1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIEU LUAN CAO học, môn báo CHI HOC, CHI TIẾT và VAI TRÒ của CHI TIẾT TRONG tác PHẨM báo CHÍ

20 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

Mở đầu Báo chí là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Báo chí trong lịch sử cũng như hiện tại đã và đang có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị của một quốc gia và quốc tế. Làm báo là một nghề mà ở đó các nhà báo phải biết vận dụng tổng hợp lượng tri thức xã hội và nghề nghiệp. Để đạt được kết quả cao trong chuyên môn nghiệp vụ báo chí, nhà báo phải nắm chắc nghiệp vụ và các kỹ năng. Để có một tác phẩm báo chí nói chung, một tác phẩm báo chí hay, chất lượng cao nói riêng cần trải qua một quá trình lao động nghề báo mà ở đó người làm báo phải biết vận dụng tổng hợp các trí thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Khai thác chi tiết là một kỹ năng, sử dụng chi tiết cũng là một kỹ năng...Mặc dù chi tiết là phần nhỏ nhất trong sự kiện, trong bài báo, nhưng chi tiết có vai trò quan trọng có thể quyết định đến sức sống của một bài báo. Nói theo cách khác có lẽ sau khi xem báo người đọc chỉ đọng lại một hay vài chi tiết. Trong khuôn khổ đề tài tiêu luận này, tôi xin được đề cập sâu về chi tiết trong tác phẩm báo chí, vai trò của chi tiết, cách khai thác chi tiết, cách sử dụng chi tiết sao cho hiệu quả cho mỗi tác phẩm báo chí. Trong quá trình triển khai các nội dung sẽ không tránh được những khiếm khuyết rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ những người đọc.

Trang 1

Mở đầu

Báo chí là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt Báo chí trong lịch sử cũng như hiện tại đã và đang có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị của một quốc gia và quốc tế Làm báo là một nghề mà ở

đó các nhà báo phải biết vận dụng tổng hợp lượng tri thức xã hội và nghề nghiệp Để đạt được kết quả cao trong chuyên môn nghiệp vụ báo chí, nhà báo phải nắm chắc nghiệp vụ và các kỹ năng Để có một tác phẩm báo chí nói chung, một tác phẩm báo chí hay, chất lượng cao nói riêng cần trải qua một quá trình lao động nghề báo mà ở đó người làm báo phải biết vận dụng tổng hợp các trí thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn Khai thác chi tiết

là một kỹ năng, sử dụng chi tiết cũng là một kỹ năng Mặc dù chi tiết là phần nhỏ nhất trong sự kiện, trong bài báo, nhưng chi tiết có vai trò quan trọng có thể quyết định đến sức sống của một bài báo Nói theo cách khác

có lẽ sau khi xem báo người đọc chỉ đọng lại một hay vài chi tiết

Trong khuôn khổ đề tài tiêu luận này, tôi xin được đề cập sâu về chi tiết trong tác phẩm báo chí, vai trò của chi tiết, cách khai thác chi tiết, cách

sử dụng chi tiết sao cho hiệu quả cho mỗi tác phẩm báo chí Trong quá trình triển khai các nội dung sẽ không tránh được những khiếm khuyết rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ những người đọc

Trang 2

NỘI DUNG I/ Khái niệm về chi tiết:

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa Chi tiết là một phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng

Dựa vào ý nghĩa thứ nhất trong Từ điển tiếng Việt và xem xét dưới góc độ kỹ thuật thì: Chi tiết là bộ phận cấu thành trong tổng thể một cỗ máy Ví dụ như: Bu lông, vòng bi, trục quay…Tất cả các chi tiết này có thể tháo rời và lặp ráp được Nếu thiếu chi tiết cỗ máy vẫn

có thể hoạt động được những chắc chắn sẽ kém phần hiệu quả nếu có

đủ các bộ phận chi tiết Cũng có những chi tiết không thể thiếu nếu thiếu cỗ máy không hoạt động.

