm thấu trong từng câu, từng chữ, từng khoảng trống của tác phẩm Vì vậy,
để hiểu hết được những điều tác giả muốn giễu nhại, độc giả phải đọc trọn vẹn tác phẩm và có tầm hiểu biết sâu rộng Dù là biếm họa hay giễu nhại thì đều mang đến cho người thưởng thức tiếng cười trí tuệ, tiếng cười mà con người ở mọi thời đại cần có để phản tỉnh và hoàn thiện chính mình
Như vậy, giễu nhại vừa có điểm tương đồng vừa có sự khác biệt với các khái niệm hài hước, trào phúng và biếm họa Cùng tạo tiếng cười dựa trên
sự đối lập, nghịch dị, lố bịch… nhưng giễu nhại khác hài hước ở độ sâu sự thâm nhập vào đối tượng giễu nhại, khác trào phúng và biếm họa ở mức độ sâu cay, gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật Đối tượng giễu nhại rất phong phú và đa dạng trong cả đời sống và
Trang 19nghệ thuật So với các khái niệm gần nó, giễu nhại thường tạo nên “độ mờ hóa” cao cho các sự kiện và hình tượng trong tác phẩm Đây là điều khó khăn cho độc giả trong quá trình tìm kiếm và đánh giá thấu đáo giá trị của tác phẩm nhại Bản chất của giễu nhại là sự châm biếm và bắt chước Tuy nhiên, sự bắt chước và châm biếm đó không phải để bài xích, phủ định đối tượng mà là sự sáng tạo và đánh động lối tư duy quen nhàm của người thưởng thức Nói một cách khái quát hơn, giễu nhại không chỉ đề cập vấn đề về nhận thức mà còn đặt ra vấn đề bản thân vận động của nghệ thuật Lúc này, giễu nhại được coi
là nghệ thuật về nghệ thuật
1.1.2 Văn học giễu nhại
Hiện tượng nhại trong văn chương xuất hiện từ rất sớm và “đây chẳng phải là độc quyền của trào lưu hay giai đoạn sáng tác văn chương nào” [8; tr.83] Ngay từ thời cổ đại, phỏng nhại gắn chặt với sự thụ cảm carnival về thế
giới và mang “tính lưỡng trị” (divalence) Phỏng nhại hóa ở carnival là tạo ra
những “kẻ đồng dạng bị hạ bệ” – nguyên tắc này giống với hình ảnh trong gương dị dạng, vuốt dài ra, thu nhỏ lại, làm méo mó theo hướng khác nhau và mức độ khác nhau
Thời cận đại, mối quan hệ này hầu như bị cắt đứt Nhưng trước đó, thời Phục hưng, ngọn lửa phỏng nhại carnival vẫn còn cháy sáng Phỏng nhại vẫn mang tính lưỡng trị, có sự liên kết giữa cái chết và sự đổi mới Rabelais (1494 - 1553) là tác giả sử dụng thủ pháp giễu nhại nhiều nhất trong những tác phẩm của mình Theo Bakhtin, Rabelais đã đưa được những nét trào tiếu của văn hóa dân gian trong lễ hội giả trang thời trung cổ vào trong văn
chương Ông gọi hiện thực Rabelais là hiện thực trào tiếu “Đặc trưng của
hiện thực trào tiếu là sự méo mó, dị dạng Mỹ học trào tiếu là nghệ thuật làm méo mó, xiên vẹo, dị dạng đối tượng, làm cho dị hợm, tức cười.”[6] Trong
Trang 20những tác phẩm của mình, Rabelais đã kết hợp tài tình, độc đáo cái cười carnival với biếm họa Ông biến những cái nghiêm trọng, đứng đắn trở thành
bù nhìn, hình nộm Bằng ngôn ngữ sỗ sàng, con số giễu nhại, motif, sự ám gợi, hình tượng nghịch dị Rabelais không chỉ giễu nhại những nhân vật lịch
sử đương thời như vua Francois Đệ Nhất (Gargantua), Henri d'Albert (Le Motteux), các Đức Hồng y (Panurge) mà còn chống lại, đạp đổ cái “cường quyền” sâu xa và độc địa nhất Ông hướng ngòi bút giễu nhại đến cả những dạng thức của đạo lý, bí truyền Thiên Chúa giáo, hạ bệ những mảnh cao cả trong trong Thánh Kinh Cựu Ước, Tân Ước; trong những thiên anh hùng ca, trong kinh kệ, trong các sách thánh hiền Ông cho cái chết trong những mầm non vừa nảy nở, mỗi hình ảnh đều lập lờ hai nghĩa như một sự giễu nhại sâu cay: Cha con người Gargantua và Pentagruel “ăn tục nói phét” lại có dòng dõi
“cứu thế”, hệt như đức Chúa trời; có nguồn gốc gia phả theo đúng truyền thống Thánh kinh: Gargentua chui từ tai mẹ ra sau khi bà này ăn tham, xơi quá nhiều lòng bò, bị bội thực Gargantua cực kỳ thông minh, mới năm tuổi
đã sáng tạo ra nhiều cách chùi đít Gargantua đái chết ngập hàng trăm ngàn người dân Paris
Don Quijote của M Cervantes (1547 - 1616) được coi là tác phẩm nhại
lớn nhất thời kỳ này Và trên thế giới cũng chưa có tác phẩm nào giễu nhại thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp sâu sắc và mạnh mẽ hơn tác phẩm này Đây là
“tác phẩm mỉa mai cay đắng nhất mà chỉ con người mới có thể diễn tả được”
Sự giễu nhại, châm biếm nằm trên mọi cấp độ của tác phẩm: nhan đề, địa điểm, nhân vật, kỹ thuật kể chuyện, các cặp đối lập… Đặc biệt, cặp nhân vật lưỡng hóa Don Quijote và Sancho Panza là một sáng tạo độc đáo của Cervantes Cặp đôi này không chỉ mang lại những tràng cười thích thú cho độc giả mà còn mang trong mình cả giải pháp cho vấn đề chính của tác phẩm
– vấn đề thực tế và lý tưởng Qua Don Quijote, Cervantes đã biến nhà quý tộc
Trang 21tài ba xứ Mancha trở thành hình ảnh giễu nhại sâu sắc của người hiệp sĩ xưa kia, là hình tượng hạ bệ những quan điểm hiệp sĩ dỏm đương thời, là sự lỗi thời, lạc hậu của quan niệm thẩm mỹ xưa cũ Câu chuyện về chàng hiệp sĩ gầy gò, đam mê người đẹp là một câu chuyện cười khiến nhiều người phải suy nghĩ
