1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy cảm ở tây âu thế kỷ XVII, XVIII

5 536 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Trải qua một thời gian dài tranh đấu và không ngừng phát triển, phép biện chứng đã dần khẳng định được tính đúng đắn của mình và giành thắng lợi với hình thức phát triển cao nhất chính l

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Phép biện chứng theo cách nói của Ăng-ghen “chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Trong lịch sử phát triển của triết học, phương pháp “biện chứng” đã luôn có sự đấu tranh với phương pháp “siêu hình” Điều đó giống như là một điều tất yếu

để thúc đẩy sự phát triển cho phương pháp tư duy trong triết học Trải qua một thời gian dài tranh đấu và không ngừng phát triển, phép biện chứng đã dần khẳng định được tính đúng đắn của mình và giành thắng lợi với hình thức phát triển cao nhất chính là phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lê nin Để làm được điều đó, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã trải qua một thời kỳ học hỏi, tiếp thu, khắc phục những hạn chế của thế hệ trước và từ đó xây dựng, phát triển nên phép biện chứng duy vật của riêng mình

NỘI DUNG

1 Cơ sở cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội: Cuối Thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế, chính trị,

xã hội ở các nước tư bản phương Tây có nhiều biến động Lúc này, nhờ sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp mà CNTB ở hàng loạt các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức đã bước sang giai đoạn mới và giữ địa vị thống trị Đồng thời, chính điều đó đã đẩy những mâu thuẫn xã hội vốn có giữa hai giai cấp Tư sản và Vô sản bộc lộ ngày càng gay gắt, hàng loạt những hệ tư tưởng trước kia dần dần bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp Tình hình đó, nhất là từ thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đã nảy sinh một yêu cầu mang tính khách quan là phải được soi sáng bằng một lý luận khoa học

Cơ sở khoa học tự nhiên: Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, phương

pháp tư duy siêu hình trước đây đã không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển này, thậm chí là mâu thuẫn với những phát minh mới của nền khoa học Chính những điều này

đã làm cơ sở cho sự phát triển tư duy biện chứng, xây dựng phép biện chứng duy vật như một cơ sở khoa học Cùng với rất nhiều những phát minh vĩ đại như quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa đã trở thành tiền đề, luận cứ để khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

Cơ sở lý luận: Trước Mác, phép biện chứng đã xuất hiện từ rất sớm, trải qua nhiều

giai đoạn với những luồng tư tưởng rất khác nhau giữa các nhà triết học, mà cơ bản có thể phân ra hai hình thức :

Hình thức đầu tiên là Hình thức phép biện chứng chất phác thời cổ đại, được thể hiện trong nội dung triết học của Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại Trong đó tiêu biểu phải kể đến tư tưởng biện chứng mang tính duy vật của Hê-ra-clit Tuy nhiên, sau đó nó

đã phải lùi bước trước tư tưởng biện chứng duy tâm của Xô-crat và Pla-tôn Nhưng rồi

Trang 2

những tư tưởng biện chứng duy tâm sơ khai này lại bị phép siêu hình thế kỷ XVII-XVIII phủ định

Sau một thời gian bị phép siêu hình phủ định, chiếm ưu thế, đến cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX , các nhà triết học cổ điển Đức mà tiêu biểu là Kant và đặc biệt là Hê-ghen

đã lần đầu tiên xây dựng nên một hệ thống các quy luật, phạm trù cho phép biện chứng, đưa phép biện chứng chất phác thời cổ đại phát triển lên hình thức mới là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức Tuy là phép biện chứng duy tâm, nhưng phép biện chứng của Hê-ghen lại là thành tựu vĩ đại của nền triết học cổ điển Đức và đã cung cấp một hệ thống lý luận biện chứng để từ đó rút ra những nguyên tắc giúp con người nhận thức và hành động

