giải C cấp huyện .TÊN ĐỀ TÀI:“HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC, MỞ RỘNG, PHÁT HUY SÁNG TẠO BÀI TẬP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM TRONG SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ LỚP 9”.Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Vật Lý THCS Nên tôi luôn suy nghĩ là phải làm thế nào để có kết quả cao trong giờ giảng dạy nói chung và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi nói riêng. Bởi vậy, tôi luôn tự mình tìm hiểu và chủ động hỏi các anh chị đồng nghiệp, các thầy cô có tuổi đời đáng kính như Thầy Nguyễn Viết Hòa, Thầy Nguyễn Thanh Dũng thuộc cùng cơ quan ,Thầy Nguyễn Văn Chiến thuộc đơn vị trường THCS Lê Hồng Phong – Huyện krông Buk, cô Nguyễn Thị Kim Trang thuộc đơn vị trường THCS Phan Chu Trinh – TP Buôn Ma Thuột … cũng như tìm tòi các tài liệu tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.Lý do gì mà các em làm bài chưa tốt? Tôi rất lo lắng và cố gắng hơn trong giờ lên lớp. Bằng cách soạn giáo án thật chi tiết ở nhà với yêu cầu học sinh nắm bài tại lớp, biết áp dụng vào giải bài tập. Tiến hành kiểm tra phân loại học sinh kịp thời phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi. Đặc biệt là phải trang bị cho học sinh một số phương pháp, kỹ năng giải toán cơ bản. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: Giúp các em khai thác, mở rộng, phát huy sáng tạo bài tập áp dụng của chương trình vật lý THCS.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 9B Trường THCS Nguyễn Công Trứ – Krông Búk – Đăk lăk.Năm học 2015 – 2016
Trang 1
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BUK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
BÀI TẬP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM TRONG SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ
LỚP 9”.
NĂM HỌC: 2015-2016
Trang 2DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Vật Lý THCS Nên tôi luôn suy nghĩ là phải làm thế nào để có kết quả cao trong giờ giảng dạy nói chung
và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi nói riêng Bởi vậy, tôi luôn tự mình tìm hiểu và chủ động hỏi các anh chị đồng nghiệp, các thầy cô có tuổi đời đáng kính như Thầy Nguyễn Viết Hòa, Thầy Nguyễn Thanh Dũng thuộc cùng
cơ quan ,Thầy Nguyễn Văn Chiến thuộc đơn vị trường THCS Lê Hồng Phong – Huyện krông Buk, cô Nguyễn Thị Kim Trang thuộc đơn vị trường THCS Phan Chu Trinh – TP Buôn Ma Thuột … cũng như tìm tòi các tài liệu tham khảo và rút
ra kinh nghiệm cho bản thân
Lý do gì mà các em làm bài chưa tốt? Tôi rất lo lắng và cố gắng hơn trong giờ lên lớp Bằng cách soạn giáo án thật chi tiết ở nhà với yêu cầu học sinh nắm bài tại lớp, biết áp dụng vào giải bài tập
Tiến hành kiểm tra phân loại học sinh kịp thời phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi Đặc biệt là phải trang bị cho học sinh một số phương pháp, kỹ năng giải toán cơ bản
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Giúp các em khai thác, mở rộng, phát huy sáng tạo bài tập áp dụng của chương trình vật lý THCS
3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 9B Trường THCS Nguyễn Công Trứ – Krông Búk – Đăk lăk
Năm học 2015 – 2016
4 Phạm vi nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh khai thác, mở rộng, phát huy sáng tạo bài tập áp dụng định luật ôm trong sách giáo khoa vật lý lớp 9
5 Phương pháp nghiên cứu
