Các mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và kết quả cho thấy các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam.. Các nhân tố
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH NGUYÊN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo
dục của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
PHAN THANH NGUYÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sau Đại - Trường Đại
Mở TP HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để làm hành trang giúp em vững bước trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Bảo Lâm, Thầy Nguyễn Minh Hà, Cô Nguyễn Kim Phước, những giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Kế đến, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp Cao học Kinh tế học khóa 5 và những người bạn thân thiết của tôi đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Cuối cùng em xin chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu
Trang 4TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện để phân tích các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014 Từ đó, kiến nghị một số chính sách để nâng cao chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình ở Việt Nam
Số liệu thứ cấp lấy từ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014 Luận văn tiến hành trích lọc số liệu riêng của hai nhóm hộ cho từng năm và tiến hành hồi quy theo phương pháp OLS Các mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và kết quả cho thấy các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam
Các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam 2014, bao gồm: tổng số giờ làm việc của trẻ, hộ thuộc diện nghèo, dân tộc Kinh, trình độ học vấn của chủ hộ, …
Với kết quả phân tích, để nâng cao chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình Việt Nam, luận văn kiến nghị Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực và ngân sách đầu
tư cho giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở các tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học ở các địa bàn khó khăn của tỉnh Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trợ cấp giáo dục cho hộ nghèo
Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu có giá trị tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác nghiên cứu
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
CHƯƠNG 1 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Các khái niệm 5
2.1.1 Hộ gia đình 5
2.1.2 Giáo dục 5
2.1.3 Chi tiêu cho giáo dục của hộ 5
2.2 Các lý thuyết có liên quan 6
2.2.1 Kinh tế học hộ gia đình 6
2.2.2 Mô hình kinh tế của chi tiêu hộ gia đình 7
2.2.3 Mô hình Working’s Engel 7
2.2.4 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 7
2.3 Các yếu tố anh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình 8
Các nghiên cứu trước 11
Nghiên cứu Glewwe và Patrinos (1999) 11
Nghiên cứu Tilak (2002) 13
Nghiên cứu Aysit Tansel (2005) 15
Nghiên cứu của Đặng Hải Anh (2007) 15
Nghiên cứu của Qian và Smyth (2010) 17
Nghiên cứu của Donkoh và Amikuzuno (2011) 18
Nghiên cứu của Vũ Quang Huy (2012): 18
Trang 6Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) 19
Tóm tắt chương 2 23
CHƯƠNG 3 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Mô hình nghiên cứu 24
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 24
3.1.2 Giải thích các biến trong mô hình 25
Đặc điểm Hộ gia đình 28
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 31
Dữ liệu 31
Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS 31
3.3 Phương pháp nghiên cứu 32
Tóm tắt chương 3 33
CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 34
4.1 Tổng quan về chi tiêu giáo dục hộ gia đình 34
4.2 Thống kê mô tả 36
4.2.1 Thống kê mô tả chi tiết các yếu tố 36
4.2.2 Thống kê mô tả các biến độc lập với biến phụ thuộc 41
4.3 Phân tích tương quan 45
4.4 Phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp OLS 48
4.5 Kiểm định mô hình 48
4.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 48
4.5.2 Kiểm định phần dư 49
4.5.3 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 49
4.5.4 Phương sai đồng nhất 51
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 51
4.6.1 Các biến có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình 51
4.6.2 Các biến không tác động đến chi tiêu giáo của hộ gia đình 54
Tóm tắt chương 4 54
CHƯƠNG 5 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Kết luận 55
Gợi ý chính sách 58
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 601
TÀI LIỆU THAM KHẢO 622
PHỤ LỤC 65
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KSMS : Khảo sát mức sống
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OLS : Bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)
VHLSS : Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục công trên GDP của Việt Nam và các nước 2
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước 21
Bảng 3.1 Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ 28
Bảng 3.2 Mô tả tóm tắt đặc điểm các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam 30
Bảng 3.3 Cách trích lọc số liệu từ dữ liệu VHLSS 32
Bảng 4.1 Thống kê mô tả tổng chi tiêu và chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình 36
Bảng 4.2 Thống kê mô tả khu vực sinh sống của hộ gia đình 37
Bảng 4.3 Thống kê mô tả dân tộc của hộ gia đình 37
Bảng 4.4 Thống kê mô tả giới tính của chủ hộ gia đình 38
Bảng 4.5 Thống kê mô tả trình độ học vấn của chủ hộ gia đình 38
Bảng 4.6 Thống kê mô tả tuổi của chủ hộ gia đình đã được mã hóa 39
Bảng 4.7 Thống kê mô tả tình trạng hôn nhân của chủ hộ gia đình 39
Bảng 4.8 Thống kê mô tả hộ thuộc diện hộ nghèo năm 2014 39
Bảng 4.9 Thống kê mô tả số giờ lao động của trẻ em trong hộ 40
Bảng 4.10 Mô tả số người trong độ tuổi từ 1-5 40
Bảng 4.11 Mô tả số người trong độ tuổi từ 6-10 40
Bảng 4.12 Mô tả số người trong độ tuổi từ 11-17 41
Bảng 4.13 Mô tả số người trong độ tuổi từ 18-22 41
Bảng 4.14 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo nơi sinh sổng của hộ gia đình 41
Bảng 4.15 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo dân tộc của chủ hộ gia đình 42
Bảng 4.16 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo giới tính của chủ hộ gia đình 42
Bảng 4.17 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo trình độ học vấn chủ hộ gia đình (cấp học) 42
Bảng 4.18 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo nhóm tuổi của chủ hộ gia đình 43
Trang 9Bảng 4.19 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo tình trạng hôn nhân
của chủ hộ gia đình 43
Bảng 4.20 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo diện hộ nghèo năm 2014 44
Bảng 4.21 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo số người phụ thuộc trong độ tuổi từ 1-5 44
Bảng 4.22 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo số người phụ thuộc trong độ tuổi từ 6-10 44
Bảng 4.23 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo số người phụ thuộc trong độ tuổi từ 11-17 45
Bảng 4.24 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo số người phụ thuộc trong độ tuổi từ 18-22 45
Bảng 4.25 Phân tích mối tương quan giữa các biến 46
Bảng 4.26 Kết quả hồi quy 48
Bảng 4.27 Mô hình tóm tắt kiểm định độ phù hợp của mô hình 48
Bảng 4.28 Phân tích phương sai (Anova) 49
Bảng 4.29 Mô tả phương sai đồng nhất 51
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 4.1 Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư 50
Hình 4.2 Đồ thị Normal P-P Plot để quan sát 50
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương tổng quan nghiên cứu sẽ giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đồng thời
bố cục của luận văn cũng được trình bày ở cuối chương
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Phát triển giáo dục và đầu tư vào vốn con người luôn là đòn bẩy quan trọng cho
sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia Ở góc độ vĩ mô, đầu tư cho giáo dục giúp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia Ở góc độ vi mô, đầu tư cho giáo dục là con đường quan trọng để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu Giáo dục còn giúp
