1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phóng sự truyền hình vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình

61 852 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 6,18 MB

Nội dung

Những hình ảnh xuất hiện trên truyềnhình là những thông điệp vô cùng giá trị mà người làm chương trình muốngửi gắm, qua đó tạo sự đồng cảm, sẻ chia trong lòng quần chúng nhân nhân.Thể hi

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 6

ĐỀ TÀI: PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH – VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẦM TRUYỀN HÌNH 6

I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 6

1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 6

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 7

3 PHẠM VI ĐỀ TÀI 7

4 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 7

5 KẾT QUẢ DỰ KIẾN 7

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1 PHÓNG SỰ 8

2 PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 9

3 HÌNH ẢNH 10

4 HÌNH ẢNH TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 17

III SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 18

1 GIỚI THIỆU CHUNG 18

2 TRẠNG PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH CHƯƠNG 21

3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH CHƯƠNG 22

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 39

1QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 39

2 NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ 50

3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM 53

KẾT LUẬN CHUNG 57

Trang 2

LỜI CẢM ƠN.

Thực tập là quá trình làm quen với thực tế nghề nghiệp của sinhviên.Đồng thời, đây cũng là tiền đề quan trọng để sinh viên có cơ hội cọ xátvới nghề nghiệp đã lựa chọn sau bốn năm trau dồi kiến thức trên giảng đườngĐại học.Qua đó, sinh viên thực tập có điều kiện tham gia học hỏi, so sánh,nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc Báocáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đềmình quan tâm trong quá trình thực tập, hơn nữa cũng là một tài liệu quantrọng giúp giảng viên kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tậpcủa mỗi sinh viên

Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngườikhác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đếnnay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, giađình và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô ở KhoaQuan hệ công chúng và Truyền thông – Trường Đại Học Hòa Bình, đã cùngvới tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu chochúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị ở Đài TT – TH ThanhChương – Nghệ An, và đặc biệt là Nhà báo Trần Đình Hà, người đã tận tâmhướng dẫn cho tôi qua từng buổi làm việc, thực hành cũng như những buổinói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong một tác phẩm báo chí Nếukhông có những lời hướng dẫn, dạy bảo của mọi người trong thời gian thựctập ấy thì tôi nghĩ bài thu hoạch này của tôi rất khó có thể hoàn thiện được.Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Đài PT – TH ThanhChương

Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần Bước đầu

đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực Báo chí – Truyền thông, kiến thức của tôicòn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếusót là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý

Trang 3

báu của quý thầy, cô và những người có chuyên môn để kiến thức của tôitrong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Quan hệ côngchúng và Truyền thông nói riêng và tất cả các thầy cô trong Trường Đại họcHòa Bình nói chung, thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứmệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Chúc tậpthể cán bộ trong Đài PT – TH Thanh Chương có thật nhiều sức khỏe, luônhoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó

Xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Đào

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập là quá trình cần thiết cho mỗi một sinh viên năm cuối trướckhi ra trường, giúp sinh viên củng cố kiến thức và tìm hiểu thực tế của hoạtđộng tại các đơn vị mà sinh viên đó tham gia thực tập Cụ thể hơn, qua quátrình thực tập, sinh viên sẽ thu nhận được những kỹ năng thực hành côngviệc, làm quen với công việc, tham gia vào các hoạt động của cơ quan nơimình thực tập để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm và bài học quý giá,củng cố kiến thức thực hành sau khi ra trường

Thực tập giúp sinh viên gắn học tập với thực tiễn cuộc sống, nhận thứcđược vai trò và trách nhiệm của một nhân viên khi đi làm Bên cạnh đó, quátrình thực tập còn giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với các công việc liênquan tới nghề nghiệp của mình, liên quan tới nghành học mà mình đang theođuổi Sinh viên có thể có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của doanhnghiệp, đơn vị hoạt động liên quan tới nghành học, giúp sinh viên rèn luyện

kỹ năng thực hiện công việc cá nhân và phối hợp nhóm tốt hơn sau khi ratrường

Ngoài ra, quá trình thực tập còn giúp sinh viên tạo được nhiều mốiquan hệ trong cơ quan và ngoài xã hội, tiếp xúc với nhiều kiểu người, sẵnsàng ứng phó kịp thời khi môi trường thay đổi và những tình huống bất ngờxảy ra ngoài ý muốn

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tập và để hoàn thànhtốt quá trình này, tôi đã lựa chọn cơ quan thực tập là Đài PT – TH ThanhChương, thuộc Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Trong quá trình thamgia thực tập tại Đài, tôi đã bước đầu tiếp cận được quá trình làm việc, quátrình tác nghiệp viết bài, làm phóng sự cũng như những kinh nghiệm của cácanh/ chị làm trong cơ quan

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, không ít chương trình truyềnhình mang tính giải trí, thu hút công chúng khán giả, tạo được hiệu quả khôngchỉ về mặt kinh tế, mà còn tác động không nhỏ về mặt chính trị - xã hội của

Trang 5

một đất nước, thậm chí là một khu vực Điều này đồng nghĩa với việc xã hộiđang đòi hỏi ngày càng cao những sáng kiến, sáng tạo trong quá trình sản xuấtkinh tế nói chung và sản xuất chương trình truyền hình nói riêng, đáp ứng nhucầu giải trí có chọn lọc của khán giả Những hình ảnh xuất hiện trên truyềnhình là những thông điệp vô cùng giá trị mà người làm chương trình muốngửi gắm, qua đó tạo sự đồng cảm, sẻ chia trong lòng quần chúng nhân nhân.Thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cũng như trí tuệ và bản sắc văn hóacủa một dân tộc.

Hình ảnh xuất hiện trên truyền hình có vai trò vô cùng quan trọng.Vớinhững kiến thức vốn có của bản thân và thông qua nhiều nguồn tài liệu tham

khảo, tôi đã quyết định chọn đề tài cho báo cáo của mình là “Phóng sự truyền hình - Vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình”.

Trong bản báo cáo này, tôi đã tổng hợp, phân tích và trình bày một hệthống kiến thức về hình ảnh trên truyền hình và đi sâu tìm hiểu về phóng sựtruyền hình Hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn của bản báo cáo đượcgiới thiệu trong 4 phần lớn, trong từng phần có các chương cụ thể:

Phần 1: Lời cảm ơn – Lời mở đầu.

Phần 2: Nội dung chính:

1 Tổng quan về đề tài

2 Cơ sở lý thuyết của báo cáo thực tập

3 Sơ lược về đơn vị

4 Quá trình thực hiện phóng sự truyền hình tại Đài TT – TH ThanhChương

5 Công việc được giao (một số phóng sự, tin bài được đăng)

Phần 3: Kết quả đạt được sau quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị.

Đưa ra nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của bản thân, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm

Trang 6

Cuối cùng, tôi xin chúc cho toàn thể các bạn sinh viên có được kết quảcao trong kì thi sắp tới.

