1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy

106 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 11 6. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 12 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY .......................................................... 12 1.1. Vài nét về nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại .................. 12 1.1.1. Sơ lược về hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam trước 1975.... 13 1.1.2. Sự xuất hiện phong phú và mới mẻ của nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975 ............................................................................................................. 18 1.2. Cơ sở xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy .............. 23 1.2.1. Từ quan sát chiêm nghiệm đến trải nghiệm cuộc sống của người phụ nữ................................................................................................................. 24 1.2.2. Tình yêu thương và sự cảm thông....................................................... 28 1.3. Vị trí của nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý ........................ 32 1.3.1. Vị trí nhân vật nữ................................................................................ 32 1.3.2. Nhân vật nữ là nơi gửi gắm tâm tư của nhà văn.................................. 36 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY .......................................................... 40 2.1. Sự đa dạng trong thế giới nhân vật nữ ................................................... 40 2.1.1. Đa dạng về lứa tuổi............................................................................. 40 2.1.2. Đa dạng về phương diện xã hội .......................................................... 43 2.2. Tình cảnh và số phận của nhân vật nữ ................................................... 46 2.2.1. Éo le trong cuộc sống ......................................................................... 46 2.2.2. Bi kịch trong tình yêu ......................................................................... 49 Luận văn: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy 2 2.3. Vẻ đẹp và sức sống của nhân vật nữ ...................................................... 51 2.3.1. Vẻ đẹp ngoại hình giàu sức sống ........................................................ 51 2.3.2. Giàu lòng vị tha, đức hi sinh âm thầm lặng lẽ..................................... 55 2.3.3. Sức sống nội tâm mãnh liệt................................................................. 58 2.3.3.1. Ẩn chứa khát vọng........................................................................... 58 2.3.3.2. Giữ niềm tin cho chính mình ........................................................... 62 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY........................................... 69 3.1. Miêu tả nhân vật qua vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm ............................... 69 3.1.1. Miêu tả ngoại hình.............................................................................. 69 3.1.2. Miêu tả nội tâm .................................................................................. 72 3.1.3. Đối thoại và độc thoại của nhân vật .................................................... 76 3.2. Tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật .......................................... 81 3.2.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................... 81 3.2.1.1. Đồng hiện thời gian quá khứ và hiện tại .......................................... 81 3.2.1.2. Thời gian hồi ức, tâm tưởng............................................................. 82 3.2.2. Không gian nghệ thuật........................................................................ 84 3.2.2.1. Không gian sinh hoạt....................................................................... 85 3.2.2.2. Không gian văn hóa......................................................................... 87 3.2.2.3. Không gian tâm tưởng ..................................................................... 89 3.3. Tình huống truyện và kết cấu với việc thể hiện nhân vật nữ .................. 91 3.3.1. Tình huống truyện bộc lộ thế giới nội tâm và tạo bước ngoặt cho số phận nhân vật ............................................................................................... 91 3.3.2. Kết cấu truyện với sự thể hiện nhân vật nữ ......................................... 93 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 98 Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp của luận văn 11

6 Cấu trúc luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 12

1.1 Vài nét về nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại 12

1.1.1 Sơ lược về hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam trước 1975 13

1.1.2 Sự xuất hiện phong phú và mới mẻ của nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975 18

1.2 Cơ sở xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 23

1.2.1 Từ quan sát chiêm nghiệm đến trải nghiệm cuộc sống của người phụ nữ 24

1.2.2 Tình yêu thương và sự cảm thông 28

1.3 Vị trí của nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý 32

1.3.1 Vị trí nhân vật nữ 32

1.3.2 Nhân vật nữ là nơi gửi gắm tâm tư của nhà văn 36

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 40

2.1 Sự đa dạng trong thế giới nhân vật nữ 40

2.1.1 Đa dạng về lứa tuổi 40

2.1.2 Đa dạng về phương diện xã hội 43

2.2 Tình cảnh và số phận của nhân vật nữ 46

2.2.1 Éo le trong cuộc sống 46

2.2.2 Bi kịch trong tình yêu 49

Trang 2

2.3 Vẻ đẹp và sức sống của nhân vật nữ 51

2.3.1 Vẻ đẹp ngoại hình giàu sức sống 51

2.3.2 Giàu lòng vị tha, đức hi sinh âm thầm lặng lẽ 55

2.3.3 Sức sống nội tâm mãnh liệt 58

2.3.3.1 Ẩn chứa khát vọng 58

2.3.3.2 Giữ niềm tin cho chính mình 62

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 69

3.1 Miêu tả nhân vật qua vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm 69

3.1.1 Miêu tả ngoại hình 69

3.1.2 Miêu tả nội tâm 72

3.1.3 Đối thoại và độc thoại của nhân vật 76

3.2 Tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật 81

3.2.1 Thời gian nghệ thuật 81

3.2.1.1 Đồng hiện thời gian quá khứ và hiện tại 81

3.2.1.2 Thời gian hồi ức, tâm tưởng 82

3.2.2 Không gian nghệ thuật 84

3.2.2.1 Không gian sinh hoạt 85

3.2.2.2 Không gian văn hóa 87

3.2.2.3 Không gian tâm tưởng 89

3.3 Tình huống truyện và kết cấu với việc thể hiện nhân vật nữ 91

3.3.1 Tình huống truyện bộc lộ thế giới nội tâm và tạo bước ngoặt cho số phận nhân vật 91

3.3.2 Kết cấu truyện với sự thể hiện nhân vật nữ 93

PHẦN KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 3

Lêi c¶m ¬n

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS Nguyễn Văn Long

người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Hà Nội, tháng 7năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhƣ Quỳnh

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay trải qua bao chế độ xã hội vẫn tập trung thể hiện hình ảnh con người Việt Nam ở các thời đại, trong đó không thể thiếu hình ảnh người phụ nữ Từ văn học dân gian, người phụ nữ đã là hình ảnh đẹp được nhắc đến trong những câu ca dao, truyện cổ tích Đến văn học trung đại, trong xã hội trọng nam khinh nữ, bị gò ép trong những tam tòng tứ đức mà người phụ nữ vẫn là hình tượng đẹp trong thơ văn Văn học Cách mạng viết về người phụ nữ với niềm tự hào và ngợi ca, hình ảnh những người phụ nữ đẹp toàn diện, nhân vật loại hình tiêu biểu cho hình tượng nhân vật nữ ở giai đoạn này Từ sau 1975, lịch sử đất nước bước sang trang mới, đời sống xã hội, con người thay đổi lớn lao Trong hoàn cảnh mới thì văn học cũng có nhiều đổi mới Cảm hứng sử thi của con người trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc được thay bằng cảm hứng thế sự đời tư với những con người trong cuộc sống đời thường, văn học càng đi sâu, tìm tòi khai thác

về chủ đề người phụ nữ Đặc biệt hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại trở thành hình ảnh nổi bật trên văn đàn Các nhà phê bình gọi đây là hiện tượng “ văn học mang gương mặt nữ” Hình ảnh những người phụ nữ hôm nay trong các mối quan hệ xã hội, trong tình yêu, trong cuộc sống nội tâm được thể hiện mạnh mẽ vào trong tác phẩm văn học:

sự xuất hiện của nhiều cây bút mới đầy bản lĩnh đã đưa vào tác phẩm của mình hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp, không hề né tránh

cả những khi phản ánh những góc khuất của đời sống, của con người [40]

Trong đó có sự góp mặt đông đảo của đội ngũ nhà văn nữ Nhà văn nữ viết

về nhân vật nữ mang lại cho văn học những màu sắc riêng, góc nhìn và khả năng riêng Các cây bút nữ tiêu biểu như Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê , rồi đến Võ Thị Hảo, Y Ban Có những cây bút nữ xuất hiện muộn hơn nhưng tài năng thì sớm đã được khẳng định như nhà văn Đỗ Bích Thúy

Trang 5

Tìm hiểu về đề tài nhân vật nữ của một nhà văn nữ đương đại cũng là tìm hiểu

về một xu hướng thẩm mĩ mà giới văn học và xã hội đang quan tâm

Đỗ Bích Thúy là một cây bút trẻ xuất sắc trên văn đàn và trong đội ngũ các nhà văn nữ Tài năng của chị đã được khẳng định ngay từ những tác phẩm đầu tay và qua các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi tác phẩm Tuổi xanh của báo tiền phong 1995; Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ quân đội 1999 – 2000; Giải ba cuộc thi sáng tác văn học của Nhà xuất bản thanh niên 2003

Một thành công nữa không thể không kể đến của chị đó là truyện ngắn “Tiếng

đàn môi sau bờ rào đá” được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành phim với

nhan đề “Chuyện của Pao” và đạt giải cánh diều vàng năm 2005 Với những

thành công trên, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn đã chứng rỏ tài năng của nữ nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy ở thể loại này Sáng tác của chị nói chung và ở thể loại truyện ngắn nói riêng đã thể hiện một cá tính sáng tạo, một tâm hồn nhạy cảm, một lối đi riêng, với những tìm tòi riêng Từ những trải nghiệm, những chiêm nghiệm của bản thân và từ tình yêu thương tự đáy lòng trang văn đã cho độc giả được sống trong thế giới của chị vùng cao, được ở trong cái thung lũng đầy nắng và gió mà tuổi thơ của chị đã đi qua, được tiếp xúc với những con người bước ra từ những câu chuyện của chị

Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy dành một vị trí lớn và sự quan tâm đặc biệt cho nhân vật nữ Người phụ nữ xuất hiện với vai trò là hình tượng nhân vật trung tâm trong hầu hết truyện ngắn của chị Từ những trải nghiệm và quan sát của bản thân chị đã khắc họa hình ảnh những người phụ nữ với cái nhìn riêng, với tình cảm riêng Nhân vật nữ nhà văn còn dành cho họ một tình yêu thương

và sự cảm thông sâu sắc, phát hiện ở họ vẻ đẹp không những ở ngoại hình mà còn ở cả chiều sâu của tâm hồn Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đã được thể hiện với hình ảnh nổi bật qua nhiều phương diện nghệ thuật tạo nên đặc sắc trong sáng tác của nhà văn Mỗi nhân vật là một màu sắc góp phần tạo nên bức tranh sinh động trong thế giới phụ nữ Nhân vật nữ trong

Trang 6

truyện ngắn của Đỗ Bích đa dạng về lứa tuổi, về hoàn cảnh Mỗi nhân vật là một mảng ghép tạo nên bức tranh sinh động về hình ảnh người phụ nữ Khi đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy nói riêng và các thể loại sáng tác của chị nói chung đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc Những câu chuyện của chị không sục sôi khiến người đọc phải nghiến ngấu, nhưng cũng khó có thể bỏ

dở Vì chúng có sức hấp dẫn riêng đến lạ thường

Chọn đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy làm đối

tượng nghiên cứu cho luận văn, chúng tôi mong muốn được góp thêm căn cứ

để đánh giá toàn diện hơn về sáng tác của Đỗ Bích Thúy nói riêng và các nhà văn nói chung trong nền văn học đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Đỗ Bích Thúy đến với văn chương là ở cái duyên với nghiệp văn, và còn

ở cả tài năng của một tâm hồn văn chương được biểu hiện từ rất sớm Là một cây bút với tài năng được thể hiện ngay từ những tác phẩm đầu tay, sáng tác của Đỗ Bích Thúy đã được đón nhận và phản ứng tích cực từ phía độc giả Đã

có nhiều bài viết và ý kiến bàn về sáng tác, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, thể hiện sự trân trọng, ghi nhận đóng góp của nhà văn Bên cạnh đó còn có các báo cáo khoa học, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn nghiên cứu các đề tài nghiên cứu về sáng tác của chị ở nhiều góc độ, nhiều phương diện nghệ thuật Thêm vào đó là các bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn, những bài tâm sự của chính tác giả Đỗ Bích Thúy đã gợi mở nhiều điều giúp chúng tôi thực hiện đề tài này Sau đây là các ý kiến và những bài nghiên cứu tiêu biểu

