1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại việt nam

53 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Bằng phương pháp ước lượng GMM Generalised Method of Moments cho dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng cho mối tương quan đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều với lợ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

TỪ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS Võ Xuân Vinh

TP Hồ Chí Minh, Năm 2015

Trang 2

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nguồn thu nhập truyền thống của các ngân hàng thương mại là từ chênh lệch thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí huy động Gần đây, với sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng cũng như số lượng các công ty tài chính dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt, các ngân hàng có xu hướng đa dạng hóa nguồn thu và tìm kiếm nguồn thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống như nguồn thu từ phí dịch vụ và chứng khoán Nghiên cứu này xem xét vấn đề đa dạng hóa thu nhập thông qua việc phân tích lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 37 ngân hàng thương mại ở Việt Nam

từ năm 2006 đến năm 2013 được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng Bằng phương pháp ước lượng GMM (Generalised Method of Moments) cho dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng cho mối tương quan đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều với lợi nhuận và tác động ngược chiều với rủi ro của ngân hàng Với những khó khăn gặp phải do nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, số lượng ngân hàng trong và ngoài nước gia nhập thị trường ngày càng nhiều cộng với những quy định ngày càng siết chặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn thu nhập để hạn chế rủi ro tín dụng Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng về đa dạng hóa là không có lợi cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Các ngân hàng tập trung chủ yếu vào các hoạt động trung gian truyền thống sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn các ngân hàng có chiến lược đa dạng hóa thu nhập Kết quả cũng hàm ý đến việc tăng quy mô để các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro Đồng thời, kết quả cũng khuyến nghị các ngân hàng khi tăng trưởng cho vay cần đảm bảo đến khả năng thu hồi nợ vay

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Nền tảng chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 4

1.7 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6

2.1 Thu nhập ngân hàng 6

2.2.Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập 6

2.2.1 Đa dạng hóa 6

2.2.2 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 7

2.2.3 Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 7

2.3 Nền tảng về lợi nhuận ngân hàng 12

2.4 Nền tảng về dự báo rủi ro 13

2.5 Các chỉ số đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng 14

2.5.1 Đo lường đa dạng hóa thu nhập 14

2.5.2 Đo lường lợi nhuận 15

Trang 4

2.5.3.Đo lường rủi ro 15

2.6 Các nghiên cứu trước 17

2.7 Giả thuyết nghiên cứu 20

2.8 So sánh đề tài luận văn với các nghiên cứu trước 21

CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.1 Mô hình hồi quy tác động cố định – FEM (Fixed effect model) 23

3.2.2 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên – REM (Random effect model) 23

3.2.2 Phương pháp GMM (Generalised Method of Moments) 24

3.3 Mô hình nghiên cứu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1 Thống kê mô tả 29

4.2 Phân tích tương quan 31

4.3.Thảo luận kết quả hồi quy ước lượng 33

4.3.1 Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình 33

4.3.2 Kết quả hồi quy ước lượng 35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Hàm ý 42

5.3 Hạn chế của đề tài 42

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 43

GHI CHÚ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 48

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

với tác động cố định

phương nhỏ nhất

với tác động ngẫu nhiên

thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương đầu tiên của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát về lý do, mục tiêu và câu hỏi đặt ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu Sau cùng là ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.1 Nền tảng chọn đề tài

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng gay gắt do

số lượng các ngân hàng tăng lên một cách đáng kể từ năm 2006 Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và xu hướng cạnh tranh này còn khốc liệt hơn nữa do một trong những điều kiện khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) là các ngân hàng thương mại nước ngoài được phép mở Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

ở Việt Nam Đồng thời, số lượng và quy mô các công ty tài chính tăng lên một cách đáng kể trong thời gian gần đây cũng làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn Sự cạnh tranh gay gắt này làm cho thu nhập biên từ hoạt động truyền thống

là tín dụng ngày càng thu hẹp lại Đối mặt với thực tế đó, các ngân hàng thương mại thường đứng trước các lựa chọn là phải nâng cao chất lượng dịch vụ trong các hoạt động truyền thống hoặc tìm kiếm nguồn thu nhập phi truyền thống khác

Mặt khác, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng đáng

kể của khủng hoảng tài chính toàn cầu như tổng cầu giảm, hàng tồn kho tăng, bất động sản đóng băng Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua rất khó khăn

và các ngân hàng thương mại dường như bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì nguồn thu truyền thống của ngân hàng là từ các doanh nghiệp Hơn nữa, khi các doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động cũng là một tác nhân gây nợ xấu nhiều hơn cho ngân hàng Các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro làm cho thu nhập của các ngân hàng giảm nhiều hơn

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước ngày càng siết chặt quản lý rủi ro ngân hàng Các quy định cụ thể về phòng ngừa rủi ro được ban hành và bổ sung nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng Mức trích lập dự phòng rủi ro cũng được tăng lên để phòng

Trang 8

ngừa những ảnh hưởng của nợ xấu, và khi trích lập dự phòng nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối năm của ngân hàng Các ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc cho vay, kèm theo những quy định ban hành kiểm soát làm các ngân hàng muốn thoát khỏi những ràng buộc này, hay nói cách khác các ngân hàng đã thực hiện chiến lược

đa dạng hóa nguồn thu nhập để chuyển qua các hoạt động khác tìm kiếm cơ hội mới

Bằng cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, các ngân hàng phải chủ động mở rộng sản phẩm cung cấp cho khách hàng và đa dạng hóa các nguồn thu nhập Những thay đổi này làm tăng thu nhập ngoài lãi trong lợi nhuận ngân hàng Thu nhập ngoài lãi không chỉ từ phí dịch vụ truyền thống mà còn từ các nguồn khác như thu phí cao hơn đối với các dịch vụ hiện tại hoặc các dịch vụ mới (rút tiền mặt, quản lý tài khoản, ngân hàng điện tử,…) hoặc ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh thương mại và các hoạt động khác Với việc mở rộng các hoạt động phi truyền thống này, các ngân hàng thương mại có thể cạnh tranh trên một phân khúc thị trường rộng hơn, lợi nhuận thu từ nhiều nguồn hơn Tuy nhiên, những sự thay đổi này thực chất

có tác động như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng là câu hỏi cần nghiên cứu cụ thể

Vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Lợi nhuận và rủi ro từ đa

dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những nhận định nêu trên, dựa vào cơ sở nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại, đề tài hướng vào các mục tiêu sau:

thu nhập đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

thu nhập đến rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới để nghiên cứu thực nghiệm lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng tại thị trường Việt Nam

Trang 9

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm đặt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các câu hỏi sau:

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại Bên cạnh đó các yếu tố liên quan đến đặc điểm ngân hàng như dư nợ cho vay, quy mô, tốc độ tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng cho vay, tỷ lệ huy động trên tổng tài sản cũng được tác giả xem xét tác động đến các biến phụ thuộc

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của đề tài nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, trong đó không bao gồm các ngân hàng sáp nhập, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng có vốn nước ngoài, các ngân hàng chính sách

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đa dạng hóa ngân hàng mà cụ thể là nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy với dữ liệu bảng không cân bằng

Trước tiên, nghiên cứu hồi quy ước lượng với tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) với biến phụ thuộc và các biến kiểm soát Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp FEM hay REM Tác giả tiếp tục kiểm định những sai phạm còn tồn tại trong mô hình Với dữ liệu bảng không cân, FEM và REM không phản ánh được những ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến

Trang 10

phụ thuộc làm cho mô hình không phản ánh đúng thực tế Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Generalised Method of Moments) nhằm khắc phục những sai sót làm biến dạng mô hình mà phương pháp FEM và REM không thực hiện được Ngoài ra, ước lượng GMM được coi là ước lượng ưu việt để xử lý hiện tượng nội sinh của các biến

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết đa dạng hóa ngân hàng, đặc biệt là đa dạng hóa thu nhập ngân hàng hiện nay đang còn hạn chế Những thông tin hữu ích về đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng được giải thích và phân tích Qua đây, các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để đưa ra hướng phát triển hợp lý, đúng đắn nhằm làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng, đồng thời cải thiện tình hình tài chính ngân hàng thời kỳ hậu khủng hoảng

1.7 Cấu trúc luận văn

Đề tài nghiên cứu bao gồm các phần, các chương mô tả quy trình nghiên cứu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra Theo đó, nội dung cụ thể của đề tài được chia thành năm chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này mục đích giới thiệu về nền tảng chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Nội dung chương này trình bày các cơ sở lý thuyết phục vụ cho nội dung nghiên cứu,các khái niệm và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu Chương này mô tả quy trình nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, đồng thời mô tả phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu và trình bày mô hình nghiên cứu được sử dụng trong đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 11

Chương này phân tích kết quả nghiên cứu đạt được để kết luận các giả thuyết nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và thảo luận kết quả nghiên cứu để cho ra các kết luận Chương 5: Kết luận

Chương này nêu lên kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày các lý thuyết cơ bản xung quanh vấn đề nghiên cứu Thứ nhất, luận văn sẽ trình bày sơ lược về thu nhập ngân hàng, lý thuyết đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu nền tảng về lợi nhuận và dự báo rủi ro ngân hàng Tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày về các chỉ số đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Đồng thời, chương 2 cũng sẽ nêu lên những nghiên cứu trước đối với các chủ đề có liên quan tạo nền tảng kiến thức cơ bản để lập luận và phân tích kết quả nghiên cứu Căn cứ trên cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu cũng được đưa ra và so sánh luận văn với các nghiên cứu trước

2.1 Thu nhập ngân hàng

Theo Rose & Hudgins (2006), thu nhập là các khoản thu từ các dịch vụ đầu ra của ngân hàng bao gồm thu từ hoạt động sử dụng vốn và từ những hoạt động khác Thu nhập của ngân hàng từ các hoạt động chính sau:

hàng, thu khác từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ việc kinh doanh chứng khoán nợ

(mua bán) chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, thu nhập từ góp vốn mua

cổ phần., hoạt động kinh doanh ngoại hối

kiều hối, bảo lãnh, bảo quản tài sản,…

Trang 13

theo cùng một hướng (Sanya & Wolfe 2011) Mục tiêu đa dạng hóa trong lý thuyết danh mục đầu tư là giảm rủi ro trong danh mục đầu tư

2.2.2 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Theo Rose & Hudgins (2006), hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được giải thích thông qua sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi và bằng sự thay đổi nội tại của hai loại thu nhập được phân tích Nếu như nguồn thu nhập của ngân hàng có được chỉ duy nhất từ thu nhập lãi ròng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được phân chia giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi thì được gọi là đa dạng hóa Hoạt động đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại và các hoạt động tạo phí

và hoa hồng Với việc đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng không còn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống mà dần chuyển dịch sang kinh doanh buôn bán khác, tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng

2.2.3 Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Nguồn thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, trong đó phần lớn thu nhập là từ lãi Tuy nhiên, kể từ khi các cơ quan quản lý cho phép các ngân hàng đa dạng chức năng qua các hoạt động như đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ… đã dẫn đến một mức độ biến động chéo trong chiến lược đa dạng hóa của các ngân hàng Đa dạng hóa thu nhập làm cho thu nhập của ngân hàng không còn tập trung duy nhất vào nguồn thu từ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay mà còn

mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác Có nhiều lý do khiến các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa trong giai đoạn hiện nay Thứ nhất, khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa, các ngân hàng có cơ hội mở rộng và bán chéo sản phẩm Ví dụ, theo DeYoung & Rice (2004), việc bán chéo sản phẩm tạo ra nhiều lợi ích và giá trị cho cả khách hàng

và ngân hàng Khách hàng có thể coi ngân hàng như là một điểm đến đa dịch vụ stop shopping), nơi mà họ có thể mua tất cả các sản phẩm ngoài các sản phẩm truyền thống như mở tài khoản và các dịch vụ thanh toán Đối với ngân hàng có thể thêm

Trang 14

(one-nguồn thu nhập Đây là một điểm thuận lợi cho các ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đồng thời là cơ hội để ngân hàng thu hút và mở rộng sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Hơn nữa, với việc mở rộng sản phẩm, đa dạng hóa củng cố vai trò của ngân hàng, là trung gian giao dịch thuận tiện

và giúp cho các ngân hàng có thể hạn chế thông tin bất cân xứng bằng cách tận dụng các mối quan hệ trong cho vay để kinh doanh đa dạng hóa và ngược lại (Baele et al 2007) Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu nhập làm phân tán mức rủi ro và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng Đặc biệt, khi mà nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và nợ xấu tăng cao thì các nguồn thu từ phí giúp cho ngân hàng

ổn định được thu nhập Ngoài ra, đa dạng hóa như hàng rào chống lại nguy cơ rủi ro

và làm giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính do tập trung cho vay tạo ra sự tăng trưởng tín dụng (Froot et al 1993; Froot & Stein 1998) Thứ ba, đa dạng hóa góp phần tạo ra một phần lợi nhuận cho một ngân hàng hiện đại, để lợi nhuận không còn tập trung chủ yếu từ hoạt động tín dụng mà còn được khai thác từ các hoạt động khác Các ngân hàng trở thành các định chế tài chính lớn và mạnh khi các hoạt động không chỉ giới hạn ở hoạt động huy động và cho vay mà còn ở các dịch vụ đầu tư và bảo hiểm Thứ tư, đa dạng hóa là cơ hội để ngân hàng thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực ngân hàng Hơn nữa, theo Filson & Olfati (2014), các ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế quy mô trong việc đa dạng hóa để trở thành các định chế tài chính lớn từ việc tận dụng lợi thế trong công nghệ thông tin, nguồn dữ liệu khách hàng lớn và các nguồn lực của ngân hàng như đội ngũ nhân sự có thể khai thác thêm các hoạt động khác ngoài hoạt động truyền thống

Tuy nhiên, không có sự nhất quán trong việc đánh giá đa dạng hóa thu nhập

là hiệu quả hay không hiệu quả đối với ngân hàng ở khía cạnh rủi ro và lợi nhuận Theo các lý thuyết hiện tại về đa dạng hóa thu nhập ngân hàng thì có hai quan điểm

cơ bản trái ngược nhau:

Quan điểm thứ nhất: Đa dạng hóa thu nhập mang lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng thể hiện ở việc tăng thu nhập và giảm rủi ro

Đa dạng hóa nguồn thu nhập tạo ra nhiều lợi thế cho ngân hàng, làm giảm tổng rủi ro, làm ổn định thu nhập hoạt động của ngân hàng Thay vì tập trung vào các lĩnh

Trang 15

vực tài chính truyền thống, ngân hàng chủ động đa dạng tập danh mục thu nhập, tạo

ra nhiều nguồn thu khác nhau Bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, phân khúc thị trường rộng lớn hơn Nguồn khách hàng của lĩnh vực này sẽ bổ sung cho lĩnh vực khác tạo ra khối lượng khách hàng lớn cho ngân hàng Thêm vào đó, khách hàng tiếp nhận được nhiều sản phẩm dịch vụ của từng hoạt động kinh doanh sẽ cảm thấy tiện lợi khi giao dịch với ngân hàng Điều này tạo cho khách hàng sự tin tưởng đối với ngân hàng, nâng cao uy tín trên thị trường cho ngân hàng Chiorazzo et al (2008) đã chứng minh được rằng ngân hàng chuyển hướng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi là có lợi, đồng thời, đối với những ngân hàng nhỏ, phần thu nhập ngoài lãi rất nhỏ làm tăng hiệu quả tài chính từ việc tăng thu nhập ngoài lãi Chiorazzo et al (2008) cũng xác nhận lại những phát hiện trước đó của Smith et al (2003), đó là có sự tác động khác nhau khi tăng phần thu nhập ngoài lãi ở các thị trường khác nhau, điều này được giải thích do có sự khác biệt trong cấu trúc và các quy định hiện hành Với việc cho phép các ngân hàng đa dạng chức năng của các cơ quan quản lý, một số ngân hàng vẫn tập trung với vai trò trung gian trên thị trường bán lẻ, một số khác trở thành các tập đoàn tài chính toàn diện

Hơn nữa, việc ngân hàng mở rộng hoạt động sang một lĩnh vực mới khác cũng giống như ngân hàng cho vay một khách hàng để họ mở rộng lĩnh vực kinh doanh Điểm khác biệt ở đây là thông thường ngân hàng có lợi thế ở mặt quy mô về vốn, về công nghệ và nhân sự dễ thành công hơn nên lợi nhuận có thể cao hơn và rủi ro thấp hơn

Trong thực tế, nguồn thu nhập ngoài lãi là một chỉ số được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu và nhà quản lý để đo lường mức độ đa dạng hóa chức năng của hoạt động ngân hàng Thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn các nguồn thu nhập khác do hoạt động đa dạng hóa ngân hàng tạo ra bằng cách cung cấp một mảng rộng lớn các dịch

vụ tài chính, phát hành bảo lãnh, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, … (Baele et al 2007) Cũng theo Baele et al (2007), khi ngân hàng đa dạng hóa sang các hoạt động khác và sự kết hợp này mang tính tích cực, có nghĩa là kết hợp tốt, sẽ

có lợi cho cả chi phí và thu nhập Thứ nhất, thu nhập hợp nhất sẽ được cải thiện,

Trang 16

tương tự chi phí cũng sẽ thấp hơn do có sự phối hợp hoạt động, có sự chia sẻ các yếu

tố đầu vào như lao động, công nghệ thông tin … làm tiết kiệm chi phí hoạt động (Deng et al 2007) Thứ hai, nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn có thể tạo điều kiện cho việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ từ các hoạt động đa dạng hóa, đồng thời tận dụng nguồn khách hàng hiện hữu cho các lĩnh vực kinh doanh mới Tương tự, nguồn thông tin thu được thông qua các hoạt động từ dịch vụ, kinh doanh … có thể cải thiện được chất lượng món vay và quản lý rủi ro ngân hàng

Các ngân hàng đã và đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đa dạng từ rất sớm

để có được các kỹ năng cần thiết để thực hiện các quyết định kinh doanh hiệu quả và gặt hái được lợi nhuận khi một lĩnh vực kinh doanh cụ thể trở nên phát triển mạnh Elsas et al (2010) đã xác định đa dạng hóa thu nhập tăng lợi nhuận ngân hàng thông qua việc tăng thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng thấp hơn Landskroner et al (2005) và Gurbuz et al (2013) cũng có kết luận tương tự khi nghiên cứu vấn đề này

Quan điểm thứ hai: Đa dạng hóa thu nhập hạn chế hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thể hiện ở việc tăng rủi ro và giảm lợi nhuận

Trong khi nhiều công ty tài chính trên thế giới tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thì nhiều công ty dịch vụ tài chính và đặc biệt là ngân hàng đi theo hướng ngược lại, hoạt động đa dạng hóa thu nhập tăng lên đáng kể

Hoạt động đa dạng hóa tạo cơ hội cho các ngân hàng kinh doanh trên các lĩnh vực, phương diện mới Với những mảng hoạt động mới, ngân hàng có nhiều điều kiện

để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác mang lại lợi nhuận Tuy nhiên, mở rộng sang những lĩnh vực khác cũng đi kèm với những rủi ro Một khi tiềm lực chưa đủ để thực hiện đa dạng hóa, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn với những thay đổi, đồng thời sự chuyển biến sang những hoạt động mới cũng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn vì là hoạt động mới ngân hàng chưa lường trước được hết những ảnh hưởng của thị trường cũng như những thay đổi trong chính hoạt động kinh doanh mới

Khi ngân hàng tăng các hoạt động dịch vụ, thương mại đòi hỏi các kiến thức hiểu biết sâu, cũng như kinh nghiệm giải quyết với những khó khăn của một bộ phận

Trang 17

các nhân viên Tuy nhiên, với một lĩnh vực hoạt động mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chưa bắt kịp với các hoạt động này Lượng kiến thức hiện tại chưa đầy đủ để có thể đáp ứng chất lượng quản lý phù hợp với sự thay đổi, phát triển

do các hoạt động mới tạo ra Điều này thể hiện sự tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động ngân hàng trong đa dạng hóa

Acharya et al (2006) cho rằng đa dạng hóa ngân hàng không bảo đảm được lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng sẽ tăng cao Các ngân hàng thực hiện chiến lược

đa dạng hóa có xu hướng tăng chi phí trong quá trình thực hiện như chi phí nhân viên, chi phí đầu tư máy móc thiết bị phục vụ hoạt động mới, chi phí hệ thống công nghệ Thông thường phần chi phí này vượt quá lợi ích đa dạng hóa, do đó làm giảm hiệu quả ngân hàng Hơn nữa, chi phí quá mức có thể phát sinh các quyết định đầu tư mạo hiểm, không hiệu quả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng (DeYoung & Roland 2001)

Đa dạng hóa thu nhập tạo cho ngân hàng nhiều nguồn thu từ các hoạt động khác nhau Các hoạt động với vai trò truyền thống sẽ dễ bị sao nhãn và không còn sự tập trung phát triển như trước Thay vào đó, các ngân hàng bắt đầu chuyển dịch dần sang hoạt động tạo thu nhập từ phí, hoa hồng và kinh doanh Trước tiên, sự gia tăng các hoạt động thu phí ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (Stiroh 2004a) Cụ thể, khi tăng cường phát triển các hoạt động dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ, khách hàng phải trả thêm các khoản chi phí cho các công tác phục vụ này, thể hiện ở việc gia tăng các mức phí chuyển khoản, rút tiền, giao dịch internet banking, mobile banking, … đồng thời mức phí này là cạnh tranh giữa các ngân hàng Cùng một loại phí, khi ngân hàng này có mức thu cao hơn so với ngân hàng khác, khách hàng giao dịch sẽ không hài lòng và xuất hiện những so sánh về các dịch vụ truyền thống khác, hoặc đôi khi không đồng tình với các mức phí, họ có thể bỏ cả việc sử dụng những dịch vụ truyền thống để tiếp cận giao dịch với một ngân hàng mới Lepetit et al (2008) cho rằng khi ngân hàng đa dạng hóa thu nhập, tăng các hoạt động dịch vụ và thương mại thì các hoạt động tạo thu nhập từ phí và hoa hồng có nguy cơ gây rủi ro cao hơn hoạt động thương mại, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đa dạng hóa theo hướng đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp vốn mua cổ phần Những hoạt động này liên quan trực tiếp đến thị

Trang 18

trường chứng khoán trong nước và chịu ảnh hưởng bởi thị trường này Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một thị trường mới, các nhà đầu tư chưa

có nhiều kiến thức về kinh doanh chứng khoán, giao dịch theo hướng tự phát và theo phong trào, nên mức độ đầu tư chưa phản ánh chính xác thị trường Điển hình là sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua cũng đã ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Những phát hiện trước đây cho thấy các ngân hàng tham gia hoạt động quản lý rủi ro tín dụng chủ động cho vay rủi ro cao, trong khi sau này các nghiên cứu thể hiện các ngân hàng có đa dạng hóa chấp nhận rủi ro cao hơn và sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn

Đặc biệt, ở Mỹ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 còn có một đạo luật gọi là Gramm-Leach-Bliley Act nhằm hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động được coi là rủi ro như dịch vụ ngân hàng đầu tư, môi giới và đầu tư chứng khoán cũng như dịch vụ bảo hiểm

2.3 Nền tảng về lợi nhuận ngân hàng

Ngân hàng thương mại hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro cho phép Do đó, lợi nhuận bền vững là một trong những mục tiêu của các ngân hàng thương mại Với lợi nhuận bền vững, ngân hàng có đủ năng lực tài chính làm nền tảng nâng cao khả năng sinh lời trong tương lai đồng thời chống chọi với những tổn thất do thị trường gây ra Các tỷ số để đo lường lợi nhuận ngân hàng thường là ROA, ROE ROA là chỉ tiêu phản ánh được khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, biểu hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Chiorazzo et al 2008) ROA thấp phản ánh chính sách hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vay nợ nhiều hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay dẫn đến rủi ro chính ngân hàng ROA cao cho thấy hoạt động của ngân hàng là phù hợp với cơ cấu tài sản, tuy nhiên nếu ROA quá cao cũng thể hiện sự bất thường, cần xem xét lại quản lý rủi ro của ngân hàng ROE là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, đo lường tỷ

lệ thu nhập cho các cổ đông ngân hàng Thông thường, ROA được sử dụng để phân

Trang 19

tích lợi nhuận của ngân hàng rộng hơn ROE bởi chỉ số này xem xét đến cơ cấu sử dụng vốn giữa vốn chủ sở hữu và vay nợ

2.4 Nền tảng về dự báo rủi ro

Từ những năm 1970, dựa trên kết quả dự đoán phá sản bằng chỉ số Z đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ của Altman (1968), các nghiên cứu bắt đầu chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể như: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin, … Riêng với ngành ngân hàng, Boyd & Graham (1986) đã sử dụng chỉ số Z-score để đánh giá rủi ro phá sản của tập đoàn tài chính ngân hàng có đa dạng hóa hoạt động ngoài những lĩnh vực truyền thống, là đóng góp điển hình vào nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này

Z-score là một chỉ tiêu đo lường rủi ro thường được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm ngân hàng để phản ánh xác suất của một ngân hàng phá sản, có vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro ngân hàng cũng như sự ổn định tài chính tổng thể (Levine et al 2000) Theo Hannan & Hanweck (1988), Z-score thể hiện được sự tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng, mức sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu Ngoài ra, chỉ số này cũng thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ

đó khiến ngân hàng gặp phải nguy cơ rủi ro Chỉ số Z-score càng lớn thì rủi ro của ngân hàng càng thấp (Boyd & Graham 1986) Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy khả năng đánh giá nguy cơ phá sản và sự ổn định của ngân hàng thông qua chỉ

số Z-score Vì thế, dùng Z-score làm chỉ tiêu đại diện cho rủi ro của ngân hàng là phù hợp

RAROA và RAROE cũng là hai chỉ tiêu thường được dùng để phản ánh mức

độ ổn định của ngân hàng, phản ánh phần tỷ suất sinh lời sau khi loại bỏ yếu tố rủi

ro, cho thấy được giá trị thực của phần lợi nhuận Lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro càng cao tức là rủi ro của ngân hàng càng thấp, ngân hàng càng ổn định (Sanya & Wolfe 2011)

Trang 20

2.5 Các chỉ số đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi

ro ngân hàng

2.5.1 Đo lường đa dạng hóa thu nhập

Để đo mức độ đa dạng hóa thu nhập, trước hết cần xác định có hai thành phần chính của mạng lưới thu nhập hoạt động của ngân hàng Sự đa dạng hóa giữa hai loại thu nhập chính của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi (NET) và thu nhập ngoài lãi (NON) được đo lường bởi chỉ số HHI (rev)

HHI (rev) là chỉ số đo lường sự thay đổi trong thu nhập của ngân hàng (Elsas

et al 2010; Gurbuz et al 2013; Sanya & Wolfe 2011; Trujillo‐Ponce 2013) Thông qua chỉ số đo lường sự đa dạng hóa thu nhập, chúng ta có thể phân tích thu nhập ròng hoạt động từ hai nguồn thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Chỉ số HHI(rev), được tính toán như sau:

hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

lãi và thu nhập từ lãi

HHI_REV có ý nghĩa khác nhau giữa hai giá trị 0.50 và 1.00 HHI_REV đạt giá trị 0.50 cho thấy sự đa dạng hóa là hoàn chỉnh trong một ngân hàng, trong khi HHI_REV đạt giá trị 1.00 là mức thấp nhất của đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Trang 21

2.5.2 Đo lường lợi nhuận

Việc phân tích, đánh giá sức mạnh tài chính của ngân hàng khá khó khăn do đặc thù hoạt động và tính ra vào của dòng tiền Theo Rose & Hudgins (2006), khả năng sinh lời của ngân hàng thường được đánh giá qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tác giả sử dụng chỉ số ROAA và ROEA dựa trên nghiên cứu của Lee et al (2014) và Lepetit et al (2008) để đo lường cho lợi nhuận của ngân hàng vì hai biến này có thể tính toán được từ nguồn thông tin ngân hàng công bố, và phản ánh được khả năng sinh lời của ngân hàng

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ

𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎtrong đó:

2

2

2.5.3 Đo lường rủi ro

Các nhà nghiên cứu khác nhau đã sử dụng chỉ tiêu phổ biến Z-score để đo lường rủi ro tổng quan khi nghiên cứu về đa dạng hóa ngân hàng (Lepetit et al 2008; Sanya & Wolfe 2011)

Ϭ𝑅𝑂𝐴

Trang 22

trong đó:

tính ROA như sau:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

của ngân hàng, trong đó E đại diện cho vốn chủ sở hữu và A đại diện cho tổng tài sản của ngân hàng vào cuối năm tài chính E_A được tính theo công thức như sau:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạn nghiên cứu

Ngoài ra, tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro để phản ánh thêm mức độ ổn định của lợi nhuận ngân hàng sau khi loại bỏ yếu tố rủi ro, phù hợp với các nghiên cứu trước về đa dạng hóa thu nhập (Chiorazzo et al 2008; Gurbuz et

al 2013; Sanya & Wolfe 2011) Chỉ tiêu này được phản ánh qua hai chỉ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RAROA) và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên vốn chủ

sở hữu (RAROE) được tính bằng cách tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu chia cho độ lệch chuẩn tương ứng của từng tỷ suất sinh lời RAROA và RAROE có công thức tính như sau:

Ϭ𝑅𝑂𝐴

Ϭ𝑅𝑂𝐸

Trang 23

2.6 Các nghiên cứu trước

Các nghiên cứu phân tích đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa nguồn thu nhập, cụ thể hơn là thu nhập ngoài lãi đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu học thuật Nhiều tác giả trước đây đã nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thống nhất

Smith et al (2003) phân tích sự thay đổi của hệ thống ngân hàng của 15 quốc gia EU trong giai đoạn 1994 – 1998 Nghiên cứu một mặt xét đến các ngân hàng thương mại, tiết kiệm, hợp tác và các ngân hàng thế chấp, mặt khác xét các ngân hàng lớn và nhỏ, đồng thời nghiên cứu cũng đề cập đến mối tương quan giữa các nguồn thu nhập Kết quả chỉ ra rằng khi ngân hàng tăng các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần ổn định lợi nhuận ngân hàng

Chiorazzo et al (2008) sử dụng dữ liệu hàng năm của các ngân hàng Ý trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 để nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận Nghiên cứu cho rằng các ngân hàng chuyển hướng sang đa dạng hóa nguồn thu nhập, tạo ra nguồn thu nhập ngoài lãi làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thể hiện các ngân hàng nhỏ có thu nhập ngoài lãi ít khi tăng thu nhập ngoài lãi sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng

Baele et al (2007) nghiên cứu và sử dụng bộ dữ liệu từ 17 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004, dữ liệu là dạng bảng không cân bằng gồm 255 ngân hàng để xem xét lợi ích và tác hại của đa dạng hóa Baele et al (2007) cho rằng các ngân hàng đa dạng hóa sẽ mở rộng thêm các mảng hoạt động mới rộng lớn như mảng dịch vụ và phí, mảng kinh doanh,… Khi mở rộng thêm các hoạt động này, ngân hàng sẽ tiết kiệm được phần chi phí về nguồn nhân lực, công nghệ, … đã

có sẵn, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng Thêm vào đó, ngân hàng cũng sẽ có thêm kênh thông tin về khách hàng nhằm hỗ trợ cho chất lượng hoạt động tín dụng hiện tại của ngân hàng, đồng thời cũng là một kênh tiếp cận nguồn khách hàng để phát triển mảng hoạt động mới Kết quả này được hỗ trợ bởi nhiều nghiên

Trang 24

cứu khác ở các thị trường khác nhau (Carlson 2004; Elsas et al 2010; Gurbuz et al 2013; Landskroner et al 2005)

Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cung cấp các luận cứ bác bỏ lý thuyết này

DeYoung & Roland (2001) đã sử dụng dữ liệu từ 472 ngân hàng thương mại

ở Mỹ giai đoạn 1988 đến 1995 đưa ra ba lý do thu nhập ngoài lãi làm tăng biến động của ngân hàng:

tạo nguồn thu nhập từ phí nhiều hơn hoạt động cho vay Mặc dù độ nhạy giữa lãi suất

và suy thoái kinh tế là lớn nhưng thu nhập từ hoạt động truyền thống vẫn ổn định theo thời gian vì cả người đi vay là khách hàng và người cho vay là ngân hàng đều tốn kém chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin khi chuyển qua vay tại ngân hàng khác

Do đó, khách hàng ít thay đổi quan hệ tín dụng với ngân hàng

tăng thêm chi phí cố định về công nghệ và nguồn nhân lực

điều lệ

Stiroh (2004b) xem xét dữ liệu các ngân hàng Mỹ từ năm 1984 đến năm 2001, nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa tăng trưởng thu nhập từ lãi và tăng trưởng thu nhập ngoài lãi tăng lên trong giai đoạn những năm 1990, thu nhập ngoài lãi biến động nhiều hơn so với thu nhập từ lãi và làm giảm thu nhập từ hoạt động Hơn nữa, Stiroh (2004b) tìm thấy biến động thu nhập giảm vào những năm 1990, điều này có thể trực tiếp do biến động thu nhập từ lãi giảm Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy kết quả thu nhập ngoài lãi tác động nghịch biến đến lợi nhuận ngân hàng Các nghiên cứu của Stiroh & Rumble (2006), Stiroh (2006) cũng bác bỏ lý thuyết này

Lepetit et al (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và đa dạng hóa thu nhập của 734 ngân hàng Châu Âu giai đoạn 1996 – 2002 Lepetit et al (2008) thực hiện các ước lượng để đánh giá tác động đến rủi ro khi thay đổi cơ cấu của ngân

Trang 25

hàng từ hoạt động trung gian truyền thống sang hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi Nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa rủi ro ngân hàng và mức độ đa dạng hóa thu nhập dựa trên thu nhập ngoài lãi, thu nhập từ phí và hoa hồng, thu nhập từ thương mại Nghiên cứu lần đầu cho thấy các ngân hàng mở rộng các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi thể hiện rủi ro phá sản cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay Hơn nữa, phần rủi ro tăng cao có tương quan mạnh với thu nhập từ phí và hoa hồng hơn là thu nhập từ thương mại Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các ngân hàng nhỏ với tổng tài sản dưới một tỷ Euro sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng khi đa dạng hóa thu nhập từ phí

và hoa hồng

Nghiên cứu của DeYoung & Roland (2001) giải thích lý do của việc tăng rủi

ro là vì thu nhập từ hoạt động cho vay có thể sẽ ổn định theo thời gian vì khách hàng

e ngại thay đổi quan hệ tín dụng (khách hàng sẽ mất thêm khoản chi phí chuyển đổi

và chi phí thông tin khi thay đổi quan hệ cho vay) Nguồn thu nhập từ hoạt động tạo

ra thu nhập ngoài lãi có thể biến động lớn vì ngân hàng có thể dễ dàng chuyển hoạt động này sang cho vay Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy khi ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi cũng có nghĩa là tăng chi phí cố định dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng

Stiroh (2004a) dựa vào các hoạt động của ngân hàng cộng đồng Mỹ (là một loại ngân hàng nhỏ, giống như ngân hàng nông thôn ở Việt Nam để phân biệt với các ngân hàng thương mại lớn) giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2000, tức là nghiên cứu dựa trên những ngân hàng nhỏ, không thuộc các tập đoàn ngân hàng, xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận và rủi ro ngân hàng Nghiên cứu này cho kết quả chứng tỏ sự gia tăng thu nhập từ phí tức là đa dạng hóa cao hơn thì làm cho lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng xấu đi Đồng thời, Stiroh (2004a) cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa ngân hàng cộng đồng quy mô nhỏ và vừa Các ngân hàng nhỏ có thể đạt được mức cạnh tranh cao khi chuyển giữa hoạt động từ lãi sang hoạt động từ phí Nghiên cứu của Baele et al (2007) cũng cho kết quả tương tự

Trang 26

Ngược lại, nghiên cứu của Lee et al (2014) và Chiorazzo et al (2008) cho rằng rủi ro của ngân hàng có thể được giảm thông qua sự đa dạng hóa thu nhập Lee

et al (2014) sử dụng mẫu dữ liệu bảng của 2,372 ngân hàng từ 29 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2009 Nghiên cứu cho thấy thu nhập từ lãi, thu nhập ròng và tất cả thu nhập thuần khác tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng và ngược chiều với rủi ro ngân hàng Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, Chiorazzo et al (2008) sử dụng dữ liệu các ngân hàng Ý trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 Trên cơ sở kết quả hồi quy dữ liệu bảng, Chiorazzo et al (2008) cho thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và rủi ro ngân hàng là nghịch biến Baele et al (2007) cũng cho kết quả tương tự Baele et al (2007) nghiên cứu các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn năm 1989 – 2004 để điều tra xem có phải đa dạng hóa thu nhập sẽ làm cho lợi nhuận tốt hơn và giảm rủi ro Baele et al (2007) tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa đa dạng hóa thu nhập và dự đoán của thị trường

về lợi nhuận ngân hàng trong tương lai, đồng thời đa dạng hóa thu nhập làm giảm tổng rủi ro cho các ngân hàng Boyd et al (1981) cũng đã mô phỏng danh mục đầu

tư của ngân hàng vào những năm bảy mươi cho thấy tiềm năng giảm rủi ro ở mức thấp từ các hoạt động phi ngân hàng

Vinh (2014) và Vinh và Thông (2014) nghiên cứu về chiến lược đa dạng hóa ngân hàng ở Việt Nam Kết quả cho thấy đa dạng hóa có thể làm tăng lợi nhuận nhưng vấn

đề rủi ro vẫn còn là một dấu hỏi cho chiến lược đa dạng hóa

2.7 Giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và qua một số nghiên cứu trước về đa dạng hóa thu nhập

và lợi nhuận, rủi ro của ngân hàng, dựa trên đặc thù hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả xây dựng các giả thuyết:

H1: Đa dạng hóa thu nhập càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm H2: Đa dạng hóa thu nhập càng cao thì rủi ro ngân hàng càng cao

Ngày đăng: 25/04/2016, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w