1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán nhân việt thực hiện

94 519 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 567,81 KB

Nội dung

Kết thúc kiểm toán DTBH và CCDV...70 CHƯƠNG 3...73 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh

Trang 2

CHƯƠNG 1 4

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ………… 4

1.1.1.Đặc điểm khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4

1.1.2 Tầm quan trọng của kiểm toán DTBH và CCDV trong kiểm toán báo cáo tài chính 6

1.2 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 7

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 8

1.2.3 Rủi ro thường gặp trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11

1.3.1.Ý nghĩa quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 11

1.3.2.Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 11

CHƯƠNG 2 22

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN VIỆT 22

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN VIỆT 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt 22

2.1.2.Các dịch vụ mà Công ty Kiểm toán Nhân Việt cung cấp 23

2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý 24

2.1.4 Đặc điểm quy trình kiểm toán của công ty Kiểm Toán Nhân Việt 25

Trang 3

CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH ABC DO VPA

THỰC HIỆN 29

2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán 29

2.2.2 Thực hiện quy trình kiểm toán 45

2.2.3 Kết thúc kiểm toán DTBH và CCDV 70

CHƯƠNG 3 73

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH NHÂN VIỆT THỰC HIỆN 73

3.1.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY VPA 73

3.1.1 Những ưu điểm 73

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 76

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN VIỆT 79

3.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 79

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng 80

3.2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình Kiểm toán DTBH và CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt 80

b Giai đoạn thực hiện kiểm toán 82

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 84

3.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước 84

3.3.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp 85

3.3.3 Về phía Công ty kiểm toán 85

KẾT LUẬN 87

Trang 4

Bảng 1.2: Ma trận rủi ro (Dự kiến của KTV về RRPH) 16

Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm toán chú yếu trong kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 19

Bảng 2.2: Quy trình kiểm toán công ty Nhân Việt 26

Bảng 2.3: Tóm tắt chỉ mục hồ sơ của VP AUDIT 28

Bảng 2.4 : Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty 34

Bảng 2.6: Xác định mức độ trọng yếu 39

Bảng 2.7 : Chương trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV tại Công ty Cổ phần ABC 41

Bảng 2.8 Thử nghiệm khảo sát kiểm soát nội bộ 46

Bảng 2.9: Lập bảng đối ứng tài khoản 48

Bảng 2.10: Lập bảng phân tích tỷ lệ 50

Bảng 2.11: So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm nay với năm trước 51

Bảng 2.12: Bảng so sánh với DT năm trước 53

Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết số phát sinh 56

Bảng 2.14: Bảng kiểm tra thủ tục Cut Off 61

Bảng 2.15: Bảng kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu 65

Bảng 2.16: Kết luận về kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV 70

Trang 5

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong 11

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty Kiểm Toán Nhân Việt 25

Sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng 27

Trang 6

BCTC : Báo cáo tài chính

DTBH&CCDV : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nềnkinh tế thế giới đang từng bước đi lên mạnh mẽ Hòa cùng sự phát triển đó, nềnkinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực Một đòi hỏi tất yếu là cácdoanh nghiệp phải công khai tình hình tài chính của mình để tạo niềm tin cho cácnhà đầu tư và tận dụng được các nguồn lực kinh tế Vì vậy, Kiểm toán đã hìnhthành và phát triển để đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan đó Sự ra đời của cáccông ty kiểm toán quốc tế và nội địa đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc cungcấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn ở Việt Nam

Một trong những loại hình chủ yếu mà các tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp

cho khách hàng đó là hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền

và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp BCTC có 4 loại: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.