-Vận dụng các kiến thức đã học ở trường sư phạm, kiến thức đã học trong sách giáo khoa 9, kiến thức trong tài liệu nghiên cứu như sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng môn vật lý THCS
-Dự giờ và trao đổi với các thầy giáo, cô giáo có bề dày kinh nghiệm ôn thi học sinh khá,giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém;những giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh,đồng nghiệp trong cụm tổ chuyên môn
Trang 4II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Chương trình Vật Lý bậc THCS được phân loại theo hai vòng, tại lớp 6, 7 các
em đã được học qua " Vòng 1" bao gồm các kiến thức các phần Cơ, Nhiệt, Điện, Quang nhưng ở mức độ thấp Tại chương trình học lớp 8,9 các em học sinh đã được bồi dưỡng lại các kiến thức trên nhưng ở mức độ cao hơn, được tiếp cận với một lượng kiến thức khá nhiều Các em có thể tiếp thu tốt trên cơ sở đã có những tích luỹ kiến thức nhất định về Vật lý học Trong chương trình lớp 9 bộ môn Vật
Lý được học 2 tiết/tuần, mục đích trang bị cho học sinh hệ thống lại kiến thức Vật
Lý căn bản về phần Điện, phần Quang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị cho học sinh tiếp thu được chương trình THPT để sau này tham gia các hoạt động sản xuất của xã hội
2 Thực trạng của vấn đề
a Thuận lợi - khó khăn
Học sinh của nhà trường đa phần có ý thức học tập tốt.Việc bố trí giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm hợp lí Đa phần học sinh là người dân tộc kinh Đảng ủy, chính quyền địa phương và phần đông người dân quan tâm đến giáo dục Tuy nhiên, vì khoảng cách từ nhà đến trường của các em tương đối xa nên việc tham gia học tập tại nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
b Thành công – hạn chế.
Với sự lãnh đạo của các cấp thì chất lượng giáo dục của nhà trường đang từng bước nâng lên.Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí , liên lạc
và dạy học đã gắn chặt mới quan hệ giữa nhà trường– chính quyền – người dân – học sinh – giáo viên
Tuy nhiên,với việc dạy học truyền thống thì học sinh lên lớp tiếp thu kiến thức từ giáo viên thông qua các tiết dạy, làm bài tập về nhà trong sách bài tập.Việc những
em học sinh đáp ứng được điều này là tương đối ít
c Mặt mạnh – mặt yếu.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn và yêu nghề rất nhiều
Cùng với đó là lòng yêu trẻ nên việc dạy học là rất nhiệt tình, chất lượng của tiết dạy là tương đối cao
Tuy nhiên, ý thức học tập tu dưỡng của một bộ phận học sinh còn yếu kém là một vấn đề thực tế hiện nay; Một số ít giáo viên chưa gương mẫu trong công việc cũng
Trang 5như chưa thực sự yêu nghề , mến trẻ ; Phương pháp dạy học của một số giáo viên còn chậm đổi mới, tính giáo dục toàn diện học sinh chưa cao
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động khác:
- Hiện nay, tôi nhận thấy là các loại hình vui chơi giải trí rất đa dạng và ngay gần với trường học, đại chúng đến tận nhà mỗi học sinh như các loại hình chơi game online , offline trên máy vi tính, trên điện thoại đang diễn ra tràn lan và chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn cản học sinh tham gia
- Một số học sinh vì điều kiện gia đình khó khăn, một buổi đi học, một buổi còn phải đi làm để phụ thêm thu nhập cho gia đình
- Việc học sinh đi học xa nhà và đang đi lại bằng xe bus là một bất cập thấy rõ khi tan trường hàng trăm học sinh nhồi nhét trên một đến hai chiếc xe bus
e Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra.
- Học sinh đi học với khoảng cách từ nhà đến trường trên 5km chiếm đến 2/3 lượng học sinh trong trường.(nguồn :chiến lược phát triển trường thcs Nguyễn Công Trứ giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020) Việc đi lại của học sinh chủ
học sinh Do đó, nhiều em đi xe bus về nhà mệt lử, ăn uống hời hợt nên không có sức để làm bài tập về nhà hay chuẩn bị bài
- Ngoài ra, một số phụ huynh vì quá quan tâm làm kinh tế nên bỏ mặc việc học tập của con em mình
- Đa số học sinh không hào hứng trong việc tìm tòi các cách phát triển một bài toán
có sẵn để có thể tổng quát lên thành dạng bài tập và rút ra phương pháp giải chúng
- Việc học sinh như các loại hình chơi game online, offline trên máy vi tính, trên điện thoại đang diễn ra tràn lan và chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn cản học sinh tham gia.Một số em cúp tiết, bỏ học để đi chơi game, thậm chí không cần làm bài kiểm tra định kì
- Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này ngay khi nhìn vào con điểm kiểm tra miệng của các em Việc học sinh về nhà không học bài cũ, không làm bài tập về nhà và không chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp là chuyện diễn ra thường ngày hiện nay.Từ đó mà chất lượng học tập của học sinh cứ suy giảm mà không thể hãm lại được
- Để đạt được mục đích trên hệ thống bài tập giữ vị trí quan trọng trong việc dạy và học ở trường THCS, thông qua việc giải bài tập học sinh được củng cố hoàn thiện kiến thức Vật lý đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào sản xuất Thực hiện tốt việc giải bài tập là phương tiện quan trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh thu hút sự chú ý lôi cuốn học sinh vào mọi quá trình tiếp thu bài giảng
Trang 6- Tuy nhiên nếu mỗi khi học xong một bài học, giáo viên chỉ cho thêm vài bài tập trong trương trình và học sinh chỉ biết giải các bài tập đó là xong thì các em dễ dẫn đến thụ động, khó tìm được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học; cho nên khi gặp một bài tập mới các em không biết bắt đầu từ đâu, kiến thức cần sử dụng là gì, vấn
đề nào cần làm trước, làm sau bởi các em không biết rằng một bài toán dù khó đến mấy cũng bắt đầu từ một bài toán dễ, từ những dữ kiện đơn giản nhất Nếu học sinh có thói quen tìm tòi, khai thác, mở rộng các bài toán đã học giúp các em có cơ
sở khoa học khi phân tích, phán đoán, tìm lời giải các bài toán khác một cách năng động hơn, sáng tạo hơn Từ chỗ giải được bài toán nhanh, gọn và chính xác các em vươn tới bài tập giải quyết mối liên hệ giữa các hiện tương vật lý khác nhau Nếu làm tốt điều này người thầy đã giúp các em học sinh tự tin hơn vào khả năng của mình và thêm phần hứng thú học tập
3 Giải pháp và biện pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh
- Kéo học sinh ra khỏi các trò chơi game vô bổ
- Thay đổi nhận thức của một bộ phân phụ huynh về việc giáo dục con chủ động hăng hái tích lũy kiến thức mới thay vì ỷ lại nhà trường
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Thay đổi phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm thấy hứng thú,say mê tìm tòi cái hay, cái mới của một bài toán.Từ một bài toán đã cho có thể phát triển ra các bài toán mới khác nhau Do đó phát huy tính sáng tạo và say mê tìm tòi của học sinh Từ đó kích thích tính tự học của học sinh
Khi học sinh đã có ý thức tự học thì tự nhiên sẽ giải quyết được đa số các vấn đề
đã nêu ở trên Và khi đó chúng ta bắt đầu thu được những thế hệ học sinh có chất lượng học tập tốt.Vì những kiến thức mà các em tìm ra thì các em sẽ nhớ rất lâu Sau đây là quy trình tiến hành ( 5 bước)và một số minh chứng bài toán thuộc chương trình vật lý 9 phần điện mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học như đã nêu
1 Đầu năm học, Giáo viên cho học sinh kiểm tra chất lượng đầu năm (có lý
thuyết và bài tập ) phân loại học sinh giỏi khá, trung bình, yếu kém để có cơ sở luyện tập và bồi dưỡng các em trong giờ luyện tập
2 Trong những giờ truyền đạt kiến thức mới, giờ thực hành, giờ ôn tập, giờ
