. Qua các phân tích trên chúng ta thấy rõ, Công tác cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp đã được triển khai và thu được nhiều thành công ở mức độ nhất định
Thể hiện qua sự đa dạng và phong phú hình thức cho vay, hướng tới đối tượng là doanh nghiệp đang có nhiều tiềm năng và tràn đầy hứa hẹn, doanh số cho vay của SGDI tăng nhanh theo các năm, năm 2005 là 5.193 tỷ đồng tiếp đến năm 2006 là 5.231 tỷ đồng, và con số này đạt .. tỷ đồng năm 2007 vừa qua. Dư nợ cho vay hàng năm của ngân hàng tăng lên theo chiểu hướng ngày càng đa dạng hóa các ngành nghề cho vay, cơ cấu cho vay theo loại tiền, theo thời gian cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm giảm dần năm 2005 là 0,04% năm 2006 là 0,03% và đến năm 2007 thì không còn nợ quá hạn. Qua đó thể hiện sự nỗ lực của SGDI đã có dự nỗ lực rất nhiều trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng và mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với loại hình này.
Có thể nói rằng, Sở giao dịch I là chi nhánh hoạt động an toàn nhất trong các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng, vì dư nợ quá hạn của ngân hàng năm nào cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể và bằng không. Điều này còn thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng hầu như không có.
Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao song lại hạn chế bớt khả năng mở rộng hoạt động cho vay bởi vì bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cũng đa dạng hóa các hình thức bảo đảm cho vay linh hoạt hơn trong việc định giá cho tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.
Sở giao dịch I còn áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khách hàng chiến lược, khách hàng đặc biệt. Trong trường hợp vay đặc biệt cán bộ tín dụng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay trong từng trường hợp, cho vay từng lần. Có thể nói vấn đề lãi suất hết sức nhạy cảm, tạo ra sức hút từ lãi suất đã thu hút khách hàng tới ngân hàng. Cụ thể hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại SGDI, riêng năm 2007 vừa qua đã có thêm… doanh nghiệp đặt quan hệ vay vốn tại Sở.
Về các dịch vụ đi kèm, Sở giao dịch I luôn thực hiện các dịch vụ đi kèm khi cho vay rất tiện lợi cho các doanh nghiệp như: Thu lãi ngoài giờ làm việc khi có yêu cầu của doanh nghiệp, thu lãi tại doanh nghiệp khi doanh nghiệp ở xa không có điều kiện đến thanh toán lãi.. Đây là điều rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp khi vay vốn tại Sở, Điều này sẽ thu hút khách hàng là các doanh nghiệp và công tác mở rộng cho vay ngắn hạn sẽ hợp lý.
Để mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đạt được hiệu quả thì ngay từ khâu tín dụng đã phải chuẩn xác, kỹ càng. Tại SGDI quy trình tín dụng được phân thành 3 cấp từ cán bộ tín dụng – phòng phục vụ khách hàng – ban tín dụng. Việc phân cấp này đảm bảo cho công tác tín dụng đạt hiệu quả cao, đồng thời hạn chế được rủ ro tín dụng. Quá trình quản lí khoản vay trong và sau khi giải ngân được cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc bằng các biện pháp: theo dõi sát hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng cách thăm khách hàng thường xuyên đột xuất, tìm hiểu thông tin khách hàng qua các phương tiện công cộng, qua các trung tâm thông tin hay qua chính các ngân hàng và khách hàng khác, theo dõi nhắc nhở đôn đốc thường xuyên việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng.
Để phục vụ công tác quản lí, định kỳ nhân viên tín dụng phải thống kê và xác định tình trạng cuả món vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng cũng như nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn nếu có để cán bộ tín dụng
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Tiếp xúc với K/H, hướng dẫn lập hồ sơ
NVA/O Tiếp thị, giới thiệu SP KH đến ngân hàng xin vay vốn
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định TSĐB lập tờ hợp đồng bảo đảm tiền vay và thủ túc công chứng nhận bàn giao tài sản.
- NA/O DN nhập kho hồ sơTSĐB sau đó lập tờ trình hồ sơ TD để ban TGĐ hoắc GĐ chi nhánh kí duyệt.
Tập hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng TD
NVA/O DN tập hồ sơ do KH cung cấp và tờ trình của các bộ phậ để trình ban TD/ Hội đồng TD quyết định
Tiếp nhận hồ sơ cho vay
- NVA/O làm việc với KH cung cấp và tờ trình của các bộ phận để trình ban TD/ hội đồg TD quyết định
Kiểm tra và xử lí nợ cho vay
- NV A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi cho vay về mục đích sử dụng và tình hình tài chính, hoạt động của KH - P.thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB - A/O DN theo dõi tu gốc, lãi phân tích rủi ro theo từng đối tượng khu vực KH
-Kiểm tra việc trả lãi ( số tiền, thời hạn) Giao P> KTKT nội bộ NV A/O DN thẩm định KH về mọi mặt P.Thẩm định TSĐB thực hiện định giá TSĐB và lập tờ trình Thực hiện quyết định cấp TD Giải ngân/ phát ành BL/ mở L/C
Nắm rõ rằng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong hạn chế rủi ro, sở giao dịch I rất chú ý đến vấn đề này, nhân viên tín dụng và cán bộ tín dụng được tuyển chọn kỹ càng, được đào tạo về nghiệp vụ và chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo tổng kết kinh nghiệm cũng đã được tổ chức nhằm giúp nhân viên hiểu biết sâu sắc hơn về thức tế và tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết. Về việc thù lao lao động được quan tâm đúng mực đã giúp ngân hàng giữ được người giỏi lại tránh được vấnđề rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.