BCTC được doanh nghiệp lập để phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài doanhnghiệp Để đạt được hiệu quả của kết quả kiểm toán, KTV phải tiến hành thực hiệnkiểm toán trên từng bộ phận của các thông tin được trình bày trên BCTC và xem xétmối liên hệ giữa các thông tin này để đưa ra được ý kiến kiểm toán một cách trungthực và khách quan nhất về tình hình tài chính của đơn vị

Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ đặc biệt được quan tâm bởi nó là một trong những điểm trọng yếu trên báocáo kết quả kinh doanh, có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác như giá vốnhàng bán, lợi nhuận, tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, phải trả Đây là

cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tốquan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước Vìvậy kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những phầnhành chủ yếu trong kiểm toán BCTC

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với quá trình thực tập tại

Công ty VPA, em đã lựa chọn đề tài luận văn là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán

Trang 8

khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm Toán Nhân Việt thực hiện”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Qua việc nghiên cứu đề tài, em mong muốn đạt được những hiểu biết sâu hơn

về thực tế trình tự kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV, đồng thời đưa ra những

ưu điểm, hạn chế và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện trình tự kiểm toánkhoản mục DTBH và CCDV trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm ToánNhân Việt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quy trình kiểm toán BCTC khoản mụcDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong BCTC

-Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mụcDTBH và CCDV với tư cách là một bộ phận trong quy trình của một cuộc kiểmtoán BCTC tại một khách hàng, cụ thể là Công ty ABC, được kiểm toán bởi công tyTNHH Kiểm toán Nhân Việt

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài được nghiêncứu đi từ lý luận thực tiễn, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận, nghiên cứu các vấn đềtrong mối quan hệ với nhau Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong bài:

-Phương pháp phân tích, diễn giải, trình bày

-Phương pháp tổng hợp, quy nạp

-Phương pháp so sánh

-Phương pháp khảo sát thực tiễn

5 Nội dung kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương chính:

Trang 9

Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Nhân Việt

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục

DTBH và CCDV trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán NhânViệt thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – ThS Vũ Thùy Linh cùng Ban Giám đốc

và các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt (VPA) đã tận tình giúp

đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO

CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

1.1.1.Đặc điểm khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theoquyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính:

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.”

Doanh thu thường được phân loại theo lĩnh vực hoạt động và được chia thành

ba loại: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính vàdoanh thu khác Trong khóa luận này, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu doanh thu bán hàng

vụ là thực hiện các công việc đã thỏa thuận trong một hoặc nhiều kỳ kế toán nhưcung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản theo phương thức hoạt động,doanh thu bất động sản đầu tư Từ khái niệm trên thì đối với các khoản thu hộ bênthứ ba không được coi là DTBH & CCDV vì khoản này vừa không phải là nguồnlợi ích kinh tế, lại vừa không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên báocáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có:

Trang 11

- DTBH và CCDV là chỉ tiêu gộp của DTBH và CCDV và doanh thu nội bộkhi thể hiện trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

- Các khoản giảm trừ doanh thu:

+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn

+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

+ Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán

+ Các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: chỉ tiêu này phản ánh sốdoanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ trong

kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện ghi nhận:

Để được ghi nhận thì doanh thu bán hàng phải đồng thời thỏa mãn tất cả năm(5) điều kiện sau:

-Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

-Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

-Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Còn đối với doanh thu cung cấp dich vụ, chỉ được ghi nhận khi kết quả của giaodịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấpdịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quảphần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kếtquả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điềukiện sau:

Trang 12

-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;-Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kếtoán;

-Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó;

Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng các tàikhoản (TK) sau:

TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 512 - Doanh thu nội bộ

Ngoài ra, còn có các tài khoản phản anh các khoản giảm trừ doanh thu:

TK 521 - Chiết khấu thương mại

Chỉ tiêu doanh thu ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu khác trên báo cáo kếtquả kinh doanh như: giá vốn hàng bán, lợi nhuận, thuế - liên quan đến nghĩa vụ vớinhà nước, Nội dung chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động củadoanh nghiệp

