MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài22. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.3 3. Đối tượng nghiên cứu. 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.45. Phương pháp nghiên cứu45II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận57 2. Thực trang7 2.1 Thuận lợi – khó khăn72.2 Thành công và hạn chế82.3 Mặt mạnh, mặt yếu82.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động...9 2.5 Phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng đề tài đã đặt ra9 3. Giải pháp và biện pháp10 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp10 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp1129 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp30 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu3030 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu31III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1.Kết luận322.Kiến nghị33IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO35
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
II PHẦN NỘI DUNG
2.5 Phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng đề tài đã đặt ra 9
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 11-29
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 30
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
3030
4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn
Sức khoẻ là cái xe chở tri thức" nó là vốn quý nhất của con người, ngạn
ngữ Nga có câu "Có sức khoẻ thì sẽ có 100 điều ước, không có sức khoẻ thì chỉ
có một điều ước duy nhất đó là có sức khoẻ" Vì thế mà nền giáo dục của chúng
ta đã đưa môn học Thể dục vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, với mục đích
nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp
Trang 2ứng được công cuộc" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ chothế hệ trẻ đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm Ngaysau khi thành lập nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập một nha
thanh niên và thể dục Người dạy "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công ".
Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết IV
ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu "Con người phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Xã hội chủ nghĩa." Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII "về
công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ: "Phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn
hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, vận động viên trẻ " điều
đó cũng nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng dạy môn Thể dục trongtrường học phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của mình, cũng như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho học sinhđạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội
Ngành giáo dục và đào tạo đã nhận thấy được tầm quan trọng của cácmôn thể thao Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu mônCầu lông rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu Lông đã được đem vàochương trình học với nội dung tự chọn
Xét về thực tế môn Cầu lông ở Việt Nam chúng ta nói chung và ở TỉnhĐắk Lắk nói riêng, phong trào tập luyện môn Cầu lông rộng khắp từ nông thôncho đến thành thị Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phong trào, thành tích caothì đang còn bị hạn chế, chưa đạt được thứ hạng cao Quan sát các trận đấu cầulông trong các trường hoc, trong huyện, các giải thi đấu Hội khoẻ phù đổng, họcsinh giỏi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh, qua phỏng vấn các HLV, các nhà chuyênmôn tất cả đều nhận thấy rằng "Các vận động viên, học sinh, của chúng ta thiđấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực, kĩ thuật còn yếu, chưa đáp ứng được vớiyêu cầu ở các trận đấu kéo dài căng thẳng"
Chính vì vậy trong chương trình môn Thể dục dạy học cho học sinh ởtrường THCS việc đưa các bài tập bổ trợ thể lực, phương pháp huấn luyện là rất
Trang 3từ đó nâng cao trình độ và đạt kết quả cao trong các hội thi.
Nếu giáo viên giảng dạy không áp dụng tốt các phương pháp và bài tập
bổ trợ thì sẽ không có hiệu quả Đặc biệt là môn Cầu Lông, vì thể lực của các
em yếu nên việc tiếp thu và thực hiện các kỹ thuật còn hạn chế và chưa đạt kếtquả cao
Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện phápnhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các Câu lạc
bộ sở thích, đặc biệt là môn Cầu lông Nhận thức được vấn đề nêu trên kết hợp
với kiến thức của bản thân trong thời gian giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài "
Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS"
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Qua tìm hiểu thực trạng môn Cầu lông ở các trường THCS trên đại bànhuyện đều chưa có phương pháp tập luyện bài bản nên kết quả thi đấu chưa cao
- Giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cở thể nhằmhình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan trọng trongcuộc sống Hình thành những kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật khi thi đấu
- Củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và có cuộc sống lành mạnh vươn lên
- Khơi dậy niềm đam mê môn Cầu lông, phát hiện những em có năngkhiếu, bồi dưỡng trong đội tuyển tham gia thi đấu các hội thi
- Xây dựng giáo án tập luyện chi tiết theo tuần, tháng, năm
3 Đối tượng nghiên cứu
- Là các bài tập về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và sức bền cho học sinh
cấp THCS
4 Phạm vi nghiên cứu.
- 20 em học sinh trường THCS Buôn Trấp, huyện Krông Ana
Trang 4- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thựctiễn dạy học môn tự chọn ở trường THCS.