Xét theo góc độ báo chí, chi tiết có những nét tương đồng như trong lĩnh vực kỹ thuật Điều đó có nghĩa: Chi tiết là một bộ phận nhỏ nhất, là một trạng thái cụ thể của diễn biến sự kiện, là hành vi, cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý của con người, là sự tham gia của con người

mà có thể là nhân vật, có thể là nhân chứng, có thể chính tác giả trong

sự kiện

Chi tiết là thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố thành phần phản ánh

sự vật trong thế giới khách quan được chọn lựa, sắp xếp, liên kết lẫn nhau một cách khoa học, hợp lý, là chất liệu tạo thành dòng tin, đoạn tin, bức ảnh, thước phim trong tác phẩm báo chí Trong tác phẩm báo chí mọi chi tiết đều có vị trí quan trọng, chi tiết này quan hệ chặt chẽ với chi tiết kia, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau.

Trang 3

Trong lĩnh vực báo chí, theo PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, chi tiết là

"Những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện Chi tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một trạng thái

cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện".

Từ các khái niệm và định nghĩa trên, có thể thấy, chi tiết có hai đối tượng cơ bản là sự việc và con người, đây là những căn cứ để phân biệt các loại chi tiết

II/ Các loại Chi Tiết:

Trong tác phẩm báo chí có các loại chi tiết như : Con số ; Hình ảnh ; chi tiết tả ; chi tiết thuật ; chi tiết bình và chi tiết diễn giải – Tác giả thể hiện cái tôi trong sự nhập cuộc vào sự vật, hiện tượng.

1 Chi tiết là con số : Con số là số liệu được tổng hợp, đánh giá được kiểm chứng đưa vào tác phẩm Nếu biết dùng con số, con số có thể nói lên nhiều điều trong tác phẩm báo chí Con số vừa là minh chứng, vưa là tâm điểm để so sánh, đối chiếu, vừa là chi tiết rễ nhớ, rễ gây ấn tượng cho độc giả Ví dụ ‘‘ Một vốn, bốn lời’’

Trang 4

2 Chi tiết tả: Tả là việc mô tả lại sự việc, sự vật để người không chứng kiến có thể hình dung và thấu hiểu sự việc, sự vật khi mà không

có điều kiện tiếp xúc trực tiếp Trong tác phẩm báo chí Chi tiết tả nhằm làm rõ không gian, thời gian, hiện trạng sự việc, hình dáng, nội tâm, tính cách, cử chỉ …của con người Thông qua mô tả, công chúng

có thể hiệu được sự việc, sự vật, hiện tượng và cũng có thể hiểu được dụng ý của tác giả (quan điểm của tác giả) Tác giả có thể tả lại bằng ngôn từ, bằng hình ảnh phác họa, có thể bằng âm thanh, bằng giọng nói…

3 Chi tiết bình: Loại chi tiết này thường mang yếu tố khách quan, là lời binh của tác giả, của nhân chứng Chi tiết này thường thể hiện góc nhìn, quan điểm sống, thái độ, tình cảm với sự vật, hiện tượng.

4 Chi tiết thuật : Thuật có nghĩa là kể lại Mục đích nhằm tái hiện rõ nét diễn biến của sự kiện theo lô gic có thể đủ hoặc không đủ từng diễn biến Có thể kết hợp thuật và tả nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng Đối tượng của chi tiết thuật có thể là sự kiện, sự vật, hay diễn biến tâm lý của con người…

5 Chi tiết cái tôi của nhà báo là trạng thái, cảm xúc, lý lẽ, phân tích, giải thích, là sự đánh giá, bình luận, là sự khen ngợi hay phê bình…

6 Chi tiết hình ảnh : Đây là loại chi tiết ghi chụp được trong sự kiện, có thể là hiện vật, có thể động tác, ánh mắt…nhân vật trong sự kiện.

Trang 5

III/ Vai trò của chi tiết:

- Chi tiết trước tiên tạo ra sự ấn tượng cho công chúng Nếu chi tiết hay, chi tiết đắt tạo ra sức nặng và sức sống mãnh liệt cho tác phẩm báo chí

- Chi tiết nhằm diễn giải sự vật, hiện tượng hay sự kiện trong tác phẩm báo chí.

- Chi tiết là bằng chứng, tạo ra sự tin cậy cho công chúng, tạo ra sựa an toàn cho nhà báo khi công bố thông tin.

- Chi tiết thể hiện qua điểm, cái tôi của tác giả, thậm chí là quan điểm của Đảng phái của một giai cấp, tầng lớp thông qua cái tôi của nhà báo.

- Chi tiết góp phần lột tả bản chất, sự vật, hiện tượng có thể cô đọng hơn, đúng với sự việc và cũng có có thể không đúng với sự việc,

sự vật Không đúng với sự việc là việt lột tả bả chất, động cơ không trong sáng của người thực hiện theo kiểu ‘’treo đầu dê, bán thịt chó’’

- Chí tiết có sự liên kết với nhau, cùng chung một mục đích, hay dụng ý của tác giả Tuy nhiên việc sắp đặt, lắp ghép chi tiết cần sự tài tình của tác giả để có sự thống nhất giữa các chi tiết và đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện nội dung và tư tưởng

Trang 6

Một tác phẩm báo chí nếu thiếu chi tiết sẽ trở nên nhạt nhẽo, nghèo nàn về nội dung và không có sức thuyết phục Mỗi chi tiết có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hàm chứa một nội dung sự thật Cả văn bản báo chi là một văn bản sự thật Chỉ đến khi nào đọc xong một văn bản báo chí thấy không có bất cứ sự giả dối nào thì mới được coi là văn bản báo chi hoàn chỉnh Trong một bài báo, chỉ cần một chi tết sai cũng làm suy giảm mức độ tin cậy của thông tin, thậm chí có trường hợp làm hỏng cả tác phẩm.

Một tác phẩm báo chí có nhiều chi tiết độc, ấn tượng, chính xác, thể hiện rõ quan điểm của tác giả, thì tác phẩm ấy sẽ đi vào lòng công chúng Trong tác phẩm báo chí mọi chi tiết đều có vị trí quan trọng, chi tiết này quan hệ chặt chẽ với chi tiết kia, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau Một tác phẩm báo chí nếu thiếu chi tiết sẽ trở nên nhạt nhẽo, nghèo nàn về nội dung và không có sức thuyết phục.

Mỗi chi tiết có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hàm chứa một nội dung sự thật Cả văn bản báo chi là một văn bản sự thật Chỉ đến khi nào đọc xong một văn bản báo chí thấy không có bất cứ sự giả dối nào thì mới được coi là văn bản báo chi hoàn chỉnh Trong một bài báo, chỉ cần một chi tết sai cũng làm suy giảm mức độ tin cậy của thông tin, thậm chí có trường hợp làm hỏng cả tác phẩm.

Trang 7

Đã có ý kiến cho rằng: Chi tiết là "điểm tựa" của sự kiện, là

"linh hồn" của tác phẩm báo chí, có khả năng gây "bão tố" trong lòng người đọc Bằng vào các chi tiết được chọn lựa và sắp đặt có chủ đích, nhà báo gửi gắm vào tác phẩm những ý đồ, tư tưởng, xúc cảm… của mình Theo đó, chi tiết chính là những "nhịp cầu" để người đọc "bước vào" thực tiễn đời sống với cảm giác "tươi nguyên" vốn có của nó Quả vậy, không có thứ "tế bào"nào trên một "sinh thể báo chí" mạnh bằng các chi tiết trong việc kích thích vào huyệt thần kinh nhạy bén nhất của người đọc trong quá trình tiếp nhận thông tin Bởi vì, chi tiết

- chính là "những hình ảnh" vô cùng cần thiết cho quá trình "trực quan sinh động" của con người trên con đường nhận thức thế giới.

Trang 8

IV: Làm thế nào để khai thác chi tiết cho tác phẩm báo chí.

Để một tác phẩm báo chí đạt được các tiêu chí cơ bản về nội dung và hình thức, nhà báo phải hết sức lưu tâm đến các giai đoạn tìm

và lựa chọn chi tiết Quá trình đó gồm có giai đoạn phát hiện, tìm kiếm chi tiết; giai đoạn chọn lựa chi tiết và giai đoạn sắp đặt, sử dụng chi tiết.

Để phát hiện được chi tiết, nhà báo phải dùng các phương pháp: Đọc tài liệu, nghe báo cáo; hoặc qua trò chuyện, phỏng vấn các nhân vật; qua quan sát thực tiễn mà tìm kiếm, chắt lọc chi tiết, lựa chọn quan điểm, thể hiện quan điểm, viết lời bình, ghi hình ảnh……Có thể gọi đây là quá trình “săn lùng” chi tiết

Công việc này muốn đạt hiệu quả, đòi hỏi nhà báo phải có các phẩm chất cần thiết như khả năng nắm bất vấn đề, khả năng liên tưởng, tính “tò mò” trong gặp gỡ, gợi chuyện với người trong cuộc; khả năng xông xáo trong tiếp cận thực tiễn, có vốn tri thức phong phú, nắm chắc quy trình và kỹ năng làm báov.v…

