1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán mặt hàng điện thoại tạị Công Ty TNHH Hà Minh

79 897 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 245,53 KB

Nội dung

Mặt hàng nào đã bán được nhiều và mặt hàng nào còn tồn kho, doanh thu vàlợi nhuận của từng mặt hàng, tình hình công nợ của các khách hàng…Thông qua kếtoán bán hàng lãnh đạo DN, Phòng Mar

Trang 1

TÓM LƯỢC

Xu thế hội nhập mở ra một thị trường rộng lớn cùng với nhiều cơ hội mà các DN

có thể nắm bắt để thành công đồng thời cũng mở ra cho các DN môi trường cạnh tranhrộng rãi và gay gắt hơn Trong điều kiện đó, kế toán được các DN sử dụng như mộtcông cụ khoa học để tiếp cận một cách khách quan, thông hiểu tường tận các dữ liệutài chính từ đó ghi nhận, phân tích và trình bày một cách thích hợp Kế toán bán hàng

là nhân tố đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các DN thương mại.Kếtoán bán hàng là công cụ đắc lực nhất giúp cho quá trình bán hàng được thực hiện mộtcách hiệu quả.Việc sử dụng kế toán bán hàng giúp cho DN thương mại nắm bắt kịpthời được kết quả kinh doanh và từ đó đưa ra được những quyết định quan trọng nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn DN

Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Hà Minh em đã được tìm hiểu về quytrình bán hàng và tổ chức công tác kế toán tại công ty Do là một công ty thương mạicho nên công tác bán hàng là khâu chủ chốt trong quá trình kinh doanh của công ty.Việc sử dụng kế toán bán hàng trong công ty có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn một

số tồn tại Do vậy việc nghiên cứu kế toán bán hàng là rất cần thiết Để nắm rõ đượcvấn đề này em xin mạnh dạn chọn đề tài “Kế toán bán mặt hàng điện thoại tạị Công TyTNHH Hà Minh ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Do hạn chế về thời gian tìm hiểu tại công ty, cộng với hiểu biết còn có hạn nênchắc chắn bài làm của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong được mọi người góp ý để

đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CÁM ƠN!

Hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Kế toán bán mặt hàng điện thoại tạicông ty TNHH Hà Minh” lần này đối với em mang nhiều ý nghĩa Không chỉ là sự cốgắng của bản thân, mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáotrường Đại Học Thương Mại và tập thể nhân viên công ty TNHH Hà Minh

Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thu Hoài, người đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành

tốt nhất bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Em xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong công ty TNHH

Hà Minh, nhất là các anh chị nhân viên phòng kế toán đã cho em cơ hội được thực tậptại công ty và cung cấp các số liệu quan trọng để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệpcủa mình

Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn tất cả các quý thầy cô, những người đãtruyền đạt cho em bao kiến thức quý báu và hữu ích nhất trong suốt thời gian học tậpdưới mái trường Đại Học Thương Mại Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ vàthành công trong công việc!

Do có những hạn chế về điều kiện chủ quan và khách quan nên đề tài của emkhông trách khỏi những sai sót Vì thế em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy

cô và của bạn đọc quan tâm để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn!Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2014Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Hậu

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 2

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC 1

LỜI CÁM ƠN 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 7

2 Mục tiêu của đề tài 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9

4 Phương pháp thực hiện đề tài 9

5 Kết cấu khóa luận 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI 13

1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Thương Mại 13

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong kế toán bán hàng 13

1.1.2 Lý luận chung trong kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thương Mại 14

1.1.2.1 Các phương thức bán hàng trong DN thương mại 14

1.1.2.2 Các phương thức thanh toán trong DN thương mại 17

1.1.2.3 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong DN thương mại 18

1.2 Nội dung kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thương Mại 19

1.2.1 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 19

1.2.1.1 VAS 01 “ Chuẩn mực chung” 19

1.2.1.2 VAS 02 “Hàng tồn kho” 20

1.2.1.3 VAS 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” 22

1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán Việt Nam ( quyết định số 48/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006) 23

1.2.2.1 Chứng từ kế toán 23

1.2.2.3 Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu 28

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG ĐIỆN THOẠI TẠI

CÔNG TY TNHH HÀ MINH 34

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 34

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng tại Việt Nam 34

2.1.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 38

2.1.2.1 Nhân tố bên trong 38

2.1.2.2 Nhân tố bên ngoài 39

2.2 Thực trạng kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 42

2.2.1 Đặc điểm kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 42

2.2.2 Phương pháp kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 44

2.2.2.1 Chứng từ kế toán 44

2.2.2.2 Tài khoản kế toán 45

2.2.2.3 Trình tự và sổ kế toán 47

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG ĐIỆN THOẠI TẠI CÔNG TY TNHH HÀ MINH 54

3.1 Các kết luận và phát hiện về kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 54

3.1.1 Những kết quả đạt được 54

3.1.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 56

3.1.2.1 Về sổ sách kế toán 57

3.1.2.2 Về chứng từ kế toán 57

3.1.2.3 Về tài khoản sử dụng 57

3.1.2.4 Về chính sách chiết khấu 57

3.1.2.5 Về khoản dự phòng hàng tồn kho 58

3.1.2.6 Về phần mềm kế toán 58

3.1.2.7 Về phương thức bán hàng 58

3.1.2.8 Tình hình quản lý công nợ của khách hàng 58

3.1.2.9 Về phương thức thanh toán của công ty 58

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 4

Trang 5

3.2 Các đề xuất và kiến nghị về kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà

Minh 59

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 59

3.2.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh 59

3.2.2.1 Về sổ sách kế toán 60

3.2.2.2 Về chứng từ sử dụng 62

3.2.2.3 Tài khoản sử dụng: 62

3.2.2.4 Về chính sách chiết khấu: 63

3.2.2.5 Trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho 63

3.2.2.6 Phần mềm kế toán: 65

3.2.2.7 Phương thức bán hàng: 65

3.2.2.8 Trích lập Dự phòng phải thu khó đòi 67

3.2.2.9 Về phương thức thanh toán của công ty 68

3.2.3 Các điều kiện để công ty TNHH Hà Minh thực hiện các giải pháp trên 70

KẾT LUẬN 71

PHỤ LỤC 74

Trang 6

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 6

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

- Về mặt lý luận:

Trong hoạt động kế toán nói chung, đối với các DN thương mại, kế toán bán hàng

là bộ phận quan trọng Kế toán bán hàng giúp DN theo dõi tình hình bán các sản phẩmcủa DN Mặt hàng nào đã bán được nhiều và mặt hàng nào còn tồn kho, doanh thu vàlợi nhuận của từng mặt hàng, tình hình công nợ của các khách hàng…Thông qua kếtoán bán hàng lãnh đạo DN, Phòng Marketing có thể hoạch định các chiến lược kinhdoanh, thúc đẩy bán hàng…giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho DN, mặt khác

kế toán bán hàng là một phần của kế toán DN góp phần tạo nên hệ thống kế toán , giúp

kế toán hoạt động liên tục và có hiệu quả

Các chuẩn mực, thông tư và quy định về kế toán bán hàng ngày càng được bổsung và hoàn thiện cho phù hợp Tuy nhiên từ lý thuyết đến thực tế là một khoảngcách lớn.Bên cạnh đó, mỗi DN có đặc điểm riêng nên việc áp dụng có thể có nhữngđiều chỉnh cho phù hợp Việc áp dụng chế độ kế toán vào công tác kế toán DN nóichung, kế toán bán hàng nói riêng còn nhiều khó khăn đòi hỏi kế toán luôn phải nắm

rõ các quy định, cập nhật thông tin thường xuyên để có những điều chỉnh hợp lý Tuynhiên trong một số trường hợp các quy định chưa thể điều chỉnh và bao quát toàn bộtính phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến khó khăn trong việc hạchtoán tại DN hoặc việc hạch toán không phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phátsinh

Với những lý do trên, việc nghiên cứu kế toán bán hàng luôn là một công việc cầnthiết, cấp bách trong mỗi DN

- Về mặt thực tiễn:

Như đã trình bày ở trên, kế toán bán hàng là một phần không thể thiếu trong việchạch toán của đơn vị, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề và mặthàng chủ yếu, tiềm lực của công ty mà tổ chức hệ thống kế toán nói chung và kế toánbán hàng nói riêng có những điểm khác biệt

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế tại công ty TNHH Hà Minh, em nhận thấy kế

Trang 8

phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chưa xây dựng hệ thốngdanh điểm hàng tồn kho, chưa phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN chi tiếtcho từng mặt hàng đã bán……Với những tồn tại kể trên, việc hoàn thiện kế toán bánhàng cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán là vô cùng cần thiết.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn ở trên, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kếtoán bán hàng trong các DN nói chung, công ty TNHH Hà Minh nói riêng là hết sứccần thiết Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài : “ Kế toán bán mặt hàng điện thoại tạicông ty TNHH Hà Minh”

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho việc quản lý kinh doanh trong DN Thôngqua số liệu của kế toán bán hàng mà chủ DN biết được mức độ hoàn thành kế hoạchkinh doanh của DN, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để

từ đó có biện pháp xử lý thích hợp Đối với các cơ quan nhà nước, thông qua số liệu

đó sẽ biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế Đối với các DN khác, thôngqua số liệu kế toán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với DN hay không

2 Mục tiêu của đề tài

- Về mặt lý luận:

Đề tài “ Kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh” Nghiên cứu

và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng theo chuẩn mực và chế độ

kế toán hiện hành làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán bán mặt hàng điệnthoại tại Công ty TNHH Hà Minh và sự chi phối của các quy định, chuẩn mực kế toántới phần hành kế toán bán hàng

- Về mặt thực tiễn:

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn về thực trạng tổ chức công tác kế toán , tổ chức côngtác quản lý, đặc điểm hoạt động bán hàng của công ty Tìm hiểu hình thức kế toán ápdụng, các chuẩn mực, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty… tìm hiểu chi tiết hơn vềphần hành kế toán bán hàng tại công ty, hóa đơn chứng từ, tài khoản sử dụng, trình tựhạch toán trong từng trường hợp bán hàng Từ đó làm rõ ưu điểm, nhược điểm của kếtoán bán mặt hàng điện thoại tại công ty.Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện kế toán bán hàng điện thoại tại công ty, nhằm góp phần vào mục tiêu đưa

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 8

Trang 9

kế toán bán hàng ngày càng trở thành công cụ giúp nhà quản trị quản lý tài chính mộtcách đắc lực.

- Mục tiêu cá nhân :

Qua việc nghiên cứu đề tài về kế toán bán mặt hàng điện thoại tại Công ty TNHH

Hà Minh giúp bản thân em nắm rõ hơn về những lý luận cơ bản về kế toán bán hàngtheo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Ngoài ra qua thời gian thực tập tại Công

ty với sự chỉ bảo giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán em đã nắm được cách hạchtoán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty, đặc biệt là đối với mặt hàng điện thoại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Kế toán bán mặt hàng điện thoại tại Công ty TNHH Hà Minh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Tại phòng kế toán Công ty TNHH Hà Minh

Địa chỉ: 667 Ngô Gia Tự, Phường Ninh Xá, Tỉnh Bắc Ninh

+ Phạm vi thời gian: Từ 17/4/2014 đến 27/06/2014, số liệu minh họa quý I năm

2014

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Phương pháp thu thập tài liệu:

Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào mắt quan sát trực tiếp những hoạt động đangdiễn ra tại Công ty

- Mục đích: Tiếp cận trực tiếp, theo dõi được các hoạt động, các thao tác và quá trình

làm việc của một hệ thống kế toán và cụ thể hơn là kế toán bán hàng

- Đối tượng: Quy trình xử lý của các nhân viên phòng kế toán.

- Nội dung thông tin cần thu thập: Quy trình xử lý kế toán bán hàng: Từ hạch toán ban

đầu, luân chuyển chứng từ, nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán,…

- Kết quả thu được: Nắm rõ được quá trình hạch toán kế toán bán hàng.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chính xác và rõràng nhất được thực hiện thông qua các câu hỏi mở đã được chuẩn bị sẵn

Trang 10

- Mục đích: Nắm rõ hơn về thực trạng công tác kế toán trong Công ty đặc biệt là kế

toán bán mặt hàng điện thoại

- Đối tượng: Kế toán trưởng và nhân viên kế toán bán hàng của Công ty với thời gian

hẹn trước

- Nôi dung thông tin cần thu thập: Cách thức tổ chức bộ máy kế toán, trình tự hạch

toán kế toán bán hàng mặt hàng điện thoại từ hạch toán ban đầu, chứng từ, tài khoản,

sổ sách kế toán sử dụng,…các chính sách bán hàng, chính sách khuyến mãi mà công ty

Phiếu điều tra phỏng vấn ( Phụ lục số 01)

- Kết quả thu được: Qua việc tiến hành điều tra phỏng vấn, em thu thập được những

thông tin sau: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Môhình này phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu cungcấp thông tin cho nhà quản lý Quy trình bán hàng của công ty đươc thực hiện theo cácbước sau: Đề nghị xuất hàng -> lên đơn hàng -> tiêu thụ -> biên bản giao nhận hànghóa -> công nợ Trong từng khâu đòi hỏi phải có chứng từ đầy đủ, đúng quy định Cácchứng từ như: phiếu đề nghị xuất hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếuthu, Kế toán bán hàng sử dụng các sổ sau: Sổ nhật ký chung, Nhật ký thu tiền, Nhật

ký bán hàng, Sổ chi tiết theo dõi doanh thu, Sổ chi tiết thanh toán người mua,…Để thuhút khách hàng công ty đã áp dụng chính sách chiết khấu thương mại

Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra trắc nghiệm là một mẫu phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc

nghiệm được thiết kế trước ( Phụ lục số 01)

- Mục đích: Hiểu rõ hơn về tình hình bán hàng và công tác kế toán bán hàng của Công

ty xem có phù hợp với chế độ kế toán cũng như bộ máy tổ chức kinh doanh của Côngty

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 10

Trang 11

- Đối tượng: Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán trong Công ty.

