II.2. Thực trạng a. Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi - Internet là một kho tư liệu khổng lồ với rất nhiều thông tin đa chiều (hình ảnh, thí nghiệm, tư liệu liên quan, bài tập) ở hầu hết mọi lĩnh vực. Với học sinh có tư liệu ở hầu hết mọi môn học từ các môn khoa học tự nhiên đến các môn khoa học xã hội. - Người học dễ hiểu bài, dễ nhớ và dễ làm bài tập hơn, cả trong kiểm tra tự luận cũng như kiểm tra trắc nghiệm; bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra những vấn đề, những quy luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự hứng thú, say mê, yêu thích hơn trong môn học. - Giải quyết nhiều nội dung trong một bài học, cung cấp kiến thức; tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc tự học. - Nhiều gia đình học sinh đã có máy tính, điện thoại kết nối mạng Internet. * Khó khăn - Một số giáo viên chỉ quan tâm đến cách dạy mà “quên” đi cách học, phương pháp tự học của học sinh, chưa chú trọng việc hình thành năng lực tự học cho học sinh thì không thể giúp học sinh tự học, tự “làm giàu” kiến thức, có thêm ý thức học tập thường xuyên và cả đời dẫn đến ý thức, thói quen và phương pháp tự học của học sinh còn rất hạn chế. - Nhiều giáo viên, học sinh chưa biết cách sử dụng máy tính, mạng internet hiệu quả cho việc dạy và học. - Phải có máy vi tính hoặc điện thoại được kết nối mạng - Trên mạng có rất nhiều thông tin nếu không được sự kiểm chứng sẽ gây nhiễu, không chính xác. - Gây mất tập trung dễ tham gia vào các trò chơi, các trang mạng có hại… b. Thành công - hạn chế * Thành công: - Nhiều giáo viên bước đầu đã tích cực học tập nâng cao trình độ tin học để vận dụng không chỉ vào soạn giảng mà còn áp dụng vào dạy học. - Giáo viên đã chú trọng hơn đến công tác rèn kỹ năng tự học cho học sinh ở nhà. - Học sinh biết sử dụng tương đối thành thạo máy tính để vào mạng tìm kiếm thức thông qua các trang website đã được hướng dẫn . - Kỹ năng tự học ở nhà thông qua máy tính, mạng internet được nâng lên. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của nhà trường. * Hạn chế: - Một số giáo viên chưa tích cực học tập để sử hiệu quả máy tính, mạng internet để tự học và áp dụng vào dạy và học. - Nhiều gia đình còn khó khăn chưa trang bị được máy tính, mạng internet để phục vụ việc học cho con em. - Một số học sinh chưa tích cực rèn luyện kỹ năng tự học. c. Mặt mạnh- mặt yếu * Mặt mạnh: - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh sử dụng tối đa phòng máy trong việc dạy và học. - Nhiều phụ huynh đã quan tâm tới việc tự học của con em ở nhà hơn. - Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ tin học, tích cực tìm tòi học hỏi, nhiệt tình hướng dẫn học sinh. - Nhiều học sinh có ý thức tự giác học tập tốt. * Mặt yếu: - Ý thức trách nhiệm của một số giáo viên chưa cao. Chưa ý thức được việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Trình độ chuyên môn không đồng đều; trình độ tin học còn rất hạn chế ở một số giáo viên đã lớn tuổi. - Trình độ dân trí thấp, không quan tâm đến con cái, còn khoán trắng cho nhà trường. - Kỹ năng sống, tự học và việc tiếp thu kiến thức hạn chế. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Tự học là hoạt động phức tạp đối với học sinh tiểu học, cần sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình từ giáo viên, giám sát của phụ huynh. Hiệu quả của tự học trước hết là do tính tích cực tự học của học sinh quyết định. Tính tích cực tự học của học sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố từ chính bản thân học sinh đến các yếu tố tác động bên ngoài. - Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học của học sinh ở nhà. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra - Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp, có hai điểm trường, điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp cách trường chính hơn 8 cây số, nằm trên địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp. Điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp nhà trường chưa trang bị được phòng máy, học sinh chưa được học môn tin học, chưa tiếp cận được với CNTT.