Ngọn lửa giễu nhại thực sự bùng nổ trong văn chương hậu hiện đại, dung hòa tất cả những gì có từ trước, từ văn phong cho đến kỹ thuật “Điển hình là hai bậc thầy văn chương hiện đại, những người được xem như là đã khai sinh ra lối viết gây ảnh hưởng gần như tuyệt đối ở thế kỷ XX: James
Joyce và Franz Kafka”[8; tr.82] Tác phẩm Ulysses (1922) của James Joyce
được xem là cuốn tiểu thuyết vĩ nhại nhất của thế kỷ XX Thực chất đây là
cuốn tiểu thuyết nhại trường ca Odyssey của Homer Trong hình ảnh của
Leopold Bloom, cô vợ Molly Bloom và Stephen Dedalus, người đọc dễ liên
tưởng đến các nhân vật Ulysses, Penelope và Telemachus trong Odyssey Tuy
nhiên, thay vì tầm vóc anh hùng, dũng cảm của Ulysses thì Leopold Bloom lại quá tầm thường và nhu nhược Đối nghịch với sự thủy chung kiên nhẫn chờ chồng suốt hai mươi năm trời của Penelope là khát khao tình dục dẫn tới ngoại tình của cô vợ Molly… Joyce còn sử dụng thần thoại cổ điển như một
bộ khung của cuốn sách và chú tâm vào các chi tiết bên ngoài để thể hiện hành động đang xảy ra bên trong tâm trí nhân vật
Những tác phẩm của Kafka là ví dụ tiêu biểu trong văn học giễu nhại hiện đại Trong những sáng tác của mình, Kafka nhại các nhân vật trong thần
thoại Hy Lạp Truyện ngắn Pô-dê-i-đông, nhà văn biến một vị chúa tể quyền
uy, đẹp đẽ trong thần thoại thành một ông già cau có, ngập trong đống công văn giấy tờ Ngoài ra nhà văn còn giễu nhại hình tượng Prô-mê-tê, nhại cả
Trang 22motif đổi lốt của truyện cổ tích trong Biến dạng, nhại Don Quijote trong Sự
thật về Xan-chô Pan-xa…
Ở Việt Nam, cảm hứng giễu nhại đã xuất hiện từ lâu đời trong hình ảnh của các anh hề áo ngắn, hề áo dài (thuộc nghệ thuật chèo) Trong văn học viết, hiện tượng giễu nhại xuất hiện sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến; phát huy mạnh mẽ trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng và Nam Cao Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, giễu nhại đã trở thành cảm hứng sáng tác chính của cây bút Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Châu Diễn… Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong văn học Việt Nam đương đại
Như vậy, văn học nhại có muôn hình vạn trạng và có sự phát triển không đồng đều giữa các thời kỳ, các quốc gia Thậm chí không đồng đều trong các tác phẩm của một tác giả Bằng tiếng cười giễu nhại, các tác giả phương Tây thường thiên về hướng giải thiêng, thay thế Giải thiêng là cơ sở
xã hội của nhại Họ tin rằng giải thiêng sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội đổi mới và phát triển Ở Việt Nam, văn học giễu nhại cũng phát triển qua nhiều thời kỳ Từ chỗ tin vào giá trị cũ, sùng bái cái cũ, con người bắt đầu đặt một dấu hỏi hoài nghi, xác định lại những giá trị vốn được coi là chuẩn mực, cao cả để đi tìm lại giá trị đích thực của cuộc sống và thời đại Văn học giễu nhại đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và quá trình nhận thức của con người
1.2 Vấn đề thể loại của Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó
Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó là hai tác phẩm cùng nằm
chung mạch nguồn ý tưởng nghệ thuật của M Bulgakov
Trang 23Những quả trứng định mệnh được viết từ năm 1924 và in năm 1925
Tác phẩm kể về nhà động vật học thiên tài kỳ quặc Persikov, trong một lần nghiên cứu đã vô tình phát hiện ra tia sáng đỏ kỳ diệu có tác dụng kích thích
sự phát triển và sinh sản của các loại sinh vật bậc thấp Trong khi chưa được nghiên cứu và kiểm nghiệm, phát minh đó đã được Rokk – một trong những
kẻ thừa nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết – áp dụng với hy vọng khôi phục sự nghiệp chăn nuôi gà cho nước Nga Tuy nhiên, thay vì những con gà, vị chủ tịch Nông trường quốc doanh Tia sáng đỏ lại làm sinh ra những đàn rắn, đàn
cá sấu và đàn đà điểu khổng lồ Chúng ùn ùn kéo về tàn phá làng mạc thành phố mà không vũ khí nào cản nổi Giáo sư Persikov học bị cơn phẫn nộ của người dân giết chết Viện Động vật học bị phá hủy và thiêu rụi Tia sáng đỏ cũng không bao giờ thấy xuất hiện thêm lần nữa
Được sáng tác năm 1925, Trái tim chó là câu chuyện xoay quanh thí
nghiệm của giáo sư Filip Filipovich: cấy tuyến yên của não người vào não chó Kết quả của thí nghiệm là biến Sharik – một con chó hoang thành Sharikov – một gã người mới với những biểu hiện tệ hại nhất của đạo đức loài người Hắn không chỉ chọc ghẹo phụ nữ, trộm cắp, gây gổ, lừa đảo, vu khống… mà còn tố cáo giáo sư và tìm cách giết người Nguyên nhân của sự thất bại trên là do tuyến yên mà giáo sư sử dụng cấy vào não Sharik là tuyến yên của một kẻ lưu manh phạm tội, thấp hèn nhất xã hội Để khắc phục hậu quả, giáo sư đã một lần nữa phẫu thuật để biến Sharikov trở về hình dạng của con chó hoang Sharik Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, bởi giáo sư vẫn miệt mài nghiên cứu về não người
