1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ tại công ty TNHH sản xuất học cụ

58 267 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 559 KB

Nội dung

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu sau một thời gian nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn tại công ty TNHH Sản Xuất Học Cụ, được sự giúp đỡ của

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

-o0o -NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 2

Ngày 04 tháng 05 năm 2012

CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

(Ký tên, đóng dấu)

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC008016862

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Khi học tập tại Trường ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội,

em đã được các thầy cô giáo trong Trường quan tâm và giúp đỡ nhiệt tìnhgiảng dạy Nhờ đó, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về cácnghiệp vụ kế toán Tuy nhiên những kiến thức này cần được trải nghiệmqua thực tế ứng dụng Đây là 2 quá trình song song bổ sung cho nhau giúp

em hiểu được sâu sắc hơn những vấn đề kế toán

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH sản xuất Học Cụ, em đã

tìm hiểu nghiên cứu thực tế quản lý và kế toán đơn vị Nhờ sự giúp đỡnhiệt tình của các anh chị Phòng Kế toán đó tạo điều kiện cho em nắm bắttìm hiểu được việc hạch toán thực tế của Công ty, giúp em ngày một hoànthiện hơn về kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm thực tế

Để hoàn thành kế hoạch thực tập và báo cáo chuyên đề, em xin cảm

ơn các thầy cô trong khoa kinh tế tài nguyên môi trường, đặc biệt là thầy

Nguyễn Hoản là người hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và

hoàn thiện báo cáo chuyên đề

Em cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng tài chính kế

toán Công ty TNHH sản xuất Học Cụ đã tạo điều kiện cho em hoàn

thành kế hoạch thực tập của mình tại Công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ trang

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung 28

Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương

Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ

Sơ đồ 2.10: Quy trình hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liêu 45

Sơ đồ 2.11: Quy trình hạch toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu 46

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC008016864

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Bảng chi tiết quá trình phát triển của công ty 19

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp xuất nhập tồn nguyên vật liệu 41

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường mỗi Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnphải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả Để làmđược những điều đó các Doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sảnphẩm Sự tồn tại của Doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưngđiều tiên quyết là Doanh nghiệp phải biết ứng xử giá cả một cách linh hoạt, biết tínhtoán chi phí bỏ ra, biết khai thác khả năng của mình giảm chi phí đến mức thấp nhất

để sau một chu kỳ kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận tối đa Muốn vậy, Doanhnghiệp phải chú trọng vào công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu thật tinh tế,thật đầy đủ chính xác thì mới phục vụ cho việc phân tích đánh giá kết quả hoànthiện bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất để Doanh nghiệp tồn tại và pháttriển Do đó công tác quản lí và hạch toán nguyên vật liệu được coi là nhiệm vụquan trọng của mỗi Doanh nghiệp

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu được củamọi quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất Mặtkhác nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ lạithường xuyên thay đổi, nên nếu nguyên vật liệu không được quản lý và hạch toánchặt chẽ sẽ gây ra tổn thất về kinh tế Việc tính đúng tính đủ tránh lãng phí nguyênvật liệu trong quá trình sản xuất sẽ góp phần giảm bớt chi phí sản xuất hạ giá thànhsản phẩm đạt được lợi nhuận cao

Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chínhxác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác trong Doanh nghiệp để từ

đó có thể đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nội dung thựchiện công tác hạch toán nguyên vật liệu là vấn đề có tính chất chiến lược, đòi hỏimỗi Doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củamình

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật

liệu sau một thời gian nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn tại công ty TNHH Sản Xuất Học Cụ, được sự giúp đỡ của phòng kế toán em đã mạnh dạn chọn đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có 3chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, dụng cụ tại công ty TNHHSản Xuất Học Cụ

Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liêu, dụng cụ tại công ty TNHHSản Xuất Học cụ

Do hạn chế về trình độ và thời gian, chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp tạiCông ty TNHH Sản Xuất Học Cụ không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm nhấtđịnh Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô và các cô chútrong phòng hành chính kế toán của công ty

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU

1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm nguyên vật liêu

1.1.1 Khái niệm NVL

Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiệndưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vậtchất cấu thành nên thực thể sản phẩm

Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vàomột chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vàochi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mới làm ra

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất

Trong các Doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây dựng cơ bản) vật liệu

là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc TSCĐ của Doanh nghiệp Mặt khác, nócòn là những yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất và điều kiện để hình thànhnên sản phẩm

Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất Do đó vậtliệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm, mà nó còn ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra NVL có đảm bảo đúng quy cách,chủng loại, sự đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụcho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của Xã hội

Như ta đã biết, trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ khônggiữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó chuyển một lần toàn

bộ vào giá trị sản phẩm mới tạo ra Do đó, tăng cường quản lý công tác kế toánNVL đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất,

hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho Doanh nghiệp có ý nghĩa rất quantrọng Việc quản lý vật liệu phải bao gồm các mặt như: số lượng cung cấp, chấtlượng chủng loại và giá trị Bởi vậy, công tác kế toán NVL là điều kiện khôngthể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC008016868

Trang 9

nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất,kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa

và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sảnxuất Đặc biệt là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán nhằm hoàn thànhtốt nhiệm vụ kế toán quản trị

1.1.3 Các phương pháp phân loại nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gồm rất nhiều loại với cácnội dung kinh tế, công dụng và tính năng lý – hoá học khác nhau và thườngxuyên có sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh Để thuậnlợi cho quá trình quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tới chi tiết từngloại vật liệu đảm bảo hiệu quả sử dụnh trong sản xuất thì Doanh nghiệp cần phảitiến hành phân loại vật liệu Phân loại vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theotừng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định nhưng tuỳ thuộc vào từng loạIhình cụ thể của từng Doanh nghiệp theo từng loại hình sản xuất, theo nội dungkinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiện naycác Doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của vật liệutrong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật liệu thành các loại sau:

* Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty

và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sảnphẩm như: xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc NVLchính dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp

* Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong

sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hìnhdáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sảnxuất Vật liệu phụ bao gồm: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn các loại, các loại phụgia bêtông, dầu mỡ bôi trơn, xăng chạy máy

* Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ

sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạtđộng trong quá trình sản xuất Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng dầu chạymáy, than củi, khí ga

Trang 10

* Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa

chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết

bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của Doanh nghiệpxây lắp

* Vật liệu khác: là các loại vật liệu còn được xét vào các loại kể trên như

phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như bao bì,vật đóng gói…

* Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh

lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.( phôi bào, vải vụn…)

Vì vậy căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng NVL thì toàn bộ NVL củaDoanh nghiệp được chia thành NVL dùng trực tiếp vào sản xuất kinh doanh vàNVL dùng vào các nhu cầu khác

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng Doanhnghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từngquy cách từng loại một cách chi tiết hơn

1.2 Nguyên tắc và phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

1.2.1 - Đánh giá vật liệu theo giá thực tế.

- Giá vật liệu thực tế nhấp kho.

Trong các doanh nghiệp sản xuất - xây dựng cơ bản, vật liệu được nhập

từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xácđịnh cụ thể như sau:

- Đối với vật liệu mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị muaghi trên hoá đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vậnchuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm ) cộng thuế nhập khẩu (nếu có)trừ các khoản giảm giá triết khấu (nếu có) Giá mua ghi trên hoá đơn nếu tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bằng giá chưa thuế, nếu tính thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp thì bằng giá có thuế

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168610

Trang 11

- Đối với vật liệu Doanh nghiệp tự gia công chế biến vật liệu: Trị giá vốnthực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất đem gia côngchế biến cộng các chi phí gia công, chế biến và chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếucó).

- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến giá thực tế gồm: Trị giáthực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng vớicác chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến về Doanh nghiệp cộng sốtiền phải trả cho người nhận gia công chế biến

- Trường hợp Doanh nghiệp nhận vốn góp vốn liên doanh của các đơn vịkhác bằng vật liệu thì giá thực tế là giá do hội đồng liên doanh thống nhất địnhgiá Cộng với chi phí khác (nếu có)

- Phế liệu thu hồi nhập kho: Trị giá thực tế nhập kho chính là giá ước tínhthực tế có thể bán được

- Đối với vật liệu được tặng thưởng: thì giá thực tế tính theo giá thịtrường tương đương Cộng chi phí liên quan đến việc tiếp nhận

- Giá thực tế xuất kho.

