1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận chính sách phát triển đô thị hóa ở tỉnh Ninh Bình.

30 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

2. Mục tiêu nghiên cứu. Đô thị hóa như chúng ta đã biết đây là xu hướng chung và tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là bước đi quan trọng áp dụng những thành tựu phát triển của nhân loại và cũng có thể nói rằng đó là một thước đo chuẩn của kinh tế xã hội một vùng, hòa chung xu thế đó thì tỉnh Ninh Bình quá trình đô thị hóa đang trên đà phát triển tiềm năng rất lớn vì thế mà khi nghiên cứu ta cần phải thấy và đưa ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể để nhìn nhận rõ được vấn đề cần nghiên cứu và cũng lấy đó làm định hướng cho sự phát triển bền lâu của tỉnh.  Mục tiêu tổng quát. Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ta cần hải làm rõ và sáng tỏ những điều này để nhìn nhận ra được vấn đề chung nhất cũng như định hướng cho những bước đi quan trọng khác của tỉnh, thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ này để hoàn thiện hệ thống cơ cấu kinh tế cho cả tỉnh, quy hoạch đồng bộ để phát triển chung cho cả vùng, chuyển biến về mặt kinh tế và hình thành một lối sống mới trong dân cư.  Mục tiêu cụ thể.

Trang 1

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

1. Lý do chọ đề tài.

Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng, mọi vấn đề của cuộcsống từ chính trị đến kinh tế cũng như văn hóa xã hội luôn trong guồng quaykhông ngừng đó Cuộc sống của con người đang thay đổi từng ngày, bộ mặt kinh

tế xã hội đang thay da đổi thịt Đô thị hóa- một phần thiết yếu không thể thiếuđược trong quá trình phát triển không ngừng ấy, quá trình đô thị hóa tác động đếntất cả các lĩnh vực và xu thế đô thị hóa là xu hướng chung của toàn cầu, ảnh hưởngmạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Nắm bắt được xu hướng

đó Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng và bắt kịp được xu thế của thời đại bằngviệc chú trọng đến phát triển đô thị một cách có quy mô tổng thể và được xây dựngphát triển một cách có hệ thống, đô thị hóa là bộ mặt phát triển của một quốc gia,vùng lãnh thổ hay một địa bàn cụ thể nào đó bởi vì để nhận định được tình hìnhkinh tế- xã hội của vùng đó thì chỉ cần nhìn nhận đánh giá qua bộ mặt đô thị củavùng đó là ta thấy được sự phát triển mạnh hay yếu Không được điều kiện và tiềmnăng lớn như các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay ĐàNẵng nhưng Ninh Bình đang dần khẳng định mình trong bước đi dài về đô thị hóa

ấy, là một đô thị trẻ năng động và nhiều tiềm năng tỉnh Ninh Bình đang có sự thayđổi không ngừng về kinh tế xã hội nhờ quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tuy nhiênbên cạnh đó thì sự tác động của quá trình đô thị hóa cũng có những ảnh hưởngkhông tốt đến các mặt của đời sống xã hội, dù là tác động tích cực hay tiêu cực thì

ta cũng cần có những nhận định quan điểm khách quan để đánh giá được tác độngcủa đô thị hóa đến kinh tế và xã hội của tỉnh Ninh Bình để từ đó ta có thể rút ra bài

Trang 2

học kinh nghiệm cho quá trình phát triển bền vững, phát huy những mặt tích cực vàkhắc phục những mặt hạn chế của quá trình đô thị hóa ở tỉnh Ninh Bình.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Đô thị hóa như chúng ta đã biết đây là xu hướng chung và tất yếu của quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, là bước đi quan trọng áp dụng những thành tựu pháttriển của nhân loại và cũng có thể nói rằng đó là một thước đo chuẩn của kinh tế xãhội một vùng, hòa chung xu thế đó thì tỉnh Ninh Bình quá trình đô thị hóa đangtrên đà phát triển tiềm năng rất lớn vì thế mà khi nghiên cứu ta cần phải thấy vàđưa ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể để nhìn nhận rõ được vấn đề cần nghiêncứu và cũng lấy đó làm định hướng cho sự phát triển bền lâu của tỉnh