Trang 1I Phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã rất phổ biến ở Việt Nam Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học Mặt khác, ngành giáo dục
và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập” Bởi vậy, trong những năm học gần đây, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục
và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo
Hiện nay các trường phổ thông hầu hết điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên, học sinh sử dụng vào quá trình dạy và học của mình Công nghệ thông tin
mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo
dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, sáng tạo
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục tiện ích ChemWin, LessonEditor/VioLet… Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học Nhờ
có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng Nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh tích cực tự học ở nhà Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập
Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học nói chung và trường tiểu học Dray Sáp nói riêng trình độ ứng dụng CNTT trong soạn giảng, dạy học, hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học còn nhiều hạn chế Nhiều giáo viên còn ngại khó, ngại thay đổi cái cũ, tiếp thu cái mới Bên cạnh
đó, trường có 57,1% là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số; một số không ít học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn Ở phân hiệu Buôn Kuốp chưa được trang bị được phòng máy, nối mạng nên các em chưa được học môn Tin học Đây là một thiệt thòi lớn cho các em Học sinh ở điểm trường chính thì có nhiều ưu thế
Trang 2hơn vì nhà trường đã trang bị phòng máy nối mạng, các em đã được học môn Tin học nhưng phần lớn các em chỉ sử dụng máy tính nối mạng trong các tiết học tin học Một
số ít tham gia thi các cuộc thi giải toán qua mạng Violympic, Tiếng Anh qua mạng Ioe
mà chưa thực sự thấy được vai trò to lớn của CNTT trong việc học tập mà đặc biệt là ứng dụng tích cực trong việc tự học
Qua thực tế dạy các môn học ở lớp 4,5 tôi nhận thấy các em hầu như chưa tích cực tìm tòi, học hỏi thêm nhất là việc tự học ở nhà thông qua mạng internet lại càng không Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn kiến thức của các em về cách sử dụng mạng internet còn vô cùng hạn hẹp cần được giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để giúp các em yêu thích và sử dụng được một số ứng dụng đơn giản nhất, cơ bản nhất để có thể tìm kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến bài học, môn học mà các em muốn tìm hiểu thêm thông qua mạng internet?
Trả lời câu hỏi này, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A trường tiểu học Đray Sáp năm học 2014 - 2015 Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy tinh thần ham học hỏi trong mỗi học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động, tự học,
tự tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện bản thân mình
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 tự học thông qua mạng Internet”.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của SKKN này là hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức thông qua mạng Internet nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi trong học tập nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện nay
I.3 Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 tự học thông qua mạng Internet
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Đội ngũ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Dây Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học 2014- 2015
- Nghiên cứu một số ứng dụng của công nghệ thông tin hữu ích trong việc tự học ở nhà của học sinh lớp 4,5
- Nghiên cứu thực trạng hướng dẫn kỹ năng tự học ở nhà cho học sinh của giáo viên, thực trạng tự học ở nhà của học sinh trường Tiểu học Drây Sáp
- Nghiên cứu để tìm ra hình thức tự học phù hợp với học sinh lớp 4,5 ở tất các môn học như: Tiếng Việt, Toán học, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh…
I.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
Trang 3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm chứng kết quả
- Phương pháp phân tích - xử lý số liệu
II Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận
Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ biến và mang tính thường nhật Trong học tập, Mạng internet có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn
Nâng cao quá trình tự học tự tìm hiểu kiến thức hướng đến sự học tập suốt đời Chương trình ở bậc tiểu học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề
ra Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục như nghị quyết trung ương Đảng đề ra Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng Trong 5 năm gần đây tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học ở lớp 4, 5 Tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy
Là giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi ở trường tiểu học Đray Sáp Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập các môn học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu các môn học chưa đồng đều, chậm Vì thế mà bản thân tôi không thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các
em Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với các môn học về những năm học sau Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng và các cách tìm hiểu thông tin, kiến thức nhằm nâng cao kiến thức Đồng thời phải hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức thông qua mạng Internet Giúp các em tăng khả năng tư duy, khả năng tự học thông qua đó tự hoàn thiện cách học hình thành nhân cách theo hướng học tập suốt đời
Cùng với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện thuận lợi
từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm tiếp cận với kho tri thức của nhân loại và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan Trong bài viết này tôi không đi sâu vào trình bày các phần mềm mà chỉ giới thiệu khả năng ứng dụng của việc học tập qua mạng như cách tìm kiếm thông tin, tư liệu, video, hình ảnh các bài tập và các vấn đề liên quan trong các môn học lớp 4,5 Nhằm giúp các em tăng khả năng chủ động trong việc tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng chúng vào thực tiễn Vì vậy tôi chọn
SKKN: “Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 tự học thông qua mạng Internet”
Trang 4II.2 Thực trạng
a Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
- Internet là một kho tư liệu khổng lồ với rất nhiều thông tin đa chiều (hình ảnh, thí nghiệm, tư liệu liên quan, bài tập) ở hầu hết mọi lĩnh vực Với học sinh có tư liệu ở hầu hết mọi môn học từ các môn khoa học tự nhiên đến các môn khoa học xã hội
- Người học dễ hiểu bài, dễ nhớ và dễ làm bài tập hơn, cả trong kiểm tra tự luận cũng như kiểm tra trắc nghiệm; bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra những vấn
đề, những quy luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự hứng thú, say mê, yêu thích hơn trong môn học
- Giải quyết nhiều nội dung trong một bài học, cung cấp kiến thức; tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc tự học
- Nhiều gia đình học sinh đã có máy tính, điện thoại kết nối mạng Internet
* Khó khăn
- Một số giáo viên chỉ quan tâm đến cách dạy mà “quên” đi cách học, phương pháp tự học của học sinh, chưa chú trọng việc hình thành năng lực tự học cho học sinh thì không thể giúp học sinh tự học, tự “làm giàu” kiến thức, có thêm ý thức học tập
thường xuyên và cả đời dẫn đến ý thức, thói quen và phương pháp tự học của học sinh
còn rất hạn chế
- Nhiều giáo viên, học sinh chưa biết cách sử dụng máy tính, mạng internet hiệu quả cho việc dạy và học
- Phải có máy vi tính hoặc điện thoại được kết nối mạng
- Trên mạng có rất nhiều thông tin nếu không được sự kiểm chứng sẽ gây nhiễu, không chính xác
- Gây mất tập trung dễ tham gia vào các trò chơi, các trang mạng có hại…
b Thành công - hạn chế
* Thành công:
- Nhiều giáo viên bước đầu đã tích cực học tập nâng cao trình độ tin học để vận dụng không chỉ vào soạn giảng mà còn áp dụng vào dạy học
- Giáo viên đã chú trọng hơn đến công tác rèn kỹ năng tự học cho học sinh ở nhà
- Học sinh biết sử dụng tương đối thành thạo máy tính để vào mạng tìm kiếm thức thông qua các trang website đã được hướng dẫn
- Kỹ năng tự học ở nhà thông qua máy tính, mạng internet được nâng lên Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của nhà trường
* Hạn chế:
- Một số giáo viên chưa tích cực học tập để sử hiệu quả máy tính, mạng
internet để tự học và áp dụng vào dạy và học