2.1 Những ý kiến chung về sáng tác của Đỗ Bích Thúy

Được biết đến với biệt danh “nhà văn miền núi” bởi những tác phẩm

mang đậm dấu ấn vùng quê Hà Giang như Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Bóng

của cây sồi và Những buổi chiều đi ngang cuộc đời - nhà văn Đỗ Bích Thuý

trải lòng: Đối với một nhà văn, điều quan trọng nhất là tìm được cho mình

một “mảnh đất” để lao động văn chương Một mảnh đất màu mỡ, giàu tài

Trang 7

nguyên, và mình lại thấu hiểu nó, quan trọng, chưa nhiều người từng cày xới, thì đó là điều vô cùng may mắn Miền núi chính là mảnh đất của tôi Tôi đã viết một cách háo hức, hăm hở, say mê (Đỗ Hương - “Hương vùng cao” qua sáng tác của Đỗ Bích Thúy) Đọc tác phẩm của chị và cảm nhận thấy các

truyện ngắn được viết nên thật tự nhiên - như hơi thở - như là chính cuộc sống vậy Đó là nơi ương mầm và gieo trồng thành công hạt giống tâm hồn văn chương Đỗ Bích Thúy

Ý kiến của Chu lai về tập truyện đầu tiên Sau những mùa trăng với nhận

định về cách viết của Đỗ Bích Thúy, nhà văn đã mang đến một món ăn mới lạ

cho người đọc Lối viết văn nhẹ nhàng, tình cảm, không ồn ào mà dịu nhẹ,

chênh vênh, chấm phá, không dài dòng, không đa ngôn Sau những mùa trăng

đã bước đầu ghi nhận những thành công của Đỗ Bích Thúy về nghệ thuật viết truyện ngắn, một phong cách văn chương mang màu sắc riêng Một lối viết

nhẹ nhàng, thanh khiết như dòng suối nguồn miệt mài chảy không ngừng Bài viết của Dương Bình Nguyên với nhan đề “Đỗ Bích Thúy - sự

mềm mại quyết liệt” đã chỉ ra nét đặc trưng trong giọng văn của chị: Trong văn chương, Đỗ Bích Thúy cũng không quá ồn ào, những câu văn của chị như những dòng chảy ký ức, mãnh liệt và bản năng Nhưng nếu tiếp xúc với chị, cảm nhận thật rõ sự chân thành, và cũng cảm nhận thật rõ sự mạch lạc trong tư duy của chị Nhận xét này đã cho chúng ta cái nhìn rõ nét về

không những văn mà còn về phần nào con người của nhà văn Những dòng chữ, những câu văn giản dị nhưng lại để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc cũng như chính con người chị

Đỗ Bích Thúy được đánh giá là một trong những cây bút không ngừng lớn mạnh bên cạnh một số nhà văn nữ đương đại Đó là nhận xét của Nguyễn

Hòa với bài viết “Nhà văn nữ thời chuyển dịch văn học” Bài viết đánh giá

cao về những mặt đóng góp tích cực của nhà văn trong những sáng tác của mình Bằng tài năng và tâm huyết, cũng với những nhà văn nữ khác cùng

Trang 8

thời, chị đã mang hơi thở, nhịp sống hiện đại vào những trang văn của mình, góp phần vẽ nên bức tranh hiện thực về cuộc sống hiện đại Qua đó, Đỗ Bích Thúy được đánh giá và nhìn nhận với vị trí là một cây bút trẻ có năng lực, đầy triển vọng trên con đường với sự nghiệp sáng tác văn chương

Trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét,

để lại dư vị khó quên trong lòng độc giả Đó là những lời nhận xét của tác giả

Điệp Anh trong bài: Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ trên số báo văn

nghệ trẻ ra ngày 11/3/2001 Không cần phô diễn nhưng vẫn mở ra trước mắt người đọc khung cảnh nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ, những ánh mắt tình tứ, những nụ cười duyên dáng trao nhau của những người con trai, con gái nơi

chợ tình Những nhận xét của tác giả Lê Thanh Nghị trong tập truyện: Khát

vọng về hạnh phúc, những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở vùng đất độc đáo, đầy những kỉ niệm đã tạo ra trong ngòi bút của

Đỗ Bích Thúy đầy niềm xúc động chân thành, chảy dào dạt trên trang viết không thể không nghĩ đến một ngày Đỗ Bích thúy sẽ trở thành một cây bút thật sự trưởng thành của văn xuôi Việt Nam hiện đại Đó là một trong những

tập truyện khi chị đang trên con đường đi tới những thành công Tác giả đã nói đúng, càng ngày chị càng trưởng thành hơn trên con đường sự nghiệp văn chương, và có những đóng góp ở những thể loại khác nhau, đặc biệt là truyện ngắn với sự khẳng định vị trí của mình trong nền văn xuôi đương đại

Tác giả Trung Trung Đỉnh trong bài viết “Đọc truyện ngắn Đỗ Bích

Thúy” của mình đã nói: Tôi cũng là người mê viết truyện ngắn và mê cao nguyên đá kì vĩ Hà Giang, nhưng đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, tôi thực

sự ngả mũ chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu Một mở đầu mơ ước của một nhà văn [8] Ngay từ bước khởi đầu với những tác phẩm đầu tay nữ nhà

văn đã để lại ấn tượng sâu sắc về không gian, thời gian, con người vùng cao nguyên, để những chất men làm say lòng người cứ thể ngầm dần, ngấm dần vào những ai đang bước vào nơi ấy Một thứ văn chương dung dị về miền núi,

Trang 9

về cao nguyên đầy nắng gió với những truyền thống văn hóa với những miêu

tả tài tình con người và cuộc sống nơi đây với những tập quán, lễ hội Văn chương của chị khiến người đọc được đắm chìm trong cuộc sống đầy màu sắc, đầy tiếng nhạc, khung cảnh đầy âm sắc rực rỡ

Hoàng Nhung trong bài “Những day dứt, ám ảnh trong Đàn bà đẹp” có

nhận xét: mỗi truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường không có cốt truyện, nếu

có thì cũng chỉ tóm được trong vài ba câu Nhưng mỗi câu chữ thường được chị chắt lọc rất kỹ càng, ẩn chứa hình ảnh một con người, một vùng đất và sâu thẳm trong đó là những cảm xúc cô đọng, dồn nén, như bóp chặt con tim lại,

vì những gì mà nhân vật đang trải qua Mỗi câu văn đã chạm đến trái tim người đọc, đến phần ẩn ức sâu xa nhất mà mỗi con người có thể nghĩ đến nên văn của chị cứ nhẹ nhàng, sắc bén, len lỏi vào trong tâm trí người đọc và ngự trị ở đó khiến người ta không khỏi ám ảnh, day dứt Ám ảnh về những thân phận, những kiếp người trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những phụ nữ đẹp, đẹp về cả ngoại hình lẫn chiều sâu tâm hồn

Chia sẻ tại buổi ra mắt hai cuốn sách mới tập truyện ngắn Đàn bà đẹp và tản văn Đến độ hoa vàng, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận xét: “Đỗ Bích Thúy

có hai điểm mạnh ở văn chương Một là, dù viết truyện ngắn hay tản văn, đều

từ sự chiêm nghiệm đời sống chắt lọc và quan sát con người, sự vật rất tinh

tế Chính nhờ đó bạn đọc phát hiện ra đời sống tinh thần phong phú của con người với những tầng, vùng văn hóa khác biệt, sâu sắc; nhất là những sáng tác liên quan đến Hà Giang nơi chị gắn bó Thứ hai, văn chị đằm thắm và ăm

ắp cái tình, cái tình với người và vật được tải ở văn phong, ở từng câu chữ tinh lọc, có khi tới day dứt, ám ảnh Văn chương, suy cho cùng, cốt ở cái tình; tài ở cái tình của riêng mình nhờ bao quát mà thành ra của người Đỗ Bích Thúy, từ khi xuất hiện tới nay, luôn đẫm cái tình ở văn và chính điều này đã neo giữ bạn đọc thủy chung với các sáng tác của Thúy” Nhận xét nói đến

một trong những cơ sở khi Đỗ Bích Thúy viết văn, đặc biệt là sử dụng những

Trang 10

điểm mạnh đó vào trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ Chính cơ sở

đó đã giúp nhà văn thành công trong việc khắc họa nội tâm nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc

Viết lời tựa cho tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất sắc nhất hiện

nay: So với thời còn là “ngải đắng ở trên núi”, ngòi bút Đỗ Bích Thúy tươi tắn

hơn, đa dạng hơn và điêu luyện hơn nhiều Một nhận xét khẳng định sự trưởng

thành hơn ở cách viết, cách xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn

Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu “không khí tự truyện” qua “Tiếng

đàn môi sau bờ rào đá” của Đỗ Bích Thúy đã bước đầu đi vào tìm hiểu

những đặc điểm, những đặc sắc cũng như thành công trên một số phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, là cơ sở ban đầu cho chúng tôi đi sâu vào đề tài nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Lời văn nghệ thuật trong “Tiếng đàn

môi sau bờ rào đá” [1] đã đi sâu khai thác quan niệm về lời văn nghệ thuật và

nguyên tắc tổ chức tạo nên lời văn nghệ thuật; nguyên tắc tổ chức lời văn nghệ thuật; các thành phần cơ bản trong lời văn trần thuật của truyện ngắn Đỗ

Bích Thúy Luận văn thạc sĩ: Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của

Đỗ Bích Thúy đã khẳng định sáng tác của Đỗ Bích Thúy trong văn xuôi Việt

Nam đương đại về đề tài dân tộc và miền núi; con người miền núi và một số phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy [23] Luận văn thạc

sĩ khoa học: Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy từ góc độ thể loại [60], đã tìm hiểu

sâu vào truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ở vấn đề thể loại qua các phương diện: nghệ thuật xây dựng kết cấu và tạo tình huống; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Các khóa luận tốt nghiệp và luận văn có đề cập và tìm hiểu về đề tài liên quan đến các sáng tác của nhà văn đã nêu ở trên là cơ sở tài liệu tham khảo và những gợi mở cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình

Trang 11

2.2 Những ý kiến về nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Đê tài nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, Nguyễn

Phương Liên trong bài “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” thể hiện nét độc đáo,

vẻ đẹp đời sống tinh thần, chiều sâu tâm linh của người dân tộc thiểu số giản

dị và sâu sắc Vẻ đẹp, đức hạnh của người phụ nữ vùng cao nói riêng, của người phụ nữ Việt Nam nói chung trong đời sống vùng cao trước những chuyển đổi của cơ chế thị trường Tác giả Hoàng Nhung trong bài “Những

day dứt, ám ảnh trong Đàn bà đẹp”: Bên trong mỗi trang văn khắc họa thân phận người phụ nữ là rất nhiều đau đớn và nước mắt Và cái chết, như định đoạt số mệnh, là dấu hiệu cuối cùng kết thúc chuỗi bi kịch dài đeo đẳng kiếp sống Hiện thực cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại đang được

đi sâu để khám phá, để miêu tả cụ thể Những góc nhìn đó giúp chúng ta hiểu

rõ hơn về người phụ nữ hôm nay, người phụ nữ trong xã hội hiện đại để có sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ

Tác giả Ngọc Ánh khẳng định trong bài viết về đức hi sinh cao cả của

người phụ nữ vùng cao trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy: “Mỗi người có một

hoàn cảnh éo le khác nhau song họ đều lựa chọn một cách sống giống nhau:

âm thầm hi sinh, cam chịu số phận, để trong những hoàn cảnh éo le nhất của cuộc đời nhân vật của Đỗ Bích Thúy không có hành vi quẫy đạp, bứt phá, không ganh tị, cay nghiệt với mọi người mà chỉ âm thầm chịu đựng một mình” Một cách sống của người phụ nữ trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy,

những con người sống với bề ngoài như chiếc bóng, nhưng thực ra họ đang

âm thầm hi sinh cho gia đình, cho những người yêu thương xung quanh họ

Tác giả Nguyên Trang viết: “Đọc Thúy để thấy một tâm hồn tinh tế, một

sự dung cảm nghệ sĩ, sự nâng niu vẻ đẹp cuộc sống trong mỗi câu chữ Đọc Thúy để thấy khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của con người, đặc biệt là người phụ nữ vùng cao bình dị”

Trang 12

Tập truyện ngắn “Đàn bà đẹp” được ra mắt bạn đọc năm 2013 đã thu

hút nhiều ý kiến đánh giá

Báo Đà Nẵng trong chuyên mục Giới thiệu sách có bài “Những day dứt,

ám ảnh trong Đỗ Bích Thúy” có đoạn: “Người phụ nữ trong truyện ngắn của

Đỗ Bích Thúy đẹp, có thể là rất đẹp Từ những cô gái miền núi má đỏ, váy áo rực rỡ đến những cô gái thành phố hiện đại từ đầu đến chân, tất cả đều đẹp

Có phải vì chị cũng là người phụ nữ viết văn rất đẹp, đẹp nền nã từ giọng điệu đến cử chỉ, vì thế bao giờ cũng đáng yêu và để lại ấn tượng mạnh trong người đọc” Bài viết đã khẳng định về vẻ đẹp của người phụ nữ được nhà văn khắc

họa trong tập truyện ngắn Đàn bà đẹp nói riêng và trong các truyện ngắn của

Đỗ Bích Thúy nói chung Những nhân vật đẹp cả về ngoại hình lẫn tính cách

Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan với bài viết “Đàn bà đẹp - Tập truyện

ngắn của Đỗ Bích Thúy: thổ cẩm văn chương” đăng trên báo Hà Nội mới

nhận định “mười hai truyện trong “Đàn bà đẹp” đều xoay quanh những

chuyện tình không thể thành công, trong đó các nhân vật đàn bà đều đẹp, đôi khi vẹn cả tài - sắc”

Tâm sự của Đỗ Bích Thúy trong buổi ra mắt sách mới: “Tôi luôn viết về

những thứ thân thuộc”: Người viết nào cũng có nỗi sợ thường trực là lặp lại chính mình, tôi cũng không phải ngoại lệ Nhưng sợ không có nghĩa là không viết gì nữa… cho nó an toàn Vả lại, có lặp lại, có cũ kỹ, “chả có gì mới” hay không thì phải tùy vào cách đánh giá của bạn đọc Đó là tài năng của chị khi

sáng tác ở một hiện thực mới mà không bị lặp lại chính mình mà cũng không đánh mất mình

Báo phụ nữ số ra ngày 23-03-2013 trong bài: Nhà văn Đỗ Bích Thúy:

“Không có tình yêu thì sống làm sao?” có đoạn viết: Hầu như nhân vật nữ

nào của tôi cũng có một số phận, một gương mặt buồn bã và họ cứ phải chật vật, vất vả mãi để đi tìm những mảnh sáng hiếm hoi cho cuộc đời mình Tôi thường nghĩ, phụ nữ ở ta ít khi được sống cho mình, mà toàn sống cho người

Trang 13

khác, lấy niềm vui của người khác làm lẽ sống cho mình Phụ nữ miền núi càng thiệt thòi hơn Mười mấy tuổi, như bông hoa vừa mới hé thì đã làm vợ, làm mẹ rồi Cuộc đời từ đấy là cam chịu, nhẫn nhịn, hy sinh Tôi thích kiểu phụ nữ dám làm tất cả để giành lấy tình yêu của mình Đàn bà ấy, không có tình yêu thì sống làm sao, không làm mẹ thì sống làm sao? Cho nên ở nhiều nhân vật, tôi luôn để họ cố gắng vượt qua tất cả trở ngại, kể cả cái chết, để giành lấy tình yêu của mình, dù không phải sự cố gắng nào cũng thành công

Từ lời tâm sự trên ta hiểu được cơ sở nền tảng cho chị xây dựng hình ảnh nhân vật nữ trong các sáng tác của chị, đặc biệt là người phụ nữ miền núi

Bên cạnh đó là báo cáo khoa học với đề tài: Hình tượng người phụ nữ

miền núi trong một số sáng tác của Đỗ Bích Thúy, đã bước đầu phác họa

những cái nhìn đầu tiện về người con gái miền núi với những nét đẹp riêng Những ý kiến kể trên tuy mới dừng lại ở những cảm nhận, đánh giá nhưng cũng là những gợi ý, định hướng cho chúng tôi trong việc nghiên cứu

đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy”

3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy để thấy được tài năng của nhà văn trong xây dựng nhân vật nữ và trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được thể hiện qua các phương diện: quan niệm

Trang 14

nghệ thuật về con người, vẻ đẹp của nhân vật nữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Đỗ Bích Thúy

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát của đề tài này là toàn bộ truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, bên cạnh đó có tham khảo các tập tản văn của tác giả Chúng tôi tập trung đặc biệt vào các truyện ngắn mà nhân vật nữ được khắc họa miêu tả thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Trong quá trình giải quyết vấn đề chúng tôi có liên hệ, so sánh với nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của các nhà văn đương đại, đặc biệt là một số cây bút nữ cùng thời với tác giả

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi phối hợp và vận dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp hệ thống: Đặt nhân vật nữ trong mối quan hệ với các bình diện chung của truyện ngắn Đỗ Bích Thuý như cảm hứng sáng tác, chủ đề nghệ thuật truyện ngắn…

- Phương pháp phân tích tác phẩm truyện: phân tích nhân vật nữ trong các truyện ngắn với những phương diện về ngoại hình, đời sống nội tâm Phân tích những phương diện nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong các tác phẩm để thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp này so sánh nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy với nhân vật nữ với các tác giả khác để thấy được nét riêng của Đỗ Bích Thúy

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn phân tích một cách có hệ thống các nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy trên nhiều phương diện nhằm góp phần khẳng những thành công và đóng góp của nhà văn, vị trí nhân vật nữ trong truyện ngắn của

Trang 15

Đỗ Bích Thúy Từ đó góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn dược triển khai thành ba chương

Chương 1: Nhân vật nữ trong văn xuôi đương đại và cơ sở xây dựng

nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Chương 2: Đặc điểm của thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ

Bích Thúy

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ

Bích Thúy

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN

NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY

1.1 Vài nét về nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại

Xã hội càng phát triển thì vai trò của người phụ nữ cũng ngày càng được khẳng định Trong xã hội hiện đại hình ảnh người phụ nữ có nhiều đổi mới phù hợp với nhịp sống thời đại Phụ nữ là một nửa của thế giới, họ góp phần rất lớn để hoàn thiện thế giới với vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh

Trang 16

tế, văn hóa chính trị, tinh thần “Văn học là nhân học”, vì thế trong văn học không thể thiếu hình ảnh của người phụ nữ Văn xuôi hiện nay cũng như cả nền văn học Việt Nam đương đại nói chung vẫn đang miệt mài tìm tòi, khắc họa hình ảnh của người phụ nữ về cả ngoại hình, tính cách, số phận mang đặc trưng của lịch sử xã hội và mỗi giai đoạn văn học Có thể thấy từ cổ chí kim người phụ nữ đã trở thành nhân vật trung tâm, là đề tài quen thuộc của không biết bao nhiêu tác phẩm

1.1.1 Sơ lược về hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam trước 1975

Văn học dân gian đã phản ánh hình ảnh người phụ nữ đã có trong những câu ca dao tục ngữ - khúc tâm hồn của người Việt Nam Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ xưa - đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần Người phụ nữ xưa trong hình ảnh “hạt mưa sa”, “giếng giữa đàng”, “chổi đầu hè” là những thân phận mỏng manh, chịu nhiều khổ cực Nhưng cũng chính hoàn cảnh đó

đã nổi bật lên vẻ đẹp tinh thần với hình ảnh người phụ nữ nết na, chịu thương chịu khó, âm thầm chịu đựng, âm thầm hi sinh cả cuộc đời vì chồng vì con Bên cạnh đó ca dao, tục ngữ còn nói đến vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Một vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên, trong ngần “cổ tay em trắng lại tròn”, “thắt đáy lưng ong”, “miệng cười hoa ngâu”, “yếm thắm má hồng” Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ hình ảnh và nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, với

vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng Rồi đến những hình ảnh đẹp vô cùng như cô Tấm, công chúa Quỳnh Nga, Tiên Dung được truyện cổ tích vẽ lên với màu sắc lung linh Những nhân vật điển hình, những con người biết vượt qua số phận, chiến thắng số phận, họ là đại diện cho người phụ nữ với những đức tính tốt đẹp trong xã hội xưa cùng với những ước mơ về công lí, về hạnh phúc Văn học dân gian đã tạo nền tảng, và là những bước đi đầu trong việc kiến tạo, xây

Trang 17

dựng hình ảnh người phụ nữ Đây là một cơ sở vững chắc cho các giai đoạn văn học sau trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ

Thời kì phong kiến, những ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Khổng giáo đã chi phối đến quan niệm đạo đức và thẩm mỹ của thời đại Vô hình chung số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội Văn học trung đại với những quy định chặt chẽ của “văn chương tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” nên thường nói đến những đấng mày râu, bậc trượng phu trong thiên hạ Phải đến thế kỉ XVI với

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mới thật sự xuất hiện hình ảnh người phụ

nữ, trong đó có những truyện mà họ là nhân vật trung tâm Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại đã hiện diện trong một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài mặc dù xã hội phong kiến “đeo gông, kìm cổ” với những

lễ giáo hà khắc Đó là một sự kết hợp hài hoà giữa sắc - tài - tâm, giữa dung nhan và đức hạnh

Nguyễn Dữ đã phản ánh tiêu biểu hình ảnh người phụ nữ trong Truyền kì

mạn lục Tác giả thông qua những nhân vật thần tiên, ma quoái để phản ánh

hiện trạng xã hội suy đồi Người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này, đặc biệt

là vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, thủy chung, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm như nhân vật Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) trong

“Chuyện người con gái Nam Xương” Vũ Nương - người phụ nữ có mọi đức

tính và phẩm cách tốt đẹp phải chịu những oan nghiệt mà không có cái quyền

tự bảo về mình Nàng chỉ được giải oan sau khi đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân Đến cả loại nhân vật "phản diện" như

nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ

truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng

đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ Họ

Trang 18

đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương vì bị xã hội đưa đẩy đến những

hoàn cảnh oan trái như vậy Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du rất thành

công trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình và tính cách, mà điển hình là nhân vật Thuý Kiều Kiều còn là nhân vật có vẻ đẹp tâm hồn phong phú và sâu sắc, nhạy cảm hiếm thấy Kiều đã sống hết mình với tình yêu thành thực theo tiếng gọi của trái tim, nhưng cũng là người phụ nữ giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái và khoan dung

Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm là những tác phẩm tiêu biểu phản

