ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁNT ẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống thông tin kế toán chi phí sản xuất tại công ty tnhh công nghiệp thuỷ sản miền nam (Trang 43)

Tổ chức công tác kế toán là một phần rất quan trọng trong doanh nghiệp vì nó bao trùm lên tất cả các hoạt động về kế toán của doanh nghiệp, bao gồm những phần sau:

3.6.1.1 T chc vn dng h thng chng t kế toán

- Sử dụng những chứng từ kế toán mà Bộ Tài chính ban hành, bao gồm 5 chỉ tiêu sau: chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu lao động, tiền lương, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu tài sản cốđịnh.

- Chấp hành theo các qui định của Bộ Tài chính về nội dung và mẫu chứng từ, lập chứng từ kế toán, ký chứng từ , trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán, còn có sử dụng quản lý và phát hành biểu mẫu theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ngoài ra, trong doanh nghiệp còn sử dụng chứng từđiện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán và doanh nghiệp đã tuân thủ theo qui định của các văn bản pháp luật về chứng từđiện tử

3.6.1.2 T chc vn dng hình thc tài khon kế toán

- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 224/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009

- Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản được qui định mà áp dụng và

được chi tiết hóa các tài khoản để phục vụ yêu cầu quản lý .

3.6.1.3 T chc vn dng hình thc kế toán

- Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung và tuân thủ theo các qui định do Bộ Tài chính ban hành.

- Sử dụng một sổ kế toán tổng hợp như sổ nhật ký, sổ cái, sổ quỹ và một số sổ kế toán tổng hợp khác. Công ty còn sử dụng sổ chi tiết như sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa, thẻ Tài sản cốđịnh, sổ tài sản cốđịnh.

3.6.1.4 T chc lp và phân tích Báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử

dụng thông tin kế toán , chia làm 2 loại: báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

- Báo cáo tài chính phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài của doanh nghiệp (các đối tác) thường mang tính chất bắt buộc, định kỳ. Vì vậy BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chếđộ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh báo cáo về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo kế toán quản trị: phục vụ cho các nhà quản lý, quản trị trong công ty để từđó họ có những quyết định và xây dựng nội dung chiến lược, chi tiêu và phương pháp tính toán thích hợp, phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán Mẫu B01- DN

+ Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02-DN + Lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03-DN

+ Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09-DN

3.6.2 Tổ chức bộ máy kế toán

- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung - Tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng Kế toán SOUTHVINA)

Hình 3.3 Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán

+ Kế toán vốn bằng tiền: Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ thu chi

cùng thủ quỹ kiểm tra đối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thống kê phân xưởng Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán kho kiêm kế toán tài sản cốđịnh Kế toán viên phụ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP

tiết các khoản ký quỹ. Kế toán viên này còn giải quyết những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tới tài khoản tiền gửi ngân hàng.

+ Kế toán thống kê phân xưởng: các kế toán làm việc tại phòng thống kê phân xưởng. Theo dõi, tổng hợp các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng, lập báo cáo vào cuối tháng và tập hợp các hoá đơn chứng từ phát sinh gửi cho phòng kế toán.

+ Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả., có trách nhiệm

đôn đốc khách hàng để thu nợ.

+ Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trong công tác thu, chi tiền mặt và tồn quỹ của công ty. Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo qui định.

+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: chịu trách nhiệm liên quan đến quá trình sản xuất. Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm. Từ đó, tính toán tất cả các chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm.

+ Kế toán kho kiêm kế toán TSCĐ: theo dõi quá trình nhập NVL, CCDC, TP khi mua vào và xuất NVL, CCDC, TP để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Chịu trách nhiệm giám sát và kiểm kê hàng tồn kho. Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị số hiện có. Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cốđịnh

+ Kế toán viên phụ: thực hiện công tác kế toán các khoản ngoài phạm vi

của tất cả các kế toán viên còn lại.

+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm đối chiếu tổng hợp tất cả các phần

hành kế toán. Sau khi đối chiếu tổng hợp xong, kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính và gửi kế toán trưởng.

+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phân chia, tổ chức các công việc cho kế toán. Sau khi kế toán tổng hợp kết thúc phần tổng hợp, báo cáo tài chính của kế toán tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

3.6.3 Kỳ kế toán, chuẩn mực và chếđộ kế toán công ty áp dụng

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 theo năm dương lịch

- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 224/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Nguyên tắc kế toán đối với các khoản thu: Tiến hành lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi dựa vào đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ. Tất cả phải được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.

+ Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: giá trị còn lại đươc thực hiện theo nguyên giá trừđi hao mòn lũy kế. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ

+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: không đánh giá + Phương pháp tính giá thành: Phương pháp tỷ lệ

+ Phương tiện phục vụ công tác kế toán: Công ty sử dụng phần mềm

MICROSOFT EXCEL, MICROSOFT WORD, phần mềm kế toán MISA 2010,

hệ thống khai báo thuế phần mềm kế toán HTKK phiên bản v3.1.6 . + Phương pháp tính lương chính

Khi thực hiện tính lương cho nhân viên, tuỳ vào đối tượng sẽ áp dụng các cách tính lương sau:

Tính lương theo thời gian: Áp dụng công thức tính như sau Mức lương cơ bản

Lương cá nhân =

Số ngày chuẩn/tháng

x số ngày làm việc thực tế

(không tính ngày Chủ nhật) Tính lương theo chếđộ khoán sản phẩm cá nhân

Lương cá nhân = Số lượng SP đạt tiêu chuẩn x đơn giá sản phẩm Tính lương theo chếđộ khoán sản phẩm tập thể

Số lượng SP đạt tiêu chuẩn x đơn giá SP Lương

CN = (Tổng giờ BP + tổng giờ mượn BP khác) x hệ số x

GCTL cá nhân

* Ghi chú: GCTL: giờ công tính lương

- Hệ thống sổ sách: Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức kế

toán trên máy vi tính được thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký chung. Các loại sổ kế toán chủ yếu + Sổ cái + Sổ nhật ký chung + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết + … Chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi chú:

(Nguồn: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006)

3.6.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính

3.6.4.1 Đặc trưng cơ bn ca Hình thc kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế

toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ

kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

3.6.4.2 Trình t ghi s kế toán theo Hình thc kế toán trên máy vi tính

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế

toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ

(Nguồn: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

Hình 3.5 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

3.6.4.3 Phn mm kế toán MISA SME.NET 2010

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 là phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm được thiết kế từ nhiều phân hệ độc lập, tích hợp với nhau tạo thành một hệ thống quản trị tài chính chặt chẽ. MISA SME.NET 2010 được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến - Microsoft.NET, tích hợp những tính năng tự động hóa tất cả các nghiệp vụ kế

toán, dữ liệu tài chính được cập nhật thường xuyên, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán. MISA SME.NET 2010 sử dụng bộ mã Unicode theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001, tuân thủ quy

định của Chính phủ về việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu. Qua nhiều năm triển khai phần mềm, các sản phẩm của Công ty Cổ phần MISA đã được người dùng tín nhiệm và hiện nay đã có hàng vạn khách hàng doanh nghiệp trên khắp 63 tỉnh/thành trong cả nước đang sử dụng.

Các bước khi sử dụng phần mềm MISA SME.NET 2010

Bước 1: Cài đặt chương trình phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010 Bước 2: Tạo mới cơ sở dữ liệu kế toán.

Bước 3: Mở cơ sở dữ liệu kế toán và tiến hành nhập số dư đầu kỳ cho từng tài khoản.

Bước 4: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhập các chứng từ phát sinh. Bước 5: In chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định.

Bước 6: Cuối kỳ, kết chuyển lãi, lỗ; khoá sổ kế toán và tạo dữ liệu kế

3.7 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY 3.7.1 Thuận lợi 3.7.1 Thuận lợi

Thuộc khu công nghiệp Trà Nóc 2 - thành phố Cần Thơ, công ty có vị trí thuận lợi để kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu. Vì Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặt trước của công ty nằm gần cổng sau của khu công nghiệp, cạnh quốc lộ 91, mặt sau là cảng cá của công ty, nằm sát bờ sông Hậu thông với cảng Cần Thơ, khuôn viên công ty cách sân bay Trà Nóc khoảng 4km, cách trung tâm thành phố cần Thơ 12km. Vị trí này tạo thuận lợi về đường bộ lẫn đường thủy cho giao thông chuyên chở, vận chuyển hàng hóa thuận lợi cho công ty phát triển, giao thông với bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt, vị trí nằm cạnh sông giúp quá trình chuyên chở cá nguyên liệu từ các vùng nuôi của công ty càng thuận tiện hơn và đảm bảo chất lượng cá nguyên liệu tươi sống.

Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thiên nhiên thuận lợi (với hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220 km) kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển khá mạnh. Vì vậy vị

trí của công ty rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu vì gần vùng nuôi nên giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua nguyên vật liệu sản xuất.

Công ty được đầu tư, trang bị máy móc và dây truyền sản xuất ngày càng hiện đại cùng hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nên những sản phẩm của công ty đều có chất lượng cao, có thế mạnh cạnh tranh trong thị trường quốc tế và nội địa. Đội ngũ công nhân viên lao động lành nghề góp phần tăng năng lực sản xuất sản phẩm của công ty.

Ngành cá tra là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nên được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp ban ngành chính quyền.

Việt Nam đã gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

3.7.2 Khó khăn

Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đấy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng phải đối mặt với nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ.

Năm 2012, do thiếu vốn nên nhiều người nuôi và doanh nghiệp cá tra phải giảm đáng kể quy mô sản xuất, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của nhiều người lao động trong ngành. Cạnh tranh không lành mạnh

Sản xuất và tiêu thụ cá tra chịu tác động mạnh không chỉ từ sự sụt giảm tiêu thụ ở các thị trường nhập khẩu, mà còn bởi tác động tiêu cực của những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước, như giá cả vật tưđầu vào không ngừng leo thang, thiếu vốn, lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao với thời gian dài. Hầu hết ngân hàng đã chỉ cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn một cách dè chừng hoặc từ chối cho vay.

Ngành cá tra Việt nam còn khá bị động khi đồi phó với các rào cản thương mại lẫn kỹ thuật từ các nước nhập khẩu

Khó khăn trong xuất khẩu do chịu áp thuế chống bán phá giá từ thị

trường Mỹ và việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

3.8 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống thông tin kế toán chi phí sản xuất tại công ty tnhh công nghiệp thuỷ sản miền nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)