1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học chủ đề vật chất và năng lượng trong môn khoa học lớp 4, 5

70 8,6K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 476,82 KB

Nội dung

- 1 - LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp Tự nhiên và xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.s Nguyễn Thị Hương - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2011 Sinh viên Trần Phương Hồng - 2 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các căn cứ nêu trong khóa luận là trung thực. Đề tài này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Sinh viên Trần Phương Hồng - 3 - BẢNG KÝ HIỆU TÓM TẮT Giáo viên : GV Học sinh : HS Phương pháp dạy học : PPDH Trang : tr Sách giáo khoa : SGK - 4 - MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 01 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 02 3. Đối tượng khách thể nghiên cứu đề tài 02 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 02 5. Phương pháp nghiên cứu 03 6. Cấu trúc khóa luận 03 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 04 I. Khái quát chủ đề “ Vật chất và năng lượng” trong môn Khoa học lớp 4, 5 04 II. Một số phương pháp, phương tiện dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 06 1. Vài nét về phương pháp dạy học ở Tiểu học 06 2. Một số phương pháp dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 08 3. Vài nét về phương tiện và hình thức dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 17 CHƯƠNG 2. DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI TRONG CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 21 I. Các dạng bài học trong chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 21 II. Dạy học các dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5 22 1. Dạy học các bài học về nhận biết 22 - 5 - 2. Dạy học các bài học về thực hành 36 3. Dạy học các bài ôn tập 54 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 - 6 - PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển đó trên thế giới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế, văn hóa, xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Do vậy, ở tất cả các ngành nghề hiện nay đều đang có sự thay đổi để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới của toàn xã hội. Trong đó, đổi mới nền giáo dục sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội được coi là vấn đề cấp thiết mang tính chất thời đại, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục cũng như chính những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học gần đây được đề cập rất nhiều, kể từ việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa đến việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hay cả đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tuy nhiên, việc vận dụng những nội dung đổi mới đó vào thực tế giảng dạy lại chưa thực sự hiệu quả. Để việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới sao cho phù hợp, đạt hiệu quả điều quan trọng là cần phải nâng cao hiểu biết của người GV về xu hướng đổi mới hiện nay sao cho có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Với giáo dục Tiểu học, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ là trang bị những kiến thức cơ sở ban đầu của người lao động trong tương lai, đó là những con người được phát triển toàn diện, có tri thức, có tay nghề năng lực thực hành tự chủ, sáng tạo. Muốn vậy, với từng môn học, phần học, GV cần nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp dạy học cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. - 7 - Cùng với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, thì Tự nhiên và xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao, môn học cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và mối quan hệ của chúng với con người. Trong đó, phân môn Khoa học lớp 4, 5, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những nội dung đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội, được bao hàm trong các chủ đề Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học nói chung và chất lượng dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng nói riêng thì tôi nhận thấy mỗi GV cần phải phải đưa ra những biện pháp dạy học thật cụ thể với từng dạng bài. Do đó, tôi đi sâu tìm hiểu biện pháp dạy học các dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5. Tôi chọn đề tài “Dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu quá trình dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 để tìm ra cách thức dạy học nội dung các bài học trong chủ đề này. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cách thức dạy học các dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu về quá trình dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5. - 8 - 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5. 4.2. Tìm hiểu về các dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5. 4.2. Đề xuất quy trình dạy học các dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp quan sát 6. Cấu trúc khóa luận Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Dạy học các dạng bài trong chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4, 5. Phần 3. Kết luận và đề xuất - 9 - PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái quát chủ đề “Vật chất và năng lượng” trong môn Khoa học lớp 4,5. 1. Mục tiêu chương trình chủ đề “Vật chất và Năng lượng” trong môn Khoa học lớp 4, 5. 1.1. Về kiến thức. - Tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm, tính chất của một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên: nước, âm thanh, ánh sáng, nhiệt và vai trò của chúng đối với đời sống của con người. - Nhớ được đặc điểm, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi của vật chất, việc sử dụng các nguồn năng lượng nói chung và các nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy. 1.2. Về kĩ năng - Bước đầu hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản. - Thu thập thông tin. - Phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng đơn giản trong thế giới tự nhiên. 