Trong triết học Mác, thuật ngữ biện chứng được dùng đối lập với siêu hình, đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
CHUYÊN ĐỀ 3
chứng duy vật trong Triết học Mác-Lênin
Hà Nội - 01/2016
CHUYÊN NGÀNH : Triết học
LỚP : CH23UD
NHÓM : 9
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9
STT Họ và tên Đánh giá
2 Nguyễn Thị Hồng Nhung
6 Nguyễn Thị Phượng
7 Nguyễn Đức Quang (Nhóm trưởng)
Trang 311 Trần Thị Thảo
Trang 4MỞ ĐẦU
Thuật ngữ biện chứng “dialektica” lần đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại và được hiểu là đàm thoại, tranh luận
Trong triết học Mác, thuật ngữ biện chứng được dùng đối lập với siêu hình, đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động không ngừng, phương pháp đó không chỉ nhìn thấy những sự vật, hiện tượng cá biệt mà còn nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng, không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy quá trình hình thành, phát triển, tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy sự vật ở trạng thái tĩnh mà còn nhìn thấy sự vật ở trạng thái động, đó là phương pháp tư duy mềm dẻo, linh hoạt, thừa nhận trong những trường hợp nhất định bên cạnh cái hoặc là hoặc là….còn có cả cái vừa là cái này vừa là cái kia nữa!
Như vậy nói đến biện chứng là phải nói đến mối liên hệ phổ biến, sự vận động và sự phát triển Trong lịch sử triết học, phép biện chứng đạt tới đỉnh cao
là phép biện chứng duy vật Mác - Lê nin
Trong giới hạn bài thảo luận này, nhóm 9 chỉ xin trình bày khái quát sự hình thành và phát triển phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Lê nin
Trang 5NỘI DUNG
I Những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – lê nin
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được Mác - Ăng ghen sáng lập và được Lê nin phát triển vào đầu thế kỷ XX Sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của Mác – Ăng ghen là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp, dựa trên các tiền đề về kinh tế - xã hội, tiền đề về lý luận và tiền đề về khoa học tự nhiên
* Tiền đề kinh tế-xã hội
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX phương thức sản xuất tư bản ở châu Âu phát triển mạnh mẽ, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu một bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công sang sản xuất đại công nghiệp Cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ
Khi ra đời giai cấp tư sản củng cố địa vị của mình và thiết lập một quan hệ bóc lột mới, từ sự bóc lột đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, biểu hiện ra ngoài là các cuộc khởi nghĩa của phong trào công nhân nổ ra ở khắp các nước châu Âu Tiêu biểu như: khởi nghĩa của công nhân Pháp 1831 – 1834; Hiến trương của công nhân Anh 1835 -1848; khởi nghĩa của công nhân Đức 1844…v.v…
Phong trào công nhân cần một hệ tư tưởng soi đường Xuất phát từ thực tiễn chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó
* Tiền đề lý luận:
- Triết học cổ điển Đức, Mác – Ăngghen phê phán tư tưởng siêu hình của
Phoiơ Bắc, chủ nghĩa duy tâm của Hê Ghen đồng thời kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơ Bắc, Phép biện chứng của Hê Ghen hình thành lên phép biện chứng duy vật của mình
Trang 6- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh: Mác kế thừa tư tưởng của các nhà
kinh tế chính trị cổ điển Anh như: A Xmít, Đricacđô kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị lao động và những tư tưởng tiến bộ Mác đã giải quyết những bế tắc mà các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua để xây dựng lên học thuyết giá trị thặng dư của mình
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: các nhà tư tưởng Pháp như: Ôoen,
H Xanh Ximông, S.Phuriê Các nhà không tưởng đã nêu cao tinh thần nhân đạo
và chỉ ra cảnh khốn cùng của người lao động trong nền sản xuất TBCN đồng thời phê phán mạnh mẽ, vạch trần bản chất bóc lột của CNTB Tuy nhiên các ông không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, cũng như không thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Trên cơ
sở phê phán và kế thừa Mác đã xây dựng lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội của mình
* Tiền đề khoa học tự nhiên.