Khi Việt Nam mở cửa hội nhập với quốc tế, đồng nghĩa với việc Việt Nam

có nhiều cơ hội để phát triển bền vững và lâu dài.Công nghệ ngày càng hiệnđại và từng bước phát triển mạnh mẽ Mạng Internet ngày càng phổ cập vàchiếm lĩnh một phần không nhỏ trong mọi hoạt động cũng như giải trí của conngười Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam vẫn không quên cách tiếpnhận thông tin theo kiểu truyền thống đó là đọc báo giấy, nghe đài radio vàxem truyền hình Nếu như báo giấy chỉ cho con người ta thấy thông tin sựviệc qua con chữ san sát nhau, đài radio chỉ cảm nhận được qua âm thanh,giọng nói thì truyền hình lại là phương tiện hội tụ đầy đủ nhất từ âm thanh,hình ảnh sống động đến những con chữ nhảy nhót trên màn hình

Từ sau cánh mạng tháng 8, Việt Nam đã phát nhiều chương trình truyềnhình, đem lại cảm giác thoải mái và hứng khởi trong lòng công chúng khángiả Nhưng điểm thu hút người xem truyền hình và tạo ấn tượng sâu sắc nhấtchính là những hình ảnh động và biểu cảm xuất hiện trên sóng truyền hình.Những chương trình truyền hình ngày một đa dạng và lôi cuốn, trong đókhông ít chương trình tạo được sự gắn bó, đồng cảm và chia sẻ như chươngtrình “ Như chưa hề có cuộc chia ly”, chương trình “ Chúng tôi là chiến sỹ”…nhiều chương trình giao lưu và gặp gỡ giữa người nổi tiếng với khán giả,nhiều chương trình giải đáp thắc mắc của chính quyền với nhân dân, nhiều bộphim điện ảnh trong và ngoài nước cũng dựa trên hình ảnh động của nhân vật

để thể hiện cá tính, bản lĩnh và gửi gắm nhiều thông điệp có giá trị

Truyền hình có những thế mạnh riêng biệt mà các loại hình truyền thôngkhác không có, đưa ra những nhận định sâu sắc, giúp công chúng khán giả tựmình suy nghĩ về vấn đề, tự đặt câu hỏi cho bản thân sau mỗi sự kiện, hiện

Trang 7

tượng vừa xảy ra Bên cạnh đó, truyền hình là nơi gợi lại bao cảm xúc lắngđọng trong mỗi con người, giúp họ thêm yêu và tin vào cuộc sống.

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về phóng sự truyềnhình, về hình ảnh và vai trò của nó trên truyền hình, thông qua quá trình tácnghiệp quay phóng sự ở địa phương và những chương trình truyền hình đượcphát trên sóng và những kinh nghiệm được truyền đạt lại từ cô, chú và anh chị

đi trước Đó chính là những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thiện bản báo cáolần này

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thông qua các phương pháp phân tích củabản thân và những giáo trình về hình ảnh, phóng sự truyền hình có sẵn

Đánh giá và so sánh kết quả trên cùng một phương diện, phân tích ưu thế

và nhược điểm của truyền hình với các loại hình thông tin đại chúng khác.Từ

đó rút ra kết luận chính xác nhất cho vấn đề mình nghiên cứu

3 PHẠM VI ĐỀ TÀI

- Đối tượng tìm hiểu của đề tài là hình ảnh, những phóng sự cụ thể, phổbiến như phóng sự thời sự, phóng sự điều tra, phóng sự phản ánh…

- Tập trung vào phân tích phương pháp, kỹ năng và quá trình quay phóng

sự cũng như những lưu ý trong quá trình làm phóng sự

- Bên cạnh đó, phân tích rõ vai trò của hình ảnh khi tác giả gửi gắm lênphóng sự truyền hình, quy trình làm phóng sự truyền hình, những kĩnăng cần thiết của người làm truyền hình

4 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN

Dựa vào quá trình thực tế quay phóng sự và những tài liệu tham khảo sẵn

có, tham khảo ý kiến của Nhà báo Trần Đình Hà và những anh chị trong cùng

cơ quan, từ đó phân tích, đánh giá đúng, đầy đủ và chi tiết về đề tài mìnhtham gia tìm hiểu

5 KẾT QUẢ DỰ KIẾN

- Hoàn thiện báo cáo dựa trên những mục tiêu đề ra trước đó

Trang 8

- Rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm.

- Tích lũy kiến thức và kĩ năng trong quá trình làm việc

- Đánh giá - nhận xét được những điểm khác nhau giữa thực tiễn côngviệc và lý thuyết

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1 PHÓNG SỰ.

a) Khái niệm về phóng sự:

Phóng sự là một thể loại báo chí, thuộc loại thể Ký báo chí Là sự phảnánh kịp thời những sự kiện nhằm làm sáng tỏ trước công luận một vấn đề cóliên quan đến số đông trong xã hội và có ý nghĩa thời sự đối với địa phươnghay toàn xã hội

- Phóng sự là thể loại có khả năng diễn tả sự kiện, vấn đề thông qua cáitôi trần thuật, vừa tỉnh táo, vừa lý trí, vừa cảm xúc…

- Phóng sự là một thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, tình huống,vấn đề, nhân vật điển hình gắn với quá trình phát sinh, phát triển của xãhội, vừa khái quát, vừa chi tiết, sống động Đặc biệt trong PS có mộtđóng góp quan trong của chủ thể trần thuật với bút pháp linh hoạt, ngonngữ giàu chất văn học…

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phóng sự, nhưng có thể định nghĩa kháiquát phóng sự như sau:

“Phóng sự là thể loại của báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình) về một sự

kiện vấn đề nào đó mà phóng viên đã chứng kiến hay can dự vào Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là góc nhìn và sự xúc cảm của cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, và lựa chọn để phản ánh những hiện tượng, sự kiện đó.

b) Đặc trưng của phóng sự:

Tính chân thật, bút pháp miêu tả sinh động, linh họat, giàu hình ảnh, bút pháp tường thuật, nghị luận, có cái tôi cảm xúc và định hướng thẩm mỹ cho công chúng đó là những đặc trưng của phóng sự.

Trang 9

Với tính chân thật và phản ánh kịp thời sự sinh động của cuộc sống, một

nhà báo Ấn Độ đã nói: ”Phóng sự TH có mùi bụi bặm của đường phố” Xét

về đặc điểm kênh truyền thông, có PS báo in, PS báo phát thanh, PSbáotruyền hình PS báo in, PS báo PT, phóng sự truyền hình có sự khác biệt vềđặc điểm ngôn ngữ, phương tiện chuyển tải và phương thức thực hiện Ngoài

ra, phóng sự truyền hình còn có những đặc trưng sau:

2 PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH.

a) Khái niệm phóng sự truyền hình.

Cũng như phóng sự nói chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau vềPSTH:

Một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Quốc tế các nhà báo quan niệm

rằng:“Phóng sự TH là một thể loại tác phẩm truyền thống, luôn giữ vị trí

trung tâm trong các chương trình truyền hình Mục đích của nó là chuyển tải

sự kiện một cách nhanh chóng, chân thực và chặt chẽ tới người xem.Người phóng viên có một vị trí tối ưu trong các phóng sự.Họ vừa là nhân chứng trực tiếp, vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện nhanh chóng và hiệu quả”.

Trong cuốn: (Tuyên truyền vận động dân số và phát triển (PVBC&

TTUNFPA 2000) có đoạn đã viết: “Bằng hình ảnh, lời nói tiếng động cụ thể

và sinh động, PSTH giúp công chúng hiểu toàn bộ logic vận động của các sự kiện, vấn đề cũng như giúp công chúng thấy được tính cách của các nhân vật- nhân chứng của các SK, VĐ đó thông qua diện mạo, thái độ, tâm trạng, quan điểm, tình cảm của họ”.

Theo Nhà báo Thanh Lâm - Trưởng Ban Thời sự Đài THVN: “PS

truyền hình là câu chuyện kể bằng hình ảnh, với nhiều cứ liệu nhân chứng, vật chứng để người xem tin câu chuyện ấy là có thật Sự tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng các góc nhìn của các nhân vật, nhân chứng trong PS của tác giả đã làm nên một sản phẩm báo chí truyền hình mang đặc trưng riêng, khác với tin tức”.