- Nội dung thông tin cần thu thập: Cách thức tổ chức công tác kế toán ở công ty

như: Chế độ kế toán áp dụng, mô hình kế toán của công ty, phương pháp tính thuế,phương pháp kế toán hàng tồn kho, tổ chức vận dụng hệ thống TK kế toán, tổ chức hệthống sổ sách kế toán, tổ chức lập báo cáo tài chính,…

+ Bước 3: Phát phiếu điều tra tới các đối tượng cần quan tâm

+ Bước 4: Sau khi phát phiếu điều tra tới các đội tượng cần quan tâm, thu thập lạitất cả các phiếu điều tra và tổng hợp lại thành bản tổng hợp

- Kết quả:Kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trong bảng tổng hợp kết

quả điều tra ( Phụ lục số 02)

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài công ty

- Mục đích: Thu thập các thông tin chung về Công ty như lịch sử hình thành, đặc điểm

hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về thực trạng kế toán bán hàng nói chung vàcông tác kế toán bán mặt hàng điện thoại nói riêng,…

- Đối tượng: Các tài liệu viết như giấy phép đăng ký kinh doanh, các tài liệu về lịch sử

hình thành, đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Các chứng từ nhưhóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu,…Các tài liệu tổng hợp như báo cáo kiểm

kê, báo cáo tài chính,…

- Nội dung thông tin cần thu thập: Các tài liệu về hoạt động của Công ty, các báo cáo

tài chính, các văn bản, thông tư, chuẩn mực,

- Kết quả thu được: Thu thập được các thông tin về Công ty như lịch sử hình thành, bộ

máy tổ chức, bộ máy kế toán, các chứng từ, sổ sách kế toán

Trang 12

Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Qua số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại DN, các số liệu trongbáo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các dữ liệu có được từ các phiếu điều tra trắcnghiệm của các cán bộ, nhân viên công ty, tiến hành tổng hợp kết quả theo những nội

dung cụ thể (Phụ lục số 02) Từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá cụ thể nhằm góp

phần hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp sản xuất

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC

DOANH NGHỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Thương Mại

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong kế toán bán hàng

Để đi sâu vào nghiên cứu và hiểu được bản chất của kế toán bán hàng thì trước hết

ta đi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:

Theo “ Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại” của trường Đại HọcThương Mại

Bán hàng : Là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một

Doanh Nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua

Doanh thu:

Theo chuẩn mực kế toán VAS 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” định nghĩa vềdoanh thu như sau:

- Doanh thu: Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm bên ngoài giá bán (nếu có)

Các khoản giảm trừ doanh thu :

Khi bán hàng còn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tức là các khoản theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế, bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Theo VAS 14 định nghĩa như sau:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền DN bán giảm giá niêm yết cho khách

hàng mua hàng với khối lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm

Trang 14

- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

Giá bán: (Theo giáo trình kế toán tài chính trường Đại Học Thương Mại)Giá bán hàng hóa của DN được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắpđược giá vốn, chi phí đã bỏ ra đồng thời đảm bảo cho DN có được khoản lợi nhuậnđịnh mức

Trên nguyên tắc đó giá bán hàng hóa được xác định như sau:

Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại

Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó được tínhtheo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hóa tiêu thụ

Như vậy: Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế ( 1 + % thặng số thương mại)

Giá vốn :

- Giá vốn hàng bán là khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Giá vốn

hàng bán bao gồm trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua phân

bổ cho số hàng đã bán Việc ghi nhận giá vốn chịu sự điều chỉnh của chuẩn mực kếtoán số 02 “ Hàng tồn kho”

1.1.2 Lý luận chung trong kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thương Mại.

1.1.2.1 Các phương thức bán hàng trong DN thương mại:

Trong các DN thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa có thể được thực hiện theo cácphương thức sau:

- Phương thức bán buôn hàng hóa

- Phương thức bán lẻ hàng hóa

- Phương thức bán hàng đại lý:

Phương thức bán buôn hàng hóa:

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại cácDNSX…để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán

Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông,chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưađược thực hiện Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn, giá

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 14

Trang 15

bán biến động tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và phương thức thanh toán, trongbán buôn hàng hóa thường bao gồm hai phương thức sau :

- Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho:

Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàngbán phải được xuất ra từ kho bảo quản của DN Trong phương thức này có hai hìnhthức:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho:

Theo hình thức này, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của DN trựctiếp nhận hàng và áp tải hàng về Sau khi giao nhận hàng hóa, đại diện bên mua kýnhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc kýnhận nợ

+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng:

Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của ngườimua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuêngoài Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể có thể do bên bán chụi hoặc bên muachiụ tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của

DN đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và đã chấp nhận thanh toán thìquyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển giao từ người bán sang người mua

- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng:

Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong

đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem về nhập kho của DN màgiao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng Phương thức này được thực hiệntheo hai hình thức sau:

+ Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp ( Hìnhthức giao tay ba) :

DN thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bántrực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏa thuận Sau khi giaohàng hóa cho khách hàng thì đại diện bên mua sẽ kí nhận và chứng từ bán hàng vàquyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho khách hàng , hàng hóa được xác định

là tiêu thụ

Trang 16

DN thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải củamình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã đượcthỏa thuận.Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của

DN thương mại.Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bênmua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa dược xác định là tiêuthụ

Phương thức bán lẻ hàng hóa:

Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các

tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Đặc điểm của phương thức này là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vàolĩnh vực tiêu dùng.Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻthường bán đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định Phương thứcbán lẻ gồm 4 hình thức sau:

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung:

Là hình thức bán hàng mà trong đó việc thu tiền ở người mua và giao hàng chongười mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thutiền của khách rồi viết hóa đơn, tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ởquầy hàng do mậu dịch viên bán hàng giao