Trang 5- Nhiều gia đình còn khó khăn chưa trang bị được máy tính, mạng internet để phục vụ việc học cho con em
- Một số học sinh chưa tích cực rèn luyện kỹ năng tự học
c Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh sử dụng tối đa phòng máy trong việc dạy và học
- Nhiều phụ huynh đã quan tâm tới việc tự học của con em ở nhà hơn
- Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ tin học, tích cực tìm tòi học hỏi, nhiệt tình hướng dẫn học sinh
- Nhiều học sinh có ý thức tự giác học tập tốt
* Mặt yếu:
- Ý thức trách nhiệm của một số giáo viên chưa cao Chưa ý thức được việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề Trình độ chuyên môn không đồng đều; trình độ tin học còn rất hạn chế ở một số giáo viên đã lớn tuổi
- Trình độ dân trí thấp, không quan tâm đến con cái, còn khoán trắng cho nhà trường
- Kỹ năng sống, tự học và việc tiếp thu kiến thức hạn chế
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Tự học là hoạt động phức tạp đối với học sinh tiểu học, cần sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình từ giáo viên, giám sát của phụ huynh Hiệu quả của tự học trước hết là do tính tích cực tự học của học sinh quyết định Tính tích cực tự học của học sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố từ chính bản thân học sinh đến các yếu tố tác động bên ngoài
- Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học của học sinh ở nhà
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp, có hai điểm trường, điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp cách trường chính hơn 8 cây số, nằm trên địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp Điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp nhà trường chưa trang bị được phòng máy, học sinh chưa được học môn tin học, chưa tiếp cận được với CNTT
- Trình độ dân trí thấp, đời sống còn rất nhiều khó khăn Nhiều bậc cha, mẹ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu sự quan tâm đến con em trong việc học ở trường cũng như ở nhà, còn khoán trắng cho nhà trường
- Qua điều tra trình độ tin học của nhiều giáo viên còn rất hạn chế
- Kỹ năng sử dụng máy tính, mạng internet của học sinh để học tập vô cùng hạn hẹp
Trang 6- Qua khảo sát học sinh lớp 4, 5 về việc sử dụng máy tính, điện thoại kết nối mạng internet ở nhà của trường tiểu học Dray Sáp đầu năm học 2014-2015 Kết quả thu được như sau:
STT Lớp Tổng số
học sinh
Học tập Chơi game Hoạt
động khác
Không sử dụng
- Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy đại đa số các em học sinh khi vào mạng internet chỉ thích chơi game, xem phim, ca nhạc…
II.3 Giải pháp, biện pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nhìn rõ được thực trạng về kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên, khả năng tự học thông qua mạng internet ở nhà của học sinh để phát huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu Đồng thời đưa ra được những giải pháp phù hợp để nâng cao kỹ năng tự học ở nhà thông qua mang internet cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy- học và các phong trào mũi nhọn
- Học sinh hiểu được vai trò của việc tự học, có ý thức rèn luyện kỹ năng tự học
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Những điểm cần lưu ý trong việc tự học của học sinh tiểu học
Khác với việc tự học của học sinh cấp II, III, đại học việc tự học của học sinh tiểu học bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn của thầy cô giáo, có thể kết hợp với sự hỗ trợ của cha mẹ các em Bởi các em đang ở lứa tuổi ham chơi hơn ham học, ý thức học tập ở các em chưa cao Hướng dẫn học sinh tiểu học tự học cần lưu ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, không được thoát ly trình độ hiểu biết, sự suy nghĩ của các em Thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tự giác học tập, không áp đặt gò ép trẻ Kết hợp với gia đình yêu cầu bố trí giờ tự học cho học sinh học ở nhà, góc học tập của trẻ cần cách biệt với không gian sinh hoạt ồn ào của gia đình Các ngày nghỉ như chủ nhật, ngày lễ không buộc trẻ phải tự học, kết hợp cho trẻ vui chơi Quản lý thời gian tự học trên mạng của trẻ tránh tình trạng trẻ vào những trang mạng có hại, vừa học vừa chơi trò chơi…Khơi gợi giúp học sinh tự tìm nguồn động viên cho mình như: Hãy nghĩ đến thành quả Nguồn động viên chủ yếu đối với học sinh chính là sự công nhận từ thầy cô, bạn bè và gia đình trước sự tiến bộ hàng ngày của các em qua lời nhận xét khen ngợi, tuyên dương, hay điểm số cuối mỗi kì thi Mỗi cá nhân có thể tìm thấy cho mình những nguồn động viên khác nhau