hộ gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội Vì lẽ đó, đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Những nước đang phát triển như Việt Nam bên cạnh nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt thì nguồn vốn con người giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự sáng tạo, phát minh và phát triển kinh tế bền vững Để vốn con người được hình thành thì các nhà đầu tư thường sử dụng giáo dục đào tạo là công cụ để tạo kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống lao động Mỗi năm chính phủ thường đầu tư rất lớn vào giáo dục công và qua bảng 1.1 ta thấy tỷ lệ chi tiêu giáo dục công trên GDP của Việt Nam khá cao vào năm 2013 tỷ lệ này cao hơn cả Hoa Kỳ, ngoài ra vào năm 2011 các nước thuộc OECD có trung bình tỷ lệ chi tiêu giáo dục công trên tổng chi tiêu công là 12,9% (OECD, 2014) trong khi ở Việt Nam thì tỷ lệ này là 12,63% (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014) nên cho thấy phát triển giáo dục là chính sách quan trọng hàng đầu của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng vốn con người để cạnh tranh với quốc tế cũng như nhằm tăng thu nhập tương lai cho người dân Tuy nhiên để chính sách này phát huy hiệu quả cần phải có sự tham gia tích cực của hộ gia đình cho đầu tư giáo dục trên cả nước
Với GDP năm 2014 của Việt Nam là 186,2 tỷ đô la, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam là 2.028 đô la, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6,0, Việt Nam chi khoảng 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng vì nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé và số lượng
Trang 11người trẻ lại nhiều nên ngân quỹ này thường thiếu hụt và ít ỏi để đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo (Đào Thị Liên Hương, 2015)
Qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể, chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình cũng tăng lên Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục dẫn đến trợ cấp cho ngành giáo dục sụt giảm, gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của người dân tăng dần Như vậy, việc tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục sẽ là một tiền đề cho các chính sách được thực
hiện nhằm giúp nâng cao trình độ giáo dục của cả nước Chính vì vậy, đề tài “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014” được thực hiện
Bảng 1.1: Tỷ lệ chi tiêu giáo dục công trên GDP của Việt Nam và các nước
Nguồn: World Bank, 2014
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam trong năm 2014
Phân tích thực trạng về chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt
Trang 12Nam năm 2014
Đề xuất các giải pháp làm cơ sở và góp phần thực hiện các chính sách nhằm phân bổ hợp lý các nguồn lực trong giáo dục để nâng cao trình độ học vấn cho người dân ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam 2014?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố: điều kiện kinh tế, gia cảnh hộ, môi trường sống và nhận thức của người dân Việt Nam năm 2014
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014 Đề tài sử dụng kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014
1.5 Bố cục đề tài
Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan Các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chi tiêu cho giáo dục của hộ Cơ sở lý thuyết gồm có: giáo dục, chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, mối quan hệ giữa nguồn lực gia đình và chi tiêu cho giáo dục của hộ, kinh tế học hộ gia đình Các nghiên cứu trước có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương tập trung vào việc xác định mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, nguồn dữ liệu và các dữ liệu có liên quan Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích cụ thể để giải quyết các
Trang 13mục tiêu nghiên cứu đã đề ra cũng được xác định trong chương này
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nội dung của chương đánh giá sơ lược thực trạng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam
Kết quả phân tích chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam gồm: thống kê mô
tả, kiểm tra các giả thuyết của mô hình, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng
Từ đó, xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đó đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam năm 2014
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trình bày những kết luận được rút ra từ kết quả phân tích và đưa ra một số gợi ý
về chính sách, khuyến nghị nhằm nâng cao vốn con người của Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chi tiêu cho giáo dục của hộ Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Hộ gia đình
Hộ gia đình được xem như là một đơn vị thống kê dân số, một tập hợp người có mối quan hệ gắn kết với nhau có lúc người ta đồng nhất nó với khái niệm gia đình Xét trên ý nghĩa thống kê mỗi con người chỉ có thể thuộc về một và chỉ một hộ gia đình nào đó Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (2010) về điều tra chi tiêu cho giáo dục cho rằng hộ gia đình cần phải có bốn đặc điểm cơ bản: (1) các thành viên trong hộ có chung địa chỉ thường trú, (2) các thành viên thống nhất trong chia sẻ các loại chi phí cần thiết để đảm bảo cuộc sống, (3) có đóng góp chung phần thu nhập cũng như các loại tài sản tạo thành ngân sách chung của hộ, (4)có sự ràng buộc về mối quan hệ huyết thống hoặc tình cảm giữa các thành viên trong hộ gia đình
Theo quy định của Bộ Luật dân sự (2005) của Việt Nam thì hộ gia đình bao gồm các hành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định
2.1.2 Giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, haynghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn nhưgiáo dục tuổi ấu thơ,giáo dục tiểu học,giáo dục trung học, và giáo dục đại học (John,1944)
2.1.3 Chi tiêu cho giáo dục của hộ
Chi tiêu cho giáo dục của hộ được hiểu là số tiền của hộ gia đình dành cho giáo dục của các thành viên trong hộ trong 12 tháng
Trang 15Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2014), chi tiêu cho giáo dục của hộ bao gồm các khoản cơ bản sau:
- Các khoản chi cho việc đi học của thành viên có đi học trong 12 tháng qua cho những môn học nhà trường quy định, bao gồm: Học phí; Trái tuyến; Đóng góp cho trường lớp (quỹ xây dựng,…); Quỹ phụ huynh học sinh, quỹ lớp; Quần áo đồng phục
và trang phục theo quy định; Sách giáo khoa, sách tham khảo; Dụng cụ học tập khác (Giấy bút, cặp, vở,…); Học thêm cho môn học thuộc chương trình quy định; Chi giáo dục khác (Lệ phí thi, đi lại, trọ, bảo hiểm thân thể học sinh, sinh viên,…)
- Chi phí cho giáo dục đào tạo khác trong 12 tháng qua (các bằng ngoại ngữ, đánh máy tốc ký, cắt tóc làm đầu, trang điểm,…)
Theo ủy ban châu Âu (2010), chi phí giáo dục của hộ gia đình thành hai
phần: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cụ thể như sau:
+ Chi phí trực tiếp, gồm có: học phí, lệ phí đăng ký các khóa học, phí chăm sóc nhà trẻ, phí học thêm, phí mua sách vở, đồ dùng học tập, phí mua
đồng phục
+ Chi phí gián tiếp, gồm có: phí di chuyển trong quá trình đi học, phí mua thức ăn và ở lại nôi trú, bán trú, phí mua các đồ dùng học tập để tự học, mua sắm máy tính cá nhân, chi phí quà tặng cho người khác ngoài hộ gia đình
Trang 16phân phối hướng về những hàng hóa cho nên sẽ khác với mong muốn của từng thành viên trong hộ gia đình
2.2.2 Mô hình kinh tế của chi tiêu hộ gia đình
Houthakker (1957) đã nghiên cứu các mô hình toán kinh tế giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể và tổng chi tiêu của hộ gia đình Ban đầu có ba dạng hàm được đưa vào xem xét gồm: tuyến tính, bán logarit và logarit kép Houthakker (1957) nhận định rằng dạng hàm tuyến tính không phù hợp để phản ánh các mối quan hệ trong chi tiêu và ông đã sử dụng dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel Mô hình toán có dạng cụ thể như sau:
logYi = αi + βi log X1 + µi log X2 + εi Trong đó Yi là chi tiêu cho nhóm hàng hóa thứ i, X1 là tổng chi tiêu, X2
là số lượng thành viên trong hộ gia đình, εi là sai số, αi βi và µi là các hệ số được ước lượng từ mô hình hồi quy OLS Đối với các hệ số hồi quy thì βi và µi chính
là hệ số co dãn của tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét
trong mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng thứ i
2.2.3 Mô hình Working’s Engel
Kingdon (2005) ước tính đường cong Engel cho mặt hàng giáo dục, sau đó sử dụng các đặc điểm kỹ thuật Working – Leser để cho phép nó phi tuyến tính trong hình dạng của đường cong Engel Mô hình Working’s Engel được Kingdon (2005) trình bày như sau:
si = α +β ln(xi/ni) + µln ni +
