1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU

61 855 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 103 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU. 6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 6 1.1.1. Vị trí và đặc điểm 6 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 6 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 7 1.3. Các ngành nghề kinh doanh. 8 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty. 9 1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 9 1.5. Quy trình làm việc của công ty. 17 1.6.Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 18 CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU. 20 2.1. Một số cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành. 20 2.1.1. Khái niệm. 20 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bộ phận kinh doanh du lịch và lữ hành. 21 2.1.3. Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh du lịch và lữ hành. 22 2.1.4. Quy trình làm việc của bộ phận. 23 2.2. Thực tiễn hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 24 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty. 24 2.2.2. Quy trình làm việc của bộ phận kinh doanh 24 2.2.3. Thực trạng hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du Lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 26 2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 31 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được. 31 2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục. 33 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại. 34 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 35 3.1. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 35 3.1.1. Những định hướng phát triển hoạt động của bộ phận 35 3.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xác định tập khách hàng hợp lý 35 3.1.1.2. Nâng cao chất lượng , số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên 36 3.1.1.3. Khai thác tốt thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới và có chính sách giá cả hợp lý. 36 3.1.1.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh liên kết. 37 3.1.1.5 Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Công ty trên thị trường và thu hút khách 38 3.1.2. Những giải pháp cụ thể. 38 3.2. Kiến nghị. 40 3.2.1. Những kiến nghị đối với trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội và khoa Sư phạm – Du lịch. 40 3.2.2. Những kiến nghị đối với công ty CP Thương mại và Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 41 3.3. Bài học kinh nghiệm và định hướng của bản thân 42 3.2.1. Bài học kinh nghiệm 42 3.2.2 Định hướng của bản thân 43 KẾT LUẬN 45 Phụ lục 46

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội các nước Cùng với xu hướng kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ngành du lịch như một con gà đẻ trứng vàng, đã trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ chính thức đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Trong đó sự xuất hiện của nhiều Công ty lữ hành nội địa và quốc tế đã đem lại tín hiệu tốt lành cho ngành kinh tế non trẻ này

Có thể nói, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang lại nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao Chính vì lẽ đó việc đào tạo nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch là vấn đề vừa cấp thiết vừa cơ bản nhằm có nguồn lực luônluôn đủ tri thức và năng lực đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển, sự đổi mớicủa ngành du lịch cả trên bình diện quốc gia và quốc tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và của du lịch Việt Nam nói riêng

Nhằm lấp dần khoảng cách giữa kiến thức khoa học với kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng việc học luôn đi đôi với hành, tạo điều kiện cho các sinh viên cuối khóa sắp ra trường có thêm tự tin cũng như hành trang bước vào môi trường làm việc mới, khoa Sư phạm – Du lịch

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã có kế hoạch cho sinh viên năm

Trang 2

thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã xin được thực tập tại công

ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong công ty Đặc biệt ,đồng hành với em trong suốt quá trình thực tập không thể thiếu

sự chỉ bảo, hướng dẫn cũng như những định hướng của thầy giáo – Ths Phạm Văn Đại.Qua đợt thực tập trên , em đã học hỏi và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đây chính là tiền đề để giúp em làm quen với môi trường hoàn toàn mới và cũng đầy khó khăn thử thách – môi trường khởi nghiệp và lập nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU 6

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 6

1.1.1 Vị trí và đặc điểm 6

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 6

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 7

1.3 Các ngành nghề kinh doanh 8

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty 9

1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 9

1.5 Quy trình làm việc của công ty 17

1.6.Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu 18

CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU 20

2.1 Một số cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành 20

2.1.1 Khái niệm 20

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bộ phận kinh doanh du lịch và lữ hành 21

2.1.3 Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh du lịch và lữ hành 22

2.1.4 Quy trình làm việc của bộ phận 23

2.2 Thực tiễn hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu 24

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty 24

2.2.2 Quy trình làm việc của bộ phận kinh doanh 24

2.2.3 Thực trạng hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du Lịch Hữu Nghị Toàn Cầu 26

2.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu 31

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 31

2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 33

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại 34

Trang 4

3.1 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh doanh du lịch & lữ

hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu 35

3.1.1 Những định hướng phát triển hoạt động của bộ phận 35

3.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xác định tập khách hàng hợp lý 35