- Phương pháp tập luyện
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực môn cầu lông
- Nghiên cứu thông qua Hội khỏe phù đổng và học sinh giỏi TDTT cấphuyện và cấp tỉnh
- Nghiên cứu được tiến hành tại nhà đa chức năng trường THCS Buôn Trấp
và Sân Cầu lông Long vũ, huyện Krông Ana
- Thời gian nghiên cứu là 08 tháng
5 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tham khảo các sách giáo khoa cáctài liệu, các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và nhà nước về Thể dục thểthao trong giai đoạn mới định hướng công tác Thể dục thể thao…; Các sách lýluận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyện về chuyên môn Cầu lông; CácSKKN nghiên cứu về môn Cầu lông
5.2 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã phỏng vấn các thầy giáo, cô giáodạy Thể dục, các vận động viên đạt giải Cầu lông cấp tỉnh và khu vực miền trung,huấn luyện viên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng tậpluyện môn Cầu lông trong các trường THCS Thông qua phiếu hỏi và toạ đàm đểtìm ra các bài tập tập luyện cho học sinh
5.3 Phương pháp quan sát sư phạm
Trang 5trào Cầu lông phát triển mạnh như: huyện Krông păk, huyện EaKa để tìm hiểucác bài tập thường được sử dụng trong tập luyện mônCầu lông, đồng thời thu thậpcác thông tin để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
5.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp kiểm tra sư phạm được tiến hành để đánh giá trình độ sức sứcbền của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm
5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh trường THCSBuôn Trấp được tiến hành trong 08 tháng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 04 tháng đầu
và 04 tháng sau trong đợt thi Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh Đề tàitiến hành thực nghiệm theo hình thức so sánh song song kết quả trước và sau khitập luyện các bài tập
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Ngay từ khi mới thành lập chính quyền (1945) Đảng và Nhà nước ta đã hếtsức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nângcao năng lực thể chất nói riêng Coi đây là tài sản của đất nước Các văn bản pháp
lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT và công tác cách mạng, làcông cụ tác động tích cực đến đời sống của xã hội, là bộ phận quan trọng trong sựnghiệp giáo dục con người, phát triển toàn diện về mọi mặt
Ngày 24/03/1994 Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 36 CT/TW về công tácTDTT trong giai đoạn mới, đề cập một hệ thống các quan điểm cơ bản của Đảng
về TDTT các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển TDTT có ý nghĩa chiếnlược và lâu dài Trong đó nêu rõ: "Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọngtrong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nhằm bồidưỡng và phát huy nhân tố con người Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tácTDTT và hình thành nền TDTT tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực đápứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứngđáng trong các hoạt động TDTT quốc tế trước hết là ở khu vực Đông Nam Á
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà thủ tướngchính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành
Trang 6TDTT" Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lượctrong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổcập đối với 1 đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quầnchúng
Để đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ngày một tăng của đấtnước Thể dục thể thao càng có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, trởthành nhu cầu ngày càng cấp thiết, chăm lo cho con người, nâng cao sức khoẻ,thể lực, khẳng định khả năng sáng tạo của con người Việt Nam trong chỉ thị số