+ ηzi + uiTrong đó: xi là tổng chi tiêu của hộ gia đình i, si là ngân sách dành cho giáo dục của hộ gia đình i, ni là quy mô hộ gia đình, zi là một véc tơ của các đặc điểm khác của
hộ gia đình như: Đẳng cấp, tôn giáo, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ, ui là sai số, nij là số lượng thành viên của hộ i phân theo độ tuổi – giới tính j Trong nghiên cứu của Kingdon (2005) có 7 nhóm tuổi theo phân theo từng giới tính nam và nữ: 0-4, 5-9, 10-14, 15-19, 20-24, 25-60, >60
2.2.4 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng trong lý
Trang 17thuyết hành vi người tiêu dùng phải thỏa mãn hai điều kiện: Tập hợp hàng hóa phải nằm trên đường ngân sách; tập hợp hàng hóa phải mang lại mức hữu dụng cao nhất cho cá nhân
Dựa trên nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng, quyết định của hộ gia đình khi lựa chọn hàng hóa là giáo dục dựa trên tối đa hóa sự thỏa mãn trong giới hạn ngân sách Qua phương trình, một hộ gia đình tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách:
U = f(E, M, θ) s.t I= PE E + M
Trong đó: E là nhu cầu giáo dục, M là nhu cầu các hàng hóa khác, θ là tham số xác định các hình thức chức năng lợi ích và thị hiếu của hộ gia đình, PE là giá cho giáo dục, giá của hàng hóa khác (PM) bằng 1 không ảnh hưởng đến phương trình Mô hình tối đa hóa lựa chọn của hộ gia đình với điều kiện ràng buộc đầu tiên:
MUE/MUM = PE
Sau khi thay thế điều kiện ràng buộc đầu tiên vào phương trình đường ngân sách, mức tiêu thụ tối ưu giáo dục E* là một hàm theo thu nhập I, giá của giáo dục PE và tham số θ:
hộ gia đình cũng là một hàm theo thu nhập I và tham số θ theo giá ổn định:
EXPE = PE E* = PE g (I, θ| PE) = φ (I, θ| PE)
2.3 Các yếu tố anh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
Một vài nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia, cho thấy việc gộp chung nguồn lực của từng thành viên để tái phân phối lại cho từng thành viên phụ thuộc vào người kiểm soát các nguồn lực Chủ hộ thường là người kiểm soát các nguồn lực, các đặc điểm của chủ hộ: Giáo dục, giới tính, thu nhập và công việc có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
Trang 18Nghiên cứu thực nghiệm của Tansel và Bircan (2006) phát hiện ra rằng, trình độ giáo dục của cha mẹ có tác động đến chi tiêu cho học thêm của con cái ở Thổ Nhĩ Kỳ Ribar (1993) đã tìm thấy là trình độ học vấn của cha mẹ tăng lên, việc hoàn thành trung học của trẻ em tăng lên
Tuổi của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Với tuổi tác, cha mẹ sẽ có kinh nghiệm hơn và hiểu được lợi ích và lợi nhuận thu về trong việc đầu tư giáo dục Nghiên cứu thực nghiệm của Mauldin và cộng sự (2001) ở Mỹ chỉ ra rằng, khi cha mẹ lớn tuổi chi tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học càng nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Donkoh và Amikuzuno (2011) ở Ghana lại chứng minh điều ngược lại Nghiên cứu cho thấy rằng, xác suất chi tiêu cho giáo dục của hộ nhiều hơn khi chủ hộ còn trẻ và giảm đi khi chủ hộ về già
Tình trạng việc làm của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chi phí giáo dục của trẻ em Thậm chí sau khi đã kiểm soát được thu nhập, tình trạng việc làm có thể ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ lên mối quan hệ giữa việc đầu tư nguồn nhân lực và lợi nhuận thu về của họ Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có mối quan hệ đáng
kể, tích cực giữa việc làm của mẹ và chi phí giáo dục của trẻ, đặc biệt trong khoảng thời gian con là thiếu niên và hoàn thành trung học (Haveman và cộng sự, 1991; Ribar, 1993)
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chi tiêu giáo dục cho trẻ em Cha mẹ đơn thân với một nguồn thu nhập duy nhất có thể mong muốn chi tiêu
ít hơn cho việc học của con Nghiên cứu thực nghiệm của Ribar (1993) đã tìm ra rằng, trưởng thành trong một gia đình cha mẹ đơn thân có tác động tiêu cực đến việc hoàn thành trung học của trẻ Điều thú vị là lớn lên trong một gia đình có bố dượng hoặc mẹ
kế giúp cho trẻ em hoàn thành việc học tốt hơn là gia đình cha mẹ đơn thân
Các kết quả khác cho thấy nó cũng phụ thuộc vào hành vi của gia đình được đo bằng lượng tiền chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ Sự gia tăng thu nhập của gia đình có thể có liên quan đến việc chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục của con cái (Tansel và Bircan, 2006)
Tuy nhiên, trong trường hợp hộ gia đình quyết định theo số đông, tức là mỗi thành viên trong hộ hành động như một cá nhân với một hàm hữu dụng riêng Samuelson (1956) đưa ra một trong những mô hình đơn giản nhất về tiêu dùng của hộ
Trang 19gia đình, theo đó thu nhập của hộ gia đình luôn được chia thành những tỷ lệ cụ thể cho trước cho các thành viên trong hộ Mỗi thành viên chọn cho mình lượng tiền tiêu dùng
để tối đa hóa hữu dụng trong giới hạn ngân sách được cấp
Từ những lý thuyết thảo luận ở trên, có thể thấy rằng, kết cấu hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục, tức là, số lượng trẻ em trong hộ gia đình Hơn nữa, không chỉ kết cấu hộ gia đình mà các đặc điểm cá nhân của những thành viên trong hộ như chủ hộ cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
Mặc dù cha mẹ nhận thức được giáo dục có lợi cho tương lai của con cái và gia đình họ, tuy nhiên, mong muốn đầu tư cho việc học của con cái có thể bị hạn chế bởi nguồn lực sẵn có trong hộ gia đình (Schultz, 1993) Mô hình kinh tế hộ gia đình cũng cung cấp một cách giải thích toàn diện về tình trạng cha mẹ không có khả năng tăng phúc lợi cho con cái họ Mô hình này mặc định rằng cha mẹ với thu nhập thấp hoặc cha mẹ có nhiều con phải cân bằng giữa phúc lợi ở tương lai và nhu cầu trước mắt của
hộ gia đình, cha mẹ không thể dự đoán được lợi nhuận thu lại ở tương lai trong việc đến trường của con em họ, chính vì vậy họ sẽ quan tâm đến nhu cầu sống còn của hộ hơn là mạo hiểm đầu tư cho giáo dục của con cái Trong trường hợp này, khi thị trường lao động địa phương cung cấp cơ hội kiếm thêm thu nhập, việc phân bổ trẻ em vào các hoạt động sản xuất tại nhà hoặc trong thị trường lao động là một tồn tại phổ biến đối với các hộ gia đình nghèo Nghiên cứu thực nghiệm của Hill và Duncan (1987) phát hiện ra rằng, mức thu nhập của gia đình có liên quan đến giáo dục và sự nghiệp đạt được của con cái Trong một nghiên cứu thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thành trung học của Haveman, Wolfe, và Spaulding (1991) phát hiện ra rằng, trẻ em ít có khả năng tốt nghiệp cao khi họ là những người nghèo Tuy nhiên, một lập luận được hỗ trợ bởi các nghiên cứu gần đây là, một số lượng đáng kể các trẻ
em không tham gia vào bất cứ hoạt động sản xuất nào nhưng vẫn không đi học (Fuller
và cộng sự, 1995)
Liên quan chặt chẽ đến nguồn lực của gia đình là thành phần gia đình, nó có thể cải thiện hay ngăn chặn giới hạn các nguồn lực trong gia đình Ủng hộ lập luận này là giả thuyết nguồn lực pha loãng, trong đó nhấn mạnh rằng số lượng trẻ em trong một gia đình có mối tương quan nghịch với cơ hội giáo dục của trẻ em Mô hình này giả thuyết rằng nguồn lực của cha mẹ như thời gian, năng lượng và tiền bạc là hữu hạn và
Trang 20các nguồn lực đó được chia nhỏ hơn nếu thêm trẻ em Do đó, số lượng anh chị em càng lớn, số tiền đầu tư vào việc học của mỗi cá nhân càng nhỏ Những nghiên cứu thực nghiệm khác nhau ở các nước liên tục khẳng định cho mối quan hệ nghịch đảo giữa số lượng anh chị em và việc giáo dục của trẻ (Haveman và cộng sự, 1991; Ribar, 1993; Lillard và Willis, 1994; Parish và Willis, 1993) Haveman và cộng sự (1991) tìm thấy rằng, số lượng anh chị em trong gia đình lớn có tác động tiêu cực vào khả năng hoàn thành trung học của trẻ Ribar (1993) phát hiện rằng, có càng nhiều anh chị em thì trình độ học vấn của trẻ sẽ giảm Nguyên nhân là khi tăng một trẻ em sẽ tăng tổng chi phí giáo dục của hộ nhưng lại làm giảm chi phí giáo dục tính trên 1 trẻ Tuy nhiên, nghiên cứu của Chernichovsky (1985) ở Botswana đã bác bỏ quan điểm này với hai lập luận thuyết phục Đầu tiên, ông ta phát hiện rằng số lượng trẻ em ở độ tuổi đi học trong một hộ gia đình càng lớn thì càng làm tăng khả năng được đến trường của trẻ Thứ hai, việc xem xét các thế hệ trong gia đình cho thấy rằng, gia đình có thể cải thiện mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và khả năng đến trường của trẻ Với việc có ông bà sống chung trong cùng gia đình, trẻ em có nhiều khả năng đến trường hơn là gia đình chỉ có hai thế hệ (Chernichovsky, 1985) Sự mở rộng của gia đình có thể là nguồn hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho con em đến trường
