1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần mai linh đông đô

63 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 126,7 KB

Nội dung

Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.Theo đó, BCTC cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụngthông tin kế toán trong

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Mọi số liệu đều xuấtphát từ tình hình thực tế của công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô Kết quả nghiên cứu

do chính em thực hiện dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của công ty

cổ phần Mai Linh Đông Đô

Hà Nội, Tháng 8 năm 2015Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Anh

Trang 2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

KPCĐ Kinh phí công đoàn

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

TNDN thu nhập doanh nghiệp

QLDN Quản lý doanh nghiệp

HĐKD Hoạt động kinh doanh

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu thông tin tài chính doanh nghiệpngày càng cao, việc lập và phân tích thông tin tài chính trên các Báo cáo tài chínhchính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng Thêm vào đó, nếu chỉ đọc thông tin tài chínhđơn thuần mà không có sự phân tích đánh giá, kết hợp so sánh thì thông tin tài chínhcũng vẫn chỉ là những con số Mục đích của phân tích Báo cáo tài chính là giúp các đốitượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triểnvọng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu màcác doanh nghiệp quan tâm Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa không chỉ vớidoanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các thông tin từ việc phân tíchmang lại còn hữa ích đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người laođộng trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế Đặc biệt, đối vớicác công ty cổ phần, công tác này đặc biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớntới việc ra quyết định của các nhà đầu tư – một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạtđộng của doanh nghiệp

Tuy nhiên, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫnchưa thực sự trở thành công cụ hữa ích cho các đối tượng liên quan, do vậy chưa thực

sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó

Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô là công ty thànnh viên của Tập Đoàn MaiLinh Group, là tập đoàn đầu tiên trong các lĩnh vực kinh doanh như: vận tải taxi, dulịch,đào tạo, tài chính, xây dựng và thương mại, tư vấn quản lý, công nghệ thông tin vàtruyền thông Hoạt động chủ yếu của công ty là trong lĩnh vực cho thuê xe và vậnchuyển hành khách bằng taxi, đây là lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng Tại Hà Nội, cùngvới xu thế đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống của người dânngày càng được nâng cao, kéo theo là các nhu cầu cơ bản, trong đó có nhu cầu đi lạicủa người dân Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cũng chịu sự cạch tranhkhá lớn của các hãng taxi khác như:taxi cổ phần, taxi ACB, taxi Hà Nội, … và nhiều

Trang 4

hãng xe khác nữa Muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh,doanh nghiệpcần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để đưa

ra những quyết định đúng đắn Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâmcủa các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnhhưởng rất nhiều từ công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Nhận thức được tầmquan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đôcũng quan tâm tới công tác này Nhưng công tác phân tích tài chính của công ty vẫnchưa thực sự có hệ thống, chưa có chiều sâu, chưa thực sự là công cụ đắc lực cho việc

ra quyết định của các nhà quản lý và chưa trở thành đòn bảy để thu hút sự quan tâmcủa các đối tượng liên quan Xuất phát từ tình hình thực tế trên, sau thời gian học tập

và nghiên cứu tại trường Học Viện Ngân Hàng và quá trình thực tập tại công ty cổphần Mai Linh Đông Đô, để khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích tình hìnhtài chính trên, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tàichính tại công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô"

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hệ thống báo cáo tài chính và phân tích báocáo tái chính

Nghiên cứu công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần MaiLinh Đông Đô để từ đó đưa ra các giải pháp, đánh giá và các kiến nghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Là các công việc liên quan đến việc lập và phân tích báocáo tài chính của công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

 Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các bản báocáo tài chính của công ty và công tác lập, phân tích báo cáo tài chính của công ty cổphần Mai Linh Đông Đô từ năm 2012 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

 Phương pháp luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử

Trang 5

 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở phân tích

lý thuyết và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hóabản chất của công tác phân tích tài chính tại công ty, trên cơ sở đó nhằm đưa ra nhữnggiải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại công ty

 Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệuquả hoạt động tài chính của công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanhnghiệp cùng nghành, đây là nội dung quan trọng trong công tác phân tích tài chính

5 Kết cấu của chuyên đề:

Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty

cổ phần Mai Linh Đông Đô”.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tàichính

Chương 2: Thực trạng công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổphần Mai Linh Đông Đô

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tạicông ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN

TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 6

1.1 KHÁT QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính trong quản lý kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính( BCTC ) là những báo cáo kế toán tống hợp nhất về tình hìnhtài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năngsinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm

Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.Theo đó, BCTC cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụngthông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nambao gồm 04 báo cáo:

+ Bảng cân đổi kế toán: Theo Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán theo mẫu

B01-DN của Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Theo Phụ lục 02: Báo cáo kết quả kinhdoanh theo mẫu B02 – DN của Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của

Bộ tài chính

+ Báo cáo lưu chuyến tiền tệ: Theo Phụ lục 03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theomẫu B03 – DN của Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính + Thuyết minh báo cáo tài chính: Theo Phụ lục 04: Báo cáo lưu chuyển tiền tệtheo mẫu B09 – DN của Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tàichính

1.1.1.2 Sự cần thiết của Báo cáo tài chính

Các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn thì họcần phải căn cứ vào điều kiện hiện tại và những dự đoán về tương lai, dựa trên những

Trang 7

thông tin có liên quan đến quá khứ và kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạtđược Những thông tin đáng tin cậy đó do các doanh nghiệp lập bảng tóm lược quátrình hoạt động cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đãđạt được Các bảng này gọi là Báo cáo tài chính.

Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống báo cáo tài chính thì khi phântích tình hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn Mặc khác, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng sẽkhông có cơ sở đế biết về tình hình của doanh nghiệp khiến họ khó có thế đưa ra cácquyết định hợp tác kinh doanh và nếu có thì các quyết định sẽ cố mức rủi ro cao

Xét trên tầm vĩ mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý được hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, các ngành khi không có hệ thống báo cáo tài chính Bởi

vì mỗi chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ kinh

tế và có rất nhiều các hóa đơn, chứng từ Việc kiểm tra khối lượng các hóa đơn,chứng từ đó là rất khó khăn, tốn kém và độ chính xác không cao Vì vậy nhà nướcphải dựa vào hệ thống BCTC đế quản lý và điều tiết nền kinh tế, nhất là đối với nềnkinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng

BCTC của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

Theo nội dung thông tin được phản ánh thì BCTC được chia thành các loại sau:+ Báo cáo phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

+ Báo cáo phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh

+ Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Trang 8

+ Báo cáo phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ

+ Báo cáo thuyết minh

Theo quan hệ pháp lý trong việc lập và gửi cho các cơ quan chức năng BCTCđược chia làm 2 loại: Báo cáo bắt buộc và báo cáo hướng dẫn

Ngoài ra còn một số tiêu thức khác để phân loại BCTC như phân loại theo thờigian nộp và lập, phân loại theo cơ quan nhận báo cáo Mỗi cách phân loại sẽ có tácdụng trong quản lý và điều hành do nguồn thông tin thu được khác nhau

1.1.2.2 Mục đích của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập ra với các mục đích sau:

Tổng hợp và trình bày một các tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn,công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kếtoán

BCTC dùng đế cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh vàcác luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp,

cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra cácquyết định kinh tế

1.1.2.3 Vai trò của Báo cáo tài chính

BCTC là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cònphục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các cơ quan quản lýnhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, các nhà quản lý,kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan Do đó, đối với mỗi nhómđối tượng BCTC lại có những vai trò khác nhau:

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Thông tin trong các báo cáo tài chínhcung cấp cho họ tổng hợp về tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, tình hình và kếtquả kinh doanh sau một kỳ hoạt động tài chính lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý và

sử dụng vốn để đánh giá được tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanhnghiệp từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề ra được các giải pháp, các quyết

Trang 9

định quản lý kịp thời và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước: BCTC cung cấp thông tincần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nềnkinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặcđột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế vàcác khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước Ví dụ như:+Cơ quan thuế : Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác địnhchính xác số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế được khấu trừ, miễn giảm của doanhnghiệp

+Cơ quan tài chính: Kiếm tra, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý nóichung và chính sách quản lý vốn nói riêng của doanh nghiệp

Đối với các đối tượng sử dụng khác như:

+ Các chủ đầu tư: BCTC cung cấp các thông tin về những khả năng hoặc nhữngrủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp có liên quan đến việc đầu tư của họ, từ đó đưa raquyết định tiếp tục hay ngừng đầu tư vào thời điểm nào, đối với lĩnh vực nào

+ Các chủ nợ: BCTC cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanhnghiệp, từ đó chủ nợ đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cho vay đối với doanhnghiệp

+ Các khách hàng: BCTC cung cấp các thông tin giúp họ có thể phân tích đượckhả năng cung cấp của doanh nghiệp để đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc muabán với doanh nghiệp

+ Các kiểm toán viên độc lập: các nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp tín dụng có

lý do đế lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằmmục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi

Trang 10

các nhà quản lý phải bỏ tiền thuê các kiểm toán viên độc lập để kiếm toán BCTC, cácnhà quản lý đương nhiên phải chấp nhận vì họ cần vốn Như vậy, BCTC đóng vai trònhư là đối tượng của kiếm toán viên độc lập.