Vật liệu được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau,

do vậy giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau Đặcbiệt, đối với các Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thuế hay theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và các Doanhnghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá thực tế của vật liệu thực

tế nhập kho lại càng có sự khác nhau trong từng lần nhập Vì thế mỗi khi xuấtkho, kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho các nhu cầu,đối tượng sử dụng khác nhau theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đãđăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán Để tínhgiá thực tế của NVL xuất kho có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:

a>Tính theo giá phương pháp đơn vị bình quân: theo phương pháp này, giá

thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuấtkho và đơn giá thực tế, vật liệu tồn đầu kỳ

Trang 12

= 

+)Bình quân cuối kỳ trước : Điều kiện áp dụng: - Chỉ phản ánh kịp thời tình hình xuất vật liệu trong kỳ mà không đề cập đến giá NVL biến động trong kỳ nên độ chính xác không cao +) Bình quân sau mỗi lần nhập: Điều kiện áp dụng: - Có độ chính xác cao - Không thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng và thường xuyên xuất dùng Trong đó giá đơn vị bình quân được tính theo 1 trong 3 dạng sau: b) Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính = 

Trong đó: +

=

+

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168612

Giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ

Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ

Đơn vị bình quân

Giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ

Số lượng vật liệu xuất trong kỳ

Đơn vị bình quân

Đơn giá thực tế

bình quân

Giá thực tế tồn kho đầu kỳ

Trị giá thực tế VL nhập trong kỳ

Số lượng VL tồn kho đầu kỳ

Số lượng VL nhập kho trong kỳ

Trang 13

Phương pháp này dùng để tính toán giá vốn vật liệu xuất kho cho từngloại vật liệu Điều kiện áp dụng:

+ Đơn vị chỉ dùng một loại giá thực tế để ghi sổ

+ Theo dõi được số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu nhập, xuất kho

c>Tính theo giá nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập khocủa từng lần nhập và giả thiết tài sản nào nhập trước thì xuất trước, hàng nàonhập sau thì xuất sau Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tếxuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượngxuất kho đối với lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lầnnhập tiếp theo Như vậy, giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tếcủa vật liệu nhập kho thuộc các lần mua vào sau cùng

d>Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này những vật liệu nhập kho sau thì xuất trước và khitính toán mua thực tế của vật liệu xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giáthực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập saucùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó Nhưvậy, giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu thuộc cáclần nhập đầu kỳ

Điều kiện áp dụng: giống như phương pháp nhập trước - xuất trước

e>Tính theo giá thực tế đích danh:

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các vật liệu có giá trị cao,các loại vật liệu đặc chủng Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số

Trang 14

lượng xuất kho và đơn giá nhập kho (mua) thực tế của từng hàng, từng lần nhậptừng lô hàng và số lượng xuất kho theo từng lần nhập Hay nói cách khác, vậtliệu nhập kho theo giá nào thì khi xuất kho ghi theo giá đấy.

Điều kiện áp dụng:

- Theo dõi chi tiết về số lượng và đơn giá của từng lần nhập - xuất theotừng hoá đơn mua riêng biệt

- Đơn vị chỉ dùng một loại giá thực tế ghi sổ

Trong quá trình bảo quản ở kho thì phân biệt theo từng lô hàng nhập xuất

-f) Phương pháp tính theo giá mua lần cuối:

Điều kiện áp dụng trong các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng, mẫu

mã khác nhau, giá trị thấp thường xuyên xuất kho Phương pháp này có ưu điểm

là đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác lại không cao

= + -

Trong đó:

= x

1.2.2 - Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán.