ánh thân phận và khát vọng của người phụ nữ Những người phụ nữ ở hoàn cảnh khác nhau nhưng đều rơi vào bi kịch Tiếng lòng của người chinh phụ là khát khao về tình yêu và hạnh phúc Người cung nữ với cuộc sống chỉ là những tháng ngày mỏi mòn chốn thâm cung có khi đến chôn vùi cả cuộc đời nhưng chưa một lần được biết đến tình yêu và hạnh phúc

Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại lại có cái nhìn mới về vẻ đẹp người phụ nữ Bà đứng ở vị trí là người phát ngôn cho giới

mình khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ về cả tâm hồn lẫn thể chất (Bánh

trôi nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ đầy sức sống, trong trắng

của các cô gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi tiết của vẻ đẹp

cơ thể (Thiếu nữ)… Qua thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ đẹp về

cả ngoại hình lẫn phẩm chất tâm hồn được miêu tả nổi bật, cụ thể Cách miêu

tả của bà hướng tới khẳng những cái tốt đẹp nhất của người phụ nữ qua con mắt của người phụ nữ Thơ của bà là tiếng kêu, là day dứt, là khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn nhưng xã hội bất công khiến người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi

Trong văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX giai đoạn 1900 - 1945, nhân vật nữ cũng vẫn chiếm một vị trí quan trọng Văn học giai đoạn này tiếp tục khai thác và xây dựng hình ảnh người phụ nữ Nhân vật nữ được giải

phóng phần nào qua các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn và tác phẩm tiêu

Trang 19

biểu Khát vọng muốn giải phóng khỏi những lễ giáo phong kiến, giải thoát cái tôi cá nhân để được quyền tự do yêu đương in đậm trong các nhân vật tiêu

biểu như Nhung trong Lạnh lùng, Loan trong Đoạn tuyệt, Mai trong Nửa

chừng xuân Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã xây dựng lên những hình

tượng phụ nữ dù là đại diện cho thế hệ cũ hay cho những tư tưởng tiến bộ của thời đại đều rất chân thực, sinh động, thông qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình

và nội tâm nhân vật độc đáo, mới mẻ so với truyền thống Văn học hiện thực phê phán đi sâu vào những bi kịch khác nhau của cuộc đời người phụ nữ Đó

là những cuộc đời bất hạnh với nhiều đắng cay khổ cực như chị Dậu trong Tắt

đèn của Ngô Tất Tố, Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao hay Tám Bính

trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng Nhà văn đặt nhân vật của mình vào hoàn

cảnh cùng cực để nhân vật bộc lộ được vẻ đẹp của tâm hồn và tính cách Cuộc đời của những người phụ nữ hiện lên như một biểu tượng về nỗi khổ đau trong xã hội và khát vọng giải thoát

Văn học trong thời kì kháng chiến chống Pháp hướng đến đối tượng chính là quần chúng Cách mạng Trong xu thế đó, truyện ngắn thời kì này cũng đã khắc họa hình ảnh nhân vật nữ với cuộc sống kháng chiến Vẻ đẹp tâm hồn, tâm lí, tính cách của người phụ nữ đều được thể hiện trong tinh thần

chung của cả dân tộc Tô Hoài với tập truyện Truyện Tây Bắc đã góp phần tạo

nên thành công cho việc xây dựng nghệ thuật nhân vật trong đó có hình tượng

nhân vật nữ Truyện Tây Bắc đã tập trung thể hiện cuộc sống đau thương của

đồng bào miền núi Tây Bắc nói chung và người phụ nữ nói riêng dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và khát vọng giải phóng cùng quá trình

thức tỉnh đến với Cách mạng của họ Trong đó truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

là một tác phẩm thành công tiêu biểu của Tô Hoài Mị với hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, giải thoát cho chính mình tìm đến với Cách mạng trở thành hình ảnh người phụ nữ đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm sâu sắc

Trang 20

Bước sang thời kì kháng chiến chống Mỹ, nhân vật người phụ nữ tiếp tục được phản ánh và nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời đại Họ có thể là nhân vật có thực ngoài đời hay chỉ là hư cấu nhưng tất cả

đều mang trong mình vẻ đẹp cao quý Đó là chị Sứ (Hòn Đất), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Mẫn (Mẫn và tôi)

họ là những cô du kích, chị dân công đang cống hiến sức lực và tinh thần của mình cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước Văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ với khuynh hướng sử thi đã khắc họa hình ảnh những người phụ nữ đẹp một cách hoàn thiện “như những hạt ngọc không tì vết” Những con người đẹp đẽ, nhân cách cao thượng, tâm hồn trong sáng được miêu tả thành công trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Phan

Tứ, Nguyễn Quang Sáng Đó là hình ảnh cô Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng)

đẹp từ mái tóc dài đen mượt đến gót chân hồng hào, đẹp trong tình yêu tổ quốc và tình yêu thủy chung với người lính, một cô gái với một vẻ đẹp toàn diện Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng đến khắc họa kiểu nhân vật lí

tưởng, kiểu nhân vật sử thi với vẻ đẹp lãng mạn Những ngôi sao xa xôi của

Lê Minh Khuê là một nhan đề lãng mạn mang nét đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ những nhân vật ở truyện ngắn này cũng tỏa ra một thứ ánh sáng dịu dàng "mát mẻ như núi", cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi mà có sức mê hoặc lòng người Đó là một biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất Cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan của những cô gái trẻ, đặc biệt là lí tưởng Cách mạng cao đẹp ở họ Sự hy sinh rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh những nhân vật nữ đẹp nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ

Nhân vật nữ trong văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 xuất hiện khá phong phú, nhưng do hoàn cảnh Cách mạng chi phối nên hình ảnh của họ chủ yếu

Trang 21

được thể hiện qua điểm nhìn dân tộc, giai cấp Tính cách và số phận con người cá nhân của nhân vật nữ chưa được nhà văn chú ý và làm nổi bật mà chủ yếu thể hiện họ với sức mạnh, vai trò trong lí tưởng chung của thời đại

Vì vậy, nhân vật nữ cũng mang những đặc điểm, phẩm chất chung của con người Việt Nam thời kì này, mà chưa được nhìn nhận những vấn đề của giới

nữ, chưa đặt ra vấn đề về phái tính Các nhà văn cũng chưa khai thác, biểu hiện những vấn đề riêng của người phụ nữ trong các mối quan hệ đa chiều ở

cả gia đình và xã hội

Nhìn chung hình ảnh nhân vật nữ trong văn học Việt Nam nói chung

và trong văn xuôi nói riêng thời kì trước 1975 đã có những đóng góp và thành công to lớn vào việc xây dựng hình tượng những con người Việt Nam qua các thời đại Thành công trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật nữ của mỗi thời kì, trong mỗi giai đoạn văn học đánh dấu ý thức thẩm mĩ của từng thời đại, đánh dấu sự phát triển trong nghệ thuật nói chung, trong văn học nói riêng

1.1.2 Sự xuất hiện phong phú và mới mẻ của nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975

Văn xuôi Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay xuất hiện đa dạng và phong phú nhân vật phụ nữ nổi bật với vị trí và vai trò mới Những nhân vật

nữ đẹp có, xấu có, sướng có, khổ có chứa đựng quan niệm sáng tác và ý đồ nghệ thuật của nhà văn Có thể khẳng định người phụ nữ đang dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút Trong chiến tranh đàn ông thể hiện vai trò to lớn hơn phụ nữ, nhưng trong cuộc sống đời thường với những bộn bề thì người phụ nữ lại giữ vai trò quan trọng Văn học sau 1975, đặc biệt

là ở thể loại truyện ngắn đã thể hiện nguồn cảm hứng về đề tài đời tư thế sự rõ nét và sâu sắc qua hình ảnh nhân vật nữ Từ ngay tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn hôm nay đa dạng

và đa sự đến nhường nào: Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái), Người đàn

Trang 22

bà trên bãi tắm (Dương Hướng), Những người đàn bà bên sông (Thùy

Dương), Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà sinh ra trong bóng

đêm, Người đàn bà và những giấc mơ (Y Ban), Thời thiếu nữ (Cẩm La), Mẹ già, Con dâu tôi, Gái có con (Ma Văn Kháng), Hồn trinh nữ, Góa phụ đen

(Võ Thị Hảo); Người đàn bà tóc trắng (Nguyễn Quang Thiều), v.v Người

cầm bút đã thể hiện những quan niệm mới về con người và thông qua hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác Hình ảnh nhân vật nữ trở nên đa dạng, phong phú, sinh động trong văn xuôi giai đoạn này

Trong kháng chiến, Nguyễn Minh Châu xây dựng hình tượng nhân vật

nữ theo khuynh hướng sử thi tạo thành kiểu nhân vật điển hình Đất nước hòa bình, nhà văn viết về những người phụ nữ trong cuộc sống đời thường: Hạnh

(Bên đường chiến tranh), Thai, Huệ (Cỏ lau), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành), nhân vật người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) Tác

giả đặt nhân vật nữ vào hoàn cảnh éo le và những mối quan hệ phức tạp để làm nổi bật phẩm chất và bản lĩnh đáng khâm phục của họ mà những khó khăn cuộc sống đôi khi che lấp Họ đem lại cho độc giả một xúc cảm thẩm mỹ mới, xúc cảm có được khi con người tự khám phá ra chính bản thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức Sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã phản ánh rõ nét hình ảnh của người phụ nữ sau chiến tranh bằng cái nhìn gần gũi và

đa chiều

Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, theo lời của nhà

văn, khi viết tác phẩm này ông mong muốn đòi quyền làm mẹ cho những phụ

nữ không có chồng Những con người đã cống hiến năm tháng tuổi xanh của mình ở chiến trường đến khi trở lại cuộc sống hòa bình họ không thể lấy được chồng, nhưng khát khao, bản năng làm mẹ vẫn thường trực Đó là một nhu cầu mang tính con người, mang tính nhân văn cao cả Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông sâu sắc qua việc phản ánh được khát vọng cháy bỏng nhất của người phụ nữ

Trang 23

Nguyễn Huy Thiệp đem lại những ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, bởi nhà văn đã nhìn thẳng vào và phơi bày trạng thái khủng hoảng của các mối quan hệ, các giá trị của thời kì hậu chiến, với bi kịch lạc loài của những ông tướng về hưu, hay sự đổ vỡ, lộn xộn của mối quan hệ trong một gia đình

Không có vua Nhưng bức tranh nhân thế trong tác phẩm của ông không chỉ

toàn màu đen mà ông còn phát hiện ra những nhân cách trong sáng, những hình ảnh đẹp đẽ Vẻ đẹp đó được tập trung ở hai kiểu nhân vật: nhân vật thiểu năng và nhân vật nữ Dường như trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp dành tình cảm đặc biệt cho những nhân vật nữ, trừ nhân vật Thủy trong

Tướng về hưu còn lại phần lớn những nhân vật nữ khác đều nhân hậu và cao

thượng Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến gọi đó là “thiên tính nữ” Chị Thắm

trong Chảy đi sông ơi cứu không biết bao nhiêu người chết đuối, khi nghe chú

bé trách bọn đánh cá đêm độc ác, chị nói: Đừng trách họ thế… Có ai thương

họ đâu Đó là tấm lòng bao dung sẵn sàng mở ra thông cảm với mọi người, kể

cả kẻ ác Đọc Không có vua ai cũng phải ngán ngẩm cho cái bệ rạc, rối loạn,

đen tối của gia đình lão Kiền Nhưng một phút nào đó hãy lắng lòng lại để

nghe Sinh nói: Khổ chứ Nhục lắm Vừa đau đớn vừa chua xót nhưng thương

lắm Ba chữ “nhưng thương lắm” thổi vào mảnh đất cằn cỗi nhà lão Kiền làn

gió mát rượi của sự yêu thương Sinh bước vào gia đình đó được xem như cơn

mưa giữa mùa hạ Người phụ nữ duy nhất trong ngôi nhà toàn đàn ông đã

mang đến một khoảng yên bình

Trong xã hội ngày nay vai trò của người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn Ý thức nữ quyền cũng đã được hình thành, ngày càng mạnh

mẽ ở chính người phụ nữ, điều mà có thể tìm thấy những biểu hiện rõ nét trong sáng tác của các cây bút nữ Văn xuôi đương đại xem phụ nữ như một khách thể độc lập, như một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lí giải Hình tượng người phụ nữ là đối tượng thẩm mĩ được quan tâm