Có thể định nghĩa một cách khái quá PSTH như sau: “Phóng sự truyền

hình là một thể loại báo chí phản ánh sự kiện, con người có thật, đang được

Trang 10

công chúng quan tâm; phản ánh các mâu thuẫn tồn tại trong quá trình phát sinh phát triển một cách khách quan thông qua cái tôi trần thuật của tác giả; được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ tổng hợp giữa hình ảnh và âm thanh, trong

đó, hình ảnh động là yếu tố chính văn”.

b) Đặc điểm của phóng sự truyền hình.

Phóng sự truyền hình là một thể lọai mạnh của lọai hình báo hình.Bởiphóng sự truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kếthợp của hình ảnh, âm thanh hiện trường, âm thanh lời nói- lời bình, và cácthông tin hỗ trợ trên screen – box

Phóng sự truyền hình phản ánh hiện thực chân thật thông qua lăng kínhcái tôi cá nhân, vừa khách quan, vừa giàu cảm xúc PSTH có thể phản ánh sựkiện ở mức độ toàn diện, sâu, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp.Tuynhiên, “cái tôi” chính là một nhân chứng khách quan thuyết phục người xemtin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với sự thật khách quan.Ở khía cạnh khác, cáitôi còn góp phần tạo ra giọng điệu và thể hiện khuynh hướng của tácphẩm.đối tượng phản ánh của phóng sự truyền hình là những “ hoàn cảnh cóvấn đề”, những góc khuất cần được làm sáng tỏ mà đông đảo công chúng đòihỏi phải giải quyết

3 HÌNH ẢNH.

a) Khái niệm về hình ảnh:

Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đóchuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất, từ đóđưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận được

b) Hình ảnh xuất hiện như thế nào?

Khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dung lối vẽ làmphương tiện thông tin Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh độngvật được khắc lên vách đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết Từtranh chuyển sang chữ viết là một quá trình trừu tượng hóa, sau dần người talược bỏ các chi tiết cụ thể, phức tạp, dung các đường nét đơn giản làm kí hiệughi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con người

Trang 11

Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến.Điều này thật dễhiểu, bởi con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và

mở rộng trí thức.Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”, ảnh đã ra đời đểđáp ứng nhu cầu này Không bằng lòng với những tấm ảnh bình thường, conngười muốn những hình ảnh đó phải thực sự sống động, ghi lại những hànhđộng của sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra một cách cụ thể nhất Từ đây,hình ảnh đã bắt đầy ra đời, nó đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu nhìn,quan sát của loài người Như vậy, hình ảnh đã trở thành một loại hình ngônngữ - ngôn ngữ hình ảnh Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dungmang tính vật chất nhất định Khả năng thông tin bằng hình ảnh đẫ mở rộngtầm nhìn của con mắt người, giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, chính xáchơn và sâu sắc hơn Truyền hình sử dụng hình ảnh làm phương tiện thông tin,miêu tả, bình luận cũng là vì tính xác thực, trực tiếp và tính nhanh chóng củanó

Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận: Hình ảnh chuyền động lầnđầu tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sực ngạc nhiên Đó là vào năm 1895,khi an hem nhà Luymiê cho chiếu bộ phim “Chuyến xe lửa đến ga”, hình ảnhđoàn tàu chuyển động khiến người xe tưởng đó là đoàn tàu thật và hốt hoảngchạy ra khỏi chỗ ngồi

c) Đặc điểm của hình ảnh.

Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đờinhanh và gây ấn tượng sâu sắc.Tận dụng đặc điểm này, nghành truyền hình vànhững người làm báo hình đã sử dụng chiếc máy quay như một phương tiệnđắc lực và hữu hiệu

Hình ảnh là đặc điểm thể hiện của truyền hình, thủ pháp để phát huy ưuthế của truyền hình.Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trưng làhình ảnh động về hiện thực trực tiếp Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng cácloại hình nảh tĩnh như tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in… Bằng kỹthuật dựng hình, người ta có thể dựng các hình ảnh động ở một khuôn hìnhđặc biệt cần thiết nào đó để biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh,khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể

Trang 12

Thông thường, yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủđạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình.Trong thực tế, hình nảh độngcũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh

và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội dung thông tin vôcùng phong phú Hầu như bất kì sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong xã hộiđều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình

Bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo cảnh thì hình ảnhcòn mang những đặc điểm riêng Cụ thể như sau:

 Hình ảnh là thông tin, là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu

và nghị luận luôn gắn kết chặt chẽ ngay trong bản thân sự kiện, sự vật, hiệntượng Yếu tố thông tin theo cách hiểu phổ thông và đơn giản chính là sự tổnghợp các chi tiết cấu thành đối tượng, sự kiện, sự việc có chức đựng những nộidung cần thông báo đến người đọc, người xem Nói cách khác, yếu tố thôngtin mang đến cho công chúng và độc giả những thông số, sự nhận biết, những

cứ liệu xác định về cuộc sống con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra trước

sự chứng kiến của người cầm máy và nó được tái hiện bằng hình ảnh trongtác phẩm Lượng thông tin trong hình ảnh được chuyển tải qua nội dung hìnhảnh lãn hình thức thể hiện của nó, qua cả phần hình ảnh và phần lời nói củamột tác phẩm Với hình nảh dù bất kì thể loại nào: tin, phóng sự, tường thuật,tài liệu, thậm chí cả thể loại hình ảnh bình luận thì yếu tố thông tin cũng là cái

Trang 13

có trước, nó mang tính trực tiếp và thể hiện ngay tầng nhận thứ nhất Xét trênmột khía cạnh nào đó, nó được “bày ra” trước mắt độc giả thông qua các chitiết được mô tả trong hình ảnh và những lời bình luận Đây là điểm mạnhriêng biệt mà chỉ có hình ảnh mới có, và nếu hàm lượng thông tin ấy mangđến cho người xem càng nhiều thông điệp, càng đáp ứng được nhiều câu hỏicủa độc giả thì hình ảnh đó càng có giá trị Những thông tin trong hình ảnh vàchú thích được tác giả phản ánh một cách trung thực khách quan, bản chất thểhiện đúng thao tác đặc trưng, thời điểm điển hình của đối tượng, sự việc, hiệnthực.