Thể hiện trong quan điểm pha loãng nguồn lực là lập luận rằng kích thước gia đình không xác định việc trẻ em tham gia đến trường nhưng thứ tự sinh và vị trí của đứa trẻ trong gia đình ảnh hưởng đến cơ hội học tập của họ Nghiên cứu Parish và Willis (1993) lập luận rằng: “Một số lượng lớn trẻ em trong gia đình có thể dẫn đến không pha loãng tất cả nguồn lực nhưng để cải thiện cơ hội học tập cho các trẻ sinh sau Một khi họ bắt đầu làm việc, người sinh trước sẽ tiếp tục gửi và mang về những nguồn lực cho gia đình”
Các nghiên cứu trước
Nghiên cứu Glewwe và Patrinos (1999)
Đề tài nghiên cứu của Glewwe và Patrinos (1999): “Vai trò của khu vực tư nhân trong giáo dục ở Việt Nam: Bằng chứng từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam” Glewwe và Patrinos (1999) sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư 1992-
1993 Glewwe và Patrinos sử dụng mô hình hồi quy bội và lấy log của biến phụ thuộc (tổng chi tiêu cho giáo dục của mỗi học sinh) để nghiên cứu các yếu tố tác động đến
Trang 21chi tiêu cho giáo dục của mỗi học sinh ở ba cấp học: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Ngoài các yếu tố đã có sẵn từ nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đưa thêm một số biến trong đặc điểm hộ; đặc điểm về chủ hộ và yếu tố mới là chính sách trợ cấp vào mô hình hồi quy Kết quả hồi quy ở từng cấp học như sau:
Đối với cấp tiểu học:Trình độ học vấn của cha và mẹ có tác động đến chi tiêu cho
giáo dục của trẻ nhưng mức độ tác động không cao Khi trình độ học vấn của cha và mẹ tăng lên, chi tiêu cho giáo dục của trẻ cũng tăng tương ứng là 1,5% và 1,2% Chi tiêu bình quân đầu người của hộ tác động lớn đến chi tiêu cho giáo dục của trẻ, hệ số hồi quy cho thấy khi chi tiêu bình quân đầu người tăng lên 1% thì chi tiêu cho giáo dục tăng 63% với mức ý nghĩa 1%, có sự phân biệt giới tính như số tiền chi cho các bé gái ít hơn 5% so với các bé trai Các gia đình ở thành thị chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn 58% so với nông thôn Các biến trong khu vực cho thấy xu hướng chi cho giáo dục tăng từ miền Bắc vào miền Nam Các hộ gia đình người Hoa chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các nhóm dân tộc khác (khoảng 30% so với dân tộc Kinh), một số dân tộc thiểu số chi tiêu ít hơn cho giáo dục so với Kinh như: Khome, Mường, H’mong, khác Việt Nam Nguyên nhân theo Glewwe và Patrinos là do các nhóm dân tộc này tập trung ở nơi có mức học phí và các khoản liên quan đến trường học thấp, làm cho chí phí cho giáo dục ở các khu vực này thấp Có rất ít sự khác biệt trong tôn giáo của các hộ gia đình chi tiêu cho giáo dục, ngoại trừ các hộ là Phật giáo Quy mô hộ gia đình cũng có tác động nhưng không đáng kể đến chi tiêu hộ gia đình Đối với loại trường, không có khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của học trẻ đang theo học trường bán công so với trường công, tuy nhiên,
có sự khác biệt nhỏ giữa trường tư so với trường công
Đối với cấp trung học cơ sở: Đối với cấp trung học kết quả tìm thấy tương tự
như ở cấp độ tiểu học Trình độ học vấn của mẹ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục, còn của cha thì không Chi tiêu bình quân đầu người có tác động đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục nhưng tỷ lệ giảm hơn so với ở cấp tiểu học Có sự phân biệt giới tính trong chi tiêu cho giáo dục, khi chi tiêu cho các bé gái ít hơn 8% so với các bé trai Các cư dân thành thị chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các cư dân nông thôn (trên 47%) Các biến trong khu vực cho thấy xu hướng chi cho giáo dục tăng từ miền Bắc vào miền Nam Trong biến dân tộc, loại trừ Hoa và Mường là có sự khác biệt so với Kinh, còn khác dân tộc khác không có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục so với Kinh
Trang 22Không có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục của hộ thuộc các tôn giáo khác nhau Không giống như ở cấp tiểu học, loại trường có ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục đối với cấp trung học cơ sở Nếu như trường bán công có chi phí cao gần 40% so với trường công thì trường tư thục cao gần 2 lần so với trường công.
Đối với cấp trung học phổ thông: Cuối cùng, đối với cấp trung học phổ thông,
trình độ học vấn của cha mẹ không còn có tác động như ở các cấp thấp hơn Chi tiêu bình quân đầu người của hộ, các hộ gia đình ở thành thị và các hộ gia đình ở khu vực phía Nam vẫn có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Không có khác biệt về tôn giáo và dân tộc của các hộ gia đình chi tiêu cho giáo dục Ở cấp độ này, trường bán công có chi phí đắt hơn 40% so với trường công và không có sự khác biệt giữa trường
tư và trường công
Nghiên cứu Tilak (2002)
Đề tài nghiên cứu của Tilak (2002): “Các nhân tố quyết định đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục ở vùng nông thôn Ấn Độ”
Tilak (2002) sử dụng dữ liệu thu thập được trong khảo sát phát triển con người ở
Ấn Độ (HDI) thực hiện bởi hội đồng quốc gia về nghiên cứu kinh tế ứng dụng (NCAER) vào năm 1994 Nghiên cứu sử dụng mô hình tuyến tính logarit với phương pháp xử lý số liệu là phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) để phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục của mỗi học sinh
Các nhóm yếu tố được đưa vào mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục của mỗi học sinh: Đặc điểm hộ gia đình; Đặc điểm liên quan đến trường học; Đặc điểm phát triển kinh tế; Đặc điểm cá nhân Phạm vi của nghiên cứu Tilak (2002) chỉ xem xét ở phạm vi khu vực nông thôn Ấn Độ của các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ So với các đặc điểm sẵn
có trong nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đã đưa thêm đặc điểm về địa lý mô hình nghiên cứu Kết quả hồi quy như sau:
Đặc điểm hộ gia đình
Thu nhập hộ gia đình, quy mô hộ, trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố quyết định quan trọng trong chi tiêu cho giáo dục Thu nhập tăng, hộ gia đình có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục Trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chi tiêu cho giáo dục Giáo dục làm tăng nhận thức về những lợi
Trang 23ích của việc đi học, khi trình độ học vấn của người đứng đầu tăng, chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng tăng với mức ý nghĩa 1% Khi gánh nặng nhân khẩu của hộ gia đình (quy mô hộ gia đình) tăng lên, các hộ gia đình có thể không có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục
Đẳng cấp và tôn giáo cũng có tác động, nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ giữa các nhóm dân cư và ở các bang Địa vị xã hội được thể hiện trong biến giả Đẳng cấp (bằng 1 nếu không theo bộ lạc, bằng 0 nếu theo bộ lạc) Kết quả cho thấy hộ gia đình không theo bộ lạc có chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ theo bộ lạc Đối với các biến giả được giới thiệu về tôn giáo, ngoại trừ biến giả hồi giáo không có ý nghĩa thống kê, tất cả các biến khác có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy chi tiêu cho giáo dục sẽ cao hơn nếu đó là người Sikh và ít nhất nếu là người hồi giáo
Đặc điểm liên quan đến trường học
Trong đặc điểm liên quan đến trường học, các biến: Loại trường, sự tồn tại của trường học trong dân cư, bữa ăn, đồng phục miễn phí, dụng cụ học tập miễn phí, cấp học có tác động đến chi tiêu cho giáo dục
Loại hình trường học mà trẻ theo học: trường công, trường do chính phủ hỗ trợ hoặc trường tư nhân là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục Chi tiêu trong các trường tư thục là cao nhất, tiếp theo là các trường được chính phủ hỗ trợ và theo thứ tự đó là các trường công lập Sự tồn tại của trường học (tiểu học hoặc trung học) trong dân cư làm giảm chi phí cho giáo dục Ngoài ra, chi tiêu cho giáo dục của trẻ ở bậc tiểu học sẽ cao hơn các cấp học khác
Ba biến ưu đãi trong trường học đều có mối quan hệ với chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục Cung cấp các bữa ăn giữa ngày, cung cấp sách giáo khoa và văn phòng phẩm miễn phí, cung cấp đồng phục miễn phí làm giảm nhu cầu chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục
Đặc điểm phát triển kinh tế
