Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam nhằm đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giải quyết tình trạng này.. Các nhân tố các tác động đến lao độ
Trang 2TÓM TẮT
Thực trạng lao động trẻ em đang là một trong những vấn đề nhức nhối của các nước có thu nhập thấp Tuy nhiên, Việt Nam - quốc gia đã vượt qua ngưỡng thu nhập thấp - vẫn còn tồn tại lao động trẻ em Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam nhằm đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giải quyết tình trạng này
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 và sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố có tác động đến lao động trẻ em Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê và các nhân tố có tác động và mức độ tác động khác nhau
Các nhân tố các tác động đến lao động trẻ em bao gồm: tuổi của trẻ, thu nhập của trẻ, trình độ học vấn chủ hộ, chủ hộ có việc làm, chủ hộ dân tộc Kinh, chủ
hộ đã kết hôn, chi tiêu bình quân của hộ, hộ nghèo, hộ sống thành thị, trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%; có 1 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% bao gồm: trợ cấp cho giáo dục và 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%: giới tính của trẻ, Đồng bằng sông Hồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy được mô hình có ý nghĩa thống kê và mức độ tác động khác nhau theo từng nhân tố Qua đó, luận văn đưa ra một số gợi ý chính sách bao gồm: hỗ trợ phát triển giáo dục, phân bổ đầu tư hợp lý giữa các vùng miền, duy trì chính sách trợ cấp giáo dục hợp lý, tạo công ăn việc làm cho chủ hộ
và cắt giảm thị trường lao động trẻ em - nơi trẻ em có thể tìm kiếm tiền lương làm việc; từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải quyết tình trạng lao động trẻ em
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
1.7 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6
2.1 Các khái niệm 6
2.1.1 Trẻ em 6
2.1.2 Lao động trẻ em 6
2.1.3 Hộ gia đình 7
2.2 Cơ sở lý thuyết 7
2.2.1 Kinh tế học hộ gia đình 7
2.2.2 Kinh tế học về lao động trẻ em 8
2.3 Các nghiên cứu trước 10
CHƯƠNG 3 15
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 15
3.1 Mô hình nghiên cứu 15
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15
3.1.2 Đo lường các biến 16
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 21
Trang 43.2.2 Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS 21
CHƯƠNG 4 22
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LAO ĐỘNG TRẺ EM CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 22
4.1 Thực trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam năm 2012 22
4.1.1 Tổng quan thực trạng lao động trẻ em năm 2012 22
4.1.2 Các yếu tố tác động đến lao động trẻ em ở Việt Nam 26
4.2 Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy Tobit 40
4.2.1 Kết quả hồi quy bằng phương pháp hồi quy Tobit 40
4.2.2 Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu 42
4.2.3 Thảo luận kết quả 43
CHƯƠNG 5 47
KẾT LUẬN 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Gợi ý chính sách 47
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 49
PHỤ LỤC 53
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô tả tóm tắt đặc điểm các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến lao động
Bảng 3.2: Cách trích lọc số liệu từ Bộ dữ liệu VHLSS 2012 21
Bảng 4.2: Lao động trẻ em phân theo giới tính và vùng sinh sống 23 Bảng 4.3: Lao động trẻ em phân theo nhóm ngành lao động 24 Bảng 4.4: Thời gian làm việc trong tuần của lao động trẻ em 25
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.7: Số giờ làm việc bình quân theo giới tính của trẻ 29
Hình 4.15: Số giờ lao động bình quân của trẻ với tình trạng hôn nhân của chủ hộ 34
Hình 4.17: Số giờ làm việc bình quân của lao động trẻ em theo hộ nghèo năm 2012
37 Hình 4.18: Lao động trẻ em phân theo khu vực sinh sống 38 Hình 4.19: Số giờ làm việc bình quân của trẻ theo khu vực sinh sống 38
Hình 4.21: Số giờ lao động bình quân của trẻ theo vùng 39
Trang 7Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Lao động trẻ em
Ƣớc lƣợng hợp lý cực đại
Trang 8CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Nội dung chương giới thiệu sẽ nêu lên đặt vấn đề và lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Vấn đề lao động trẻ em, trong những năm gần đây, đang gây sự chú ý từ các nhà làm chính sách, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế (Salmon, 2005) Theo Edmonds (2007), vấn đề lao động trẻ em đã được chú ý xem xét theo hướng kinh tế học và cũng có nhiều bài viết nhấn mạnh về vấn đề này như Adam Smith, Friedrich Engels hay Marx Giai đoạn hiện nay, vấn đề này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu mở rộng tập trung dựa trên nền tảng lý thuyết vốn con người như Chultz, Becker và nhiều người khác Thật vậy, có thể nói vấn đề lao động trẻ em không còn là vấn đề thời sự với rất nhiều bài nghiên cứu về nó như Basu (1998), Ranjan (1999), Cigno (2002), Zheng (2006) và Edmonds (2007)