Ngoài ra, các thông tin trên BCTC còn có tác dụng củng cổ niềm tin và sức mạnhcho các công nhân viên của doanh nghiệp đế họ nhiệt tình, hăng say trong lao động,tham gia đầu tư vào trái phiếu, cố phiếu do công ty phát hành

1.1.3 Yêu cầu và nguyên tắc chung khi lập Báo cáo tài chính

Theo Chuấn mực kế toán sổ 21 - trình bày báo cáo tài chính và theo quyết định số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính thì BCTC phải đảmbảo các yêu cầu sau:

Một là: BCTC phải trình bày một cách trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình

hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để đảm bảo yêu cầutrung thực và hợp lý, doanh nghiệp cần:

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTCphù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tinthích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp các thôngtin đáng tin cậy khi:

+Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

+Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơnthuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

+Trình bày khách quan, không thiên vị

+Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

+Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

-Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán nhằm

Trang 11

cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.

-Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuấn mực kế toán không đủ

để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sựkiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là: BCTC được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế

toán Việt Nam nếu BCTC tuân thủ mọi quy định của chuấn mực và chế độ kế toánhiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài Chính

-Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách khác với quy định của chuẩn mực

và chế độ kế toán Việt Nam thì không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trongthuyết minh báo cáo tài chính

-Trường hợp không có chuấn mực kế toán hướng dẫn riêng, thì khi xây dựng cácphương pháp kế toán cụ thế doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố sau:

+ Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn

đề tương tự và có liên quan

+ Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với tài sản, nợphải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung

+ Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi nóphù hợp với 2 yếu tổ trên Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 khi trình bày báocáo tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc hoạt động liên tục: đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, giám đốc

( hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tụccủa doanh nghiệp, BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động và kinh doanh bình thường trong tương lai gần,trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu

Trang 12

hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: đòi hỏi doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế

toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền Theo nguyên tắc này,các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thờiđiểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính củacác kỳ kế toán liên quan Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên bảng cân đối

kế toán trong những khoản mục không thỏa mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả

- Nguyên tắc nhất quán:Nguyên tắc đòi hỏi việc trình bày và phân loại các khoản

mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toánkhác, trừ khi:

+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khixem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thểtrình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình

bày

- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải được

trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếu thì khôngphải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặcchức năng

Trang 13

+Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệpthì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC như hoạt động kinh doanhchứng khoán ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ Các khoản mục được bù trừ sẽ được trìnhbày số lãi ( hoặc lồ) thuần.

- Nguyên tắc có thể so sánh: đòi hỏi các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài

chính phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ ( kế cả các thông tin diễn giải bằnglời cần thiết) Ví dụ như đối với bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu sosánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất( số đầu năm )

1.1.4 Nội dung cơ bản của Báo cáo tài chính

1.1.4.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán ( BCĐKT ) là một BCTC phản ánh tình hình tài sản củadoanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm nhất định.Theo quy định, thời điểm này là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Số liệu trên BCĐKTcho biết toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và nguồn hìnhthành tài sản đó

BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản và sắp xếp trật

tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý BCĐKT được chia làm 2 phần: Tài sản và Nguồnvốn

1.1.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo báo kết quả kinh doanh (BCKQKD): Là một một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thựchiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác

BCKQKD dùng để phản ánh thu nhập, chi phí và xác định kết quả của toàn bộcác hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau thời kỳ báo cáo( báo cáo này được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán), nhằm để xác định được lợi

Trang 14

nhuận thực tế trong kỳ và tính toán được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trongkỳ.

1.1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT ) là BCTC tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Nó cung cấpcác thông tin về luồng tiền vào chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, bán tài sản, vay, nợphải trả, đầu tư của chủ sở hữu, và luồng tiền ra chủ yếu từ quá trình hoạt động kinhdoanh, mở rộng hoạt động, thanh toán công nợ hay phân chia cho chủ sở hữu, ) trongmột kỳ nhất định Các thông tin phục vụ cho việc giải thích, đánh giá các việc đầu tư

và huy động vốn quan trọng của một doanh nghiệp

Nội dung của BCLCTT là trình bày các khoản thu và chi của một doanh nghiệptrong kỳ báo cáo trên cả 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính theo cách thức phùhợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp BCLCTT được đề cập lần đầu tiênnhư mẫu biểu báo cáo trong hệ thống báo cáo của chế độ kế toán doanh nghiệp Do đó,các doanh nghiệp không bắt buộc phải lập BCLCTT

1.1.4.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC củadoanh nghiệp, nhằm mục đích giải thích, bổ sung, thuyết minh những thông tin về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báocáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết trong các BCTC khác

1.1.5 Nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.

1.1.5.1 Nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên BCĐKT

Theo chuẩn mực kế toán số 21 về trình bày BCTC khi lập và trình bày BCĐKTphải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC nhưng không áp dụngnguyên tắc bù trừ

Để đảm bảo tính kịp thời, chính xác của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán vàgiúp cho việc báo cáo nhanh chóng, dễ dàng cần thiết phải làm tốt những công việcsau:

Trang 15

Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và đối chiếu số liệu với các chứng từ,

sổ sách có liên quan Nếu có chênh lệnh phải điều chỉnh cho đúng với kết quả kiểm kêtrước khi lập BCTC

Tiến hành kết chuyển cuối kỳ các khoản liên quan giữa các tài khoản, phù hợpvới quy định và hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, kiểm tra ,đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, đảm bảo khớp, đúng (kiểm tratrong nội bộ và kiểm tra đối chiếu với các đơn vị có quan hệ kinh tế khác).Nếu cóchênh lệch thì tiến hành điều chỉnh trước khi lập báo cáo

Khóa sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp, chi tiết tạithời điểm lập bảng cân đối kế toán

Phân loại và trình bày toàn bộ tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp thànhngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanhnghiệp hoặc phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần nếu không thể dựavào chu kỳ kinh doanh để phân chia ngắn hạn và dài hạn

Trường hợp không phân biệt được thì tài sản và nợ phải trả phải được sắp xếptheo tính thanh khoản giảm dần

Tuyệt đối không được bù trừ các khoản mục tài sản với nợ phải trả cũng nhưkhông được bù trừ giữa 2 bên Nợ và Có của tài khoản thanh toán như tài khoản 131,

331 mà phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan lên báo cáo

Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột “ Số cuối năm” của bảng cân đối kế toán ngàycuối kỳ trước

Khi lập, cột số liệu “Số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán cuối kỳ này sẽ đượcchuyển từ cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước

Cột “ Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán kỳ này được căn cứ vào số dư củacác TK (cấp1, 2) trên các sổ kế toán có liên quan tại thời điểm lập báo cáo Những chỉtiêu trên BCĐKT có nội dung phù hợp với số dư của các tài khoản thì căn cứ vào số dư

đó để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: số dự Nợ của các TK ghi vào các

Trang 16

chỉ tiêu tương ứng thuộc phần Tài sản, số dư Có được ghi tương ứng ở phần Nguồnvốn.

Trừ các trường hợp ngoại lệ sau:

Các tài khoản liên quan đến Dự phòng ( Tài khoản 129- dự phòng giảm giá đầu tưngắn hạn, TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi, TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồnkho, TK 229- Dự phòng giảm giá đàu tư dài hạn ) và Hao mòn ( TK 214 ) có số dư Cónhưng vẫn phản ánh bên Tài sản và được ghi âm nhằm phản ánh chính xác quy mô Tàisản hiện có ở doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, tài khoản 413 –Chênh lệch tỷ giá hối đoái, 421 – Lợi nhuận chưa phân phối, nếu có số dư Có thì ghibình thường bên Nguồn vốn nếu có số dư Nợ thì ghi âm bên phần Nguồn vốn

Đối với một số chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp như “ Hàng tồn kho”, “Cáckhoản phải thu”, do có liên quan đến nhiều tài khoản khoản nên phải tiến hành tổnghợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu phản ánh trên BCĐKT Các chỉtiêu ngoài BCĐKT được ghi nhận trên cơ sở số dư của các TK liên quan Đặc điểm củacác TK ngoài bảng là ghi đơn, có số dư bên Nợ nên kế toán căn cứ trực tiếp vào số dư

Nợ cuối kỳ trên sổ cái của từng TK để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng

1.1.5.2 Nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với cột số liệu “Năm trước” trong báo cáo kỳ này, tương tự như việc lậpBCĐKT, được lấy từ số liệu “Năm nay” tương ứng của Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh kỳ trước Cột số liệu “Năm nay” phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báocáo Việc lập các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở cột “Năm nay”

cụ thể như sau:

Đối với số liệu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Các khoản giảmtrừ, Giá vốn hàng bán, Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí bánhàng, Chi phí quản lý doan nghiệp, Thu nhập khác, Chi phí khác được lấy từ số kế toán

Trang 17

phản ánh những nội dung trên: Các tài khoản doanh thu căn cứ vào số phát sinh Có,các tài khoản chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ.

Các chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại: căn cứ vào chênh lệch phát sinh Nợ, Có của các tài khoản chitiết có liên quan để lập BCKQKD

Các chỉ tiêu khác như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợinhuân gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp được tính toán theo hướng dẫn cụ thể trên BCKQKD, trường hợp lỗ, các chỉtiêu được ghi giảm trên báo cáo

Riêng chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu được hướng dẫn cách tính toán theoThông tư hướng dẫn 21/2007 Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cố phiếu

1.1.5.3 Nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Trình bày luồng tiền theo từng hoạt động phù hợp với đặc điểm kinh doanh củadoanh nghiệp bao gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính

Phân biệt các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động trên cơ sở thuần, bao gồmmột số luồng tiền phát sinh trong những trường hợp sau:

+Thu và chi trả tiền khách hàng

+Thu và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn( mua bán ngoại tệ hay các khoản đầu tư, các khoản đi vay, cho vay có thời hạn thanhtoán không quá 3 tháng)

+Đối với các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay cáckhoản tương đương tiền không được trình bày trong BCLCTT

+Phải quy đổi các giao dịch ngoại tệ ra thành đồng tiền chính thức sử dụng để ghi

sổ kế toán và lập báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm giao dịch

Trang 18

+Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đươngtiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có

sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện

1.1.5.4 Nguyên tắc lập và trình bày thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính

Khi trình bày bản thuyết minh báo cáo tài chính cần chú ý:

+Số liệu trên bản thuyết minh BCTC cần thống nhất với số liệu trình bày trên cácBCTC khác, trình bày rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu

+Việc đánh số các thuyết minh dẫn từ BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT có thể thayđổi lại cho phù hợp với định khoản của doanh nghiệp nhưng cần được thực thiện theođúng quy định, đúng yêu cầu và nội dung thông tin cần được trình bày theo quy định.+Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanhnghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán Nếu có sự thay đổi phải thuyết minh

Trang 19

hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như làmột phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo Như vậy, người

ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ

có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu Thứ hai, do sự địnhhướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quantrọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Qua phân tíchnhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về công ty và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

1.2.1.3Phương pháp phân tích

Muốn nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng, hiệuquả và khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh, chúng ta cần thiết phải đi sâunghiên cứu, xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trongtừng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau

Đế đánh giá kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêutrong báo cáo tài chính, chúng ta sử dụng các hình thức phân tích sau:

- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang : là việc so sánh, đối chiếu tìnhhình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tàichính

- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc : là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ sốthực hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa cácbáo cáo tài chính để rút ra kết luận

1.2.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại công ty.

1.2.2.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản

Về phân tích cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng tài sảncũng như từng loại tài sản gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền và các khoảntương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn khác… tiếnhành so sánh số đầu kỳ so với số cuối kỳ, nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng

Trang 20

loại tài sản chiếm tỷ trọng trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy mức

độ phù hợp của sự biến động đó Việc đánh giá cần dựa trên tính chất kinh doanh vàtình hình biến động của từng loại Trong điều kiện cho phép có thể xem xét và so sánh

sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản củadoanh nghiệp trong nhiều năm và so sánh với cơ cấu của ngành để đánh giá Khi phântích người ta phân tích cần liên hệ với số liệu của các doanh nghiệp kinh doanh cùngngành nghề có hiệu quả cao hơn để có hiệu quả cao hơn để có nhận xét xác đáng vềtình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như chính sách đầu tư và chính sách kinhdoanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đánh giá

1.2.2.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản

Việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn cần dựa vào chính sách huy động vốn của doanhnghiệp trong từng thời kỳ gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn nhà phân tích sẽ nắm được trị số và sự biến động củacác chỉ tiêu như sau: Hệ số tài trợ, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so vớinguồn vốn

Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu =V ố n ch ủ s ở h ữ u N ợ ph ải tr ả

Hệ số nợ/ tổng nguồn vốn = T ổ ng ngu ồ n v ố n N ợ ph ả itr ả

Đối với mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, khi phân tích, các nhà phân tíchthường tính và so sánh các chỉ tiêu:

Hệ số tự tài trợ vốn CSH = Tổng nguồn vốn Vốnchủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm nghiên cứu, doanh nghiệp có một đồng vốn thìtrong đó có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp

bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác Ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặcđiểm nghành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu của các doanh nghiệp

Hệ số tài trợ TSDH = Vốnchủ sở hữu Tài sảndài hạn

Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích, doanh nghiệp có một đồng tài sảndài hạn thì được tài trợ bao nhiêu đồng bằng nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạnđược tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính củadoanh nghiệp.

1.2.2.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các cân bằng trên bảng cân đối kế toán

a Vốn lưu động ròng

Có thể chia bảng cân đối thành các nhóm:

Tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn ngắn hạnNguồn vốn dài hạn

Nợ dài hạnVốn chủ sở hữuTài sản dài hạn

Vốn lưu động thường xuyên có thể được xác định theo 2 cách:

Cách 1: VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Cách 2: VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ ròng

b Nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh

Khi nhu cầu vốn lưu động dương, thể hiện doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn

do có một phần tài sản kinh doanh chưa được thực hiện bởi bên thứ ba Nhu cầu vốnlưu động là một số âm thể hiện một phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba củadoanh nghiệp nhiều hơn toàn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

c Ngân quỹ ròng

Trang 22

Ngân quỹ ròng hay vốn bằng tiền được xác định bằng một trong hai cách sau:Cách 1: Ngân quỹ ròng = Ngân quỹ có – ngân quỹ nợ

Ngân quỹ ròng dương chứng tỏ doanh nghiệp đang chủ động về vốn, ngược lạingân quỹ ròng âm chứng tỏ doanh nghiệp doanh nghiệp bị động về vốn