3.1.1.2 Nâng cao chất lượng , số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên 36

3.1.1.3 Khai thác tốt thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới và có chính sách giá cả hợp lý 36

3.1.1.4 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh liên kết 37

3.1.1.5 Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh Công ty trên thị trường và thu hút khách 38

3.1.2 Những giải pháp cụ thể 38

3.2 Kiến nghị 40

3.2.1 Những kiến nghị đối với trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội và khoa Sư phạm – Du lịch 40

3.2.2 Những kiến nghị đối với công ty CP Thương mại và Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu. 41

3.3 Bài học kinh nghiệm và định hướng của bản thân 42

3.2.1 Bài học kinh nghiệm 42

3.2.2 Định hướng của bản thân 43

KẾT LUẬN 45

Phụ lục 46

Trang 6

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

1.1.1 Vị trí và đặc điểm

Công ty Cổ phần Thương Mại & Du lịch hữu nghị toàn cầu là mộtcông ty mới trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế Tuy nhiên với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động và phong cách phục vụchuyên nghiệp, Công ty luôn mong muốn sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương Mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu

Tên viết tắt: GF TRAVEL AND TRADING ,JSC

Văn phòng chính: 83 Núi Trúc –Ba Đình – Hà Nội

Trang 7

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty Cổ phần Thương mại & Du Lịch Hữu Nghị Toàn Cầu là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài sản riêng, có trụ sở tại 83 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội

Công ty Cổ phần thương mại và du lịch hữu nghị toàn cầu viết tắt

là GFC Travel là một thương hiệu kinh doanh của công ty Cổ phần tài chính toàn cầu GFC

Năm 2006, Công ty cổ phần tài chính toàn cầu, gọi tắt là GFC đã chính thức được Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh

Đến nay tổng trị giá tài sản của GFC Travel là 560 tỷ đồng Cố vấn cho ban lãnh đạo công ty là những chuyên gia kinh tế - tài chính

Trang 8

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Công ty Cổ phần Thương Mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu chính thức được thành lập vào tháng 3 năm 2012 Chức năng của Công

ty là chuyên kinh doanh du lịch, khách sạn, thương mại, vận tải và dịch

vụ Visa Hiện nay công ty có đội ngũ nhân viên và cộng tác viên đông đảo

Công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu luôn thựchiện đầy đủ chức năng kinh doanh lữ hành của mình.Trước xu thế phát triển của các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch thì công ty đã tuyển dụng những nhân viên có chuyên môn cao đầu tư vào việc tổ chức các tour du lịch trọn gói, hạch toán kinh tế độc lập, khai thác mạnh vào kinh doanh du lịch, phân bổ nhân sự

Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã trải qua nhiều biến động

về kinh tế trong nước cũng như sự ảnh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đến nay công ty là một trong những đơn vị hoạt động có uy tín về kinh doanh lừ hành trong nước và quốc tế

1.3 Các ngành nghề kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh:

1.Đầu tư resort : Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Đã Nẵng

2.Kinh doanh vận chuyển : Taxi, xe du lịch 45 chỗ

3.Dịch vụ du lịch

4.Dịch vụ tài chính

5.Nuôi trồng và cung cấp Yến sào nguyên chất

Trang 9

Dịch vụ du lịch:

1.Tổ chức Tour du lịch trong nước

2.Tổ chức Tour du lịch nước ngoài

3.Tour du lịch chuyên đề, M.I.C.E

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty.

1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty

Công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghi Toàn Cầu là một công ty cổ phần nên mô hình tổ chức công ty mang đúng tính chất của một công ty cổ phần Để đảm bảo tính linh hoạt cao yêu cầu hoạt động kinh doanh có hiểu quả thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối ưu nhất, mọi khó khăn sai lầm trong kinh doanh phải được khắc phục kịp thời Các phòng ban phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn

Trang 10

nhau để thực hiện các mục tiêu đặt ra Dựa trên tình hình thực tế, công ty

đã xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức theo mô hình sau:

Trang 11

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CP Thương mai & Du lịch Hữu nghị toàn cầu.

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý.

Giám đốcPhó giám đốc

Quản trị viên

Phòng kế toánPhòng điều hành

Hướngdẫnviên

Bộ phận

sale

Tổng giám đốc

Trang 12

Là người được quyết định điều hành mọi hoạt động của công ty.