 Mục tiêu tổng quát

Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sốngkinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ta cần hải làm rõ và sáng tỏ những điềunày để nhìn nhận ra được vấn đề chung nhất cũng như định hướng cho những bước

đi quan trọng khác của tỉnh, thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ này để hoàn thiện

hệ thống cơ cấu kinh tế cho cả tỉnh, quy hoạch đồng bộ để phát triển chung cho cảvùng, chuyển biến về mặt kinh tế và hình thành một lối sống mới trong dân cư

 Mục tiêu cụ thể

 Đánh giá những tác động của đô thị hóa đến bộ mặt xã hội và kinh tế tỉnhNinh Bình

Đô thị hóa tác động đến các mặt như kinh tế, giáo dục, y tế hay là cả về dân

số là mạnh hay nhẹ, hay nói cách khác tần số tác động của đô thị hóa

 Sau khi chỉ ra được những hạn chế và tích cực của quá trình đô thị hóa thì tacần chỉ ra được những giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế của quá trình

đô thị hóa ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội tỉnh Ninh Bình

 Xây dựng những phương án tối ưu nhất cho sự phát triển của đô thị để từ đókích thích sự phát triển cho những mặt khác của đời sống kinh tế, xã hội

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triểnkinh tế , xã hội của tỉnh Ninh Bình trọng tâm là quy hoạch đô thị, cơ sở

hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị của tỉnh Ninh Bình

 Thời gian : sự tác động của đô thị hóa trong khoảng thời gian là 20 năm

2010 đến 2030 và tầm nhìn xa hơn để thấy được sự tác động mạnh mẽcủa đô thị hóa đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử

 Phương pháp chung: sử dụng phương pháp logic – lịch sử, phươngpháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh

 Phương pháp riêng: Trong quá trình nghiên cứu quá trình tác động của

đô thị hóa đến kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình nghiên cứu những đặc trưngmang tính tổng thể của khu vực và sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp sửdụng tài liệu liên quan đến đô thị hóa của tỉnh cũng như sử dụng các số liệu thống

kê các con số mà đô thị hóa tác động đến những mặt khác của đời sống người dân,ngoài ra còn dùng phương pháp so sánh, phân tích số liệu

5 Cấu trúc tiểu luận

Trang 4

Bên cạnh phần giới thiệu chung,kết luận, mục lục, danh mục tài liệu thamkhảo thì nội dung được chia làm 2 phần chính:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quá trình Đô thị hóa

- Chương 2: Đánh giá về ảnh hưởng của quá trình Đô thị hóa đến kinhtế,chính trị, văn hóa ở tỉnh Ninh Bình

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

ĐÔ THỊ HÓA

I Tổng quan địa bàn vấn đề nghiên cứu.

Ninh Bình có diện tích là :1400 km2, dân số là: 898.459 người, mật độ dân cư

là : 642 người/km2, là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có rất nhiềuđiều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng như giao lưuvới các tỉnh khác bởi vị trí địa lý khá thuận lợi cộng thêm ở đây có nhiều điểm nútgiao thông quan trọng thuận tiện phát triển nếu như vận dụng được nhũng điểmmạnh đó thì Ninh Bình sẽ là một tỉnh phát triển trọng yếu của khu vực đồng bằngsông Hồng Ninh Bình cò từng là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3triều đại Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua cácthời kỳ lịch sử bên cạnh đó Ninh Bình còn được xem như là một Việt Nam thu nhỏ

ở đây có địa hình có cả đồi núi, đồng bằng và biển Ninh Bình có vị trí quan trọngcủa vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Đây là nơi tiếpnối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung

Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc Thế mạnh kinh tếnổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch Cơ

sở hạ tầng đồng bộ cũng khá phát triển, giao thông là điểm nút quan trọng có nhiềutuyến đường huyết mạnh thông lưu với các tỉnh, đô thị cũng đang trong quá trìnhhình thành và phát triển bền lâu với quy mô lớn, mục tiêu trở thành đô thị trọng

Trang 5

tâm của khu vực đồng bằng sông Hồng Ninh Bình đang nắm giữ được rất nhiềunhững điều kiện để có thể trở thành một đô thị phát triển năng động bởi những điềukiện thuận lợi trên đây là cơ sở đáng tin cậy cho sự phát triển trở thành đô thị trọngđiểm xứng tầm.

Trong bối cảnh không ngừng vươn lên của các quốc gia trên thế giới và trongkhu vực, Việt Nam cũng đang không ngừng vươn mình để sánh bằng các nước bạntrong khu vực và khẳng định vị thế và vai trò của mình Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thìtỉnh Ninh Bình cũng đang phấn đấu không ngừng để trở thành một đô thị có đầy đủnhững cơ hội để chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới

Đô thị hóa và sự tác động của nó đến kinh tế chính trị, văn hóa ,xã hội củatỉnh Ninh Bình giữ một vai trò to lớn, đô thị hóa đóng góp phần không nhỏ và việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh tế có sự chuyển biến và khởi sắc bởi đô thị hóakích cầu cho sự phát triển, bên cạnh đó thì đô thị hóa thể hiện dược sự phát triển từ

đó ta có thể lấy đó làm thước đo cho sự phát triển về văn hóa và xã hội, rõ ràng đôthị hóa thể hiện rõ nét sự phát triển của xã hội là bộ mặt của xã hội thành thị Đôthị hóa có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một tỉnh nó mang lạinhiều lợi ích cũng như thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ một cách bền vững trênhết đô thị hóa mang lại cuộc sống ấm no, sự bền vững và tiếp nhận nhiều cơ hộiphát triển cũng như tiếp cận nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ đáp ứng nhu cầungày càng cao của người dân, nói chung đô thị hóa có một vị trí, vai trò và ý nghĩahết sức to lớn với Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vì vậy mà cầnphải hết sức chú trọng đến sự phát triển của đô thị hóa để cho nó phát triển theohướng hài hòa bền vững

II Các khái niệm,mô hình và quá trình phát triển đô thị hóa.

1 Khái niệm Đô thị và Đô thị hóa.

a Khái niệm Đô thị

Trang 6

Đô thị có thể hiểu là nơi tập chung dân cư đông đúc như thị xã, thị trấn hoạtđộng kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ và nó được kết cấu bởi 3 thành tố:thành, đô và thị.

- Thành có ý nghĩa về quân sự Các thành lũy ra đời rất sớm để bảo vệcác nhà cai trị ở chế độ thị tộc hay phong kiến

- Đô có ý nghĩa về chính trị, là trung tâm hành chính cai trị của mộtvùng hay một quốc gia

- Thị có ý nghĩa về kinh tế, là nới giao lưu, trao đổi hàng hóa

Từ những đặc điểm trên ta có thể hiểu khái niệm Đô thị là: nơi tập trung dân

cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu làcông nghiệp và dịch vụ

b Khái niệm Đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình phát triển đô thi ở một quốc gia, đô thị hóa bao gồmviệc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới Một khu vực,lãnh thổ nào đó được “hóa” thành đô thị khi nó hội đủ các tiêu chuẩn của đô thị

Đó chính là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóngcác điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống

Có rất nhiều ý kiến cũng như quan điểm khác nhau về Đô thị hóa, sau đây làmột vài ý kiến khác khác nhau về Đô thị hóa

 Theo PGS, KTS Trần Hùng : Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xãhội phức tạp diễn ra trên không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị qua cácyếu tố sau: 1 Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân, 2 Sự tăng sốlượng dân sự đồng thời với sự mở rộng không gian đô thị, 3 Sự chuyển hóa cảulao động từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn sơ sang tinh vi, 4 Sự chuyển đổi từ lốisống dàn trải (mật độ thấp) sang lối sống tập chung (mật độ cao) từ điều kiện kỹthuật hạ tầng đơn giản sang điều kiện kỹ thuật hạ tầng phức tạp