DTBH và CCDV là một bộ phận của chu trình bán hàng thu tiền Do vậy, nóluôn gắn bó chặt chẽ với các chỉ tiêu khác trong Bảng cân đối kế toán như: tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, chỉ tiêu vật tư hàng hóa, lợi nhuận chưaphân phối, Ngoài ra doanh thu còn có mối quan hệ với với khoản mục doanh thuchưa thực hiện và thuế GTGT

Khoản mục doanh thu có rủi ro tương đối cao vì nó gắn với mục đích của việclập BCTC Ví dụ: Khi lập báo cáo tính thuế thì có xu hướng khai giảm doanh thu;

Trang 13

khi vay vốn, phát hành thêm cổ phiếu…thì có xu hướng khai tăng doanh thu Vìvậy, trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính, thì kiểm toán doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ luôn được các KTV đặt lên hàng đầu

1.2 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phảiphù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận mức độ tin cậy củaBCTC được kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán cụ thể là thu thập đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa

ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan đến khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng thời cũng cung cấp nhữngthông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ,khoản mục khác

Bảng 1.1: Các mục tiêu của kiểm toán DTBH và CCDV

Sự phát sinh (tính có

thật)

- Doanh thu thực tế đã phát sinh và được ghi nhậntương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp

- Hàng hóa đã được chấp nhận là tiêu thụ và đượcchuyển giao cho khách hàng là có thật, không tồn tạicác khoản doanh thu được ghi nhận trong khi hàng hóachưa được chuyển giao cho khách hàng

Sự tính toán, đánh giá

(tính giá)

- Doanh thu bán hàng đã ghi sổ có được tính toán, đánhgiá đúng đắn, hợp lý hay không? Có phù hợp vớinguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành hay không?

- Việc tính toán doanh thu phải trên cơ sở số lượng mặthàng đã được coi là tiêu thụ, đơn giá bán tương ứng đãđược thỏa thuận, các khoản giảm trừ cho khách hàng

Trang 14

(nếu có), tỷ giá ngoại tệ nếu bán hàng tính theo ngoại tệ.

sổ chi tiết và sổ tổng hợp

- Trình bày thông tin về doanh thu phải phù hợp vớicác chỉ tiêu đã được chế độ BCTC quy định, đảm bảonhất quán với số liệu đã được cộng dồn trên các sổ kếtoán có liên quan

Việc xác định mục tiêu trước khi tiến hành kiểm toán giúp cho công việc kiểmtoán đi đúng hướng và tiết kiệm được thời gian trong hoạt động kiểm toán

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đadạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung Các căn cứ chủ yếu gồm:

- Các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định có liên quan

- Các chính sách, quy chế, quy định về KSNB đối với hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý và KSNB

- BCTC của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC

Trang 15

- Các sổ sách, tài liệu kế toán như: Bảng cân đối phát sinh, sổ tổng hợp, sổ chitiết các tài khoản liên quan, sổ nhật ký bán hàng, sổ kho…

- Các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh như: hợp đồng kinh tế vềbán hàng và cung cấp dịch vụ, hợp đồng, chứng từ vận chuyển hàng hóa, đơn đặthàng, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, hóa đơn bán hàng vàcung cấp dịch vụ, biên bản thanh lý hợp đồng…

- Các tài liệu liên quan khác như: ý kiến của chuyên gia, ý kiến của các cánhân có uy tín, tổ chức, đơn vị chức năng hoặc có chuyên môn về các vấn đề liênquan đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị được kiểm toán

1.2.3 Rủi ro thường gặp trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.2.3.1 Sai sót trong hạch toán

DTBH và CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với trongthực tế Tức là doanh nghiệp chưa hạch toán hết các khoản thu đã đủ điều kiện đểxác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báocáo kế toán thấp hơn so với số được ghi trên chứng từ kế toán Chẳng hạn:

- Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng cho khách hàng Khách hàng đã trảtiền hoặc thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toánhoặc hạch toán nhầm vào tài khoản khác

- Số liệu đã tính toán hoặc ghi sổ sai với thực tế làm giảm doanh thu so với sốliệu trên chứng từ kế toán