Nhiệm vụ chủ yếu: Lập kế hoạch chương trình hoạt động cho công ty.Chuẩn bị nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp

Là người điều hành công việc chịu trách nhiệm trước công ty về hiệu quả kinh doanh

Đưa ra chương trình chiến lược kinh doanh

Phó giám đốc là ông Lưu Mạnh Hà

chính trong hoạt động kinh doanh du lịch

- Chức năng: kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nội địa và quốc tế (không giới hạn đối tượng khách trong ngành than-khoáng sản)

- Nhiệm vụ:

 Xây dựng chương trình du lịch trọn gói

 Chào bán các chương trình du lịch

 Ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện chương trình du lịch

 Quản lý hướng dẫn viên và đội ngũ cộng tác viên

 Thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán sau tour

Trang 13

 Thực hiện thu chi đúng nguyên tắc, hỗ trợ cho các hoạt động quản

lý chất lượng mặt tài chính

1.4.3 Nội quy, quy định làm việc của công ty.

Công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu luôn thựchiện nghiêm túc các quy chế phân phối tiền lương, khen thưởng, quy chếkhoán Bên cạnh đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của công ty.Công ty đã đưa ra những nội quyquy định để giúp các nhân viên tạo ra thói quen tốt tại nơi làm việc

 Điều 3: Tất cả việc tuyển dụng, xử lý kỷ luật, giờ làm việc, tăng

ca, nghỉ phép, tiền lương, phúc lợi, thưởng phạt, nghỉ việc đều

Trang 14

định tại nội quy này được thực hiện theo bộ luật lao động pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều khoản bổ sung của nội quy này.

 Điều 4: Nội quy được lập, lưu trữ và có hiệu lực kể từ ngày được

Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội thông qua

KỶ LUẬT

 Điều 16 Không được mang theo chất độc, chất nổ, vũ khí, các loạihung khí…va những vật nguy hiểm vào công ty, người nào vi phạm sẽ bị buộc thôi việc, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ xử

lý theo pháp luật Việt Nam

được vào cổng công ty: Bảng tên không được mượn dùng qua lại

để vào công ty: Nếu trường hợp cho người ngoài mượn bảng tên

để đi vào công ty ảnh hưởng đến lợi ích của công ty sẽ bị sa thải ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành

 Điều 18 Bảng tên phải gắn phía bên trái ngực, không được tự ý gắn nơi khác Trường hợp phát hiện không đeo bảng tên trong công ty thì xen như những người ngoài xưởng tự ý vào công ty không được phép và bị xử lý theo quy định tại điều 17

www.hopdong.net

 Điều 19 Quy định về quản lý lao động:

- 19.1 Tất cả nhân viên phải đi làm đúng giờ, chỉ được tan tầm khi chuông reo tan tầm Người đi làm trễ phải trình tổ trưởng xác nhận

về đến bộ phận nhân sự nhận thẻ ghi giờ, mới được vào làm việc,

đi trể 3 lần trong tháng ngoài việc nghĩ giờ trừ lương giờ đó, thành

Trang 15

tích công tác sẽ bị xếp vào loại kém mà còn bị cắt các khoản khen thưởng chuyên cần của thánh đó.

- 19.2 Trong giờ làm việc, không được làm những việc riêng của cá nhân và phải có trách nhiệm cố gắng hoàn thành khối lượng công tác được giao phó

- 19.3 Trong giờ làm việc, không được tuỳ ý rời khỏi cương vị côngtác, không được nói chuyện riêng, không được gây ảnh hưởng đếncông việc của người khác

- 19.4 Tuyệt đối tôn trọng và tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên

- 19.5 Không được tự ý hoặc xúi người khác lậc xem những hồ sơ,van thư, sổ sách biểu mẫu… không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; không được tuỳ ý tiết lộ bí mật của công ty

- 19.6 Trước khi ra về, phải quét dọn sạch sẽ chổ làm của mình, nếukiểm tra 3 lần trong tháng không quét dọn hoặc quét dọn không sạch sẽ, thành tích công tác sẽ bị xếp vào loại kém và bị trừ các khoản khen thưởng chuyên cần của tháng đó

GIỜ LÀM VIỆC, GIỜ NGHỈ, NGÀY NGHỈ, NGHỈ PHÉP

 Điều 20 Thời gian làm việc tại công ty

20.1 Nhân viên hành chính, nhân viên tác nghiệp:

- Từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy hàng tuần

Trang 16

- Nội dung và thời gian làm việc: kết hợp với giờ dùng bữa trong phân xưởng và công việc vệ sinh sẽ quy định riêng.