Trong đặc điểm phát triển kinh tế chỉ có biến chỉ số phát triển làng có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục Chỉ số này phản ánh mức độ phát triển của làng về các tiện nghi phục vụ Chỉ số càng cao, chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình càng tăng
Đặc điểm cá nhân
Trong đặc điểm cá nhân, giới tính của đứa trẻ cũng có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Chi tiêu cho giáo dục của bé trai sẽ cao hơn 1% so với bé gái
Trang 24Nghiên cứu Aysit Tansel (2005)
Aysit Tansel (2005) nghiên cứu về chi tiêu cho việc học thêm ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích cung cấp một nền giáo dục tốt hơn cho học sinh và xác định các yếu tố tác động đến cầu giáo dục Đầu tiên tác giả nhìn nhận tổng quan về các trung tâm dạy thêm và tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc học thêm ở Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng kết quả của cuộc điều tra về chi tiêu của hộ gia đình năm 1994 Mô hình Tobit được sử dụng với các biến tổng chi tiêu của gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ và những biến về đặc điểm gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi tiêu của gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu cho giáo dục của người dân
Nghiên cứu của Đặng Hải Anh (2007)
Đề tài nghiên cứu của Đặng Hải Anh: “Các yếu tố quyết định việc học thêm và tác động của các lớp học thêm ở Việt Nam”
Đặng Hải Anh (2007) sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống dân cư 1997-1998 và 1992- 1993 Để ước lượng chi tiêu hộ gia đình cho các lớp học thêm, nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để tiến hành hồi quy Với các nhóm nhân tố được đưa vào mô hình
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc học thêm ở cấp độ tiểu học và trung học cơ sở: Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình; Đặc điểm của trường học và cộng đồng; Đặc điểm khu vực Kết quả hồi quy như sau:
Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình:Các biến có tác động là: Chi tiêu bình quân
đầu người, tuổi của học sinh, trình độ học vấn của cha, trình độ học vấn của mẹ, lớp trước khi cuối cấp, dân tộc thiểu số Mối quan tâm của hộ gia đình về thành tích học của học sinh trong suốt quá trình học ở các lớp cuối cấp có tác động lớn đến chi tiêu cho dạy thêm Một năm gần đến năm cuối cấp mang lại sự gia tăng 30% trong chi tiêu cho lớp học kèm tại trường cấp tiểu học và tăng 66% ở cấp trung học cơ sở
Tuổi của học sinh có quan hệ nghịch biến đến chi tiêu cho dạy thêm và thành tích học tập của học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở Theo Đặng Hải Anh (2007), học sinh lớn tuổi ít có khả năng tham gia lớp dạy kèm riêng và ít có khả năng
để hoàn thành tốt việc học trong trường so với học sinh trẻ tuổi hơn Một lý do có thể xảy ra bên cạnh các kết quả thu thập được là các học sinh lớn tuổi hơn có mối quan tâm khác ngoài lo lắng về việc học, ví dụ tìm kiếm thu nhập để hỗ trợ gia đình họ
Trang 25Ngoài ra, không có sự khác biệt về chi phí học thêm của bé trai và bé gái
Trình độ học vấn của mẹ có tác động đáng kể lên chi phí học thêm của trẻ ở bậc tiểu học, nhưng không có tác động lên chi phí học thêm của trẻ ở cấp trung học cơ sở Ngược lại, trình độ học vấn của cha lại ảnh hưởng không đáng kể ở bậc tiểu học, nhưng ảnh hưởng đáng kể ở bậc trung học cơ sở Cụ thể, chi tiêu cho dạy thêm ở bậc trung học cơ sở sẽ tăng 5% khi trình độ học vấn của bố tăng thêm 1 năm và chi tiêu cho dạy thêm ở cấp tiểu học sẽ tăng 3% khi trình độ học vấn của mẹ tăng thêm 1 năm Đặng Hải Anh (2007) cũng chỉ ra rằng một số ít học sinh người dân tộc thiểu số chi trả ít cho dạy thêm tại bậc tiểu học (khoảng 32%), tuy nhiên, không có sự khác biệt
ở bậc trung học cơ sở
Đặc điểm trường học và cộng đồng: Các biến có tác động là giáo viên có trình
độ, trường học có điện.Trình độ giáo viên tiểu học càng cao sẽ làm giảm bớt chi tiêu cho việc dạy thêm (58%), điều này không xảy ra ở bậc trung học cơ sở Ngoài ra, các
hộ gia đình chi nhiều hơn cho dạy thêm ở cấp trung học cơ sở khi trường học có điện Đặng Hải Anh (2007) cho rằng có lẽ điện cho phép các giáo viên mở các lớp học thêm vào ban đêm
Đặc điểm khu vực: Là đặc điểm quan trọng trong việc định đoạt chi tiêu cho dạy
thêm ở bậc tiểu học so với trung học cơ sở Đặng Hải Anh (2007) lập luận rằng sống trong một thành phố hay gần khu trung tâm chi tiêu cho dạy thêm nhiều hơn là khu vực khác (42%), nhưng chỉ ở cấp tiểu học Có lẽ đối với các hộ gia đình nông thôn, một khi họ quyết định gửi con họ học ở trường với cấp độ cao hơn, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào tương lai của con họ, vì vậy không có sự khác biệt trong học thêm ở cấp trung học cơ sở Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng có tác động rõ rệt hơn ở cấp độ tiểu học Kết quả cho thấy chi tiêu cho dạy thêm của 6 vùng đều thấp hơn so với Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng chỉ ở cấp tiểu học
Tóm lại: Nghiên cứu đề nghị và nghiên cứu Đặng Hải Anh (2007) cùng sử dụng
dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu đề nghị cũng rộng hơn, đó là các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình, so với nghiên cứu Đặng Hải Anh (2007) chỉ xem xét các nhân tố tác động đến chi tiêu của hộ gia đình cho học thêm Về phương pháp, trong khi nghiên cứu này
sử dụng mô hình Tobit để hồi quy thì nghiên cứu đề nghị tiến hành lấy log của biến
Trang 26phụ thuộc nhưng sử dụng mô hình hồi quy bội Ngoài các nhân tố: Đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm chủ hộ, đặc điểm khu vực đã có sẵn từ nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đưa thêm nhân tố mới là diện hộ nghèo vào mô hình hồi quy
Nghiên cứu của Qian và Smyth (2010)
Nghiên cứu của Qian và Smyth (2012): “Chi tiêu cho giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, đặc điểm gia đình và nhu cầu học tập trong nước
và ngoài nước”
Qian and Smyth (2010) đã sử dụng dữ liệu điều tra từ 32 thành phố được lựa chọn trên toàn Trung Quốc năm 2003, số quan sát của mẫu nghiên cứu khá lớn (gần 11.000 quan sát) Để ước lượng chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục, nhóm tác giả sử dụng mô hình Tobit để xử lý dữ liệu Nghiên cứu đã tách biệt được rõ ràng nhu cầu và chi phí cho giáo dục trong nước và đi du học nước ngoài Các nhân tố được đưa vào
mô hình: Thu nhập hộ gia đình (phân theo 5 nhóm thu nhập, trình độ học vấn của cha
mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, số lượng học sinh của gia đình ở các cấp độ (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học), cư dân ven biển, người mẹ độc thân, người cha độc thân Kết quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc học của con cái Trong đó, có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của nhóm 4 và nhóm 5 so với nhóm 1, chi tiêu cho giáo dục của hai nhóm này đều cao hơn
so với nhóm 1 Một tác động tích cực và quan trọng của trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ
Họ phát hiện ra rằng các hộ gia đình có các bà mẹ học hết phổ thông hay đại học trở lên, các bà mẹ làm công nhân và dịch vụ, cha đang làm trong những nơi chuyên nghiệp, có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục Số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chi tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non lại có tác động ngược lại Tình trạng hôn nhân của người cha cũng có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Những người cha độc thân có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình có cha và mẹ với mức ý nghĩa 10% Ngoài ra, kết quả mô hình hồi quy chi tiêu cho giáo dục ở nước ngoài của các hộ gia đình cũng chỉ rằng các hộ gia đình có thu nhập cao nhất ở khu vực ven biển với cha mẹ là những cán bộ, những nhà chuyên môn có nhiều khả năng gửi con cái của họ
ra nước ngoài du học
Trang 27Tóm lại: nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục ở
phạm vi một quốc gia, tuy nhiên so với nghiên cứu Qian and Smyth (2010) chỉ xem xét ở phạm vi khu vực thành thị thì nghiên cứu đề nghị lại xem xét cả 2 khu vực nông thôn và thành thị của
Nghiên cứu của Donkoh và Amikuzuno (2011)
Donkoh và Amikuzuno (2011) nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục ở Ghana bằng mô hình LOGIT với số liệu được sử dụng từ cuộc điều tra mức sống 2006/2007 Nghiên cứu cho thấy giới tính, tuổi, trình độ học vấn của chủ