227 - CT/TW ngày 18/11/1975 của Ban chấp hành TW Đảng có ghi: "Công tácTDTT đã phát triển đúng hướng góp phần tích cực phục vụ sản xuất, chiến đấu,đời sống và xây dựng con người mới, công tác TDTT cần phát triển ưu điểm đóphấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp,phát triển công tác TDTT có chất lượng có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêukhắc phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, góp phần xây dựng con ngườimới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa, xây dựng nền TDTT - XHCN phát triển cân đối, có tính dân tộc,nhân dân và khoa học"
Với sự phát triển của các môn thể thao nói chung, môn Cầu lông nói riêng ,trong những năm qua các em học sinh trường THCS Buôn trấp đã tham gia cácgiải như: Hội khỏe Phù đổng, thi học sinh giỏi TDTT, đã đạt được những kết quảcao Vì vậy để đạt được thành tích cao trong thi đấu một trong những việc cầnlàm là phải nâng cao sức bền, có phương pháp tập luyện và tuyển chọn đội tuyểnngay từ đầu thông qua các Câu lạc bộ sở thích tại trường, từ đó tạo nền tảng để
em thực hiện và vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật, chiến thuật đánh cầu, giúp các
em duy trì được những trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm bảo một cáchhiệu quả những đường cầu tấn công nhanh, mạnh đầy uy lực, hoặc kiên trì phòngthủ an toàn trước những pha áp đảo của đối phương Không những vậy một khi
kỹ thuật của các em được đảm bảo sẽ củng cố và nâng cao tâm lý, bản lĩnh, chủđộng và sáng tạo trong thi đấu
Trang 7kinh nghiệm, thực hiện những chuyên đề mới về phương pháp dạy học, cách bồidưỡng học sinh có năng khiếu.
Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về sân bãi tập luyện, cơ sở vậtchất cho công tác giảng dạy, huấn luyện, giáo viên trong trường thường xuyên dựgiờ và góp ý cho tôi
Bản thân được đào tạo Đại học chính quy, học chuyên sâu về môn Cầulông Luôn luôn an tâm công tác, yêu nghề, tích cực tìm tòi học hỏi nâng caochuyên môn nghiệp vụ thông qua đồng nghiệp, trên Internet…vv
Đa số các em học sinh ham thích môn Cầu lông, có ý thức tổ chức kỷ luật,năng động, nhiệt tình với các bài tập khi giáo viên đưa ra
Học sinh có năng khiếu, tiếp thu nhanh, dễ uốn nắn, sửa sai Đa số các emgần trường nên việc đi lại thuận lợi, được gia đình quan tâm tạo điều kiện trongviệc tập luyện
Phong trào TDTT trong trường và ngoài xã hội đang phát triển nên họcsinh có điều kiện tập luyện và cọ sát
Nhà trường đã có nhà đa chức năng nên thuận lợi cho các em học tập và thiđấu
* Khó khăn.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy một số em chưa thật sự chú ýđến việc tập luyện và thi đấu, lý do các em phải đi học chính khóa và học thêmnhiều nên thời gian phần nào đã ảnh hưởng
Một số phụ huynh không muốn cho con mình đi tập luyện và thi đấu mônCầu lông vì sợ ảnh hưởng tối việc học tập
Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các em chưa chuẩn bị được đầy
đủ dụng cụ khi tham gia tập luyện
Sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều
2.2 Thành công, hạnh chế
* Thành công
Trang 8Trong quá trình công tác tại trường tôi luôn vận dụng những kiến thức đãđược học vào quá trình huấn luyện cho các em, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu quasách báo, Internet, học hỏi từ đồng nghiệp, góp ý của tổ chuyên môn Từ khi ápdụng những phương pháp trên hiệu quả và thành tích của học sinh thi môn Cầulông đã được nâng lên, các em thích chơi Cầu lông, đạt kết quả cao tại Hội khỏephù đổng cấp huyện và cấp tỉnh vừa qua, các em đã có ý thức và quan tâm tớinhững nội dung trong quá trình tập luyện và ngày càng có nhiều học sinh thamgia tập luyện
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên
trong tổ, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh và phía gia đình các em nên học sinh đãtập luyện đầy đủ các buổi theo quy định
Luôn bám sát học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏecủa các em từ đó phân loại đối tượng để có những bài tập phù hợp
Các em được tập luyện với ở sân trong nhà nên kỹ thuật và cảm giác vớitrái cầu tốt hơn
Thường xuyên được cọ sát với các anh chị trong Câu lạc bộ Cầu lông Long
Vũ nên củng cố được kỹ thuật, bản lĩnh và thể lực tăng nhanh
Đa số các em học sinh thích chơi môn Cầu lông
* Mặt yếu
Một số phụ huynh học sinh không muốn con mình tham gia tập luyện vàchơi Cầu lông ví sợ ảnh hưởng tói việc học tập, kinh phí còn hạn chế
Trang 9Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường còn nhiều thiếu thốn như: chưa
có nhà Đa chức năng, chưa có thầy học chuyên sâu về môn Cầu lông, gia đìnhcòn khó khăn chưa có điều kiện đầu tư cho con tham gia tập luyện
2.4 Các nguyên nhân, yếu tố tác động
Một số phụ huynh không muốn cho con tham gia tập luyện trong đội tuyểncầu lông
Lịch học thêm và học tăng tiết nhiều nên các em không có nhiều thời giantập luyện
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
Trong giảng dạy v à t ậ p l u y ệ n môn Cầu Lông ở trường THCS các
em chỉ được học các trang bị kỹ thuật, phương pháp tập luyện, các bài tập bổ trợ.Nhưng do thời gian các em dành cho việc tập luyện, kinh phí còn nhiều hạn chế
Do vậy mà kĩ thuật, thể lực chưa đạt được thành tích cao Nếu người giáo viênkhông đưa các bài tập bổ trợ và có phương pháp huấn luyên phù hợp thì:
- Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ
thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm,lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu
- Thứ hai: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung
học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học
bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện
- Thứ ba: Phương pháp tập luyện không phong phú, đa dạng thì làm cho
học sinh cảm thấy nhàm chán
- Thứ tư: Phương pháp huấn luyện không phù hợp thì không nâng cao
được thành tích, cũng như khong tao được hứng thú cho HS
Với phong trào Cầu Lông rộng khắp như hiện nay việc tiếp thu một vài kỹ
thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổinày là không khó Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện
để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹxảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy mộtcách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lạimột vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn
Trang 10cầu lông của các em Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, họcsinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện Từ đó chúng tathực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thểlực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu là nền tảng cho phát triểnmôn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Trang bị đầy đủ, toàn diện các kĩ thuật Cầu lông hiện đại
- Nắm vững và phối hợp các kĩ thuật trong những tình huống diễn biếnphức tạp của điều kiện thi đấu
- Phát huy cao độ những hiệu quả sử dụng hiệu quả kĩ thuật trong nhữngtình huống phức tạp của điều kiện thi đấu
- Thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật kết hợp với việc phát triển các tố chất
và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kĩ thuật trong tập luyện vàthi đấu
Để đạt được mục đích của SKKN, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng tập luyện cầu lông của học Trường
Trang 11- Đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy đi từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết
- Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành một cách tuần tự hợp lí sao cho
có thể tận dụng được những qui luật trong giảng dạy động tác