Doanh thu bán hàng phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thuthực tế Chẳng hạn:

- Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng khi người mua mới chỉ ứng trước tiền,doanh nghiệp ứng trước hàng nhưng các thủ tục mua bán chưa hoàn thành và ngườimua chưa chấp nhận thanh toán

- Ghi nhận doanh thu bán hàng khi người mua đã ứng trước tiền nhưng doanhnghiệp chưa xuất hàng hóa cho khách hàng

Trang 16

- Số liệu tính toán trên sổ sách bị sai làm tăng doanh thu bán hàng so với sốliệu phản ánh trên chứng từ kế toán.

1.2.3.2 Gian lận trong hạch toán

Doanh thu bán hàng là một khoản mục trọng yếu trên BCTC cụ thể là Báocáo kết quả kinh doanh, trực tiếp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Do vậy, các doanh nghiệp thường có xu hướng làm sai lệch cácthông tin này theo hướng có lợi cho mình Khi kiểm toán phải chú ý đến một sốtrường hợp gian lận thường gặp như sau:

Các trường hợp hạch toán sai chế độ nhằm mục đích trốn, lậu thuế và ghi giảmdoanh thu, từ đó ảnh hưởng đến tính trung thực của thông tin trên Báo cáo tài chính.Chẳng hạn:

- Khi doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm nhưng lại hạch toándoanh thu theo phương thức bán hàng đại lý chỉ hạch toán doanh thu theo phần hoahồng được hưởng

- Một số doanh nghiệp thực hiện khoán theo lô hàng bán được Vì vậy, khihạch toán doanh thu, kế toán chỉ hạch toán phần lãi thu được do nhân viên bán hàngnộp về Đây là một trong những hình thức trốn thuế điển hình và là một sai phạmnghiêm trọng trong hạch toán DTBH và CCDV

Các trường hợp sử dụng sai tài khoản hoặc sai quy trình hạch toán làm sai lệchkết quả kinh doanh Chẳng hạn:

- Doanh nghiệp chỉ hạch toán doanh thu bán hàng khi thu được tiền Cáctrường hợp mua chịu hàng, trả chậm, trả góp kế toán ghi trên tài khoản phải thukhách hàng

Các sai phạm liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu: Hàng bán bị trả lạihoặc chiết khấu thương mại cũng có rủi ro nếu việc ghi nhận doanh thu không đượctiến hành một cách đầy đủ, có thể dẫn tới bị ghi giảm hoặc ghi tăng giá trị Điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định doanh thu thuần về bán hàng và cung cấpdịch vụ

Trang 17

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.3.1.Ý nghĩa quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập bằng chứng kiểmtoán đầy đủ và thích hợp; giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránhnhững bất đồng với khách hàng

1.3.2.Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng trong

kiểm toán BCTC

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là làm cơ sở để xây dựngchương trình kiểm toán, thực hiện các công việc kiểm toán có hiệu quả, tiết kiệmchi phí và tiến hành theo đúng thời gian dự kiến

a Công việc chuẩn bị trước khi lập kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán chuẩn bị xáclập hợp đồng kiểm toán với khách hàng Công việc để chuẩn bị kế hoạch kiểm toánbao gồm:

- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Kết thúc kiểm toán Thực hiện kiểm toán

Trang 18

- Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Đối với khách hàng mới, KTV có thể liên lạc

với KTV tiền nhiệm và chú ý tới một số vấn đề như: Những vấn đề cần tính liêmchính của BGĐ, những bất đồng giữa BGĐ với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc

kế toán, thủ tục kiểm toán ; các lý do thay đổi KTV của khách hàng

- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Đây là hoạt động

nhằm xác định người sử dụng BCTC của khách hàng và mục đích sử dụng của họ.KTV có thể phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặcdựa vào kinh nghiệm cuộc kiểm toán đã được thực hiện trước đó (đối với kháchhàng cũ) Việc này ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán KTV cần thuthập và giúp công ty kiểm toán có thể ước lượng được quy mô phức tạp của cuộckiểm toán

- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: căn cứ vào trình độ hiểu

biết về chuyên môn nghiệp vụ, tính độc lập, kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vựckinh doanh của khách hàng để lựa chọn cho phù hợp

- Ký kết hợp đồng kiểm toán: phải được thực hiện trước khi tiến hành công

việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán,

trong đó ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa 2 bên

b Thu thập thông tin của khách hàng

- Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, KTV tiến hành tìm hiểu về khách hàng và

môi trường hoạt động:

+ KTV thu thập các thông tin chung về môi trường hoạt động và các yếu tốảnh hưởng đến doanh nghiệp như: môi trường kinh doanh chung, xu hướng ngànhnghề của doanh nghiệp, môi trường pháp lý mà doanh nghiệp đang hoạt động…+ Thông tin về bản thân doanh nghiệp như: các hoạt động và tình hình kinhdoanh chủ yếu, các bên liên quan và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, quy mô hoạtđộng của doanh nghiệp, hiểu biết về hệ thống KSNB, hệ thống kế toán áp dụng, kêtquả kinh doanh…

+ Các vấn đề khác như: nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, thông tin về công

ty mẹ - con, các chi nhánh, các ngân hàng có mở tài khoản…

Trang 19

- Tìm hiểu về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị

+ Thông tin về kinh doanh: Sản phẩm và dịch vụ chính của doanh nghiệp, cơcấu các loại doanh thu trong tổng doanh thu, cách thức bán hàng chủ yếu mà doanhnghiệp áp dụng (bán buôn, bán lẻ, trả chậm, trả góp…), thị phần của sản phẩm vàdịch vụ, loại khách hàng, tính thời vụ của hàng hóa, mức độ cạnh tranh, chính sáchgiá bán hàng hóa dịch vụ, kênh phân phối, quy mô khách hàng, chính sách chiếtkhấu, giảm giá, khuyến mại, các điều khoản bán hàng, thanh toán, hoa hồng…+ Thông tin về chính sách kế toán áp dụng với doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ: Thời điểm ghi nhận doanh thu, cơ sở cho việc ghi nhận doanh thu,chính sách và thủ tục gửi hàng hoặc hàng bán đại lý, chính sách kế toán đơn vị ápdụng có phù hợp với quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán hay không, chínhsách kế toán áp dụng có nhất quán hay không…

c Tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với DTBH và CCDV của đơn vị

- KTV tìm hiểu việc thiết kế các quy định, quy chế kiểm soát với quy trìnhbán hàng cũng như với DTBH và CCDV của đơn vị KTV nghiên cứu tài liệu, vănbản hoặc phỏng vấn các đối tượng liên quan để nắm bắt các thủ tục kiểm soát đượcthiết kế và đánh giá tính hiện hữu, phù hợp, đầy đủ của những thủ tục đó

- Tìm hiểu việc vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đãđược thiết kế bằng kỹ thuật phỏng vấn, điều tra hay quan sát

- Từ đó, KTV có những hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị với khoảnmục DTBH và CCDV trên các mặt: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và cácnguyên tắc và thủ tục kiểm soát

d Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Theo chuẩn mực kiểm toán số 520- Quy trình phân tích (ban hành theo Quyết

định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): “Quytrình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đótìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn vớicác thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Trang 20

Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựatrên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữadoanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với công suấtmáy móc, thiết bị…) Thủ tục phân tích đối với doanh thu được thực hiện với cảphân tích dọc và phân tích ngang.

Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC

 So sánh số liệu doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ vớinhau để tìm ra những biến động bất thường

 So sánh số liệu doanh thu thực tế với số liệu doanh thu dự án

Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các

tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với các khoản mục doanh thu trên BCTC như: tỷ lệdoanh thu thuần trên tổng vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu, tỷ

lệ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tổng doanh thu, tỷ suất hiệu quảkinh doanh…

e Đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục DTBH và CCDV

Xác định mức độ trọng yếu: KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về mức trọng

yếu cho toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho từng khoản mụcliên quan Thông qua các thủ tục kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tếcủa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rồi so sánh với mức độ sai sót có thểchấp nhận được đã xác định trước đó để đưa ra ý kiến

Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm (kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế, tài chính) hoặc đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm (Giáo trình Lý thuyết kiểm toán- NXB Tài chính) Do

vậy việc đánh giá trọng yếu là một việc làm cần thiết và rất quan trọng, trong giaiđoạn này, KTV sẽ ước lượng mức độ trọng yếu ban đầu cho toàn bộ BCTC dựa trêntổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hoặc giá trị lợi nhuận trước thuế trên báo cáokết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Dựa trên việc ước lượng ban đầu về trọng

Trang 21

yếu cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong

đó có khoản mục doanh thu Đánh giá tính trọng yếu bao gồm 2 bước:

- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: đây là việc làm mang tính chất xétđoán nghề nghiệp của KTV

- Phân bổ ước lượng ban đầu đó cho khoản mục doanh thu: giúp KTV xác địnhđược số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ởmức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quámức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

KTV dựa vào hiểu biết về đơn vị, môi trường hoạt động, hệ thống KSNB củađơn vị đối với khoản mục DTBH và CCDV để đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát, rủi ro dự kiến phát hiện đối với khoản mục

Đánh giá rủi ro tiềm tàng: KTV phải dựa trên những xét đoán chuyên môn

của mình để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên những nhân tố:

- Sự thay đổi trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, quy mô sản xuất, côngnghệ, quy trình sản xuất…

- Mức độ phức tạp và số lượng lớn các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đếnDTBH và CCDV

Đánh giá rủi ro kiểm soát: Dựa trên hiểu biết sơ bộ về hệ thống KSNB và

hệ thống kế toán của đơn vị, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với từng cơ sởdẫn liệu của các nghiệp vụ liên quan đến DTBH và CCDV

Đánh giá rủi ro phát hiện: Việc đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào công việc

kiểm toán Nó phụ thuộc vào quy trình, phương pháp, phạm vi và trình độ, kinhnghiệm cuả KTV Rủi ro phát hiện chính là khả năng không phát hiện ra gian lận saisót trọng yếu trong quá trình kiểm toán của KTV

Trong thực tế để đảm bảo tính thận trọng, các KTV thường dự kiến và ấn địnhmức RRKT trong khâu lập kế hoạch thường thấp hơn mức rủi ro có thể chấp nhậnđược nhằm tạo ra một khoảng lề an toàn cho KTV Việc làm này chủ yếu dựa vàokinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.Mức độ RRPH dự kiến

Trang 22

luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ RRTT và RRKS Mối quan hệ này đượcthể hiện thông qua bảng:

Bảng 1.2: Ma trận rủi ro (Dự kiến của KTV về RRPH)

Mối quan hệ giữa trọng yếu và RRKT: Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng

yếu và rủi ro luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu mức trọng yếu có thể chấpnhận được càng tăng lên thì RRKT càng giảm đi và ngược lại

f.Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Dựa trên tất cả các thông tin đã thu thập được, KTV sẽ tổng hợp để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là các công việc mà KTV phải thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục DTBH & CCDV.