Trang 24

đối với các nhà văn đặc biệt là các tác giả nữ Nhân vật nữ trở thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của đông đảo nhà văn nữ

Tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ ta thấy

ở mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng về đối tượng cùng giới Họ viết về phụ nữ với những thế mạnh khác nhau, có những cái nhìn riêng, đầy đủ, toàn diện hơn về giới của mình Thế giới nhân vật nữ hiện lên rất đa dạng và phong phú Sự đa dạng thể hiện ở sự xuất hiện của nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học với đủ mọi lứa tuổi: những cô gái mới lớn bước vào cuộc sống với những khám phá mới, người con gái đang ở độ tuổi yêu với những mơ ước, những người phụ nữ với mái ấm gia đình, những người phụ nữ luôn khao khát kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc Nhân vật nữ còn được thể hiện ở hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi, hay những bé gái để tạo nên bức tranh đủ sắc màu về lứa tuổi Người phụ nữ được khắc họa đa dạng trong cuộc sống hiện đại phức tạp Chính trong hoàn cảnh như vậy nên những suy nghĩ, khát khao của người phụ nữ bị giấu kín, chôn chặt trong sâu thẳm tâm hồn nay được trỗi dậy, được bộc lộ một cách thành thực và tự nhiên Văn xuôi giai đoạn này không xây dựng kiểu nhân vật điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo những quan niệm, chuẩn mực trong văn học của thời kì trước đây Văn xuôi hôm nay tìm đến cái đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của họ, trong những góc khuất và cả những cuộc đời, những số phận đầy

éo le, trắc trở và bi kịch Ta có thể tìm thấy hình ảnh gần gũi, dung dị mà vẫn đầy súc hút của người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong các sáng tác của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Đỗ Bích Thuý…

Võ Thị Hảo là một trong những cây bút tiêu biểu trong đội ngũ nhà văn

nữ đương đại với bảy tập truyện ngắn, ba kịch bản phim truyện sắc sảo và tinh tường, một tiểu thuyết lịch sử Ngòi bút sắc sảo, tài hoa và bạo liệt của Võ Thị Hảo đã xây dựng những thân phận người phụ nữ đắm mình trong nỗi cô đơn,

Trang 25

truân chuyên trong cuộc sống Tác giả thể hiện trên trang văn của mình kinh nghiệm sống, từ những thách thức và trải nghiệm của cuộc đời thông qua nhân vật Mỗi thân phận nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo là một mảnh ghép của một cuộc đời, là một lát cắt của cuộc sống

Nhà văn, nhà báo Y Ban với những giải thưởng trong các cuộc thi viết truyện cũng dành một khoảng lớn sự quan tâm trong sáng tác của mình cho

các nhân vật nữ, qua các truyện ngắn: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Chuyện một

người đàn bà, I am đàn bà, tập truyện ngắn: Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm là một cây bút nữ, viết về nhân vật nữ, nhà

văn có cái nhìn sâu sắc hơn về nhân vật của mình trong xã hội đang có nhiều

sự biến đổi Người phụ nữ đã thoát khỏi những bó buộc, bộc lộ mình với cả những bản năng ngay cả vấn đề tế nhị như tính dục Theo đó Y Ban được coi

là cây bút táo bạo khi đề cập quyền được yêu và quyền được hưởng hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ Nhân vật nữ trong tác phẩm của chị thường gặp những hoàn cảnh trớ trêu nhưng lại đầy nghị lực vươn lên trong cuộc sống, vượt lên trên số phận Nhân vật của chị mang lại cho người đọc những hi vọng và niềm tin vào cuộc sống

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã tự khẳng định tài năng của mình qua những trang viết sắc sảo về cuộc đời, về thái độ ứng xử trong cuộc sống, trong tình yêu, đặc biệt là khát vọng tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ hiện đại Nhân vật nữ trong truyện ngắn của chị được khắc họa với tính cách năng động nhưng vẫn luôn hướng đến cuộc sống tình cảm làm điểm tựa Bên cạnh đó, nhân vật nữ là nơi nhà văn gửi gắm những thông điệp, suy tư về phái tính Đó

là những người con gái trẻ háo hức bước vào tình yêu, những người đàn bà sống với bi kịch tâm hồn không lối thoát Ý thức về hạnh phúc, khát vọng về tình yêu của người phụ nữ được nhà văn khắc sâu, trở thành những ám ảnh, day dứt trong sáng tác của chị Nguyễn Thị Thu Huệ đã viết về người phụ nữ với tất cả sự chia sẻ, cảm thông của một người phụ nữ

Trang 26

Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn nữ xuất sắc của vùng đồng bằng sông

Cửu Long Những tác phẩm tiêu biểu: Cách đồng bất tận, Nhà cổ, Hiu hiu gió

bấc đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ một cách sâu sắc góp phần quan

trọng thể hiện sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nhân vật nữ chiếm vị trí quan trọng trong các sáng tác của chị Đó là hình ảnh của những con người bình thường, nhỏ bé trong cuộc sống cũng rất đời thường Mỗi nhân vật ấy mang đến cho người đọc cảm nhận riêng, để lại tâm trạng băn khoăn, day dứt về cuộc đời, về số phận của người phụ nữ

Như vậy từ sau 1975 hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong văn học và giữ vị trí làm nhân vật trung tâm ngày càng nhiều Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ tác giả, sự phong phú, đa dạng của hệ thống số lượng tác phẩm đã góp phần tạo thành bức tranh với hình ảnh người phụ nữ đa sắc, đa diện Nhân vật nữ được khắc họa rõ nét, đặc biệt là thế giới nội tâm Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà văn đã để lại dấu ấn riêng trong việc thể hiện tinh tế khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong cuộc đời người phụ nữ Bằng tài năng riêng, mỗi nhà văn đã chọn cho mình một cách viết để xây dựng nên thế giới nhân vật nữ với sự độc đáo về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật Nhưng dù viết bằng cách nào, khám phá ở góc độ ra sao, các nhà văn nữ đều đã bộc lộ nổi bật tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ

1.2 Cơ sở xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Tôi rất quý Đỗ Bích Thúy và thường đọc chị một cách trân trọng Và tôi không ngại khi khẳng định rằng, Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất sắc nhất hiện nay (Trần Đăng Khoa - Một thoáng Đỗ Bích Thúy)

Đỗ Bích Thúy đến với văn đàn muộn hơn so với những cây bút đàn chị, nhưng không vì thế mà tài năng của chị không được tỏa sáng Trang văn của

Đỗ Bích Thúy giống như một bức tranh nhiều màu sắc, gợi cho người xem nhiều tâm trạng, nhiều cảm xúc riêng Những xúc cảm không ồn ào mà nhẹ nhàng, len lỏi trong tâm hồn người đọc Tác phẩm của Đỗ Bích Thúy xuất

Trang 27

hiện khá đều kể từ sau chùm truyện ngắn đoạt giải Nhất của Tạp chí Văn nghệ

Quân đội 1999 Mới đây chị cho ra mắt tập truyện Đàn bà đẹp và tập tản văn

Đến độ hoa vàng Đến với tập tản văn này độc giả sẽ thấy rõ Đỗ Bích Thúy là

nhà văn viết về miền núi đặc sắc, nhưng lại là người ở dưới xuôi lên Nhờ đắm mình trong đời sống của vùng cao nên chị hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách, phong tục tập quán, đời sống tinh thần tình cảm đến thói quen trong lời ăn tiếng nói của con người nơi đây Với sự nhạy cảm vốn có và một tâm hồn tinh

tế, Đỗ Bích Thúy đã phát hiện ra những vẻ đẹp ở ngay trong chính cuộc sống của con người vùng cao nguyên đá này Cái đẹp đó không phải bất kì ai sống

ở nơi đây, hay bất kì người nào sinh ra ở nơi đây đều có thể nhìn thấy được Những điều đó tạo nên cơ sở để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật trong sáng tác của mình đặc biệt là nhân vật nữ Cuộc sống vùng cao với những kí

ức tuổi thơ và hình ảnh của những người phụ nữ miền núi được khắc họa một cách sâu sắc trong tác phẩm của chị

1.2.1 Từ quan sát chiêm nghiệm đến trải nghiệm cuộc sống của người phụ nữ

Cuộc đời đến với văn chương của Đỗ Bích Thúy có thể coi như định mệnh,

là cái duyên cộng với một tài năng thiên bẩm Có cả yếu tố chủ quan và khách quan để chúng ta có một cây bút nữ xuất sắc của văn đàn đương đại Nhà văn sinh

ra trong một gia đình vốn là người ở dưới xuôi nhưng bố mẹ lại chuyển lên vùng cao để xây dựng kinh tế Vì vậy Đỗ Bích Thúy lớn lên ở vùng đất Hà Giang, nơi địa đầu của tổ quốc trong tình yêu thương của bố mẹ và hai người anh trai, một gia đình đầm ấm hạnh phúc đã nuôi dưỡng cảm xúc cho một nhà văn Cùng với tài năng và sự nhạy bén của người phụ nữ chị đã quan sát cuộc sống từ thiên nhiên đến con con người xung quanh mình Day dứt ám ảnh và yêu thương lớn nhất trong lòng chị luôn là hình ảnh của những người phụ nữ trong cuộc sống đó Điều này đã lí giải tại sao nhân vật nữ lại chiếm vị trí quan trọng, vị trí trung tâm trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy Những trang văn của một nhà văn từng sống ở nơi

Trang 28

ấy, viết về con người và vùng đất ấy đã làm nên một kiểu truyện ngắn với phong cách riêng, không ồn ào nhưng thấm đẫm cảm xúc vào tâm hồn người đọc Những câu chuyện về cuộc sống và con người được miêu tả một cách chân thực và đầy

sinh động qua các tập tản văn như: Trên căn gác áp mái, Đến độ hoa vàng cũng

góp phần làm cơ sở để nhà văn xây dựng thế giới nghệ thuật trong các sáng tác của mình đặc biệt trong thể loại truyện ngắn

Thời thơ ấu ở vùng đất đầy nắng gió với kỉ niệm về những người phụ nữ trong cuộc sống đã được Đỗ Bích Thúy ghi lại trong kí ức Những kí ức trong tuổi thơ của chị đã trở thành khoảng nhớ, không gian riêng, trở thành tình yêu tạo nên nguồn cảm hứng cho các sáng tác Không phải bất kì ai nghe thấy nhìn thấy cũng có thể cảm nhận được một cách sâu sắc sự việc và cuộc sống của con người đang diễn như thế nào Cao hơn sự cảm nhận là nhà văn đã miêu tả lại một cách sinh động, hấp dẫn về cuộc sống ấy, về những con người

