Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn tại SGDI

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế tại SGDI-NHCTVN (Trang 38 - 45)

Thấy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, rút kinh nhgiệm từ cấc năm trước khong chỉ giới hạn ở những khách hàng vừa và nhỏ, muốn tăng hiệu quả hoạt động hơn nữa, SGDI-NHCTVN đã rất quan tâm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là cho vay ngắn hạn, vì tỷ lệ vay ngắn hạn của Sở còn thấp. Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp được xác định là tăng dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp, tăng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các khoản vay, đồng thời ngân hàng cũng phải xác định mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là quá trình liên tục từ khâu tín dụng phải đạt hiệu quả cao đến khi thu hồi hết nợ, hạn chế tối đa rủi ro, nâng cao doanh số cho vay, nó đòi hỏi có sự tham gia của các bộ phận ngân hàng từ Ban Giám Đốc đến các cán bộ nhân viên phòng Tín Dụng, để nâng cao hơn nữa hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp- thành phần kinh tế nhiều triển vọng đưa ngân hàng ngày càng phát triển.

Nhận thức được vấn đề đó, công tác mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tại SGDI – NHCTVN đã thực hiện tương đối tốt, thể hiện trên nhiều khía cạnh sau:

Thứ nhất, quy mô và doanh số cho vay:

SGDI –NHCTVN quyết tâm rất cao trong việc minh bạch hóa chất lượng tín dụng phát hiện nợ có vấn đề hoặc nợ quá hạn, ngân hàng kiên quyết Tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an toàn thấp. Trong đó chuyển hướng quan trọng đó là chuyển hướng tập trung vào doanh nghiệp.. Đây là

Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Xuất pát từ nhận đinh: “Doanh nghiệp là một lực lượng lớn của nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, theo đó cơ hội tiếp cận vốn của loại hình này ngày càng mở rộng hơn”, cho vay ngắn hạn sẽ phân tán được rủi ro, chênh lệch lãi suất cao hơn và có tài sản đảm bảo, đồng thời sẽ phù hợp với năng lực quản lí điều hành. Chính vì thế, năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp tại SGDI – NHCTVN là 2.821 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với sở đã tăng lên đáng kể.

Bảng 2.10 Số doanh nghiệp vay vốn tại SGDI - NHCTVN

Đơn vị: Doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số doanh nghiệp 102 154 325 548

(Nguồn : Phòng TT&TH)

Các doanh nghiệp tham gia vay vốn tại SGDI-NHCTVN ngày càng tăng lên nhanh chóng từ 102 doanh nghiệp năm 2004 lên 154 doanh nghiệp năm 2005 tiếp tục tăng vượt hẳn lên 325 doanh nghiệp vào năm 2006 và đến năm 2007 con số này là 548 doanh nghiệp.

Về quy mô:

Để xem xét quy mô cho vay đối với doanh nghiệp trong những năm qua, ta lướt qua các số liệu sau:

Bảng 2.11 Quy mô cho vay đối với doanh nghiệp.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

Doanh nghiệp 915 93% 813 91% 923 92%

Tiêu Dùng 72 7% 82 9% 85 8%

(Báo cáo Tài chính SGDI- NHCTVN)

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta thấy các khoản cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2005 các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp là 915 tỷ đồng chiếm 93%, năm 2006 các khoản cho vay này giảm xuống còn 813 tỷ đồng chiếm 91% trong tổng vốn ngắn hạn cho vay của ngân hàng. Và đến năm 2007 con số này đạt 923 tỷ đồng chiếm 92% vốn ngắn hạn cho vay của ngân hàng. Đối với các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ và thường biến động, nhưng các khoản cho vay này vẫn tăng đều năm 2005 là 72 tỷ đồng, năm 2006 là 82 tỷ đồng, và năm 2007 các khoản cho vay này là 85 tỷ đồng.

Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp là nghiệp vụ cho vay chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng, là hoạt động xuất hiện từ lâu và cũng là nguồn mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng. Cho vay doanh nghiệp, chủ yếu là cho vay ngắn hạn do nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp thường lớn nên khi doanh nghiệp thiếu hụt vốn lưu động đê quay vòng sản xuất kinh doanh. Mặt khác các khoản vay trung và dài hạn doanh nghiệp chủ yếu để phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định hoặc dự án. Đồng thời trong những năm gần đây ngân hàng đã có chính sách và sự quan tâm nhất định đến việc cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, đó là một dấu hiệu tốt thúc đẩy sự tiếp cận của doanh nghiệp với ngân hàng. Nhưng nếu xem xét theo tốc độ phát triển của nền kinh tế, thì qui mô cho vay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế, do vậy cần mở rộng quy mô cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vì đây là thị trường hấp dẫn và thu hút khách hàng.

