1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn hành vi tổ chức Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp

34 3,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 797,77 KB

Nội dung

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thùphát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mụctiêu chung của t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI :

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

GVHD: Nguyễn Văn Chương Sinh viên thực hiện :

1 Nguyễn Duy Khôi

2 Lê Huỳnh Khương

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

9.2015

Trang 3

NỘI DUNG SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN KÝ TÊN

NGUYỄN DIỆP HOÀI VŨ 33141025209

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợpnhững con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức,quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môitrường làm việc đa dạng và phức tạp Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tếthị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liêntục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế Vậy làm thế nào đểdoanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lầngiá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanhnghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thùphát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mụctiêu chung của tổ chức - đó là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)

Trang 5

MỤC LỤC

1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA : 7

1.1 Khái niệm : 7

1.2 Phân loại Văn Hóa : 7

2 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP : 8

2.1 Khái niệm: 8

2.2 Nguồn gốc: 9

2.3 Các cấp độ của Văn Hóa Doanh Nghiệp: 10

2.3.1 Cấp độ 1: biểu hiện thông qua cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp 10

2.3.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt và triết lý kinh doanh) của doanh nghiệp 11

2.3.3 Cấp độ 3: Những quan niệm chung (những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) 11

2.4 Tác dụng: 12

2.4.1 Tạo động lực làm việc : 13

2.4.2 Điều phối và kiểm soát : 13

2.4.3 Giảm xung đột : 13

2.4.4 Lợi thế cạnh tranh : 13

2.5 Đặc trưng: 14

2.5.1 Văn Hóa Doanh Nghiệp mang “tính nhân sinh” : 14

2.5.2 Văn Hóa Doanh Nghiệp có “tính giá trị”: 14

2.5.3 Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định” : 15

3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP : 15

3.1 Những yếu tố cấu thành Văn Hóa Doanh Nghiệp : 15

3.1.1 Triết lý quản lý và kinh doanh: 15

3.1.2 Động lực của cá nhân và tổ chức: 15

3.1.3 Qui trình qui định: 16

Trang 6

3.1.4 Hệ thống trao đổi thông tin: 16

3.1.5 Phong trào, nghi lễ, nghi thức: 16

3.2 Mối quan hệ trong Văn Hóa Doanh Nghiệp : 16

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển Văn Hóa Doanh Nghiệp: 17

3.3.1 Văn Hóa dân tộc : 17

3.3.2 Nhà lãnh đạo : Người tạo ra nét đặc thù của Văn Hóa Doanh Nghiệp : 19

3.3.3 Những giá trị văn hóa học hỏi được : 20

3.4 Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp : 23

3.4.1 Các giai đoạn hình thành Văn Hóa Doanh Nghiệp : 23

3.4.2 Cơ cấu thay đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp : 24

3.5 Một số cách thức thay đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp : 24

3.6 Các dạng Văn Hóa Doanh Nghiệp : 24

3.6.1 Phân theo sự phân cấp quyền lực (Văn hoá quyền lực - Power culture) : 24

3.6.2 Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ : 26

3.6.3 Phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và đến thành tích : 27

3.6.4 Phân theo vai trò của người lãnh đạo : 29

3.7 Xây dựng và phát triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập : 30

3.7.1 Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc đến sự hình thành và phát triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam : 31

3.7.2 Xây dựng và phát triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam : 31

4 KẾT LUẬN : 33

Trang 7

1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA :

1.1 Khái niệm :

Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xãhội của mình

1.2 Phân loại Văn Hóa :

Căn cứ theo hình thức biểu hiện: văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và vănhoá tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể(tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible)

Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản phẩm văn hóa truyền thống

như: tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân…đều thuộc loại hình văn hóa vật thể.

Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực đạo đức của mộtdân tộc…là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể

Tuy vậy, sự phân loại trên cũng chỉ có nghĩa tương đối bởi vì trong một sản phẩm vănhóa th ướng có cả yếu tố “vật thể” và “phi vật thể” như cái hữu hình và cái vô hình gắn bó hữu

cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân sát và tâm trí con người”

Điển hình như trong không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩnsau cái vật thể hữu hình của nó gồm những cồng, những chiêng, những con người của núi

Trang 8

rừng, những nhà sàn, nhà rông mang đậm bản sắc…là cái vô hình của âm hưởng, phong cách

và qui tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử

Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sửdụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc vàcác thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, trong mối quan hệ giữa người và người,giữa người với tự nhiên và môi trường xã hội

Bất kỳ một do anh ngh iệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức th ì khó đứng vữngđược Văn hó a doanh ng hiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó khôn g đơn th uần làvăn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ Văn hóa doanh nghiệp khôn

g phải là nh ững khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hàn h lang hay trongphò ng họp Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng Những gì chú ng ta mong muốn có thể rất khác vớinhững giá trị, n iềm tin, chuẩn mực được th ể hiện trong th ực tế và trong các hành vi mỗi

th ành viên doanh nghiệp

2.1 Khái niệm:

Thành công hay thất bại của nhiều Doanh nghiệp ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố bênngoài như điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế chung…còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bêntrong Vậy yếu tố bên trong ấy là gì, sức mạnh Doanh nghiệp có từ đâu, chất lượng quản lý chiphối các hoạt động Doanh nghiệp như thế nào và ngược lại nó chịu tác động nào và chịunhững tác động nào? Một trong những nguồn sức mạnh mà Doanh nghiệp có được chính làsức mạnh từ Văn hóa Doanh nghiệp đó Vậy Văn hóa Doanh nghiệp là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Văn hóa Doanh nghiệp, nhưng một định nghĩađược coi là khái quát nhất là “ Văn hóa Doanh nghiệp là một hệ thống biểu đạt chung bao trùmlên toàn bộ Doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộcác thành viên trong Doanh nghiệp đó”

Trang 9

Văn hóa là sự nhìn nhận, sự nhìn nhận này trong một số tổ chức hay một Doanh nghiệp

cụ thể, không nằm trong mỗi cá nhân Kết quả tạo ra là mỗi thành viên với trình độ và xuất xứkhác nhau đều nhận thức và thể hiện Văn hóa đó như nhau, đây chính là cái gọi chung của ýnghĩa Văn hóa

Thứ hai là Văn hóa Doanh nghiệp là một khái niệm mô tả Nó đề cập tới việc các thànhviên nhìn nhận về Doanh nghiệp cuả họ như thế nào chứ không quan tâm đến việc họ thíchhay không thích

Thứ 3 là Văn hóa Doanh nghiệp là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nàytạo nên và định hướng cho hành động của toàn Doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung

2.2 Nguồn gốc:

Cốt lõi của Văn Hóa Doanh Nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị củadoanh nghiệp Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quantrọng, có ích Cụm từ “Quan trọng” và “Có ích lợi” là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóadoanh nghiệp Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu khôngtruyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại Nhân viên cần được giáo dụcnhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên củacông ty, và có ích cho công việc của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để làm quảngcáo

Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhânviên mình với các giá trị văn hóa Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị vănhóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu moi hình thức triển khai chỉ làphong trào Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào làkhông hợp lý Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổ chức riêng biệt, nhưng tựu chung lại,

có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam đó là:

 Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mìnhhứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện)

 Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sang với công việc, không ngại khó khăn, làm việchết mình vì lợi ích của tổ chức)

Trang 10

 Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận nhữngđiều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất).

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo … Những giá trịnày sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp

2.3 Các cấp độ của Văn Hóa Doanh Nghiệp:

2.3.1 Cấp độ 1: biểu hiện thông qua cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhậnkhi tiếp xúc với một tổ chức và các thành viên của tổ chức đó như: Kiến trúc, cách bài trí, côngnghệ, sản phẩm; Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp; Các văn bản quy địnhnguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp; Lễ nghi và lễ hội hàng năm; Các biểu tượng, logo,khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp; Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại,chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhómlàm việc trong doanh nghiệp; Truyền thống lịch sử của tổ chức; Hình thức mẫu mã của sảnphẩm; Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp

Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là vớinhững yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hóa này có đặc điểm

Trang 11

chung là ảnh hưởng nhiều của tính chất cô ng việc kinh doanh, quan điểm của người lãnhđạo… Tuy dễ nhận biết nhưng cấp độ văn hóa này thường chưa thể hiện hết những giá trị vănhóa thực sự của doanh nghiệp.