Lao động trẻ em đang là vấn đề cấp thiết vì tầm ảnh hưởng của nó Việc toàn cầu hóa trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi vì không chỉ mang thông tin về nhiều nguồn lao động khác nhau với trình độ khác nhau ở nhiều nước khác nhau đến mọi nơi trên trái đất mà còn cho thấy được sản phẩm được tạo ra bởi lao động trẻ em sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp (Basu, 1998) Bên cạnh đó,
sự quan tâm của các tổ chức quốc tế WTO và ILO cho thấy việc tìm ra nguyên nhân, yếu tố tác động đến lao động trẻ em; từ đó gợi ý đưa ra những chính sách giải quyết vấn đề bức xúc này
Dựa vào kết quả của UNICEF (2006) cho thấy lao động trẻ em Việt Nam chiếm 23% so với trẻ em cả nước từ 5 đến 14 tuổi được thống kê từ năm 1999 đến
năm 2004 (Xem phụ lục 1) Với tỉ lệ không nhỏ, việc nghiên cứu về lao động trẻ em
ở nước ta là hết sức cần thiết nhằm gợi ý một số chính sách khắc phục tình trạng lao động trẻ em
Theo những nghiên cứu trước, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động trẻ em; tuy nhiên, nghèo đói là nguyên nhân tiên quyết dẫn đến tình trạng này,
Trang 9tiếp theo sự không hoàn hảo trong thị trường vốn gây ra bất bình đẳng trong đời sống của người dân và việc toàn cầu hóa với quy mô lớn thúc đẩy việc tạo ra thị trường lao động trẻ em với giá nhân công rẻ Vấn đề giáo dục của trẻ em, nhận thức của gia đình, mâu thuẫn trong việc cho con đi học, nâng cao trình độ học vấn đồng thời làm tăng chi tiêu của gia đình hay cho con đi làm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình cũng là những nguyên nhân tác động đến quyết định đi làm của trẻ Trước
những vấn đề trên, việc nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến tình trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam” là hết sức cần thiết nhằm xác định được
các nhân tố, đo lường mức độ tác động đến lao động trẻ em Qua quá trình nghiên cứu sẽ nắm bắt được thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động trẻ em của hộ gia đình; thông qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm giải quyết vấn đề này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm giải quyết được vấn đề lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam thông qua cơ sở dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012, nghiên cứu tập trung vào ba mục tiêu chính sau:
(1) Phân tích thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam
(2) Xác định những nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho ba mục tiêu nghiên cứu ở trên, nghiên cứu đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
(2) Những yếu tố nào tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam?
Trang 101.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến lao động trẻ em bao gồm nhóm đặc điểm của trẻ, nhóm đặc điểm hộ, nhóm đặc điểm chủ hộ, chính sách trợ cấp và đặc điểm địa lý có tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2012
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam thông qua cơ sở dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 và các phân tích tập trung trong năm 2012
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể bao gồm các phương pháp phân tích, hồi quy được phối hợp chặt chẽ với nhau với mục đích tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở trên Các kỹ thuật được sử dụng được liệt kê như sau:
Kỹ thuật thống kê mô tả
Các kỹ thuật thống kê mô tả bao gồm bảng tần số, tần suất đối với các biến định tính, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất đối với các biến định lượng; từ đó, có những đánh giá ban đầu về các biến trong mô hình Các kỹ thuật này được áp dụng để đánh giá thực trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam năm 2012
Kỹ thuật hồi quy
Kỹ thuật hồi quy được áp dụng để phân tích các nhân tố có khả năng tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam là phương pháp hồi quy Tobit Theo Gujarati (1995), mô hình Tobit là mô hình mở rộng của mô hình Probit hay
mô hình hồi quy bị chặn Một số tác giả xem đây là mô hình hồi quy biến độc lập
có giới hạn vì có sự giới hạn đối với giá trị của biến phụ thuộc
Trang 11Mô hình Tobit được viết như sau:
Sau khi tiến hành hồi quy mô hình theo phương pháp trên, nghiên cứu tiến hành các kiểm định để chứng tỏ các giả định được thỏa mãn: kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và kiểm định phương sai sai số thay đổi
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Lao động trẻ em là vấn đề quan ngại của các quốc gia đang phát triển Lao động trẻ em là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng xã hội, chênh lệch thu nhập giữa các hộ gia đình ở các vùng miền khác nhau gây ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển chung về các mặt kinh tế, văn hóa và giáo dục