Trang 7

 Theo PSG, TS Trương Quang Thao : Đô thị hóa là hiện tượng xã hộiliên quan tới những dịch chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá- không gian – môi trườngsâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân cônglao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thờitạo ra nhu cầu dịch vụ vào các trung tâm đô thị,đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làmđiểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống,biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cưhợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng đểtạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trườngthiên nhiên.

 Đô thị hóa có thể theo 2 xu hướng:

- Đô thị hóa tập trung:

Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn,hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều với nông thôn

- Đô thị hóa phân tán:

Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điềukiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn Hìnhthành và phát triển mạng lưới đô thị vừa và nhỏ trên các vùng, có vai trò thúc đẩyphát triển nông thôn giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

- Sự phát triển của đô thị hóa chia ra làm 3 thời kỳ:

- Tiền công nghiệp: Văn minh công nghiệp ( thế kỷ XVIII-XIX)

- Công nghiệp: xuất hiện nhiều nhà máy, cơ sở hạ tầng được xâydựng đồng bộ hiện đại (Thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX)

- Hậu công nghiệp: Công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ

2 Mô hình đô thị hóa.

Cho đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới có 3 mô hình đô thị hóa, cụ thể:

Trang 8

- Mô hình một vùng siêu đô thị.

- Mô hình thành phố vệ tinh

- Mô hình quy hoạch phát triển tổng thể

Và ở Việt Nam thì đang hướng đến mô hình thành phố vệ tinh, đây là mô hình

có nhiều những ưu điểm nhất đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển tương lại đó

là phát triển bền vững, hài hòa, cân đối

3 Quá trình phát triển đô thị hóa.

a Quá trình phát triển đô thị hóa trên thế giới

- Thời cổ đại

Thời kỳ này các đô thị lớn được biết rộng rãi điển hình như là Lưỡng Hà,

Ai Cập, vùng Tiểu Á, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc Những con sông lớn đó làkhởi nguồn của sự sống sinh sôi nảy nở, chính vì thế mà người dân tập trung đôngđên bên các con sông lớn đó để hình thành nên một vùng dân cư sinh sống, nhưsông Nin ở Ai Cập, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Trường Giang- Hoàng Hà ở TrungQuốc

- Đô thị ở Ai Cập: người dân tập chung sống bên bờ sông Nin con sôngcủa biểu tượng sức mạnh trong lòng người dân, các Kim tự tháp đươc xây dựng rấtcông phu biểu tượng sức mạnh của các vị hoàng đế Ai Cập cổ đại ,các đô thị cổ AiCập ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật, xây dựng vào khoảng 3500 nămtrước công nguyên

- Hy Lạp cổ đại: thời kỳ này cũng tập chung nhiều những kiến trúccông trình mang tính giá trị cao tiêu biểu là thành phố bàn cờ của Hyppodamus

- Văn minh Lưỡng Hà: nhắc đến Văn minh Lưỡng Hà ta sẽ phải nhớngay đên thành phố lớn nhất là Babilon xây dựng vào khoảng năm 602 – 562 trướccông nguyên

- Thời trung đại

Trang 9

Vào đầu công nguyên thuộc chế độ phong kiến thì đô thị mới hình thành.Quy mô thành phố nhỏ khoảng 5000 đến 10.000 người và có thành quách baongoài.