Do NVL có nhiều loại, thường tăng giảm trong quá trình sản xuất, mà

yêu cầu của công tác kế toán NVL phải phản ánh kịp thời tình hình biến động và

số liệu có của NVL nên trong công tác hạch toán NVL có thể sử dụng giá hạchtoán để hạch toán tình hình nhập xuất NVL hàng ngày

Khi áp dụng phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ đượctính theo giá hạch toán (giá kế toán hay một loại giá ổn định trong kỳ) Hàngngày kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập xuất.Cuối kỳ phải tính toán để xác định giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ theo cácđối tượng theo giá mua thực tế bằng cách xác định hệ số giá giữa giá mua thực

tế và giá mua hạch toán của vật liệu luân chuyển trong kỳ

- Trước hết phải xác định hệ số giữa thực tế và giá hạch toán của vật liệu

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC00801686Giá thực tế VL tồn đầu14

kỳ

Tổng giá thực tế VL nhập

trong kỳ

Trang 15

Phương pháp này sử dụng trong điều kiện:

- Doanh nghiệp dùng hai loại giá thực tế và giá hạch toán

- Doanh nghiệp không theo dõi được về số lượng vật liệu

- Tính theo loại nhóm vật liệu

tổng

1.3 Phương pháp hạch toán

Tài khoản sử dụng

 Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu :

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của cácloại nguyên vật liệu theo giá thực tế.Tài khoản 152 có thể mở chi tiết cho từng loạiNVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Chi tiết theo công dụng có thểchia thành 5 tài khoản cấp 2:

Tổng giá hạch toán VLnhập trong kỳ

Hệ số giá

Giá hạch toán VLxuất kho trong kỳGiá thực tế VL xuất

kho trongkỳ

Trang 16

 Tài khoản 151 – Hàng mua đi đường.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mà doanh

nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ nguyên vật

liệu chưa về nhập kho

 Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và

còn được khấu trừ đối với các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ

TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 133.1 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

- TK 133.2 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ

 Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán.Tài khoản này được dùng để

theo dõi tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người nhận thầu

về các khoản vật tư, hàng hoá, lao động theo hợp đồng kinh tế đã ký kết

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, TK 331 cần được mở rộng chi tiết

cho từng đối tượng cụ thể, từng người bán, từng người nhận thầu

 Ngoài ra hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai

thường xuyên còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 111, TK 112,

TK 141, TK 515, TK 621, TK 627, TK 641, TK 642…

Sơ đồ kế toán nguyên vật liêu

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Mua ngoài vật liệu Xuất chế tạo sản phẩm

Hàng đi đường nhập kho Xuất cho sản xuất chính, cho bán hàng,

cho quản lý doanh nghiệp

TK133(1 )

Thuế GTGT đượckhấu trừ

Nhận cấp phát, nhận góp vốn liên doanh Góp vốn liên doanh

Xuất VL tự chế hay thuê ngoài chế biến

Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất bán trả lương, trả thưởng tặng biếu

Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê

VL được tặng, thưởng, viện trợ Đánh giá giảm vật liệu

VL thuê ngoài chế biến, tự chế nhập kho

Đánh giá tăng vật liệu

Trang 17

CHƯƠNG 2

THỰC TẾ CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT HỌC CỤ 2.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1 Vài nét về công ty sản xuất học cụ

Trang 18

Công ty TNHH sản xuất Học Cụ là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán kinh tếđộc lập tự chủ về tài chính, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 0102009216 do sở kế hoạch và đầu tư phát triển Thành Phố Hà Nội cấpngày 08 tháng 07 năm 2003

Tên đơn vị:Công ty TNHH sản xuất Học Cụ

Tên giao dịch: Education equipment manufacturing company Limited

Trụ sở: Tổng kho I - Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ - xã Phú Diễn - huyện Từ

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và buôn bán trang thiết bị, dụng cụ giáo dục,

vật tư trang thiết bị thí nghiệm; sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí tiêu dùng