luyện tập giáo viên soạn bài chu đáo xác định kiến thức trọng tâm học sinh cần nắm vững trong bài này, xác định phương pháp truyền thụ cho học sinh hiểu, hệ thống câu hỏi gợi mở phát huy được tư duy tích cực cả ba đối tượng giỏi, kha,ù trung bình, yếu
Trang 73 Trước khi vào tiết học mới giáo viên dành từ 3 – 6 phút để kiểm tra bài cũ
dưới dạng kiểm tra miệng hoặc viết hoặc hỏi học sinh trong tiết dạy khi cần thiết
và phù hợp đấy là việc làm rất cần thiết để giáo viên họ muốn biết được sự chuẩn
bị kiến thức của học sinh, những học sinh lười học giáo viên bộ môn kịp thời báo tin cho giáo viên chủ nhiệm biết để có biện pháp kịp thời
4 Chọn những bài tập ở nhà trong giờ trước cho học sinh hệ thống bài tập Vật
lý phải được lựa chọn sao cho phù hợp với thời gian và đối tượng học sinh số lượng bài tập không được nhiều quá làm mệt mỏi học sinh, làm hết hứng thú trong học tập nhưng cũng không nên quá ít Hệ thống bài tập phải vừa sức đối với học sinh Bài tập riêng cho đối tượng giỏi khá trung bình yếu Bài tập không nên dễ quá làm học sinh coi thường, không nên khó quá làm học sinh dễ nản
- Hệ thống bài tập lựa chọn theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sau đó là bài tập tổng hợp
- Nội dung bài tập phải phản ảnh chương trình đã học nhằm củng cố đào sâu vận dụng kiến thức
-Bài tập cho về nhà giáo viên hướng dẫn cách giải 1 số bài đặc trưng để học sinh hứng thú về định hướng giải tốt hơn trong quá trình chuẩn bị
5-Giờ luyện tập giáo viên chọn lại 1 số bài tập trọng tâm theo từng dạng bài từ
đơn giản đến phức tạp chọn như thế nào cho phú hợp 45 phút trong giờ luyện tập -Để giải bài toán Vật Lý tuỳ theo dạng bài tập để có nhiều phương pháp để giải
-Để giờ luyện tập thực sự giúp học sinh đào sâu kiến thức vận dụng kiến thức phát triển tư duy đạt kết quả cao giáo viên nên sử dụng các câu hỏi đáp phù hợp 3 đối tượng học sinh để huy động học sinh nào cũng phải làm việc tìm kết quả đúng Nên tránh tình trạng giáo viên tự giải bài tập cho học sinh chép hoặc chỉ môt hoặc vài học sinh làm bài tập còn cả lớp thụ động quan sát kết quả
Sau đây tôi đưa ra một số ví dụ khai thác kết quả một số bài tập ở sách giáo khoa vật lý 9 Đây cũng là bước tổng kết kinh nghiệm của bản thân trong thời gian qua Tất nhiên với bản thân trình độ, năng lực có hạn cho nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót trong suy nghĩ , vụng về cách viết Rất mong được sự góp ý của quý thầy, quý cô để bản thân ngày một hoàn thiện và công tác giáo dục của chúng ta ngày một tốt hơn
b.1 Kiến thức:
a) Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Biểu thức: I U
R
với U:là Hiệu điện thế, đơn vị là V
R: là điện trở đơn vị là
Trang 8I : là cường độ dòng điện, đơn vị là A b) Công thức điện trở: Điện trở của một dây dẫn, tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào bản chất của dây dẫn
Biểu thức: R l
s
với :là Điện trở suất, đơn vị là m
l: là chiều dài đơn vị làm
s : là tiết diện dây dẫn, đơn vị là m2
c) Đoạn mạch nối tiếp:
+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm
I = I1 = I2
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi điện trở
U = U1 + U2
=> Nếu đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp thì 1 1
2 2
U R
+ Điện trở tương đương R = R1 + R2 Nếu có n điện trở mắc nối tiếp thì R = R1 +
R2 +…+ Rn
d) Đoạn mạch song song:
+ Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mạch rẽ
I = I1 + I2
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi mạch rẽ
U = U1 = U2
=> Nếu đoạn mạch có 2 điện trở mắc song song thì 1 2
2 1
I R
+ Điện trở tương đương
1 2
td
R R R Nếu có n điện trở mắc song song thì
1 2
R R R R
b.2 Bài tập củng cố định luật OHM
Bài tập 1:
Người ta đặt vào hai đầu điện trở R1 = 10 một hiệu điện thế U = 12V
a) Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1
b) Giữ nguyên U = 12V và thay R1 bằng điện trở R2 khi đó cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 1
2
I
Tìm giá trị R2
Giải:
R1 = 10
U = 12V
a) Cường độ dòng điện qua R1 là:
Trang 9Áp dụng biểu thức định luật ôm: I U
R
=> I1 = 12
10 = 1,2A b) Theo câu a thì
I2 = 1 2
I
= 0,6 A => R2 =
2
U
I = 120,6= 20
a) I1 = ?
b) I2 = 1
2
I
=> R2 =?