22.2.Cán bộ và tất cả nhân viên hành chính có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ phép năm tối đa 3 ngày 1 lần và phải làm xong thủ tục nghỉ phép năm trước 7 ngày và bàn giao công việccho nhân viên làm thay

22.3 Nhân viên làm việc chưa đủ 12 tháng, nếu không nghỉ phép năm theo tỷ lệ thì được cấp phát số tiền tính theo tỷ lệ và được cấp trả chung với tiền thưởng cuối năm trước tết Âm lịch

Trang 17

 Điều 23 Việc xin nghỉ phép.

24.1 Mọi trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc đều phải có

“đơn xin phép” đã được chủ quản phê duyệt

24.2 Thời gian xin phép tính theo giờ, giờ xin phép ngắn nhất nửagiờ

24.3 Khi điền giấy “ Đơn xin nghỉ phép” phải ghi rõ loại phép, nguyên do Trường hợp xin phép với lý do khôngchính đáng hoặc ảnh hưởng đến công việc chung thì chủ quản bộ phận giải quyết theo tình hình thực tế hoặc không chấp thuận nghỉ phép hoặc rút bớt thời gian xin phép hoặc thay đổi ngày xin nghỉ phép

- Bản thân được kết hôn nghỉ 3 ngày

- Con cái kết hôn được nghỉ 1 ngày

Trang 18

- Phải trình giấy chứng nhận kết hôn (bản photo) và dược hưởng lương.

- Nghỉ phép sinh được nghỉ một lần liên tục và có thể thoả thuận

đi làm sớm hơn trước khi hết phép và có thể nghỉ thêm nhưng phải được

sự chấp thuận của người sử dụng lao động

24.8 Thủ tục xin phép thêm ngày:

Một ngày trước khi hết phép, nhân viên phải đích thân hoặc nhờ người khác đến xin phép thêm tại công ty, trường hợp nghỉ tiếp mà chưa được chấp thuận thì xem như nghỉ không lý do

1.5 Quy trình làm việc của công ty.

Để đảm bảo tính linh hoạt cao, yêu cầu hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tổ chức bộ máy hoạt động với quy mô hợp lý nhất, tối

Trang 19

ưu nhất, mội khó khăn sai lầm trong kinh doanh phải được khắc phục kịpthời Các phòng ban phải có sự hỗ trợ liên kết lẫn nhau để thực hiện các mục tiêu đặt ra Phương pháp quản lý theo phương thức trực tuyến.Giámđốc quản lý toàn bộ hoạt động của công ty , có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và các bộ phận chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc Mối quan hệ quản lý này có ưu điểm là gọn nhẹ về tổ chức, thông tin được bảo đảm thông suốt, đường đi của thông tin là ngắn do đó sai lệch của thông tin là không lớn phù hợp với chế độ một thủ trưởng lãnh đạo Nhiệm vụ được quy định theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản

lý Cơ cấu này đảm bảo nguồn lực để giải quyết các vấn đề trọng tâm

Công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu kinh doanh nhiều hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, cho thuê xe du lịch, dịch vụ tư vấn du học, dịch vụ Visa Quy trình của hoạt động kinh doanh lữ hành : Công ty xây dựng các chương trình du lịch, rao bán trên trang web của công ty, bán tour, thực hiện tour Ngoài đăng ký của cả đoàn khách thì công ty còn tập hợp những khách lẻ thành một đoàn khách lớn sau đó thực hiện chương trình du lịch

1.6.Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập tại công ty CP

Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu.

trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, sinh viên K4 khoa Sư phạm – Du lịch thực tập tại các công ty du lịch lữ hành trong thời gian 15/01/2013 đến ngày 20/03/2013

Toàn Cầu, trụ sở 83 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội

Trang 20

• Vị trí thực tập: nhân viên tại phòng sales & marketing của công tythương mại & Du lịch Hữu nghị toàn cầu

- Phụ trách công việc sale ( sale tour qua điện thoại, gặp khách hàng, hỗ trợ ký hợp đồng)

- Hỗ trợ trong việc thực hiện các chương trình tour của công ty

Trang 21

CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỮU NGHỊ TOÀN CẦU.