ấy Đọc truyện ngắn của chị độc giả được bước chân đến thế giới của người phụ nữ vùng cao với những đặc sắc riêng về văn hóa, rồi theo trang văn của chị, độc giả lại được sống giữa chốn thành thị phồn hoa với hình ảnh người phụ nữ và cảm xúc riêng của nhà văn, để rồi đọng lại cho mỗi người đọc là cảm nhận riêng của mình Trong kí ức tuổi thơ của Đỗ Bích Thúy xuất hiện nhiều hình ảnh của những người bà, người mẹ, người chị, những người phụ

nữ trong gia đình Hình ảnh đó thân thiết, gần gũi, quen thuộc và được nhà văn quan sát kĩ lưỡng, ăn sâu vào tâm thức, để đến sau này khi không ở chính nơi ấy, không tiếp xúc trực tiếp với họ nhưng họ lại trở thành những hình mẫu trong các sáng tác của chị Rồi khi là một người phụ nữ trưởng thành quan sát những người phụ nữ xung quanh cuộc sống của mình ở một nơi khác chị lại

có những cái nhìn riêng Chị viết về họ, về những người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày hôm nay để được sống với cảm xúc của chính mình Tài năng

quan sát của nhà văn thể hiện ở sự tinh tế, đúng như nhận xét: truyện ngắn

không có chuyện, sẽ tẻ nhạt nếu thiếu đi sự quan sát dựng cho ra những chi

Trang 29

tiết có không khí hết sức tinh tế trong đời sống Hà Nội của một nhà văn vốn giàu tình cảm Từ đề tài miền núi, hiện thực và lãng mạn, bay lên như “Tiếng đàn môi bên bờ rào đá”, văn chương nhà văn xuất thân từ miền núi này, sau hơn chục năm gần đây bắt đầu len lỏi vào cái sâu thẳm của đất ngàn năm, mà

ở đó Đỗ Bích Thúy vẫn giữ được góc nhìn hết sức nhân hậu và bản lĩnh (

Nguyễn Văn Thọ) Những quan sát của Đỗ Bích Thúy được xen vào những mạch cảm xúc tinh tế, cảm xúc của con người đang chứng kiến sự thay đổi của cuộc sống xung quanh mình Ta có thể cảm nhận rõ nét những biến đổi đó

trong truyện ngắn của chị Tâm sự của nhà văn trong cuốn tản văn Đến độ

hoa vàng mới ra mắt giúp độc giả hiểu thêm về cơ sở khi nhà văn khắc họa

hình ảnh nhân vật nữ trong những truyện ngắn Gia đình người bạn của nhà văn với câu chuyện người mẹ già không có con sống cả đời nuôi dưỡng năm

đứa con riêng của chồng Thương là nguyên mẫu của nhân vật May (trong

truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), Pao (trong phim Chuyện của Pao), còn

mẹ già - bà Mao, lại là bà May - người mẹ không sinh ra Thương (Đến độ hoa vàng) Hình ảnh mẹ già của May được nhà văn xây dựng với nỗi lòng

thương xót được gửi gắm qua chính lời nói của mẹ già: Con gái à, làm dâu

mà không làm mẹ thì chỉ là cục đá kê chân cột nhà chồng thôi Ở hai mươi,

ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê chân cột thôi (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) Cuộc đời không có con của mẹ già cũng được dựa trên câu

chuyện có thật của gia đình Thương Nhưng bà May vẫn không thể sinh con

Chắc cũng xấu hổ không dám đến bện viện tỉnh mà hỏi, vì vậy, chỉ lặng lẽ ở vậy, thay vợ hai của chồng, nuôi đàn con cho họ (Đến độ hoa vàng) Những

quan sát tinh tế về cuộc sống và con người đã đọng lại cảm xúc để nhà văn xây dựng hình ảnh nhân vật nữ của mình một cách ấn tượng Nhân vật được xây dựng với chiểu sâu của thế giới nội tâm và sự khắc họa tâm lí tài tình

Đỗ Bích Thúy không xây dựng nhân vật của mình từ vị trí một người đứng nhìn, chỉ biết quan sát mà chị đứng vị trí của những người trong cuộc,

Trang 30

cùng giới để viết về người phụ nữ, viết với cả tấm lòng, cả sự tâm huyết, viết bằng những gì đã được trải qua, bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân mình tạo cho độc giả những ấn tượng riêng Từ quan sát chiêm nghiệm đến trải nghiệm cuộc sống của nguời phụ nữ chính là một trong những yếu tố mà nhà văn làm cơ sở để xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Không cầu kì phô diễn, đôi khi chỉ là một vài chi tiết miêu tả lướt qua đã gợi cho độc giả thấy được ngoại hình hay dòng suy nghĩ bên trong của nhân vật Hẳn nhà văn phải là một người tinh tế, thấu hiểu trong tình cảm mới có cái nhìn chân thật mà sâu sắc Nhận xét sau đây sẽ khẳng định rõ hơn vai trò của

sự cảm nhận tinh tế trong quan sát góp phần thành công trong nghệ thuật

miêu tả của Đỗ Bích Thúy Nhưng nếu chỉ có thế, nhà văn sẽ chỉ dừng lại ở

vai trò người quan sát, miêu tả bề ngoài của đời sống Đỗ Bích Thúy không dừng lại ở việc mô tả văn hóa phong tục của đồng bào miền núi với ánh mắt

tò mò lạ lẫm, làm người đọc thỏa mãn sự hiếu kì Chị đã vượt qua điều đó để tìm tòi khám phá bề sâu của cuộc sống với những góc khuất của số phận con người, để người đọc cùng trải nghiệm và suy ngẫm (“Gió không ngừng thổi” – đọc một số truyện ngắn về miền núi của Đỗ Bích Thúy, Bế Thị Thu Huyền)

Rời xa các váy áo rực rỡ, những khuôn mặt ửng hồng, nước da trắng nõn, là hành trình về với thủ đô, với cuộc sống của những người phụ nữ hiện đại Một môi trường mới để con mắt nhà văn quan sát, trải nghiệm và thể hiện tài năng của mình trên những trang viết Người phụ nữ thành thị trong truyện ngắn của

Đỗ Bích Thúy được khẳng định là một người đàn bà đẹp (Đàn bà đẹp) và

nàng được miêu tả với đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại với biểu hiện tinh tế ở thế giới nội tâm Nhưng người đàn bà đẹp đó rốt cuộc lại bị rơi vào cái bi kịch của cuộc sống mà chưa có lối thoát Cuộc sống như thế của

con người vẫn đang ngày ngày diễn ra Một cuộc sống xô bồ, cuốn hết thời

gian vào công việc để giữa những con người thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc Cuộc sống đó khiến người ta đầy đủ về điều kiện vật chất, nhưng lại để lại

Trang 31

những khoảng trống trong tâm hồn Không trải qua, không nhận thấy thì mấy

ai hiểu được những suy nghĩ trong thế giới tâm hồn của người phụ nữ dù là một cô gái miền núi hay một người đàn bà hiện đại

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy là những người phụ nữ được miêu tả theo những nguyên mẫu trong kí ức, những gì nhà văn quan sát, cảm nhận, trải qua Với sự tinh tế của một tâm hồn văn chương, nhà văn đã xây dựng nhân vật của mình trên cơ sở chiêm nghiệm đến trải nghiệm của chính bản thân dù là ở vùng cao nguyên sỏi đá đầy nắng và gió hay ở nơi đô thị phồn hoa Từ đó mỗi nhân vật nữ được khắc họa không chỉ đơn giản ở những miêu tả về ngoại hình và tính cách mà con bộc lộ một cách sâu sắc tâm

tư, tình cảm sâu kín bên trong

1.2.2 Tình yêu thương và sự cảm thông

Đỗ Bích thúy đã tâm sự trong một bài viết: Mới đầu tôi viết truyện vì

thấy buồn, cần phải viết Kể cả lúc đi làm báo, thu nhập được nhiều vốn sống thì đối với tôi, văn chương vẫn còn xa lạ Chỉ khi lên thành phố học tập, tôi mới nhận thấy sự khác biệt của cuộc sống và nó thôi thúc tôi viết Tôi không bao giờ viết với mục đích câu khách, không nhà văn nào lại nói mình viết để kiếm sống, họ viết vì nhu cầu nội tâm” [16] Đó là một quan niệm trong sáng

tác văn chương của chị Lúc đầu là những truyện ngắn viết về cuộc sống, con người của vùng đất quê hương, những tác phẩm chủ yếu được viết khi chị đã

ra học và làm việc tại Hà Nội Chị viết theo dòng kí ức, theo những nỗi nhớ Những trang viết là dòng cảm xúc, mạch tâm trạng đang chảy trong chính cơ thể Những nhân vật cũng được hình thành dựa trên tiềm thức, nỗi nhớ Hình ảnh những người bà, người mẹ, người chị, những cô gái gần gũi, quen thuộc, thường trực trong tâm tưởng để chị tạo nên những nhân vật nữ của vùng cao Đến khi tiếp xúc với bầu không khí mới, cuộc sống mới thì hình ảnh những người phụ nữ hiện đại lại đi vào trang văn của chị và chiếm một vị trí quan trọng trong đó Nhân vật dù là những người phụ nữ vùng cao hay những

Trang 32

người phụ nữ hiện đại đều là những nhân vật cuốn hút, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc Một trong những yếu tố làm nên sự lôi cuốn của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy với độc giả là nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình trên cơ sở của tình yêu thương và sự cảm thông Tình yêu thương và sự cảm thông đó trước hết là sự thấu hiểu của những con người dành cho nhau, sau đó là của người phụ nữ dành cho người phụ nữ Qua những lời tâm sự, bài viết trong những cuốn tản văn của Đỗ Bích Thúy ta thấy tình cảm dành cho người phụ nữ đầu tiên xuất hiện ở hình ảnh của người mẹ Đó cũng là điều dễ hiểu vì đối với bất kì đứa con nào thì người

mẹ cũng là người phụ nữ gần gũi, thương yêu, quan tâm, chăm sóc đặc biệt là đối với con gái Những tình cảm thương yêu đó được nhà văn nâng niu một

cách trân trọng Cho đến bây giờ, khi đã thành người đàn bà làm chủ một gia

đình riêng, khi đã hoàn thành tâm nguyện là được sống gần bố mẹ, rất gần, kì

lạ một điều là tôi chưa khi nào thôi nhớ mẹ Và trăm lần như một, hễ mẹ quay lưng lên xe đạp đi, cái dáng gầy gò dần khuất sau khúc ngoặt, là tự dưng nước mắt lại rân rấn ra Chỉ có mấy tiếng đồng hồ xa mẹ thôi mà nước mắt cũng rấn ra (Đến độ hoa vàng) Tình yêu của con được vun đắp, xây đầy

theo năm tháng mà không bao giờ cảm thấy đủ, không lúc nào thấy vừa Từ hình ảnh người phụ nữ thân quen và yêu thương nhất đến hình ảnh những người phụ nữ được biết trong cuộc sống từ lúc nhỏ đến lớn đã trở thành nơi gửi gắm tình cảm và tâm tư của nhà văn Hình ảnh của mẹ, hình ảnh của những người bà, người chị đi vào trong tác phẩm mang theo cả một tình yêu thương chân thành của chính bản thân chị Nhân vật của Đỗ Bích Thúy được thể hiện ở một khía cạnh riêng bằng chính tình yêu và sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ dù họ ở vai trò, vị trí nào Đọc truyện ngắn của chị chúng ta thấy lúc ẩn, lúc hiện thấp thoáng, lúc rõ nét cái mong muốn hạnh phúc cho nhân vật nữ, một hạnh phúc thực sự được ánh lên từ tâm hồn Không có yêu thương, không có cảm thông sẽ không tìm được động lực lấp

