PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống thông tin kế toán chi phí sản xuất tại công ty tnhh công nghiệp thuỷ sản miền nam (Trang 33)

Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp quan sát, ghi chép.

Số liệu thứ cấp thu thập trong sổ sách, chứng từ kế toán, dữ liệu trong phần mềm kế toán

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thng kê mô t

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu bằng cách sử dụng các hình thức như: bảng thống kê, đồ thị, sơđồ.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp chủ yếu thường được dùng nhiều trong phân tích kinh tế

nhằm xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.. Từ những số liệu thu thập và xử lý sẽđược tiến hành phân tích so sánh một cách có chọn lọc nhằm thể hiện nội dung thông qua những con số được sắp xếp và xử lý một cách khoa học. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ

tiêu so sánh cần phải cùng nội dung phản ánh, cùng phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường và cùng trong khoảng thời gian tương xứng. Có 2 phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa 2 chỉ tiêu, chỉ

tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trính kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt

y = yt – y0 Trong đó

y0 : chỉ tiêu năm gốc yt : chỉ tiêu năm

y : phần chênh lệch tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ

tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt

đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh về mặt tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương đối, sẽ có một sốđược chọn làm gốc để so sánh. Số tương đối có thể biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%),… % 100 100 0 1 − × = ∆ y y y Trong đó y1 : chỉ tiêu năm trước y0 : chỉ tiêu năm sau

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

- Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp phân tích nhằm phản ánh mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tốđến đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đối của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp thay thế liên hoàn gồm 3 bước:

+ Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là:

∆Q = Q1 - Q0

+ Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng tới nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tựđến nhân tố d phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

+ Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0 Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0 Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế bộ

nhân tố kỳ gốc.

+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tốđược xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q. Xác định mức ảnh hưởng:

Mức ảnh hưởng nhân tố a: ∆a = a1 x b0 x c0 x d0 - a0 x b0 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = a1 x b1 x c0 x d0 - a1 x b0 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = a1 x b1 x c1 x d0 - a1 x b1 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng nhân tố d: ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 - a1 x b1 x c1 x d0 Tổng các nhân tố: ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 - a0 x b0 x c0 x d0 ∆Q = Q1 - Q0

Đối với mục tiêu cụ thể 1: Tổng hợp thông tin về hệ thống kế toán chi phí sản xuất tại công ty. Sử dụng lưu đồ chứng từđể mô tả quy trình luân chuyển chứng từ. Phân tích hệ thống kế toán chi phí sản xuất cá tra fille đông lạnh tại công ty.

Đối với mục tiêu cụ thể 2: Áp dụng phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn, phân tích để tìm ra những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cá tra fillet đông lạnh của công ty SOUTHVINA.

Đối với mục tiêu cụ thể 3: Dùng phương pháp suy luận, đối chiếu đểđưa ra những giải pháp kiến nghị giúp công ty hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí sản xuất.

Chương 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN MIỀN NAM

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghiệp Thuỷ Sản Miền Nam

Tên tiếng Anh: Southem Fishery Industriesm Company Linmited

Tên viết tắt: SOUTHVINA Logo công ty:

Điện thoại: (+84 - 710) 3744 150 Fax: (+84 - 710) 3844 454

Email: southvina01@vnn.vn

Website: www.southvina.com

Mã số thuế : 1800594178

Địa chỉ : Lô 2.14 Khu Công Nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Ngày thành lập : 06/06/2005 Vốn pháp định : 20 tỷđồng

Lĩnh vực hoạt động : Chế biến, Xuất khẩu, Nuôi trồng EU Code : DL 151, DL 396

HT QLCL : HACCP, ISO 9001 :200, ISO22000:2005

Sản phẩm: Cá tra: fillet đông lạnh, nguyên con, cắt khoanh, cắt miếng

3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (SOUTHVINA) chính thức được thành lập năm 2005 với tổng diện tích trụ sở chính 1,38 ha và

45 ha tại Khu công nghiệp Trà Nóc II, TP cần Thơ với phương châm kinh doanh là: Tin tường - Uy tín - Chất lượng làm hàng đầu.