Hết ca hoặc ngày bán hàng thì mậu dịch viên căn cứ vào hóa đơn, tích kê giao chokhách và kết quả kiểm kê hàng tồn quầy, xác định số lượng hàng đã bán trong ngày,trong ca là cơ sở cho việc lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền

và nộp tiền cho thủ quỹ

Do có sự tách rời việc mua hàng và thanh toán tiền hàng sẽ tránh được những saisót, mất mát hàng hóa và tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phân bổtrách nhiệm đến từng các nhân cụ thể Tuy nhiên nó lại gây ra phiền hà cho kháchhàng về thời gian thủ tục nên chủ yếu hình thức này chỉ được áp dụng bán trong mặthàng có giá trị cao

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp:

Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho kháchhàng Cuối ngày hoặc ca bán hàng thì mậu dịch viên phải kiểm kê hàng hóa tồn quầy,

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 16

Trang 17

xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày để lập báo cáo bán hàng đồng thờilập giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ

- Hình thức bán hàng tự phục vụ:

Khách hàng sẽ tự chọn những hàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thutiền để thanh toán tiền hàng, nhân viên thu tiền sẽ tiến hành thu tiền và lập hóa đơnbán hàng

- Hình thức bán hàng trả góp:

Người mua được trả tiền mua hàng thàng nhiều lần trong một thời gian nhất định

và người mua phải trả cho DN bán hàng một số tiền lớn hơn giá bán trả tiền ngay mộtlần

Phương thức bán hàng đại lý:

Là phương thức bán hàng mà trong đó DN thương mại giao hàng cho cơ sở nhậnbán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng.Sau khi bán được hàng, cơ sởđại lý thanh toán tiền hàng cho DN thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi làhoa hồng đại lý.Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu củacác DN thương mại, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhậnthanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành

1.1.2.2 Các phương thức thanh toán trong DN thương mại:

Phương thức thanh toán trực tiếp :

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ ngườimua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu về hàng hóa bị chuyển giao Thanhtoán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếubán theo phương thức hàng đổi hàng Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa gắnliền với sự vận động của tiền tệ

Phương thức thanh toán chậm trả:

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hìnhthành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạch toán quản lýchi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán Ở hình thứcnày sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian

Trang 18

1.1.2.3 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong DN thương mại:

Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng:

Để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các DNTM cần phải quản lý cả hai mặt tiền vàhàng, cụ thể quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Quản lý về doanh thu bán hàng: Là cơ sở quan trọng để xác định nghĩa vụcủa DN đối với nhà nước và để xác định chính xác kết quả kinh doanh của DNTM+Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu tính theo giá bán ghitrên hóa đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng

+Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trìnhbán hàng, theo quy định cuối kỳ được khỏi trừ doanh thu thực tế, bao gồm: Giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại

+ Doanh thu thuần là doanh thu thực tế và bán hàng của DN trong kỳ kế toán, là

cơ sở để xác định kết quả bán hàng

- Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phảithu ở người mua Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng để kịpthời thu hồi tiền ngay khi đến hạn tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh

- Phải quản lý giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ, đây cũng là cơ sở để xác định kếtquả bán hàng

Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng:

- Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của DN cả về sốlượng, giá trị theo từng mặt hàng, nhóm hàng

- Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua

- Tính toán chính xác giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, từ dó xác định chính xáckết quả bán hàng

- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên cơ

sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp choban giám đốc nắm được tình trạng, tình hình tiêu thụ hàng hóa của DN mình và kịpthời có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường Định kỳ tiến hành phântích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập, phân phối kết quả của DN

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 18

Trang 19

1.2 Nội dung kế toán bán hàng tại các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thương Mại

1.2.1 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

1.2.1.1 VAS 01 “ Chuẩn mực chung”

Chuẩn mực kế toán số 01 được Ban hành và công bố theo Quyết định số

165/2002/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Theo nguyên tắc này kế toán bán hàng ghi nhận nghiệp vụ bán hàng căn cứ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu, chi tiền

Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu

của kỳ đó

Theo nguyên tắc này kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng thì ghi nhận chi phí giá vốn kèm theo

Ví dụ: Việc phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho khối lượng hàng hoá đã bán

trong kỳ Chi phí thu mua hàng hoá phân bổ này thể hiện một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kỳ từ việc bán hàng hoá

Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất

ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp

kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính

Trang 20

Ví dụ: Trong kỳ DN đã chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp

kiểm kê định kỳ thì phương pháp này phải được áp dụng trong suốt cả kỳ kế toán năm.Nếu năm sau DN muốn đổi sang phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thườngxuyên thì DN phải giải thích trong phần thuyết minh báo cáo tài chính rõ lý do tại saothay đổi và việc thay đổi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị hàng tồn khocũng như giá trị hàng tồn kho đã xuất dùng hoặc xuất bán

Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kếtoán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả

năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đơn vị đã hoàn thành trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Ví dụ: Phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi,chỉ ghi nhận doanh thu khi có bằng

chứng chắc chắn về khả năng thu đựơc lợi ích kinh tế( Thỏa mãn năm điều kiện ghinhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14 được Ban hành và công bố theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.)

1.2.1.2 VAS 02 “Hàng tồn kho”

Chuẩn mực kế toán số 02 được Ban hành và công bố theo Quyết định số

149/2001/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong 4 phương pháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 20

Trang 21

- Phương pháp nhập sau, xuất trước

Nội dung phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít

loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị của từng loại hàng tồn kho được

tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từngloại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tínhtheo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN.Căn cứ vào lượng hàng hóa xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực

Số lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ +

Số lượng hàng hóa nhập kho trong kỳ

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn

kho được mua trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồnkho được mua gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất khođược tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trịcủa hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gầncuối kỳ còn tồn kho

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho

được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ làhàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàngtồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Trang 22

1.2.1.3 VAS 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực kế toán số 14 được Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Khi bán hàng DN phải ghi nhận doanh thu Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 phải đảm bảo đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau:

Năm điều kiện ghi nhận doanh thu:

- Thư nhất: DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở

hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Thư hai: DN không còn nắm giữu quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Thư ba: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Thứ tư: DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

- Thứ năm: Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Cách ghi nhận doanh thu :

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thu đã thu hoặc sẽ

thu được

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh

nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh

thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ

tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch

tạo ra doanh thu

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi đế lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác

không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm 22

Trang 23

vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thuthêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thìdoanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi,sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán Việt Nam ( quyết định số BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006)

48/QĐ-1.2.2.1 Chứng từ kế toán

Theo quyết định số 48/2006-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính thì chứng từ

sử dụng trong kế toán bán hàng bao gồm:

- Hóa đơn GTGT áp dụng với DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ

- Phiếu xuất kho

- Bảng tổng hợp số lượng nhập, xuất, tồn kho

- Bảng kê bán lẻ

- Phiếu thu

- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng

- Bảng kê thanh toán

1.2.2.2 Tài khoản kế toán

TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”

Nội dung phản ánh: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ của DN trong kỳ DTBH và CCDV là toàn bộ số tiền thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, CCDV cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giábán (nếu có)

Trang 24

Kết cấu tài khoản:

- TK 511 cuối kỳ không có số dư.