Trang 33

đầy những khoảng trống đó cho nhân vật của mình Din (Ngải đắng ở trên

núi) được khắc họa với những yêu thương tận đáy lòng của người con gái đối

với người mẹ tần tảo, vất vả cả cuộc đời vì gia đình nhà chồng, vì chồng, vì con Cô hiểu được những lời mắng giận của mẹ, nhớ con không muốn con xa, nhưng cũng chính vì thương con nên để con đi theo con đường đã lựa chọn

Sự yêu thương đó cô cảm nhận được qua câu chuyện của người em dâu:

Nhưng bà nội thằng Sinh bảo vẫn phải gieo một ít thóc cũ để còn đồ xôi, làm bánh rằm, với lại để phần đợi chị Din người mẹ với tình yêu thương luôn

mong ngóng, muốn phần cho con những miếng ăn ngon, những gì tốt đẹp

nhất Tuyện ngắn Mẹ kế xoay quanh câu chuyện của một người phụ nữ và một

đứa con gái ở tuổi đang lớn, trong mối quan hệ mẹ kế con chồng Đặt nhân vật của mình vào mối quan hệ phức tạp, với những đau khổ dằn vặt của ba người phụ nữ, sự khó xử của người đàn ông để thấy được sự thông cảm với nhân vật qua sự miêu tả tinh tế Cái nhìn cảm thông của nhà văn trong truyện ngắn này được biểu hiện qua nhân vật bà ngoại của Xây Khi biết Xây sắp có

mẹ kế thì bà buồn, thương và lo lắng cho cuộc sống sau này của Xây Nhưng

bà là người từng trải nên bà cảm thông với hoàn cảnh của con rể bà: Trước khi

tôi thiếp đi, còn nghe thấy bà nói: Ầy, bò đực thì phải có bò cái, không có bò cái thì hỏng bò đực mất Nói xong, thở ra rất dài Bà hiểu được nỗi buồn của

cô cháu gái Nỗi buồn và sự lo sợ mà Xây không dám nói: Nó giống tôi, nó sợ

mẹ kế lấy mất chỗ của mẹ tôi trong nhà Bà cảm thông cho tình thế khó xử của

người mẹ kế, bà là một chỗ dựa để mẹ kế vùi mặt vào lưng bà mà khóc Một người phụ nữ cảm thông và thương xót cho hai người phụ nữ trong nỗi khổ của hoàn cảnh éo le trong cuộc sống mà không nói được thành lời Để có thể viết được như thế, nhà văn không đứng ngoài quan sát mà trong những trang viết đó

là trái tim chân thành, sự xót xa như chính mình là hai người phụ nữ kia

Đỗ Bích Thúy ăn ở nhiều năm với vùng đất - quê hương của chị, những năm tháng tuổi thơ được tắm mình trong bầu không khí trong lành đó nên như

Trang 34

một sự thuận theo tự nhiên, chị yêu những con người chân chất, thật thà mà quyết liệt như sự thanh sạch của bầu không khí ấy Những con người ấy ngự trị trong tâm hôn nhà văn không có gì có thể xóa nhòa Tình cảm đối với con người vùng cao, đặc biệt là người phụ nữ đã ăn sâu vào tiềm thức, và khi viết

về họ thì tiềm thức đó lại trỗi dậy để chị gửi gắm những yêu thương, những cảm thông và sự chia sẻ Khi tình yêu thương và sự cảm thông trở thành bản năng, trở thành một phản xạ vô điều kiện rồi thì ở nơi đâu, với người phụ nữ nào nhà văn cũng sẽ có thứ tình cảm chân thành ấy Với những người phụ nữ thành thị, hiện đại, cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng tâm hồn lại bị bỏ ngỏ những khoảng trống, Đỗ Bích Thúy lại có sự cảm thông theo cách khác Nhà văn khắc họa nhiều hơn, kĩ hơn thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật nữ Điều

đó được biểu hiện rõ nét trong những tác phẩm viết về cuộc sống thành thị Cùng là người phụ nữ bị rơi vào hoàn cảnh với nỗi khổ không có con cái đều được nhà văn thể hiện tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc nhưng mỗi nhân vật là một câu chuyện khác nhau của cuộc sống Mẹ già của May không có con nhưng lại là người nuôi dưỡng năm đứa con của chồng, để rồi công sinh không bằng công dưỡng, những đứa con đó yêu thương mẹ già, coi

mẹ già mới là mẹ của mình Tình thương yêu dành cho người mẹ đó được nhà văn gửi gắm qua hình ảnh người con gái cả Những đứa con chồng yêu thương mẹ già, đó chính là sự cảm thông, chia sẻ của nhà văn đối với nhân vật

của mình Nghĩ đến cảnh của mẹ già mà May: bụng dạ đau thắt như có ai đó

cầm dao sắc mà cứa (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) Còn trong truyện ngắn Chiếc hộp khảm trai, những chiếc hộp chứa những bí mật to lớn Mỗi bí mật

là một nỗi khổ riêng của hai người phụ nữ, hai con người không thể có con

Mẹ chồng của Bình đã giấu đi kết quả khám bệnh của hai vợ chồng và nguyên nhân dẫn đến vô sinh là do Bình chứ không phải do con trai bà Là một người phụ nữ nuôi con của người khác nên mẹ chồng hiểu được khát khao làm mẹ của Bình và càng hiểu hơn nỗi khổ đau nếu như Bình biết được sự thật

Trang 35

Chồng Bình không phải đứa con bà dứt ruột sinh ra nhưng bằng tình yêu thương bà đã chăm sóc đã nuôi dưỡng nó nên người và đứa con ấy cũng không thể sống xa bà Chỉ bằng một chi tiết nhỏ nhà văn đã khẳng định được

tình yêu thương của đứa con dành cho người mẹ: Anh biết từ hai mươi năm

trước rồi Khi người phụ nữ ấy trở lại, gặp anh ở đầu phố Bà ấy nói sẽ trả cho mẹ anh cái xe đạp Nhưng anh không thể đi theo bà ấy được Tình yêu

thương, sự gắn bó của người con trai là những bù đắp mà người mẹ xứng đáng được nhận Hai người phụ nữ, một mẹ chồng, một con dâu cảm thông cho nỗi khổ của nhau và càng trân trọng, càng thương yêu

Vì đâu nhà văn Đỗ Bích Thúy có được tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ với nhân vật nữ của mình như vậy Do sống chung với người Tày, người Mông, cả một tuổi thơ sống cạnh những con người thuần khiết nên nhà văn đã ảnh hưởng cách sống của họ Cách sống trọng tình cảm, thật thà, yêu thương giữa con người với con người Và lí do không thể thiếu đó là tình cảm yêu thương che chở của gia đình, đặc biệt là mẹ đã thấm sâu vào trong tâm trí của nhà văn Tình cảm ấy đã ăn sâu và trở thành một trong những đặc điểm của con người nhà văn - vốn nhạy cảm và giàu tình thương Và chị đã đặt những tình cảm tốt đẹp đó vào hình ảnh những người phụ nữ trong tác phẩm Tình thương yêu và sự cảm thông đó không chỉ có trong hình ảnh của những người phụ nữ vùng cao, những người phụ nữ Mông, Tày giản dị Tình cảm đó còn được dành cho cả những người phụ nữ hiện đại nơi thành thị Những tình cảm yêu thương tốt đẹp đó luôn thấm đẫm trong những truyện ngắn của chị

mà nhân vật nữ ở vị trí trung tâm Trân trọng những phẩm chất đức tính cao đẹp của con người là một quan niệm thẩm mĩ tồn tại cùng thời gian, cũng là một tư tưởng nhân văn cao cả

1.3 Vị trí của nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý

1.3.1 Vị trí nhân vật nữ

Trang 36

Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy không bị bó hẹp trong một không gian Trong truyện có không gian miền núi thanh bình, có cả không gian đô thị náo nhiệt Theo đó hình ảnh người phụ nữ cũng không chỉ bó hẹp là những người phụ nữ với váy áo đủ màu sắc, mà còn có cả những người phụ nữ ở thành phố với áo váy thời trang Nhưng dù ở đâu thì trong truyện ngắn của chị nhân vật

nữ đều có một vị trí rất quan trọng, phần lớn họ là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm Đó là nơi tác giả thể hiện thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng là nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình về con người, về cuộc sống

Nhân vật nữ giữ vị trí là nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được thể hiện ở nhiều phương diện: nhân vật nữ là hình tượng nhân vật chính trong đa số truyện ngắn, là biểu hiện của sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, là nơi gửi gắm tình cảm, tâm tư của nhà văn

Đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, chắc hẳn người đọc sẽ ấn tượng về cách viết, cách tác giả xây dựng hình ảnh người phụ nữ thành nhân vật trung tâm Nhân vật chính trong các tác phẩm viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy

đa phần là phụ nữ thuộc tộc người Mông, người Tày Nhà văn đã xây dựng không gian cho các nhân vật sống và sinh hoạt, đó toàn là núi rừng sông suối, thổ nhưỡng vùng cao nơi quê hương tuổi thơ của chị Nơi ấy có những người phụ nữ với váy áo rực rỡ của ngày hội, là những phiên chợ tình, là tiếng đàn của những người yêu nhau, là những phong tục tập quán được thể hiện rõ nét qua nhân vật chính - người phụ nữ Có thể đây đó, trong cách tạo dựng của nhà văn, thỉnh thoảng có một vài nhân vật đàn ông chiếm chỗ, định trở thành

nhân vật chính của truyện (Mèo đen, Sau những mùa trăng, Váy ướt quấn vào

bắp chân ), nhưng chẳng mấy chốc, lại có một nhân vật đàn bà xuất hiện và

can thiệp và trở thành vị trí nhân vật chính Vậy là cuối cùng, các nhân vật người phụ nữ, tưởng là vai phụ, bỗng nhiên có mặt ở giữa trung tâm của câu

Trang 37

chuyện, khiến khi tác phẩm khép lại, người đọc nhớ họ hơn là nhớ nhân vật đàn ông vốn ban đầu là nhân vật chính kia Có thể khẳng định rằng số lượng truyện ngắn mà nhân vật nữ là hình tượng nhân vật chính chiếm đa số trong

thể loại sáng tác này của nhà văn: Ngải đắng ở trên núi (Din), Mầm tang mọc

trong thung lũng (Liêu), Lặng yên dưới vực sâu (Súa), Sau những mùa trăng

(May và mẹ già), Mẹ kế (Xây và mẹ kế), Trong thung lũng (Lam - cô bé câm),

Đàn bà đẹp (nàng), Sương khói mờ mịt (nhân vật bà và bà lão), Trong đám đông có một ánh mắt (nàng), Chiếc hộp khảm trai (Bình và mẹ chồng), Gió không ngừng thổi (Kía), Ngoài cửa trời chưa sáng (Pao), Cạnh bếp có cái muôi gỗ (Mai), Váy ướt quấn vào bắp chân (Nhình), Đi qua ngày sang đêm

(mẹ của Pháng), Sải cánh trên cao (Mai) Cái ngưỡng cửa cao (Sương), Giống

như cái cối nước (Vi) Như một con chim nhỏ (Nhẻo) Mặt trời lên quả còn rơi xuống (Duân) Hàng loạt truyện ngắn với nhân vật nữ ở các lứa tuổi, ở các

hoàn cảnh khác nhau được nhà văn xây dựng thành hình tượng trung tâm trong tác phẩm