Giám đốc công ty :Nguyễn Xuân Kha

2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang phát triển, để đáp ứng mọi nhucầu tiêu thụ của thị trường, công ty đã được thành lập vào tháng 07 năm 2003 vàchính thức đi vào hoạt động mới được hơn bảy năm.Ngay từ khi thành lập tới naycông ty đã và đang phát triển cả về cơ sở vật chất khoa học công nghệ và nhânsự.Những gì mà công ty làm được phần lớn nhờ vào chất lượng sản phẩm màcông ty cung cấp cho khách hàng.Công ty đặc biệt coi trọng việc xây dựng uy tíncủa mình trên thị trường.Nhiều mối quan hệ hợp tác với những đối tác trong vàngoài nước đã được thiết lập chặt chẽ hai bên cùng có lợi, chính điều này hỗ trợcho công ty nắm bắt được công nghệ mới cả ở trong nước và trên thế giới giúpcho công ty có đủ khả năng thực hiện tốt các dự án sản xuất của mình trong quytrình phát triển.Mặc dù còn rất non trẻ nhưng nhờ vào sự tín nhiệm của kháchhàng và có những hướng đi đúng đắn nên công ty ngày càng có nhiều uy tín trên

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168618

Trang 19

thị trường, tạo được chỗ đứng vững chắc của mình và chiếm được lòng tin của

khách hàng

Từ khi thành lập tới nay, công ty đã gặp không ít khó khăn, vấp ngã

Nhưng với sự giúp đỡ của Nhà nước, địa phương cùng với sự trung thành của đội

ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty mà công ty đã vượt qua và đạt được

nhiều thành tích cao trong lĩnh vực sản xuất Học Cụ tại Việt Nam

Với những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại Công ty đã ngày

càng phát triển và làm ăn có hiệu quả cao, đóng góp khá lớn vào công cuộc xây

16.527.250.900

20.005.490.520

Giá trị sản lượng

11.989.558.450

12.288.755.800

14.095.290.330

Doanh thu thuần

14.508.686.800

16.528.322.800

20.005.490.520

Chi phí

12.100.455.200

12.288.755.800

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: Công ty TNHH sản xuất Học Cụ chỉ trong

một thời gian ngắn đã có sự chuyển biến vượt bậc cả về chất và lượng Tổng

doanh thu, lợi nhuận của công ty hàng năm tăng, lương của người lao động cũng

tăng dần đảm bảo đời sống của người lao động Điều này là động lực thúc đẩy

Trang 20

mỗi thành viên trong công ty luôn luôn phấn đấu hết mình để nâng cao tay nghề,tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

2.1.3 chức năng và lĩnh vực hoạt đông

Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH sản xuất Học Cụ là sản xuất, kinhdoanh có lãi,bảo toàn và phát triển vốn sở hữu giao,thực hiện hoàn thành cácnhiệm vụ do chủ sở hữu giao, phải đạt tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao.Công ty TNHH sản xuất Học Cụ là doanh nghiệp sản xuất rất nhiều mặt hàngkhác nhau, sản phẩm chính của công ty là:

Trang thiết bị dụng cụ giáo dục, sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí tiêu dùngSản xuất các sản phẩm mặt hàng chủ yếu phục vụ học sinh,sinh viên trong cáctrường học

Sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí phục vụ 1 số công trình công ty để đápứng nhu cầu của khách hàng

Các nghành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

2.1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Để tồn tại và đứng vững trên thị trường công ty TNHH sản xuất Học Cụ đãphải đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất Các sản phẩm chính của công ty là:trang thiết bị dụng cụ giáo dục, sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí tiêu dùng( ví dụ: máy phát điện, động cơ điện, dây điện từ ɸ = 0,4 mm Công ty sản xuấtsản phẩm chủ yếu là để phục vụ học sinh, sinh viên ở các trường học Ngoài ra,sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí để phục vụ một số công trình để đáp ứngđược yêu cầu của khách hàng , công ty đã không ngừng cố gắng để đưa sản phẩmcủa mình chiếm ưu thế trên thị trường

Quy trình sản xuất ra một sản phẩm của công ty tương đối phức tạp gồmnhiều công đoạn khác nhau Tuy vậy, các bước công việc có sự phối hợp chặtchẽ, nhịp nhàng , chính xác để tạo ra một loạt sản phẩm hoàn hảo

Các sản phẩm của công ty sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín

từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành Tất các mặthàng của công ty bán ra rất ít chủ yếu sản xuất theo đơn đạt hàng Vì vậy chỉ khinào hợp dồng sản xuất được ký kết giữa khách hàng với công ty thì sản phẩm đómới bắt đàu đưa vào sản xuất