hộ, tài sản lâu bền, vị trí sinh sống, xe buýt cá nhân … là những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho giáo dục Chủ hộ là nam chi tiêu cho giáo dục ít hơn nữ 12%; chi tiêu cho giáo dục khu vực ven biển là cao nhất Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy loại gia đình cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính phủ là kiểu hộ gia đình có nữ là chủ hộ, gia đình có đông trẻ đi học và gia đình nông thôn
Nghiên cứu của Vũ Quang Huy (2012):
Nghiên cứu của Vũ Quang Huy : “Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục
ở Việt Nam”
Vũ Quang Huy (2012) sử dụng dữ liệu cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006 Tương tự như Qian và Smyth (2010), nghiên cứu chỉ xem xét các hộ gia đình có con trong độ tuổi 22 trở xuống, có 4.578 hộ thỏa mãn điều kiện trên Để ước lượng chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục, nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để xử lý dữ liệu qua đó tối ưu được kết quả phân tích Với các đặc điểm của hộ và đặc điểm của chủ
hộ được đưa vào mô hình, kết quả mô hình hồi quy như sau:
- Thu nhập hộ gia đình có tác động đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, ảnh hưởng của các nhóm thu nhập là khác nhau chứng tỏ có sự khác biệt đối với chi tiêu cho giáo dục của các nhóm Trong đó, nhóm thu nhập thứ 5 chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục của con cái, nhiều hơn 59% so với nhóm thứ 4, không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm thu nhập thứ ba và thứ tư
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ là trung học cơ
sở, đại học và trên đại học chi tiêu nhiều hơn khoảng 2,2 lần so với chủ hộ không có bằng cấp Chủ hộ với bằng cấp cao nhất là trung học phổ thông chi tiêu nhiều nhất cho
Trang 28giáo dục
- Số lượng trẻ em trong gia đình cũng dự đoán mức độ chi cho giáo dục cao hơn
Số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chi tiêu cho giáo dục của
hộ tương ứng 136% và 60% Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non và đại học lại có tác động ngược lại
- Vũ Quang Huy (2012) cũng thấy rằng chủ hộ là nam hay người đứng đầu của
hộ đã kết hôn hoặc ly dị không có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Tuy nhiên, hộ gia đình có chủ hộ ly thân hoặc góa dành ít hơn chi tiêu cho giáo dục so với chủ hộ độc thân
- Ngoài ra, Vũ Quang Huy (2012) cũng phát hiện ra các hộ gia đình ở miền Bắc
và Nam chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình ở miền Trung Theo Vu (2012), nguyên nhân xuất phát từ yếu tố văn hóa khi các hộ gia đình ở miền Trung ở Việt Nam thường dành một khoản đầu tư lớn cho giáo dục của con cái
Tóm lại: Trong khi nghiên cứu Vũ Quang Huy (2012) sử dụng dữ liệu khảo sát
mức sống hộ gia đình 2006 để tiến hành hồi quy chi tiêu cho giáo dục của các nhóm
hộ thì nghiên cứu đề nghị đã đưa thêm các biến mới trong đặc điểm hộ, đặc điểm chủ
hộ và hộ thuộc diện nghèo vào mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012)
Đề tài nghiên cứu của Trần Thanh Sơn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ” Trần Thanh Sơn
(2012) sử dụng dữ liệu cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008
Mô hình đươc xây dựng dựa trên kết hợp giữa mô hình Tilak (2002) và việc đánh giá dạng phân phối dữ liệu của từng biến cũng như mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc qua đồ thị phân tán Phương pháp định lượng để xử lý số liệu được sử dụng là phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) Các nhóm nhân tố được đưa vào mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của
hộ gia đình cho giáo dục ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm: Đặc điểm chung của hộ gia đình; Đặc điểm của chủ hộ; Chính sách trợ cấp giáo dục Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy:
Đặc điểm chung của hộ gia đình: Các biến có tác động rõ rệt là tổng chi tiêu của
hộ gia đình, nơi sinh sống Biến quy mô hộ gia đình không có tác động
Trang 29Đầu tiên, tổng chi tiêu của hộ gia đình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu cho giáo dục với mức ý nghĩa cao (1%) Phân tích nêu rõ khi tổng chi tiêu của hộ gia đình tăng (giảm) 1% thì chi tiêu cho giáo dục của hộ tăng (giảm) 88,87% Trần Thanh Sơn (2012) nhận định giáo dục thực sự là một loại hàng hóa thiết yếu, nhận được sự quan tâm rõ rệt của người dân
Một nhân tố khác cũng có tác động lớn đến chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục đó chính là nơi sinh sống của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy với hai gia đình có đặc điểm giống nhau từ tổng chi tiêu, trình độ học vấn chủ hộ, đến trợ cấp giáo dục được hưởng nhưng khác nhau ở nơi sinh sống thì hộ gia đình ở thành thị có mức chi cho giáo dục cao hơn hộ gia đình ở nông thôn đến gần 33% Trần Thanh Sơn (2012) lý giải
có nhiều nguyên nhân làm cho mức chênh lệch khá lớn Người dân ở vùng nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp và quan niệm từ lâu đời là người ta cần nhiều sức mạnh cơ bắp hơn là trình độ học vấn cao Ở nông thôn chủ yếu tồn tại loại hình trường công lập với các chi phí đầu vào khá thấp, ít các cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở đào tạo kỹ năng Ngoài ra, ngay cả trong hệ thống giáo dục công lập, mức học phí của cùng cấp học ở vùng thành thị cũng cao hơn ở vùng nông thôn
Đặc điểm của chủ hộ:Nghiên cứu này nhận định rằng, người đóng vai trò chủ hộ
gia đình ở vùng Đông Nam Bộ không đơn thuần là đại diện cho hộ về mặt pháp lý mà còn ảnh hưởng đến các quyết định chung của hộ trong đó có chi tiêu cho giáo dục Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện thông qua số năm đi học có tương quan dương với chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục Theo Trần Thanh Sơn (2012) nhận định, có 2 lý do giải thích cho tác động trên Thứ nhất, nếu là người được đưa ra quyết định chi tiêu cho các thành viên thì chủ hộ có trình độ cao sẽ ưu tiên cho giáo dục Thứ hai, trong trường hợp chủ hộ không trực tiếp quyết định các khoản chi tiêu của những thành viên trong hộ thì họ vẫn có thể dùng sự ảnh hưởng bằng vai trò của mình hoặc thông qua các kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích lũy được để tác động lên các thành viên khác, khuyến khích họ nên đầu tư nhiều hơn cho việc học hành Kết quả cũng cho thấy, các biến khác liên quan đến chủ hộ: tuổi, dân tộc, giới tính không ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Theo Trần Thanh Sơn (2012), điều này xuất phát từ đặc thù riêng của bộ dữ liệu nghiên cứu cho vùng Đông Nam Bộ năm 2008
Trang 30Chính sách trợ cấp cho giáo dục: Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
yếu tố chính sách liên quan đến giáo dục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số tiền chi cho giáo dục của hộ Cụ thể trong nghiên cứu này là việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hộ gia đình dưới các hình thức học bổng khuyến học, khuyến tài hoặc chi hỗ trợ giáo dục Theo Trần Thanh Sơn (2012), sự gia tăng của chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục khi họ được tăng trợ cấp giáo dục là một xu hướng tích cực cần phát huy trong bối cảnh Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng khi vẫn còn nhiều người phải bỏ học do thiếu sự hỗ trợ tài chính cần thiết từ gia đình và cộng đồng
Tóm lại: Về phạm vi nghiên cứu, nếu như nghiên cứu Trần Thanh Sơn tiến hành
phân tích trong phạm vi một vùng (Đông Nam Bộ) thì nghiên cứu đề nghị tiến hành phân tích trong phạm vị rộng hơn là ở Việt Nam
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước
Glewwe
và
Patrinos
(1999)
Vai trò của khu vực tư
nhân trong giáo dục ở Việt
đến chi tiêu hộ gia đình
cho giáo dục ở vùng nông
thôn Ấn Độ
- Thu nhập của hộ
- Quy mô hộ
- Trình độ của chủ hộ
- Bậc học của người đi học
- Loại hình trường đang theo học
- Giới tính của trẻ
- Sự tồn tại của trường học trong khu dân cư
- Ưu đãi về bữa ăn, đồng phục, văn phòng phẩm
- Chỉ số phát triển làng
Trang 31lớp học thêm ở Việt Nam
- Chi tiêu bình quân đầu người
- Tuổi của học sinh
- Nghề nghiệp của cha mẹ
- Số lượng trẻ em trong gia đình (mầm non, tiểu học, trung học)
- Tình trạng hôn nhân của cha
Nghiên cứu về những nhân
tố ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục ở Ghana
- Giới tính, tuổi, trình độ học vấn của chủ