Để tìm hiểu nghệ thuật giễu nhại của M Bulgakov, việc đầu tiên cần làm là xác định thể loại của hai tác phẩm này Bởi thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học Thông qua đặc trưng thể loại, tính đa diện mạo của
Trang 24giễu nhại sẽ được tìm hiểu thấu đáo và thuyết phục hơn Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề thể loại tác phẩm của M.Bulgakov được đưa ra thảo luận
Tác phẩm để đời của ông, Nghệ nhân và Margarita, từ khi ra đời cho đến nay
đã trở thành đề tài bàn luận, tranh cãi của nhiều học giả trên khắp thế giới
Tương tự, thể loại của Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó cũng
khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đắn đo, cân nhắc
Dịch giả Đoàn Tử Huyến – người có công đầu trong việc đưa Bulgakov
đến gần hơn với độc giả và giới nghiên cứu Việt Nam – cho rằng: Những quả
trứng định mệnh và Trái tim chó (cùng Ổ quỷ) nằm trong “bộ ba truyện giả tưởng – hài hước” của Bulgakov Trong đó, Trái tim chó là “tiểu thuyết trào phúng” và Những quả trứng định mệnh là “truyện vừa giả tưởng mang
tính ngụ ngôn xã hội.” Ông không đi sâu phân tích đặc trưng thể loại mà tập
trung vào giá trị nội dung mà hai tác phẩm mang lại Đó là sự cảnh báo về
“dạng người có trái tim chó” trong xã hội và đặt ra vấn đề trách nhiệm của nhà khoa học với những phát minh của mình “Nếu phát minh đó vượt ra ngoài sự kiểm soát thì nó sẽ đe dọa sự tồn tại các giá trị đạo đức mà loài người tạo nên, đe dọa cả chính người sinh ra nó và cả sự tồn tại nói chung của nền văn minh nhân loại” [37; tr.776] Những bài viết, bản dịch của ông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận và giải mã hiện tượng Bulgakov ở Việt Nam
Trong bài “Trái tim chó – câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại” [49], Lê
Thị Kim Loan nhấn mạnh đến những cách tân thể loại (ngụ ngôn) theo hướng
hiện đại chủ nghĩa của Trái tim chó Thông qua việc phân tích các cặp hình
tượng đối lập, người kể chuyện và sự thay đổi điểm nhìn, sự đan xen các loại
giọng điệu… người viết khẳng định Trái tim chó có những yếu tố của một câu
chuyện ngụ ngôn và “xứng đáng là một câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại”
Trang 25Qua hai ý kiến trên, có hai khúc mắc chúng tôi nghĩ là cần phải giải
quyết: thứ nhất, Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó là truyện giả
tưởng Quan điểm đó đúng nhưng chưa thật chính xác Bởi hai tác phẩm của M.Bulgakov đều đề cập đến những phát minh khoa học và dự báo về hậu quả của chúng trong tương lai Tác phẩm mang đặc điểm của thể loại khoa học giả tưởng/viễn tưởng rõ nét hơn chỉ là giả tưởng Nhiều người có xu hướng dùng hai khái niệm này như nhau, nhưng thực tế truyện khoa học viễn tưởng nằm trong truyện giả tưởng Truyện giả tưởng là những truyện có cốt truyện không thực, kỳ ảo Cũng là những câu chuyện tưởng tượng nhưng truyện khoa học giả tưởng/viễn tưởng dựa trên cơ sở khoa học, chưa có thực ở hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai Trong truyện khoa học giả tưởng: yếu tố khoa học
và sự tưởng tượng kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt, khiến độc giả như được trải nghiệm một hiện tượng khoa học giống như thật Yếu tố khoa học có nghĩa tác phẩm phải đặt ra những vấn đề, giả thuyết khoa học Mặt khác, những vấn đề, giả thuyết khoa học đó không phải là bản sao chép, rập khuôn các kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà phải được tác giả
xử lý theo cách thức riêng, được “nghệ thuật hóa”, thể hiện cái nhìn tiên tri của tác giả
Thứ hai, Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó chỉ mang tính ngụ
ngôn xã hội chứ không phải là truyện ngụ ngôn “Truyện ngụ ngôn thường
dùng các loài vật, đồ vật để gián tiếp nói chuyện loài người, nêu lên các bài học luân lý hoặc triết lý dưới một hình thức kín đáo”[28; tr.216] Trong các tác phẩm trên, Bulgakov đưa những tưởng tượng về các phát minh khoa học
có thể xảy ra trong tương lai nhưng thực chất, ông muốn nhằm về hiện tại Ông để người đọc đắm mình trong một xã hội có những điều dị thường xảy
ra, giúp họ trải nghiệm, do dự, lo lắng và lưỡng lự với những hiện tượng bất thường đó Mục đích của M.Bulgakov không nằm ở sự giải trí thuần túy mà
Trang 26ông muốn người tiếp nhận (vốn là những con người đương thời) tự nhìn nhận, đánh giá cuộc sống thực tại của mình và những nguy cơ tương lai họ có thể gặp phải Với mục đích này, tác phẩm của ông thuộc kiểu sáng tác điển hình
cho văn học phản không tưởng của thể kỷ XX: sử dụng huyễn tưởng khoa
học để mở rộng sang phương diện xã hội tương lai hoặc cảnh cáo những nguy
cơ xã hội có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong thực tại
Không tưởng (Utopia: có gốc từ tiếng Hy Lạp (ou = không, topoc = nơi chốn), nghĩa đen là không đâu cả hoặc hoàn hảo) Không tưởng là một thể
loại văn học gần với huyễn tưởng khoa học, trong đó miêu tả một mô hình xã hội lý tưởng theo quan điểm của tác giả Không tưởng khác với phản không
tưởng (Anti-utopia/Dystopia) bởi trong tác phẩm không tưởng, tác giả có