2.3.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt

và triết lý kinh doanh) của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có vị thế trên thị trường thường có những tuyên bố rất rõ ràng về sứmệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh như một thông điệp gửi tới xã hội, côngchúng và đối thủ cạnh tranh Thông điệp có tính chất tuyên ngôn này có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc định hướng niềm tin của công chúng cũng như của chính các thành viên của tổ chức

đó, đồng thời cũng là định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp Vì vậy, đây phải lànhững tuyên bố có tính chất khẳng định được xây dựng dựa trên thực lực và các giá trị sẵn cóhoặc các chuẩn mực đang được theo đuổi Nó là bộ phận “văn hoá tinh thần”, “văn hoá tưtưởng”, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ và nhân viên của doanh ng hiệp Do đó,việc xác định đúng sứ mệnh, tầm nhìn; nhận diện đúng giá trị cốt lõi và triết ký kinh doanh có

ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá riêng của doanh nghiệp

Những giá trị được tuyên bố nói trên cũng có thể được hữu hình hoá vì người ta có thểnhận diện và diễn đạt chún g một cách rõ ràng, chính xác trên các tài liệu chính thức Chúngthực hiện chức năng định hướng hành vi cho các thành viên trong doanh nghiệp theo một mụctiêu chung

2.3.3 Cấp độ 3: Những quan niệm chung (những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)

Trong bất cứ phạm vi văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanhnghiệp …) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời giandài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điềumặc nhiên được công nhận

Để hình thành được các quan niệm chung, phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, vachạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm

Trang 12

chung sẽ rất khó bị thay đổi Khi đã hình thành được qu an niệm chung, tức là các thành viêncùng nhau chia sẻ và hoạt động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận nhữnghành vi đi ngược lại Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao động, các công ty Mỹ vànhiều nước Châu Âu thường có chung quan niệm trả theo năng lực Một người lao động trẻmới vào nghề có thể nhận được mức lương rất cao, nếu họ thực sự có tài Trong khi đó, nhiềudoanh ngh iệp Châu Á lại chia sẻ quan niệm trả lương tăng dần theo thâm niên cống hiến ch odoanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ 3 thường là những giá trị bất thành văn và đương nhiênđược công nhận Có những giá trị mà người ngoài tổ chức rất khó thấy, khó cảm nhận Ngườitrong tổ chức biết rất rõ nhưng khó lý giải và khó diễn đạt thành lời Mọi suy nghĩ, hành độngcủa người trong tổ chức đều hướng theo những giá trị chung được công nhận đó đôi khi là vôthức, mặc nhiên và không cần lý giải Đây chính là giá trị đỉnh cao của văn hóa doanh nghiệpkhi mọi chuẩn mực, quy tắc của tổ chức đã đi vào tiềm thức và trở thành ý thức tự giác củamọi thành viên trong tổ chức đó

Như vậy, có thể nó i văn hóa doanh nghiệp là những giá trị được chiết xuất từ mọi hành

vi của con người trên tất cả các mặt hoạt động diễn ra trong quá trình hoạt động kinh doanh,được kế thừa, phát triển, quảng bá trong và ngoài tổ chức Văn hóa doanh nghiệp không chỉdừng lại ở những biểu hiện bên ngoài có thể cảm nhận bằng trực giác Giá trị văn hóa doanhnghiệp thực sự nằm ở những giá trị, quan niệm chung được tuyên bố hoặc không tuyên bố kếttinh trong triết lý, tư tưởng, tầm nhìn mới thực sự hình thành bản sắc văn hoá đặc trưng củadoanh nghiệp và chính là cái tạo nên s ức mạnh tiềm ẩn đối với tương lai phát triển của bảnthân doanh nghiệp đó

2.4 Tác dụng:

Văn Hóa Doanh Nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Nó giúp doanhnghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người cho rằng Văn HóaDoanh Nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp Tác dụng của Văn Hóa Doanh Nghiệp thểhiện:

Trang 13

và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó,người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trườnghoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

2.4.2 Điều phối và kiểm soát :

Văn Hóa Doanh Nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện,truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra một quyết định phứctạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét

2.5 Đặc trưng:

Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” củadoanh nghiệp đó Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa”

Trang 14

cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù cócùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường.VănHóa Doanh Nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:

2.5.1 Văn Hóa Doanh Nghiệp mang “tính nhân sinh” :

Tức là gắn với con người Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổchức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó Do đó, Văn Hóa DoanhNghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Theo thời gian, những thói quennày sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên, một doanh nghiệp, dùmuốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình Văn Hóa Doanh Nghiệpkhi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổchức hoặc không Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếudoanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạonên sức mạnh cạnh tranh của mình

2.5.2 Văn Hóa Doanh Nghiệp có “tính giá trị”:

Không có Văn Hóa Doanh Nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt

và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển củadoanh nghiệp) Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một

số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”,

“đẹp-xấu” , nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp” Giá trịcũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian Trongthực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác,nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó

2.5.3 Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định” :

Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì

“khó thay đổi” Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ

Trang 15

giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính

ổn định của văn hoá

3.1 Những yếu tố cấu thành Văn Hóa Doanh Nghiệp :

Cấu trúc của Văn Hóa Doanh Nghiệp gồm 5 lớp:

3.1.1 Triết lý quản lý và kinh doanh:

Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của VHDN, bao gồm những triết lý quản lý vàkinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanhnghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bấtchấp thời gian và ngoại cảnh Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng Văn HóaDoanh Nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của vănhóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ cónhững nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốtlõi này

3.1.2 Động lực của cá nhân và tổ chức:

Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của Văn Hóa Doanh Nghiệp chính là các động lực thúcđẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của tổ chức Các yếu tố độnglực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanhnghiệp

3.1.3 Qui trình qui định:

Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn Đâycũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản

Trang 16

phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanhnghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội.

3.1.4 Hệ thống trao đổi thông tin:

Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản

lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiếtcho doanh nghiệp đều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọithành viên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt độngthường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược

3.1.5 Phong trào, nghi lễ, nghi thức:

Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty Tuy khôngtrực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp cũng rất lớn Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty,tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua

đó góp phần xây dựng thương hiệu Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo

ra sức mạnh canh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnhđạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổchức mình

3.2 Mối quan hệ trong Văn Hóa Doanh Nghiệp :

Ba mối quan hệ cơ bản trong Văn Hóa Doanh Nghiệp: Mối quan hệ trong nội bộ công ty,với khách hàng, mối quan hệ khác ngoài doanh nghiệp Điểm nổi bật của những doanh nghiệpthành công là có cách đối xử đẹp với khách hàng, với chính quyền với cả cộng đồng bằng nềnvăn hóa riêng biệt

Các mặt của Văn Hóa Doanh Nghiệp: Văn Hóa hòa nhập bên trong, Văn Hóa thích ứngvới bên ngoài

Trang 17

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển Văn Hóa Doanh Nghiệp:

3.3.1 Văn Hóa dân tộc :

Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu Bảnthân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi cá nhântrong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phầnnhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc

Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc phản ảnh trong một nền văn hóa doanhnghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng lớn và trừu tượng Đã

có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa dân tộc đến đời sống doanhnghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofttede, chuyên gia tâm lý họcngười Hà Lan

Trong vòng 6 năm tiến hành thu thập số liệu về thái độ và các giá trị của hơn 10.000nhân viên từ 53 nước và khu vực trên thế giới làm việc cho tập đoàn IBM Năm 1978 ông đãxuất bản cuốn sách “ Những ảnh hưởng của văn hóa” ( Culture’s consequences ), cuốn sáchnày liên tục được tái bản trong nhiều năm sau

Cuốn sách đề cập đến những tác đông của văn hóa đến tổ chức thông qua một mô hìnhgọi là “ Mô hình Hofstede” trong đó tác giả đưa ra bốn “ biến số” chính tồn tại trong tất cả các

Ngày đăng: 20/03/2016, 22:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w