- Mác đã kế thừa những thành quả của khoa học tự nhiên như : Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Thuyết tế bào, Thuyết tiến hoá
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã chứng minh về sự
không tách rời nhau, chuyển hoá lẫn nhau được bảo toàn các hình thức vận động của vật chất
- Thuyết tế bảo đã chứng minh mọi cơ thể sống đề có nguồn gốc từ tế bào,
đồng thời giải thích rõ nguồn gốc cấu tạo của tế bào
- Thuyết tiến hoá đã chứng minh sự phát sinh, phát triển của các loài động,
thực vật, phát triển từ vật chất đến vật chất sống từ động, thực vật bậc thấp đến động, thực vật bậc cao
Căn cứ vào các học thuyết trên Mác đã chứng minh được tính đúng đắn quan điểm duy vật biện chứng về thế giới vật chất của mình
Trang 7II Quá trình hình thành và phát triển phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – lê nin
Sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lênin có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản Một là giai đoạn Mác và Ăngghen; hai là giai đoạn Lênin Trong mỗi giai đoạn đó lại có thể bao gồm những thời kỳ nhỏ hơn
Sự hình thành các quan điểm triết học duy vật biện chứng ở Mác và Ăngghen được diễn ra từ những năm 1842-1843 đến những năm 1847-1848 Tiếp sau là quá trình phát triển sâu sắc hơn các quan điểm đó
1 Giai đoạn Mác – Ăng ghen
a Thời kỳ chuyển biến tư tưởng của Mác & Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật
- Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của Mác & Ăngghen
Các Mác (5/5/1818- 14/3/1883) sinh ra trong một gia đình luật sư ở thành phố Tơrevơ của nước Đức Bố ông là một luật sư có tư tưởng tiến bộ, đánh giá cao phái khai sáng Pháp và chế độ dân chủ tư sản được xác lập ở Pháp, nhưng không có khuynh hướng cách mạng Ông có một ảnh hưởng lớn đến việc học tập
và phấn đấu của C Mác Ông muốn C Mác trở thành luật sư một viên chức nhà nước Năm 1835, sau khi tốt nghiệp trung học, C Mác vào học luật tại trường đại học Bon Đến năm 1836 chuyển sang trường Đại học Tổng hợp Beclin (1836
- 1841) Tại đây, Mác đã nghiên cứu triết học và lịch sử
Năm 1837 khi học tại trường Đại học Beclin, C Mác bắt đầu làm quen với triết học Hegel Mác say mê nghiên cứu triết học, coi đó như niềm say mê của nhận thức nhằm giải đáp cho vấn đề giải phóng con người Cũng thời gian này, ông tham gia phái Hegel trẻ
Tác phẩm khoa học đầu tiên của Mác hồi trẻ là luận án tiến sỹ về đề tài: "
Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcơrít và triết học tự nhiên của
Trang 8Êpiquya" được bảo vệ năm 1841 Trong tác phẩm này, về cơ bản Mác vẫn còn đứng trên lập trường duy tâm của Hegel, coi ý thức của con người là động lực phát triển của lịch sử nhân loại, song Mác cũng đã bộc lộ những quan điểm vô thần và tinh thần dân chủ cách mạng trái với Hegel Ông đánh giá cao vai trò của Êpiquya trong việc làm phong phú nguyên tử luận của Đêmôcrit Trong luận
án cũng manh nha tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và tồn tại thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Tham gia trong phái Hegel trẻ nhưng Mác có quan niệm trái với Hegel và phái Hegel trẻ về vai trò của phép biện chứng và triết học nói chung Ông nói rằng phép biện chứng là "dòng suối cuồn cuộn" phá vỡ và lật đổ mọi hiện thực
cũ lỗi thời, hạn chế
Như vậy, ngay từ buổi đầu hoạt động chính trị, xã hội và khoa học, mặc dù còn chịu ảnh hưởng tư tưởng duy tâm của Hegel, song Mác đã bộc lộ rõ khuynh hướng dân chủ cách mạng cũng như những bất đồng nhất định với Hegel và phái Hegel trẻ trong việc giải quyết nhiều vấn đề triết học quan trọng của thời kỳ này Cũng trong thời gian này, quá trình hình thành thế giới quan cách mạng của Ăngghen diễn ra độc lập với Mác Phriđrích Ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng sợi ở thành phố Bácmen (Đức) ông không được học đại học, thậm chí phải bỏ dở trung học để theo cha làm công việc của nghề kinh doanh mà ông không thích thú bởi cha ông muốn ông sớm trở thành nhà kinh doanh