Trang 9

Trong công đoạn chọn lựa chi tiết, nhà báo phải thực hiện phương châm “thừa còn hơn thiếu”, nghĩa là cố gắng gom nhặt càng nhiều càng tốt các chi tiết mà bản thân nhìn thấy, nghe thấy, đọc thấy, phân tính, liên tưởng thấy Ngay lập tức nhà báo phải biết ghi, chép, diễn đạt chi tiết để tránh tình trạng khi thực hiện việc sáng tạo tác phẩm báo chí gs ta quên mất chi tiết, phải nhào lặn lại chi tiết Trong tất cả các chi tiết chúng ta tìm thấy , chúng ta mạnh dạn loại bỏ những chi tiết rườm rà, chọn lựa những chi tiết “đắt”; thậm chí là bỏ cái tinh

ít lấy cái tinh nhiều để đưa vào tác phẩm

Tóm lại, sử dụng hay không sử dụng một chi tiết, đòi hỏi nhà báo phải có sự cân nhắc kỹ càng.

V Làm thế nào để sử dụng chi tiết trong các tác phẩm báo chí cho có hiệu quả.

Trải qua một quá trình lao động miệt mài bằng việc vận dụng những kỹ năng, chúng ta có hàng loạt những chi tiết trong tay Vậy làm thế nào để sử dụng những chi tiết đó sao cho có hiệu quả lại cần đến một kỹ năng khác đó là kỹ năng lựa chọn và xắp xếp các chi tiết Điều này có nghĩa chúng ta phải sàng lọc chi tiết, sắp xếp khoa học các chi tiết đã được lựa chọn.

Trang 10

Trong tư cách là một người phản ánh hiện thực, nhà báo phải luôn xuất phát từ bản chất của thông tin báo chí là thông tin sự kiện

và dựa trên sự thật để phản ánh, chứ không được phép thêm thắt chi tiết hay hư cấu sự kiện theo chủ quan của mình Và ngay cả thông tin

sự thật, thì mỗi chi tiết mà nhà báo đưa vào tác phẩm đều nhằm tới các ý đồ cụ thể Nhà báo giỏi là người luôn làm chủ và tạo cho mình tính năng động trong việc lựa chọn và sử dụng chi tiết để có thể phát huy cao nhất hiệu quả thông tin tác phẩm của mình.

Trong thực tế cho thấy, đối với mỗi quan điểm thì có yêu cầu chi tiết khác nhau Chi tiết đắt ở quan điểm này có thể là chi tiết loại của quan điểm khác Như vậy việc lựa chọn chi tiết phải dựa vào quan điểm và

tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Mỗi nhà báo, do những đặc điểm cá nhân như vốn sống văn hoá, lý lịch đời tư, tiểu sử tâm hồn… nên dù có giống nhau về chủ đề hay thể loại, thậm chí “gặp gỡ “ nhau ở nội dung phản ánh, thì sự khác nhau

về tác phẩm giữa họ - chính là các chi tiết Từ một chi tiết bình thường quan sát được, nếu nhà báo có sự khéo léo trong sắp đặt và sử dụng chi tiết đó sẽ trở nên có hồn, dễ dàng đạt đến các mục tiêu định sẵn.

Trang 11

Trong chi tiết có vấn đề số lượng và chất lượng Một tác phẩm có thể

có nhiều chi tiết, nhưng có những tác phẩm tuy ít chi tiết, nhưng thực

sự cuốn hút người đọc, bởi đó là những chi tiết đắt Nói một cách hình ảnh, nó như "đóng đinh" một cách tự nhiên trong lòng người đọc, nhờ

đó mà người đọc gần như nhớ được trọn vẹn những nội dung cốt lõi của tác phẩm.

Bước đầu nghiên cứu chúng tôi thấy, cùng một sự kiện hay chi tiết nhưng mỗi nhà báo lại có cách chọn lựa và sử dụng chi tiết hoàn toàn khác nhau Với một sự kiện cụ thể, nhà báo này chọn chi tiết con số là chính, nhà báo khác dùng các chi tiết tả, bình làm chủ đạo… Thói quen mang tính "kĩ thuật" này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng theo chúng tôi là do vốn sống văn hoá, lý lịch đời tư và tiểu sử tâm hồn của người viết quy định Từ cái mới, cái lạ của đời sống hiện thực, nhà báo tìm kiếm, chắt lọc các chi tiết và biến chúng thành cái mới, cái

lạ mang dấu ấn cá nhân mình trong tác phẩm Mục tiêu cuối cùng là chọn chi tiết nào sao cho có hiệu quả nhất trong việc thể hiện nội dung, vấn đề cần đề cập.