niềm tin vào sự hoàn hảo của mô hình
Không tưởng và phản không tưởng là hai kiểu thế giới thường gặp
trong loại truyện giả tưởng (speculative fiction) hoặc huyễn tưởng khoa học
(science fiction) Không tưởng là một thế giới hoàn hảo, trong đó không có
chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, áp bức, bất bình đẳng xã hội… Phản không
tưởng là một thế giới không có gì hoàn hảo và trong đó có nhiều thảm họa
Thế giới không tưởng có những đặc điểm: Chính thể thái bình; Công dân bình đẳng; Phúc lợi giáo dục, y tế cao, dễ kiếm việc làm; Môi trường an toàn
Ngược lại, thế giới phản không tưởng có những đặc điểm sau: Thường
là một chính quyền kiểm soát và truy bức gắt gao hoặc vô chính phủ; Tất cả đều đói nghèo cùng cực hoặc có khoảng cách giàu nghèo rất lớn; Tuyên truyền cho việc kiểm soát tư tưởng dân chúng; Tự do tư tưởng và suy nghĩ độc lập bị cấm đoán
Trang 27Với tư cách là thể loại văn học, các nhà lý luận chia không tưởng ra làm hai loại: không tưởng kỹ trị/technocratic utopia (những vấn đề xã hội
được giải quyết bằng cách mạng khoa học kỹ thuật) và không tưởng xã
hội/social utopia (những thay đổi do con người tạo nên)
Phản không tưởng là sự phát triển logic của không tưởng và về hình
thức có thể xếp vào khuynh hướng này Không tưởng thể hiện những mặt tích cực, còn phản không tưởng hướng đến phơi bày những mặt tiêu cực Phản
không tưởng phản ánh những hậu quả từ việc xây dựng một xã hội không
tưởng; xét về quan hệ với hiện thực thì phản không tưởng dùng để cảnh báo,
có trạng thái dự báo tương lai Các sự kiện lịch sử được chia làm 2 lát cắt là trước và sau khi thực hiện lý tưởng Trong phản không tưởng có kiểu không-thời gian đặc biệt: tất cả các sự kiện đều diễn ra sau cách mạng, thảm họa…
Nhân vật của phản không tưởng bị mất cá tính, ngang bằng với những người
khác, nên có thể thực hiện mục tiêu của bất kỳ một xã hội không tưởng nào Truyện được kể từ vai người trực tiếp tham gia vào sự kiện Về hình tức đó là những ghi chép, nhật ký, phóng sự
Phản không tưởng (tiếng Nga: антиутопия; tiếng Anh: dystopia) là
một phản-thể loại, một dạng thể loại đôi khi được gọi là “thể loại giễu nhại”
Nếu như không tưởng hướng đến thời gian tương đối yên bình, tiền khủng hoảng khi đón chờ tương lai thì phản không tưởng thường đề cập đến thời kỳ cam go, thất bại Tiểu thuyết phản không tưởng là loại tiểu thuyết trong đó chỉ ra tính chất phi lý, ngớ ngẩn của trật tự mới
Tiểu thuyết phản không tưởng chỉ ra sự phá sản tư tưởng của những người không tưởng Không thể xây dựng một xã hội lý tưởng mà ở đó tất cả đều hoàn hảo, tuyệt vời (chủ nghĩa xã hội không tưởng là một ví dụ)
Trang 28Những dấu hiệu của phản không tưởng:
- Phản ánh một xã hội hoặc một nhà nước với cấu trúc chính trị của nó
- Miêu tả hành động diễn ra trong một tương lai xa (tương lai giả định)
- Một thế giới/xã hội khép kín, mỗi thành viên đều thị phạm, có luật lệ riêng và thể hiện như là những luật lệ gần gũi;
- Miêu tả những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống của xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đạo đức của giai cấp và cào bằng/xóa nhòa cá tính;
- Trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật, dưới dạng nhật ký, ghi chép;
- Vắng thiếu miêu tả sinh hoạt gia đình với tư cách là nơi ngự trị những nguyên tắc/nề nếp và bầu không khí tinh thần riêng tư;
- Những cư dân trong thành phố/xã hội không tưởng có bản tính duy lý, ứng xử được lập trình
Nếu lấy đặc trưng huyễn tưởng (fantastic) như là phương tiện chủ yếu để
phủ nhận ước mơ không tưởng, hiện thực phi lý và sự nổi trội của thi pháp phản không tưởng làm căn cứ phân loại thì có thể chia ra những biến thể của thể loại phản không tưởng như sau:
- Huyễn tưởng xã hội (Chúng ta của E.Zamyatin, Nghệ nhân và
Margarita của M.Bulgakov, Hố móng của A.Platonov);
- Khoa học huyễn tưởng-phúng dụ (Những quả trứng định mệnh, Trái
tim chó của M.Bulgakov);
- Huyễn tưởng lịch sử (Đảo Krym của V.Aksenov, Buổi diễn vào thứ Sáu
của A.Gladilin);
- Giễu nhại (Moskva năm 2042 của V.Voinovich);
- Cảnh báo (Hành tinh khỉ của P.Buli; Chiến tranh vũ trụ của G.Wells)
Trang 29Cái huyễn tưởng/ cái kỳ ảo (fantastic) về cơ bản đề cập đến cái siêu nhiên, cái
không thể xảy ra “Đây là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên”[67; tr 34] Huyễn tưởng là yếu tố không thể thiếu của phản không tưởng
và là linh hồn của truyện khoa học huyễn tưởng Huyễn tưởng trong phản không tưởng có 2 chức năng: khám phá sự phi lý của xã hội và đưa ra cảnh báo cho xã hội Điều này đã được M.Bulgakov triển khai triệt để trong hai tác phẩm của mình
Như vậy, không tưởng và phản không tưởng có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng khu biệt với nhau
Dựa trên huyền thoại
Đập tan các loại huyền thoại; Xung đột giữa huyền thoại
và phản huyền thoại hoặc huyền thoại và hiện thực là cơ
sở của phản không tưởng Xung đột giữa cái tốt