Vì thông tin là tính thứ nhất, cái có trước nên hình nảh không có thôngtin không phải là hình ảnh đúng nghĩa Nhưng nếu chỉ là thuần túy thông tinthôi thì chưa đủ, mà vấn đề đặt ra đằng sau hình ảnh đó là vấn đề chúng taphải quan tâm Đó chính là thông tin mang tính định hướng – thông tin mangtính lập luận Yếu tố nghị luận chính là “ tầng nhận thức thứ hai” những thôngtin mang tính triết luận Đó là yếu tố lí tính, nó phản ánh “tư duy chiều sâu”của người cầm máy và tác phẩm.Đây là yếu tố mang màu sắc duy lý.Nó chính

là kết quả của quan điểm tư tưởng, là lập trường, thái độ của người phóngviên trước các sự kiện, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội Hình ảnh làhiện thực cuộc sống được miêu tả thông qua một lát cắc, nhưng cái quyết địnhcho một lát cắt đó có ý nghĩa không phải là chiếc máy mà là lý trí, tình cảm,

sự lay động tâm hồn của con người trước hiện thực được phản ánh Yếu tốnghị luận không phải chỉ biểu hiện thông qua ngôn ngữ viết, lời bình trong tácphẩm, mà thông qua cách thức thể hineje hình anahr, cấu trúc của nội dungthông tin, lựa chọn hình ảnh và việc sử dụng các yếu tố hình họa khác như :ánh sáng, màu sắc, đường nét, sự tương phản… Như vậy, yếu tố nghị luậnmột mặt mang đến cho người cem sự nhận định, thái độ của họ về sự kiện,hiện tượng bao hàm trong hình ảnh Mặt khác, nó giúp người xem nhận biếtđược thế giới quan, nhân sinh quan của người làm truyền hình

Trong một tác phẩm truyền hình thì yếu tố thông tin và yếu tố nghị luậnluôn thống nhất biện chứng không tác rời.Nếu thiếu vắng yếu tố thông tin như

đã nói ở trên thì hình ảnh sẽ không còn nguyên giá trị của nó nữa.Nhưng nếuxem thường yếu tố nghị luận – yếu tố mang đến cho người xem những giá trịtiềm ẩn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm – hình ảnh chỉ còn là lát cắt tầm

Trang 14

thường và nó vô cùng tẻ nhạt, sớm bị lãng quên Ngược lại, nếu quá nhấnmạnh hoặc chỉ chú trọng yếu tố nghị luận, không xem xét đến hàm lượngthông tin cần thiết, bức ảnh mang nặng tính áp đặt, dàn dựng theo ý tưởngriêng chắc chắn nó sẽ mất đi độ tin cậy, tính thuyết phục, không phản ánhđúng hơi thở của cuộc sống

Yếu tố thông tin, mục đích trước nhất là trang bị cho độc giả một khốilượng thông tin, tri thức, sự nhận biết nhất định về đối tượng, sự kiện Cònyếu tố nghị luận chính là thông qua sự nhận thức lý tính để định hướng tưtưởng, định hướng cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động đối với bạn đọc,hoặc làm chuyển đổi nhận thức cũ thành nhận thức mới đầy đủ hơn, đúng đắnhơn về vấn đề mà mình đang phản ánh

Tóm lại, có thể khẳng định: Thực chất hình ảnh trong tác phẩm truyềnhình không là cái gì khác ngòa sự phản ánh xác thực, ghi lại những cảnh tiêubiều của hiện thực cuộc sống, với độ chính xác cao về mọi phương diện, nócung cấp cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng, một sựnhận định về sự kiện, vấn đề đang xảy ra cần được thông báo

 Hình ảnh có sự tác động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và phát thanh.

Với báo in, để thông tin về một con người, sự kiện, hiện tượng, ngườiviết thường phải mô tả lại toàn bộ những gì cần thông báo thông qua các chitiết được cấu trúc trong bài viết Như vậy, dù bài báo viết có ngắn đến đâu, côđọng và hấp dẫn đến đâu, độc giả với những trình độ nhận thức khác nhau rất

có thể hình dung ra những sự việc khác nhau.Điều này thật dễ hiểu hởi ngônngữ văn tự - ngôn ngữ viết bản thân nó vẫn mang tính trừu tượng, buộc độcgiả phải vừa đọc vừa liên tưởng để kết nối các mối liên hệ mà hiện thực củabài báo phản ánh.Với truyền hình thì hoàn toàn khác.Ngôn ngữ trong tácphẩm là ngôn ngữ hình ảnh.Đã là ngôn ngữ hình ảnh thì người xem tin tưởng

ở hình ảnh của tác phẩm Sự tiếp nhận nội dung thông tin qua tác phẩm chủyếu ở phần hình ảnh Do vậy, phần hình ảnh ở đây phải phản ánh được thựctrạng của hiện thực, các mối liên hệ của đối tượng, sự kiện thông qua nhữnglát cắt tiêu biểu, chân thực sinh động, diễn ra trong khoảng thời gian, khônggian xác định Nhờ vào những hình ảnh đó mà người xem dù không trực tiếp

Trang 15

chứng kiến sự kiện, hiện tượng, nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được đối tượngđang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình ảnh thông báotrong tác phẩm Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc thông tin, mỗi tác phẩm dù làhình ảnh được quay trong một thời gian ngắn hay dài, thông thường bao gồmhai thành phần, đó là phần hình ảnh và phần phát thanh để làm rõ hơn chophần hình ảnh Hình ảnh làm nhiệm vụ cung cấp thông tin chính, thông tin cơbản còn phát thanh làm nhiệm vụ gọi tên con người, sự kiện, sự việc tránhhiểu nhầm Mặt khác, nó bổ sung những thông tin mà hình ảnh không thể nàotruyền đạt được Lời phát thanh còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận xâydựng mối liên hệ giữa hình ảnh và phát thanh cho chặc chẽ, giúp người xemhiểu một cách đúng nhất về hình ảnh.

“Hình ảnh sáng tạo” với chức năng cơ bản là thẩm mỹ, nên để đạt đượcmục đích “ người đạo diễn” có thể dàn dựng, bài trí bằng những thủ phápriêng Họ không nhất thiết phải giải thích tính đa nghĩa của hình ảnh bằngngôn ngữ văn tự hay ngôn ngữ phát thanh, điều này hoàn toàn phù thuộc vàokhả năng cảm nhận cái đẹp của độc giả Nhưng với ảnh truyền hình thì ngượclại, nếu hình ảnh đưa lên mà không đúng thì không tạo được niềm tin chongười xem.Như vậy có thể nói, với đặc trưng vốn có, hình ảnh truyền hìnhbao giờ cũng có tác động trực tiếp qua con mắt người xem Hình ảnh là mộtloại thông tin đặc biệt, sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh đối với độcgiả bởi “trăm nghe không bằng một thây” Chính đặc điểm này là một trongnhững yếu tố làm tăng giá trị và mức độ tác động của hình ảnh đối với côngchúng Và vì thế, nó làm quá trình thu thập thông tin của công chúng đạt hiệuquả cao hơn, có niềm tin hơn

 Hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng thái động.

Hành động là trung tâm phương pháp luận của hình ảnh.Nếu tĩnh sẽlàm thiếu đầy đủ yếu tố thông tin.Nhưng làm thế nào để hình ảnh quay đượcmột cách chân thực, sống động nhất, mang lại giá trị biểu cảm nhất.Điều nàylại hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn, cách thể hiện của người cầm máy Bởithông thường, trước khi bấm máy quay thì người cầm máy cần phải động não,

tư duy đến cao độ trước hàng trăm, hàng nghìn cảnh để nối lại với nhau mà

Trang 16

những hình ảnh đó cứ lần lượt xuất hiện Thế nhưng, giá trị đích thực của vấn

đề mà người cần máy quan tâm đôi khi lại chỉ diễn ra trong khoảnh khắc nhấtđịnh, khoảnh khắc mà bộ lộ cái thầm của đối tượng, sự kiện, hiện tượng Nếukhông quay đúng lúc, đúng chỗ, thì sản phẩm thu được sẽ chỉ là những bứcảnh vô hồn, gượng ép và nhạt nhẽo Như vậy, hình ảnh chính là một tài liệusống về hiện thực.Nó tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức lý trí vàtình cảm của người xem

Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều tác phẩm mà hình ảnh được ghi lạitrong một thời gian ngắn nhưng lại mang giá trị lớn.Nói đến hình nảh sốngđộng cũng chính là nói cái chuyển động thực của cuộc sống, thành hình ảnhmang giá trị cao trên tác phẩm.Thông qua những hình ảnh đó đã giúp ngườixem nhận thức được những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, hiệntượng.Đây cũng chính là khoảnh khắc thẩm mỹ khác hẳn hàng ngàn, hàng vạnnhững giây phút ngẫu nhiên khác của đối tượng, hiện thực

Những hình ảnh mà tác phẩm đem lại cho người xem đòi hỏi phải cótính chân thực cao Vì bất kỳ lý do gì mà người cầm máy can thiệp vào hìnhảnh thì sẽ không còn nguyên giá trị nữa, nó sẽ làm mất lòng tin của côngchúng vào hình ảnh, vì thế thông tin sẽ kém thuyết phục Vì vậy, để diễn tảđược những diễn biến của thực tiễn cuộc sống thông qua những cảnh quay đòihỏi người cầm máy phải kết hợp rất linh hoạt các yếu tố hình họa trong tựnhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, góc độ, bố cục… nó còn đòi hỏi caohơn người cầm máy năng lực tư duy để tìm ra đâu là khía cạnh bản chất, đâu

là thao tác cầm máy và đâu là giây phút bấm máy quay tốt nhất

 Hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực.