Tuy vậy, tính chất duy tâm thần bí lại chính là hạn chế, cản trở sự phát triển trong phép biện chứng của Hê-ghen, vì vậy mà khi đặt trong tình hình kinh tế, chính trị, xã hội như trên nó đã không giải quyết được triệt để yêu cầu của xã hội và xa rời thực tế Chính

vì nhận thấy điều đó, Các Mác, Ăng ghen và sau này là Lê nin đã thay đổi, hoàn thiện nó

và xây dựng nên hình thức thứ ba của phép biện chứng – hình thức phát triển cao nhất, đó

là phép biện chứng duy vật

2 Sự hình thành, phát triển của phép biện chứng duy vật trong chủ nghĩa Mác-Lênin

Như đã nói ở trên, chính sự thay đổi của tình hình thực tiễn đã tạo nên nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy Các Mác và P.Ăng-ghen tiến hành nghiên cứu một hệ tư tưởng mới để giải quyết được tình hình xã hội Sau một quá trình nghiên cứu, các ông đã nhận thấy những tư tưởng triết học trước đây dù rất đa dạng và có nhiều đóng gớp tích cực song vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong việc sử dụng sai phương pháp tư duy để giải quyết các vấn

đề cơ bản của triết học Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích những mặt hạn chế đó, Mác và Ăng-ghen một mặt đã hoàn toàn phủ định những thứ không phù hợp; một mặt tiếp tục thay đổi, kế thừa có chọn lọc, phát triển và dần dần hoàn thiện những tư tưởng của các nhà triết học đi trước Từ đó mà các ông đã xây dựng nên hệ thống triết học của mình với phép biện chứng duy vật toàn diện nhất trong lịch sử Cụ thể như sau:

Thời kỳ đầu, C.Mác và Ph.Ăngghen nhìn chung vẫn đứng trên lập trường của chủ

nghĩa duy tâm trong việc giải quyết các vấn đề của triết học và là những nhà dân chủ cách mạng trong qua điểm chính trị, vậy nên tư tưởng về phép biện chứng của các ông lúc này chưa thật sự thể hiện rõ Mặc dù vậy, hai ông cũng đã có những cố gắng lớn chuẩn bị cho bước chuyển tiếp theo để hình thành thế giới quan triết học biện chứng và lập trường chính trị của chủ nghĩa cộng sản khoa học

Từ tháng 5/1842 đến năm 1844 là thời gian quan trọng cho thấy sự chuyển biến tư

tưởng một cách mạnh mẽ của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học Các quan điểm về phép biện chứng cũng bắt đầu được nhen nhóm từ đây Đặc biệt là khoảng thời gian làm việc cho báo Sông Ranh từ tháng 5/1842 đến tháng 4/1843 đã đem

Trang 3

lại ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật và lập trường chính trị Cộng sản chủ nghĩa của C.Mác Ông nhận thấy rõ hơn những hạn chế của triết học Hêghen, của các tư tưởng biện chứng trước đây cũng như

sự cần thiết phải xem xét lại triết học pháp quyền và phép biện chứng duy tâm, bởi nó chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn, phát hiện những động lực thật sự nhằm biến đổi thế giới bằng cách mạng, cụ thể:

Thứ nhất, phép biện chứng duy vật của triết học Mac-Lê nin đã ghi nhận và kế thừa

một số quan điểm đúng đắn trong tư tưởng biện chứng thời kỳ chất phác cổ đại, đặc biệt là