Năm 1838 Ăngghen được phái đi làm thư ký trong hãng buôn ở Bacmen Ông vừa làm vừa kiên trì tự học, tham gia hoạt động khoa học và chính trị và tự lựa chọn con đường cách mạng của cuộc đời mình Năm 1939 ông bắt đầu nghiên cứu triết học Đức
Năm 1841, Ăngghen tới Beclin làm nghĩa vụ quân sự và dự thính các bài giảng tại trường Đại học Tổng hợp Beclin Cũng thời gian này ông làm quen và gia nhập phái Hegel trẻ
Trang 9Cuối năm 1842, Ăngghen sang Mansestơ (Anh) làm công trong một xưởng sợi mà bố ông là một trong những chủ xưởng Ở đây, ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển Anh và phong trào công nhân Đó là bước chuẩn bị quan trọng cho sự chuyển biến thế giới quan và lập trường chính trị của ông sau này
Như vậy, nhìn chung cho đến giữa năm 1842 Mác & Ăngghen vẫn còn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết các vấn đề triết học và trong quan điểm chính trị vẫn là những nhà dân chủ cách mạng Mặc dù vậy, hai ông cũng đã có những cố gắng lớn để vượt ra khỏi khuôn khổ của nó song chưa thực hiện được
- Sự chuyển biến tư tưởng của Mác & Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng
Sự chuyển biến bước đầu diễn ra trong thời kỳ Mác làm việc ở báo sông Ranh (từ tháng 5/1842 đến 4/1843) Nội dung cơ bản của những bài báo của ông ở đây là bảo vệ lợi ích của những người lao động nghèo khổ, đấu tranh cho dân chủ và tự do thực sự Vì thế ngày 1/4/1843 chính phủ Phổ ra lệnh đóng cửa tờ báo
Ở thời kỳ này, Mác ngày càng xa rời chủ nghĩa duy tâm Lênin nhận xét rằng, Báo sông Ranh năm 1842 đã để lộ rõ bước đầu chuyển hướng của Mác
từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa xã hội khoa học
Tủ tháng 5/1843-10/1843, sau khi báo sông Ranh bị đóng cửa, Mác tiến hành viết cuốn "Phê phán triết học pháp quyền của Hegel" đồng thời nghiên cứu lịch sử một cách cơ bản Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel, Mác
đã nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học Phoiơbắc Song Mác lại thấy được những mặt yếu trong triết học của Phoiơbắc Ông không tán thành đạo đức học của Phoiơbắc, việc Phoiơbắc cố gắng đi tìm ý nghĩa đạo đức trong tín ngưỡng tôn giáo, nhất là việc quá nhấn mạnh đến tự nhiên mà xa rời những vấn
Trang 10đề chính trị thực tiễn Khi từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hegel, Phoiơbắc vứt bỏ luôn cả phép biện chứng- hạt nhân hợp lý nhất của triết học Hegel mà theo Mác cần phải giữ lại và phát triển lên
Tháng 11/1843, Mác chuyển sang Pari để xuất bản tờ Niên giám Pháp -Đức Ông có điều kiện để nghiên cứu phong trào công nhân, CNXH không tưởng Pháp & Anh, triết học duy vật Pháp TK XVIII Các bài báo của Mác Góp phần vào vấn đề châu Âu và Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel Lời nói đầu đăng trong tạp chí Niên giám Pháp - Đức được xuất bản tháng 2/1844 đã đánh dấu bước hoàn thành sự chuyển biến của Mác từ CNDT sang CNDV Trong các tác phẩm này, Mác đã dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm và chống lại lãnh tụ của phái Hegel trẻ là Brunô Baue Các tác phẩm này chứa đựng những tư tưởng duy vật sâu sắc
Tờ Niên giám Pháp - Đức thời gian đó cũng đăng những tác phẩm của Ăngghen gửi từ Mansester đến như: "Phác thảo góp phần phê phán kinh tế học chính trị"; "Tô mát Các lây"; "Quá khứ và hiện tại" Vào hồi ấy, Ăngghen cũng hoàn thành việc chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhìn chung, đến năm 1844, thông qua việc nghiên cứu lý luận gắn với cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn, Mác & Ăngghen đã hoàn thành việc chuyển từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và chủ nghĩa xã hội khoa học để sau
