Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang UAE:

Một phần của tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 39 - 41)

- Đối với Việt Nam trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà nước ta

2.4.2.1/ Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang UAE:

- Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng đưa lao động sang UAE từ năm 1995.

- Từ năm 1997, Lao động Việt Nam đã đến UAE làm việc theo hợp đồng, cá nhân. Từ những cá nhân này, họ đưa người thân đến đây bằng đường du lịch để tự do tìm việc.

- Đến năm 2002, việc đưa Lao động sang UAE mới được Cty AIRSERCO - TCty Hàng không VN tiến hành khai thác một cách bài bản. Sau đó, Cty này báo cáo lên Bộ LĐ-TB&XH, khi đó thị trường này mới được quan tâm đúng mức.

- Theo thống kê, đến tháng 4/2004, chỉ có 725 Lao động Việt Nam đến U.A.E; nhưng năm 2006, đã có 3.000 LĐ.

- Từ đầu năm đến hết tháng 10/2009 đã có 58.260 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó riêng thị trường UAE có khoảng 4953 người và hiện nay gần 15.000 lao động Việt Nam làm việc trong hàng trăm doanh nghiệp của UAE, tập trung chủ yếu ở Dubai, Sharjah và Abu Dhabi. Lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nghề: xây dựng, đóng tàu, dịch vụ nhà hàng, khách sạn…(trong đó khoảng 65% làm việc trong lĩnh vực xây dựng). Theo tính toán, lao động phổ thông sau 3 năm làm việc tại UAE có khoảng 80- 100 triệu đồng.

- Tình hình lao động Việt Nam ở UAE trong giai đọan hiện nay : + Số lao động Việt Nam phải về nước do khủng khoảng kinh tế đã chững lại. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều lao động xây dựng ở các doanh nghiệp không có giờ làm thêm đã chọn phương án về nước trước hạn do chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Phần lớn số lao động này có thời gian làm việc hơn 01 năm. Số lao động Việt Nam vi phạm pháp luật như đánh nhau, trộm cắp có xu hướng giảm trong quý II. Tuy nhiên, vấn đề lao động Việt Nam bỏ ra ngoài làm việc vẫn đang ở mức báo động.

+ UAE vẫn là thị trường có khả năng nhận nhiều lao động nước ngoài đến làm việc. Những công trình lớn vẫn tiếp tục được triển khai và cần số lượng lớn lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động trong lĩnh

vực xây dựng (thợ gia công kim loại, thợ hàn, vận hành máy xây dựng…). Lao động nhập cư làm việc ở UAE phải được chủ sử dụng bảo lãnh và không được phép làm cho chủ sử dụng khác trừ khi có sự đồng ý của chủ cũ và chủ mới. Chính phủ không quy định mức lương tối thiểu; lương trả cho lao động nước ngoài phụ thuộc vào trình độ, loại hình công việc.

+ Để thu hút hơn nữa lao động nước ngoài, gần đây chính quyền UAE đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện điều kiện và bảo vệ quyền lợi cho lao động trên các lĩnh vực y tế, tiền lương và điều kiện ăn ở. UAE dự kiến sẽ áp dụng bảo hiểm y tế bắt buộc đối với tất cả lao động nước ngoài, phí bảo hiểm do chủ sử dụng chịu. Bên cạnh đó, UAE xây mới ở Dubai và Abu Dhai các khu nhà ở liên hợp tiện nghi cho lao động với đầy đủ dịch vụ như cửa hàng, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, công viên. Chính quyền UAE cũng đang nghiên cứu áp dụng mức lương tối thiểu.

+ Thu nhập bình quân của lao động xây dựng của Việt Nam tại đây khoảng 350 USD/tháng; lĩnh vực nhà máy khoảng 400 USD/tháng và lao động dịch vụ, văn phòng khoảng 550 USD/tháng. Đối với lao động có tay nghề cao, kỹ sư, đốc công…có thu nhập cao hơn. Thí dụ: Lao động Việt Nam làm việc tại khách sạn 5 sao Palace the Old Town - một trong những khách sạn sang trọng nhất ở Dubai, thu nhập tương đối cao từ 800 USD – 1.500 USD/tháng.

+ Việc chuyển chỗ làm việc ở UAE được quy định khá chặt chẽ phụ thuộc vào trình độ và thời gian làm việc. LĐ phổ thông ít có cơ hội chuyển chỗ làm việc. Trường hợp Cty phá sản, bị thu hồi giấy phép, sáp nhập,... người LĐ được miễn điều kiện về trình độ và thời gian làm việc để được chuyển chủ nhưng phải đáp ứng điều kiện sau: Phải được chủ sử dụng cũ cấp giấy không phản đối (NOC) và phải đóng phí chuyển chủ. Người LĐ về nước được chủ sử dụng chi trả tiền vé máy bay và trợ cấp 1 tháng lương cơ bản theo hợp đồng đối với LĐ làm việc dưới 12 tháng, trợ cấp 2 tháng lương đối với LĐ làm việc trên 1 năm hoặc LĐ có tay nghề làm việc dưới 1 năm.

 Bảng 2.4 : Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang UAE từ năm 2004 đến đầu năm 2010

( Nguồn : Bộ lao động thương binh xã hội và Đại xứ quán VN)

<> Phần lớn lao động Việt Nam xuất khẩu sang UAE là sang Dubai Ở đây :

Những người lao động nhập cư được đưa đến các công trường làm việc trong cái nóng gay gắt, công việc nặng nhọc và làm nhiều giờ mỗi ngày, đổi lấy mức thu nhập vài trăm USD/tháng – khoản tiền khó mà kiếm được ở quê nhà.

Người lao động Việt Nam ở Dubai làm nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ sắt, sản xuất đồ gỗ ..., Đối với công nhân, lương khoảng 250-300 USD/tháng (chưa tính làm thêm giờ). Nếu lao động tay nghề cao như kỹ sư, đốc công, quản lý… lương 2.500-3.000 USD/tháng (có lao động Việt Nam làm việc tại một khách sạn lớn của Dubai - thuộc UAE có thu nhập 5.000 USD/tháng). Những công việc thu nhập cao này thường rất ổn định.Và điều kiện sinh hoạt của họ cũng khá tốt, đáp ứng yêu cầu của chính quyền sở tại: Trung bình 8-10 người/phòng 15m2, có đủ điện nước, điều hoà, có nhà bếp riêng và các thiết bị phòng chữa cháy, lối thoát hiểm. Đối với số lao động sang bằng hợp đồng cá nhân và làm việc tự do thì đa số đều thuê nơi ở khá tốt do được chủ trợ cấp tiền nhà.

Ở đây người lao động Việt Nam vui vẻ đón tết Sau một năm làm việc vất vả, người lao động Việt Nam đang làm việc trong các nhà máy, công trường, công ty ở Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất lại tụ họp đón Tết dân tộc. Tuỳ điều kiện và hoàn cảnh, họ tổ chức Tết theo tốp, khu vực hoặc theo nhóm đồng hương tại công trường hay các xóm trọ vào ngày 30 hoặc mùng 1 Tết để cùng nhau chia vui

Một phần của tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w