Nghiên cứu lao động trẻ em, xác định và đo lường những nhân tố tác động nhằm định lượng mức độ tác động của từng nhân tố của hộ gia đình; từ đó có định hướng nhằm giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi trong công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước ngày nay
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Trình bày đặt vấn đề và lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trình bày khái niệm, cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan Các khái niệm về trẻ em, lao động trẻ em, hộ gia đình Cơ sở lý thuyết nghiên cứu bao gồm lý thuyết kinh tế hộ gia đình và kinh tế học về lao động trẻ em Các nghiên cứu trước có liên quan như nghiên cứu của Rosati và Tzannatos (2006), Salmon (2005), Ray (2002), Bhalotra và Heady (2000) và Ray (2000)
Trang 12Chương 3: Mô hình nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Nội dung của chương bao gồm mô hình nghiên cứu, giải thích các biến đưa vào mô hình và cách thức đo lường các biến Trong phần cơ sở dữ liệu cho biết nguồn gốc của dữ liệu, phương pháp trích lọc thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS
Chương 4: Các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam
Chương này tập trung phân tích thực trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam năm 2012 Sau đó, phân tích kết quả thống kê mô tả, kiểm tra giả thuyết của mô hình, phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu, xác định các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình ở Việt Nam
Chương 5: Kết luận
Trình bày những kết luận rút ra từ kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu
và đưa ra một số gợi ý về chính sách trong vấn đề lao động trẻ em
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về trẻ em, lao động trẻ em, hộ gia đình Ngoài ra, nội dung chương cũng thể hiện tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em
Tại Điều 2 Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu được đi làm việc (1989:2) quy định như sau:
1 Mọi nước thành viên phê chuẩn Công ước này, sẽ phải ghi rõ tuổi tối thiểu được làm việc hoặc được lao động trên lãnh thổ của nước mình và trên những phương tiện vận chuyển có đăng kiểm trong lãnh thổ Trong Công ước này cũng quy định, không một ai ở tuổi dưới mức tối thiểu đó được đi làm việc hoặc được lao động trong bất cứ ngành nghề nào
2 Mọi nước thành viên sau khi phê chuẩn Công ước này, có thể có những tuyên bố mới và thông báo về việc nâng cao tuổi tối thiểu đã ghi trước đó
3 Tuổi tối thiểu sẽ không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi
Tương tự với tình hình quốc tế, ở Việt Nam chưa có khái niệm về lao động trẻ em cũng như chưa nhất quán về khái niệm lao động trẻ em Tuy nhiên, dựa trên
Trang 14Bộ Luật Lao động 2012 để xác định lao động trẻ em và những quy định tại Bộ luật này cơ bản phù hợp với những điều ước quốc tế
Tại Điều 161 của Bộ Luật Lao động 2012 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” Tại Điều 164 cũng quy định: “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 đến 15 tuổi làm các công việc nhẹ
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định” (Xem phụ lục
C)
Trong nghiên cứu này, lao động trẻ em được đo lường bởi số giờ làm việc của trẻ Trẻ được quan sát trong độ tuổi từ 6 - 17 tuổi và có số giờ làm việc >0 được xem là lao động trẻ em
2.1.3 Hộ gia đình
Tại Điều 106 Bộ Luật Dân sự 2005, hộ gia đình được định nghĩa như sau:
“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Kinh tế học hộ gia đình
Theo Grossbard (2015), kinh tế hộ gia đình phân tích tất cả những quyết định bởi hộ gia đình bao gồm chi tiêu, tiết kiệm, việc sản xuất của gia đình, nguồn cung lao động, thời gian rỗi, sức khỏe, giáo dục, đầu tư, kết hôn, ly dị, bảo vệ môi trường, tình cảm gia đình, và tuân thủ thể chế Có nhiều loại hộ gia đình, nhưng hầu hết hộ gia đình bao gồm những gia đình sống chung với nhau, do đó kinh tế hộ gia đình chồng chéo với kinh tế gia đình và nó cũng chồng chéo với kinh tế nhân khẩu học Năm nhân tố về mô hình lý thuyết hộ gia đình được xem xét: số thành viên trong hộ, nội dung của những quyết định, loại quyết định, xem xét việc sản xuất của gia đình, giai đoạn xem xét
Cha mẹ tự chọn lựa mức chi tiêu, số trẻ con, chi phí chăm sóc từng đứa con
và hàm hữu dụng của những đứa con (Becker, 1988) Đối với hộ gia đình, cha mẹ
Trang 15sẽ là người đưa ra những quyết định đối với con cái của mình phụ thuộc vào những yếu tố như chi tiêu của hộ, thu nhập của hộ, số trẻ em trong hộ và chi tiêu cho trẻ
em trong hộ (Browing, 2011)
Có nhiều cách phân chia lao động của những thành viên trong gia đình phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học và kinh nghiệm của nguồn nhân lực trong gia đình như những người vợ, người mẹ thường dành thời gian cho chăm sóc con cái, những công việc nội trợ trong gia đình; ngược lại, người chồng, người cha thường
đi săn bắn, làm nông hay tham gia thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình (Becker, 2009)
2.2.2 Kinh tế học về lao động trẻ em