- Thường xuyên theo dõi các diễn biến quá trình tiếp thu kĩ thuật, sửa chữacác sai lầm mà người học mắc phải một các kịp thời
- Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp huấnluyện trong GDTC để nhằm gúp người học tiếp thu nhanh các kĩ thuật cần trang
bị trong quá trình tập luyện
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.2.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu
Ở giai đoạn này cần giảng dạy cho người học nhận thức đúng về mục đích
và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông qua việc sử dụng các phương pháptrực quan để học có khái niệm tư duy đúng đắn về kĩ thuật của giáo viên đề ra,với các kĩ thuật phúc tạp khi tiến hành có thể đơn giản hoá bằng các phương phápphân chia hay sử đụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt cho người tập dễ dàng thựchiện kĩ thuật một cách chính sách với chất lượng cao
Ví dụ: Trong huấn luyện kĩ thuật phòng thủ thấp tay thường có sự kết hợpvới các bước chân, sau khi giảng giải và thi phạm về kĩ thuật có thể cho nguời tậpthực hiện không tiếp xúc với cầu bằng cách đếm nhịp: 1 là bước chân; 2 là xoayngười; 3 là đánh cầu và 4 là về tư thế chuẩn bị ban đầu Nhịp 5,6,7,8 tiếp tục thựchiện các giai đoạn như 1,2,3,4
Trang 12Quá trình này không chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngàynày sang ngày khác, từ buổi học này sang buổi học khác làm cho người tập cóđịnh hướng đúng về kĩ thuật và độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứngvới khả năng tiếp thu của người tập
Ở giai đoạn này, khi tiếp thu kĩ thuật cầu lông các em không thể tránh khỏimắc phải sai lầm Các sai lầm mắc phải do nhiều các nguyên nhân khác nhau,nhưng thường được thể hiện sai ở các điểm như: động tác bị cứng vai, phươnghướng nhịp điệu chưa đúng, chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm tiếp xúc cầusai, v,v…Vì vậy sửa chữa sai lầm cho người tập khi thực hiện kĩ thuật ở giai đoạnnày là nhiệm vụ quan trọng của người GV Người thầy cần sớm phát hiện nhữnglỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục lỗi sai lầm
đó cho người học một cách kịp thời mới có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy củamình
Trang 13Kết thúc giai đoạn này người tập phải tiếp thu được kĩ thuật tương đối hoànchỉnh, tuy nhiên các động tác thực hiện còn thô và thể hiện ở mức độ chuẩn xácchư cao, chưa điều chỉnh được đường cầu theo ý muốn, dùng sức nhiều mà hiệuquả đánh cầu chưa được cao, động tác phối hợp chưa được nhịp nhàng
3.2.2 Giai đoạn huấn luyện sâu
Ở giai đoạn này cần nâng cao kĩ thuật của người học đến mức độ tương đốihoàn thiện Các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với độchính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu Các bài tập thực hiện kĩthuật cần đựơc thực hiện liên tục với độ khó tăng dần Mặc dù việc thực hiện kĩthuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xáccủa kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phảiđược tăng lên
Các động tác kĩ thuật của cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kếthợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh ,sức bền và khéo léo trong kĩ thuật Bởi vậyngay ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện với các
tố chất liên quan, đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập
mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánhcầu cần thực hiện với biên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạtđộng của cánh tay cần hạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổtay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh đường cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệuquả cao
3.2.3 Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
