Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
491,43 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRỊNH THỊ ÁNH TUYẾT DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội HÀ NỘI, 2011 2 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại nền văn minh công nghiệp, cách mạng khoa học công nghiệp phát triển như vũ bão đòi hỏi người lao động phải có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao với hệ thống giáo dục. Với sản phẩm đặc biệt là con người, giáo dục là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để hoàn thành sứ mệnh to lớn của mình, giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Thực tiễn trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, nền giáo dục nước ta vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Chất lượng giáo dục còn thấp, dạy học còn lạc hậu, nảy sinh nhiều tiêu cực. Cũng trong tình trạng đó, chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và chất lượng dạy học nói riêng vẫn chưa cao. Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao là do chất lượng sử dụng các phương pháp dạy học chưa cao. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên bức xúc, trước hết là đối với bậc Tiểu học bởi bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Trẻ em vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của giáo dục vì thế mọi hoạt động giáo dục phải xuất phát từ trẻ em (đối tượng giáo dục) và phải đáp ứng mọi nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em (mục tiêu giáo dục). Vì thế đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học là tất yếu để phù hợp với trẻ em. Đổi mới phương pháp dạy học là phải khắc phục cách thức truyền thụ “thầy giảng – trò ghi”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 3 Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đực của con người. Đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học chương trình môn Khoa học đề ra mục tiêu môn học phải khơi dạy tính tích cực trong hoạt động của học sinh. Người giáo viên phải hình thành ở học sinh những tri thức môn học đồng thời cũng phải hình thành niềm tin khoa học cho các em. Trên cơ sở đó đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập của học sinh. Học sinh phải được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển tối đa thông qua hoạt động học tập. Khi tổ chức cho học sinh học tập phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp có tác dụng phát huy tính tích cực của người học như phương pháp động não, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, khám phá… Đặc biệt, dạy học môn Khoa học với nhiều chủ đề đa dạng luôn đòi hỏi tính đầy đủ và chính xác của những tri thức khoa học và người giáo viên phải làm thế nào để hình thành niềm tin khoa học sâu sắc ở học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” để tìm hiểu nghiên cứu trong khóa luận của mình. Qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi nắm vững về các phương pháp dạy học nói chung và các phương pháp dạy học môn Khoa học nói riêng để nâng cao năng lực sư phạm của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Khoa học lớp 4. 3. Đối tượng nghiên cứu 4 Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 4. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn Khoa học 4. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học môn Khoa học 4. - Tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. - Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học 4. 6. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Khoa học 4 ở trường Tiểu học Lưu Quý An và trường Tiểu học Trưng Nhị thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận( Tài liệu về tâm lí học, giáo dục học…) - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp 8.Cấu trúc khóa luận Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 1.1.3. Tìm hiểu môn Khoa học lớp 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 ở Tiểu học 1.2.2. Phân tích thực trạng 1.2.3. Kết luận Chương 2: Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 2.1. Các nguyên dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 2.2. Một số phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 4 Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học? Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos) có nghĩa là con đường để đạt được mục đích dạy học. Giáo dục học cho rằng: Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường mà thầy và trò sử dụng giúp cho học sinh chiếm lĩnh nội dung bài học, thông qua đó đạt được mục đích dạy học. Heghen quan niệm: Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể, cách thức này tùy thuộc vào nội dung vì phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung. Theo cách hiểu đó phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động (hành động và thao tác) của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học (phương pháp dạy được hiểu là phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho học sinh. Phương pháp học là phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học). Phương pháp dạy và phương pháp học không tồn tại độc lập mà nó liên quan và phụ thuộc vào nhau. Chúng vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau. 7 Như vậy phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của cả thầy và trò nhằm đạt được mục đích của việc dạy học. 1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được toàn Đảng, toàn dân quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp cũ bằng hàng loạt các phương pháp mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức tổ chức. Triển khai các phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt các phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp người học đạt được năng lực mong muốn. *Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Đảng và Nhà nước ta đã xác định “đầu tư cho giáo dục là Quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nền tảng đào tạo nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Giáo dục góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục Tiểu học. Đây là bậc học nền tảng để các em học tiếp bậc học cao hơn. Do vậy Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ ở nghị quyết Trung ương II là: “Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học”. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ở trong tình hình hiện nay. 8 Như vậy mục đích của đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đây học sinh chủ động tìm tòi, khám phá hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa, phát triển mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học truyền thống đồng thời học hỏi vận dụng một số phương pháp mới hiện đại. Bởi phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó vì thế phải vận dụng phối hợp các phương pháp. Đổi mới các phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học tích cực cần phải sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Các sách lý luận chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời. Trong nhóm các phương pháp dùng lời thì lời của thầy, trò, lời của sách đóng vai trò là nguồn tri thức chủ yếu, đặc biệt quan trọng là lời của thầy. Trong các phương pháp dùng lời thì phương pháp vấn đáp học sinh làm việc với sách, báo cáo nhỏ của học sinh có nhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong nhóm các phương pháp thực hành, học sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự lực khám phá tri thức mới. Đổi mới phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, tăng cường hoạt động các nhân, thông qua hoạt động cá nhân kích thích động cơ bên trong của người học, làm họ tăng cường tính chủ động, tự tin, 9 phát triển năng lực suy lí tự phát hiện kiến thức. Do vậy cần tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Rèn luyện phương pháp tự học không ngừng nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh. Nhiệm vụ học tập phải cụ thể, rõ ràng, đúng mức phù hợp với năng lực và điều kiện nhận thức của các em. Khi sử dụng phương pháp truyền thống giáo viên cần khai thác chức năng khêu gợi vốn có của mỗi phương pháp để kích thích và phát huy vai trò chủ động nhận thức của người học. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, động viên, khích lệ học sinh. Giáo viên cần tìm tòi phương pháp truyền đạt hiệu quả để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng việc dạy học trong thời đại. Như vậy biết vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống một cách tích cực phù hợp với từng môn, từng bài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiểu học. Đây là quan niệm đổi mới đúng đắn phù hợp thực tế. Vì thế cần phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương trình ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học lớp 4 nói riêng. 1.1.3. Tìm hiểu môn Khoa học lớp 4 1.1.3.1. Mục tiêu chương trình Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: - Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật và thực vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng: 10 - Ứng xử phù hợp với các vấn đề với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. - Diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ… - Phân tích, so sánh, rút ra những đặc điểm chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: - Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. - Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh. Như vậy từ mục tiêu trên việc dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất cần thiết. 1.1.3.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 có 3 chủ đề lớn đó là: - Con người và sức khỏe gồm 19 bài Ở chủ đề này học sinh sẽ biết được để duy trì sự sống con người thì cần những yếu tố gì? Một khi thiếu những yếu tố đó con người sẽ không thể tồn tại và trong quá trình tồn tại con người phải có mối quan hệ với môi trường xung quanh đó là các quá trình trao đổi chất. Trong chủ đề này học sinh còn biết thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày có những chất dinh dưỡng nào? Biết được vai trò của chất dinh dưỡng đó và [...]... để giúp học sinh nhận ra những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung Vậy nên dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng và cần thiết 21 Chương 2: DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 2.1 Các nguyên tắc khi dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Đảm... dạy học còn thiếu thốn nên ngại không muốn sưu tầm” Từ thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 nói trên ta thấy, việc áp dụng dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 4 là rất cần thiết 18 1.2.2.1 Thuận lợi của việc dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ sử dụng các phương pháp dạy học mới mà cần kết hợp các phương pháp dạy. .. chương trình lớp 4 và rất quan trọng, có 54% giáo viên cho rằng đó là môn học quan trọng, 16% giáo viên cho rằng đó là môn học bổ trợ, là môn phụ trong chương trình học Như vậy dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là việc rất cần thiết 1.2.1.2 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 4 Nội dung... pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Vì thế cần phải dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 1.2.2.2 Khó khăn của việc dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 19 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải có năng lực thiết kế giáo... hoạt động, học tập để phát huy năng lực cá nhân Trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên phải là người xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh Học sinh tham gia hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên để phát huy hết năng lực vốn có của mình Đồng thời do giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học tích cực phù... 4 70% 60% 50% 40 % 30% 20% 10% 0% M c1 M c2 M c3 Biểu đồ 2: Ý kiến của giáo viên về sự cần của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học vào dạy học môn Khoa học 4 15 Qua đây cho thấy đại đa số giáo viên đều nhận thức được tác dụng của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 4 (có 25% giáo viên được hỏi cho rằng việc áp dụng phương pháp dạy. .. dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và 65% giáo viên được hỏi cho rằng áp dụng dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết) Một số ít giáo viên cho rằng tác việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn Khoa học lớp 4 là không cần thiết Như vậy hầu hết các giáo viên được hỏi đều có nhận xét rằng áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Khoa. .. tính tích cực của học sinh vì tư duy của các em vẫn chủ yếu là tư duy trừu tượng Đây là nguyên tắc quan trọng cần vận dụng khi dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 2.1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đòi hỏi phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của học sinh. .. khả năng của từng đối tượng học sinh nên học sinh sẽ tìm thấy sự hứng thú của mình trong các hoạt động học tập đó Từ đó học sinh sẽ giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua các hoạt động mà giáo viên đề ra để tiếp thu tri thức tương ứng với khả năng của mình 2.2 Một số phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 2.2.1 Phương pháp dạy học phân hóa Theo Từ điển... sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cũng yêu cầu đảm bảo nguyên tắc trên Trong quá trình học tập, học sinh tự giác, tích cực, ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ của bài học để hình thành khái niệm, kiến thức, tham gia các hoạt động hăng hái, nhiệt tình Tính tích cực được đánh giá ở việc học sinh trực tiếp tham gia . luận Chương 2: Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 2.1. Các nguyên dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 2.2. Một. áp dụng dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 4 là rất cần thiết. 19 1.2.2.1. Thuận lợi của việc dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đổi. 3. Đối tượng nghiên cứu 4 Dạy học môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 4. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn Khoa học 4. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm