1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHẬN XÉT BÀI PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU MỘT CÂY LỚN NẰM XUỐNG CẢ KHOẢNG TRỜI TRỐNG VẮNG CỦA TÁC GIẢ HÀ XUÂN TRƯỜNG

6 354 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 52 KB

Nội dung

Và còn có nhóm thơ chuyên đi sâu vào cảnh quê, tình quê như: Anh Thơ, Nguyễn Bính,…Trong đông đảo các nhà thơ đó, Xuân Diệu được coi là “hoàng tử của thi ca” là “chủ tướng của phong trào

Trang 1

NHẬN XÉT BÀI PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU

“MỘT CÂY LỚN NẰM XUỐNG CẢ KHOẢNG TRỜI TRỐNG VẮNG”

CỦA TÁC GIẢ HÀ XUÂN TRƯỜNG

I Đặt vấn đề:

Nhắc đến phong trào Thơ mới thì chúng ta không thể, không nhớ đến: Thế Lữ

- người từng được coi là “đương thời đệ nhất thi sĩ” là “ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình” Rồi đến những năm sau lá cờ đầu của phong trào Thơ Mới được chuyển sang tay Xuân Diệu Xung quanh Xuân Diệu lúc này còn có khá nhiều nhà thơ nổi tiếng: Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên, … Mỗi người một giọng thơ riêng làm nên một mùa thơ nở rộ của phong trào Thơ Mới Và còn có nhóm thơ chuyên đi sâu vào cảnh quê, tình quê như: Anh Thơ, Nguyễn Bính,…Trong đông đảo các nhà thơ đó, Xuân Diệu được coi là

“hoàng tử của thi ca” là “chủ tướng của phong trào Thơ Mới” vì ông là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” Với Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, điều đó có nghĩa là thơ Xuân Diệu tiêu biểu, đầy đủ nhất cho thời đại, thời đại của chữ tôi trước cách mạng tháng Tám

Và mới đó thôi mà nay đã không còn Diệu nữa Ngày 18/12/1985, Xuân Diệu,

"ông Hoàng thơ tình" Việt Nam về cõi vĩnh hằng tại Hà Nội ở cái tuổi 69 “Vô cùng xót xa lưu luyến và thương tiếc, hôm nay Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, đông đảo các nhà văn, những người làm công tác nghệ thuật, bạn bè và thân nhân hợp mặt tại đây, thay mặt cho các nhà văn và bạn đọc cả nước, làm lễ vĩnh biệt một trong những người bạn chân thành hết mức, một trong những người đồng chí của chúng ta: đồng chí Xuân Diệu…” Đó chính là mấy lời vô cùng xúc động khi mở đầu bài viết của Hà Xuân Trường đọc trong lễ truy điệu nhà thơ Xuân Diệu – “Ông hoàng của thơ tình”

II Tóm tắt bài phê bình:

Xuân Diệu – “Ông hoàng của thơ tình” Vâng, trước Xuân Diệu thì có Thế

Lữ, Lưu Trọng Lư đã yêu một cách mơ màng, xa vắng và còn ở xa xa để chiêm ngưỡng sắc đẹp và mời gọi tình yêu Nhưng đến Xuân Diệu, ông đã huy động cả

Trang 2

linh hồn, thể xác, mọi giác quan lao vào tình yêu một cách vồ vập, ham hố Lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam, tình yêu được quan niệm một cách chân thành, táo bạo mới mẻ Đó là một tình yêu đích thực, rất trần tục nhưng đồng thời cũng rất lí tưởng, bởi nó đòi hỏi trước hết là sự giao hoà tuyệt đối giữa hai tâm hồn Xuân Diệu đã mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca Không riêng gì Hà Xuân Trường mà tất cả mọi người dường như hiểu được, mất đi Xuân Diệu giống như “…cả khoảng trời trống vắng”

Về trình tự của bài “Một cây lớn nằm xuống cả khoảng trời trống vắng” được

Hà Xuân Trường viết bằng những dòng đầy tình cảm, vô cùng xúc động khi mở đầu bài viết của Hà Xuân Trường đọc trong lễ truy điệu nhà thơ Xuân Diệu ngày 21/12/1985 Tiếp đến là những lời giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã ảnh hưởng đến thành công của ông sau này Từ đó Hà Xuân Trường nêu ra quá trình làm việc, hoạt động sáng tác của Xuân Diệu Từ những thành công đó là từ một con người đầy tinh thần trách nhiệm Đó cũng là những bài học lớn, là tấm gương sáng mà Xuân Diệu đã để lại cho thế hệ sau Không những là tấm gương sáng Hà Xuân Trường còn kể đến những sự nghiệp lớn lao, những di sản mà Diệu