Đến Thế kỷ XII, đô thị phát triển hơn so với thời kỳ trước bởi thủ côngnghiệp hình thành và nhiều đô thị cảng và đô thị nằm trên đầu mối giao thôngthuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa

Thế kỷ XV, XVI, nền văn hóa phục hưng phát triển mạnh kéo theo sựphát triển của các đô thị ở Châu Âu, đặc biệt là Ý, Pháp…

Không giống như châu Âu thì châu Á bị ảnh hưởng dài bởi tính chất đôthị Phong kiến, điển hình là Trung Quốc, thành phố có quy mô lớn trở thành chỗ ở

và thể hiện uy quyền của các vua chúa phong kiến, là trung tâm chính trị, văn hóacủa giai cấp thống trị có thành quách bao bọc xung quanh

- Thời cận đại

Công nghiệp phát triển một cách nhanh chóng từ giữa thế kỷ thứ XVII,công nghiệp phát triển nhanh như vậy cho thấy đây là một tín hiệu của sự pháttriển về mặt đô thị bởi sự xây dựng nhà cửa của người dân xung quanh các khucông nghiệp thuận tiện cho họ đi làm ở các khu công nghiệp ấy, sự phát triểnkhông đồng bộ lại ồ ạt thiếu sự tính toán kỹ càng dẫn đến việc phá hỏng khônggian kiến trúc đô thị, nhà ở cho người đi làm không đáp ứng được cho những nhucầu của người sử dụng bên cạnh đó thì các công trình phúc lợi an sinh cũng khôngđược đáp ứng đầy đủ như công viên , bệnh viện, trường học, khu dân cư xâydựng không có sự quy hoạch tổng thể Vì vậy cần phải có những biện pháp khắcphục ngay những bất cập đó không để cho nó diễn ra tác động xấu đến môi trườngkhông gian đô thị sau này

b Quá trình phát triển đô thị hóa ở Việt Nam

Việt Nam một đất nước với bề dày truyền thống lịch sử Từ thủa khai sinh lậpquốc đến nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều những thăng trầm lịch sử, nhiều cuộc

Trang 10

chiến tranh xâm lược của các đế quốc thực dân phong kiến bằng tinh thần yêunước nhân dân ta đều đánh đuổi quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước.Đất nước luôn bị nhòm ngó của giặc ngoại xâm nên các đô thị phải xây dựng thànhquách cố thủ kiên cố để thuận tiện cho việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ở Việt Nam đô thị đầu tiên vào khoảng 200 TCN đó chính là thành Cổ Loacủa An Dương Vương xây dựng đây là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc

Thời kỳ quân phương Bắc chiếm đóng thì cũng đã hình thì một số đô thị kháclớn là biểu tượng của quyền lực chính trị của đất nước, một trong những đô thị lớnnhất thời kỳ này là phải kể đến đó là Tống Bình

Năm 1010 đánh dấu mốc son lịch sử chính trị của đất nước ta đó là sự kiện LýCông Uẩn dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về Đại La và lấy tên là Thăng Long.Kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế chính trị của nước ta lúc bấygiờ và là đô thị lớn nhất vào thời điểm đó

Trước đó vào thời phong kiến ở Việt Nam cũng hình thành nhiều đô thị lớn làtrung tâm chính trị- kinh tế của mỗi triều đại như Hoa Lư ( Ninh Bình), thành Tây

Đô ( Thanh Hóa)

Đầu thế kỷ XVIII trong khi các nước ở phương Tây phát triển mạnh mẽ vềkinh tế và hình thành những đô thị lớn phát triển thì Việt Nam vẫn còn là một nướcnghèo nàn lạc hậu với những hủ tục phong kiến hà khắc lối tư duy chưa nhạy bénchính vì điều đó mà đô thị nước ta thời gian ấy không phát triển nhanh và chấtlượng thấp

Cho đến đầu thế kỷ XIX thì đô thị ở Việt Nam đã hình thành nhiều hơn tậptrung hơn nhất là phía Nam nổi bật là Chợ Lớn- Gia Định

Nhà Nguyễn chọn Huế là kinh thành vào năm 1800 thì đô thị vẫn là thànhquách bao bọc xung quanh và sông Hương bao quanh thành tạo thế cố thủ vữngchắc và là trung tâm chính trị hành chính của nhà nước, vua chúa, quan lại làm việc

Trang 11

trong đó và người dân hình thì những khu dân cư ở xung quanh, tạo sự cách biệtgiữa quan và dân- đây là cấu trúc đô thị điển hình của thời phong kiến.