hộ, tài sản lâu bền, vị trí sinh sống, xe buýt
Trang 32đến chi tiêu của hộ gia
đình cho giáo dục: Nghiên
cứu ở vùng Đông Nam Bộ
- Tổng chi tiêu của hộ gia đình
- Nơi sinh sống của hộ
- Trình độ học vấn của chủ hộ
- Các khoản trợ cấp cho giáo dục
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan)
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày tóm tắt các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chi tiêu cho giáo dục của hộ Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày cơ sở lý thuyết gồm: Lý thuyết vốn con người, kinh tế học hộ gia đình, chi tiêu cho giáo dục của hộ, mối quan hệ giữa nguồn lực gia đình và chi tiêu cho giáo dục của hộ Ngoài ra, chương 2 còn trình bày các nghiên cứu trước có liên quan đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Qua tổng hợp cơ
sở lý thuyết và kết quả của các ngiên cứu trước cho thấy: các đặc điểm về hộ, đặc điểm
về chủ hộ, chính sách trợ cấp, đặc điểm địa lý có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình
Trang 33CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài Mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đã được trình bày ở chương 2 Đồng thời trong chương này cũng trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách thức trích lọc và quy trình xử lý số liệu
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong nghiên cứu này các biến như đặc điểm kinh tế hộ gia đình, các đặc điểm của chủ hộ và đặc điểm chung của hộ được mong đợi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam Do đó, mô hình kinh tế của Tilak (2002) sẽ được sử dụng làm nền tảng cho nghiên cứu này, bên cạnh đó do đặc điểm số liệu của các biến nên mô hình có 2 biến được phân tích dưới dạng logarit tự nhiên gồm: chi tiêu giáo dục và tổng chi tiêu của hộ gia đình
Từ đó mô hình tổng quát của nghiên cứu được viết dưới dạng:
Ln Y= β o + β 1 Ln A + β 2 X + β 3 Z + εi
Trong đó Ln Y được xem là giá trị logarit tự nhiên của chi tiêu giáo dục hộ gia đình, Ln A là giá trị logarit tự nhiên của tổng chi tiêu của hộ gia đình; X là các đặc
điểm của chủ hộ và Z là các đặc điểm chung của hộ gia đình; các hệ số βi là các tham
số và εi là sai số của mô hình
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Logarit Chi giáo dục = β o + β 1 Logarit Tổng chi tiêu của hộ + β 2 Hôn nhân chủ
hộ + β 3 Giới tính chủ hộ + β 4 Dân tộc + β 5 Trình độ học vấn cao nhất của hộ + β 6 Khu
vực + β 7 Tổng số giờ lao động của trẻ em + β 8 Diện hộ nghèo của xã/phường năm
2014 + β 9 tuổi chủ hộ + β 10 Số người trong độ tuổi từ 1 – 5 + β 11Số người trong độ
tuổi từ 6 –10+ β 12 Số người trong độ tuổi từ 11 – 17+ β 13 Số người trong độ tuổi từ 18
– 22+ εi
Dựa vào các cơ sở lý thuyết về vốn con người, kinh tế học hộ gia đình, mối quan
hệ giữa nguồn lực gia đình và chi tiêu cho giáo dục, các nghiên cứu trước có liên quan, nghiên cứu đưa thêm một số biến vào mô hình hồi quy như: tổng số giờ lao động của
Trang 34trẻ, hộ thuộc diện nghèo, khu vực sinh sống và vùng miền sinh sống
3.1.2 Giải thích các biến trong mô hình
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, mô hình nghiên cứu
đề nghị gồm có 4 nhóm nhân tố tác động: Đặc điểm hộ gia đình; Đặc điểm chủ hộ; Chính sách trợ cấp giáo dục; Đặc điểm địa lý
Đặc điểm hộ gia đình
Trong đặc điểm của hộ gia đình, số lượng trẻ em trong từng độ tuổi là yếu tố
tác động đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục (Qian và Smyth, 2010; Vũ Quang Huy, 2012) Nghiên cứu của Qian và Smyth (2010) ở Trung Quốc chỉ ra rằng số lượng trẻ em trong gia đình cũng dự đoán mức độ chi cho giáo dục cao hơn, số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chi tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ
em trong độ tuổi mầm non lại có tác động ngược lại Nghiên cứu Vũ Quang Huy (2012) ở Việt Nam cũng cho thấy số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chi tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non và đại học có tác động ngược lại Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào mô hình: Số trẻ trong độ tuổi từ 1 – 5, số trẻ trong độ tuổi từ 6 – 10, số trẻ trong độ tuổi từ 11 – 17 và số trẻ trong độ tuổi từ 18 – 22
Ngoài ra các đặc điểm về: Số giờ lao động của trẻ, hộ thuộc diện nghèo, có
ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Schultz (1993) lập luận rằng cha mẹ nhận thức được lợi ích của giáo dục cho tương lai của con cái họ nhưng mong muốn đóng góp vào việc học của con cái có thể hạn chế bởi nguồn lực có giới hạn của hộ Mô hình kinh tế hộ gia đình cũng lập luận rằng cha mẹ với thu nhập thấp hoặc cha mẹ có nhiều con phải cân nhắc giữa phúc lợi ở tương lai và nhu cầu trước mắt của hộ gia đình, trong trường hợp này khi thị trường lao động địa phương cung cấp cơ hội kiếm thêm thu nhập, việc phân bổ trẻ em vào các hoạt động sản xuất tại nhà hoặc trong thị trường lao động là chiến lược phổ biến với các gia đình nghèo Nghiên cứu thực nghiệm Haveman, Wolfe, và Spaulding (1991) cũng phát hiện rằng trẻ em ít có khả năng tốt nghiệp cao khi họ là những người nghèo Bên cạnh đó, khi hộ gia đình nghèo được vay vốn họ sẽ có nhiều cơ hội cho con cái đi học Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào các biến số giờ lao động của trẻ, hộ thuộc diện nghèo để xem xét
Ngoài các đặc điểm chung của hộ gia đình thì những đặc điểm của chủ hộ cũng
Trang 35có thể có tác động quan trọng lên các quyết định của hộ gia đình
Đặc điểm chủ hộ
Độ tuổi của chủ hộ là một yếu tố đáng quan tâm Nghiên cứu thực nghiệm của
Mauldin và cộng sự (2001) chỉ ra rằng tuổi của cha mẹ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học càng nhiều Trần Thanh Sơn (2012) trong nghiên cứu ở Việt Nam lập luận rằng chủ hộ có tuổi đời càng cao là những người từng trải trong cuộc sống, họ hiểu điều gì thực sự là cần thiết cho sự phát triển bền vững và gia tăng vốn con người cho gia đình, họ sẽ khuyến khích các thành viên khác chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục Chính vì vậy, nghiên cứu đưa biến tuổi của chủ hộ vào mô hình để nghiên cứu
Trên bản đồ thế giới, Việt Nam với hình chữ S đặc trưng, một đất nước không lớn, nhưng là một quốc gia khá đông dân và có nhiều dân tộc Mỗi một dân tộc lại có những đặc điểm riêng biệt về: Văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, kinh tế,… Chính vì vậy, chi tiêu cho giáo dục của họ cũng có những điểm khác nhau Nghiên cứu Glewwe
và Patrinos (1999) ở Việt Nam phát hiện ra rằng, các hộ gia đình người Hoa chi trả nhiều hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào khác (cao hơn mức chi tương ứng của người Kinh khoảng 35%) Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Đặng Hải Anh (2007) cũng ở Việt Nam đã chứng minh rằng học sinh dân tộc thiểu số chi tiêu ít hơn vào việc học thêm, nhưng chỉ ở cấp tiểu học Vì vậy, nghiên cứu đưa vào biến giả dân tộc Kinh vào mô hình để nghiên cứu
Theo quan niệm của nền văn hóa Á Đông, nhất là nền văn hóa Việt Nam, người đàn ông là trụ cột của gia đình, là người xem trọng sự nghiệp, mong muốn được thể hiện mình trong xã hội Vì vậy, họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với bản thân mình và con cái mình, một khi họ đóng vai trò là chủ hộ, họ sẽ mong muốn đầu
tư thật tốt cho giáo dục của con cái mình, từ đó dẫn đến chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục của hộ Chính vì vậy, nghiên cứu đưa biến giả giới tính của chủ hộ vào mô hình để xem xét xem có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ khi chủ hộ là nam
so với chủ hộ là nữ hay không
Một yếu tố khác là tình trạng hôn nhân của chủ hộ cũng có thể ảnh hưởng đến
chi tiêu cho giáo dục của hộ Nghiên cứu Qian và Smyth ở Trung Quốc (2010) chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân của người cha cũng có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của
Trang 36hộ gia đình Những người cha độc thân có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với những gia đình có cả cha và mẹ Nghiên cứu Vũ Quang Huy (2012) ở Việt Nam lại chỉ
ra rằng không có sự khác biệt về chi tiêu cho giáo dục của hộ có chủ hộ đã kết hôn so với chủ hộ độc thân, bên cạnh đó, hộ gia đình có chủ hộ ly thân hoặc góa dành ít hơn chi tiêu cho giáo dục so với chủ hộ độc thân Chính vì vậy, nghiên cứu đưa biến giả chủ hộ đã kết hôn vào mô hình nghiên cứu