Với đặc trưng ghi thực, trực tiếp và tạo hình ảnh tốt nhất trong cuộcsống.Hình ảnh trong truyền hình có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục đốivới độc giả.Nếu như nhìn nhận một cách thật nghiêm túc, thì bản thân cácphương tiện kỹ thuật tối tân đến mấy cũng không thể thay thế được việc xácđịnh các thao tác đặc trưng thời điểm ghi hình nhằm thể hiện rõ nhất ý nghĩacủa sự kiện Xét trên mọi phương diện, tính tài liệu của hình ảnh báo chí phụthuộc rất lớn vào con mắt chính trị, ý thức giai cấp và kĩ năng thể hiện củangười làm truyền hình Do có đặc điểm này mà một số thế lực thù địch lợi

Trang 17

dụng để bôi nhọ hoặc vu cáo các nhà chính trị hoặc thế lực đối lập Một tácphẩm truyền hình được đánh giá là một tài liệu, văn bản minh chứng của lịch

sử khi nó phản ánh đúng, trúng, phản ánh trung thực và chính xác hiện thựckhách quan trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng, sự kiện vàngược lại khi hình ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc bản chất của hiện thực đóthì tác hại của nó cũng rất lớn Nó có thể gây hậu quả khôn lường.Tính chấtbiên bản và tính ghi trực tiếp, tính tài liệu xác thực của hình ảnh mang đượcnhiều nghành khoa học sử dụng, đồng thời coi đó là cơ sở, làm tài liệu chủyếu phục vụ công tác nghiên cứu.Tính tài liệu xác thực – đứng trên góc độcủa nội dung thông tin là một nguyên tắc tối thượng của truyền hình.Tuynhiên, để nâng cao giá trị tài liệu của hình ảnh Cho nên người cầm máy phải

có quan niệm chính trị đúng, nghiệp vụ đúng, phải biết phát hiện vấn đề, đềtài có ý nghĩ tin tức và ý nghĩa xã hội sâu sắc mà hơn thế cần phải xác định rõchủ đề tư tưởng, ý nghĩa của sự kiện, sự việc cần phản ánh Hình ảnh mangtính tài liệu xác thực chính là hạt nhân của sự kiện, hiện tượng Thiếu vắnghình ảnh thì truyền hình hay điện ảnh đều chẳng có nghĩa lí gì mà cũng chỉnhư phát thanh Nhưng để có thể cảm hóa lòng người, làm rung động trái timđộc giả, tính tài liệu cũng cần được xem xét trong mối quan hệ biện chứng vàthẩm mĩ Tính tài liệu và tính hiện thức không tách rời hay đôi lập nhau màhòa quyện vào, bổ sung cho nhau

4 HÌNH ẢNH TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH.

Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong truyền hình, truyền hình màthiếu hình ảnh thì truyền hình cũng chỉ đơn thuần như phát thanh.Hình ảnhtrong truyền hình làm cho người cảm nhận như mình đang sống giữa sựchuyển động của cuộc sống Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc , hiệntượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ranhững nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng

Có những hình ảnh tuy ngắn ngủi diễn ra trong một khoảnh khắc ngắnnhưng mang lại giá trị rất cao, ví dụ như hình ảnh trong phim truyện “Tây DuKí”, mặc dù những hình ảnh đó rất lâu rồi nhưng vẫn để lại cho người xemhình ảnh đẹp về bộ phim, về nhân vật, về những cảnh quay, những thước

Trang 18

phim hay mà bây giờ vẫn còn nguyên giá trị Hoặc những hình nảh con tàiTitanic bị chìm khiến cho rất nhiều người bị thiệt mạng gây xúc động cho baonhiêu khán giả theo dõi trên màn ảnh nhỏ Đây chỉ là hai ví dụ nhỏ về hìnhảnh có tác dụng vô cùng lớn trong một tác phẩm điện ảnh, tác phẩm truyềnhình Do vậy, trong truyền hình muốn có được những hình nảh hay, có chấtlượng thì đòi hỏi người cầm máy quay, người đạo diễn phải biết chọn thờiđiểm, khung cảnh sao cho tốt nhất, đạt tính giá trị thẩm mĩ cao Cách tạo dựnghình ảnh khung hình mang lại cho người xem những nội dung thông tin,những xúc cảm, gợi cho người xem những suy nghĩ, từ đó đưa ra những ýkiến của mình, đưa ra những đánh giá khách quan.

III SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

1 GIỚI THIỆU CHUNG.

a) Tổng quan về đơn vị.

Đài TT – TH Thanh Chương ra đời năm 1964, thuộc thế hệ đầu tiêncủa các đài truyền thanh cấp huyện với cơ sở vật chất ban đầu gồm có mộtmáy tăng âm 150W, khoảng 10km đường dây, 8 loa 25W chỉ phục vụ cho khuvực trung tâm huyện lị và một số xã lân cận Cán bộ kỹ thuật chỉ có 3 – 4người vận hành máy tăng âm, máy nổ và sửa chữa đường dây

Sau năm 1975, Đài được chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm mới, cũngchính là trụ sở của cơ quan hiện nay.Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự kiệnđài đã khẳng định được vai trò của mình bằng việc truyền đi một cách kịp thời

ý kiến chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong trận lụt lịch sử năm

1978 Cùng với sự phát triển của truyền thanh, cuối năm 1993, được sự quantâm của huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương và Đài PT – TH Nghệ An,Đài đã được lắp đặt thêm thiết bị tiếp phát lại truyền hình, đồng thời đượcphép sản xuất chương trình thời sự địa phương Đến tháng 10/1994, thực hiệnchủ trương của tỉnh, cùng với các đài huyện khác, Đài PT – TH ThanhChương được chuyển về Đài PT – TH Tỉnh để quản lý thống nhất toànnghành

Trang 19

Sau gần 50 năm hoạt động truyền thanh và 20 năm truyền hình, ĐàiThanh Chương đã từng bước được nâng cấp, đổi mới theo hướng hiện đại.Hiện tại, Đài có 15 CBCC, trong đó cơ hơn 80 % có trình độ đại học và đanghọc đại học Cơ sở kỹ thuật gồm có 2 máy phát hình công suất 500W, 1 máyphát thanh 150W Hệ thống sản xuất chương trình kỹ thuật số mỗi tuần thựchiện 3 chương trình thời sự địa phương, và gửi nhiều tin bài tham gia phátsóng ở đài tỉnh, tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao tại các liên hoan phátthanh – truyền hình do Đài tỉnh tổ chức Qua các kỳ liên hoan, Đài đã đạtđược 3 giải vàng, 6 giải bạc, 1 giải đặc biệt và nhiều giải thưởng khác Từ chỗchỉ có 5-7 đài truyền thanh cơ sở hoạt động cầm chừng vào cuối thế kỷ 20,đến nay đã có 40/40 xã có đài truyền thanh hoạt động tốt.

