Chương 3: BỆNH HEO Bài 1: BỆNH DỊCH TẢ HEO (Pestis suum) Hog Cholera, Classical swine fever, Swine fever, Swine pest, Pest porcine. Là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra do virus, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao 6090%. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết trên da, thận, lách, hạch lâm ba.... I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở bang Ohio ở Bắc Mỹ, 1883. 1885, Salmon và Smith cho rằng bệnh gây ra do một loại vi khuẩn và đặt tên là Bacillus cholera suis. 1903, De Schweinitz và Dorset chứng minh căn bệnh là virus Bệnh có hầu khắp các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Bắc Mỹ, Đan Mạch, Anh, Nhật, Pháp, Châu Phi,.... Hiện nay một số nước đã thanh toán được bệnh này như: Canada, Úc, Bắc Ailen, Đan mạch, Anh, Mỹ, Nhật Bản.... Ở Việt Nam bệnh được phát hiện vào giữa thế kỷ 20 và bệnh đã gây nhiều đợt dịch nghiêm trọng. Ở Miền Nam bệnh phát ra mạnh vào những năm 19751980. Từ sau 1980, do tác động của tiêm phòng, bệnh đã giảm và chỉ còn những ổ dịch lẻ tẻ. II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Virus dịch tả heo được xếp vào chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Virus có vỏ, virion có đường kính 4050nm, nucleocapsid có đường kính 29nm. Cấu trúc di truyền là một chuỗi ARN đơn dài khoảng 12kb (Moormann and Hulst, 1988). Có nhiều nhóm virus với đặc tính kháng nguyên khác nhau. Trong thực địa virus dịch tả heo có độc lực khác nhau. Những chủng độc lực cao gây ra những bệnh cấp tính với tỉ lệ chết cao, chủng độc lực vừa gây ra những bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính, chủng độc lực yếu chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên những chủng này gây chết phôi, thai và heo con sơ sinh. Virus chịu đựng được khoảng pH từ 510. Trong máu đã ly trích sợi huyết ở nhiệt độ 680C sau 30 phút virus vẫn không bị vô hoạt, trong dịch tế bào virus bị vô hoạt sau 10 phút. Những dung môi hòa tan lipid như ether, chloroform và deoxycholate vô hoạt virus nhanh chóng. Các chất sát trùng, đặc biệt là sud (NaOH) có tác dụng diệt virus tốt. Trong thịt và các sản phẩm của thịt, virus có thể sống lâu và là nguồn lây bệnh quan trọng. III. TRUYỀN NHIỄM HỌC 1. Loài vật mắc bệnh Heo mọi giống, mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, nặng nhất là heo con, heo sau cai sữa. Heo nái nhiễm bệnh có thể truyền virus qua nhau đến bào thai ở tất cả các giai đoạn có chửa. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhiễm của heo: lứa tuổi, những bệnh truyền nhiễm khác làm giảm sức đề kháng, stress làm giảm khả năng sản xuất kháng thể. 2. Cách lây lan Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra bệnh có thể lây qua niêm mạc mắt, đường sinh dục hoặc vết thương. 3. Cơ chế sinh bệnh Thời gian nung bệnh từ 220 ngày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây nhiễm và phát triển trong các tế bào biểu mô của hạch hạnh nhân, sau đó theo đường lâm ba lan tỏa ra các hạch lâm ba xung quanh, vào hệ thống mạch quản ngoại vi đến lách, tủy xương, hạch lâm ba nội tạng, cấu trúc lâm ba ở ruột non. Virus phát triển trong các tế bào bạch cầu, với mật độ virus trong máu rất cao. Thời gian từ khi virus xâm nhập vào đến khi lan tràn khắp cơ thể khoảng 56 ngày. Trong trường hợp nhiễm virus độc lực cao trong thể cấp tính, virus gây tổn thương thành mạch quản, gây giảm tiểu cầu trầm trọng và rối loạn tổng hợp tơ huyếtogen dẫn đến xuất huyết và nhồi huyết ở các cơ quan phủ tạng. Đối với heo bị nhiễm virus độc lực trung bình, diễn biến bệnh chậm hơn, nồng độ virus trong máu và các cơ quan nội tạng thấp hơn, thường giới hạn ở hạch hạnh nhân, tuyến nước bọt, hồi tràng và thận. Sự nhân lên của virus trong bạch cầu và trong các tế bào hệ thống lưới nội mô dẫn đến giảm bạch cầu làm cho heo có thể bị nhiễm vi khuẩn kế phát. Ngoài ra, nếu heo nái mang thai bị nhiễm những chủng virus độc lực cao, có thể bị sẩy thai hoặc đẻ ra heo con mắc bệnh và chết sau một thời gian ngắn. Sự lây truyền qua nhau với những chủng có độc lực thấp có thể dẫn đến thai khô, hoặc heo con yếu ớt, một số heo con có vẻ khoẻ mạnh nhưng mang trùng kéo dài do hiện tượng dung nạp miễn dịch và những heo này sẽ không đáp ứng miễn dịch khi được tiêm phòng. IV. TRIỆU CHỨNG Thời gian nung bệnh từ 2 12 ngày (trung bình 6 8 ngày). 1. Thể quá cấp Sốt cao 41 420 C, đờ đẫn bỏ ăn, ở những vùng da mỏng, mặt trong đùi đỏ ửng lên rồi tím, co giật. Con vật chết sau 12 ngày. Heo mắc bệnh xuất huyết ở da, co giật Heo con bệnh có cảm giác lạnh, run 2. Thể cấp tính Sốt cao 41 420C, sốt lên xuống. Khi gần chết nhiệt độ hạ. Con vật kém ăn, heo con run rẩy nằm chồng chất lên nhau, táo bón, ói mữa, co giật. Viêm kết mạc mắt, mắt nhiều ghèn 2 mí mắt dính lại nhau. Giai đoạn cuối đi đứng siêu vẹo, bại liệt chân sau. Trên da có những nốt xuất huyết ở tai, mõm, bụng và 4 chân. Bệnh kéo dài 815 ngày. Tỉ lệ chết 8595%. Heo con chết nhiều hơn heo trưởng thành. Heo mắc bệnh thở khó, ngồi giống như chó 3. Thể mãn tính Bệnh kéo dài trên 30 ngày. Con vật kém ăn, sốt, táo bón, ho và tiêu chảy kéo dài heo có thể khỏi nhưng chậm lớn. Heo cái mang thai mắc bệnh do các chủng có độc lực trung bình và thấp có thể dẫn đến sẩy thai, thai khô, đẻ non, heo con yếu ớt, có thể rụng lông và phù nề, thủy thủng dưới da và chết sau đó. Tiêu chảy phân vàng V. BỆNH TÍCH 1. Thể quá cấp Không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, vỏ thận xung huyết, hạch lâm ba sưng đỏ. 2.Thể cấp tính Xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, nhiều nhất là ở hạch lâm ba.
Trang 1Chương 3: BỆNH HEO
Bài 1: BỆNH DỊCH TẢ HEO
(Pestis suum)Hog Cholera, Classical swine fever, Swine fever, Swine pest, Pest porcine
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra do virus, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệchết cao 60-90% Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết trên da, thận, lách, hạchlâm ba
I LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở bang Ohio ở Bắc Mỹ, 1883
1885, Salmon và Smith cho rằng bệnh gây ra do một loại vi khuẩn và đặt tên
là Bacillus cholera suis.
1903, De Schweinitz và Dorset chứng minh căn bệnh là virus
Bệnh có hầu khắp các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Bắc Mỹ, ĐanMạch, Anh, Nhật, Pháp, Châu Phi,
Hiện nay một số nước đã thanh toán được bệnh này như: Canada, Úc, BắcAilen, Đan mạch, Anh, Mỹ, Nhật Bản
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện vào giữa thế kỷ 20 và bệnh đã gây nhiều đợtdịch nghiêm trọng Ở Miền Nam bệnh phát ra mạnh vào những năm 1975-1980 Từsau 1980, do tác động của tiêm phòng, bệnh đã giảm và chỉ còn những ổ dịch lẻ tẻ
II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus dịch tả heo được xếp vào chi Pestivirus, họ Flaviviridae Virus có vỏ,
virion có đường kính 40-50nm, nucleocapsid có đường kính 29nm Cấu trúc di truyền
là một chuỗi ARN đơn dài khoảng 12kb (Moormann and Hulst, 1988)
Có nhiều nhóm virus với đặc tính kháng nguyên khác nhau Trong thực địavirus dịch tả heo có độc lực khác nhau Những chủng độc lực cao gây ra những bệnhcấp tính với tỉ lệ chết cao, chủng độc lực vừa gây ra những bệnh bán cấp tính hoặcmãn tính, chủng độc lực yếu chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng Tuy nhiênnhững chủng này gây chết phôi, thai và heo con sơ sinh
Trang 2Virus chịu đựng được khoảng pH từ 5-10 Trong máu đã ly trích sợi huyết ởnhiệt độ 680C sau 30 phút virus vẫn không bị vô hoạt, trong dịch tế bào virus bị vôhoạt sau 10 phút Những dung môi hòa tan lipid như ether, chloroform vàdeoxycholate vô hoạt virus nhanh chóng Các chất sát trùng, đặc biệt là sud (NaOH)
có tác dụng diệt virus tốt Trong thịt và các sản phẩm của thịt, virus có thể sống lâu
và là nguồn lây bệnh quan trọng
III TRUYỀN NHIỄM HỌC
1 Loài vật mắc bệnh
Heo mọi giống, mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, nặng nhất là heo con, heosau cai sữa Heo nái nhiễm bệnh có thể truyền virus qua nhau đến bào thai ở tất cảcác giai đoạn có chửa Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhiễm của heo: lứa tuổi,những bệnh truyền nhiễm khác làm giảm sức đề kháng, stress làm giảm khả năng sảnxuất kháng thể
2 Cách lây lan
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra bệnh có thể lây qua niêm mạcmắt, đường sinh dục hoặc vết thương
3 Cơ chế sinh bệnh
Thời gian nung bệnh từ 2-20 ngày
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây nhiễm và phát triển trong các tế bàobiểu mô của hạch hạnh nhân, sau đó theo đường lâm ba lan tỏa ra các hạch lâm baxung quanh, vào hệ thống mạch quản ngoại vi đến lách, tủy xương, hạch lâm ba nộitạng, cấu trúc lâm ba ở ruột non Virus phát triển trong các tế bào bạch cầu, với mật
độ virus trong máu rất cao Thời gian từ khi virus xâm nhập vào đến khi lan tràn khắp
cơ thể khoảng 5-6 ngày
Trong trường hợp nhiễm virus độc lực cao trong thể cấp tính, virus gây tổnthương thành mạch quản, gây giảm tiểu cầu trầm trọng và rối loạn tổng hợp tơhuyếtogen dẫn đến xuất huyết và nhồi huyết ở các cơ quan phủ tạng
Đối với heo bị nhiễm virus độc lực trung bình, diễn biến bệnh chậm hơn, nồng
độ virus trong máu và các cơ quan nội tạng thấp hơn, thường giới hạn ở hạch hạnhnhân, tuyến nước bọt, hồi tràng và thận
Trang 3Sự nhân lên của virus trong bạch cầu và trong các tế bào hệ thống lưới nội môdẫn đến giảm bạch cầu làm cho heo có thể bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
Ngoài ra, nếu heo nái mang thai bị nhiễm những chủng virus độc lực cao, cóthể bị sẩy thai hoặc đẻ ra heo con mắc bệnh và chết sau một thời gian ngắn Sự lâytruyền qua nhau với những chủng có độc lực thấp có thể dẫn đến thai khô, hoặc heocon yếu ớt, một số heo con có vẻ khoẻ mạnh nhưng mang trùng kéo dài do hiệntượng dung nạp miễn dịch và những heo này sẽ không đáp ứng miễn dịch khi đượctiêm phòng
Sốt cao 41 - 420C, sốt lên xuống Khi gần chết nhiệt độ hạ
Con vật kém ăn, heo con run rẩy nằm chồng chất lên nhau, táo bón, ói mữa,
co giật
Viêm kết mạc mắt, mắt nhiều ghèn - 2 mí mắt dính lại nhau
Giai đoạn cuối đi đứng siêu vẹo, bại liệt chân sau
Trên da có những nốt xuất huyết ở tai, mõm, bụng và 4 chân
Trang 4Bệnh kéo dài 8-15 ngày Tỉ lệ chết 85-95% Heo con chết nhiều hơn heotrưởng thành.
Heo mắc bệnh thở khó, ngồi giống như chó
3 Thể mãn tính
Bệnh kéo dài trên 30 ngày
Con vật kém ăn, sốt, táo bón, ho và tiêu chảy kéo dài heo có thể khỏi nhưngchậm lớn
Heo cái mang thai mắc bệnh do các chủng có độc lực trung bình và thấp cóthể dẫn đến sẩy thai, thai khô, đẻ non, heo con yếu ớt, có thể rụng lông và phù nề,thủy thủng dưới da và chết sau đó
Tiêu chảy phân vàng
Xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, nhiều nhất là ở hạch lâm ba
Hạch lâm ba xuất huyết
Xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, thanh quản, phổi, dạ dày, ruột, tim, thận,bàng quang và các màng thanh mạc khác
Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở rìa lách
Trang 5Ruột xuất huyết, niêm mạc ruột hoại tử có những nốt loét hính cúc áo ở gầnvan hồi manh tràng, manh tràng và ở kết tràng.
Một số trường hợp viêm phổi, viêm màng phổi, phổi gan hóa, có ổ áp xe.Hạch hạnh nhân sưng, hoại tử
Hệ thần kinh trung ương đôi khi bị xung huyết, xuất huyết Ngoài ra nếu có sựkết hợp của các vi khuẩn khác bệnh tích thể hiện phức tạp hơn
- Bệnh tích đặc trưng: xuất huyết ở da và nhiều cơ quan phủ tạng
- Cần phân biệt với bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng
Trang 62 Chẩn đoán virus học
- Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (heo)
- Thí nghiệm trung hòa trên thỏ
Tiêm truyền 1ml huyễn dịch bệnh phẩm cho thỏ (nồng độ 10-1, 10-2 ) Sau 7ngày tiêm virus nhược độc cho thỏ, thỏ sẽ không sốt
- Phương pháp làm tăng độc lực của virus Newcastle: lấy virus dịch tả heo cấyvào môi trường tế bào dịch hoàn heo, sau 5 ngày cấy virus Newcastle, virusNewcastle sản sinh mạnh, gây bệnh tích cho tế bào
- Gây nhiễm cho tế bào một lớp (CPK: cells of pig kidney)
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
- Phản ứng ELISA
- Phản ứng RT- PCR
3 Chẩn đoán huyết thanh học
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
- Phản ứng ELISA
- Phản ứng trung hòa virus
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
VII PHÒNG BỆNH
1 Vệ sinh phòng bệnh
* Khi chưa có dịch
Các biện pháp thực hiện nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus Ở các nước
an toàn về bệnh, sự nhập khẩu heo sống và các sản phẩm thịt heo chưa xử lý nhiệtđều bị nghiêm cấm Kiểm soát vận chuyển heo, kiểm soát sát sinh
Heo mới mua về phải cách ly theo dõi ít nhất 15-30 ngày
* Khi có dịch
Phải chẩn đoán nhanh chóng để phát hiện kịp thời Công bố dịch
Cấm vận chuyển heo bệnh
Cách ly heo bệnh và heo nghi mắc bệnh
Heo mới phát bệnh hoặc heo nghi bệnh có thể dùng kháng huyết thanh điềutrị
Các bệnh phải được xử lý, giết thịt rán mỡ làm thức ăn gia súc
Trang 7Heo chết phải được xử lý và chôn sâu
Kiểm soát chặt chẽ các trại heo ở vùng bị bệnh uy hiếp
Tăng cường vệ sinh chăm sóc heo để nâng cao sức đề kháng
Hạn chế người và gia súc ra vào ổ dịch Công nhân sát trùng tay chân, tắm rửasạch sẽ trước khi ra khỏi trại
Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 10-20%, sud 2%
2 Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh
* Vaccine
Vaccine chết: an toàn, nhưng cho miễn dịch chậm và ngắn, được sử dụng ởcác nước an toàn bệnh hoặc ở những nước mà chương trình thanh toán bệnh ở giaiđọan cuối
Vaccine giảm độc: thường được sử dụng ở nước ta, cho miễn dịch nhanhchóng sau 5 ngày, thời gian miễn dịch khoảng 6 tháng đến 1 năm
* Qui trình tiêm phòng
- Đối với heo nái nên tiêm phòng 2 lần, lần thứ nhất tiêm vào khoảng 3 tuầntrước khi phối giống, lần thứ hai khoảng1 tháng trước khi đẻ
- Đối với heo con của
+ Heo mẹ chưa được tiêm phòng: tiêm vaccine lần đầu sớm 10 - 15 ngày tuổitiêm nhắc lại sau 15 ngày
+ Heo mẹ được tiêm phòng: tiêm lần đầu lúc heo được 30 ngày tuổi và tiêmnhắc lại lúc 45 ngày tuổi
Heo hậu bị: tiêm chủng 2 lần trước khi phối giống
Heo nái mang thai: tiêm ngừa lúc 1 tháng trước khi đẻ
Đối với heo đực giống nên tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần
* Kháng huyết thanh
Tạo miễn dịch tức thời, miễn dịch thụ động trong vòng 2-3 tuần, liều 1ml/kgPcho heo con, 0,5ml/kgP cho heo lớn
VIII ĐIỀU TRỊ
Điều trị không có kết quả, chủ yếu là phòng bệnh
Chỉ điều trị trong trường hợp heo mới sốt bằng kháng huyết thanh dịch tả heo
Trang 8Bài 2: BỆNH GIẢ DẠI
( Pseudorabies)
Aujeszky’s disease, Mad itch, Infectious bulbar paralysis
Đây là bệnh truyền nhiễm của heo, trâu, bò, chó, mèo, gây ra bởi virus, đặctrưng bởi triệu chứng ngứa dữ dội, co giật, suy nhược, chết Bệnh thường phát ra lẻ
tẻ, ít lan tràn (trừ trường hợp bệnh ở heo)
I LỊCH SỬ VÀ DỊA DƯ BỆNH LÝ
Năm 1902, bệnh lần đầu tiên được phát hiện bởi Aujeszky.
Schniedhoffer (1910) đã phát hiện căn bệnh là virus
Bệnh được ghi nhận ở nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu
II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus giả dại được xếp vào họ phụ Alphaherpesviridae, họ Herpesviridae.
Virus có kích thước khá lớn, virion có đường kính khoảng 150-180nm, cấu trúc ditruyền là chuỗi mạch kép ADN có trọng lượng phân tử khoảng 145 kbp.Virus có tínhkháng nguyên đồng nhất (mặc dù độc lực thay đổi) Virus bị tiêu diệt nhanh bởi nhiệt
độ và các chất sát trùng Ở 600C, virus bị tiêu diệt sau 50 phút, ở 800C sau 3 phút.Trong xác thối rửa virus bị tiêu diệt sau 11 ngày Các chất sát trùng như formol 0,5%diệt virus sau 8 phút, NaOH 1% diệt virus ngay tức khắc Tuy nhiên, virus có sức đềkháng cao trong điều kiện khô và lạnh
III TRUYỀN NHIỄM HỌC
2 Đường lây lan
Trang 9Bệnh lây trực tiếp qua giao phối, qua nhau, hoặc lây gián tiếp chủ yếu quaniêm mạc mũi hoặc qua da xây xát hoặc qua niêm mạc đường tiêu hoá.
3 Cơ chế sinh bệnh
Thời kỳ nung bệnh từ 15 giờ đến 12 ngày Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virusphát triển trước tiên trong tổ chức liên kết dưới da hoặc dưới niêm mạc (mũi, hầu)hoặc hạch hạnh nhân nơi chúng xâm nhập rồi vào máu Ngoài ra virus cũng có thểtheo dây thần kinh đến thần kinh trung ương Từ máu virus có thể lan tỏa ra nhiềunhu mô trong cơ thể (gan, thận, tuyến thượng thận) và hệ lâm ba, ngoài ra virus cũngđược tìm thấy ở buồng trứng, thể vàng heo cái và tinh dịch heo đực mắc bệnh Lúcđầu con vật xuất hiện các triệu chứng viêm thần kinh trung ương, tăng cảm giácngoài da, ngứa dữ dội (có thể ngứa toàn thân nhưng tập trung chỗ virus xâm nhập vànhững vùng xung quanh), sau đó xuất hiện các triệu chứng rối loạn do viêm não tủy,tăng hoạt động cơ năng, tăng phản xạ cảm giác, thở gấp, sốt cao, cơ năng sút kém,bại liệt
Trang 10* Thể tiềm tàng
Bệnh không thể hiện triệu chứng ra ngoài hoặc chỉ thể hiện triệu chứng chungnhư sốt trên 39,50C, có những triệu chứng tiêu hoá như biếng ăn, nôn mửa không rõràng trong vòng 1-5 ngày kết hợp với vài triệu chứng thần kinh Ở heo nái thườngthấy triệu chứng sẩy thai, thai khô, tắc sữa Con vật thường khỏi bệnh
* Thể quá cấp (hay còn gọi là thể viêm màng não)
Con vật sốt 41- 420C, sau đó có triệu chứng thần kinh, quay cuồng, nghiếnrăng, run cơ, biếng ăn, ói mữa, tiêu chảy, có những cơn động kinh, mất điều hòa, giậtnhãn cầu, heo có thể bị mù, thường con vật không ngứa Sau đó con vật bị bại liệt ởhầu, thanh quản, không nuốt được, tăng tiết nước bọt, bại liệt chân Heo con còn bú
mẹ thường chết sau 4-8 ngày
Heo con có dấu hiệu viêm não cấp tính (có triệu chứng thần kinh)
Heo con theo mẹ và heo sau cai sữa thường mắc bệnh nặng và có tỉ lệ chết cao, với triệu chứng thở khó
Ở heo nái bị nhiễm có thể bị rối loạn sinh sản tùy giai đoạn nhiễm heo có thể
có những biểu hiện khác nhau như động dục lại, sẩy thai hoặc đẻ ra nhiều thai nhũn,heo con yếu ớt
Trang 11Thai sẩy với nhiều kích thước khác nhau
2 Ở chó
Cau có, không ăn, đứng tách riêng một mình, dãn đồng tử Con vật chồm lênphía trước, thụt lùi hay xoay vòng Con vật ngứa gãi nhiều, cọ xát hoặc cắn vào mộtnơi nhất định ở gốc tai, môi, chân làm tróc da Con vật có thể ngứa toàn thân hoặckhông ngứa Đau đớn, kêu la, nhìn tuyệt vọng, khi bị những kích thích mạnh có thểlên cơn giống như cơn dại nhưng không tấn công người và các động vật khác Cơ đầu
và cơ cổ co giật nhịp nhàng (chứng giật run) Ở giai đoạn cuối con vật bị bại liệt toànthân cùng một lúc (ít khi bại liệt từ trên xuống), đôi khi con vật không ngứa, chỉ thấynôn mữa, tiêu chảy và bại liệt
Bệnh kéo dài từ 1-4 ngày Con vật có thể khỏi
Trang 12Bệnh tích đại thể thường không rõ.
Ở vùng ngứa có bệnh tích viêm hoặc hoại tử, da, thịt tróc mất do bị cắn (chó,mèo…)
Màng não tụ máu, xuất huyết
Hoại tử hạch hạnh nhân Nốt hoại tử ở gan
Viêm mũi thanh dịch có tơ huyết, thanh quản và khí quản viêm
Hạch hạnh nhân viêm và hoại tử
Hạch lâm ba ở hầu, họng sưng và xuất huyết
Phổi phù thủng, xuất huyết, có rãi rác nốt hoại tử nhỏ, phổi có thể bị viêm Màng tiếp hợp mắt bị viêm và hoá sừng, mắt mờ đục do dịch viêm tích lũy.Gan và lách rãi rác có nhiều điểm hoại tử (2-3mm) đặc trưng do herpesvirus.Viêm ruột hoại tử ở không tràng và hồi tràng có thể gặp ở heo con
Nếu quan sát tử cung của những heo nái mới vừa sẩy thai, có thể thấy viêmnhẹ ở nội mạc tử cung, thành tử cung dày và phù thủng, nhau viêm và có những điểmhoại tử Thai sẩy có vẻ còn tươi, ứ nước, thỉnh thoảng có thai khô Trong lứa đẻ bịnhiễm, có một số heo bình thường và có một số heo con yếu ớt và chết sau khi đẻ.Khi mổ khám heo và thai chết, có thể thấy gan và lách hoại tử, phổi và hạch hạnhnhân xuất huyết và hoại tử
Trang 132 Bệnh tích vi thể
Bệnh tích quan trọng nhất là viêm màng não không mủ, não, hạch và dây thầnkinh với sự tập trung của nhiều bạch cầu đơn nhân quanh mạch máu và các hạch thầnkinh đệm Hoại tử các nơron thần kinh có sự tập trung nhiều bạch cầu đơn nhân
VI CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán lâm sàng
Tương đối dễ dàng trên con vật ốm và sau khi chết (trừ trường hợp bệnh ở heo
và trường hợp không ngứa)
- Trên con vật bệnh: bệnh xảy ra đột ngột, con vật chảy nhiều nước dãi, cogiật, có thể ói mửa, ngứa dữ dội
- Trên xác chết: chết đột ngột trong đêm, tư thế như còn sống, có vết thương
do cắn gãi, não mềm sớm (nhưng không phải do thối rửa)
Cần phân biệt với bệnh:
Bệnh dại (có tư thế tấn công, kiểm tra hệ thần kinh trung ương có tiểu thểNegri)
2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Phân lập virus trên môi trường tế bào (cells of pig kidney)
- Nhuộm kháng thể huỳnh quang
- Tiêm truyền cho thỏ: sau 2-4 ngày thỏ có triệu chứng ngứa
- Tiêm truyền cho trứng: sau 4 ngày, xuất hiện bệnh tích nốt màu trắng trênmàng nhung niệu phôi gà
- Phản ứng trung hòa virus
- Phản ứng ELISA
VII PHÒNG BỆNH
* Vaccine
- Vaccine nhược độc: trên thị trường hiện nay có nhiều loại vaccine ngoại
nhập (PR- Vac, PR- Vac Plus …)
+ Đối với heo con của những nái không được tiêm phòng: tiêm lúc 21 ngàytuổi, liều 2ml/con
Trang 14+ Đối với heo con của những nái được tiêm phòng: tiêm lúc 8-12 tuần tuổi,liều 2ml/con
+ Heo nái: chủng ngừa trước khi phối và lặp lại sau 6 tháng
- Vaccine chết
Qui trình tiêm phòng giống như đối với vaccine nhược độc
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thành công trong chương trình thanh toánbệnh qua việc tiêm ngừa heo bằng vaccine đánh dấu (loại bỏ gen gE) kết hợp vớibiện pháp chẩn đoán loại để thải heo mang trùng, cai sữa sớm heo con và các biệnpháp quản lý đàn
* Vệ sinh phòng bệnh
Tăng cường diệt chuột và ký sinh trùng ngoài da
Cách ly con ốm Tiêu độc bằng dung dịch NaOH 1%
VIII ĐIỀU TRỊ
Điều trị không hiệu quả Trong trường hợp khẩn cấp có thể tiêm vaccinenhược độc ngay cho toàn đàn
Trang 15Bệnh được nghiên cứu từ năm 1918 ở nông trại phía tây Illinois (Shope, 1964)
1922, Shope và cộng tác viên đã mô tả kỹ lưỡng triệu chứng của bệnh
1930, Shope đã phân lập và định danh
2 Địa dư
Bệnh thường gặp ở các nước Châu Âu, Úc, Mỹ và một số nước Châu Á Bệnhthường xảy ra giới hạn trong một vùng hoặc thành dịch, có thể gây chết heo con nếu
vệ sinh và chăm sóc kém
Ở nước ta bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở heo con nhỏ hơn 2 tháng tuổi
II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus cúm nhóm A, thuộc họ Orthomyxoviridae, virion có vỏ bao, đường kính
từ 80-120 nm, có dạng hình cầu, hình dài hoặc hình dạng thay đổi Vỏ của virion làglycoprotein với 2 kháng nguyên trên bề mặt là kháng nguyên H (haemagglutinin) vàkháng nguyên N (neuraminidase) Hầu hết các trường hợp bệnh cúm trên heo đượcghi nhận bởi H1N1 và H3N2
Virus có sức đề kháng cao trong điều kiện lạnh, có thể bảo quản nhiều tháng ở-300C, từ 1-2 tháng trong glycerin 50% hoặc ở nhiệt độ từ 0-200C
Virus rất mẫn cảm với sự sấy khô và nhiệt độ thường cũng như các tác nhânngoại cảnh
Trang 16Ngoài ra bệnh cũng có thể có sự kết hợp của vi khuẩn Haemophilus suis, hoặc
2 Đường lây lan
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp qua mõm hoặc hít thởkhông khí có chứa virus
3 Cơ chế sinh bệnh
Virus được duy trì trong tự nhiên chủ yếu do những heo mang mầm bệnh.Ngoài heo, rất nhiều loài động vật mang và gieo rắc mầm bệnh, đặc biệt là vịt và conngười
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày, sau khi vào cơ thể qua đường hô hấp,virus được hấp phụ trên bề mặt của đường hô hấp dưới và gây viêm tổ chức kẻ phổitràn lan và gây xuất huyết ở các hạch lâm ba Tổn thất kinh tế quan trọng do heobệnh chậm lớn, kéo dài thời gian xuất chuồng Heo con từ những mẹ không có miễndịch với bệnh có tỉ lệ chết cao hơn Trong trường hợp bệnh cấp tính, heo nái mangthai có thể bị sẩy thai, thai chết, vô sinh hoặc đẻ ra heo con yếu ớt, số heo con cònsống/lứa thấp
IV TRIỆU CHỨNG
Bệnh xảy ra thình lình, phần lớn hay toàn đàn đều mắc bệnh cùng lúc
Bệnh thường xảy ra ở heo con 2-4 tuần hoặc sau cai sữa
Con vật sốt từ 40,5-41,70C, viêm cata kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, hokhan lớn giống như chó sủa (barking cough), co giật từng cơn, thở nhanh, thở khó, hámồm và ngồi như chó, thở thể bụng
Trang 17Một số con có triệu chứng ở da như nổi mẫn đỏ ở da tai, da chân hoặc cónhững vệt tím bầm.
Heo có thể táo bón hoặc tiêu chảy
Heo nái mang thai ở cuối kỳ có thể bị sẩy thai, đẻ non, ít sữa
Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% nhưng tỉ lệ chết thấp Bệnh kéo dài 2-7ngày Tỉ lệ chết vài phần trăm nhưng nếu có sự kế phát của vi khuẩn khác bệnh sẽnặng hơn, tỉ lệ chết cao
V BỆNH TÍCH
1 Bệnh tích đại thể
Bệnh tích chủ yếu là viêm phế quản, phổi, trong phế quản có chứa nhiều dịchđục nhầy, đỏ hay xám Phổi có nhiều ổ viêm, thường ở thùy trước và bên dưới Vùngphổi viêm có màu đỏ nâu, nâu xám, phế nang chứa nhiều dịch xuất có tơ huyết, có tếbào biểu mô bị tróc ra
Hạch lâm ba ở phổi sưng to, thủy thủng
Ở heo con 3-4 tuần tuổi hoặc những trường hợp bệnh kéo dài phổi viêm xẹpxuống, có màu hồng xám, cứng, mặt cắt có nhiều tơ huyết Cuống phổi trương to cóchứa niêm dịch có mủ
Khi có những vi khuẩn kế phát bệnh tích sẽ phức tạp hơn
Ở thể mãn tính, vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ rệt, phổi xẹp, màu xám đỏ,xám trắng, có những chỗ hoại tử vàng, có nhiều mủ trong các tiểu phế quản
Khí quản chứa đầy dịch nhầy Niêm dịch có trong
có bọt khí, phổi bị gan hóa bọt khí và hạch phổi sưng to
2 Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể thường thấy là các tiểu phế quản tích dịch với nhiều bạch cầutrung tính, nhiều phế nang bị xẹp, viêm phổi kẻ và khí thủng Có sự thâm nhiễm tếbào ở các vách phế nang, quanh cuống phổi và thành mạch máu
VI CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán lâm sàng
Trang 18Đặc điểm dịch tễ: bệnh xảy ra thình lình, thường gặp vào mùa đông, bệnhnặng ở heo con Tỉ lệ mắc bệnh cao, tử số thấp.
Gây bệnh thí nghiệm: cho heo con (2-4 tuần)
Phân lập virus: qua phôi gà 10 ngày tuổi, sau 72 giờ thu hoạch nước trứngkiểm tra virus bằng phản ứng HA và HI
Nhuộm kháng thể huỳnh quang, kháng thể peroxidase
ELISA, PCR dùng định type và subtype
3 Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng HI: heo bệnh cần phải được lấy mẫu 2 lần, cách nhau 3-4 tuần
VII PHÒNG BỆNH
1 Phòng bệnh bằng vaccine
Hiện nay, nhiều vaccine vô hoạt được nghiên cứu sản xuất Tuy nhiên nhiềubáo cáo cho kết quả khác nhau về đáp ứng miễn dịch và hiệu quả kinh tế của việc sửdụng vắc xin phòng bệnh trong thực tế
Trong các trại bệnh, có thể sử dụng Flu Sure RTU là vaccine phòng cúm chứavirus vô hoạt type phụ H1N1 và H3N2 tiêm ngừa cho heo con lúc 3 tuần tuổi với liều2ml/con, lặp lai sau 3 tuần Tái chủng sau 6 tháng
2 Vệ sinh phòng bệnh
Biện pháp an toàn sinh học được đặc biệt quan tâm trong công tác ngăn ngừa
sự xâm nhập của virus vào trại, bao gồm ngăn ngừa sự tiếp xúc của heo với các loàivật khác, đặc biệt là gia cầm, kể cả con người nếu nghi ngờ bị nhiễm cúm
Tạo môi trường thích hợp: chuồng trại khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ thíchhợp
Tăng cường nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của heo
Trang 19Cần kiểm tra chặt chẽ heo nhập vào trại, heo mới mua về phải cách ly và theodõi một thời gian.
Đối với nái, nếu có heo con bệnh cũng phải cách ly
Khi có bệnh xảy ra, nên loại thải những con yếu, cách ly đàn heo bệnh, tẩy uếchuồng trại
VIII ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh Chủ yếu dùng các kháng sinh trị các
vi khuẩn kế phát: penicllin, ampicillin, terramycin, sulfamid
Tiêm urotropine, các thuốc hạ sốt, thuốc trợ hô hấp, thuốc bồi dưỡng
Amantadine, tamiflu cho thấy có hiệu quả trong điều trị thực nghiệm
Bài 4: HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP TRÊN HEO (PRRS -Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome)
Trang 20Mystery swine disease, Blue ear disease, Swine infertility and abortion syndrome, Porcine epidemic abortion and respiratory syndrome.
Bệnh truyền nhiễm của heo do virus, với những triệu chứng rối loạn hô hấp vàrối loạn sinh sản trên nái mang thai Bệnh thể hiện nặng ở nái mang thai 1/3 giai đoạncuối với biểu hiện đặc trưng là sẩy thai và đẻ non Heo sơ sinh có triệu chứng hô hấpnặng với tử số cao có thể lên đến 100%, heo càng lớn triệu chứng nhẹ hơn, tỉ lệ chếtthấp
I LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1 Lịch sử phát triển
Bệnh lần đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ năm 1987 với triệu chứng là sẩy thai ở cuối thời kỳ mang thai, kéo dài thời gian động dục, heo con yếu ớt hoặc chết, tỉ lệ đẻ thấp, tỉ lệ chết cao ở heo cai sữa Sau đó, nhiều trận dịch hô hấp nặng cũng được báo cáo trên heo con theo mẹ và sau cai sữa (Keffaber, 1989; Loula, 1991) và bệnh được đặt với nhiều tên khác nhau
Năm 1991, Ủy Ban Châu Âu đề nghị gọi tên “Hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp trên heo” (Porcine reproductive and respiratory syndrome -PRRS) là tên quốc
tế thay thế cho các tên khác Ngày nay tên PRRS được sử dụng phổ biến
Từ năm 1992 trở đi bệnh lan rộng khắp nơi, gây thiệt hại đáng kể đối với các trại chăn nuôi heo công nghiệp trên thế giới (Meredith, 1995)
II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus PRRS được xếp vào chi Arterivirus, họ Arterividae, bộ Nidovirales
(Cavanaugh, 1997) Virus có hình cầu, đường kính 60-65nm với axít nhân là một
Trang 21chuỗi đơn ARN dương, capsid nhân có đường kính 30-35nm và được bao bọc bởimàng lipid đôi nhẵn Virus có tính kháng nguyên không đồng nhất, có 2 type chính làtype Châu Âu với chủng virus phân lập đầu tiên là Lelystad virus và type Châu Mỹvới chủng nguyên thủy là VR-2332
Virus có thể sống lâu trong điều kiện lạnh Ở nhiệt độ -700C đến -200C, virus
có thể sống trong nhiều tháng đến nhiều năm, ở 40C sau một tuần virus mất 90% khảnăng gây bệnh nhưng có thể duy trì nồng độ gây nhiễm thấp ít nhất trong 30 ngày Ởnhiệt độ 20-210C virus có thể duy trì khả năng gây nhiễm trong 1-6 ngày, ở 370C trong 3-24 giờ, ở 560C trong 5-56 phút Virus thích hợp ở pH = 6,5-7,5, khả năng gây nhiễm mất đi nhanh ở pH<6 và pH > 7,5 Virus bị vô hoạt khi xử lý bằng các dung môi hòa tan lipid như ether và chloroform Ngoài ra virus cũng bị vô hoạt nhanh chóng bởi nhiều loại thuốc sát trùng dù chỉ ở nồng độ thấp.Virus có thể nuôi cấy trong các đại thực bào phế nang, các tế bào có nguồn gốc từ thận khỉ xanh như CL-2621, MARC-145
III TRUYỀN NHIỄM HỌC
1 Loài vật mắc bệnh
Heo là loài động vật cảm nhiễm chủ yếu Ngoài ra một số loài chim cũng cảmnhiễm (Zimmerman và ctv, 1997)
Mầm bệnh thường xâm nhập vào trại qua các heo mang trùng Heo mắc bệnh
và heo mang trùng thải virus qua nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch và sữa
2 Đường lây lan
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây quađường tiêu hóa, qua các vết thương sâu hoặc qua đường sinh dục Khi có bệnh xảy ra,
số heo mắc bệnh gia tăng nhanh chóng, sự lây lan trong đàn heo chủ yếu do tiếp xúctrực tiếp, sau 2-3 tháng có đến 95% heo trong đàn có đáp ứng kháng thể Thời giankháng thể duy trì trong cơ thể nái và heo đực chưa được nghiên cứu kỹ nhưng hầu hếtcác thí nghiệm cho thấy thời gian miễn dịch tương đối ngắn Virus tồn tại trong tổchức của cơ thể khá lâu dẫn đến tình trạng mang trùng kéo dài, đặc biệt virus tồn tạilâu trong các mô lâm ba và hạch hạnh nhân có thể đến 157 ngày Do đó, sự lâytruyền bệnh diễn ra liên tục từ những heo nhiễm trùng sang các các heo mẫn cảm(Baysinger và Cooper, 1997)
Trang 223 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sản sinh chủ yếu trong các đại thực bàocủa niêm mạc, phế nang và một số vùng trong cơ thể và vào máu gây nhiễm trùnghuyết khoảng 12 giờ sau khi nhiễm trùng (Rossow và cộng sự, 1995) Sau đó viruslan tỏa ra toàn thân, phát triển chủ yếu trong các tế bào đơn nhân và đại thực bào tạicác mô Biến đổi bệnh lý tùy thuộc vào chủng virus, tuổi heo, sức đề kháng, sự nhiễmtrùng kế phát và yếu tố stress của môi trường Virus tác động gây viêm phổi mô kẻ,viêm cơ tim, viêm não, viêm động mạch và những biến đổi bệnh lý tại các hạch lâm
ba
Bệnh thường rất nặng ở heo con sơ sinh với tử số cao có thể lên đến 100%,heo càng lớn triệu chứng nhẹ hơn, tỉ lệ chết thấp Heo hậu bị, nái chưa phối hoặc heonọc có thể sốt, ăn ít, heo nọc có thể giảm dục tính hoặc không, nhưng virus có thểđược tìm thấy trong tinh dịch
Bệnh thể hiện nặng trên heo nái mang thai ở 1/3 giai đọan cuối, với triệuchứng đặc trưng là sẩy thai hoặc đẻ non
IV TRIỆU CHỨNG
1 Ở đàn heo sinh sản
Hiện tượng rối loạn sinh sản và triệu chứng thay đổi từng trại, tùy thuộc vàochủng virus gây bệnh, cách quản lý chăm sóc và tình trạng miễn dịch Ở những đànchưa hề có bệnh và chưa được tiêm phòng sẽ bị tổn thất lớn Heo nái và hậu bị có thể
bỏ ăn, sốt (39- 410C) và mệt lã trong vòng 1-7 ngày Tai, âm hộ, vùng mõm có màutím tái (thường thấy trong trường hợp nhiễm với những chủng Châu Âu) Rối loạnsinh sản đặc trưng là đẻ non với nhiều thai chết hoặc heo sinh non yếu ớt, heo nái mấtsữa Giai đoạn bệnh diễn ra ở thể cấp tính kéo dài trong đàn khoảng 2-3 tháng, sau đónăng suất sinh sản trong đàn có thể trở lại bình thường Bệnh cũng có thể hiện diệndai dẳng trong đàn với sự gia tăng số heo động dục dài hơn chu kỳ và heo nái khôngđẻ
Tai xanh Da vùng mông, âm hộ…xanh
Trang 232 Ở heo con và heo lứa
Heo con có thể nhiễm trùng từ trong tử cung, heo con sinh non yếu ớt, kémphát triển, chân bẹt, run cơ, viêm kết mạc mắt, mí mắt ứ nước, thân nhiệt cao, nhảymũi, ho, thở nhanh, thở khó, gầy ốm, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh, có thể cónhững vết thâm tím hoặc xuất huyết Tỉ lệ chết trước khi cai sữa cao, có thể lên đến80%
Heo từ 3-10 tuần tuổi trở lên có triệu chứng thay đổi Heo có thể sốt, viêmphổi, chậm lớn, nếu có sự kế phát của các vi khuẩn khác thì tỉ lệ chết tăng cao Heothịt, heo hậu bị, nái không mang thai và heo đực có thể sốt, ăn ít nhưng triệu chứngqua nhanh Heo đực có thể giảm tính dục
2 Bệnh tích vi thể
Trang 24Bệnh tích vi thể đặc trưng bởi hiện tượng viêm mô kẻ phổi với sự thâm nhiễmcác bạch cầu đơn nhân ở vách phế nang, tế bào phổi phồng to, tăng sinh và tích nhiềudịch viêm có mãng hoại tử trong phế nang Hạch lâm ba sưng với sự tăng sinh cácnang lâm ba, sau đó hoại tử với sự gia tăng của các đại thực bào và nhiều mảnh vỡcủa nhân trong nang Ngoài ra còn có thể thấy viêm mũi, viêm não và viêm cơ timvới sự thâm nhiễm lâm ba cầu và tương bào.
Bệnh tích nhau và thai đặc trưng bởi sự hoại tử và bong tế bào biểu mô nhau
mẹ trong tử cung Hoại tử động mạch cuống rốn, viêm mủ có tơ huyết, viêm phổi với
sự thâm nhiễm các bạch cầu đơn nhân ở vách phế nang, tế bào phổi phồng to, nhiềudịch viêm trong phế nang Viêm xơ hóa cơ tim, viêm não
ở nhiều lứa tuổi như heo theo mẹ, heo lứa, heo trưởng thành đều có thể mắc bệnh
Miễn dịch huỳnh quang
Phản ứng trung hòa virus
VII Phòng bệnh
1 Phòng bằng vaccine
Trang 25Từ khi bệnh xuất hiện, có rất nhiều nghiên cứu về vaccine và nhiều loạivaccine đã được đưa ra thị trường Tuy nhiên hiệu quả vaccine cũng có nhiều hạn chế
do đặc tính virus phát triển trong các đại thực bào (làm cản trở sản xuất kháng thểtrung hòa) Hiện nay vaccine đang được sử dụng ở một số nước Điều cần thiết làphải xác định được chủng gây bệnh tại địa phương để chọn vaccine thích hợp
2 Vệ sinh phòng bệnh
Heo cái hậu bị, heo đực mua từ những đàn không bệnh
Kiểm tra huyết thanh học và cách ly heo mới nhập về ít nhất là 30 ngày
Tiêu độc và sát trùng chuồng trại
Đồng xuất- đồng nhập (all in-all out)
Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc nâng cao sức đề kháng heo
Tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh đường hô hấp
Có rất nhiều nghiên cứu trong việc khống chế bệnh bao gồm xét nghiệm vàloại thải đàn nhiễm bệnh, gây dựng đàn mới sạch bệnh, kết hợp với các biện pháp antoàn sinh học đã cho kết quả bước đầu ở một số trại Tuy nhiên nhiều chương trìnhthanh toán bệnh thất bại do ngày càng có nhiều chủng virus phân lập được mà khôngxác định được nguồn
VIII ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc điều trị đặc hiệu Chủ yếu Sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa
và điều trị nhiễm trùng kế phát Sử dụng thuốc giảm sốt, bồi dưỡng để nâng cao sức
đề kháng gia súc Có thể tiêm acid acetylsalicylic và antiprostaglandin cho heo náimang thai ở giai đoạn cuối để giảm sốt và kéo dài thời gian mang thai
Bài 5: BỆNH RỐI LOẠN SINH SẢN DO PORCINE PARVOVIRUS
( Porcine parvovirus infection)Porcine parvovirosis
Trang 26Đây là bệnh gây ra do virus đặc trưng bởi hiện tượng chết phôi, chết thai, lứa
đẻ ít con với nhiều thai khô có kích thước khác nhau
I LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1 Lịch sử
Năm 1967, một loại virus có kích thước nhỏ được phân lập từ kết tràng cũng
như các mô khác của heo đẻ non và thai sẩy và sau đó được xác định là Porcine
parvovirus Virus này cũng được phân lập từ dịch nhầy âm đạo, tinh dịch, xoang mũi
và cả ở não
Carwrigt và Hugh (Anh,1967), Mengeling (Mỹ, 1972) xác định vai trò của
Porcine parvovirus trong rối loạn sinh sản ở heo.
Từ năm 1970-1980 những nghiên cứu huyết thanh học ở bang Ohio và Iowa
(Mỹ) cho thấy tỉ lệ heo trưởng thành có kháng thể kháng Porcine parvovirus khá cao
(80-85%) Trong một điều tra ở Mỹ ước tính có khoảng 22% tử cung của các con cái
có thai có hiện diện kháng nguyên Porcine parvovirus.
2 Địa dư bệnh lý
Bệnh phổ biến khắp nơi trên thế giới và có tầm quan trọng về mặt kinh tếtrong chăn nuôi heo công nghiệp
Ở nước ta hội chứng rối loạn sinh sản do Porcine parvovirus (PPV) được quan
tâm nhiều nhất từ những năm 1980 Bệnh gây tổn thất lớn trên các đàn nái sinh sảntrong những thập niên 1980 và những năm đầu 1990 Những năm gần đây do tiêmphòng cũng như đáp ứng miễn dịch do nhiễm virus trong tự nhiên nên bệnh có chiềuhướng giảm rõ rệt
II NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Porcine parvovirus được xếp vào chi Parvovirus, họ Parvoviridae Virion
trưởng thành có cấu trúc đối xứng khối, 2-3 capsid có cấu trúc protein, đường kínhkhoảng 20nm, có 32 capsomere, không có vỏ hoặc lipid cần thiết, trọng lượngkhoảng 5,3x106 dalton Cấu trúc di truyền là một chuỗi acid deoxyribonucleic (ADN)
có trọng lượng phân tử 1,4x106 dalton và chiếm khoảng 26% trọng lượng của virion
Virus gây ngưng kết hồng cầu chuột lang, chuột cống, gà, khỉ và hồng cầungười nhóm O
Trang 27Mặc dù virus có thể thấy ở một số tế bào khác nhau của cơ thể, nó thích hợpvới các tế bào có hoạt tính phân bào cao (high mitotic activity).
Các hạt parvovirus
III TRUYỀN NHIỄM HỌC
1 Loài vật mắc bệnh
Rối loạn sinh sản do Porcine parvovirus xảy ra chủ yếu ở loài heo, chỉ những
con cái không có miễn dịch, bị nhiễm virus vào giai đoạn đầu của thời kỳ mang thaimới có hiện tượng rối loạn sinh sản
2 Đường lây lan
Tiêu hoá, hô hấp và sinh dục
PPV gây rối loạn sinh sản bằng việc tác động trực tiếp lên phôi và thai, virusnhân lên nhanh chóng, xâm nhập vào các mô Khi phôi và thai chết, hầu hết các tế
Trang 28bào có chứa lượng lớn kháng nguyên virus trong nguyên sinh chất Kháng nguyênnày có thể được xác định bằng phương pháp nhuộm kháng thể huỳnh quang Sự chếtcủa phôi và thai là kết quả tập hợp của những tổn thương từ nhiều mô và cơ quan dovirus bao gồm cả nhau thai
IV TRIỆU CHỨNG
Các con cái bị nhiễm virus có thể dẫn đến rối loạn sinh sản, mà không có dấuhiệu của bệnh Những biến đổi bệnh lý tùy thuộc vào thời điểm con vật bị nhiễmtrùng trong suốt thời kỳ mang thai Những dấu hiệu lâm sàng ta có thể thấy ở con cái
là không đậu thai nên lên giống trở lại đúng chu kỳ hoặc dài hơn một chu kỳ, chửagiả với biểu hiện bên ngoài là bụng con cái mang thai nhỏ lại, có thể có hiện tượngsẩy thai với nhiều bào thai có kích thước khác nhau, heo con chết trước khi đẻ, số heocon trên một ổ đẻ giảm
Sự nhiễm bệnh ở con nọc không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh dục củachúng
Thai khô trong tử cung Thai khô nhiều kích thước đặc trưng do PPV
V BỆNH TÍCH
Không có bệnh tích đại thể lẫn bệnh tích vi thể được ghi nhận ở con cái không
có thai
Bệnh tích đại thể cũng không được ghi nhận ở con cái có mang thai
Bệnh tích vi thể ở các con cái hậu bị có huyết thanh âm tính đối với PPV khi
bị gây nhiễm cho các thai của nó trước 70 ngày tuổi được ghi nhận là có những điểmtập trung bạch cầu đơn nhân ở gần nội mạc tử cung, ở cơ tử cung khi các con cái nầy
bị giết ở 12 và 21 ngày sau đó Ngoài ra đối với thai có sự tập trung của tương bào vàlâm ba cầu ở não, tủy sống và màng mạch máu ở mắt, có hiện tượng hoại tử thànhmạch máu ở các mô và các cơ quan khác, những bệnh tích trên cũng được ghi nhận ởphôi ở giai đoạn sau
Trang 29Những biến đổi đại thể ở phôi là sự tái hấp thu các phôi chết, còn ở thai là sựtái hấp thu các dịch và mô mềm và có những mức độ khác nhau của sự chậm tăngtrưởng, thỉnh thoảng thấy những mạch máu nổi lên trên bề mặt của thai, sung huyết,xuất huyết và thấm máu vào các xoang của cơ thể Tiếp theo của sự xuất huyết là sựmất màu đỏ sau khi thai chết và nước được hấp thu (thai khô), những biến đổi trêncũng xảy ra ở nhau thai.
Đối với thai lớn hơn 70 ngày tuổi, những biến đổi không được ghi nhận Bệnhtích vi thể là sự phồng mạng lưới nội mô và thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân thích hợpvới việc đáp ứng miễn dịch
VI CHẨN ĐOÁN
PPV có những điểm riêng trong hội chứng rối loạn sinh sản là phần lớn bệnhxảy ra ở các con cái hậu bị, không có biểu hiện triệu chứng bệnh và gây nên hiệntượng chết phôi, chết thai hoặc cả hai ở những giai đoạn khác nhau, chửa giả, hiệntượng sẩy thai có nhưng ít
Tuy nhiên cần có những xét nghiệm ở phòng thí nhiệm để có chẩn đoán chínhxác
Tử cung của con cái mang thai giả bị loại thải cần được kiểm tra các dấu vếtcủa phôi, thai chết trước 2/3 thời gian đầu của chu kỳ mang thai
Các thai khô, heo chết trước khi sinh và những mẫu máu của con mẹ tươngứng cũng cần được kiểm tra
Có thể dùng phản ứng HA, HI, IF , SN, ELISA trong việc phát hiện kháng thểhoặc kháng nguyên PPV
Việc phân lập virus tốn nhiều thời gian và đôi khi không chính xác do virusgây nhiễm trùng chậm và từ từ giảm sau khi phôi và thai chết, hơn nữa có thể virusphân lập được là do ô nhiễm từ môi trường phòng thí nghiệm hoặc do môi trường tếbào dùng nuôi cấy đã bị nhiễm PPV
Trang 30Việc sử dụng vaccine là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động cho con cáitrước khi mang thai, cả 2 loại vaccine chết và vaccine nhược độc đã có hiệu quả vàrất an toàn khi kiểm tra so với đối chứng trong điều kiện thí nghiệm Hiện nay cácloại vaccine này được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia mà PPV được coi là nguyênnhân quan trọng gây rối loạn sinh sản.
Nên tiêm vaccine cho con cái trước khi mang thai 2-3 tuần để tạo miễn dịchtrong suốt thời kỳ mang thai, có thể tiêm lặp lại sau mỗi lần phối Đặc biệt chú ý đốivới con cái hậu bị Định kỳ tiêm phòng hàng năm cho đực hậu bị
Bài 6: BỆNH ĐẬU HEO
(Variola suilla)Swine Pox, Variole du PorcĐây là bệnh truyền nhiễm của heo, đặc trưng bởi hiện tượng sốt, mụn đậu cónước lẫn mủ trên da
I LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
Trang 31Bệnh lần đầu tiên được phát hiện do Gohier (1917) Sau đó 1842, Spinola ghinhận bệnh ở nhiều nước Châu Âu (Hungary, Rumani, Nga, Tây Ban Nha, Anh),Châu Á (Triều Tiên, Nhật Bản), Châu Phi, Châu Mỹ.
Ở nước ta, bệnh phát triển ở nhiều nơi, nhất là ở vùng đồng bằng, vùng chănnuôi tập trung
II NGHUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus gây bệnh đậu heo được xếp vào họ Poxviridae, giống Suipoxvirus Virus
có kích thước lớn, cấu trúc di truyền là chuỗi kép ADN Virus có hình thái giống nhưvirus đậu bò nhưng không gây mụn đậu trên da cho động vật thí nghiệm Virus có vỏnên nhạy cảm với ether và chloroform
Virus sống lâu trong điều kiện khô và lạnh, trong vẩy đậu cũng như trongnước sinh lý pha 50% glycerin hoặc acid phenic 0,7% nhưng bị vô hoạt nhanh bởisức nóng
III TRUYỀN NHIỄM HỌC
1 Loài vật mắc bệnh
Đây là loại bệnh của loài heo, heo con cảm thụ mạnh, nhất là heo từ 1-2 thángtuổi Heo mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai truyền miễn dịch cho heo con quasữa đầu
2 Đường truyền bệnh
- Bệnh truyền chủ yếu qua vết thương ngoài da (do vết cắn của rận
Hematopinus suis, virus sống lâu trong cơ thể rận).
- Ngoài ra bệnh còn có thể truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa
Trang 32phát triển, trên đỉnh túi hình thành vùng lõm sản sinh một chất có mảnh tế bào dunggiải (dịch đậu), trên đây là giai đoạn hình thành mụn nước Dần dần, bạch cầu xuấthiện trong tổ chức mụn nước làm cho mụn nước trở thành mụn mủ, sau đó mụn đậu
vỡ ra, chảy nước rồi mụn đậu khô, đóng vẩy Bên dưới vẩy đậu, thượng bì hoại tử vàđược thay thế bằng lớp thượng bì mới
Bệnh đậu ít gây tác hại lớn, chỉ thấy heo chậm lớn trong thời gian nổi mụn.Một số con gầy yếu, còi cọc, sức đề kháng kém, nếu có kế phát các bệnh do vi khuẩncon vật có thể chết
Bệnh tiến triển từ 2-3 ngày Trong trường hợp virus gây bại huyết, bệnh tích ở
da và niêm mạc nặng, con vật gầy, chết nhanh, có thể các bệnh tích ở đường tiêu hóa
và hô hấp chưa kịp xuất hiện
Trong trường hợp bệnh chỉ phát triển ở bộ máy hô hấp và tiêu hóa, bệnh sẽtiến triển từ 1-2 tuần Tỷ lệ chết gần 40%, có khi gần 80% nếu điều kiện vệ sinh vàdinh dưỡng kém
Trang 33thứ tương dịch màu vàng, có khi lẫn máu và mủ, mụn khô dần để lại vết thương nhỏmàu hồng, đóng vẩy, dần dần bị tróc để lại sẹo lõm trắng và dần dần mất đi.
Bệnh tiến triển trong vòng 4-5 ngày Tỷ lệ chết thấp nhưng do ngứa nên convật hay cọ sát vào tường làm cho da xây sát, những vi khuẩn khác có thể kế phát làmbệnh nặng hơn và làm lây lan bệnh cho gia súc khỏe khác
3 Thể nhẹ
Không thấy triệu chứng rõ rệt Mụn đậu xuất hiện ở da bụng, phía trong đùi,mụn thường khô cứng, không có nước và mủ
Ngoài ra còn có thể thấy những biến chứng trong bệnh đậu ở thể nặng, mụn
mủ sâu và to bằng quả mận, nằm sâu trong tổ chức liên kết dưới da thông ra ngoàibằng lỗ rò, viêm ngoại, nội tâm mạc, viêm phổi, viêm cuống phổi Trong trường hợpnày bệnh rất khó điều trị
Chủ yếu dựa vào các nốt đậu trên da bụng, tai, mõm, lưng… Cần phân biệt
với một số bệnh ngoài da như bệnh viêm da do Streptoccus hoặc Staphylococcus,
bệnh nấm da, bệnh đóng dấu…
2. Chẩn đoán virus học
Phân lập virus trên tế bào có nguồn gốc từ heo
Kiểm tra virus dưới kính hiển vi điện tử
Trang 34Phương pháp nhuộm kháng thể huỳnh quang
3 Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
Có thể dùng loại vaccine Dosikava chế bằng cách nghiền nát mụn đậu hoặcvẩy đậu khô trộn với 60% glycerin và 0.7% acid phenic
2 Vệ sinh phòng bệnh
Tăng cường vệ sinh chăm sóc để tăng sức đề kháng đối với bệnh
Cách ly heo bệnh
Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Để ngăn ngừa bệnh lan tràn cần diệt rận, ruồi và muỗi
VIII ĐIỀU TRỊ
Chưa có thuốc đặc hiệu Chủ yếu điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng ởruột, phổi
Tiêm urotropin 10% 5-10ml/con 4- 5 ngày liền
Dùng kháng sinh tránh nhiễm trùng kế phát: penicillin hoặc terramycin, cácloại sulfamid
Chăm sóc tốt gia súc: cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, giữchuồng trại thoáng, khô ráo và ấm
Trang 35Bài 7: BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT
(TGE: Transmissible gastroenteritis)Gastroenteritis in young pigs
Bệnh truyền nhiễm do virus, lây lan mạnh và thường gây chết ở heo con nhỏhơn 10 ngày tuổi, đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy do viêm dạ dày và ruột, heocon khỏi bệnh thường còi cọc chậm lớn do khả năng hấp thu kém