- Chiết khấu thương mại là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng muavới khối lượng lớn

- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán xác định là đã bán bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán

- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng bán kém phẩmchất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế hoặc lạc hậu thị hiếu

Bên Nợ:

- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã

trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ

vào nợ phải thu của khách hàng về sốsản phẩm, hàng hóa đã bán ra

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Bên nợ:

- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc

biệt của số hàng tiêu thụ

- Thuế GTGT phải nộp của DN tính

thuế

GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết

Trang 25

- Các khoản giảm giá hàng bán đã

chấp thuận cho người mua hàng

Bên Có:

- Kết chuyển toàn bộ các khoảngiảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳsang Tài khoản 511 “Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ”

- Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại

- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán

Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”

Trang 26

- Hoàn nhập số dự phòng giảm giáhàng tồn kho năm nay thấp hơn nămtrước

- Trị giá vốn của sản phẩm hànghóa đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ

Trịnh Thị Hậu K8CK8B Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Trang 27

1.2.2.3 Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu

Kế toán bán buôn hàng hóa

Kế toán bán buôn qua kho

- Kế toán bán buôntheo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng

Khi phát sinh nghiệp vụ căn cứ vào phiếu xuất kho mà kế toán ghi tăng TK 632 (giávốn hàng bán), đồng thời ghi giảm TK 156: Trị giá hàng hoá xuất kho

Từ HĐGTGT, phiếu thu hay GBC của ngân hàng…kế toán ghi tăng TK 511: Doanhthu bán hàng chưa có thuế GTGT, ghi tăng TK 333: Thuế GTGTđầu ra phải nộp và ghităng TK tiền, các khoản phải thu…(111, 112, 131…)

Trong trường hợp bao bì tính riêng, căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu thu…kế toánghi giảm cho TK 153: Trị giá thực tế xuất kho của bao bì, ghi tăng TK 333 (33311):Thuế GTGT đầu ra, ghi tăng TK tiền, các khoản phải thu…(TK 111,112,131…)

- Kế toán bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng

Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán, kế toán ghi tăng TK 157: Trị giá hàng hoáthực tế xuất kho gửi bán, ghi giảm TK 156: Hàng hoá xuất kho

Nếu hàng hoá có bao bì đi kèm tính riêng, kế toán ghi tăng TK 138 (1388), ghi giảm

TK 153 (1532): Trị giá thực tế xuất kho của bao bì

Nếu phát sinh chi phí trong quá trình gửi bán: Trong trường hợp DN chịu kế toán ghităng TK 642 (6421) : Chi phí chưa thuế, tăng TK thuế GTGT đầu vào được khấu trừ133( 1331), ghi giảm các TK 111,112, hoặc ghi tăng TK 331: Giá thanh toán Trongtrường hợp chi phí gửi hàng bên mua chụi nhưng DN trả hộ ghi tăng TK 138( 1388) , ghigiảm TK 111, 112, hoặc ghi tăng TK 331 : Tổng giá thanh toán có thuế GTGT

Khi số hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanhthu, căn cứ vào giấy tờ liên quan mà ghi vào các tài khoản tương ứng bên bán khi chấpnhận thanh toán số hàng gửi bán, kế toán lập hoá đơn GTGT, dựa vào các chứng từ đikèm khác ( giấy báo có, thông báo ) kế toán ghi tăng TK 511: Doanh thu chưa có thuếGTGT, ghi tăng TK 3331: Số VAT đầu vào phải nộp, ghi tăng TK tiền (TK 111, 112,131…) đồng thời ghi tăng giá vốn hàng xuất kho gửi bán ( TK 632) ghi giảm cho TK157: Trị giá hàng gửi bán

Trang 28

Trường hợp có bao bì đi kèm riêng, căn cứ vào phiếu thu, xuất kho mà kế toán ghigiảm TK 138: Trị giá xuất kho của bao bì không có thuế GTGT, ghi tăng TK 3331: SốVAT đầu ra phải nộp, ghi tăng TK tiền( TK 111,112, 131…): Giá bán đã có thuế

Trường hợp DN chi hộ cho bên mua , thu hồi tiền chi phí trả thay sẽ ghi tăng TK tiền( TK 111,112…) ghi giảm TK 138

Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng

- Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba

Căn cứ hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghi tăng

TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế, ghi tăng TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu

ra, ghi tăng TK tiền, phải thu…(TK 111, TK 112, TK 131…)

Đồng thời ghi tăng TK 632: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT của số hàng bán,ghi tăng TK 133: Thuế GTGT đầu vào ( nếu có), ghi giảm TK tiền( 111, 112…) hay tăng

- Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng

Khi DN mua hàng và chuyển thẳng đi bán, dựa vào HĐ GTGThoặc hoá đơn bánhàng của nhà cung cấp, và các hoá đơn chứng từ đi kèm với số hàng gửi bán kế toán ghităng TK 157 trị giá hàng mua gửi bán, ghi tăng khoản thuế đầu vào ( TK 133) và giảmkhoản phải trả tương ứng

Khi bên mua thông báo chấp nhận thanh toán số hàng trên thì kế toán ghi tăng TK 511doanh thu bán hàng chưa có thuế, tăng TK 3331 và ghi tăng TK tiền, tài khoản phải thu(TK 111, 112, 131…) Đồng thời kế toán phản ánh trị giá vốn hàng bán ghi tăng TK 632:Giá vốn hàng gửi bán, ghi giảm TK 157

Trang 29

Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn

- Các khoản giảm trừ doanh thu

Chiết khấu thương mại : Khoản chiết khấu thương mại sẽ được phản ánh qua tàikhoản 521 Khi phát sinh nghiệp vụ kế toán ghi tăng TK 521(5211) : Khoản CKTM,giảm TK 3331 khoản thuế đầu ra và giảm các khoản thu hay tiền

Chiết khấu thanh toán : TK 635 phản ánh khoản chiết khấu này, căn cứ vào phiếuthu, giấy báo có kế toán ghi tăng TK 635, tăng khoản tiền hoặc giảm các khoản phải thuGiảm giá hàng bán : Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ kế toán ghi nhận vào TK521( 5213) đồng thời giảm số thuế đầu ra TK 3331 và giảm tài khoản tiền và giảm cáckhoản phải thu

Hàng bán bị trả lại: Kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại vào TK521(5212) : Doanh thu hàng bán bị trả lại chưa thuế thuế GTGT, đồng thời giảm số thuếđầu ra TK 3331 và giảm tài khoản tiền và giảm các khoản phải thu