Trang 12

Tần số xuất hiện của chi tiết (nhiều - ít, dày - thưa) lại phục thuộc vào thể loại, chủ đề, chủ đích của tác giả Người đọc thường dễ dàng bắt gặp chi tiết con số trong thể loại tin, chi tiết lời nói nhân vật trong ký chân dung, chi tiết miêu tả trong các thể loại ghi chép, tường thuật; chi tiết bình (cái tôi của tác giả) trong thể loại phóng sự; còn trong bình luận, chi tiết chính là các luận chứng, luận cứ, luận điểm… Đây là những nét đặc thù cho từng thể loại tác phẩm báo chí Trên cơ

sở tính đặc thù nay, nhà báo cần xác định rõ thể loại trước khi đi tìm chi tiết, sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí.

Xét theo bố cục, chi tiết có thể nằm ở mở đầu, thân bài hay kết luận, thậm chí chúng nằm ngay trong tiêu đề hay trong sappô của tác phẩm Nói tóm lại, chi tiết hết sức linh hoạt và có sự biến hoá không cùng Chi tiết có mặt trong mọi loại hình báo chí Nói cách khác, mọi tác phẩm báo chí, dù thuộc thể loại nào đều không thể không bắt đầu

và bằng vào các sự kiện, mà thực chất là các chi tiết, vì chi tiết chính là

"những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện".

Khi khai thác một chi tiết, cần phải đặt chi tiết đó trong mối quan hệ với các chi tiết khác cả trước và sau, có căn cứ, chứng cứ rõ ràng mới được dùng làm tư liệu cho bài viết Viết phóng sự điều tra về

vụ án, không thể chỉ căn cứ vào lời cung, mà phải đi tìm chứng cứ, khi

đã đủ chứng cứ mới viết, viết rồi phải kiểm tra lại, khi đã thấy đủ mức

độ tin cậy thì mới yên tâm

Trang 13

Các sự kiện nhiều khi chỉ là “cái cớ” để nhà báo – thông qua các chi tiết mà “thổi” hồn và tâm huyết của mình vào tác phẩm Vì thế, người đọc không đơn thuần chỉ tiếp nhận thông tin, họ còn “đọc được”

và “nhìn thấy” cả tài năng, tư chất sáng tạo và hình bóng cá nhân của nhà báo qua tác phẩm.

Nếu thiếu đi các chi tiết cần thiết và đắt giá, tác phẩm báo chí sẽ trở nên hời hợt, nhạt nhẽo Ngược lại, ôm đồm quá nhiều chi tiết sẽ dẫn đến sự rườm rà, rối rắm, làm giảm giá trị thông tin cũng như

Để một tác phẩm báo chí đạt được các tiêu chí cơ bản về nội dung

và hình thức, nhà báo phải hết sức lưu tâm đến các giai đoạn của “một quá trình chi tiết” Quá trình đó, theo chúng tôi – gồm có giai đoạn phát hiện, tìm kiếm chi tiết; giai đoạn chọn lựa chi tiết và giai đoạn sắp đặt, sử dụng chi tiết Để phát hiện được chi tiết, nhà báo phải dùng các phương pháp: đọc tài liệu, nghe báo cáo; hoặc qua trò chuyện, phỏng vấn các nhân vật; qua quan sát thực tiễn mà tìm kiếm, chắt lọc chi tiết,

…Có thể gọi đây là quá trình “săn lùng” chi tiết

Ngày đăng: 11/06/2020, 00:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Truyền thông trong thế giới hiện đại - Tác giả Nguyễn Văn Dững) Khác
2. Trần Quang Khải: Chi tiết – Hồn cốt trong tác phẩm báo chí Khác
3. Trần Quang Khai: Nhà báo từ năng lực và vận dụng sáng tạo việc lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí Khác
4. Các thể ký báo chí – Tác giả Đức Dũng Khác
5. Cơ sở Lý luận Báo chí – Tác giải Trần Thế Phiệt Khác
6. Tạp chí hội Nhà báo Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w