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168620

Trang 21

Sơ đồ 2.1 quy trình sản xuất ra sản phẩm:

2.1.5 tổ chức quản lý của công ty

Bộ máy quản lý được sắp xếp khoa học, hoàn chỉnh tạo điều kiện cho công tyquản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh liên tục, đem lại hiệu quả cao Công ty có ban giám đốc và các phòng banchức năng rất năng động trong việc tìm hiểu thị trường và tiêu thụ sản phẩm,thịtrường cung cấp nguyên vật liệu, đặc biệt là rất sáng tạo trong sản xuất cũng nhưquản lý, các phân xưởng sản xuất luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất của công ty Công ty áp dụng chế độ một thủ trưởng với bộ máy tham mưu là phó giámđốc, trưởng các phòng ban và quản đốc phân xưởng Trình độ quản lý của công

ty đạt mức cao, các cán bộ quản lý đều đã được đào tạo qua các trường đại học vàtại chức đại học Người lao động cũng rất có năng lực trình độ trong công việc

Trang 22

Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty đã thực

hiện công tác quản lý và tổ chức với bộ máy quản lý theo mô hình được bố trí

theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý cty TNHH sản xuất Học Cụ

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ các phân xưởng sản xuất của Công ty

Kế toán

Phân xưởng sản xuất

Phòng

Kế hoạch

- Vật tư

Trang 23

* Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Để thực hiện chức năng phản ánh thường xuyên liên tục các thông tin về kinh

tế bộ máy kế toán của công ty được phân công hợp lý theo trình độ chuyên môn,xuất phát từ đó mà cơ cấu bộ máy kế toán của công ty gồm có 4 nhân viên đều cótrình độ chuyên môn cao

Sơ đồ: 2.4: Bộ máy kế toán công ty

a Chức năng , nhiệm vụ của từng nhân viên:

+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán

của công ty, người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tài chính và hoạt động của

Kế toán trưởng

Kế toánvật tư – chi phí tính – tính

giá thành

sản phẩm

Kế toán tiền lương thanh toán công nợ

Thủ quỹ

Trang 24

công ty, tham mưu cho giám đốc về mọi mặt của hoạt động trong quản lý hoạtđộng tài chính, chỉ đạo điều hành trực tiếp các đơn vị thực hiện đúng các chế độ

kế toán của nhà nước ban hành.Đôn đốc các đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu kếhoạch được giao trong năm tài chính.Có nghĩa vụ kiểm tra đối chiếu làm các báocáo định kỳ, phản ánh giá thành, tiêu thụ, tình hình lỗ lãi, tổng kết tài sản, lập báocáo tài chính gửi lên cơ quan quản lý cấp trên

+Kế toán vật tư - chi phí, tính giá thành: Nhận các chứng từ nhập xuất vật tư

kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, từ đó lên sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa, sổ tổnghợp, làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất, theo dõi, ghi chép, tập hợp toàn bộchi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm

+ Kế toán tiền lương, thanh toán, công nợ:

+) Chức năng nhiệm vụ chủ yếu cần nói đến là công tác quản lý lao động tiềnlương Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất dược cấp trên giao lập kế hoạch lao độngtiền lương

+) Giao nhận chứng từ thanh toán của các phòng ban, kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ, chính xác của chứng từ trước khi viết phiếu thu, phiếu chi, hạch toán tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng

+) Mở sổ theo dõi công nợ của khách hàng

+) Tính tiền lương, các khoản khấu trừ vào lương theo đúng quy định, thanhtoán tiền lương cho công nhân viên

+ Thủ quỹ: Là người chi trách nhiệm về quản lý tiền mặt và thực hiện các nghiệp

vụ thu chi tiền mặt và theo dõi thu nhập của các bộ công nhân viên

L

ưu ý : Công tác tiền lương của công ty

Công ty áp dụng hình thức lương theo sản phẩm và lương theo thời gian

Hình thức lương theo sản phẩm áp dụng với công nhân sản xuất ở các phânxưởng

Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho nhân viên thuộc khối văn phòng

b Tổ chức vận dụng chế dộ kế toán

* Hình thức sổ kế toán áp dụng trong công ty

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168624

Trang 25

Việc hạch toán kế toán tại công ty hiện nay được thực hiện theo hướng dẫn củaQuyết định 48 /2006/ QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Công ty áp dụng các chế độ kế toán cụ thể như sau:

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/ N

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: VNĐ

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Hệ thống tài khoản kế toán: Theo quyết định 48/ 2006/ QĐ – BTC ngày14/09/2006

- Hệ thống chứng từ và sổ sách:

Căn cứ vào quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của

Bộ trưởng Bộ tài chính và cập nhật các thông tư, quyết định của Bộ Tài chínhđến nay, hiện nay công ty TNHH sản xuất Học Cụ sử dụng các chứng từ kếtoán sau:

+ Phiếu thu (mẫu số 01-TT), phiếu chi ( mẫu số 02-TT)

+ Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT), phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT)

+ Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02GTKT-3LL)

+ Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT-3LL)

+ Bảng chấm công (mẫu số 01a-LĐTL)

+ Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02LĐTL)

+ Giấy đề nghị xuất vật tư ( mẫu số 03-TT)

+Sổ kế toán chi tiết bao gồm: sổ chi tiết vật liệu, công cụ, thành phẩm, hànghóa, thẻ kho, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán), sổ chitiết chi phí sản xuất, sổ thẻ tính giá thành sản phẩm

+ Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, bảng tổng hợp chi tiết, sổcái các tài khoản

Công ty TNHH sản xuất Học Cụ là một công ty có quy mô vừa, sản xuấtnhiều sản phẩm đa dạng, với địa bàn sản xuất tập trung và phân tán ở các tổ sảnxuất khác nhau Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung theo hìnhthức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toáncủa công ty

Trang 26

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép thực hiện ngay trên máy vitính Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán nâng cao hiệu quả quản lý củacông tác kế toán, tăng tốc độ xử lý thông tin tạo điều kiện đối chiếu lên báo biểu

và in sổ sách

- Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao đều theo thời gian

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

- Các báo cáo tài chính của công ty

+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01/DNN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (mẫu số B02/DNN)

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09/DNN)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03/DNN)

Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số loại báo cáo khác như báo cáo quyếttoán thuế thu nhập doanh nghiệp

Sơ đồ: 2.5: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật kí chung

chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 27

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Đối với hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là theo giá trị thực,phương pháp tính giá hàng xuất kho là theo phương pháp giá thực tế đích danh, hiệntại Công ty chưa có chế độ tiến hành trích lập các khoản dự phòng Phương pháphạch toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên Phươngpháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho là phương pháp thẻ song song

Sơ đồ 2.6:

Trình tự hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song

Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng

2.3 Thực tế kế toán nguyên vật liệu tại cty TNHH sản xuất Học Cụ

2.3.1: Đặc điểm nguyên vật liêu tại cty

Thẻ hoặc sổ

kế toán chi tiết

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho

Kế toán tổng hợp

Trang 28

Công ty TNHH Sản xuất học cụ là 1 đơn vị sản xuất gia công cơ khí theođơn đặt hàng, sản phẩm chủ yếu là các trang thiết bị giáo dục và sản xuất gia côngcác mặt hàng cơ khí tiêu dùng vì vậy nguyên vật liệu trong công ty rất đa dạng nhưsắt, thép, tôn… chúng đòi hỏi phải bảo quản tốt và để nơi thoáng mát… Chúngtham gia vào một chu kỳ sản xuất gia công và giá trị của chúng được chuyển dịchmột lần vào giá trị sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớnkhoảng 70%-80% trong toàn bộ chi phí và trong giá thành Vì thế chỉ cần một thayđổi nhỏ về số lượng hay giá thực tế vật liêu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

2.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty

Công ty TNHH Sản xuất học cụ áp dụng phương pháp tính giá thực tế đíchdanh theo phương pháp này NVL, CCDC được xác định giá trị theo đơn chiếc haytừng lô mà giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất ra (nếu không điều chỉnh) Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho

Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho

Tại công ty TNHH Sản xuất học cụ, đối với nguyên vật liệu xuất dùng Công ty sửdụng phương pháp tính giá bình quân theo công thức:

Đối với NVL xuất kho của Công ty được tính theo đơn giá đầu kỳ

ĐG bình quân cuối

Số lượng tồn đầu kỳ

 Giá thực tế xuất kho = số lượng xuất kho X đơn giá tồn đầu kỳ

2.3.3: Tình hình thực tế nguyên vật liệu tại công ty TNHH sản xuất Học Cụ

Trong thực tế chứng từ sử dụng trong Công ty là:

SV: Hoàng Ngọc Ánh MSV:CC0080168628

Trang 29

Phiếu nhập kho vật tư.