Của cải và lao động trẻ em
Theo suy nghĩ thông thường, lao động trẻ em là việc lạm dụng trẻ em (Basu
và Van, 1998) Đây là hiện tượng tìm kiếm lao động rẻ tiền nhằm đáp ứng những công việc mà không yêu cầu về trình độ chuyên môn Mặt khác, vấn đề lao động trẻ
em là hiện tượng thiếu hụt trong chi tiêu và mong muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình cũng như có một lợi ích ngầm tồn tại khi cho trẻ sớm tham gia thị trường lao động (Basu và Van, 1998; Zheng, 2006) Đối với những hộ gia đình có mức thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống thì việc cho con tham gia vào thị trường lao động nhằm giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình Trong nghiên cứu của Basu và Van (1998) đã khẳng định ở tiền đề xa xỉ: gia đình sẽ cho con tham gia thị trường lao động chỉ khi thu nhập của gia đình trở về âm
Theo nghiên cứu của Basu và Van (1998), những cuộc điều tra về tình trạng lao động trẻ em trên thế giới cho thấy một lượng không nhỏ những trẻ em dưới 15 tuổi phải làm việc Tương tự, điều tra cho thấy đa số những đứa trẻ đang làm việc sinh sống ở những nước thứ ba - những nước công nghiệp hóa, những lao động từ
10 đến 14 tuổi, thậm chí có cả lao động dưới 10 tuổi Do quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi một lực lượng lớn lao động để đáp ứng nhu cầu công việc, khi lực lượng lao động trưởng thành không đáp ứng đủ nhu cầu thì việc sử dụng lao động trẻ em như một biện pháp thay thế
Trang 16Theo Zheng (2006), quyết định của cha mẹ sẽ làm thay đổi tương lai của con cái Việc cha mẹ cho con cái đi học là một cách đầu tư tương tự như việc cha mẹ gửi tiền vào ngân hàng để kiểm lời Nếu cha mẹ cho con làm việc và tìm kiếm tiền lương từ khi còn nhỏ thì trong tương lai, đồng lương của trẻ không tăng lên hoặc mức tăng không cao và trẻ phải làm những công việc nặng nhọc, công việc chân tay Ngược lại, cha mẹ cho con đi học, đầu tư tiền lương của cha mẹ cho con cái thì trong tương lai, con cái với vốn kiến thức có được sẽ kiếm được những công việc với mức lương tốt hơn, công việc nhẹ nhàng hơn và trở thành lao động trí óc Nói một cách khác, tiền lương của cha mẹ, con cái là những nhân tố chính thúc đẩy cầu lao động trẻ em (Schultz, 1997)
Vai trò của việc tiếp cận tài chính
Theo nghiên cứu của Ranjan (1999) về vấn đề tài chính đối với hộ gia đình ở những nước đang phát triển, có hai trường hợp xảy ra đối với nền kinh tế Một là,
hộ có thể vay mượn tiền với một mức lãi suất cố định trên thị trường tài chính Khi
đó, cha mẹ trong hộ có thể sử dung số tiền vay mượn được đầu tư cho con đi học và tìm kiếm được công việc ổn định trong tương lai Hai là, không tồn tại thị trường vốn mà có thể sinh lợi trong tương lai, trẻ em ở những hộ nghèo không được đi học
và phải đi làm để kiếm thêm thu nhập Hiện tượng lao động trẻ em ở những nước đang phát triển là do không có sự tồn tài hoặc việc hoạt động không hiệu quả của thị trường vốn (Baland và Robinson, 2000) Việc thiếu thị trường vốn làm cho người nghèo không thể cho con đi học để tìm được công việc với mức lương của lao động có tay nghề (Ranjan, 1999)
Vấn đề giáo dục đối với lao động trẻ em
Theo Zheng (2006) thì việc tích lũy kiến thức và lao động trẻ em có mối tương quan nghịch chiều nhau Đúng vậy, có một sự đánh đổi giữa việc học và làm việc của trẻ, khi trẻ đầu tư thời gian vào việc học tập sẽ có ít thời gian cho công việc Vấn đề cần xem xét ở đây là khi trẻ không đi học, kiến thức của trẻ sẽ không tăng lên và không có cơ hội tiếp cận với lượng kiến thức ngày một gia tăng hay kỹ năng làm việc chuyên môn Thật vậy, việc có kiến thức hoặc có kỹ năng sẽ giúp trẻ kiếm được nhiều tiền lương hơn trong thị trường lao động hiện nay, thị trường đòi hỏi người lao động phải trang bị đầy đủ kiến thức về ngành nghề lao động
Trang 172.3 Các nghiên cứu trước
Các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề lao động trẻ em đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau ở các quốc gia khác nhau Sau đây là một số nghiên cứu trước của các tác giả về lao động trẻ em
Bảng 2.1: Tổng hợp những nghiên cứu trước Tác giả Tên bài viết Quan điểm, phương pháp nghiên cứu và kết quả
Rosati và
Tzannatos
(2006)
“Child labor in Vietnam.”
- Hai vấn đề nghiên cứu của hai tác giả là mô hình lý thuyết về quyết định chọn lựa của hộ gia đình giữa cho trẻ lao động và cho trẻ đến trường; những yếu tố tác động dến lao động trẻ em ở Việt Nam
- Sử dụng số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 1993 và 1998 thông qua phương pháp hồi quy logit để đo lường yếu tố lợi nhuận của đầu tư giáo dục, quyết định đi học và đi làm, học phí, phân
bố trường học và chi phí khác
- Các biến có ý nghĩa bao gồm: thu nhập bình quân của hộ, tuổi của trẻ, giới tính, quy mô hộ, số trẻ em trong hộ, trình độ học vấn của cha mẹ, học phí trung bình, vùng sinh sống
Salmon
(2005)
“Child labor in Bangladesh
Are children
economic resource of the household?”