Khi thực dân Pháp đổ bộ xâm lược chiếm đóng nước ta thì đô thị đã có sựthay đổi bên cạnh những đô thị có thành quách bao quanh thì các khu dân cư hìnhthành phát triển khá sầm uất nhộn nhịp có nhiều khu trở thành trung tâm thươngmại phát triển lấn át hơn cả những đô thị thành quách bao bọc Chính sách khaithác bóc lột tài nguyên khoáng sản của nước ta chính vì thế mà đi đến đâu chúngxây dựng và hình thành những khu đô thị trung tâm giải trí, thương mại, dịch vụhình thành những khu nghỉ dưỡng phục vụ cho bọn chúng như : Quảng Ninh, LàoCai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Vinh, Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…Chiến tranh chống Pháp kết thúc nước ta lại phải đối mặ với chống Mỹ cứunước nên không có điền kiện nhân lực vật lực để tập chung vào xây dựng đô thịnên đô thị thời gian này không phát triển

Sau hiệp định Gionever năm 1954 miền Bắc được giải phóng do tình hìnhnhiệm vụ khi này là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện chomiền Nam tiếp tục kháng chiến, nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đòi hỏi miềnBắc phải đẩy mạnh công cuộc sản xuất xây dựng các nhà máy xí nghiệp sản xuấthàng hóa để cung cấp cho tiền tuyến chính vì thế mà một số khu đô thị mới đượchình thành trong điều kiện còn khó khăn như Việt Trì, Thái Nguyên miên Nam dođiều kiện chiến tranh đang diễn ra nên đô thị hầu như không hình thành mà nếunhư có hình thành thì cũng đơn sơ không phát triển mạnh mẽ

Năm 1975 đất nước giải phóng thống nhất hai miền Nam- Bắc nhà nước cùngnhân dân bắt tay vào công cuộc vừa khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra vừa xâydựng đất nước các khu đô thị cũng hình thành từ đây để phục vụ cho nhu cầu sinhhoạt ngủ nghỉ vui chơi giải trí cho người dân Đặc biệt sau Đại hội VI của Đảng thì

đã chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thi trường dưới sự điều tiết của nhà nướcchúng ta đã có những thay đổi tích cực về kinh tế và ngoại giao với các nước trên

Trang 12

thế giới – đây chính là cơ hội tốt cho đô thị hóa phát triển nhanh mạnh cả về chiềurộng lẫn chiều sâu tạo cho bộ mặt đô thị Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.Cho đến thời điển hiện tại có thể tự tin nói rằng nước ta đô thị đang phát triểnmạnh mẽ về cả bề rộng lẫn bề sâu, do nhu cầu của con người cũng như do các yếu

tố xã hội tác động đến nên các đô thị hình thành ngày một nhanh chóng hiện đại đã

và đang đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân

CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔTHỊ HÓA ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRÊN ĐỊABÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2030

1 Hệ thống văn bản liên quan đến đô thị hóa tác động đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đẩy mạnh đượcquá trình đó thì cần phải có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của tất cả các ban ngànhnhà nước cũng như sự đồng thuận của nhân dân cả nước chung tay vây dựng đâtnước Hòa chung cùng khí thế đó Đảng bộ nhân dân tỉnh Ninh Bình đang khôngngừng cố gắng phấn đấu hết mình cho công cuộc xây dựng đất nước mà cụ thể làquá trình xây dựng Ninh Bình trở thành một tỉnh năng động phát triển và trở thànhtrung tâm kinh tê- chính trị- xã hội trọng điểm khu vực đồng bằng sông Hồng.Chính vì thế mà khi chú trọng vào công cuộc xây dựng kiến thiết, thúc đẩy kinh tếphát triển của tỉnh được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhà nước điều này góp phầnkhông nhỏ vào quá trình làm giàu mạnh đất nước cũng như tạo vị thế chỗ đứng chođất nước ta trên trường Quốc tế chính vì thế mà nhà nước ta có rất nhiều chủtrương khuyến khích cũng như hỗ trợ tỉnh Ninh Bình thực hiện Đô thị hóa, nhậnthấy Ninh Bình là một tỉnh khá năng động và có nhiều tiềm năng cơ hội để pháttriển trở thành một đô thị lớn, một phần Ninh Bình trong lịch sử cũng đã hìnhthành một đô thị từ rất lâu đó là kinh đô Hoa Lư của Hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh

Trang 13

Chính vì vậy mà chủ trương của nhà nước cũng như tỉnh Ninh Bình rất ủng hộ việcxây dựng hoàn thiện cơ cấu đô thị hóa cho tỉnh để đáp ứng cho sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa, hòa nhập cùng với thế giới.

Quan điểm chủ chương chỉ đạo của nhà nước là luôn đúng đắn, luôn mongmuốn các tỉnh trong nước phát triển không ngừng, quy hoạch phát triển từng vùngtheo sự định hướng cụ thể, tạo tiền đề và thế mạnh thay đổi bộ mặt kiến trúc cảnhquan đô thị của tất cả các vùng Đối với tỉnh Ninh Bình thì đô thị hóa đang là mộttrong những bước đi được quan tâm hướng đến vì thế mà khi bộ mặt đô thị có sựthay đổi thì tức là cuộc sống của người dân, kinh tế- xã hội cũng có những sựchuyển biến đi lên Đối với tỉnh Ninh Bình việc đẩy mạnh đô thị hóa được nhànước chú trọng quan tâm bằng việc ban hành những chủ trương, quyết định phêduyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị ngày một tốt hơn ví dụ như Quyết định số 445QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điểu chỉnhđịnh hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025

và tầm nhìn đến năm 2050 hay bên cạnh đó là quyết định cụ thể đối với tỉnh NinhBình trong việc chỉ đạo xây dựng Đô thị hóa - Quyết định số 193/QĐ – TTg phêduyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầmnhìn 2050 Không chỉ có nhà nước có những động thái tích cực trong việc xâydựng và quy hoạch Ninh Bình trở thành một đô thị năng động phát triển mà ngaybản thân UBND tỉnh Ninh Bình sau khi nhận được những quyết định ấy thì cũngnhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị hóatỉnh Ninh Bình bằng nhũng công việc cụ thể như : Nghị quyết số 13-NQ- TU ngày30/9/2013 về sựu tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và pháttriển đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số796/ QĐ- UBND tỉnh ngày 12/10/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể pháttriển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 tầm nhìn chiến lược đến năm

2050, đồng thời UBND tỉnh Ninh Bình cũng phê duyệt nhiều đề án liên quan đến

Trang 14

việc xây dựng và phát triển đô thị của tỉnh Ninh Bình được xây dựng bởi các cơquan chức năng có thẩm quyền xây dựng như: Đồ án quy hoạch chung đô thị NinhBình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Những quyết định chủ trương, đồ án

đề án xây dựng đô thị hóa của tỉnh Ninh Bình là rất nhanh chóng và kịp thời đó làbước đi quan trọng trong công tác đổi mới bộ mặt tỉnh Ninh Bình về kinh tế- chínhtrị cũng như xã hội