Về doanh số cho vay:

Một trong các chỉ tiêu phản ánh của cho vay là doanh số cho vay, để biết được doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ta xem xét qua các số liệu.

Bảng 2.12 Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số cho vay ngắn hạn 3.986 4.885 6.248

Doanh số cho vay doanh nghiệp 4.612 5.728 7125

Tỷ trọng 86% 85% 88%

(Nguồn Báo cáo tài chính SGDI- NHCTVN)

Cũng như các ngân hàng khác, SGDI-NHCTVN cho vay với nhiều hình thức khác nhau, với loại hình cho vay đa dạng phong phú. Vậy nên doanh số cho vay của SGDI khá cao trong toàn hệ thống. Với loại hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng chưa cao so với loại hình cho vay

trung và dài hạn nhưng doanh số cho vay trong một vài năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên phải nói là tỷ trọng cho vay ngắn hạn của SGDI còn thấp so với các ngân hàng khác do SGDI vẫn còn quá chú trọng đối với loại hình cho vay trung và dài hạn, các hình thức cho vay chưa đa dạng phong phú, chưa phát triển hình thức cho vay cầm cố chứng khoán, vay qua thẻ tín dụng, vấn đề tài sản đảm bảo vẫn rất phức tạp cho các món vay.. Qua các số liệu trên chỉ ra rằng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng và có tốc độ tăng chưa thực sự cao, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Như vậy, cho vay đối với doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng thêm khi mục tiêu cho vay của ngân hàng ngày càng chú trọng vào đối tượng doanh nghiệp. Nhất là khi nước ta đã gia nhập các tổ chức quốc tế, sẽ khiến cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thay đổi thường xuyên theo nhu cầu đổi mới về công nghệ của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của hoạt động kinh doanh thường xuyên.

Đây cũng là vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm để đa dạng hoá các hình thức cũng như đối tượng cho vay và đẩy mạnh mở rộng cho vay ngắn hạn đối với đối tượng là doanh nghiệp.

Thứ hai: Dư nợ cho vay ngắn hạn

Về con số sư nợ cho vay ngắn hạn của SGDI đối với các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây tăng lên đáng kể, con số này phản ánh qua các con số như tăng trưởng tín dụng và quy mô cho vay ngắn hạn qua các năm. Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn của SGDI là 108 tỷ đồng, sang đến năm 2006 con số này giảm nhẹ xuống chỉ còn 98 tỷ đồng. nhưng bước sang năm 2007con số này đã tăng mạnh trở lại lên đến 155 tỷ đồng. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn đã có sự tăng trưởng nhưng chưa đáng kể. Trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp rất lớn nên SGDI cần

ngắn hạn đối với doanh nghiệp, đồng thời tăng các khoản thu nhập cho ngân hàng.

Thứ ba: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của SGDI đã có nhiều chuyển biến tích cực chất, tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng hướng tới cơ cấu tín dụng cân đối hợp lý. Vì vậy chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt, các khoản cho vay đều được thẩm định chặt chẽ nên tỷ trọng cũng như số tuyệt đối của dư nợ quá hạn đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ và cuối năm vừa qua là 0 %.

Bảng 3.13 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ 108 98 155

Nợ quá hạn 4,6 3,1 0

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,04% 0,03% 0%

(Nguồn Báo cáo tài chính SGDI-NHCTVN)

Qua số liệu về dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tại SGDI-NHCTVN tỷ lệ nợ quá hạn của Sở đã giảm dần qua các năm và kết quả đạt được trong năm qua là đáng khâm phục, nó cho thấy chất lượng tín dụng của Sở đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả. Năm 2005 dư nợ quá hạn đối với doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng chiếm 0,04% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp, sang đến năm 2006 nợ quá hạn đã giảm xuống còn 3,1 tỷ đồng chiếm 0.03% trong tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Sang đến năm 2007 đã không còn dư nợ quá hạn, đã khẳng định một lần nữa chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây là thành công lớn của SGDI trong hoạt động tín dụng, tạo dựng hình ảnh ngân hàng uy tín và đảm bảo đối với khách hàng. Như vậy công tác mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh

nghiệp đã thực hiện và thực hiện khá tốt trong thời gian qua, điều này cần phát huy đẩy mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế tại SGDI-NHCTVN (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w