đã để lại Vài lời đánh giá thiết tha, trìu mến của Xuân Trường nhận định

“đó đều bắt đầu từ trái tim anh…Trái tim Xuân Diệu…” Và kết thúc là những tiếc thương, sự trân trọng anh, sự nghiệp của anh dù anh đã ra đi Không những là tình cảm mà Xuân Trường còn kể lại những kỉ niệm cùng Xuân Diệu,… “Tất cả sẽ còn sống mãi” “Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt anh” Xuân Diệu!” Lời cuối bài thật thiết tha và đầy tình cảm Bài tổng quan bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

Một là, Xuân Trường đã viết bằng những dòng đầy tình cảm, vô cùng xúc động khi mở đầu bài viết của Hà Xuân Trường đọc trong lễ truy điệu nhà thơ Xuân

Diệu ngày 21/12/1985 “Vô cùng xót xa lưu luyến và thương tiếc, hôm nay Ủy ban

Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, đông đảo các nhà văn, những người làm công tác nghệ thuật, bạn bè và thân nhân hợp mặt tại đây, thay mặt cho các nhà văn và bạn đọc cả nước, làm lễ vĩnh biệt một

Trang 3

trong những người bạn chân thành hết mức, một trong những người đồng chí của chúng ta: đồng chí Xuân Diệu…” Ngoài ra Xuân Trường còn mở đầu với việc nêu

lên những danh hiệu, chức vụ của nhà thơ Xuân Diệu: “Ủy viên Ban chấp hành

Hội nhà văn Việt Nam, Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật của nước Cộng hòa Dân chủ Đức, huân chương độc lập hạng Nhất, huân chương kháng chiến hạng Nhất, huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, nhà thơ lớn, nhà phê bình văn học xuất sắc, nhà hoạt động văn hóa và xã hội tích cực, người đồng cảm sâu sắc của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua”.

Hai là những lời giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã ảnh hưởng đến thành công của ông sau này Sau khi học hết tiểu học thì Diệu đỗ tú tài và một thời gian ngắn làm tham tá nha đoan ở Mỹ Tho, Xuân Diệu ra Hà Nội ở cùng Huy Cận Trong 20 năm đầu tiên này Xuân Diệu đã cho ra nhiều bài thơ tình nổi tiếng Đặc biệt với hai tập thơ Thơ thơ (1938), và Gửi hương cho gió (1945) Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và điển hình nhất của phong trào Thơ mới

Ba là, Hà Xuân Trường nêu ra quá trình làm việc, hoạt động sáng tác của Xuân Diệu Tại căn gác nhỏ nhà số 40 phố Hàng Than – Hà Nội, Xuân Diệu và Huy Cận không chỉ gặp gỡ nhau ở thi ca mà cả hai còn nhen nhóm một ý tưởng mới, ý tưởng xã hội và ý tưởng cách mạng Năm

1946 Xuân Diệu vinh dự được đại biểu Quốc hội khóa 1 chọn làm thành viên trong đoàn đại biểu của Chính phủ do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn sang Pháp tọa đàm… Với trái tim của nhà văn đảng viên, Xuân Diệu đã tham gia liền hai cuộc kháng chiến, bằng ngòi bút xông xáo và bằng cả các hoạt động xã hội nhiệt tình: không ngại gian khổ, không sợ ác liệt

Bốn là, từ những thành công đó là từ một con người đầy tinh thần trách nhiệm Đó cũng là những bài học lớn, là tấm gương sáng mà Xuân

Trang 4

Diệu đã để lại cho thế hệ sau Xuân Diệu làm rất nhiều việc như: làm báo, làm xuất bản, làm khảo cứu và sáng tác,… nhưng cho dù làm gì đi chăng nữa thì ông vẫn rất nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo và làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao

Năm là, Xuân Diệu không những là tấm gương sáng mà Hà Xuân Trường còn kể đến những di sản, những sự nghiệp lớn lao bao gồm gần

50 chục tập sách, 15 tập thơ đã xuất bản,…hay các tác phẩm lí luận phê bình, các công trình nghiên cứu,… Xuân Diệu còn viết truyện ngắn, viết bút kí, dịch thuật, cho dù ở lĩnh vực nào thì anh đều đạt tới mức xuất sắc Nhưng chủ yếu sáng tác của anh vẫn là làm thơ Thơ anh là tiếng ca của một trái tim dào dạt yêu đời, yêu người, yêu nước, yêu dân Quả thật

sự nghiệp của ông là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và từ vốn học thức uyên bác của anh

Vài lời đánh giá thiết tha, trìu mến của Xuân Trường với Xuân Diệu Tất cả những di sản tinh thần mà Xuân Diệu để lại không những có giá trị trong nước mà còn có giá trị quốc tế “Tất cả đều bắt đầu từ trái tim anh…Trái tim Xuân Diệu…” “Nhưng hôm nay, trái tim ấy đã ngừng đập Một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trống vắng Đây quả là một tổn thất và biết lấy gì để bù đắp.”