Như ta đã thấy rõ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị hóa của tỉnhNinh Bình được nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến và UBND tỉnh Ninh Bìnhcũng đã nhanh chóng tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ cơ quan TW bằng việc triển khainhững quyết định chủ trương đó một cách nhanh chóng đồng thời cũng hoàn thiệnnhanh gọn chặt chẽ những ý kiến chỉ đạo và bổ sung những thiếu sót sao cho phùhợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương trên địa bản củatỉnh Chủ trương quan điểm của nhà nước đã rõ, tiếp thu nhanh chóng ý kiến chỉđọa của nhà nước cũng mau lẹ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các ban ngành lànhững tín hiệu đầu tiên báo trước sự thành công Hệ thống văn bản pháp lý, quanđiểm chủ trương cũng đã rất rõ ràng tạo một hệ thống đồng bộ nhất quán, mọivướng mắc trong công tác chỉ đạo cũng nhanh chóng được giải quyết không gặpphải tình trạng trì trệ trong công tác triển khai

Phương pháp hành chính là chủ yếu đó là sự chỉ đạo bằng các văn bản quyếtđịnh, những chủ trương đường lối đã được xác định rất rõ ràng, đối với tỉnh NinhBình trong công tác triển khai thực hiện đô thị hóa cũng đã có nhiều những bước điviệc làm cụ thể sáng tạo mang tính đột phá minh chứng rõ nét nhất cho những việclàm đó là thành phố Ninh Bình đã được công nhận là đô thị loại II và mục tiêuhướng đến năm 2030 Ninh Bình trở thành đô thị loại I Công tác triển khai xâydựng Ninh Bình nhanh chóng trở thành một đô thị phát triển được thực hiện mộtcách nghiêm túc đầy đủ những nội dung trong quyết định của Thủ tướng Chínhphủ những việc làm ấy đã nhanh chóng đưa Ninh Bình trở thành một đô thi năng

Trang 15

động và phát triển hình thành nhiều khu nhà ở, dịnh vụ, trung tâm thương mại và làmột điểm sáng về du lịch của miền Bắc- đây cũng là một trong những thế mạnhcủa tỉnh Ninh Bình trong công tác xây dựng đô thị hóa Tuy nhiên song song vớiviệc đô thị hóa thì tỉnh Ninh Bình cũng chủ trương việc bảo tồn các giá trị van hóalịch sử để đô thị hóa không làm mất đi những bản sắc văn hóa, giá trị truyền thốnglịch sử của tỉnh Ninh Bình đã có từ rất lâu đời.

2 Chủ thể của đô thị hóa và những bên liên quan trong quá trình ảnh hưởng

từ đô thị hóa đến kinh tế- và xã hội tỉnh Ninh Bình.

Đô thị hóa- đây là vấn đề không của riêng ai bởi lẽ tác động của đô thị hóa

là đến tất cả mọi người không phân biệt ai với ai, có khác thì cũng là sự cách biệtgiữa đối tượng này với đối tượng khác ở sự ảnh hưởng và ảnh hưởng ở đây baogồm cả ảnh hưởng tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực Điều đáng nói ở đây chính là

sự cầm cân nảy mực là sự chỉ đạo của những người có trách nhiệm và sự phối hợpthực hiện đối với những người có liên quan chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đô thị hóamang lại

Đô thị hóa là vấn đề to lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vựckhác nhau như kinh tế- chính trị- xã hội chính bởi tác động to lớn đó của đô thị hóa

mà ta cần phải có những bước đi và hướng chỉ đạo cụ thể để hạn chế thấp nhấtđược tình trạng tác động xấu từ đô thị hóa mang lại hay nói cách khác ta sẽ pháthuy hết mọi tác động tích cực từ đô thị hóa và để làm được điều ấy thì cần phải xâydựng được một chương trình tối ưu nhất, quá trình xây dựng thực thi đó cần có sựtham gia của nhiều nhân tố khác nhau và sự điều hành định hướng phải thuộc về hệthống bộ máy chính quyền Đô thị hóa đây là một chủ trương lớn của tỉnh NinhBình vì thế mà khi triển khai thì bộ máy lãnh đạo tỉnh là những người trực tiếptriển khai công việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của nhà nước ,mọi công tác triểnkhai cũng như xử lý những tình huống phát sinh lãnh đạo tỉnh cần phải nắm rõđược để giải quyết cho phù hợp Công việc được triển khai xây dựng và phân bố rõ

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w