- Tác giả phân tích tầm quan trọng, điều kiện tự nhiện
và những nhân tố tác động đến lao động trẻ em ở Bangladesh thông qua dữ liệu Điều tra nguồn lực lao động năm 2000 bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy Probit
- Có 9-11% lao động trẻ em trong nước trong tổng số lao động trẻ em và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp
- Trẻ em trai góp phần vào tổng thu nhập của hộ nhiều hơn trẻ em gái
Trang 18- Trẻ sống trong những hộ gia đình nghèo nhất tham gia lao động nhiều hơn so với trẻ trong những hộ gia đình khá hơn
- Bé trai ít tham gia lao động khi mẹ của trẻ lao động
có lương
Ray
(2002)
“The determinants of child labor and child schooling
in Ghana”
- Tác giả tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến lao động trẻ em và trẻ em đi học ở Ghana thông qua dữ liệu Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình ở Ghana năm 1998-1999
- Sử dụng phương pháp Heckman hai bước để phân biệt nhóm biến tác động đến lao động trẻ em của hộ
và hồi quy tuyến tính để xác định số giờ lao động của trẻ
- Kết quả cho biết được các nhóm biến có tác động đến lao động trẻ em bao gồm tài sản của hộ, trình độ học vấn của cha mẹ, lương của cha mẹ, chất lượng trường học và biến vùng
- Kết quả hồi quy cho thấy biến tài sản, trình độ học vấn của nữ trong hộ, trẻ em ở nông thôn có tác động đến số giờ lao động của trẻ
Cigno và
Tzannatos
(2002)
“Child labor handbook”
- Các nhân tố có tác động đến lao động trẻ em bao gồm: quyết định của hộ, thị trường vốn, thu nhập của
hộ, trình độ học vấn của trẻ, trình độ học vấn của cha
mẹ, an ninh xã hội và thị trường lao động trẻ em Bhalotra
và Heady
(2000)
“Determiants of child farm labor in Ghana and Pakistan: A Comparative
- Tác giả tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến lao động trẻ em ở nông thôn của Ghana và Pakistan Số liệu được sử dụng bao gồm Cuộc khảo sát đời sống ở Ghana (1992) và Khảo sát hộ gia đình
ở Pakistan (1991)
Trang 19study” - Sử dụng phương pháp hồi quy Tobit
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em trai ở Pakistan
có tác động nghịch chiều đối với lao động trẻ em và thu nhập của hộ
- Trình độ học vấn của người cha càng cao sẽ giảm lượng lao động trẻ em nữ ở Pakistan Trình độ giáo dục của mẹ có tác động âm đến lao động trẻ em ở hai nước
- Quy mô nông trại, quy mô hộ có tác động dương đến lao động trẻ em ở hai nước
- Chi tiêu của hộ có tác động mạnh ở Pakistan và yếu hơn ở Ghana đối với lao động trẻ em
- Chủ hộ là nữ ở Pakistan có tác động duơng đối với lao động trẻ em Chất lượng trường học, Khoảng cách đến trường có tác động đến lao động trẻ em
Ray
(2000)
“Analysis of child labor in
Pakistan: A Comparative Study”
- Nghiên cứu tập trung phân tích việc tham gia lao động của trẻ em và những nhân tố cốt yếu tác động đến lao động trẻ em thông qua dữ liệu điều tra của Cuộc khảo sát mức sống Peru (1994) và Cuộc khảo sát hộ gia đình Pakistan (1991)
- Có sự khác nhau về tỉ lệ trẻ em đi làm và đi học ở hai nước Trẻ em ở Peru vừa đi làm vừa đi học và trẻ
em ở Pakistan, đặc biệt là trẻ em nữ, bỏ học để tham gia lao động
- Tỉ lệ trẻ em đến trường ở Peru cao hơn và có sự cân bằng giới tính hơn ở Pakistan
- Tiền lương có sự phân biệt giới tính ở Pakistan
Trang 20Qua các nghiên cứu trước cho thấy có sự tồn tại của lao động trẻ em ở nhiều nước trên thế giới và mức độ tác động tùy thuộc vào mỗi quốc gia Trong đó, những yếu tố chung có tác động đến lao động trẻ em trong các nghiên cứu bao gồm:
Yếu tố tuổi và giới tính của trẻ
Mỗi quốc gia có cách xác định tuổi của lao động trẻ em khác nhau Theo ILO, tuổi tối thiểu được đi làm hoặc được lao động là không dưới 15 tuổi Theo Salmon (2005), độ tuổi được giới hạn trong khoảng 5-14 tuổi và làm việc trong suốt khoảng thời gian khảo sát được gọi là lao động trẻ em Tỉ lệ trẻ em tham gia thị trường lao động có xu hướng gia tăng theo tuổi cho cả trẻ em nam và trẻ em nữ (Ray, 2000, 2002)
Có sự khác biệt về số giờ lao động của trẻ em nam và trẻ em nữ (Ray, 2002) Tùy đặc thù của từng công việc mà số lượng trẻ em tham gia có sự chênh lệch theo giới tính Đối với những công việc đồng án có đến 52% trẻ em nam tham gia còn những công việc nội trợ trong gia đình như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc em thì ở Pakistan chỉ có trẻ em nữ tham gia (Bhalotra và Heady, 2000) Ở Bangladesh,
có 58% trẻ em nam từ 10 tuổi trở lên tham gia thị trường lao động (Salmon, 2005)
Yếu tố số trẻ em trong hộ
Số trẻ em trong hộ là một trong những nhân tố có tác động tích cực đến lao động trẻ em trong hộ Trẻ em trong hộ là nhân tố quyết định nguồn cung lao động trẻ em (Grootaert, 1995) Hộ với số trẻ em ít, chi tiêu cho trẻ chỉ chiếm một phần nhỏ chi tiêu của hộ, phần thu nhập còn lại đủ để trang trải cuộc sống và kết quả là trẻ em trong hộ không phải làm việc để kiếm thêm thu nhập mà có thể tham gia học tập, đầu tư nhiều hơn cho tương lai (Cigno, 2002) Việc gia tăng số trẻ em trong hộ làm tăng khả năng làm việc của trẻ (Rosati và Tzannatos, 2006)
