Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình việt nam (Trang 54 - 56)

Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra một số nhân tố có tác động đến tình trạng lao động trẻ em của hộ gia đình Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra một số đề xuất nhằm giúp các nhà hoạch định có cơ sở trong việc định hƣớng, xây dựng chính sách phù hợp với đời sống của các hộ gia đình tại Việt Nam.

Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến số giờ làm việc của trẻ. Thật vậy, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao sẽ nâng cao nhận thức của cha mẹ đối với việc làm của con cái. Các thành viên trẻ trong hộ có nhiều điều kiện tiếp cận nền giáo dục tiến bộ, đƣợc định hƣớng tích cực, đầu tƣ lâu

Trang 48

dài cho tƣơng lai. Do đó, việc phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức của chủ hộ là một trong những nhân tố quan trọng giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm.

Thứ hai, mức độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng miền trong cả nƣớc dẫn đến tình trạng lao động trẻ em ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Tại những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, thu nhập của các hộ thấp, điều kiện sống kém chất lƣợng dẫn đến tình trạng gia tăng lao động trẻ em. Chính phủ và các cơ quan cần có chính sách phân bổ đầu tƣ, phát triển kinh tế theo vùng miền một cách hợp lý nhằm cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân ở khu vực khó khăn đƣợc tiếp cận với giáo dục, và những tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em.

Thứ ba, chính sách trợ cấp giáo dục cùng là một vấn đề quan trọng đáng đƣợc quan tâm khi hoạch định chính sách. Theo luận văn, trợ cấp giáo dục có tác động đến lao động trẻ em, trợ cấp càng tăng thì số giờ lao động của trẻ càng giảm. Điều này cho thấy rằng, việc hỗ trợ giáo dục cho các hộ nghèo, có điều kiện khó khăn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em. Cơ quan, chính quyền cần tiếp tục vận động, duy trì và gia tăng nguồn quỹ để ngày càng có nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn tiếp cận đƣợc với nguồn vốn này. Đồng thời, cần có những chính sách cho vay hợp lý, giảm lãi suất, kéo dài thời gian cho vay, tạo điều kiện tốt nhất để hộ gia đình cho con cái tiếp cận với việc học, nâng cao trình độ học vấn cho xã hội.

Thứ tƣ, yếu tố chủ hộ có việc làm có tác động đến lao động trẻ em, số lƣợng chủ hộ có việc làm càng cao thì số lƣợng lao động trẻ em càng giảm. Điều này cho thấy việc tạo cơ hội cho chủ hộ tiếp cận với thị trƣờng lao động, có cơ hội làm việc sẽ giúp giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em. Chính quyền, cơ quan Nhà nƣớc nên đẩy mạnh đào tạo nghề, thực hiện chƣơng trình tập huấn ngắn hạn để ngƣời lao động có thể tham gia nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề. Từ đó, ngƣời lao động có thể tìm kiếm đƣợc công việc ổn định, yên tâm làm việc và có cơ hội đầu tƣ cho con cái trong hộ. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ, tuyển dụng việc làm đối với lao động ở khu vực có điều kiện sống khó khăn, đời sống văn hóa còn chƣa phát triển.

Trang 49

Thứ năm, nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ sớm trở thành lao động trẻ em là do tiền lƣơng, tiền công làm việc, tìm kiếm thêm một phần thu nhập để góp phần giảm thiểu gánh nặng cho gia đình, cho chi tiêu của hộ. Để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, cơ quan, ban ngành cần cắt giảm dần tới xóa bỏ thị trƣờng lao động trẻ em, ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em, tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp - nơi sử dụng lao động - không sử dụng lao động trẻ em; đồng thời, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, cần có những biện pháp chế tài, răn đe đối với những hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến lao động trẻ em của hộ gia đình việt nam (Trang 54 - 56)