1.3. Về thái độ - Luôn có ý thức quan tâm, ham hiểu biết, tìm hiểu, hứng thú trong học tập môn Khoa học và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Có ý thức tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn môi trường. - 10 - 2. Nội dung chương trình chủ đề “Vật chất và năng lượng” trong môn Khoa học lớp 4, 5. Trong chương trình môn Khoa học ở các lớp 4, 5 chủ đề Vật chất và năng lượng thuộc hai môn Vật lý và Hóa học. Những kiến thức đó được lựa chọn ở mức độ đơn giản, chỉ trình bày hiện tượng về mặt định tính, phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. Cấu trúc nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 được xây dựng theo cấu trúc mở rộng và nâng cao dần, ở lớp 4 gồm 37 tiết, tương ứng với 33 bài và 4 bài ôn tập, kiểm tra; ở lớp 5 gồm 29 tiết, tương ứng với 25 bài và 4 bài ôn tập, kiểm tra. Chương trình môn Khoa học lớp 4 dành 10 tiết dạy các bài có nội dung về nước (từ bài 20 đến bài 29); 9 tiết để dạy các bài có nội dung về không khí (từ bài 30 đến bài 40, trong dó dành bài 33-34 cho ôn tập và kiểm tra học kì I), 14 tiết dạy các bài về âm thanh, ánh sáng và nhiệt (từ bài 41 đến bài 54) và 2 tiết ôn tập phần Vật chất và năng lượng (Bài 55-56). Chương trình lớp 5 dành 11 tiết để dạy các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng (từ bài 22 đến bài 32); 5 tiết dạy các bài về sự biến đổi của chất, 9 tiết dạy các bài về sử dụng năng lượng. Nội dung các bài học thường có cấu trúc như sau: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, liên hệ thực tế bằng vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em như: kể tên các đồ vật theo từng chủ đề bài học trong sách giáo khoa. - Yêu cầu HS + Làm thí nghiệm + Đọc thông tin trong các mục “ bạn có biết” để trả lời câu hỏi. + Thực hiện các trò chơi học tập. Ví dụ: thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo (bài 31 lớp 5); dò tìm mạch điện (bài 46 bài 47 lớp 5) [...]... vật chất, thời gian, GV có thể tổ chức cho HS học tập ngoài sân trường, tham quan thực tế sẽ giúp HS ghi nhớ nội dung bài học và liên hệ thực tế tốt hơn CHƯƠNG 2 DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI TRONG CHỦ ĐỀ “VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 I Các dạng bài học trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5 Nội dung chương trình chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5. .. chức dạy học rất đa dạng, có thể kể hai hình thức cơ bản sau 3.2.2 Hình thức dạy học trong lớp Hình thức dạy học trong lớp được tổ chức ở dạng tiết học Hình thức này áp dụng cho nhiều môn học, dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng cũng được sử dụng chủ yếu hình thức này Dạy học trong lớp thường áp dụng các hình thức như dạy học đồng loạt cả lớp, dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm Trong đó dạy học. .. Ở cả lớp 4 và lớp 5, các bài ôn tập được bố trí ở cuối mỗi học kỳ nhằm giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học trong mỗi kỳ và có thể mở rộng, nâng cao giúp HS liên hệ thực tế, tránh được tình trạng xa rời thực tế Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I Bài 55 - 56 : Ôn tập Vật chất và năng lượng II Dạy học các dạng bài trong chủ đề “ Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5 1 Dạy học các bài học. .. không ỷ - 24 - lại của HS, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong học tập của HS, hình thức này được sử dụng nhiều trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 3.2.3 Hình thức dạy học ngoài lớp và tham quan Việc tổ chức dạy học ngoài lớp và tham quan tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi cho HS, tuy nhiên chỉ phù hợp với một số bài học, phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết… nên hình... HS và giúp các em học tập tích cực Trò chơi khoa học cũng được đề cập nhiều trong chương trình Các trò chơi hấp dẫn và dễ thực hiện với HS, ví dụ: Các trò chơi “Thi thổi bóng” (Bài 31), “Chơi chong chóng” (Bài 37) hoặc “Nói chuyện qua điện thoại” (Bài 42) trong sách giáo khoa Khoa học 4 là hình thức học lí thú của chủ đề này II Một số phương pháp, phương tiện dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong. .. giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới Như vậy, phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, được hình thành dưới vai trò chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học 1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học ở Tiểu học 1.2.1 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học Trong nhà trường Tiểu học, HS... của quá trình này, giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật và hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết 3.1.2 Các phương tiện dạy học chủ đề vật chất và năng lượng Các dụng cụ thí nghiệm, tranh, ảnh, mô hình giáo khoa và mẫu vật, đèn chiếu và băng hình giáo khoa, hay các phần mềm dạy học là những đồ dùng, dụng cụ được sử dụng trong dạy học chủ đề này 3.1.2.1 Tranh, ảnh Tranh là tác phẩm hội họa phản... giọng nói và một chút năng khiếu nghệ thuật 1.2.4 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các yếu tố khác Các phương tiện dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học ở Tiểu học Điều này, phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và các đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường GV cần chú ý sử dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng dạy học gắn liền với các phương pháp dạy học để giờ học đạt... dụng trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng , tuy nhiên vẫn được sử dụng trong một số bài học, yêu cầu HS liên hệ thực tế, về đặc điểm cấu tạo, công dụng hay diễn biến của một số hiện tượng tự nhiên, từ đó có thể dẫn tới việc HS tự lĩnh hội được nội dung bài học theo sự hướng dẫn của GV Việc sử dụng các phương pháp dạy học trên khi dạy học chủ đề, GV nên kết hợp với một số phương pháp dạy học. .. năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 1 Vài nét về phương pháp dạy học 1.1 Khái niệm phương pháp dạy học - 11 - Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể - quá trình dạy học Đây là quá trình được đặc trưng bởi tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan . phương pháp dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 08 3. Vài nét về phương tiện và hình thức dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 17 CHƯƠNG. CHƯƠNG 2. DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI TRONG CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 21 I. Các dạng bài học trong chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 21 II. Dạy học các. dạng bài trong chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5. Tôi chọn đề tài Dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 . 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w