Cách 2: Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng – Nhu cầu vốn lưu động

Nếu ngân quỹ ròng lớn hơn 0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên thỏa mãn nhucầu vốn lưu động và ngược lại doanh nghiệp có quá nhiều tiền do chiếm dụng vốn từbên thứ ba nếu nhu cầu vốn lưu động âm

1.2.2.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

a) Phân tích tình hình công nợ

Công nợ của doanh nghiệp gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả, đây làhai vấn đề có quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp trên thị trường

Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh các khoản phải thu, phải trả cuối kỳ

so với đầu kỳ để thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của từng chỉ tiêu Có thể chitiết các khoản phải thu, phải trả theo từng thời hạn, đối tượng để biết được tình hìnhthu hồi công nợ, chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp.Trên cơ sở phân tíchcác khoản phải thu quá hạn để đưa ra các biện pháp dự phòng cho phù hợp với từngcon nợ để đảm bảo tính ổn định của hoạt động tài chính

b) Phân tích tình hình công nợ phải thu

Trong tổng các khoản phải thu của doanh nghiệp thì phải thu của khách hàngthường chiếm tỷ trọng cao, vì thế khi phân tích nhà phân tích thường tập trung phântích khoản phải thu của khách hàng

Số vòng quay phải thu khách hàng = Các khoản phải thubình quân Doanhthu thuần

Nếu số vòng quay các khoản phải thu lớn,chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiềnhàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, số vòng quay quá cao cũng không phải

là tốt vì có thể ảnh hưởng tới lượng hàng hóa tiêu thụ do phương thức thanh toán quáchặt chẽ

Trang 23

Thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng = số vòng quay phảithu khách hàng số ngày kỳ phân tíchChỉ tiêu này càng thấp càng tốt Các nhà phân tích cần phân tích, đối chiếu với sốngày thanh toán ghi trong hợp đồng để thấy được tình hình tăng giảm khoản phải thu từ

đó đưa ra các biện pháp phù hợp

c) Phân tích tình hình công nợ phải trả

Nợ phải trả của doanh nghiệp được chia ra làm nhiều nhóm tùy thuộc vào nhiềuđối tượng, trong đó các khoản phải trả người bán thường được tiến hành tập trung khitiến hành phân tích

Số vòng quay phải trả người bán = Phải trảngười bán bìnhquân Tổng số tiền hàng mua chịu

Chỉ tiêu trên càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ tình hình thanh toán tiền hàng củadoanh nghiệp càng tốt

Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán = Số vòng quay phảitrả ngườibán Số ngày trong kỳ phân tích

Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanhnghiệp

d) Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều tới uy tín của doanhnghiệp và niềm tin của khách hàng Nó cũng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắnhạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, đó

là nhân tố tạo nên sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp Ngoài ra, nhà phân tích nênxác định hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Khoản phảithu Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu thanh toán tức thì = Tiềnvà các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Trang 24

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thì cho biết khả năng thanh toán của vốn bằngtiền, các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này quá cao

và kéo dài dẫn tới giảm hiệu quả vốn bằng tiền Ngược lại chỉ tiêu này quá thấp kéo dài

có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp bị phá sản

1.2.2.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh.

a Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh

Đánh giá kết cấu chi phí - kết quả thông qua từng loại hoạt động một cách sơ bộ

là việc so sánh các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng loại hoạt động ( baogồm : hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanhkhác) Qua đó, cho thấy hoạt động nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để từ đó, banlãnh đạo định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp mình, đồng thời có thể đưa ranhững quy định đầu tư đúng đắn vào từng hoạt động để thu được kết quả cao nhất

b Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của nhà kinh doanh, nhà đầu tư Đồng thời, đây

là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình

độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất Do vậy cần phải phân tích chỉtiêu này một cách thường xuyên

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, có thể kết hợp các phươngpháp so sánh, loại trừ, đồ thị để phân tích Từ đó đưa ra so sánh kỳ này so với kỳ trước

để thấy được sự thay đổi về quy mô và tốc độ tăng, giảm của lợi nhuận Lợi nhuận vàdoanh thu của doanh nghiệp là sự thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đểthấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phân tích các chỉ tiêu về việc

sử dụng nguồn vốn, khả năng thanh toán, phân tích rủi ro,

c Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhcho thấy việc sử dụng TSCĐ có tác dụng như thếnào đối với việc tạo ra doanh thu, một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu,việc sử dụng nó mất bao nhiêu chi phí Chi phí tạo ra một đồng doanh thu càng cao thìhiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao

Trang 25

Sức sản xuất của TSCĐ = TSCĐ bìnhquân Doanhthuthuần

—> Tỷ suât này càng cao thì chứng tỏ sức sản xuất của TSCĐ càng được cải thiện

Tỷ suất sinh lời TSCĐ = Lợi nhuậntrước thuế TSCĐ bìnhquân

—> Sức sinh lời của TSCĐ nói lên nếu doanh nghiệp đầu tư trung bình một đồngTSCĐ thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất hao phí của TSCĐ = TSC Đbình quân Doanhthuthuần

—> Tỷ suất hao phí của TSCĐ nói lên rằng muốn tạo một đồng doanh thu thuầnthì doanh nghiệp cần phải sử dụng bình quan bao nhiêu đồng TSCĐ

d Đánh giá về khả năng sinh lời

Hệ số sinh lời doanh thu

Hệ số sinh lời doanh thu = Lợi nhuận sauthuế Doanhthuthuần

Hệ số sinh lời doanh thu nói lên rằng, khi doanh nghiệp tạo ra được một đồngdoanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chưa hẳn doanh thucao thì lợi nhuận đã cao

 Hệ số sinh lời tổng tài sản ( ROA )

Hệ số sinh lời tổng tài sản= Tổngtài sảnbìnhquân Lợi nhuận sau thuế

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi phân tích cần so sánh với chỉ tiêu ROE để từ đó đánh giá thựctrạng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữa ( ROE )

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Để đánh giá khả năng sinh lời của một công ty, nhà phân tích cần tính toán và sosánh hệ số sinh lời của doanh thu, hệ số sinh lời của tài sản, vốn chủ sở hữu qua các

Trang 26

năm để thấy được doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã sinh lờinhư thế nào và có những bước tiến gì qua các năm.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH ĐÔNG ĐÔ 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH ĐÔNG ĐÔ

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

+ Tên giao dịch: Mai Linh Dong Do joint stock company

+ Tên trụ sở: số 47 Kim Đồng – Giáp Bát – Hoàng Mai – Hà Nội

+ Loại hình công ty: Công ty cổ phần

Đô đã sát nhập và trở thành công ty thành viên của Tổng công ty tập đoàn Mai LinhĐông Bắc Bộ

Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, công ty luôn là lá cờ đầu trongnhững công ty thành viên cùng hệ thống Mai Linh hoạt động tại khu vực miền Bắc Làmột trong những công ty có uy tín nhất về dịch vụ Taxi và xe cho thuê tại khu vực

Trang 27

miền Bắc mà đặc biệt là tại khu vực Hà Nội Cho đến nay, công ty đã khẳng định đượcvai trò của mình và từng bước đi lên trong nền kinh tế thị trường

Ngành nghề kinh doanh chính lúc đầu là kinh doanh dịch vụ du lịch Hòa cùngvới sự phát triển kinh tế của đất nước, công ty Mai Linh quyết định mở thêm ngànhnghề kinh doanh – bổ sung ngành nghề vận chuyển hành khách công cộng bằng xeTaxi tại địa bàn Hà Nội

Trong thời điểm này, trên địa bàn thủ đô Hà Nội cũng có nhiều công ty khác đanghoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách công cộng bằng Taxi Vì ra đời sau cáccông ty khác nên thời gian đầu công ty kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn Sản phẩmdịch vụ mới nên chưa làm người dân quen ngay được, nhưng với sự nỗ lực phấn đấukhông mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên Từ chỗ chỉ có 180 xe KIA năm

2007 Đến năm 2011, công ty tiếp tục nghiên cứu phát triển thị trường và quyết địnhđầu tư, liên tục đổi mới phương tiện, thay hơn 50% chủng loại xe hiện đang kinh doanh

và tính đến hiên nay công ty có hơn 1600 xe đang hoạt động

Nhiều khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng thường xuyên của công ty.Công ty đã ngày càng có được niềm tin của khách hàng và ngày càng tăng được thịphần tại thủ đô Vì vậy, chi nhánh của công ty ngày càng đứng vững và phát triển

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Chức năng: Hiện nay, công ty đang tập trung vào hoạt động vận tải hành kháchbằng taxi, lĩnh vực đã và đang chiếm thế mạnh trên thị trường Hà Nội Trong năm nay,chiến lược kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục mở rộng thêm hoạt động vận tải hànhkhách bằng taxi đồng thời hoạt động thêm một số lĩnh vực đã đăng ký trong giấy phépkinh doanh

Nhiệm vụ:

+Xây dựng, tổ chức công tác kinh doanh và quản lý khai thác sử dụng có hiệuquả, đảm bảo đầu tư, mở rộng kinh doanh, bù đắp chi phí

+Từng bước ổn định mở rộng kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, phát hiện

và điều chỉnh kịp thời những sai lệch nhằm hạn chế những tổn thất về kinh tế

Trang 28

+Kinh doanh trên cơ sở bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện chế độ hoạchtoán kinh tế độc lập, nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định.

+Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đúngcác cam kết trong hợp đồng kinh tế liên quan

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty:

Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô hoạt động với một số ngành nghề kinh doanhnhưng chủ yếu là về lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi có uy tín và chất lượng hàngđầu trên thị trường thủ đô Hà Nội Cho đến nay, công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô đãchiếm lĩnh được thị phần đáng kể ở cả khu vực nội và ngoại thành cũng như các tỉnhlân cận

Những nhành nghề mà công ty được phép kinh doanh:

- Vận tải hành khách bằng taxi

- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường bộ

- Dịch vụ cho thuê xe

- Dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện

- Dịch vụ kho vận

- Sản xuất hàng hóa, vật tư thiết bị phục vụ tiêu dùng

- Sửa chữa bảo hành máy móc và phương tiện vận tải

2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và thành tựu mà công ty đã đạt được

 Thuận lợi:

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty luôn nhận được sự chỉ đạo,quan tâm, giúp đỡ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Ban ngành trên địabàn thủ đô Hà nội Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách đổi mới, hội nhập và cảicách hành chính tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn Và cùng với xu thế hộinhập kinh tế thế giới, sự phát triển của thị trường là cơ hội để công ty tiếp xúc với cáctrang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc hiệu quả và các nhà đầu tư tiềm năng Độingũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý được đào tạo về chuyên môn, rèn luyện trưởngthành trong quá trình hoạt động của công ty, số đông cán bộ trẻ, luôn năng động và

Trang 29

sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao là những yếu tố thuận lợi cơ bản củacông ty.

 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp không ít những khó khăn và thửthách Thị trường thế giới luôn biến động, giá xăng dầu tăng và luôn biến động, đầu tưTSCĐ khó khăn do giá xe trong nước, phí trước bạ tăng cao, lái xe thiếu kinh nghiệmnghiêm trọng, cung không đáp ứng đủ cầu gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinhdoanh vận tải

Cùng với sự suy thoái kinh tế trong nước, sức cầu của người dân trong việc sửdụng taxi giảm sút Nhà nước thường xuyên có các chính sách nhằm hạn chế sự tăngtrưởng và phát triển trong vận tải taxi Nhiều chính sách xử phạt trong lĩnh vực đường

bộ gây khó khăn và chi phí rất nhiều cho người lái xe và doanh nghiệp

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập bình quân những năm gần đây:

Trang 30

được điều này là do doanh nghiệp mở rộng địa bàn kinh doanh, mua sắm thêm xe đồngthời tuyển thêm lao động, tạo điều kiện giúp đỡ công nhân viên học tập và nâng cao taynghề Ngoài ra, việc cắt giảm bớt lương cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí tănglợi nhuận Trong đà này, công ty chắc chắn sẽ có những thành tựu to lớn hơn trongtương lai.

2.1.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

+ Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông

Giám đốc điều hành

Xưởng

sửachữa

số 2

Phó giám đốcPhó giám đốc

Ban kiểm soátHội đồng quản trị

Phòng tổngđài Phòng kinhdoanh &

tiếp thị

Đội xe

số 3 Đội xesố 5

Xínghiệp

số 2

Đội xe

số 1 Đội xesố 2

Xínghiệp

Trang 31

Quyết định các cổ phần và tổng số cổ phần được quyết định chào bán của từngloại, quy định mức cổ tức hàng năm của từng loại.

Bầu và miễn nhiệm các hội đồng cổ đông, xem xét và xử lý các vi phạm của hộiđồng cổ đông và ban kiểm soát khi gây thiệt hại cho công ty

Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty vàthông qua báo cáo tổ chức hàng năm và mỗi năm Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1lần

+ Hội đồng quản trị: Gồm có 05 thành viên làm việc theo chế độ tập thể

Mọi vấn đề liên quan đến vấn đến quyền hạn nhiệm vụ của Hội đồng quản trị đềuđược xem xét tại các phiên họp mỗi thành viên của hội đồng quản trị có 1 phiếu biểuquyết, không thành viên nào của HĐQT có quyền quyết định cá nhân

HĐQT họp thường kỳ mỗi quý ít nhất 1 lần ngoài ra còn có thể họp thường trongtrường hợp cần thiết

+ Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên và có 1 thành viên có trình độ chuyên môn kếtoán Ban kiểm soát được lập ra để kiểm tra giám sát quản lý điều hành của hội đồngquản trị và giám sát của người quản lý của công ty

+ Giám đốc điều hành: Điều hành hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và nghịquyết của HĐQT

+ Phó giám đốc phụ trách tài chính và phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúpgiám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh và trực tiếpquản lý các phòng ban

2.1.7 Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.7.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán.

Công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toántheo hình thức tập trung Việc tổ chức hạch toán kế toán được thực hiện tập trung tạimột phòng kế toán duy nhất của công ty

2.1.7.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Mai Linh Đông Đô

Ngày đăng: 24/04/2016, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w