tư tưởng biện chứng duy vật của Hê-ra-clit Bên cạnh việc phê phán tính chất duy tâm thần bí, coi Trời, coi Thượng đế là chủ thể tạo ra tất cả và điều khiển mọi quy luật của thế giới; phủ định hoàn toàn quan điểm coi tư tưởng biện chứng chỉ như là phương pháp tranh luận tìm ra mâu thuẫn của đối phương của các nhà triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp thời kỳ cổ đại, Mác và Ăng-ghen vẫn ghi nhận tính đúng đắn của tư tưởng biện chứng duy vật của Hê-ra-clit Các ông khẳng định tư tưởng biện chứng của Hê-ra-clit là “phép biện chứng hoàn toàn khách quan, coi như là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại”, là phép biện chứng duy vật nhất, bởi Hê-ra-clit đã quan niệm: mọi sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng, không có gì đứng im tuyệt đối, cố định; đồng thời ông còn nhận thấy và khái quát được bước đầu về tính thống nhất của các mặt đối lập Tuy có nhiều tư tưởng tiến bộ, song Mác và Ăng- ghen cũng nhận thấy cái tư tưởng biện chứng duy vật của Hê-ra-clit mới chỉ dừng lại ở việc quan sát giới tự nhiên mà thôi chứ chưa thể thỏa mãn việc khái quát mọi vấn đề về cả tư duy, con người hay xã hội Vì nhận thấy điều đó nên bên cạnh việc kế thừa tính duy vật trong tư tưởng biện chứng của Hê-ra-clit, triết học Mác-Lê nin còn mở rộng, phát triển phép biện chứng duy vật của mình lên mức tổng quát hơn khi không chỉ khái quát về giới tự nhiên

Thứ hai, Mác và Ăng-ghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện

chứng của các nhà triết học cổ điển Đức như Kant và đặc biệt là Hê-ghen, để từ đó, kết hợp với chủ nghĩa duy vật mà các ông kế thừa từ Phơbach, hình thành nên phép biện chứng duy vật của mình Mác và Ăng-ghen đánh giá rất cao phép biện chứng của Hê-ghen

và kế thừa rất nhiều những quan điểm, những nguyên tắc mà Hê-ghen đã xây dựng nên trong hệ thống lý luận về phép biện chứng của mình Hàng loạt những quan điểm của Hê-ghen về các vấn đề như khái niệm, chất, lượng, độ…, những nguyên tắc cơ bản trong quan điểm biện chứng của Hê-ghen như: nguyên tắc những chuyển hóa về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại; nguyên tắc sự thống nhất giữa các mặt đối lập; nguyên tắc phủ định của phủ định… đều là những nội dung rất tiến bộ, được Mác, Ăng ghen kế thừa trong việc xây dựng nên hệ thống phép biện chứng duy vật với hai nguyên

lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu của mình, Mác và Ăng-ghen cũng nhận thấy cái hạn chế lớn nhất trong phép biện chứng của Hê-ghen chính là việc phép biện chứng ấy

Trang 4

lại lẩn trốn trong cái vỏ duy tâm, tuyệt đối hóa ý niệm tuyệt đối, là phép biện chứng “lộn ngược đầu xuống đất” Vậy nên, bên cạnh việc kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức – mà trực tiếp nhất và có ý nghĩa nhất là của Hê-ghen, Mác và Ăng ghen đã kết hợp với chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách để gạt bỏ cái

vỏ duy tâm, xây dựng nên phép biện chứng duy vật của mình

Đồng thời với việc nghiên cứu các tư tưởng triết học thời kỳ trước, cuối tháng 10/1843, sau khi sang Pải, C.Mác đã đi vào nghiên cứu phong trào công nhân và có điều kiện tiếp cận chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học duy vật Pháp; Điều này dẫn đến bước chuyển dứt khoát của C.Mác sang chủ nghĩa duy vật biện chứng (thể hiện qua hai tác phẩm “ Bàn về vấn đề Do Thái” và “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen Lời nói đầu”) Cùng với thời gian đó, Ph.Ăng ghen cũng hoàn thành quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vât biện chứng và chủ nghĩa cộng sản

Trong khoảng thời gian từ 1844- 1848, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã cộng tác cùng

nhau từng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như phép biện chứng duy vật thông qua các tác phẩm như “Bản thảo kinh tế - triết học” của C.Mác hay “Tình cảm của giai cấp lao động ở Anh” của Ăng-ghen, từ đó đánh dấu sự chuyển hướng hoàn toàn từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng

Có thể nói từ 1842,1843 đến 1847 C.Mác và Ph Ăngghen đã thực hiện thành công cuộc Cách mạng trong triết học gắn liền thế giới quan duy vật triệt để với phép biện chứng

Sau đó, từ năm 1871 đến 1883 thông qua hàng loạt các tác phẩm của mình, những

phạm trù, những quy luật của phép biện chứng duy vật được C.Mác và Ph Ăngghen tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và khái quát một cách đầy đủ và có hệ thống hơn

Trên cơ sở tư tưởng của Triết học Mác và Ăng-ghen nói chung, của phép biện chứng duy vật của hai ông nói riêng, đặt trong tình hình thực tiễn của nước Nga cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga, V.I.Lê nin đã tiếp tục kế thừa, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa những tư tưởng đó để phù hợp hơn với tình hình thực tế Cụ thể:

Trong thời kỳ 1893 – 1907: V.I.Lênin tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết chống

phái dân túy, chống chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình của nó đối với những vấn đề kinh tế xã hội để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng Thông qua hàng loạt những tác phẩm của mình như: “Những người bạn dân là thế nào”, “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó”… Lênin đã cho thấy sự phát triển nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gắn việc phát triển lý luận với thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân Nga, chống lại sự xuyên tác chủ nghĩa Mác dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp theo ở thời kỳ sau

Trang 5

Sang đến thời kỳ từ 1907 đến cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917:

Đây là thời kỳ có nhiều biến động lớn về tình hình chính trị - xã hội ở nước Nga và trên thế giới Thông qua hoạt động nghiên cứu và các tác phẩm của mình, Lênin đã đưa ra kết luận có tính nguyên tắc và làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Qua “Bút kí triết học” Lênin tập trung vào việc khai thác kho tàng lý luận về phép biện chứng trong lịch sử triết học, đặc biệt là phép biện chứng trong triết học Hê ghen đồng thời làm sâu sắc và chính xác hơn những quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, phân tích về nguyên tắc sự thống nhất giữa phép biện chứng Những giá trị này tiếp tục được vận dụng vào việc phân tích tình hình kinh tê- chính trị- xã hội có nhiều biến đổi, vạch ra tính biện chứng đặc thù của quy luật phát triển xã hội, chống lại các quan điểm sai lầm

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công: nhiều nguyên lý của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều vấn đề lý luận trước đây C.Mác và Ph Ăngghen chưa có cơ sở thực tiễn để giải quyết đã được Lênin bổ sung và phát triển, làm sâu sắc hơn, sử dụng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng và phát triển xã hội Điều này thể hiện qua các tác phẩm “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản”, “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”

Có thể nói, đặt trong những yêu cầu bức thiết của hoàn cảnh, Lê nin đã tiếp tục hoàn thiện phép biện chứng duy vật nói riêng và Triết học Mác –Ăng ghen nói chung để giúp cho phép biện chứng ấy phát triển hơn và cũng trở nên thiết thực hơn Chính nhờ Lê-nin

và thành công của Cách mạng tháng Mười Nga đã góp phần đưa Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác và Ăng ghen được truyền bá rộng rãi và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh

mẽ đến tận ngày nay

KẾT LUẬN

Không phải ngẫu nhiên phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác- Lê nin lại trở thành hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng Để làm được điều đó, Mác, Ăng ghen và sau này là Lê nin đã phải trải qua cả một quá trình nhận thức, học hỏi trong những

tư tưởng triết học của thế hệ đi trước Trên cơ sở đó phân tích những đóng góp và hạn chế

để kế thừa, bổ sung, thay đổi chúng cho phù hợp với tình hình thực tiễn Với những nội dung được xây dựng một cách khoa học, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã khẳng định sức sống và tính đúng đắn của nó trong đời sống xã hội cho đến tận ngày nay,

để lại cho thế hệ sau một hệ thống tư tưởng vô cùng quý báu để xây dựng và phát triển đất nước

Ngày đăng: 27/04/2016, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w