đó từng bước xây dựng quan điểm triết học mới Điều này thể hiện một cách trực tiếp là sự tách khỏi (đoạn tuyệt) với triết học Hegel và phái Hegel trẻ để trở thành một khuynh hướng độc lập
b Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Trang 11Thỏi gian từ 1844 đến 1848là thời kỳ Mác & Ăngghen cộng tác cùng nhau tùng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Năm 1844 Mác bắt đầu việc nghiên cứu có tính phê phán kinh tế - chính trị học cổ điển Anh trên lập trường của chủ nghĩa xã hội Kết quả của việc nghiên cứu đó được thể hiện trong tác phẩm chưa hoàn thành có tên là Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 Trong tác phẩm này, Mác đã khởi thảo những nguyên lý xuất phát của CNDVBC & CNDVLS, áp dụng chúng vào việc nghiên cứu kinh
tế chính trị học và luận chứng cho thế giới quan cộng sản chủ nghĩa Ở tác phẩm này, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc, nhưng những nguyên lý quan trọng nhất lại chứng tỏ rằng, về cơ bản, Mác đã khắc phục được hạn chế của triết học Phoiơbắc
Đồng thời với Mác, những quan điểm triết học và chính trị của Ăngghen cũng phát triển thêm Năm 1844, Ăngghen sống ở Anh Ông đã tiếp xúc với phong trào công nhân, tìm hiểu đời sống của công nhân và viết tác phẩm: "Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh" (viết cuối năm 1844- đầu năm 1845, xuất bản năm 1845)
Như vậy, đến cuối năm 1844, Mác & Ăngghen hoạt động độc lập với nhau nhưng đã đi đến những quan điểm giống nhau trên nhiều vấn đề cơ bản của triết học, của đời sống xã hội và nhiệm vụ của giai cấp vô sản Một trong những đặc điểm nổi bật của quá trình này là sự chuyển hướng hoàn toàn từ CNDT sang CNDVBC và từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1844, Mác & Ăngghen viết chung tác phẩm
"Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán Chống Brunô Bauơ và đồng bọn" xuất bản vào tháng 2/1945 Trong tác phẩm này, Mác
& Ăngghen đã phê phán một cách có hệ thống quan điểm sai lầm duy tâm về lịch sử của phái Hegel trẻ, đứng đầu là anh em nhà Bauơ Vạch rõ ranh giới giữa
Trang 12mình với phái Hegel trẻ về quan điểm triết học và chính trị, từ đó, trình bày những nguyên lý của CNDVBC & CNDVLS
Cùng với việc xuất bản tác phẩm "Gia đình thần thánh " đầu năm 1845, Mác viết "Luận cương về Phoiơbắc" Trong tác phẩm này, Mác đã vạch rõ những thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác bao gồm cả triết học của Phoiơbắc
Năm 1845- 1846 hai ông đã viết chung tác phẩm: "Hệ tư tưởng Đức" (bắt đầu từ tháng 11/1845 và hoàn thành vào tháng 4/1846) Đây là tác phẩm triết học quan trọng của Mác & Ăngghen, đánh dấu bước tiến mới trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác
Vừa tích cực hoạt động khoa học và lý luận, Mác và Ăngghen vừa tích cực tham gia hoạt động thực tiễn nhằm thành lập đảng cộng sản Năm 1847 tổ chức
đó được hình thành với tên gọi là "Đồng minh những người cộng sản" mà cương lĩnh của nó được Mác-ăngghen soạn thảo từ tháng 12/1847 đến tháng giêng 1848với tên gọi "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của thế giới quan mác-xit, hoàn thành quá trình hình thành chủ nghĩa Mác và cơ sở triết học của nó: chủ nghĩa duy vật biện chứng (bao gồm cả chủ nghĩa duy vật lịch sử) Lênin nhận xét rằng, trong tác phẩm này đã trình bày hết sức rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để bao trùm
cả lĩnh vực đời sống xã hội, phép biện chứng như là học thuyết về sự phát triển,
lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng có tính lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản- giai cấp sáng tạo ra xã hội mới
c Thời kỳ Mác và Ăngghen tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm triết học của mình.
Sau năm 1848,tình hình kinh tế, chính trị xã hội có bước chuyển biến mới Các quan điểm triết học và thế giới quan triết học mới của Mác và Ăngghen được tiếp tục phát triển trong các tác phẩm tiếp theo