2.1 Một số cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành.

2.1.1 Khái niệm

- Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ( Theo luật du lịch Việt Nam ngày 01 tháng 01 năm 2006)

- Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất lưu thông , muabán hàng hóa du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh

tế xã hội, kinh doanh du lịch cũng như mọi loại hình kinh doanh khác, diễn ra theo một quy trình chặt chẽ, gồm các bước:

 Tiếp thị, tổ chức sản xuất hành hóa và dịch vụ du lịch

- Kinh doanh lữ hành: là ngành kinh doanh các chương trình du lịch, có thể nói đây là ngành kinh doanh đặc trưng của du lịch Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường,

Trang 22

các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn khách du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

- Doanh nghiệp lữ hành: là đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi nhuận bằng việc giao dịch, ký kết các hoạt động du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình đã bán cho khách du lịch ( Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghiđịnh 09/ CP về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch)

- Sản phẩm du lịch:Theo Luật du lịch Việt Nam : “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết thỏa mãn các nhu cầu của khách trong chuyến đi du lịch”

- Sale tour là một trong những hoạt đông quan trong của hoạt độngkinh doanh lữ hành Nhiệm vụ chính của sale tour là giới thiệu được những điểm mạnh của chương trình du lịch cảu công ty từ đó thuyết phục được khách hàng mua tour

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bộ phận kinh doanh du lịch

và lữ hành.

Phòng kinh doanh du lịch &lữ hành có chức năng chủ yếu sản xuất, khai thác và môi giới các chương trình và sản phẩm du lịch thông qua những hoạt động sau:

- Các hoạt động trung gian: đưa khách du lịch đến với các đơn vị kinh doanh, giúp họ tiêu thụ nhanh chóng các sản phẩm , công ty lữ hànhđược hưởng một khoản tiền do các đơn vị kinh doanh trực tiếp đó trả ( gọi là tiền hoa hồng- commission) Công ty lữ hành là cầu nối khách du

Trang 23

lịch với hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng, mua vé, giao thông… Tuy hoạt động trung gian không ản xuất ra sản phẩm vật chất cụ thể nhưng vô cùng quan trọng và là nền tảng của du lịch.

- Các hoạt động Maketing: gồm hoạt động nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn khách, thông tin quảng cáo, phát hiện thị trường,khai thác mở rộng thị trường Đây là hoạt động mang tính hỗ trợ, giúp quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn

- Các hoạt động tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình

du lịch Những chuyến du lich này được tính theo giá trọn gói ( gồm giá toàn bộ dịch vụ vận chuyển, lưu trú, bổ sung đã được đưa vào chương trình)

- Các hoạt động khác: là các hoạt động bổ sung thêm cho các hoạt động chính, góp phần làm cho các hoạt động của công tu trở nên đa dạng

và phong phú hơn ( bao gồm thuê xe, thuê hướng dẫn viên, bảo quản hành lý đến việc đảm nhiệm các thủ tục cho chuyến đi…)

2.1.3 Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh du lịch và lữ hành.

Phòng kinh doanh du lịch và lữ hành hoạt động như một công ty

lữ hành với một quy trình làm việc chặt chẽ

- Tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường

- Xây dựng chương trình du lịch trọn gói

- Chào bán các chương trình du lịch

- Ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện chương trình du lịch

- Quản lý hướng dẫn viên và đội ngũ cộng tác viên

- Thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán sau tour

Trang 24

2.1.4 Quy trình làm việc của bộ phận.

Hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty CP Thương Mại & Du

Lịch Hữu Nghị Toàn Cầu diễn ra theo một quy trình cụ thể và chặt chẽ

Quy trình kinh doanh lữ hành bao gồm 6 giai đoạn nối tiếp nhau

với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu du lịch và sinh lợi nhuận

Quy trình kinh doanh lữ hành:

Hình 2.1 :Sơ đồ quy trình kinh doanh lữ hành.

Nhiệm vụ chính trong thời gian thực tập là thực hiện hoạt động

bán chương trình và ký kết hợp đồng nên em sẽ tập trung vào hoạt động

này nhiều hơn Ngoài ra còn hỗ trợ việc tổ chức thực hiện chương trình

du lịch

Nghiên cứu thị

trường

Thiết kế, xây dựng chương trình du lịch

Tổ chức thực hiện chương trình du lịch

Bán chương trình

du lịch và ký hợp đồng

Hoạt động khai thác du lịch

Thanh quyết toán

các hợp đồng rút ra

kinh nghiệm

Trang 25

2.2 Thực tiễn hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu.

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty.