và cái đẹp
Xung đột giữa con người và nhà nước Vấn đề chủ yếu là
sự suy thoái về tinh thần của con người khi có bạo lực
Trang 30Tại Việt Nam, vấn đề phản không tưởng trong sáng tác của M.Bulgakov chưa được bàn luận nhiều Nhưng ở Nga, đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi
Truyện Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó cũng như nhiều tác
phẩm khác của M.Bulgakov rất phức tạp và đa trị xét về phương diện tư tưởng-nghệ thuật Phần lớn các công trình khi nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng của M.Bulgakov đều đề cập đến hai tác phẩm này Được biết, trong số
các công trình nghiên cứu ở Nga gần đây, đáng chú ý có cuốn Trên các trang
tác phẩm phản không tưởng của K.Capek và M.Bulgakov (thi pháp các motif ngầm ẩn) của S.V.Nikolsky [Никольский С В (2009), Над страницами антиутопий К Чапека и М Булгакова (поэтика скрытых мотивов)]
Trong cuốn sách này, S.Nikolsky đã tiến hành nghiên cứu so sánh thi pháp các tác phẩm huyễn tưởng của nhà văn người Czech là Karel Capek (1890-1938) và của M.Bulgakov, chỉ ra sự tương đồng loại hình và sự độc đáo của hai nhà văn trong việc hòa trộn cấu trúc phản không tưởng và dụ ngôn triết học nhằm châm biếm hiện thực đương thời Ở phương Tây, liên quan đến vấn
đề thể loại của Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó có loạt bài đăng trên tờ tạp chí của Northwestern University, Russian Literature TriQuarterly,
số 15 năm 1978 Christine Rydel trong bài “Bulgakov and H.G.Wells” (pp.293-294) đã cho rằng tác phẩm của Bulgakov phần lớn dựa vào truyện
The Island of Doctor Moreau (1896) của nhà văn huyễn tưởng người Anh,
đồng thời là một sự bắt chước Wells đến lạ kỳ, gợi nhớ đến giễu nhại Helena
Goscilo khi nghiên cứu kỹ thuật trần thuật của Trái tim chó đã chỉ ra “4 giọng
kể”: chó Sharik, bác sĩ Bormental, giáo sư Preobrazhensky và người bình luận
“khách quan” (pp.281-291) Cùng nghiên cứu về kỹ thuật trần thuật của M.Bulgakov còn có các bài của Sigrid McLaughlin, “Structure and meaning
in Bulgakov’s The Fatal Egss” (p.277-289) Cũng trong năm 1978, trên tạp
Trang 31chí Canadian Slavonic Papers Peter Doyle đã nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Bulgakov và nhấn mạnh rằng so với truyện Những quả trứng định
mệnh thì Trái tim chó có tính châm biếm chính trị mạnh mẽ hơn nhiều [Peter
Doyle (1978), “Bulgakov’s satirical view of Revolutionn in Rokovye iatsa and
Sobach’e serdtse”, Canadian Slavonic Papers, 20, 4, p.470 – 479] Nói chung
các học giả phương Tây đều xem Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó
là những tác phẩm châm biếm về chính trị, nhìn thấy ở các nhân vật những
ám chỉ về các nhà lãnh đạo chính quyền xô viết như Lenin, Dzherzhinsky, Trotsky, Zinoviev… Tuy nhiên cần phải vượt lên trên lối giải thích tác phẩm của Bulgakov từ góc độ xã hội học để xác định những đặc điểm mới về mặt thể loại của hai tác phẩm này Những công trình kể trên là sự gợi ý để chúng tôi nghiên cứu hai truyện này với tư cách là những tác phẩm phản không tưởng
Tiểu kết
Giễu nhại là thủ pháp nghệ thuật sử dụng chất liệu của quá khứ và là
“mỏ vàng” của người thích sáng tạo Theo các nhà nghiên cứu, dù nhìn ở góc
độ nào, giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: giễu và nhại, tức châm biếm và bắt chước Đối tượng của giễu nhại rất phong phú và đa dạng Trong văn học, giễu nhại cũng là một kỹ thuật dùng sự bắt chước để giễu một tác phẩm, tác giả, trào lưu, phong cách, phương pháp sáng tác hoặc quan điểm thẩm mỹ nào
đó Giễu nhại tồn tại với tư cách là một thủ pháp đã xuất hiện từ những tác phẩm đầu tiên của nền văn học cổ đại Tiếp đến những thời kỳ văn học sau
đó, giễu nhại vẫn luôn được sử dụng với những sắc thái riêng biệt và thực sự bùng cháy trong văn học hậu hiện đại
Là một nhà văn trào phúng, M.Bulgakov cũng sử dụng thủ pháp giễu
nhại để tạo tiếng cười trong hai tác phẩm Những quả trứng định mệnh và Trái
Trang 32tim chó Tuy nhiên, tiếng cười trong tác phẩm của M.Bulgakov không nằm ở
sự giải trí thuần túy mà ông muốn thông qua tiếng cười giễu nhại, người tiếp nhận có thể tự nhìn nhận, đánh giá cuộc sống thực tại của mình và những nguy cơ tương lai họ có thể gặp phải Với mục đích này, tác phẩm của ông thuộc kiểu sáng tác điển hình cho văn học phản không tưởng của thể kỷ XX:
sử dụng huyễn tưởng khoa học để mở rộng sang phương diện xã hội tương lai hoặc cảnh cáo những nguy cơ xã hội có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong thực tại
Lý thuyết về giễu nhại và vấn đề thể loại tác phẩm trong chương này sẽ
là nền tảng, cơ sở để chúng tôi tiến hành xác định đặc điểm và phương thức biểu hiện giễu nhại như là nét đặc trưng thể loại phản không tưởng trong các
truyện Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó ở hai chương tiếp theo
Trang 33Chương 2: ĐỐI TƯỢNG GIỄU NHẠI TRONG
NHỮNG QUẢ TRỨNG ĐỊNH MỆNH VÀ TRÁI TIM CHÓ