* Tìm kiếm kiến thức trên mạng
Trang 7- Trong các môn học lớp 4,5 trên mạng có rất nhiều thông tin kiến thức, tư liệu, bài tập vô cùng hữu ích cho giáo viên, học sinh có thể sử dụng Đối với giáo viên để nâng cao kiến thức, trong quá trình tự học, tự tìm hiểu Đối với học sinh nâng cao quá trình tự học, tự tìm hiểu để có những kĩ năng cơ bản nhất phục vụ quá trình tự học suốt đời Tuy nhiên để có được kĩ năng cơ bản đó cần có sự hướng dẫn của giáo viên trước
vô số thông tin mà không hề có sự kiểm định
* Các trang web phục vụ tốt cho việc học tập các môn học lớp 4, 5
- http//google.com Trang web giúp các em học sinh tìm bài tập, tư liệu
- Youtube.com Trang web giúp các em học sinh tìm các video …
- Violet.vn Nhiều tư liệu, đề kiểm tra thường xuyên, học kì, bài tập nâng cao,
đề thi học sinh giỏi …
* Cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet:
Các mẹo cơ bản để tìm kiếm hiệu quả trên Google
Qua kết quả khảo sát các em hoc sinh khối 4,5 trường TH Dray Sáp ở trên có thể thấy rằng: Số lượng học sinh sử dụng Internet tương đối đông trên 70% qua điện thoại, qua máy tính… tuy nhiên phần lớn các em lại tập trung vào việc chơi game, xem phim… Còn số em tìm hiểu thông tin cho các môn học thì tương đối ít Mặt khác trong các em sử dụng cho học tập thì kĩ năng tìm kiếm thông tin sử dụng cũng chưa tốt
Vì vậy trước tiên cần cho các em biết cách sử dụng một số thao tác cơ bản nhất
về công cụ tìm kiếm google: "Dân ta phải biết sử ta Nếu mà không biết thì tra Google" là câu thơ đã khá quen thuộc với nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam, tuy nhiên, không ít người vẫn chỉ tra cứu với các câu lệnh đơn giản mà chưa khai thác hiệu quả công cụ này Chuyên viên Joyce Hau của Google châu Á - Thái Bình Dương cho hay chỉ cần thêm một số ký tự hoặc từ khóa đơn giản, người sử dụng có thể nhanh chóng có được thông tin họ cần
Khi không dùng dấu kép sẽ có rất nhiều kết quả không chính xác
Trang 8Dùng dấu ngoặc kép " " để có được kết quả chính xác với cụm từ cần tìm.
Để các em có thể sử dụng một số trang web vào việc tự học một cách hiệu quả tôi đưa ra một số ví dụ cụ thể sau: Để chuẩn bị tốt cho việc học bài mới mà giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu như môn Lịch sử lớp 4, tuần 12, bài: Chùa thời Lý các em chỉ cần về nhà thao tác trên máy tính, điện thoại có kết nối mạng vào google nhấp chuột vào ô tìm kiếm ngay lập tức màn hình sẽ xuất hiện những hình ảnh về chùa thời Lý và những dữ kiện Lịch sử có liên quan Khi nắm được những kiến thức do chính bản thân các em tìm hiểu được thì chắc chắn trong tiết học trên lớp các em sẽ rất tự tin, hào hứng tham gia thảo luân đóng góp ý kiến, nhận được sự tuyên dương khích lệ của thầy cô sẽ làm các em
có nhiều hứng thú hơn với việc học
Trang 9Để tham khảo thêm một số bài văn hay các em cũng vào google để tìm kiếm ví dụ: Những bài văn tả cảnh hay lớp 5 ngay lập tức trên màn hình sẽ hiển thị hàng loạt những chuyên mục để các em lựa chọn tham khảo để tích luỹ thêm kiến thức cho mình rất bổ ích
Hay để nâng cao chất lượng đại trà, mũi nhọn đối với môn toán lớp 4, 5 thì giáo viên
phát động phong trào thi giải toán qua mạng violympic sâu rộng để các em tham gia Để các
em tự tin tham gia cần hướng dẫn các em một số thao tác căn bản như: Vào youtube nhập
“hướng dẫn đăng ký thành viên violympic” vào ô tìm kiếm, trên màn hình sẽ hiển thị hướng
dẫn cập nhật thông tin rất cụ thể đầy đủ bằng video để các em đăng ký tham gia giải toán
Trang 10Để rèn luyện kỹ năng giải, cách giải các dạng toán violympic vào yuotube nhập “
Hướng dẫn giải toán violympic toán 4 vòng 2 năm 2014” rồi vào các video để giải rồi xem
cách giải so sánh với kết quả mình vừa giải Từ đó các em sẽ trau dồi kỹ năng giải toán của
mình rất hiệu quả
Bên cạnh đó để học được, học tốt môn toán lớp 4,5 không phải dễ vì vậy ngoài việc học trên lớp các em có thể tự tìm hiểu thêm trên mạng để củng cố kiến thức đã học cũng như tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân bằng việc tham gia trực tiếp giải toán qua các video hướng dẫn rất cụ thể uy tín có nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh đang theo dõi như: website 360do.vn