Thu nhập hay chi tiêu bình quân của hộ
Trong một số nghiên cứu, thu nhập bình quân của hộ được đo lường thông qua biến chi tiêu bình quân của hộ Thật vậy, hộ sẽ chi tiêu thấp hơn hoặc bằng với thu nhập hiện có của hộ Thu nhập của họ có tác động lớn đối với thời gian làm việc của trẻ (Rosati và Tzannatos, 2006; Bhalotra và Heady, 2000; Ray (2000) Khi thu nhập của hộ ổn định, đảm bảo được chi tiêu cơ bản của hộ, trẻ em trong hộ sẽ
Trang 21không phải làm việc để góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ; do đó, thời gian làm việc của trẻ sẽ bằng 0
Trình độ học vấn của cha mẹ
Thời gian lao động của trẻ em trong hộ thể hiện được trình độ học vấn của cha mẹ (Rosati và Tzannatos, 2006; Salmon, 2005, Ray 2002; Bhalotra và Heady, 2000; Ray, 2000) Cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm của trẻ càng thấp Đúng vậy, khi cha mẹ có trình độ học vấn cao, thu nhập của
hộ ổn định và lúc đó, việc đầu tư giáo dục của trẻ được xem là một trong những chi tiêu của hộ Trẻ sống trong hộ có học vấn tốt sẽ được bố mẹ định hướng tương lai,
hy sinh nguồn thu nhập hiện tại thông qua việc làm của trẻ bằng cách đầu tư cho trẻ
đi học để thu được lợi nhuận lâu dài trong tương lai (Basu và Van, 1998)
Vùng và khu vực sinh sống
Đặc điểm địa lý, nơi sinh sống của trẻ được xem xét trong tất cả các nghiên cứu về lao động trẻ em Dựa vào những đặc điểm này, mức độ tác động vào lao động trẻ em được đo lường một cách cụ thể giúp các nhà hoạch định chính sách có thể định hướng trước khi ra quyết định Theo Salmon (2005), việc đo lường biến vùng miền với kỳ vọng đo lường được sự khác nhau về văn hóa, về quyết định đối với việc học tập hay làm việc của trẻ trong vùng Trong các nghiên cứu của Rosati
và Tzannatos (2006); Salmon (2005), Ray (2002), Bhalotra và Heady (2000), Ray (2000) đã minh chứng rằng những đứa trẻ sống trong khu vực thành thị làm việc ít hơn những đứa trẻ sống ở khu vực nông thôn
Tiền lương của trẻ
Tiền lương của trẻ là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định đi làm của trẻ Những trẻ trên 15 tuổi lao động nhằm mục đích kiếm tiền và có sự khác nhau về tiền công hay tiền lương theo tuổi, giới tính và vùng sinh sống Việc đánh giá tác động của tiền lương cho thấy sự khác nhau về mức độ làm việc của trẻ theo tuổi, theo giới tính và theo vùng miền sinh sống Hơn nữa, việc gia tăng tiền lương của trẻ có tác động tích cực đến nguồn cung lao động trẻ em (Ray, 2000)
Trang 22CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu của đề tài, giải thích các biến đưa vào mô hình và cách thức đo lường các biến Mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình của những nghiên cứu trước đã được trình bày ở chương 2 Đồng thời, trong chương này cũng trình bày nguồn gốc của dữ liệu, phương pháp trích lọc số liệu
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình dựa trên lý thuyết kinh tế học về lao động trẻ em dựa trên mô hình nghiên cứu củ Basu và Van (1998):
Giả định mỗi hộ gia đình có một người lớn và m (m ≥ 1) trẻ em Mỗi trẻ em tiêu hao β (<1) so với chi tiêu của người lớn với mức chi tiêu của hộ Với là chi tiêu của người lớn và năng lực lao động của trẻ là thời gian rỗi của trẻ Sự lựa chọn của hộ sẽ là
trong đó, c ≥ 0, е ϵ [0,1] và
s > 0 (mức đủ sống của hộ) Tối đa hóa hữu dụng của hộ gia đình u với c và e theo đẳng thức:
c + mβc = me + với là mức lương theo thị trường của lao động trẻ
em và wA là mức lương theo thị trường của người lớn
Ngoài ra, nghiên cứu này còn dựa trên mô hình thực nghiệm của Ray (2002): Trẻ em và cha mẹ sẽ tối đa hóa hàm hữu dụng với là vectơ hàng hóa tiêu dùng của trẻ và số giờ lao động của trẻ được thể hiện bởi công thức:
Trong đó, là vectơ hàm tiêu dùng của trẻ, là vectơ giá tương ứng, là thu nhập của người trưởng thành trong hộ, là chi tiêu của người trưởng thành và
là tỉ giá lương của trẻ
Trang 23Giả định có sự phân biệt giữa quyết định chi tiêu của trẻ và thời gian rảnh rỗi của trẻ, mô hình tối đa hóa số giờ lao động của trẻ như sau:
Trong đó, là số giờ lao động của trẻ , thể hiện vectơ đặc điểm của trẻ, của hộ gia đình và đặc điểm địa lý của hộ là thu nhập thực của
hộ gia đình có tác động đến chi tiêu của trẻ
Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài:
ch_work = α + β 1 ch_age + β 2 wage + β 3 ch_gen + β 4 hh_gen + β 5 hh_edu +
β 6 hh_job + β 7 hh_married + β 8 hh_exp + β 9 nochild + β 10 hhsize + β 11 hh_poor +
β 12 hh_eth + β 13 urban + β 14 reg1 +β 15 reg2+ β 16 reg3 + β 17 reg4 + β 18 reg5 +β 19 reg6 + β 20 eduaid + ε i
3.1.2 Đo lường các biến
Biến phụ thuộc
ch_work (thời gian làm việc của trẻ): biến thể hiện số giờ làm việc bình quân một ngày của trẻ có độ tuổi từ 6 - 17 tuổi (Đvt: giờ)
Biến độc lập
ch_age (tuổi của trẻ): biến thể hiện tuổi của trẻ được quan sát trong độ tuổi