Đài PT – TH Thanh Chương luôn luôn đổi mới, nâng cao trình độ cũngnhư chất lượng các chương trình thời sự, nhằm thu hút ngày một đông đảo sốlượng khán giả xem truyền hình Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiệnnay, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đội ngũ làm báo phát thanh được

sử dụng máy ghi âm kỹ thuật số và ngày càng thực hiện tốt chức năng củamình Đài PT – TH Thanh Chương hiện nay được tăng cường đội ngũ phóngviên trẻ, có trình độ đại học chính quy, có năng khiếu và say mê với nghềnghiệp đã làm nên những chương trình thời sự phát thanh hấp dẫn, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của công chúng nghe đài Những chương trình thời sựđược đổi mới về chất lượng và đa dạng với nhiều loại hình Bên cạnh đó,những chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,chuyên mục “Nhịp cầu nhà nông”, chuyên mục “Trả lời bạn nghe đài” cũng lànhững điểm nhấn quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đài

Để từng bước đáp ứng được yêu cần nhiệm vụ trong giai đoạng cáchmạng mới, Đài luôn xác định nội dung tuyên truyền là vấn đề cốt yếu tronghoạt động muốn thực hiện tốt điều này, phải bám sát định hướng của Bantuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy, các nhiệm vụ chính trị trong tường thời điểmcủa địa phương, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của các tầnglớp nhân dân Tiến hành tốt việc tôn vinh cổ vũ gương “ Người tốt việc tốt”

và điển hình nhân tố mới, tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch

sử, cách mạng và truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, góp phần

Trang 20

cùng các nghành, các cấp trong cuộc đấu tranh chống tiên cực, tham nhũng vàcác tệ nạn xã hội.

Trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, Đài TT- THThanh Chương sẽ tiếp tục vươn lên nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền,góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH – HĐH của quê hương, đất nước

b) Chức năng – Nhiệm vụ.

Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân địa phương cũng nhưnhiệm vụ mà tỉnh đề ra, Đài TT- TH Thanh Chương đang từng bước đổi mới,nâng cao và hoàn thiện về mọi mặt Hiện nay, Đài đang hướng đến sự ổn địnhtrong tổ chức, nâng cao trong trình độ văn hóa, gắn kết tinh thần giữa cán bộnhân viên trong cơ quan Đài TT – TH Thanh Chương có những chức năng vànhiệm vụ sau:

Tuyên truyền, vận động nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh

Nêu cao gương người tốt việc tốt trong toàn huyện

Đưa tin nhanh chóng, kịp thời về những sự kiện, sự việc, hiện tượngđang xảy ra

Đưa tin quảng cáo của các công ty, tổ chức, tin buồn, lời cảm ơn củanhân dân

Phối hợp với Đài TT – TH tỉnh Nghệ An trong việc gửi những tin bàitiêu biểu để phát sóng

Tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, khuyến khích nhân dân tham gia vàohoạt động góp ý để Đài ngày một hoàn thiện hơn

c) Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, Đài TT – TH Thanh Chương có 15 cán bộ nhân viên Trong đó:

Trang 21

Đài TT – TH Thanh Chương.

Giám đốc: Nhà báo Trần Đình Hà

Phó giám đốc: Nhà báo Thái Trường Thọ

Bộ phận kĩ thuật: Bộ phận âm thanh – hình ảnh: Bộ phân quay phim: Phóng viên Phát thanh viên Văn thư.

Giám đốc cơ quan: Nhà báo Trần

Đình Hà – Chủ tịch hội Văn thơ

1 phát thanh viên dẫn chương trình

3 phóng viên quay phim

3 phóng viên tác nghiệp viết tin, viết bài thường xuyên tại địa phương

Sơ đồ cơ cấu tổ chức được thể hiện như sau:

THỰC

2 TRẠNG PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH CHƯƠNG.

Đài TT – TH Thanh Chương là một trong những đơn vị đi đầu trongphong trào đổi mới cơ cấu tổ chức, quy mô cũng như tần suất phát sóngchương trình truyền hình địa phương của tỉnh Nghệ An Là cơ quan đóng góp

Trang 22

vai trò quan trọng trong việc gửi tin , bài, phóng sự tham gia các liên hoantruyền hình tỉnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể

Với nhiều chuyên mục, nhiều chương trình mang tính chất thời sự nhưphóng sự truyền hình, phóng sự phản ánh, nhiều chương trình giải trí nhưchương trình văn nghệ, giao hữu thể thao, Đài TT – TH Thanh Chương còn

có nhiều thể loại chương trình hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất như:đưa tin, thông báo tình hình dịch bệnh, sâu bệnh hại lúa, cây trồng, giới thiệunhững sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu có lợi và tăng năng suất cây trồng,giúp đỡ bà con nông dân cải thiện hướng canh tác sao cho phù hợp với tìnhhình thời tiết cũng như khả năng sinh trưởng của hạt giống Bên cạnh đó, nêugương người tốt, việc tốt, tinh thần gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng địaphương cũng được phản ánh và tuyên dương

Với tần suất phát sóng là 3 lần trong một tuần, vào lúc 20 giờ các ngàythứ 2, thứ 4 và thứ 6, Đài TT – TH Thanh Chương đáp ứng đầy đủ, kịp thờinhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong toàn huyện Bà con nông dân háohức, chờ đợi khung giờ phát sóng của Đài để tiếp cận thông tin về đời sống xãhội ở địa phương, những thông báo cũng như quyết định từ cấp trên đưaxuống

Lịch làm việc dày đặc, đội ngũ cán bộ phóng viên và biên tập viênnhiệt huyết, đam mê với nghề, cán bộ kĩ thuật tỉ mỉ, dạn dày kinh nghiệmchuyên môn đã mang lại cho Đài những thay đổi đáng kể, góp phần hoànthiện cơ cấu tổ chức và bộ máy cơ quan, đưa Đài TT – TH Thanh Chương trởthành một trong những cơ quan truyền thanh – truyền hình có tiếng nói trongtoàn tỉnh, được tỉnh tặng nhiều bằng khen

3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PSTH TẠI ĐÀI TT – TH THANH CHƯƠNG.