Sau khi chuyển hàng về nhập kho, kế toán ghi tăng TK 156 trị giá hàng nhập kho,ghi giảm giá vốn của hàng bị trả lại vào TK 632, nếu đơn vị chưa chuyển về nhập kho kếtoán theo dõi số hàng này trên TK 157

Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu này sang tài khoản doanh thu bánhàng để xác định doanh thu thuần

- Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán:

Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyên nhân,

kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Số hàng thiếuchưa xác định nguyên nhân kế toán ghi tăng TK 138 (1381): Trị giá hàng hóa thiếu, ghigiảm TK hàng gửi đi bán TK 157

Trường hợp phát sinh thừa hàng hóa chưa xác định nguyên nhân, kế toán chỉ phảnánh doanh thu theo hóa đơn bên mua chấp nhận thanh toán, phản ánh số hàng thừa kếtoán ghi tăng hàng gửi bán vào TK 157 trị giá hàng hóa thừa , ghi tăng khoản phải trảkhác vào TK 338(3381)

Khi xác định rõ nguyên nhân của số lượng hàng thừa, thiếu, tùy theo từng trườnghợp, căn cứ các giấy tờ, chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận giảm khoản phải trả khác(TK 3381) trường hợp hàng thừa, giảm khoản phải thu khác (TK 1381) trường hợp hàng

Trang 30

thiếu, ghi đối ứng các TK liên quan: Giảm trừ tiền lương phải trả ( TK 334) nếu quytrách nhiệm phạt người lao động và trừ vào lương.

Kế toán bán lẻ hàng hóa

 Trong trường hợp khách hàng mua với số lượng ít, khách hàng cá nhân không yêucầu viết hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thì kế toán lập bảng kê bán lẻ hàng ngày vàbảng kê thu tiền tương ứng Cuối ngày, căn cứ bảng kê bán lẻ và thu tiền, kế toán lậpHĐGTGT chung cho tổng số hàng bán được trong ngày không xuất hóa đơn và ghi nhậndoanh thu, giá vốn hàng hóa, thuế GTGT phải nộp

 Trong trường hợp kiểm tiền mặt thiếu so với tổng số tiền bán hàng thu được kếtoán ghi nhận số tiền thiếu vào TK phải thu khác ( TK 1388)

 Trong trường hợp kiểm tiền thừa so với tổng số tiền bán hàng thu được kế toánghi nhận số tiền thừa vào TK thu nhập khác ( TK388) bằng khoản chênh lệch tiền thừa

Kế toán gửi bán đại lý

Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:

+ Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất khohàng gửi bán đại lý Căn cứ vào Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, kế toán ghi giảmhàng tồn kho ( TK 156) và tăng hàng gửi đi bán (TK 157)

+ Khi nhận bảng kê hóa đơn bán ra của số hàng đã được các cơ sở đại lý bán gửi

về, kế toán phải lập hóa đơn GTGT và phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán:

Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế GTGT, ghi: Nợ TK131(chi tiết đại lý),…(tổng giá thanh toán), Có TK 511(5112) Doanh thu của hàng đãbán), Có TK 3331(33311) Thuế GTGT của hàng đã bán Đồng thời phản ánh giá vốn củahàng bán ra, ghi: Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán, Có TK 157-Hàng gửi đi bán

+ Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với các cơ sở đại lý và hóa đơn GTGT về hoahồng do cơ sở làm đại lý kết chuyển đến, kế toán phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhậnbán hàng đại lý: Nợ TK 6421: hoa hồng trả cho cơ sở đại lý, Nợ TK 133(nếu có): ThuếGTGT tính trên số hoa hồng, Có TK 131( chi tiết đại lý): Tổng số hoa hồng

+ Khi nhận tiền do cơ sở đại lý thanh toán: Nợ TK 111,112 số tiền đã thu,

Có TK 131( chi tiết) ghi giảm số tiền hàng bán đã thu từ cơ sở đại lý

Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng

Trang 31

+ Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộ giátrị hàng hóa nhận bán đại lý vào Tài khoản 003 “ Trị giá hàng nhận bán đại lý” Khi nhậnhàng đại lý, ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng chobên giao hàng ghi đơn bên Có TK 003.

+ Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được:

Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàngthông thường theo chế độ quy định Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàngthông thường và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trảcho bên giao hàng ghi tăng tài khoản 111,112,131 và tăng khoản phải trả cho người bán(theo tổng giá thanh toán)

Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, kế toán ghităng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi giảm phải trả cho người bán và tăng sốthuế GTGT phải nộp

Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, kế toán ghi giảm khoản phải trả chongười bán và ghi giảm tiền (Có TK 111,112…)

1.2.2.4 Sổ kế toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam Quyết định số 48/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006 có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán sau:

Hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKC là tất cả

các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ NKC theo trình tự thời gian đồngthời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản có liên quan để phục vụ cho việc ghi

sổ cái Theo hình thức nhật ký chung thì kế toán bán hàng sử dụng các loại sổ chủyếu sau:

+ Sổ NKC

+ Sổ nhật ký bán hàng

+ Sổ nhật ký thu tiền: Dùng tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở doanh nghiệp bao gồm

cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, được mở riêng cho từng TK tiền mặt và tiền gửi có thểtheo dõi cho từng loại tiền

+ Sổ cái: Mở cho các TK 511, 521, 632, 111, 112, 131, 156 ………

+ Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng nhóm hàng,

Trang 32

thanh toán công nợ phải thu của người mua Sổ này được mở cho từng khách hàng vàtheo dõi từng tài khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán.Ngoài ra còn mở sổ chi tiết Nhập – Xuất – Tồn.

Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua (Biểu số 01)

Hình thức chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ vào các

chứng từ ban đầu để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toántổng hợp gồm đi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nộidung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng thángtheo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, có chứng từ kế toán đi kèm và phải được

kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Kế toán bán hàng theo hình thức này sử dụng các loại sổ sau:

Trình tự hạch toán được thể hiện qua ( Biểu số 02)

Hình thức Nhật ký – Sổ cái: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

được ghi vào nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế Số liệu trênnhật ký – sổ cái dùng để lập báo cáo tài chính Hình thức này dùng các loại sổ kế toánsau:

+ Nhật ký- sổ cái

+ Sổ chi tiết bán hàng

+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua

Trình tự hạch toán thể hiện theo( Biểu số 03)

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG ĐIỆN THOẠI TẠI

CÔNG TY TNHH HÀ MINH.

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công ty TNHH Hà Minh.