- Phòng du lịch lữ hành được thành lập theo Quyết định số:

13/TCHC ngày 15 tháng 1 năm 2006 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thương mại & Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu

- Cơ cấu nhân sự: 07 cán bộ biên chế:

1 Nguyễn Thanh Dương, Trưởng Phòng (cán bộ hướng dẫn thực tập)

2 Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng Phòng

3 Đào Thị Cúc, Phó Trưởng Phòng

4 Lê Thị Dung, Chuyên Viên

5 Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên Viên

6 Phạm Ngọc Hà, Chuyên Viên

7 Nguyễn Ngọc Diệp, Chuyên Viên

2.2.2 Quy trình làm việc của bộ phận kinh doanh

Phòng kinh doanh du lịch lữ hành của công ty CP Thương mại &

Du lịch Hữu Nghị Toàn Cầu như một công ty lữ hành thu nhỏ Trong đó cũng có những nhân viên phụ trách các công việc chính như các bộ phận nghiệp vụ du tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh mang lại doanhthu lịch của một công ty du lịch độc lập đó là: thị trường, điều hành,

Trang 26

hướng dẫn du lịch Và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình làm việc của một công ty lữ hành Cụ thể:

- Điều hành là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành cácchương trình, cung cấp dịch vụ trên cơ sở các kế hoạch về khách

do bộ phận thị trường gửi tới

- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch thực hiện các chương trình dulịch như: đăng kí chỗ khách sạn cho các đoàn khách, làm thủ tụcvisa, đặt các dịch vụ ăn uống cho khách và dịch vụ vận chuyển( máy bay,tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, xích lô, thuyền…), vé xem biểudiễn nghệ thuật…đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng

- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan: ngoạigiao, công an, hải quan, Ban quản lí các điểm du lịch,

- Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: ăn uống,lưu trú, vận chuyển, biểu diễn nghệ thuật…

- Theo dõi và giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình thựchiện chương trình du lịch

- Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện hoạt động thanh toán vớicông ty gửi khách và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

 Công tác kinh doanh du lịch:

 Tiến hành điều tra thị trường, tìm kiếm khách hàng

các công ty khách thân thiết hoặc thuộc ngành có liên quan để xâydựng một số tour đặc biệt để thu hút nhiều đối tượng khách hànghơn

 Xây dựng chương trình tour du lịch trọn gói

Tính toán giá thành, giá bán của các chương trình du lịch

Trang 27

 Quảng cáo và chào bán các chương trình du lịch đã có và mới xâydựng.

đại diện của công ty tại các tỉnh trên toàn quốc

phục vụ du khách

trì khách hàng truyền thống của công ty

Hiện nay bộ phận kinh doanh du lịch lữ hành cũng yêu cầu nâng caotrình độ chuyên môn dành cho cán bộ nhân viên trong phòng buộc phải

có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để mở rộng hơn nữa các tour outbound,tour dành cho khách quốc tế nhiều hơn

2.2.3 Thực trạng hoạt động của bộ phận kinh doanh du lịch & lữ hành tại công ty CP Thương mại & Du Lịch Hữu Nghị Toàn Cầu.

a Các chính sách sản phẩm.

Các chương trình du lịch của công ty đáp ứng cả nhu cầu du lịch của đối tượng khách quốc tế cũng như khách nội địa Với một số loại hình du lịch được lựa chọn phục vụ cho khách du lịch trong thời gian đầu kinh doanh như du lịch hội nghị hội thảo, du lịch thuần túy; đến nay công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh các loại hình du lịch khác, cụ thể:

 Du lịch hòa bình xanh với nhiều địa điểm hấp dẫn thú vị cả trong

và ngoài nước như: Cao Bằng Pác Pó, Lạng Sơn, Sa Pa, Nha Trang,Huế, Mỹ Sơn, Hội An….Các Địa điểm ngoài nước như:

Trang 28

Thái Lan,Singapore,Kuala Lumpur, New York, Las Vegas, Los Angeles,Syney, Melbourne….