Nhà văn đã tạo dựng thành công thế giới nhân vật nữ: đầu tiên là người

mẹ - mẹ đẻ và mẹ kế; sau nữa là những người vợ, những cô gái trẻ và rất nhiều những người con gái tuổi mới lớn chẳng mấy chốc lại bước vào cái

vòng đời làm vợ, làm mẹ, làm bà, rồi cả những bé gái… Truyện ngắn Ngải

đắng ở trên núi cao cùng lúc có ba nhân vật nữ: nhân vật xưng “tôi” đi xa trở

về, bà mẹ vùng cao và nhân vật em dâu Ba người phụ nữ ấy là trung tâm của

truyện Người phụ nữ là trụ cột trong gia đình, đầu tiên là mẹ: Cha tôi hi sinh

khi tôi mới mười tuổi, mẹ tôi ở vậy nuôi mẹ chồng, cả đàn em chồng lít nhít với hai chị em tôi Rồi đến em dâu: Hình như em sinh ra để làm dâu nhà tôi

Em giống mẹ tôi từ nết ăn ở trở đi Sau này, trong Tiếng đàn môi sau bờ rào

đá, và hàng loạt các truyện tiếp đó Khách quý, Lặng yên dưới vực sâu, Cạnh bếp có cái muôi gỗ, Trong thung lũng… đều nhất loạt hiện lên hình ảnh

những người đàn bà với nhiều hình nét và cảnh ngộ khác nhau Cho dù ở hoàn

Trang 38

cảnh nào thì người phụ nữ vẫn chiếm vai trò chính, vai trò trung tâm trong tác

phẩm Trong Lặng yên dưới vực sâu nhân vật chính của truyện là Súa, một

người con gái đẹp nhất bản Mông nhưng lại bất hạnh trong tình yêu và cuộc

sống gia đình Truyện ngắn Trong thung lũng, nhân vật chính là cô bé Lam bị

câm bẩm sinh Nhà văn khắc họa cuộc sống gia đình cô bé giữa cơn bão đào vàng với những biến đổi Kinh tế gia đình khó khăn vì phải nuôi các anh ăn học, không ai tham gia vào công cuộc đào vàng với dân làng xung quanh Chị gái thì bị lừa gạt trong tình yêu để phải mang theo kết quả của tình yêu xuống dòng sông Còn lại cô bé câm với “thung lũng” riêng của em mà không thể

chia sẻ cùng ai: chỉ có mình tôi biết được chị đã mang theo xuống dòng nước

này cả những tấm khắn buộc chặt lấy bụng Giá mà tôi có thể nói ra với mẹ được điều ấy

Khi chuyển đổi vùng hiện thực sáng tác từ miền núi cao sang phố thị, như một sự ngoan cố của tâm thức, Đỗ Bích Thúy cứ tìm đến thân phận

những người đàn bà với nhiều nông nỗi trong bối cảnh hiện đại (Đàn bà đẹp,

Trong đám đông có một ánh mắt, Chiếc hộp khảm trai, Sương khói mịt mờ)

Những người phụ nữ ở nơi thành thị có một cuộc sống hiện đại, điều kiện và hoàn cảnh sống khác hẳn với những người phụ nữ vùng cao nhưng những gì nhà văn dành cho họ vẫn giống nhau: là hình tượng nhân vật chính, nơi nhà văn gửi gắm tình cảm, tâm tư, là một biểu hiện trong thành công về nghệ

thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Đàn bà đẹp là hình ảnh người phụ

nữ đẹp ở tuổi viên mãn, tuổi bốn mươi, khi chồng con đề huề, công việc ổn định, kinh tế gia đình sung túc, có một ngoại hình đẹp lại được chăm sóc

thường xuyên: cuộc sống với tiền bạc như vậy, con cái như vậy, kể cũng nhiều

người nằm mơ đến hết đời cũng không thấy Nhưng bấy nhiêu thứ với nàng

vẫn chưa đủ: đẹp như thế nhưng thực ra vẫn còn thiếu Thiếu một thứ vô cùng

quan trọng Một thứ mà nàng luôn ao ước Chắc chắn thứ mà nàng thiếu,

nàng ao ước không thuộc cuộc sống vật chất, vì trong cuộc sống vật chất nàng

Trang 39

có thiếu cái gì đâu Người đàn bà đẹp ở đây là hình ảnh rất dễ bắt gặp của

người phụ nữ trong xã hội hiện đại xinh đẹp, giàu có nhưng hạnh phúc chưa

tròn đầy Truyện ngắn Chiếc hộp khảm trai là câu chuyện xoay quanh vấn đề

con cái của không phải một mà hai thế hệ Gia đình đó, những người phụ nữ như Bình và mẹ chồng sẽ có hạnh phúc trọn vẹn nếu như chuyện con cái của

họ thuận lợi Nhưng với cuộc sống hiện đại, cuộc sống phức tạp, với những đổi thay khôn lường được nhà văn thể hiện qua hình tượng nhân vật của mình, nhân vật người phụ nữ

1.3.2 Nhân vật nữ là nơi gửi gắm tâm tư của nhà văn

Những con chữ của Đỗ Bích Thúy, dù không cố tình, đã gây ám ảnh thực

sự cho người khác Điều đáng nói, những truyện ngắn ấy, Đỗ Bích Thúy hầu hết viết ở Hà Nội, trong những chuyến đi về giữa hai miền đất của mình Chị viết bằng ký ức Và chị viết bằng cả những giấc mơ (Dương Bình Nguyên)

Khi xã hội thay đổi, thì vùng đất nơi nuôi dưỡng tuổi thơ của Đỗ Bích Thúy cũng nằm trong vòng xoáy đó Vùng núi nguyên sơ, bình lặng khuất lấp tưởng chừng cách biệt rất xa với cuộc sống bộn bề nơi đô thị cũng đã không thể đứng yên trước những tác động của xã hội, nó đang hàng ngày bị xâm lấn, tấn

công và có nguy cơ bị xáo trộn và hủy hoại: sự xâm thực của thương trường

phá vỡ trật tự rừng xanh, lối sống thực dụng làm rạn nứt nếp nghĩ truyền thống, cái xấu xa phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản (Phạm Duy

Nghĩa) Những thay đổi ở vùng quê hương yêu dấu đã khiến cho của nhà văn

không khỏi những suy nghĩ, những trăn trở: Vùng đất nào cũng có những đổi

thay theo năm tháng, theo sự biến động của cả một đất nước, một dân tộc Quê hương tôi cũng vậy Và tôi biết chắc rằng, có những thứ chỉ còn trong ký

ức, vĩnh viễn không bao giờ xuất hiện trở lại Và tôi thực sự biết ơn những ký

ức đó Không có nó, Hà Giang của tôi sẽ mất một phần hồn vía (Đỗ Bích

Thúy) Những thay đổi mang theo cuộc sống hiện đại như ánh sáng điện, xóm

Trang 40

làng văn hóa được xây dựng nhưng cũng kéo theo nó là những tệ nạn: trộm cắp, lừa đảo, buôn bán người ở vùng núi cao

Sau tập truyện ngắn Sau những mùa trăng Đỗ Bích Thúy ra mắt bạn đọc tác phẩm Những buổi chiều ngang qua cuộc đời Những câu chuyện giản dị

và thấm thía về thân phận và khát vọng của người miền núi, đặc biệt là người phụ nữ Họ là những con người có số phận buồn tủi của người đàn bà phải trải qua những bất hạnh trong cuộc sống nhưng trong sự ngang trái ấy tỏa sáng

tình yêu thương Gần đây nhất (năm 2013) tập truyện ngắn Đàn bà đẹp được

ra mắt độc giả càng khẳng định tấm lòng của người cầm bút Từ nhan đề đến nội dung đều cho thấy tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua hình tượng nhân vật nữ trong tập truyện ngắn

Những lời tâm sự chứa đựng nỗi niềm của Đỗ Bích Thúy về truyện ngắn

Ngải đắng ở trên núi đã thể hiện tấm lòng của người con xa quê Ở giữa nơi

Hà Nội ồn ào, chị muốn gửi gắm vào truyện ngắn này cả một tình yêu thiên nhiên, con người nơi chị sinh ra, nỗi day dứt, hoài niệm về những tháng năm nghèo khó, thậm chí với chị truyện ngắn ấy gánh được cả linh hồn, hơi thở, màu sắc, mùi vị của miền núi cao đó là mâu thuẫn của các thế hệ trong gia đình Người mẹ muốn giữ lấy những cái xưa cũ, những cái đã ăn sâu, đã trở thành nếp sống của bà, có những cái thuộc về truyền thống văn hóa, có những cái là hủ tục lạc hậu Những người con muốn thay đổi cái cũ, thay vào đó là nếp sống mới với văn minh cho con người ở thôn bản Dẫu biết cái văn minh

sẽ tốt hơn nhưng con người ta không dễ dàng gì mà bỏ đi được những thứ thân quen Mẹ Din không khỏi chạnh lòng nên bà mới có thái độ phản đối như vậy Đó là tâm trạng không chỉ của một người mà của chung những con người

đã gắn cuộc đời mình với nơi đây, với những gì thuộc về nguồn cội Khi đọc

truyện ngắn Ngải đắng ở trên núi ta thấy thấp thoáng bóng dáng của nhà văn trong hình ảnh nhân vật Din đó là nỗi nhớ mẹ, mong được về bên mẹ: Có

Ngày đăng: 15/04/2016, 23:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngọc Ánh (2009), Nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy: Đánh thức lòng nhân bản, http: //cema.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh thức lòng nhân bản
Tác giả: Ngọc Ánh
Năm: 2009
4. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận tác giả và tác phẩm - tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: Lý luận tác giả và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Nguyễn Thanh Bình (2005), Đỗ Bích Thúy và “Ngải đắng ở trên núi”, http://my.opera.com/nguyenthanhbynh/blog/show.dml/1421880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Bích Thúy và" “"Ngải đắng ở trên núi
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2005
6. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
7. Trần Đăng Điệp (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi
Tác giả: Trần Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
8. Trung Trung Đỉnh, Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, http://vanhocquenha.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
9. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm văn học, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1971
10. Hoàng Thị Hồng Hà (2003), “Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm”, Tạp chí văn học Việt Nam Công an, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm”, "Tạp chí văn học Việt Nam Công an
Tác giả: Hoàng Thị Hồng Hà
Năm: 2003
11. Lê Đức Hạnh (1999), Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, Viện văn học, NXB khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam
Tác giả: Lê Đức Hạnh
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1999
12. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “thi pháp của truyện”, Báo văn nghệ số 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thi pháp của truyện”, "Báo văn nghệ
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1991
13. Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ - Tác giả - Hình tượng), NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ - Tác giả - Hình tượng)
Tác giả: Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Thị Ngân Hoa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
14. Nguyễn Thị Hoa (2003), Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ: Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ: Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2003
16. Lê Thị Hương (2007), Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả: Lê Thị Hương
Năm: 2007
17. Lê Thị Thu Hương (2007), Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Năm: 2007
18. Mai Thị Hương (2013), Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn thạc sĩ khoa học văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Chu Lai
Tác giả: Mai Thị Hương
Năm: 2013
19. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975
Tác giả: Phùng Ngọc Kiếm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
20. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn chương thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về con người trong văn chương thời kỳ đổi mới”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Tôn Phương Lan
Năm: 2001
21. Phạm Thị Lan (2011), Trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số cây bút trẻ, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số cây bút trẻ
Tác giả: Phạm Thị Lan
Năm: 2011
22. Chu lai (2001), “cái duyên và sức gợi của hai nhà văn trẻ”, Tạp chí văn nghệ quân đội, tháng 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “"cái duyên và sức gợi của hai nhà văn trẻ"”, Tạp chí văn nghệ quân đội
Tác giả: Chu lai
Năm: 2001
15. Thu Huyền (2006), Nhà văn Đỗ Bích Thúy: viết vi nhu cầu nội tâm, http://nld.com.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w