Trang 14Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật cầu lông cần đượccủng cố và hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của người học, đồngthời có thể thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của nhữngtình huống thi đấu
Trong các giai đoạn này cần cho người tập thực hiện các bài tập phối hợpđặc biệt là các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánhcầu khác nhau ở nhiều điểm trên sân, những bài tập theo yêu cầu của chiến thuật
và các bài tập thi đấu có hạn chế toàn diện để người tập thích nghi dần với nhữngyêu cầu phức tạp trong thi đấu cầu lông
Ví dụ: Trong cùng một động tác vung tay có thể sử dụng 3 cách đánh khácnhau: cao xa, đập cầu, đánh nhỏ cao tay
Tiếp tục tăng cường phát triển các tố chất thể lực có liên quan đến yêu cầuthực hiện kĩ thuật cũng là nhiện vụ quan trọng ở giai đoạn này Bởi kĩ thuật cầulông chỉ thật sự có hiệu quả thông qua việc kết hợp hoàn hảo của kĩ thuật với các
tố chất hỗ trợ cho kĩ thuật đó mà thôi
3.2.4 Tuần tự tiến hành huấn luyện kĩ thuật và chiến thuật trong thi đấu Cầu lông
* Bước thứ 1: Giảng giải thị phạm - ở bước này GV cần giảng giải và làmmẫu về kĩ thuật cho HS từ 2 – 3 lần (tuỳ theo đối tượng giảng dạy) với những nội
Trang 15thế chuẩn bị đến thực hiện động tác và cuối cùng là kết thúc động tác Trong đócác đặc tính về không gian, thời gian nhịp, nhịp điệu của kĩ thuật cần được giớithiệu đầy đủ kết hợp với các động tác làm mẫu chính xác để HS có khái niệm và
* Bước thứ 3: Cho HS tiếp xúc với cầu với những yêu cầu kĩ thuật đã đượcgiảm nhẹ ( 50% lực tối đa), v,v… phương pháp sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu
là các bài tập định mức theo thời gian từ 5 đến 30 phút GV cần tiếp tục sửa chữa
kĩ thuật cho HS Kết thúc giai đoạn này tương ứng với giai đoạn giảng dạy banđầu trong dạy học động tác
* Bước thứ tư: Tiếp tục cho HS thực hiện kĩ thuật đánh cầu với độ khó tăngdần như: Những yêu cầu về độ chuẩn cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự ly đánhcầu theo đường thẳng, chéo,v,v… Sử dụng phương pháp bài tập định mức theothời gian từ 10 đến 30 phút, tuỳ theo mỗi giáo án tập luyện và tiếp tục sửa chữasai lầm cho HS giai đoạn này
* Bước thứ 5: Phối hợp kĩ thuật: bước này cho HS thực hiện kĩ thuật với
độ khó cao Phối hợp dần từ hai ba kĩ thuật trong bài tập với thời gian 10 - 20phút Cần cho học sinh thực hiện các kĩ thuật đánh cầu tương ứng với các tìnhhuống khác nhau ở mỗi điểm trên sân để người tập quen dần với các tình huốngthi đấu
* Bước thứ 6: Thực hiện kĩ thuật trong bài tập chiến thuật với các yêu cầutoàn diện hơn của kĩ thuật theo yêu cầu chiến thuật,v,v… Phương pháp huấnluyện chính vẫn là các bài tập định mức với thời gian 10 – 30 phút
* Bước thứ 7: Thực hiện kĩ thuật trong các bài tập thi đấu Sử dụng các bàitập thi đấu có hạn chế để tập trung tập luyện kĩ thuật, đồng thời tạo hưng phấncho học sinh trong quá trình tập luyện Với các bài tập thi đấu toàn diện cần thay
Trang 16đổi đối tượng, chú ý cho thi đấu với đối tượng có trình độ cao để rèn luyện tínhchủ động, sáng tạo khi sử dụng kĩ thuật trong mỗi tình huống cụ thể của thi đấu.Sau mỗi trận đấu cần có nhận xét về kĩ thuật, chiến thuật như thế nảo? Tốt, xấu rasao? Để người tập có phương hướng sửa chữa làm cho kĩ thuật ngày càng hoànthiện hơn
* Bước thứ 8 Huấn luyện chiến thuật thi đấu : Trong thi đấu cầu lông cả
hai bên đối thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động Lấy điểmmạnh của mình để đánh vào điểm yếu của đối phương, hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phương Giấu đi những điểm yếu của mình Sự cạnh tranh trong cuộc thi đấu hết sức gay gắt, mỗi bên đều có thể dựa vào các đặc điểm khác nhau của đối
