Về phía người lao động đi xuất khẩ u:

Một phần của tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 54)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

2.4.5.2/ Về phía người lao động đi xuất khẩ u:

- Nói chung sức khỏe lao động Việt Nam thường phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc trong nhà máy; Còn với công việc đi biển, công việc xây dựng nhất là ở khu vực Trung Đông thì chưa đạt yêu cầu. Nhiều lao động không chịu nổi điều kiện làm việc nặng nhọc và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã bỏ về nước.

- Trình độ tay nghề của người lao động còn khá kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Lao động nước ta hiện nay tập trung chủ yếu làm các công việc lao động phổ thông và các công việc có hàm lượng kĩ thuật thấp vì thế thu nhập của người lao động thường không cao. - Trình độ ngoại ngữ của người lao động còn kém. Nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do người lao động không hiểu ý của người chủ sử dùng lao động bởi sự bất đồng ngôn ngữ. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Có thể nói nếu người lao động không biết một tý gì về ngoại ngữ thì không thể đưa đi làm việc ở nước ngoài được. Trong khi đó để tìm người dạy tiếng Ả-Rập cho lao động trước khi đưa họ sang Trung Đông gần như là “bất khả thi” bởi không dễ kiếm được một người biết tiếng Ả-Rập.

- Kỷ luật của người lao động Việt Nam còn kém bởi tỷ lệ lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng khá cao gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Mà ở các nước như Trung Đông thì lại rất coi trọng vấn đề này.Hơn nữa, một số người lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc đã ăn cắp, đánh nhau, uống rượu, quan hệ trai gái, trong khi nơi đây là đất nước đạo Hồi, rất khắt khe với điều này.

- Người đi xuất khẩu lao động đa số là nông dân, nên gặp không ít khó khăn. Những năm đầu mới sang, nhiều người đã tự phá hợp đồng, rồi ăn trộm, đánh nhau, uống rượu, vi phạm luật đạo Hồi xảy ra liên miên

Một phần của tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông (Trang 54)