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng tại Việt Nam

Với quyết định 48/2006/ QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/09/2006 cà cácChuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 “ Hàng tồn kho”, VAS 14 “ Doanh thu và thunhập khác”… đã tạo ra khung hành lang pháp lý quan trọng cho việc hạch toán doanh thubán hàng, xác định giá vốn hàng bán và trình bày thông tin trên BCTC Tuy nhiên trongquá trình vận dụng do Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán chưa hướng dẫn cụ thể từnglĩnh vực kinh doanh, chưa thống nhất một hình thức kế toán ở các DN Việt Nam, bêncạnh đó hệ thống lý luận đã có về kế toán bán hàng cho thấy có rất nhiều điển được các

DN vận dụng theo các cách khác nhau gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát hoặckhông phù hợp với quy định như những quy định về điều kiện, thời điểm ghi nhận doanhthu hay quy định về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, hay về bán hàng nội bô…

do đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mảng đề tài kế toán bán hàng để giải quyếtnhững vấn đề còn tồn tại

Luận văn: “Kế toán bán mặt hàng máy camera tại công ty cổ phần thương mại và phát triển viễn thông Việt Trung” của sinh viên Nguyễn Phương Lan K43D2 năm

2012 Trường ĐH Thương Mại có đề cập đến vấn đề công ty cổ phần Nam Lộc TC về

việc công ty chưa mở tài khoản chi tiết cho tài khoản 131 “ Phải thu khách hàng” chotừng khách hàng cụ thể Việc theo dõi các khoản nợ của các khách hàng được kế toán ghichung vào tài khoản 131 gây khó khăn cho việc theo dõi và thu hồi công nợ Việc hưởngchiết khấu thương mại giữa khách hàng và DN chỉ thỏa thuận bên ngoài không ghi nhậntrên hóa đơn bán hàng nhưng DN giảm trừ chiết khấu ngay trên giá bán ghi nhận trênhóa đơn GTGT

 Tác giả đã đề xuất giải pháp công ty nên mở TK 131 chi tiết thành các TK cấp 2

để theo dõi “ Phải thu khách hàng ” của các mặt hàng máy camera, ví dụ :

Mở chi tiết TK 131 thành:

TK 1311 “ Phải thu công ty A”

Trang 34

TK 1313 “ Phải thu công ty C”

……

Giải pháp về khoản chiết khấu thương mại:

Khoản chiết khấu thương mại sẽ được phản ánh qua tài khoản 521

Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiếtkhấu, thì khoản CKTM này được ghi giảm vào giá bán trên “ hóa đơn GTGT ” hoặc “Hóa đơn bán hàng ” lần cuối cùng Trên hóa đơn thể hiện rõ dòng ghi CKTM mà kháchhàng được hưởng

Căn cứ vào hóa đơn GTGT , kế toán phản ánh số CKTM:

Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

Căn cứ vào HĐGTGT , phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng…, kế toán phản ánh doanhthu bán hàng:

Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp ( 33311)

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số CKTM người mua đượchưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiềnCKTM cho người mua.Khoản CKTM trong các trường hợp này được hạch toán vào TK521

Khi thanh toán tiền cho khách hàng, DN phải xuất HĐ CKTM , lập phiếu chi tiền theođúng quy định cho khách hàng Căn cứ vào HĐ GTGT (đối với DN nộp VAT theophương pháp khấu trừ), phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng kế toán bên bán ghi sổtheo bút toán :

Trang 35

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã chiết khấu trừ CKTM Công ty có thể xuất hóađơn theo giá đã giảm, việc xuất HĐ CKTM thực hiện theo quy định tại điểm 5.5 mục IVphần B thông tư số 120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính: “ hàng hóa

có giảm giá ghi trên HĐ thì trên HĐ phải ghi rõ: Tỷ lệ %hoặc mức giảm giá, giá bánchưa có thuế GTGT ( giá bán đã giảm giá), thuế GTGT , tổng giá thanh toánđã có thuếGTGT Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa thực tế muađạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóađơn bán hàng hóa của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau Trên hóa đơn phải ghi rõ sốhóa đơn và số tiền được gảm giá” và ghi sổ theo các bút toán

ĐH Thương Mại, tác giả đã đánh giá những hạn chế sau:

- Về TK sử dụng và phương pháp vận dụng: công ty có chi tiết các TK cấp 2 như 1561,

1562, 6321, 6322… tuy nhiên việc chi tiết thành TK cấp 2 vẫn chưa đủ “ Ví dụ như TK

156 nên chi tiết thành TK cấp 3 theo dõi riêng cho từng loại xe chuyên dùngDONGFENG để tiện cho việc quản lý và theo dõi việc bán hàng từng loại xe” Hiện naycông ty mới chỉ theo dõi doanh thu của tất cả loại xe thuộc xe chuyên dùng DONGFENGvào TK 5111, giá vốn theo dõi vào TK 6321, trong khi xe chuyên dùng có rất nhiều loại

xe cần theo dõi chi tiết để biết được mặt hàng nào chiếm ưu thế và cần được sử dụng,ngoài ra công ty chưa sử dụng các TK giảm trừ ( TK 521), TK dự phòng ( TK 159), cụthể:

Trang 36

+ Công ty chưa lập dự phòng nên chưa lập TK 159 ( cụ thể: Công ty phải nhập phụ tùng

về lắp ráp rồi bán xe chuyên dùng cho khách hàng trong khi tình hình giá cả của mặthàng phụ tùng ô tô trên thị trường luôn có sự biến động rất lớn cần phải theo dõi tuynhiên kế toán lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào TK 1593)

+ Công ty chưa sử dụng TK 1592 để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Điều này ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh và doanh thu bán xe chuyên dùng của công ty

+ Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá thì kế toán trừ ngay vàodoanh thu bán hàng nên làm ảnh hưởng đến việc theo dõi doanh thu trong kỳ do đó ảnhhưởng đến doanh thu thuần

Tác giả đề xuất giải pháp công ty nên mở các TK 5111, 6321 chi tiết thành các TK cấp

3 để theo dõi doanh thu, giá vốn của các loại xe chuyên dùng DONGFENG, ví dụ:

Mở chi tiết TK 5111 thành:

TK 51111: “Doanh thu bán xe Téc nước”

TK 51112: “Doanh thu bán xe cuốn ép rác”

Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại

Công ty nên hạch toán khoản chiết khấu thương mại và TK 521 và mở sổ cái TK 521 để theo dõi riêng chiết khấu thương mại cho khách hàng khi khách hàng mua từ 2 xe chiếc

xe chuyên dùng DONGFENG trở lên

Trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi – TK 1592

Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng đề đảm bảo

sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, tạo thế chủ động cho công ty trong trườnghợp khách hàng chưa thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho – TK 1593

Công ty nên lập dự phòng giảm giá riêng cho từng mặt hàng và chỉ lập cho những mặt hàng mà giá gốc của nó cao hơn giá trên thị trường

Trang 37

2.1.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán bán mặt hàng điện thoại tại công

ty TNHH Hà Minh.