2.1 Giễu nhại Kinh Thánh, Faust của Goethe và Biến dạng của Kafka
2.1.1 Giễu nhại các motif Kito giáo
Kinh Thánh Kito giáo là một trong những cuốn bách khoa toàn thư tri
thức văn hóa nhân loại Bộ sách giáo bao gồm Cựu Ước (Giao ước cũ) và Tân Ước (Giao ước mới) Cựu Ước gồm 39 tập sách ghi chép lịch sử của dân Do
Thái thuở xưa, được chia thành các nhóm sách: Ngũ Thư, Lịch Sử, Ngôn Sứ
và Giáo Huấn Đối với họ, phần quan trọng nhất là Torah (Ngũ Thư) – năm cuốn sách đầu của Kinh Thánh (Sáng Thế Ký, Lưu Đày hay Xuất hành, Le-vi
Ký, Dân Số Ký và Đệ Nhị Luật) Tân Ước chứa đựng lời của Đức Chúa Jesu
và của các sứ đồ đầu tiên của Người, trong suốt thời gian 60 – 70 năm Tân
Ước gồm 27 cuốn sách, bao gồm: Bốn cuốn đầu là các Sách Phúc Âm của
Matthew (Mat-thêu), Mark (Mác-cô), Luke (Lu-ca) và John (Gio-an), mô tả
đời sống, sự chết và sự sống lại của Đức Jesu; Sách Công Vụ tông đồ; các thư của Paul (Phao-lo); các thư của các sứ đồ khác và Sách Khải Huyền
Không chỉ có lịch sử lâu đời, Kinh Thánh còn là bộ sách gây ảnh hưởng
nhiều nhất trong lịch sử loài người Sách được dịch sang hơn 2.000 ngôn ngữ của 90% dân số thế giới, số lượng bản in lên tới 5 tỷ bản, trở thành sách bán
chạy nhất mọi thời đại Sức ảnh hưởng của Kinh Thánh trải dài từ Tây sang
Đông, từ văn hóa tinh thần, văn hóa sáng tác đến đời sống vật chất Ở địa
phận nào, lĩnh vực nào, Kinh Thánh cũng để lại những dấu ấn sâu sắc
Giống như những nền văn học châu Âu khác, văn học Nga cũng có sự
ảnh hưởng nhiều từ Kinh Thánh Kito giáo đã trở thành mạch nguồn văn hóa
Trang 34ngấm sâu và chảy xuyên suốt tiến trình phát triển của văn học đất nước bạch dương này Nhận diện, phân tích, đánh giá thấu suốt giá trị của sự ảnh hưởng
đó không phải là điều đơn giản, đúng như Phạm Gia Lâm đã nhận xét: “Motif Kito giáo chiếm một vị trí đặc biệt Đây là một trong những “tham số” chủ yếu để các nhà văn thực hiện bài toán “đoán giải những bí ẩn của tâm hồn
Nga” – một thứ “bài toán thế kỷ” rất hóc búa.” [45; tr.38] Không chỉ xuất
hiện trong sáng tác của N.Gogol, F.Dostoevsky, V.Mayakovsky…, những “cổ
mẫu”, những sự kiện, chi tiết trong Kinh Thánh còn “ẩn hiện” trong những
sáng tác của M.Bulgakov, đem đến cho những tác phẩm của ông nhiều tầng lớp ý nghĩa, gợi nhiều tầng liên tưởng, thách thức độc giả
Vốn là con của một giáo sư thần học, ngay từ nhỏ được đọc, tiếp xúc với rất nhiều công trình, tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong các lĩnh vực văn hóa, triết học, tôn giáo, được tham dự những cuộc đối thoại tranh luận về triết học của cha và các nhà khoa học Vì vậy, Kito giáo, triết học và truyền thống văn hóa-văn học Nga đã ngấm sâu trong từng câu chữ trong tác phẩm của M Bulgakov Ảnh hưởng của Kito giáo thể hiện khá rõ trong các
sáng tác của ông Ở Bạch vệ có motif về cái chết và sự phục sinh của Chúa qua cái chết và sự phục sinh của nhân vật Andrey Turbin Trong Những quả
trứng định mệnh và Trái tim chó, các nhà khoa học (Preobrazhensky,
Persikov) - những người cố gắng và đã thực hiện hành động sáng tạo ra những thực thể mới gợi đến hình ảnh đấng sáng tạo Đặc biệt, trong hai tác phẩm này
có sự hiện diện của rất nhiều các motif quen thuộc của Kinh Thánh: motif
Khải huyền biểu hiện trong cốt truyện, motif quan hệ thầy- học trò và kẻ phản bội trong bộ ba giáo sư Filip Filipovich - Bormental - Sharikov, motif Thiên đường và Địa ngục qua hình ảnh căn hộ của giáo sư Filip Filipovich, motif nạn Đại hồng thủy và Đại dịch qua hình ảnh ngập lụt trong ngôi nhà của giáo
sư do Sharikov gây ra và trận dịch gà bắt nguồn ở thị trấn nhỏ Steklovsk
Trang 35thuộc tỉnh Costromscaia, motif Quả trứng Phục sinh trong Những quả trứng
định mệnh, motif Đức Chúa Cha và con trai của Người qua hình ảnh Filip
Filipovich và Sharikov…
Khải huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật che khuất bên
trong Trong Kinh Thánh, cuốn sách cuối cùng phần Tân Ước mang tựa đề
Sách Khải Huyền Thực sự sách Khải Huyền vén mở một điều gì đó, cũng
có thể là một tương lai, nhưng là một điều rất chắc chắn và chính xác, chứ không phải một cái nhìn bao quát về lịch sử tương lai Đúng như phần nhập đề của sách đã khẳng định, đó là “mạc khải của Đức Jesu Kito”, “những việc sắp phải xảy đến”, “lời của Thiên Chúa”, “lời chứng của Đức Jesu Kito”, “những gì ông (John) đã thấy”, và là “sấm ngôn” về
“thời giờ đã gần đến” Tóm lại, Khải Huyền là mạc khải Chúa tỏ ra cho ông Gio-an (John) trong một thị kiến, không phải về một tương lai bất định, nhưng về một điều gì đó “sắp” phải xảy ra
Là một người am hiểu về Kito giáo, M.Bulgakov xây dựng tác phẩm của mình như một lời dự báo cho tương lai rất gần xã hội Nga Xô
viết Điều này thể hiện rõ nét trong cốt truyện của Những quả trứng định
mệnh và Trái tim chó M.Bulgakov kề về những phát minh khoa học