Và kết thúc là những tiếc thương, sự trân trọng anh, sự nghiệp của anh dù anh đã ra đi Không những là tình cảm mà Xuân Trường còn kể lại những kỉ niệm cùng Xuân Diệu,… “Tất cả sẽ còn sống mãi” “Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt anh” Xuân Diệu!” Lời cuối bài thật thiết tha và đầy tình cảm

III Phương pháp nghiên cứu:

Hà Xuân Trường đã viết viết lên những dòng chữ vô cùng xúc động Một tình cảm chân thành tự đáy lòng về “Một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trống vắng” Ông đã nói đến những cái hay cái đẹp cái tài hoa, tinh thần trách nhiệm cao của Xuân Diệu Ông sống là để làm việc, làm việc và làm việc Cho dù làm bất cứ việc gì Xuân Diệu cũng rất nghiêm túc, cần cù, say mê,

Trang 5

sáng tạo và làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao Xuân Trường

đã nói lên hàng loạt những ấn tượng, những cảm xúc chân thật về con người, tính cách ấy để làm nên một Xuân Diệu thật tài hoa Đây cũng là viết theo lối phê bình ấn tượng Xuân Trường ấn tượng về “Ông hoàng thơ tình” – một người đem đến cho Thơ mới một ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca Khi ông xuất hiện, ông đã đốt cảnh bồng lai, xua ai nấy về hạ giới Cái tôi trong thơ ông không còn dáng bở ngỡ ban đầu Nó đã thể hiện một cách táo bạo, thành thật, những cảm xúc, những khao khát của trái tim đang nóng bỏng yêu thương

IV Đánh giá bài phê bình:

Hà Xuân Trường viết bài “Một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trống vắng” Tuy ngày hôm nay “trái tim anh đã ngừng đập” Nhưng “Diệu ơi! Anh còn nghe không anh, anh còn thấy không anh?” Một câu hỏi dường như không cần có người trả lời vì ngay lúc đó Xuân Trường đã trả lời… Tất cả, tất cả mọi người sẽ nhớ đến anh “Sẽ còn sống mãi trong chúng tôi giọng nói thân quen của anh, tác phong chu đáo, tỉ mỉ, cởi mở chân thành, thái độ không nửa vời, tình cảm đằm thắm của anh….” Với Thế Lữ đã từng reo mừng: “Và từ đây chúng ta đã

có Xuân Diệu Loài người hãy hiểu con người ấy!” Thì từ nay chúng ta đã không còn gặp Diệu được nữa Tuy chỉ có vài trang nhưng đó là cả một tình cảm thật chân thành khi tiễn đưa “Một cây lớn nằm xuống…” Hà Xuân Trường bằng những tình cảm chân thành, thiết tha nhưng vô cùng ấn tượng về một Xuân Diệu với những tài hoa với nỗi “yêu đời” và “đau đời” cùng tinh thần lao động miệt mài trong nghệ thuật và ý thức chân thành đối với văn chương đã tạo đem đến sự lột xác cho nền thơ ca lúc bấy giờ Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, của guồng quay công nghiệp hóa, hiện đại hóa thơ Xuân Diệu không chỉ tồn tại qua lớp bụi thời gian mà mãi tỏa sáng trong tâm hồn bao thế hệ yêu thơ

V Kết luận:

Vâng! Đúng như Hà Xuân Trường đã nhận định Xuân Diệu mất đi quả là một tổn thất to lớn “Một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trống vắng” Xuân Diệu đã có những trang thơ bằng cả tấm lòng, cả trái tim của ông

Trang 6

Nên thơ ông vùa nồng nàn, vùa tha thiết và dường như có một ma lực vô hình bởi giọng điệu thơ ông lúc thì thổn thức, khắc khoải, khi thì réo rắt si mê, nó là tiếng hoan ca và bi ca của một người lòng tràn đầy sức trẻ và luôn hướng về tuổi trẻ Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nòng nàn tha thiết” (Hoài Thanh) Hơn nữa, Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ) Nhưng không! “Trái tim anh ngừng đập, nhưng các tác phẩm của anh sẽ còn sống mãi, kể

cả hình ảnh thân yêu của anh vẫn còn sống mãi” Đó là những lời thiết tha khi Hà Xuân Trường viết ở cuối bài Nó như một lời khẳng định Xuân Diệu sẽ mãi mãi sống trong mỗi chúng ta – “Ông hoàng của thơ tình”

Ngày đăng: 24/04/2016, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w