Trong thời gian thực tập ở Đài TT – TH Thanh Chương, tôi đã có cơhội tiếp xúc với các anh chị trong cùng cơ quan thông qua những chuyến điquay phóng sự truyền hình thực tế.Mỗi một chương trình là một lần cho tôitrải nghiệm, học hỏi kiến thức cũng như kĩ năng tác nghiệp, giúp tôi hiểu rõhơn về công việc của mình và hoàn thiện bản thân mình hơn

Phóng sự truyền hình có nhiều thể loại, tiêu biểu và phổ biến nhất làphóng sự thời sự, phóng sự chân dung, phóng sự tài liệu và phóng sự điều

Trang 23

tra.Mỗi thể loại phóng sự đều có những thế mạnh và hạn chế riêng, tuy nhiên

nó đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các chương trình phát sóng.Hiện tại, trong các chương trình thời sự tại Đài TT – TH Thanh Chương, thờilượng phóng sự được phát sóng chiếm khoảng 80% , với tần suất phát sóng là

3 lần/tuần, thời gian phát sóng mỗi lần là 20 – 30 phút (tùy theo thời gian củatừng phóng sự nhỏ hợp lại)

Bình thường, một phóng sự ngắn có dung lượng khoảng từ 1’30”, cũng

có những phóng sự dài hơn 7’, thậm chí có phóng sự lên đến 10’ Tin càngquan trọng thì dung lượng phát sóng của tin đó trên truyền hình càng nhiều,

số lượng khán giả quan tâm cũng nhiều nên đòi hỏi chất lượng âm thanh vàhình ảnh phải thật sự chuẩn xác

Thời gian thực tập hơn 2 tháng, tôi đã có cơ hội tham gia quay phóng

sự truyền hình, viết tin, bài cho phóng sự.Tôi xin trình bày một số phóng sựtruyền hình mình đã tham gia thực hiện Cụ thể quá trình thực hiện phóng sựnhư sau:

a) Phóng sự truyền hình số 1: Lễ hội Đền Bạch Mã (thuộc xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).

Bước 1: Tỉm hiểu sự kiện sau

khi được Ban biên tập phân

công ( Qúa trình này được

thực hiện ngay sau khi nhận

được thông tin ban đầu về sự

kiện).

Sau khi được phân công tham

gia hỗ trợ quay phóng sự và tác

nghiệp đưa tin, bài về lễ hội Đền

Bạch Mã (Võ Liệt, huyện Thanh

Chương, tỉnh Nghệ An) cùng với

phóng viên Nguyễn Hữu Thịnh (là một trong 4 phóng viên có tay nghề vàkinh nghiệm cao trong quá trình tác nghiệp), tôi đã bước đầu xác định đượcnội dung cụ thể, tìm hiểu về:

Đền Bạch Mã – Võ Liệt – Thanh Chương.

Trang 24

Những người tham gia sự kiện lễ hội đền Bạch Mã: Đây là nhữngngười có liên quan đến sự kiện như các cấp lãnh đạo, các ban nghành liênquan cùng với toàn thể nhân dân địa phương và du khách thập phương có nhucầu tham gia lễ hội (có file mềm danh sách những người tham gia lễ hội do xã

Võ Liệt cung cấp)

Địa điểm tổ chức lễ hội: Lễ hội đề Bạch Mã được tổ chức tại đềnBạch Mã, Võ Liệt, Thanh Chương

Thời gian: Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 8/3 đến 10/3 dương lịch)

Các thông tin, tài liệu liên quan đến lễ hội Đền Bạch Mã

Bước 2: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị tác nghiệp.

Ê kíp: Là những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia và quy trình

sản xuất phóng sự truyền hình Trong trường hợp này, ê kíp thực hiện phóng

sự lễ hội đền Bạch Mã bao gồm: Phóng viên biên tập - Nhà báo Trần Đình

Hà, phóng viên quay phim 1 Nguyễn Hữu Thịnh, phóng viên quay phim 2Nguyễn Thành Trung, phát thanh viên Nguyễn Thu Hường và sinh viên thựctập Bùi Thị Đào

Hoạt động tại hiện trường lễ hội đền Bạch Mã chủ yếu là phóngviên biên tập và phóng viên quay phim Công việc cụ thể của tôi trongchương trình lần này là

 Làm đề cương sơ lược cho phóng sự ( kế hoạch thực hiện phóngsự): Thời gian, phương thức thực hiện, địa điểm, nội dung phóng sự dự kiến,các phân cảnh và góc quay…

 Ghi chính xác số điện thoại, địa chỉ của những nơi cần đến, nhữngngười cần gặp vào sổ tay

Trang 25

 Số điện thoại của những người có chức năng, thẩm quyền và nhữngngười liên quan đến lễ hội.

 Chuẩn bị các tài liệu quan trọng, ghi chép tỉ mỉ vào sổ tay

 Chuẩn bị câu hỏi phỏng

vấn (dự kiến)

Bước 3: Quan sát hiện

trường.

Ngay sau khi chuẩn bị đầy

đủ các phương tiện, thiết bị, nội dung

và các giấy tờ liên quan tới lễ hội

Đền Bạch Mã Tôi đã cùng với phóng

viên Nguyễn Hữu Thịnh đến trực tiếp tại nơi diễn ra buổi lễ là đền Bạch Mã –

Võ Liệt – Thanh Chương để quan sát địa điểm, chọn góc độ phản ánh, lưu ýnhững điểm nổi bật của buổi lễ như tượng Bạch Mã ( 2 con ngựa trắng đượcdựng trước cửa đền), cổng đền được xây dựng lâu đời, vẻ trang nghiêm, uynghi nhưng cũng không kém phần linh thiêng

Tôi đã cố gắng ghi chép lại tất cả những lời dặn dò của phóng viên HữuThịnh ( cảnh quay như thế nào? Ai sẽ xuất hiện trong hình? Dung lượng cảnhquay là bao nhiêu? )

Do thời tiết lúc này mưa khá dày, tiết trời tháng 3 nhưng lạnh nên số lượngquần chúng nhân dân tham gia lễ hội không nhiều như mọi năm Tuy nhiên,nhiều trò chơi, tiết mục văn nghệ, cuộc thi người đẹp vẫn được tổ chức và dàndựng công phu, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng những người có mặt

ở đây

Phóng viên Hữu Thịnh tác nghiệp tại lễ hội đền Bạch Mã.

Trang 26

Bước 4: Khai thác thông tin.

Vào thời điểm diễn ra lễ hội, du khách thập phương tập trung rất đông.Quátrình quay phóng sự gặp không ít khó khăn, nhiều tình huống phát sinh ngoài

ý muốn nhân dân chen lấn, xô đẩy nhau để xem các tiết mục văn nghệ, nhữngtrò chơi dân gian như kéo co, đá bóng, đập niêu… nhưng hội thi người đẹpdiễn ra vào đêm 9/10 mới thực sự thu hút sự chú ý của quần chúng

Hội thi người đẹp diễn ra vào đêm 9/3 đã thu hút được lượng khán giảđông đảo trong và ngoài huyện những thí sinh tham gia cuộc thi được chuẩn

bị kĩ cả về hình thức lẫn kĩ năng biểu diễn như đi đứng như thế nào? cười nhưthế nào ? xoay người như thế nào? Kết thúc hội thi, giải nhất được trao cho thísinh Thủy Tiên – học sinh trường THPT Thanh Chương I – Thanh Chương –Nghệ An

Ngoài giá trị lịch sử, đền Bạch Mã còn là công trình có giá trị nghệthuật kiến trúc nổi tiếng của vùng xứ Nghệ Trong đền còn lưu giữ nhiều hiệnvật cổ kính, quý hiếm, các loại đồ thờ đa dạng và phong phú Đền Bạch Mã làngôi đền đẹp, linh thiêng và là một trong bốn ngôi đền nổi tiếng của vùngNghệ Tĩnh “ Nhất Cờn – nhì Qủa – tam Bạch Mã - tứ Chiêu Trưng”

Lễ hội được đón tiếp các đồng chí Lãnh đạo Sở Văn hóa TT & DL, BanQuản lý Di tích Danh thắng, Trung tâm Văn hóa TT tỉnh, và đại biểu các huyệnbạn về tham dự Lễ hội Ở huyện Thanh Chương về tham dự có đầy đủ các đồngchí trong TT Huyện ủy, TT HĐND, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện,BTV Huyện ủy; Đại diện các phòng, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể quầnchúng; Lãnh đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học

Lễ hội năm nay đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.Đặc biệt là cổ động viên của 40 xã, thị trấn về tham gia môn kéo co nữ, mônbóng chuyền nam và một số môn thể thể thao truyền thống khác Lễ hội là nơigiao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các địa phương, đơn vị;nhằm tăng cường mối đoàn kết và nâng cao thể lực, là điểm đến sinh hoạt vănhóa tâm linh cho du khách thập phương Lễ hội đã khép lại nhưng những ấntượng đẹp đẽ về Lễ hội vẫn vang vọng trong tâm thức của mỗi du khách

Trang 27

Bước 5: Xây dựng kịch bản chi tiết.