mang tính đột phá: một tia sáng đỏ có khả năng thúc đẩy quá trình sinh sản của sinh vật bậc thấp với tốc độ khủng khiếp; một cuộc phẫu thuật không tưởng cấy ghép tuyến yên người vào não của chó để tạo thành một “con người mới” Tuy nhiên, tia sáng cuộc sống kia đã bị những kẻ ấu trĩ, thiếu hiểu biết, nông nổi chiếm dụng, biến những quả trứng vốn tưởng là gà thành lũ rắn, cá sấu tàn phá làng mạc, thành phố Vậy là tia sáng cuộc sống đã không mang lại
sự sống mà còn giết chết những hy vọng vào sức mạnh kỳ diệu của nó và cả
Trang 36chính người phát hiện ra nó Còn “con người mới” lại trở thành gã người lưu manh, xấu xa, gian dối, cướp bóc, tục tĩu… và định giết cả người mang lại
cuộc sống cho mình Tác giả cũng cảnh báo, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm
của nhà khoa học với những công trình nghiên cứu của mình Dù Persikov có
kỳ công nghiên cứu đến bao nhiêu thì tia sáng cuộc sống cũng vụt tắt sau cái
chết của ông Dù niềm ao ước của giáo sư Filip Filippovits có lớn lao thế nào
thì ông cũng đã sai lầm lớn khi ghép tuyến yên của một kẻ lưu manh cho chú chó Sharik Rốt cục, bản chất xấu xa vẫn không thể mất đi dù cho vật chủ đã thay đổi Thế giới sẽ chẳng thể tốt đẹp nếu xã hội được dựng xây dựa vào phát minh của những nhà khoa học tài giỏi nhưng vô trách nhiệm và những kẻ thừa nhiệt tình nhưng thiểu hiểu biết
Hình ảnh đàn bò sát và trận rét đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20 tháng 8
năm 1928 trong Những quả trứng định mệnh mang ý nghĩa khải huyền vô
cùng sâu sắc Đàn bò sát đã hủy diệt tất cả thành quả của Moskva trong nhiều năm xây dựng, biến những công dân thành phố trở thành những kẻ điên loạn, chạy trốn, cướp bóc và giết người “Những phi đội máy bay rải hơi độc không thể ngăn bước tiến của những đàn bò sát”, mà chính “đợt rét đã cứu thoát thủ
đô và những vùng lân cận xung quanh khỏi tai họa khủng khiếp (…) Trận rét
đã tiêu diệt chúng Những lũ rắn và đàn đà điểu đáng tởm đã không chịu nổi hai ngày đêm băng giá mười tám độ âm” [13; tr.149] Diện mạo của Moskva
và vùng lân cận đã thay đổi Thay vì sự hào nhoáng, lấp lánh ánh đèn và dân
cư đông đúc như trước thì giờ đây không gian chỉ là “những vũng nước ẩm ướt… cành lá héo úa vì giá lạnh đột ngột trên cây”, cũng không còn ai để đánh nhau nữa “Những tạo vật mỏng manh của các đầm lầy xứ nhiệt đới nóng nực và hôi thối đã chết sạch sành sanh trong hai ngày đêm giá lạnh, để lại trong không gian của ba tỉnh mùi hôi, xác thối và sự mục rữa khủng khiếp
Trang 37Rồi tiếp đến là những trận dịch kéo dài, những căn bệnh dịch tễ vì xác động vật và người” [13; tr.150] Cảnh tượng giống như ba tỉnh vừa trải qua trận lụt khải huyền của Chúa Chỉ khác một điều, sau khi được khải huyền thế giới của Chúa hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn, còn thế giới Moskva vẫn trở về quỹ đạo bình thường: thảm họa và nhà động vật học thiên tài dần mờ vào quên lãng, thành phố vẫn nhộn nhịp đèn xe, thay vào ngôi nhà hai tầng của Viện Động vật học cũ là một Cung điện Động vật học mới do Phó Giáo sư Ivanov lãnh đạo… M.Bulgakov đã chưa thật sự khai thác triệt để ý nghĩa của thảm họa bò sát này Có lẽ vì vậy mà M.Gorky – nhà văn cùng thời với ông – vẫn luôn đau đáu niềm tiếc nuối: “Tôi rất thích Bulgakov, rất thích, nhưng anh này làm kết thúc câu chuyện dở Cuộc tấn công của lũ rắn về Moskva không được tận dụng, mà anh nghĩ xem, đó là một cảnh hay khủng khiếp ngần nào!”[37; tr.772-773]
Motif quan hệ thầy - trò là motif quen thuộc trong Kinh Thánh Chúa
Jesu Chris được coi là “người tốt nhất của Đức Chúa Trời đã từng sống” Chúa
là con người thần thánh, được ban cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người mà trước hết là có khả năng yêu thương nhân loại Trong quá trình rao giảng đạo lý, cứu rỗi con người, Đức Jesu đã thu nhận 12 tông đồ hay còn gọi
là 12 sứ đồ để cùng Người giao giảng lẽ phải Họ là những là những người Do Thái xứ Galilee, được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được Chúa Jesu sai
đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác “Ngài gọi các
môn đồ đến, chọn mười hai người, gọi là sứ đồ” (Phúc âm Lu-ca, 6:13)
Mười hai sứ đồ đó gồm: Simon (Peter), Andrew, James “lớn”, John, Filip, Bartholomew, Thomas, James “nhỏ”, Matthew, Simon (người Canaan), Judas Iscarios và Thaddaeus Khi ấy nhiệm vụ chính của họ, giống các môn
Trang 38đệ khác, là sống kề cận bên Chúa Jesu và nhận lãnh sự dạy dỗ của Ngài Chỉ
từ khi họ được Chúa Jesu chọn và sai đi ra để rao giảng Phúc âm và trừ ma quỷ, họ mới được gọi là sứ đồ; song cũng chỉ giới hạn trong thời gian được sai phái Nhiệm vụ của các tông đồ là thuyết giảng, dạy dỗ và quản trị Lời giảng của họ lập nền trên mối quan hệ thân cận mà họ từng có với Chúa Jesu,
sự dạy dỗ mà họ nhận lãnh từ Ngài và lời chứng của họ về sự phục sinh của Chúa Jesu Họ gánh vác trách nhiệm chăm sóc đời sống và phúc lợi của cộng đồng Cơ Đốc giáo còn non trẻ Khi Hội Thánh phát triển đến nhiều vùng khác, các tông đồ phải dành nhiều thì giờ hơn để chăm sóc các nhóm tín hữu sống rải rác nhiều nơi