Công suất với thiết kế ban đầu là 120 tấn nguyên liệu/ngày/đêm. Qua 7 năm hoạt động, đến nay sản phẩm của SOUTHVINA đã có mặt tại nhiều thị

trường như: Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông, Hồng Kông, Nga, Nam phi và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Sản phẩm : cá tra, cá basa fillet, cắt khoanh, nguyên con đông lạnh và các loại sản phẩm GTGT khác như: cá xắt miếng, cá xiên que, cá cuộn,..., trong đó sản phẩm chính là cá tra, cá basa fillet đông lạnh.

Để chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm, công ty đã đầu tư vùng nguyên liệu và trang bị dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại với công nghệ được nhập từ các nước Nhật, Đức, Anh,... Hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, phòng thí nghiệm theo chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22.000: 2005, BRC, IFS,...

Hệ thống Quản lý chất lượng: HACCP, EU, CODE DL 14( Cục Quản lý chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú Y Thủy Sản cấp ngày 29/12/2006), HALAL (Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang), ISO 9001:2000, ISO 22000: 2005 ISQF 1000.

Danh hiệu: là hội viên chính thức của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ngày 04/05/2007, hội viên chính thức của Hiệp Hội Chế

Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam năm 2007, đạt Giải thường “Doanh nghiệp Hiệp Hội Nhập và Phát Triển” năm 2007.

Lĩnh vực hoạt động: chế biến và xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh, sản xuất con giống và nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn cho gia súc.

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.3.1 Chức năng: 3.3.1 Chức năng:

Công ty hoạt động gồm các chức năng: nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản; chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu; liên kết hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước; dùng ngoại tệ thu được trong xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị và vật tư phục vụ cho nhiệm vụ chế biến thuỷ hải sản; thực hiện các dịch vụ gia công chế

biến cho các đơn vị bạn, tự lựa chọn thị trường (công ty được phép trực tiếp xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà Nước); tuyển chọn, thuê mướn, bố trí,

đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và các quyền lợi khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động.

3.3.2 Nhiệm vụ

Công ty thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước, xã hội và đơn vị chủ quản. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành và thực hiện mục đích, nội dung hoạt động của Công ty đã được quy định. Thực hiện tốt các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương,...đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo đời sống công nhân viên trong Công ty. Đảm bảo thực hiện đúng các quy

định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức thu mua, tiếp nhận, chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy định chế biến hàng xuất khẩu,

đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn khi thực hiện nghiêm ngặt các quy

định chế biến theo chương trình HACCP. Kết hợp giữa đánh bắt thủy sản với nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải trong phạm vi phụ trách. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng mua bán. Khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nguồn tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do Nhà Nước giao cho doanh nghiệp,

đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất và tăng dần tích lũy. Xây dựng chiến lược phát triển trong 5 năm và hàng năm phù hợp với nhiệm vụ của Nhà Nước, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước. Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý sản xuất bảo vệ môi trường, môi sinh. Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

3.4 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Đầu tiên, cá nguyên liệu sẽđược rửa sơ ở bồn nước. Sau đó cá được cắt tiết và được ngâm rửa lại cho sạch máu. Tiến hành thái lấy thịt rồi đem rửa lại hai lần với nước sạch ở nhiệt độ thường. Cá được đưa qua bàn soi ký sinh trùng sau khi loại bỏ hết đa, mỡ xương,...và tùy theo yêu cầu của khách hàng mà xem có bỏ phần cơ thịt đỏ hoặc vanh lại phần bụng hay không. Sau khi kiểm tra cá đã loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng thì cá được rửa và phân theo loại, theo cỡ. Sau đó, cá được cân và xếp vào khuôn (đối với sản phẩm đông Block) hoặc đi băng chuyền (đối với sản phẩm đông IQF).