Phiếu xuất kho vật tư

Việc nhập nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Sản xuất học cụ chủ yếu đượcthực hiện trực tiếp bởi phòng kế hoạch vật tư thông qua việc ký kết hợp đồng hoặcmua bán trực tiếp Khối lượng, chất lượng và chủng loại vật tư mua về phải căn cứvào kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao vật liệu và giá cả thị trường

a chứng từ phản ánh nhập nguyên vật liệu

Tại Công ty TNHH Sản xuất học cụ, nguyên vật liệu nhập kho thường có giátrị lớn và yêu cầu kỹ thuật cao Vì vậy, thủ tục nhập kho nguyên vật liệu đòi hỏiphải rất cặn kẽ, đảm bảo vật tư mua về đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra của cán bộ kỹthuật để có được sản phẩm đạt chất lượng Theo đó, thủ kho, kế toán, cán bộ phòngvật tư cơ giới và các thành viên có liên quan phải thực hiện đúng các nguyên tắc saukhi làm thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:

- Khi nhận được đơn đặt hàng từ phía khách hàng, các cán bộ kỹ thuật củaCông ty tiến hành thiết kế bản vẽ kỹ thuật Sau khi bản vẽ kỹ thuật được phê duyệt,cán bộ kỹ thuật tiếp tục tính toán số lượng vật tư cần thiết để thu mua nguyên vậtliệu về sản xuất

- Căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, bộ phận sản xuấthoặc các phòng ban có nhu cầu về nguyên vật liệu tiến hành lập Giấy đề nghị muavật tư Sau khi Giấy đề nghị mua vật tư được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyềntại Công ty, cán bộ thu mua gửi đơn đặt hàng đến các nhà cung cấp có khả năng đểnhận được Giấy báo giá Thông thường, Công ty có nhiều nhà cung cấp cùng mộtloại nguyên vật liệu, do đó thường có nhiều Giấy báo giá được gửi đến Công ty

- Căn cứ vào các Giấy báo giá, Công ty duyệt giá để chọn ra Giấy báo giáphù hợp với yêu cầu của Công ty rồi lập Biên bản duyệt giá

- Tiếp theo, Công ty tiến hành ký kết Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấpđược chọn Trong hợp đồng phải nêu rõ: Tên vật tư, mã hiệu, quy cách, chủng loại,

số lượng, đơn giá, thời gian, địa điểm giao nhận hàng và phương thức thanh toán,trách nhiệm của mỗi bên

- Khi hàng được vận chuyển về Công ty cán bộ nhân viên tiến hành kiểmchất lượng

- Nếu Biên bản kiểm tra chất lượng duyệt các vật tư nhận được từ nhà cungcấp là đạt, thủ kho tiến hành làm thủ tục cho phép các vật tư hàng hoá được nhậpkho

- Căn cứ để lập phiếu Nhập kho là Hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp

- Phiếu nhập kho được nhân viên phòng vật tư cơ giới lập thành 3 liên

+ Liên 1: Thủ kho giữ để lên Thẻ kho

+ Liên 2: Phòng vật tư cơ giới giữ

+ Liên 3: Giao phòng Tài chính - Kế toán

Sơ đồ: 2.7:

Ngày đăng: 22/04/2016, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Phạm Thị Gái -Giáo trình phân tích Hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê năm 2004 Khác
2. PGS. TS. Đặng Thị Loan -Giáo trình kế toán tài chính Doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội năm 2008 Khác
4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam Khác
5. Luật kế toán Việt Nam - 2003 Khác
6. Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính Khác
7. Tài liệu nội bộ của Công ty Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w