2.1.2.1Nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong chủ yếu ảnh hưởng đến công tác kế toán bán mặt hàng điện thoạicủa công ty bao gồm :

Đặc thù của ngành kinh doanh

Ngành điện tử nói chung và kinh doanh bán mặt hàng điện thoại nói riêng đang phổbiến, do xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện thoại trong các DN hoặc cánhân gia tăng Như vậy có nghĩa là công ty sẽ bán được hàng với số lượng lớn và sẽ cónhiều nghiệp vụ xảy ra trong quá trình bán, nhiều chứng từ, hóa đơn hơn, do đó kế toánbán hàng cần có biện pháp hỗ trợ quá trình vào sổ, ghi chép được chính xác nhanh chóng,thuận tiện cho công tác quản lý tình hình bán ra điện thoại của công ty , từ đó có kếhoạch phát triển thích hợp

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Công ty được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn hóa cụ thể theo chức năng vànhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban Công ty thực hiện chế độ lãnh đạo một thủ trưởngvới sự tư vấn của các bộ phận chức năng Đội ngũ ban lãnh đạo sáng suốt, luôn đưa racác quyết định đúng đắn và hợp lý để khắc phục khó khăn và đạt hiệu quả cao trong kinhdoanh Công ty có chế độ đãi ngộ và khen thưởng tốt nên đã thu hút được nhiều nhân tài,cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình

Tổ chức Bộ máy kế toán của DN

Đây là một nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc hạch toán kế toán của DN Nếu

DN tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý thì sẽ giúp cho việc hạch toán, ghi chép,theo dõi của kế toán được nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và chi phí…Vàngược lại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc

Nguồn nhân lực phục vụ công tác kế toán bán hàng giao cho 7 nhân viên kế toánvới trình độ chuyên môn cao: Trong đó có 5 nhân viên trình độ đại học, 2 nhân viên trình

độ cao đẳng, các nhân viên luôn vận dụng thành thạo, khoa học các thao tác trong côngviệc của mình, khả năng tư duy cao Trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, thận trọng luôn tuân thủđúng chế độ chính sách đã quy định.Các nhân viên kế toán được phụ trách với từng

Trang 38

nhiệm vụ công việc cụ thể để chuyên sâu và năng cao kiến thức kỹ năng về công tác kếtoán của mình, vì thế mỗi nhân viên kế toán không đảm nhiệm thêm công việc nào khác.Người Quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm tới công tác kế toán bán hàng điệnthoại, luôn theo dõi kiểm tra và hỗ trợ thường xuyên công tác kế toán bán hàng.

Công ty TNHH Hà Minh là DNTM, bộ máy kế toán của Công ty mặc dù còn ítngười tuy nhiên với kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn đảm nhiệm một vai trò khácnhau.Với bộ máy kế toán như vậy khiến cho việc xử lý trong phòng kế toán được diễn rarất nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản lý

Hình thức kế toán doanh nghiệp

Hình thức kế toán mà DN áp dụng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kế toán bánhàng.Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của DN mà mỗi DN lựa chọn cho mình một hìnhthức kế toán phù hợp.Sự lựa chọn phù hợp sẽ giúp làm giảm bớt các công việc kế toánkhông cần thiết, tránh được sự trùng lặp dẫn đến sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạchtoán

Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Hà Minh hiện nay là hình thức Nhật

ký chung, hình thức này rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanhcủa Công ty

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toánMISA Sổ kế toán trong phần mềm được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung Đến thờiđiểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính chi nhánh công ty đã in đầy đủ Báo cáo tài chính, Sổ

kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết

Ảnh hưởng của điều kiện tài chính.

Điều kiện tài chính sẽ ảnh hưởng đến quy mô của DN Tài chính lớn mạnh thường

sẽ đi với quy mô DN lớn và khi đó tổ chức thông tin kế toán và bộ máy nhân sự kế toáncũng được nâng tầm tương xứng

Công ty TNHH Hà Minh là một DN có quy mô vừa và nhỏ Vì vậy, các nguồn lựckinh tế, tài chính còn nhiều hạn chế Sự giới hạn về quy mô sản xuất kinh doanh, vốn ít

đã gây ra không ít những khó khăn, trở ngại đối với việc áp dụng công tác kế toán quảntrị làm cho tính hữu ích của tổ chức công tác kế toán không được nhận thấy rõ ràng

2.1.2.2Nhân tố bên ngoài

Các văn bản pháp luật về kế toán.

Trang 39

Bất kỳ một DN nào dù hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào, áp dụng chínhsách, chế độ, hình thức kế toán nào thì vẫn phải nằm trong khuôn khổ các quy định củaNhà nước.

Công ty TNHH Hà Minh áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kếtoán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006của Bộ Tài chính Khi chế độ kế toán thay đổi thì kế toán của DN cũng phải thay đổi chophù hợp với chế độ Khi công ty đã lựa chọn một chế độ kế toán để áp dụng thì mọi quytrình nghiệp vụ phát sinh trong kế toán phải nhất quán tuân theo

Các thông tư , nghị định chuẩn mực ,chế độ kế toán, chính sách kinh tế do Nhà nướcban hành, sự phát triển của các DN cùng ngành, sự phát triển của nền kinh tế… là các yếu

tố đặc biệt quan trọng vì nó tạo ra những biến đổi khách quan tác động đến DN Nhữngyếu tố này hội tụ các khía cạnh như sự bình ổn, mức độ ổn định của các thể chế luật pháptạo điều kiện cho các các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ, chính sách thuế, các sắc thuếảnh hưởng đến doanh thu của DN Các luật có liên quan trực tiếp tới quá trình hoạt độngkinh doanh của DN như: Luật thuế, luật DN, luật lao động , luật cạnh tranh…

Bắt đầu từ ngày 01/01/2014 Thuế Thu nhập DN hiện nay đã giảm từ 25% xuống còn22% , sự thay đổi này đã tạo cơ hội tốt để định hướng cho mỗi DN trong quá trình sản xuấtkinh doanh nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng của công ty TNHH Hà Minh được diễn ranhanh chóng, và đạt hiệu quả cao hơn …

Sự thay đổi về thuế GTGT:Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trịgia tăng có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 ảnh hưởng tới kế toán bán hàng điện thoại tại công

ty TNHH Hà Minh như:

Về khấu trừ thuế GTGT

Để phù hợp với quy định pháp luật về quản lý thuế đồng thời đảm bảo quyền lợi và tạothuận lợi cho người nộp thuế, Luật Thuế GTGT đã bỏ khống chế thời hạn (6 tháng) kêkhai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn điều chỉnh bổ sung trong trường hợp

có sai sót, theo đó “cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kêkhai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công

bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế”

Đồng thời, Luật thuế GTGT cũng bỏ quy định “thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định

Ngày đăng: 29/04/2015, 20:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w