Sau khi tham gia ghi hình tại lễ hội đền Bạch Mã về, tôi đã cùng vớinhà báo Trần Đình Hà, phóng viên Hữu Thịnh cùng với các anh chị trong bộphận kĩ thuật đã xem lại băng nháp, xem có lỗi trong quá trình quay phóng sựhay không? Cần phải thay đổi cảnh quay hỏng hay không?Thông tin về lễ hội

đã đủ chưa? …

Hiện nay, ở một số Đài TT – TH, phóng viên biên tập cũng là người dựngphóng sự hoàn chỉnh của mình, vì vậy, đòi hỏi họ phải rèn luyện kĩ năng vàthao tác thành thạo về dựng phim Riêng ở đài TT – TH Thanh Chương cóphóng viên Thành Trung là thành thạo cả hai thao tác trên

Bước 6: Dựng phim

Dựng phim là quá trình hậu kì để hoàn thiện một phóng sự truyền hình.Hiệnnay ở Việt Nam vẫn tồn tại hai công nghệ dựng là tuyến tính (Analog) và phituyến (digital) Ở Đài TT – TH Thanh Chương, công đoạn viết lời bình đượcthực hiện trước, sau đó chị PTV Thu Hường thu âm thanh lời bình, sau đó anhThành Trung dựng hình trên cơ sở lời bình đó Quy trình này được thực hiện

từ trước đến nay, mặc dù nó không

khoa học nhưng nó cho phép người

làm truyền hình thực hiện nhanh

hơn khi không có đủ thời gian thực

hiện PSTH một cách khoa học và

bài bản

Chứng kiến quá trình dựng, tôi

thấy trong quá trình dựng phóng sự

cần chú ý một số lưu ý như:

- Cần khai thác triệt để thông tin khi dựng phóng sự truyền hình

- Xử lý âm thanh: tiếng động hiện trường không được quá to hoặc átlời bình, không lẫn nhiều tạp âm

Trò chơi đập niêu tại lễ hội đền Bạch Mã.

Trang 28

- Khi phải chèn tiếng động hiện trường, tư liệu phải chọn lọc tiếngđộng phù hợp.

- Lời nói của nhân vật không được để quá to hoặc quá nhỏ so với lờibình, không được để mất âm đầu, âm cuối, đoạn trích lời nói nhân vật phảiphù hợp với nội dung chủ đề; trang phục, trang sức, giọng điệu thái độ, phongcách, cử chỉ của nhân vật cũng phải phù hợp với nội dung chủ đề phóng sự,bối cảnh của phóng sự

- Mạnh dạn cắt bỏ các đoạn phát biểu dài dòng hoặc mơ hồ không rõ ýnghĩa

- Không nhất thiết phóng sự nào cũng có đại diện lãnh đạo phát biểu

- Chèn âm nhạc phù hợp với nội dung phóng sự

Ngoài ra, trong quá trình dựng, người dựng có thể khắc phục đượcnhững lỗi “ngữ pháp” mà người quay phim mắc phải, để tạo một câu chuyệnhợp lý, hấp dẫn người xem Muốn vậy, người dựng phim, hoặc phóng viênbiên tập phải nắm chắc các nguyên tắc về ghi hình và dựng hình, nắm được ýnghĩa của hình ảnh và âm thanh; nắm được giá trị của tư liệu và lời bình …trước khi bắt tay vào dựng một phóng sự truyền hình

Bước 7: Viết và đọc lời dẫn, lời bình.

Tôi được Ban biên tập giao nhiệm vụ viết lời dẫn, lời bình vì là ngườitrực tiếp tham gia vào lễ hội đền Bạch Mã Sau đó, nhà báo Trần Đình Hà đãđọc và chỉnh sửa lại để nội dung được hoàn thiện hơn

Lời dẫn, lời bình về lễ hội đền Bạch Mã:

“Trong các ngày 9 và 10/3 (tức 9 và 10/2 âm lịch ), Huyện ThanhChương đã long trọng tổ chức lễ hội đền Bạch Mã – Võ Liệt Tới dự có đạidiện lãnh đạo Sở VH- TH TT – DL và các huyện trong vùng

Trang 29

Đây là lễ hội có quy mô cấp vùng được tổ chức mỗi năm một lần vàocác ngày 9 và10/2 âm lịchthu hút rất đông du khách Đền Bạch Mã ở thônTân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương Đền là nơi thờ tướng quân Phan

Đà, người có công lớn giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ở thế kỷ 15 ĐềnBạch Mã do nhà vua ra chiếu chỉ tạo lập và liệt vào hàng “điển lễ quốc tế”

Trước đây lễ hội ở Đền do quan triều đình về làm chủ tế Đền Bạch Mãđược đánh giá là một trong 4 ngôi đền đẹp và linh thiêng nhất xứ Nghệ và đãđược xếp hạng “di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật” cấp Quốc gia từ năm 1994

Từ năm 2000, Ngành VHTT TT- DL tỉnh và huyện Thanh Chương đãkhôi phục lễ hội và đầu tư để trùng tu, nâng cấp, mở rộng khuôn viên và muasắm nhiều đồ tế khí nên đền càng có quy mô lớn

Cũng như các năm, lễ hội năm nay gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội.Phần lễ gồm: lễ tảo mộ, khai quang, rước long ngai bài vị, cáo yết tổ chức vàongày 9/2 và lễ mít tinh, tế thần vào ngày 10/2 Phần hội gồm các hoạt độngtriển lãm tranh ảnh, chiếu phim, trao đổi hàng hóa, thi đấu thể dục thể thao,các trò chơi dân dan, chương trình ca nhạc, bình thơ và thi người đẹp lễ hộiđược tổ chức liên tục trong cả 2 ngày

Với lợi thế vị trí nằm cạnh đường HCM về quê Bác, gần Cửa KhẩuThanh Thủy- Nậm On và các khu rừng nguyên sinh, huyện Thanh Chương vàngành VH TT- TT- DL tỉnh đang cố gắng để nâng cấp để Đền Bạch Mã và lễhội hàng năm trở thành điểm du lịch hấp dẫn”

Người đọc lời bình là phát thanh viên Nguyễn Thu Hường – đài TT –

TH Thanh Chương Với nhiều năm làm việc, có nhiều kinh nghiệm trongnghề, phát thanh viên Thu Hường đã thu hút khán giả bởi giọng đọc hấp dẫn,cuốn hút, chất giọng truyền cảm, đạt được sự phù hợp với nội dung câuchuyện, phù hợp với bối cảnh thiêng liêng và không gian của buổi lễ

Sau đây là một số hình ảnh tôi đã ghi lại được trong quá trình tham giaquay phóng sự truyền hình tại lễ hội đền Bạch Mã:

Trang 30

Lễ tế thần Viết chữ nho.

Ngày đăng: 22/04/2016, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w