Bên cạnh đặc điểm về tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân thì trình độ học vấn, công việc của chủ hộ cũng là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình
Qua các nghiên cứu của Glewwe và Patrinos (1999), Tilak (2002), Đặng Hải Anh (2007), Qian và Smyth (2010), Vu (2012), Trần Thanh Sơn (2012) chỉ ra rằng có tác động của yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ theo hướng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Với trình độ cao, người chủ hộ nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục với mình cũng sẽ có tác động đến các thành viên trong hộ, chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng sẽ tăng lên Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào mô hình biến: Trình độ học vấn của chủ hộ để xem xét xem yếu tố này có tác động đến chi tiêu cho giáo dục
Công việc của chủ hộ cũng có thể liên quan đến chi phí giáo dục của trẻ em Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể, tích cực giữa việc làm của mẹ, đặc biệt trong khoảng thời gian con là thiếu niên và hoàn thành trung học (Haveman và cộng sự, 1991; Ribar, 1993) Nghiên cứu thực nghiêm của Vu Quang Huy (2012) ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa công việc của chủ hộ với chi tiêu cho giáo dục của hộ Thực tế ở nước ta với mức thu nhập trung bình so với thế giới, đối với những chủ hộ không có việc làm sẽ tác động rất lớn đến khả năng đi học và chi tiêu cho giáo dục của con cái Đối với họ, việc đáp ứng những nhu cầu thứ yếu hàng ngày như: Ăn, ở quan trọng hơn nhiều những nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái như: vui chơi, học tập,… Kết quả đứa trẻ phải nghỉ học để phụ giúp gia đình, còn nếu như được đi học, một số chi tiêu cho giáo dục sẽ bị giảm bớt Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào 6 biến giả công việc để xem xét xem có sự tác động của yếu
tố công việc của chủ hộ đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
Đặc điểm địa lý
Đầu tiên, yếu tố nơi sinh sống của hộ có tác động đến chi tiêu của hộ cho giáo
Trang 37dục Glewwe và Patrinos (1999), Đặng Hải Anh (2007), Qian và Smyth (2010) và Trần Thanh Sơn (2012) đã chứng minh rằng các hộ gia đình sống ở thành thị sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ở vùng khác Trần Thanh Sơn (2012) lập luận rằng ở nông thôn Việt Nam, nơi mà điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng cho giáo dục còn nhiều hạn chế, đời sống người dân còn thấp, việc chi tiêu cho giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn Ngược lại ở vùng thành thị, với nhiều loại hình trường lớp đa dạng, việc học thêm, dạy thêm cũng phổ biến hơn; học phí và các lệ phí khác cũng đắt hơn ở nông thôn Như vậy, với những khác biệt trên có thể dẫn đến việc hộ gia đình ở thành thị phải chi nhiều tiền hơn dành cho giáo dục so với các hộ gia đình ở nông thôn
Sau đây là tổng hợp các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu:
Bảng 3.1: Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ
Đặc điểm Hộ gia đình
Số giờ lao động của trẻ
Hộ thuộc diện nghèo
Khu vực sinh sống
Tổng chi tiêu của hộ
Số người trong độ tuổi từ 1-5
Số người trong độ tuổi từ 6-10
Số người trong độ tuổi từ 11-17
Số người trong độ tuổi từ 18-22
Trang 38của hộ trong 1 năm
Biến độc lập
Tổng thời gian làm việc của trẻ (số giờ lao động của trẻ) Là biến thể hiện
tổng thời gian của tất cả trẻ độ tuổi từ 6-22 trong hộ đang làm việc Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2014), việc làm bao gồm việc làm công, làm thuê từ hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản và sản xuất kinh doanh ngành nghề và dịch vụ, chế biến của hộ (ĐVT: giờ) Giả định biến này có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
Hộ thuộc diện nghèo Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ được chính quyền địa
phương xếp vào diện hộ nghèo của xã/phường trong năm phân tích, nhận giá trị 0 nếu không Cột dữ liệu thể hiện hộ thuộc diện nghèo trong VHLSS được thiết lập là hộ thuộc diện nghèo:1, hộ không thuộc diện nghèo: 2, được chuyển đổi lại thành hộ thuộc diện nghèo: 1, hộ không thuộc diện nghèo: 0 Giả thuyết biến này có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
Tuổi của chủ hộ Là biến thể hiện số tuổi của chủ hộ (ĐVT: Năm) Giả thuyết
rằng biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
Dân tộc của chủ hộ Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là người Kinh và
giá trị 0 nếu chủ hộ là người dân tộc khác Cột dữ liệu thể hiện dân tộc của hộ trong VHLSS được thiết lập là dân tộc Kinh:1, các dân tộc khác mỗi dân tộc một mã số, được chuyển đổi lại thành dân tộc Kinh:1, các dân tộc khác: 0 Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
Giới tính của chủ hộ Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu giới tính chủ hộ là nam và
giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ Giả thuyết rằng biến có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
Tình trạng hôn nhân Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đã kết hôn và giá
trị 0 nếu tình trạng khác Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
Trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ Là số năm đi học cao nhất của chủ hộ
(ĐVT: Năm) Nếu mù chữ thì nhận giá trị 0 Người có số năm đi học càng cao chứng
tỏ họ có trình độ, kiến thức chuyên môn cao, thu nhập của họ cũng sẽ cao hơn những người khác Giả đỉnh rằng biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
Khu vực sinh sống Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu nơi sinh sống của hộ là
Trang 39thành thị và 0 nếu là nông thôn Giả thuyết rằng biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
Logarit Tổng chi tiêu Là tổng chi tiêu của hộ gia đình cho tất cả các hoạt động,
chi tiêu càng nhiều thì chi cho giao dục càng nhiều Giả đỉnh rằng biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc
Số người trong độ tuổi từ 1-5 Là biến thể hiện tổng số lượng trẻ độ tuổi 1-5
đang sinh sống trong hộ (ĐVT: Người) Giả thuyết rằng biến này có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
Số người trong độ tuổi từ 6-10 Là biến thể hiện tổng số lượng trẻ trong độ
tuổi 6-10 đang sinh sống trong hộ (ĐVT: Người) Giả thuyết biến này có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
Số người trong độ tuổi từ 11-17 Là biến thể hiện tổng số lượng trẻ trong độ
tuổi 11-17 đang sinh sống trong hộ (ĐVT: Người) Giả thuyết biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
Số người trong độ tuổi từ 18-22 Là biến thể hiện tổng số lượng trẻ trong độ
tuổi 18-22 đang sinh sống trong hộ (ĐVT: Người) Giả thuyết biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc
Bảng 3.2: Mô tả tóm tắt đặc điểm các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho
giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam
Dân tộc (Biến giả)
= 1, nếu đã kết hôn
=0, nếu tình trạng khác
Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012) +
Trang 40Trình độ học vấn cao nhất của
chủ hộ
Glewwe và Patrinos (1999); Tilak (2002); Đặng Hải Anh (2007); Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012);Trần Thanh Sơn (2012);
+
Khu vực sinh sống
(Biến giả)
= 1, nếu ở thành thị
= 0, nếu ở nông thôn
Glewwe và Patrinos (1999); Đặng Hải Anh (2007);
Qian và Smyth (2010); Trần Thanh Sơn (2012)
+
Logarit Tổng chi tiêu của hộ Aysit Tansel (2005), Trần Thanh Sơn (2012) +
Số trẻ trong độ tuổi từ 1-5 Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012) -
Số trẻ trong độ tuổi từ 6-10 Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012) -
Số trẻ trong độ tuổi từ 11-17 Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012) +
Số trẻ trong độ tuổi từ 18-22 Qian và Smyth (2010); Vũ Quang Huy (2012) +
2 năm thực hiện một lần, KSMS 2014 được triển khai trên phạm vi cả nước với quy
mô mẫu 5.087 hộ được được điều tra về thu nhập, chi tiêu và các vấn đề khác Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Ngoài ra số liệu được sử dụng trong đề tài còn được thu thập từ nhiều nguồn khác như: các ấn phẩm của Tổng cục thống kê, các đề tài, tài liệu có liên quan đến chi tiêu cho giáo dục và nhiều tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục và chi tiêu cho giáo dục
Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS
Các dữ liệu được trích xuất ra từ VHLSS 2014 tương ứng với các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình mà nghiên cứu đã