Đa số chương trình du lịch có điểm đến là những điểm có phong cảnh đẹp, vẫn giữ được những nét hoang sơ Ngoài nước là các nước trong khu vực Đông Nam Á, khu vực Châu Á , ngoài ra chương trình tour cònhướng tới các điểm du lịch Châu Âu, tuy nhiên do sự hạn chế trong khả năng chi trả của khách Outbound nên các tour này cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều khách hàng

 Đặc biệt là tour du lịch khám phá đất nước Hàn Quốc xinh đẹp

Du lịch Hàn Quốc đã dần trở thành điểm đến hấp dẫn của người Việt Nam Đến với Hàn Quốc, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp hài hoà của sự đa dạng về kiến trúc tân cổ

mà còn có các cơ hội mua nhiều loại sâm quý tân gốc với chất lượng cao

Khi đi du lịch cùng GFC Travel, Quý khách sẽ được đến thăm quan các thành phố lớn của Hàn Quốc và các điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng

- Công viên Yongdusan

- Thăm chợ hải sản Jagalchi

- Đến đảo Cheju - hòn đảo lớn nhất và là niềm tự hào của người Hàn Quốc Tiếp tục, quý khách lên đỉnh núi Seongsan - cao 182 mét so với mặt nước biển, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đảovới bạt ngàn hoa nở trên sườn núi và trong lòng chảo của miệng núi lửa; thăm khu du lịch Làng văn hoá dân gian Seongeup Folk Village – đã từng là làng cổ trung tâm đảo Cheju từ năm 1423 đến

Trang 29

Seoul, du khách tham quan công viên EverLand Theme Park Công viên lớn nhất Hàn Quốc - được xem như Disneyland của Hàn Quốc

Đến thăm cửa hàng nhân sâm Hàn Quốc thuộc viện nghiên cứu Sâm Quốc Gia

 Du lịch ăn chay niệm phật là một sản phẩm chuyên đề độc đáo, ngày càng có rất nhiều du khách quan tâm

Trước đây, đi hành hương hay đi lễ chùa, lễ hội về cõi linh thiêng đã trở thành hoạt động khá phổ biến đối với người trung niên và cao tuổi Tuy nhiên, quy mô đó cũng chỉ giới hạn trong nước và được tổ chức bởi các Thầy sư và Phật tử sao cho tiết kiệm nhất Hơn nữa, sự kết hợp trong các chương trình hành hương này như: thăm quan các điểm dulịch tâm linh, thưởng thức ăn các món chay và niệm Phật còn khá xa lạ đối với mọi thế hệ

Ăn chay là ăn hoàn toàn thực phẩm sạch từ thực vật, không dùngthức ăn từ động vật, tránh sát sinh, giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, thanh tịnh

Niệm Phật là tu dưỡng tâm tính, hướng tâm mình theo tâm Phật, ngưỡng mong mở lòng từ bi, khoan dung và tăng tình yêu vị tha trong cuộc sống

Đến với các điểm du lịch tâm linh, du khách không chỉ được trở

về với cội nguồn tín ngưỡng của mình mà còn được lĩnh hội đầy đủ kiến thức về Đạo Phật, đạo làm người con hiếu thảo, đạo làm người hướng thiện, biết sống từ bi hỷ xả…

Trang 30

Hành hương cùng nhau về đất Phật, du khách được những người Thầy dẫn dắt, giảng dạy ân cần và sâu sắc Hơn thế nữa, suốt cả chuyến đi mọi người đồng tu cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ và thương yêu nhau tạo nên một gia đình lớn hạnh phúc, một sức mạnh tinh thần lớn cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để tìm tới tâm an lạc.

Du lịch ăn chay niệm Phật ra đời với một số chương trình độc đáo mong muốn được đóng góp một phần nhỏ nhoi để giúp hoàn thiện hơn các chương trình du lịch về cõi tâm linh Đồng thời, mong muốn đápứng được đầy đủ, chuyên nghiệp và hoàn hảo hơn những khát vọng của

du khách về cả tinh thần lẫn vật chất cho mỗi chuyến hành hương về chốn tâm linh

Hàng tháng, công ty tổ chức 02 đến 03 buổi gặp gỡ với các thầy giảng Đạo trong nước và nước ngoài, những Đạo hữu thiện duyên

tu Phật cùng nhau học hỏi thêm tinh tấn về Phật pháp, đồng thời cập nhậtcác chương trình du lịch ăn chay niệm Phật mới nhất

Đồng hành cùng du lịch ăn chay niệm Phật sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu của du khách để cùng nhau cứu địa cầu - ngôi nhà chung của chúng ta và hướng tới nơi an bình hạnh phúc

Đây là một tron g những chương trình du lịch đặc sắc mà công ty

đã thực hiện được đây chính là điểm độc đáo và trở thành một thê mạnh của công ty trong việc cạnh tranh với các công ty cùng kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành

b Chính sách về giá cả:

Ngày đăng: 22/04/2016, 18:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w