1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chu de nuoc va tu nhien

7 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

chu de nuoc va tu nhien tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh...

Kế hoạch giảng dạy Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Thời gian 4 tuần I. Mục tiêu: 1. Phát triển nhận thức: - Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ. - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết, tự nhiên thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi các hoạt động của cây cối, con vật và con người theo mùa. - Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các cách bảo vệ nguồn nước sạch. - Biết so sánh lượng nước bằng các cách khác nhau, nhận biết, tách gộp trong phạm vi 9. - Phân biệt ngày, đêm, nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Nhận biết phân biệt chữ cái g, y 2. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp: - Trẻ biết trả lời các câu hỏi: tại sao? Như thế nào? để làm gì? - Phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo, kể chuyện tưởng tượng. - Chủ động thảo luận, trao đổi với cô và bạn. Biết sử dụng lời nói để diễn tả trọn vẹn ý nghĩ của mình. - Phát âm đúng các chữ y, g có trong các từ về nước và các hiện tượng tự nhiên. 3. Phát triển thẩm mỹ: - Cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong câu chuyện, bài thơ về các hiện tượng tự nhiên. - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua việc cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên thông qua các hoạt động nghệ thuật: cắt, xé dán, nặn, vẽ và các hoạt động âm nhạc. - Hát đúng giai điệu và lời bài hát, biết sáng tạo các vận động theo các giai điệu. 4. Phát triển thể chất: - Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Hình thành thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. - Nhận biết và tránh nhưng nơi nguy hiểm đối với trẻ. - Phát triển hệ cơ tay, chân, bụng thông qua các hoạt động: ném trúng đích thẳng đứng, bóng chuyền qua đầu, qua chân. - Ý thức thực hiện đúng kỷ luật. 5. Phát triển tình cảm – xã hội: - Có ý thức tiết kiệm nước sạch, ý thức bảo vệ nguồn nước và môi trường. - Có thói quen thực hiện các hoạt động lao động tự phục vụ. - Có ý thức lịch sự trong giao tiếp với mọi người xung quanh. II. Nội Dung: Nước Các hiện tượng tự nhiên Nước - Nguồn nước trong tự nhiên và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. - Một số trạng thái của nước. - Vòng tuần hoàn của nước. - Lợi ích của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối. - Nguyên nhân gây ô nhiễm CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN LĨNH VỰC :PHÁT TRIỂN THẨM MỸ DẠY HÁT “ NẮNG SỚM” TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT NGHE HÁT : LÝ CHIỀU CHIỀU GIÁO VIÊN : HUỲNH THỊ NGỌC MAI NĂM HỌC : 2015- 2016 HOẠT ĐỘNG 1: HÁT BÀI NẮNG SỚM HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI “BÉ NÀO NHANH NHẤT” HOẠT ĐỘNG 3: NGHE HÁT “ LÝ CHIỀU CHIỀU” CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC CÔ ĐÃ ĐẾN THĂM LỚP MẦM CỦA CHÚNG CON Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Nước thật là quý Nhóm lớp: Chồi I. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết nước có ở đâu? Một số nguồn nước tự nhiên. - Hiểu được ích lợi của nước trong sinh hoạt và cuộc sống - Tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến. - Phát triển ngôn ngữ mạnh lạc, biết sử dụng các trạng thái biểu lộ cảm xúc bản thân. - Biết bảo vệ nguồn nước thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. II. Chuẩn bị: - Hình ảnh một số hoạt động của con người gây ô nhiễm nguồn nước - Hình ảnh một số hoạt động bảo vệ nguồn nước - Hình giọt nước cho trẻ tô màu và trang trí - Thiết kế bài giảng trên phần mềm PP III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Tai ai thính Trẻ nghe âm thanh (tiếng nước chảy) đoán xem đó là âm thanh gì? Cho trẻ xem tranh thác nước, trò chuyện với trẻ xem đó là tranh gì? Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước có trong tự nhiên và đặc điểm của nguồn nước đó: Nước mặn, nước ngọt 2. Hoạt động 2: Nước thật là quý Trẻ quan sát và nêu lên lợi ích của nguồn nước đối với cuộc sống của con người. Kể ra các lợi ích của nguồn nước - Trong sinh hoạt hàng ngày - Trong trồng trọt, chăn nuôi - Trong vui chơi, giải trí, thư giãn 3. Hoạt động 3: Bảo vệ nguồn nước Cho trẻ xem một số bức tranh. Yêu cầu các nhóm trẻ xem tranh và lần lượt trình bày về bức tranh mà nhóm mình được xem? Trẻ kể ra các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, các hành động của con người gây ô nhiễm nguồn nước Kể các hành động của con người nhằm bảo vệ nguồn nước. Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của nước đối với con người. Giáo dục tính tiết kiệm trong việc sử dụng nước ở trường và ở nhà Kết thúc: nhận xét, đánh giá giờ học. Chủ Đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Nước để làm gì? Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với con người, con vật và cây cối. - Nhận biết nước sạch, nước bẩn và nguồn nước bị ô nhiễm. - Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động. - Giáo dục trẻ ý thức tiết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Cho trẻ xem tranh, phim của con người sử dụng nước. - Màu thực phẩm, hoa huệ hoặc hoa cúc trắng. - Ly đựng nước. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Nước để làm gì? Trò chơi: trời nắng, trời mưa. Trò chuyện với trẻ về nước: Các nguồn nước trong tự nhiên, nước trong sinh hoạt, các hoạt động cần đến nước. (Khuyến khích trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ). Nếu không có nước thì cây cối, con vật và con người sẽ như thế nào? Hoạt động 2: Nước sạch và nước bẩn. Cho trẻ xem tranh về một số nguồn nước sạch và nguồn nước bẩn bị ô nhiễm. Trò chuyện với trẻ: Trong 2 bức tranh, nước trong bức tranh nào có thể sử dụng để uống, nấu ăn, tắm giặt được? Nước trong bức tranh nào không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày được? Tại sao không sử dụng được? Nước sạch có màu gì? Nước bẩn có màu như thế nào? Tại sao nước lại bẩn? Làm gì để giữ các nguồn nước sạch? Hoạt động 3: Nước và sự biến đổi màu: Cho trẻ về các nhóm, mỗi nhóm có một số cốc đựng nước, trẻ chọn màu để bỏ vào cốc nước và quan sát sự đổi màu của nước. Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi màu sắc của nước. Mỗi trẻ chọn một cây hoa cắm vào các cốc nước màu trẻ vừa tạo ra. Sau đó đem ra góc khoa học bỏ để quan sát sự thay đổi màu sắc của hoa mỗi ngày. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc Chủ Đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Nước ở quanh bé Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Cho trẻ làm quen đặc điểm tính chất của nước: trong suốt, lỏng, có nhiều loại nước và nhiều nguồn nước khác nhau. - Biết được lợi ích của nước cần thiết cho con người và động vật: để ăn uống, tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ. - Giáo dục trẻ uống nước khi khát, uống nước đã nấu chín, biết giữ vệ sinh cá nhân. II. Chuẩn bị: - 15 bao ni-lông (nhỏ vừa) đã thổi phồng treo trên trần, bên trong có thẻ hình về giáo dục vệ sinh. - Máy cat-set, băng nhạc tiếng nước chảy. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về nước Cho trẻ nghe âm thanh từ máy cat-set và đoán xem đó là âm thanh gì? Trò chuyện với trẻ về nước: khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của trẻ về nước. Bé biết những loại nước nào? Nước nào dùng để uống? Bé uống các loại nước nào? Bé tắm bằng nước gì? Hoạt động 2: Trò chơi: Đập bóng. Cô thả những quả bóng (thổi bằng bao ni-lông) xuống, mỗi trẻ chọn một quả bóng và đập bể để lấy thẻ hình bên trong. Quan sát thẻ hình của mình. Trò chơi: kết nhóm. Cho trẻ kết 2 bạn cùng 1 nhóm, sau đó từng nhóm sẽ kể các nhóm khác nghe về thẻ hình của nhóm mình. Hoạt động 3: Bé thích uống nước gì? Trẻ đứng vóng tròn, chuyền bóng, khi dứt tiếng nhạc, bóng ở bạn nào thì bé đó nói tên nước uống mà bé thích. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc Chủ Đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Nước để làm gì? Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với con người, con vật và cây cối. - Nhận biết nước sạch, nước bẩn và nguồn nước bị ô nhiễm. - Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động. - Giáo dục trẻ ý thức tiết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Cho trẻ xem tranh, phim của con người sử dụng nước. - Màu thực phẩm, hoa huệ hoặc hoa cúc trắng. - Ly đựng nước. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Nước để làm gì? Trò chơi: trời nắng, trời mưa. Trò chuyện với trẻ về nước: Các nguồn nước trong tự nhiên, nước trong sinh hoạt, các hoạt động cần đến nước. (Khuyến khích trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ). Nếu không có nước thì cây cối, con vật và con người sẽ như thế nào? Hoạt động 2: Nước sạch và nước bẩn. Cho trẻ xem tranh về một số nguồn nước sạch và nguồn nước bẩn bị ô nhiễm. Trò chuyện với trẻ: Trong 2 bức tranh, nước trong bức tranh nào có thể sử dụng để uống, nấu ăn, tắm giặt được? Nước trong bức tranh nào không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày được? Tại sao không sử dụng được? Nước sạch có màu gì? Nước bẩn có màu như thế nào? Tại sao nước lại bẩn? Làm gì để giữ các nguồn nước sạch? Hoạt động 3: Nước và sự biến đổi màu: Cho trẻ về các nhóm, mỗi nhóm có một số cốc đựng nước, trẻ chọn màu để bỏ vào cốc nước và quan sát sự đổi màu của nước. Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi màu sắc của nước. Mỗi trẻ chọn một cây hoa cắm vào các cốc nước màu trẻ vừa tạo ra. Sau đó đem ra góc khoa học bỏ để quan sát sự thay đổi màu sắc của hoa mỗi ngày. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Kết thúc ... HOẠT ĐỘNG 3: NGHE HÁT “ LÝ CHIỀU CHIỀU” CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC CÔ ĐÃ ĐẾN THĂM LỚP MẦM CỦA CHU NG CON

Ngày đăng: 21/04/2016, 16:33

Xem thêm: chu de nuoc va tu nhien

w