thủ mà sử dụng các biện pháp chiến thuật hợp lí nhằm chiến thắng đối phương Khi sử dụng chiến thuật trong thi đấu cầu lông cần phải đạt được những mục
đích sau:
- Điều chuyển vị trí của đối phương Trong thi đấu cầu lông, vị trí đứngchuẩn bị của VĐV thường ở trung tâm sân để bao quát thuật lợi tất cả các điểmtrên sân và sẵn sàng đánh trả các đường cầu mà bên kia đánh sang Bởi vậy khivận dụng chiến thuật phải nhằm mục đích trước hết là điều chuyển được vị trí củađối phương phải rời klhỏi vị trí trung tâm sân của họ là xuất hiện các khoảngtrống để có thể tấn công vào đó mà giành điểm
- Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân hoặcgiữa sân mình, các đường cầu không theo ý muốn của của đối phương Nhằm đạtđược mục đích này VĐV cần phải sử dụng liên tục các kĩ thuật tấn công như đậpcầu, chém treo cầu gần lưới, móc cầu,v.v…tạo nên khó khăn cho việc đánh trảcầu cầu của đối phương, buộc học phải đánh sang các đường cầu cao chưa tớibiên ngang của sân mình Như vậy sẽ có thể tạo điều kiện tốt nhất để sử dụngnhững quả cầu chủ động đánh quyết định giành điểm
- Làm cho đối phương mất đi sự khống chế trọng tâm Để đạt được mụcđích này VĐV có thể sử dụng các đường cầu lặp lại, sử dụng các động tác giảtrong đánh cầu (ví dụ: vung vợt đập cầu nhưng lạ chém cầu nhanh ở gần lưới)nhằm rối loạn hướng di chuyển của đối phương Đối phương sẽ mất đi sự ổn địnhcủa trọng tâm, không thể di chuyển kịp thời đến vị trí thuận lợi để đánh cầu hoặcphải đánh trả cầu trong tư thế bị động, chất lượng đánh cầu kém sẽ tạo điều kiệnthuật lợi cho việc dứt điểm
Trang 17điểm 4 góc sân (2 góc cuối sân, 2 góc gần lưới), sẽ làm cho đối phương liên tục dichuyển để đánh cầu và tiêu hao thể lực rất lớn Để làm được điều này VĐV sửdụng linh hoạt và biến hoá các đường cầu phối hợp với các điểm đánh khác nhau
để điều chuyển và buộc đối phương di chuyển cho đến khi xuất hiện mệt mỏi thì
sử dụng quả đánh quyết định
- Lấy mình làm chính: Điều này có nghĩa là không nên thoát ly khỏi điềukiện và khả năng, trình độ của mình về các mặt kĩ thuật, chiến thuật thể lực và cácphẩm chất tâm lý để lựa chọn cho mình một chiến thuật thi đấu phù hợp
- Lấy nhanh là chính: Điều này có nghĩa về mặt biến hoá và chuyển đổichiến thuật cần phải thể hiện đặc điểm “ nhanh” Cần phải thay đổi một cáchnhanh chóng và linh hoạt khi thấy chiến thuật áp dụng không có hiệu quả hoặctrong trường hợp đối phương cũng thay đổi chiến thuật thì mình cũng phải thayđổi chiến thuật kịp thời để đối phó lại
- Lấy công làm chính: Tức là khi xây dựng chiến thuật cho bản thân cầnphải nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo là tấn công nhanh, liên tục, đồng thời ngay cảtrong phòng thủ cũng cần chủ động phòng thủ tích cực để chờ đợi thời cơ nhanhchóng phản ứng
3.2.5 Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật
- Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm vàche giấu nhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa ưuđiểm của đối phương Để đảm bảo yêu cầu này VĐV cần phải chuẩn bị tốt chomình về mặt kĩ, chiến thuật, thể lực và cả tâm lí thi đấu, khả năng quan sát đánhgiá đối phương ở các mặt trên và đặt ra chiến thuật thi đấu hợp lí
- Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và VĐV,cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 người trong quá trình thi dấu, điều này đòi hỏigiữa chỉ đạo viên và VĐV phải có sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc với nhau tậptrung ý kiến tối đa của tập thể để áp dụng chiến thuật phù hợp
- Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thểcủa từng trận Luôn suy nghĩ sáng tạo, chủ động khi vận dụng chiến thuật, mỗitrận đấu khác nhau, đối tượng khác nhau cần áp dụng những chiến thuật khácnhau, không nên ỷ lại bất kì vào một loại chiến thuật nào mà cần được thay đổikịp thời để phù hợp với từng trận đấu