từ 6-17 tuổi (Đvt: năm) Giả định biến này có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc
wage (lương của trẻ): biến thể hiện số tiền lương trẻ nhận được khi làm việc (Đvt: nghìn đồng) Biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
ch_gen (giới tính của trẻ): biến thể hiện giới tính của trẻ, là biến giả với ch_gen = 1 nếu trẻ là nam và ch_gen = 0 với trẻ là nữ Biến này được kỳ vọng có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
hh_gen (giới tính của chủ hộ): biến giả và nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ Kỳ vọng hh_gen có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc
hh_edu (trình độ học vấn của chủ hộ): biến thể hiện trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ (Đvt: năm) Trình độ học vấn của chủ hộ được phân thành các
Trang 24nhóm như sau: không bằng cấp nếu số năm đi học bằng 0, nhóm 1-5 năm, nhóm
6-12 năm, nhóm 10-6-12 năm Các bậc trên trung học phổ thông được tính như sau: cao đẳng (15 năm), đại học (16 năm), thạc sĩ (18 năm), tiến sĩ (22 năm) Biến này có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc
hh_job (công việc của chủ hộ): biến giả nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có công việc làm và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không có công việc làm Biến quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc
hh_married (chủ hộ đã kết hôn): biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đã kết hôn và giá trị 0 nếu tình trạng khác Giả định rằng biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc Cột dữ liệu thể hiện tình trạng hôn nhân của hộ trong VHLSS được thiết lập là chưa kết hôn: 1, đã kết hôn: 2, các tình trạng khác một mã
số, được chuyển đổi lại thành chủ hộ đã kết hôn: 1, tình trạng khác: 0 Giả định rằng biến này có mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc
hh_exp (chi tiêu bình quân của hộ): đo lường mức độ chi tiêu của hộ trong 1 tháng (Đvt: nghìn đồng) Biến này có kỳ vọng nghịch chiều với biến phụ thuộc nochild (số trẻ em trong hộ): đo lường số trẻ em sống trong hộ (Đvt: số trẻ) Biến có kỳ vọng quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
hhsize (quy mô hộ): biến thể hiện số người sống trong hộ (Đvt: người) Giả định biến có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
hh_poor (hộ nghèo): biến giả, biến nhận giá trị 1 nếu hộ được chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo của xã/phường trong năm 2012, ngược lại thì nhận giá trị 0 Cột dữ liệu thể hiện hộ thuộc diện nghèo trong VHLSS2012 được thiết lập là hộ thuộc diện nghèo: 1, hộ không thuộc diện nghèo: 2 và được chuyển đổi thành hộ thuộc diện nghèo: 1, hộ không thuộc diện nghèo: 0 Giả định biến này
có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
hh_eth (dân tộc của chủ hộ là người Kinh): biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ
hộ là người Kinh và giá trị 0 nếu chủ hộ là người dân tộc khác Cột dữ liệu thể hiện dân tộc trong VHLSS được thiết lập: dân tộc Kinh: 1, các dân tộc khác mỗi dân tộc một mã số và được chuyển đổi lại thành dân tộc Kinh: 1, các dân tộc khác: 0 Giả định biến này có mối quan hệ nghịch chiều so với biến phụ thuộc
Trang 25urban (hộ sống ở thành thị): biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu hộ sống ở thành thị và nhận giá trị bằng 0 nếu hộ ở nông thôn Biến này có quan hệ nghịch chiều so với biến phụ thuộc Cột dữ liệu thể hiện nơi sinh sống của hộ trong VHLSS2012 được thiết lập như sau: 1 (hộ sống ở thành thị), 2 (hộ sống ở nông thôn); được chuyển đổi lại thành 1 (hộ sống ở thành thị) và 0 (hộ sống ở nông thôn)
region (vùng miền sinh sống của hộ) là 6 biến giả tương ứng với 6 vùng miền trong dữ liệu VHLSS, trong đó có biến reg5 được chọn làm biến tham chiếu cho các biến vùng còn lại
reg1 (Đồng bằng Sông Hồng): biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở đồng bằng Sông Hồng bao gồm các tỉnh/ thành phố sau: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình Nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0
reg2 (Trung du và miền núi phía Bắc): biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở trung du và miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh/thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0
reg3 (Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung): biến giả, nhận giá trị 1 nếu
hộ sống ở các tỉnh/thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0
reg4 (Tây Nguyên): biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0
reg5 (Đông Nam Bộ): biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh Nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0 reg6 (Đồng bằng sông Cửu Long): biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở các tỉnh/thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
Trang 26An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Nếu
hộ sống ở các tỉnh/thành phố còn lại, biến nhận giá trị 0