* Từ bài tập số ở trên, khi học sinh đã hoàn thành thì tôi tiến hành phát triển câu c
để có bài toán 2 ở dưới đây
Bài tập 2:
Người ta đặt vào hai đầu điện trở R1 = 10 một hiệu điện thế U = 12V
a) Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1
b) Giữ nguyên U = 12V và thay R1 bằng điện trở R2 khi đó cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 1
2
I
Tìm giá trị R2
c) Biết R 2 có tiết diện 0,2 mm 2 và được làm bằng chất có điện trở suất là = 0,4.10 -6
m tìm chiều dài của điện trở R 2
=> học sinh sẽ vận dụng kiến thức ở bài tập 1, kết hợp với công thức tính điện trở
l
R
s
để tìm ra chiều dài dây dẫn: R l
s
=>l R s
=
6 6
20.0, 2.10
0, 4.10
= 10 m
b.3 Áp dụng định luật ohm cho bài tập mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp
Bài tập 3: cho đoạn mạch như hình vẽ:
Biết R1 = R2 = R3 = R tìm điện trở tương
đương Nếu gắn vào hai điểm AB một R1 R2 R3
hiệu điện thế U = 12 V, tìm hiệu điện thế
giữa 2 đầu mỗi điện trở
Giải:
Áp dụng công thức tính điện trở R đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
Rtđ = R1 + R2 + R3 => Rtđ = 3R ()
Thông thường khi gặp dạng bài tập như trên, học sinh thường áp dụng công thức định luật ôm để tìm I theo R rồi từ đó tính các giá trị U1, U2, U3
Chẳng hạn: I U
R
= 12
3R=4
R => U1 = I R1 = 4
R.R = 4V
U2 = I R2 = 4
R.R = 4V
U3 = I R3 = 4
R.R = 4V Trong trường hợp trên, tôi lại dẫn dắt cho các em áp dụng công thức liên hệ giữa U
và R trong đoạn mạch mắc nối tiếp
Ta có:
1 1
2 2
U R =1 => U1 = U2 ; 2 3
3 2
R U
U R =1 => U2 = U3 ;
=> U1 = U2= U3 (*)
Trang 10mặt khác trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì U =U1 + U2+ U3 (**)
từ (*) và (**) nên U1 = U2= U3 =
3
U
= 12
3 = 4V
Bài tập 4: cho đoạn mạch như hình vẽ:
Biết R4 = R5 = R6 = r Biết cường độ
dòng điện qua mạch chính bằng I = 3A
Tìm điện trở tương và cường độ
Giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch
Áp dụng công thức tính điện trở tương đương cho đoạn mạch mắc song song
1 2
R R R R Áp dụng vào bài toán ta có
=>
4 5 6
td
R R R R => 1 1 1 1 3
td
R r rr r => Rtđ =
3
r
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
Áp dụng công thức : 1 2
2 1
I R
Ta có; 4 5
5 4
R
I
I R = 1 ; 5 6
6 5
I R =1 nên: I4 = I5 = I6(*)
Mặt khác: I = I4 + I5 + I6 (**) ( cường độ qua mạch song song)
Từ (*)(**) => I4 = I5 = I6 = 3
3 = 1 A
Kết hợp bài toán 3 và bài toán 4 ta sẽ có nhiều dạng bài tập mắc hỗn hợp.
Bài tập 5
Cho đoạn mạch như hình vẽ:
Biết R1 = R2 = R3 = R; R4 = R5 = R6 = r Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch
Giải:
Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được đoạn mạch trên gồm RAB nối tiếp với RBC
Từ bài tập 3 => R = 3R
R6 R5 R4
A
R6 R5 R4