- Đối với Việt Nam trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà nước ta
2.4.2.4 Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Oman
Vương quốc Oman là 1 trong 6 nước thuộc Hội đồng các quốc gia vùng Vịnh (gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE, Cô oét, Saudi Arabia, Qata, vương quốc Baranh và vương quốc Oman) nơi đạo Hồi là quốc đạo. Văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của những nước theo đạo Hồi, trong đó Oman có rất nhiều điểm khác biệt so với những thị trường lao động truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, tại vương quốc Oman có khoảng nửa triệu lao động nước ngoài đang làm việc, chủ yếu từ các nước Nam Á và trong khu vực ASEAN như Philippines, Ấn Độ, Népal...
Dự báo,trong năm nay có khoảng từ 8.000– 20.000 lao động sẽ được đưa sang Oman làm việc.
Việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Nguồn Nhân lực vương quốc Oman là nền tảng để thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực lao động, là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động ta làm việc tại đây .Theo tinh thần của Bản ghi nhớ được ký kết, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại vương quốc Oman không có sự hạn chế nào, phụ thuộc vào tay nghề và khả năng ngoại ngữ của lao động ta.
Cho đến nay, đã có 4 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động xuất khẩu lao động đăng ký đưa lao động đi làm việc tại Oman trong các ngành nghề thợ cơ khí, thợ hàn... Các doanh nghiệp này đã đưa được 15 lao động sang làm việc tại Oman theo các hợp đồng trên.
Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vương quốc Oman có nhu cầu nhận nhiều loại hình lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, trong các ngành nghề như dầu khí; du lịch, khách sạn, xây dựng...
Do vậy, Vương quốc Oman có nhu cầu nhận nhiều loại hình lao động từ nước ngoài, làm việc trong nhiều ngành nghề. Ngoài điều kiện về sức khỏe (đủ điều kiện về sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành), yêu cầu đối với lao động sang làm việc tại đây ngoài ngoại ngữ cần thiết là tiếng Anh thì phải có ý thức kỷ luật tốt, cũng như phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết về văn hoá, phong tục tập quán và pháp luật của Hồi giáo.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đưa được số lượng lao động đáng kể (khoảng 100 lao động trở lên), yêu cầu doanh nghiệp phải cử cán bộ đại diện có ngoại ngữ thật tốt, có kinh nghiệm để quản lý lao động.
Mức lương của lao động nước ngoài làm việc tại Vương quốc Oman sẽ tuỳ vào loại hình công việc, vào chất lượng tay nghề và khả năng
ngoại ngữ. Đối với lao động bán lành nghề, với mức lương có thể lên đến 460 USD/tháng (tuỳ theo nghề). Ngoài ra, đối với lao động lành nghề, có tay nghề cao (kỹ sư, lao động kỹ thuật), mức lương còn cao hơn rất nhiều. Và chi phí trước khi đi, về mặt nguyên tắc phải theo đúng các quy định hiện hành của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên thực tế, chi phí được quyết định tuỳ theo loại hình công việc và mức thu nhập của người lao động.
Nơi đây được đánh giá là thị trường lao động mới nơi người lao động có công việc và thu nhập ổn định
2. 4.3 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang Trung Đông
Theo Hiệp hội xuất khẩu lao động hiện nay Việt Nam có tổng cộng 139
doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Từ năm 1999 đến nay, các doanh nghiệp này đã xuất được 350.000 lao động, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài lên khoảng 400.000 người, thu nhập bình quân hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD.
Trong đó, hiện có hơn 50 doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đưa lao động sang thị trường Trung Đông này. Có khoảng 20 Cty đang đưa lao động sang UAE và Qatar. Theo các chuyên gia, tỷ lệ rủi ro tại thị trường này là 1% và khẳng định chúng ta đã mở toang cánh cửa, đặt nền mòng vững chắc tại 2 thị trường này. Nhìn chung các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến thị trường UAE. Theo báo cáo, chỉ có vài doanh nghiệp đưa được trên 100 lao động. Phần lớn mới tập trung khai thác lao động xây dựng. Công tác xúc tiến thị trường chưa được các doanh nghiệp đầu tư thích đáng. Việc doanh nghiệp cử cán bộ đại diện sang quản lý lao động tại UAE còn yếu. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp có cán bộ đại diện độc lập tại UAE là Airseco, may Phú Thọ và AIC.
Điển hình là một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông
như sau :
2.4.3.1/Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại hàng không (Airserco)
Trung tâm xuất khẩu lao động Airserco thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Giám đốc Airserco là ông Nguyễn Xuân Vui.
Airserco là công ty đi đầu trong việc xuất khẩu lao động sang Trung Đông.
- Hiện có khoảng 7000 lao động Việt Nam đang làm việc tại UAE và Qatar thì trong đó có 5000 lao động của Airserco tại các ngành nghề :
xây dựng, hàn, cơ khí, khách sạn…thu nhập trung bình từ 4 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng (tùy công việc)
- Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm đưa lao động đến Qatar. Cùng với việc Airserco thí điểm đưa lao động đến đây, ngành lao động và một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác cũng đã khảo sát, tìm hiểu.
Sau khi kết thúc thí điểm, mới đây 8/2006 Airserco đã được các đối tác Qatar quan tâm mời sang thương thảo và các đơn hàng đầu tiên đã được ký, với thỏa thuận: đến hết 2006, cung cấp cho đối tác 6.500 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, khách sạn từ kỹ sư, công nhân kỹ thuật đến lao động phổ thông.
Hiện hợp đồng tuyển 6.500 lao động của Airserco từ nay đến cuối năm chủ yếu tập trung vào lao động ngành xây dựng và khách sạn. Riêng với lĩnh vực xây dựng, đơn vị này tuyển đa số là lao động xây dựng có tay nghề, kỹ sư. Hiện đã có trên 800 kỹ sư, công nhân xây dựng Việt Nam (trong đó Airserco trên 700 người) đang làm việc ổn định tại Qatar. Airserco cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất Việt Nam hiện nay đã đặt được văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Qatar. Trong tháng 9/2006, đơn vị này sẽ đưa tiếp 1.500 lao động (hợp đồng hai năm, có thể gia hạn thêm một năm)... đến Qatar làm việc. Theo Airserco đưa lao động sang Trung Đông là thực hiện tốt chủ trương đa dạng hoá thị trường. Bởi không thể chỉ trông vào thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan. Theo dự kiến, nếu xuôi chèo mát mái thì trong những năm tới, đất nước này có thể tiếp nhận khá đông lao động mỗi năm.
- Từ năm 2002, việc đưa lao động sang UEA đã được Cty Airserco tiến hành thăm dò khai thác. Đến nay công ty đã đưa được 1.400 lao động sang thị trường này với công việc và thu nhập ổn định (300 - 400 USD/tháng).
- Cách đây 3 năm, Công ty Airserco đã cung ứng lao động sang Saudi Arabia, nhưng chỉ là những hợp đồng nhỏ, số lượng không nhiều.
- Công ty luôn luôn nhắc nhở người lao động ý thức rằng điều kiện làm việc ở Trung Đông là tốt nhưng khá khắt khe, đòi hỏi lao động phải cố gắng mới có thể thích nghi (khí hậu Trung Đông nóng, dân chủ yếu theo đạo Hồi, mặt khác, lương cơ bản ở đây nhìn chung không cao bằng Hàn Quốc hay Nhật Bản). Theo đó, định hướng cho người lao động trước khi đi càng rõ ràng bao nhiêu thì rủi ro sẽ được giảm thiểu bấy nhiêu…