Như vậy, các tông đồ vừa là học trò, người đồng hành và cũng là người thay mặt Chúa mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người Bản thân những tông đồ luôn tìm cách để được giống như Ngài Tuy nhiên, trong nội
bộ của 12 tông đồ cũng có những tội lỗi mà vốn bản chất của con người dễ mắc phải: cãi cọ nhau để phân biệt người lớn nhất trong đám, sự tham lam, ích kỷ và phản bội Điển hình trong đó là sự phản bội của Judas Iscarios với
Đức Jesu Theo Phúc âm John, Judas là người giữ túi tiền của các môn đệ
khác và phản bội Jesu để lấy “30 đồng bạc” chỉ điểm Ngài với một nụ hôn –
“Nụ hôn của Judas” - để binh lính mang Ngài tới nhà Thượng tế Caiaphas, người sau đó đã giao Ngài cho Philato Kể từ đó, Judas luôn bị coi là kẻ phản bội số 1 của thế giới
Trong Những quả trứng định mệnh và Trái tim chó một lần nữa chúng
ta gặp lại motif quan hệ thầy - trò trong Kinh Thánh Biểu hiện của motif nằm
ở mối quan hệ của các cặp nhân vật trong hai tác phẩm, cụ thể: Trò phản bội thầy (Judas phản bội Jesu) biểu hiện trong mối quan hệ của Sharikov và Filip Filipovich; trò là người đồng hành, giúp đỡ thầy thể hiện trong mối quan hệ
Trang 39giữa nhà nghiên cứu (Persikov và Preobrazhensky) với các trợ lý (Ivanov và Bormental)
Trong Trái tim chó Sharikov do Filip Filipovich (hay giáo sư
Preobrazhensky) sáng tạo ra từ một thí nghiệm lai ghép lên chú chó Sharik
Do đó vai trò của giáo sư đối với Sharikov giống như một vị thánh, một đấng cứu thế Điều này đã được trợ lý Bormental khái quát trong bệnh án của Sharik: “Con dao mổ của nhà phẫu thuật đã cho ra đời một cá thể người mới Giáo sư Preobrajebsky đích thực là một Đấng Tạo Hóa” [14; tr.97] Tuy nhiên, cá thể người mới không tôn vinh và biết ơn giáo sư giống như con chiên tôn vinh và biết ơn Đấng Sáng Tạo của mình
Ở thân phận chó, Sharik luôn tôn vinh vị giáo sư như con chiên ngoan đạo tôn vinh Đức Chúa thiêng liêng của mình Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi Filip Filipovich xuất hiện đúng lúc Sharik lâm vào tình trạng bi đát nhất, khốn cùng nhất: không chỉ đói rét, lang thang, Sharik còn bị tạt nước sôi bỏng sườn Filip xuất hiện bất ngờ như Đức Chúa vẫn luôn xuất hiện cứu vớt con chiên lúc khó khăn Giáo sư thân thiện, âu yếm và cho nó đồ ăn Ông đã cứu cuộc đời và tương lai của nó Vì vậy, Sharik liên tục gọi giáo sư là “vị thánh”,
là “quý ngài” Dù bên sườn bị bỏng đau khủng khiếp nhưng “Sharik thỉnh thoảng lại quên nó đi, (nó) bị cuốn bởi một ý nghĩ: làm sao để giữa phố đông người không lạc mất cái hình bóng thần thánh trong chiếc áo choàng lông và bằng cách nào có thể bày tỏ lòng kính yêu và trung thành với quý ngài” [14; tr.21] Nó thể hiện lòng tôn kính của mình bằng các hành động: hôn vào ủng, sủa điên dại và tru lên để duy trì lòng thương hại của quý ngài đối với mình
Nó cảm thấy hãnh diện, hả hê khi đi qua cửa cùng quý ngài, điều mà trước đây, nó chưa từng một lần mơ ước đến Nó tự hào với danh hiệu là chó nhà trước những con chó lang thang, nhơ bẩn ngoài đường Cuộc sống của nó đã
Trang 40được cứu rỗi hoàn toàn khi được giáo sư dẫn về căn hộ Vậy là từ đây, cuộc đời đói rét, thảm thương đã chấm dứt bởi nó đã có một ngôi nhà, một ông chủ, một niềm tin và niềm vui sống hạnh phúc
Nhưng khi trở thành người, Sharikov lại có những biểu hiện đối lập với người mà trước đây Sharik coi là “vị thánh” Đầu tiên, Sharikov tỏ ra là một kẻ ngỗ nghịch, ăn mặc lố bịch, liên tục văng tục chửi bậy và cãi lời giáo
sư Thay vì biết ơn vị thánh đã ban cho mình cuộc đời mới, thân phận mới thì hắn quay ra trách cứ giáo sư: “Chẳng lẽ tôi đề nghị ông mổ cho tôi ư? Một việc làm thật tốt đẹp! Đè ngửa con người ta ra, lấy dao khoét đầu, khoét bụng (…) Tôi có lẽ đã không đồng ý mổ Mà cả… những thân nhân của tôi cũng
vậy Có lẽ tôi có quyền đưa đơn kiện đấy”[14; tr.106] Hắn đòi quyền lợi:
giấy tờ tùy thân, đăng ký hộ tịch, tên gọi… Hắn ăn cắp tiền của giáo sư, trêu chọc, rình mò Zina, sàm sỡ cô Daria trong khi ngủ Sharikov còn đưa đơn kiện giáo sư, đòi phân chia phòng ở: “Tôi là thành viên của tập thể nhà này,
và tôi được quyền hưởng diện tích trong căn hộ số năm của chủ thuê nhà Preobrazhensky, mười sáu arsin vuông”[14; tr.140] Khi tất cả những đòi hỏi
vô lý của mình không được đáp ứng, gã người mới sẵn sàng rút súng và nhắm thẳng về phía người đã sáng tạo ra mình Hành động và thái độ của Sharikov trước Filip chẳng khác gì sự phản bội của Judas với Chúa Jesu Tuy nhiên, Judas phản bội Chúa vì lòng tham và sự ngu dốt Sharikov phản bội lại đấng sáng tạo ra mình vì bị xúi giục, vì bản chất và sự hiểu biết trong hắn là của một kẻ dưới đáy xã hội
Mối quan hệ của Preobrazhensky với Sharikov còn giễu nhại motif Cha
– Con trong Kinh Thánh Cha là Đức Chúa luôn nhân từ và yêu thương những
đứa con của mình Thậm chí, Chúa còn hy sinh bản thân, bị treo trên thập tự giá để cứu rỗi cho nhân loại Vị “cha” của Sharikov thì lại khác Ông chối bỏ