eduaid (chính sách trợ cấp giáo dục): biến thể hiện tiền trợ cấp cho giáo dục
mà hộ nhận được trong 1 năm qua (Đvt: trăm nghìn đồng) Các khoản trợ cấp cho giáo dục trong bộ dữ liệu VHLSS bao gồm: các khoản nhận được từ các tổ chức trợ giúp cho giáo dục trong 12 tháng qua (ăn, ở, đi lại, sách giáo khoa, đồng phục,…)
và trị giá học bổng, thưởng nhận được trong 12 tháng qua Biến được kỳ vọng có quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc
Sau đây là bảng mô tả tóm tắt đặc điểm các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam:
Bảng 3.1: Mô tả tóm tắt đặc điểm các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam
ch_age tuổi của trẻ Rosati và Tzannatos (2006),
Salmon (2005), Ray (2002), Ray (2000)
+
ch_gen giới tính của trẻ
ch_gen = 1 nếu trẻ là nam; =0 nếu trẻ là nữ
Rosati và Tzannatos (2006), Salmon (2005), Ray (2002), Bhalotra và Heady (2000), Ray (2000)
+
hh_gen giới tính của chủ hộ
hh_gen =1 nếu chủ hộ là nam;
-
hh_job công việc của chủ hộ
hh_job = 1 nếu chủ hộ có công việc; = 0 nếu chủ hộ không có công việc
Salmon (2005)
-
hh_married Chủ hộ đã kết hôn
hh_married =1 nếu chủ hộ đã kết hôn; =0 nếu tình trạng hôn nhân khác
-
Trang 27hh_exp chi tiêu bình quân của hộ Rosati và Tzannatos (2006),
Ray (2002), Cigno (2002), Ray (2000)
-
nochild số trẻ em trong hộ Rosati và Tzannatos (2006),
Salmon (2005), Ray (2002), Cigno (2002), Bhalotra và Heady (2000), Ray (2000)
+
Bhalotra và Heady (2000) + hh_poor hộ thuộc diện nghèo
hh_poor = 1 nếu hộ thuộc diện nghèo năm 2012; = 0 nếu ngƣợc lại
Ray (2002)
+
hh_eth Dân tộc của chủ hộ
hh_eth =1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh; còn lại = 0
-
urban hộ sống ở thành thị
urban = 1 nếu hộ sống ở thành thị, ngƣợc lại = 0
Rosati và Tzannatos (2006), Salmon (2005), Ray (2002), Bhalotra và Heady (2000) và Ray (2000)
-
region vùng miền sinh sống của hộ
reg1 =1 nếu hộ sống ở Đồng bằng Sông Hồng; = 0 nếu khác
reg2 =1 nếu hộ sống ở Trung du và miền núi phía Bắc; = 0 nếu khác
reg3 = 1 nếu hộ sống ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; = 0 nếu khác
reg4 = 1 nếu hộ sống ở Tây Nguyên; = 0 nếu khác
reg5 = 1 nếu hộ sống ở Đông Nam Bộ; = 0 nếu khác
reg6 = 1 nếu hộ sống ở Đồng bằng sông Cửu Long; =
0 nếu khác
Rosati và Tzannatos (2006), Salmon (2005), Ray (2002), Bhalotra và Heady (2000)
Trang 283.2 Dữ liệu nghiên cứu
3.2.1 Dữ liệu
Để đo lường những nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kết quả điều tra nghiên cứu thông qua Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt nam 2012 của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình 2012 được tiến hành trên 63 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương Mẫu khảo sát gồm 46.995 hộ dân cư được chọn từ 3.133 địa bàn khảo sát (883 địa bàn thành thị và 2.250 địa bàn nông thôn) và có 7.426 quan sát được sử dụng để phân tích
3.2.2 Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS
Dữ liệu được trích xuất từ Bộ dữ liệu VHLSS 2012 tương ứng với từng nhân
tố có khả năng tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình đã nêu ra trong mô hình nghiên cứu, cụ thể bao gồm các mục được trích xuất như sau:
Bảng 3.2: Cách trích lọc số liệu từ Bộ dữ liệu VHLSS 2012
Tiền lương của trẻ Mục 4a câu 11 và câu 12a
Trình độ học vấn của chủ hộ Mục 2a câu 1 và câu 2a
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ Mục 1a câu 6
Chi tiêu bình quân của hộ Mục ho13
Chính sách trợ cấp giáo dục Mục 2a câu 12 và câu 13
Nguồn: Tổng hợp từ bảng hỏi Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2012
Trang 29CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LAO ĐỘNG TRẺ EM CỦA HỘ
GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Chương này tập trung phân tích thực trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam năm 2012 Tiếp theo đó là phân tích kết quả thống kê mô tả, kiểm tra giả thuyết của mô hình, phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu, xác định các nhân
tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình ở Việt Nam
4.1 Thực trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam năm 2012
4.1.1 Tổng quan thực trạng lao động trẻ em năm 2012
Theo kết quả Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em của Việt Nam năm 2012 cho thấy dân số trung bình năm 2012 là 88.687.810 người, trong đó gần 49,5% là nam giới và trên 50,5% là nữ giới Nhóm 5 - 17 tuổi ước tính có 18.349.629 người, chiếm 20,7% tổng dân số cả nước
Hình 4.1: Giới tính của trẻ em từ 5-17 tuổi
(Nguồn: Kết quả Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em của Việt Nam, 2012)
Kết quả điều tra tại hình 4.1 cho thấy số lượng trẻ em nam và nữ trong độ tuổi từ 5 - 17 tuổi chênh lệch thấp Số trẻ em nam chiến 47,8% trong khi trẻ em nữ chiếm 52,2%
Trong số hơn 18 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 17 tuổi thì có đến 71,17% trẻ em sống ở thành thị và chỉ có 28,83% trẻ em sống ở nông thôn (Hình 4.2)