Đối với sản phẩm đông Block: cá sau khi xếp vào khuôn sẽ chuyển vào kho chờ đông. Nhiệt độ kho chờ đông đảm bảo từ -l°c đến 4°c. Cá được đưa vào cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc. Sau khi thực hiện công đoạn cấp đông sể

chuyển sang công đoạn tách khuôn ra khỏi Block. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà Block có được mạ băng hoặc không.

Đối với sản phẩm đông IQF: cá sau khi phân loại được muối gián tiếp trong nước đá để chờ đông. Nhiệt độ chờ đông phải đảm bảo đảm bảo từ -l°c

phút đến 45 phút tùy theo kích cỡ miếng cá, nhiệt độ tủ≤ -35°c, nhiệt độ trung tâm phải ≤ -18°c. Sản phẩm sau khi được cấp đông chuyển sang công đoạn cân, sau đó sản phẩm được mạ băng ở nhiệt độ nước mạ băng ≤ 4°c.

Cuối cùng, cá thành phẩm được đóng bao gói theo đúng tiêu chuẩn qui

định của khách hàng. Đối với sản phẩm đông Block, sau khi tách khuôn được

đóng gói ngay. Đối với sản phẩm IQF, sau khi mạ băng được cho vào túi PE, hàn kín miệng bao và xếp vào thùng carton. Qui cách, trọng lượng sản phẩm

được bao gói trong thùng carton theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm sau khi bao gói được cho vào kho bảo quản ngay, nhiệt độ bảo quản đảm bảo ≤ - 18°c.

(Nguồn: Phòng kĩ thuật SOUTHVINA)

Hình 3.1 Quy trình chế biến, sản xuất thuỷ sản của công ty SOUTHVINA

Cá nguyên liệu Cắt tiết Fillet Kiểm tra ký sinh trùng Lạng bỏ da, mỡ, xương Phân loại, phân cỡ Xử lý phụ gia

Chờđông Cấp đông (IQF) Cân

Cân Xếp khuôn Mạ băng Cấp đông Chờđông Tách khuôn Bao gói Lưu kho Rửa Rửa Rửa Rửa

3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

3.5.1 Sơđồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng tổ chức công ty SOUTHVINA)

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty SOUTHVINA Ban giám đốc Bộ phận thường trực Bộ phận tài chính Bộ phận sản xuất Bộ phận kinh doanh Phòng tổ chức Phòng kế toán Tổ cơ

3.5.2 Chức năng của các phòng ban

3.5.2.1 Ban giám đốc

Gồm giám đốc cùng các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong việc

định hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc phần thuộc trách nhiệm của mình. Phụ trách về công tác tài chính, sản xuất kinh doanh của công ty, hướng dẫn và kiểm tra các hợp

đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước. Kiểm tra và hướng dẫn công tác sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn của công ty. Nhằm hỗ trợ giám đốc ra quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chủ trương đầu tư trong công ty. Phê duyệt kế hoạch đào tạo cán bộ, các chuyến đi công tác nước ngoài của nhân viên và ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước. Tổ chức điều tra và sử lý các trường hợp vi phạm điều lệ của công ty.

3.5.2.3 Phòng t chc

Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuât kinh doanh và bô trí nhân sự phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết các chế độ tuyển dụng và thôi việc, bổ

nhiệm, khen thưởng. Quản lý giấy tờ, hồ sơ sổ sách và con dấu, lưu trữ các loại giấy tờ của công ty. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên công ty. Xây dựng công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ môi trường vệ sinh khu vực và công tác phòng cháy chữa cháy.

3.5.2.4 Phòng kế toán

Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo qui định Nhà nước. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi các khoảng nợ của

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống thông tin kế toán chi phí sản xuất tại công ty tnhh công nghiệp thuỷ sản miền nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)