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện bao gồm: hiểu biết về hoạt động của kháchhàng, hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức trọng yếu, nộidung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán khoản mục DTBH & CCDVChương trình kiểm toán được thiết kế bao gồm ba thủ tục:

- Thủ tục kiểm soát: cụ thể hóa các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho khoản mụcDTBH & CCDV, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù; thiết kế các thủ tụckiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù

- Thủ tục phân tích gồm các bước sau: xác định sai sót tiềm tàng có thể có,tính toán giá trị ước tính của tài khoản DTBH & CCDV, xác định số chênh lệch cóthể chấp nhận được, xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra, kiểm tra

số chênh lệch trọng yếu và đánh giá kết quả kiểm tra

Trang 23

- Thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện theo quy trình: đánh giá tính trọngyếu và rủi ro đối với khoản mục DTBH & CCDV, đánh giá rủi ro kiểm soát đối vớikhoản mục đang được kiểm toán trên BCTC Bên cạnh đó, KTV cũng chuẩn bịphương tiện và lực lượng để tiến hành thực hiện kiểm toán.

1.3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

a Thực hiện các thử nghiệm khảo sát kiểm soát

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV mới chỉ tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về hệthống KSNB của đơn vị đối với khoản mục doanh thu bán hàng Khi đơn vị kháchhàng được đánh giá có hệ thống KSNB tốt, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểmsoát để chứng minh hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả Còn với công ty có hệthống KSNB được đánh giá kém thì không phải thực hiện các thử nghiệm khảo sátkiểm soát mà tiến hành ngay các thủ tục cơ bản

KTV căn cứ vào lịch trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu để thựchiện các thủ tục khảo sát kiểm soát cụ thể:

 Điều tra hệ thống: KTV kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ ghi nhậndoanh thu được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối để theo xem xét, đánh giá cácbước kiểm soát áp dụng trong việc hạch toán ghi nhận doanh thu ở đơn vị đượckiểm toán

 Khảo sát chi tiết đối với kiểm soát : được tiến hành nhằm thu thập bằngchứng về sự hữu hiệu của các quy chế kiểm soát nội bộ và các bước kiểm soát đốivới việc ghi nhận doanh thu

Các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với doanh thu thường chỉ được KTV ápdụng nếu ban đầu KTV đã đánh giá hệ thống KSNB là có hiệu lực và hi vọng có thểdựa vào để giảm bớt các thủ tục kiểm toán cơ bản

b Thực hiện các thủ tục phân tích DTBH và CCDV

Đối với khoản mục DT BH và CCDV thì thủ tục phân tích là một kỹ thuật tương đối có hiệu quả trong quá trình thực hiên kiểm toán.

Trang 24

Phân tích ngang:

- So sánh DTBH và CCDV của từng hàng hóa, dịch vụ giữa kỳ này với kỳ

trước, so sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổngdoanh thu của kỳ này so với kỳ trước để tìm ra những biến động bất thường và đisâu tìm hiểu nguyên nhân của các biến động đó

- So sánh doanh thu thực hiện của khách hàng với doanh thu của các công tykhác trong ngành có cùng quy mô

- So sánh số liệu doanh thu thực tế và số liệu ước tính của KTV

 Phân tích dọc: Sử dụng các phương pháp phân tích tỷ suất để thấy được xuhướng biến động của doanh thu cũng như mối quan hệ với các chỉ tiêu khác Các tỷsuất tài chính thường được dùng là: Tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng nguồn vốn kinhdoanh, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu; tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ trên tổng doanh thu Các yếu tố gây nên sự biến động đương nhiên củathông tin tài chính lệ thuộc vào loại thông tin tài chính Cụ thể:

- Sự thay đổi quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn sẽ dẫn đếntăng hay giảm DTBH và CCDV Số lượng hàng bán ra thay đổi cũng có thể do phùhợp thị hiếu của người mua hay do chính sách bán hàng có sự thu hút

- Sự biến động của giá cả trên thị trường, do quan hệ cung cầu hay do chấtlượng hàng hóa, dịch vụ thay đổi Giá bán biến động sẽ dẫn đến DTBH và CCDVcũng thay đổi theo

- Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến sự biến động củaDTBH và CCDV

Sự biến động của DTBH và CCDV không xuất phát từ các tác động có tính

đương nhiên sẽ có khả năng gây ra sai phạm Các nghi ngờ về khả năng sai phạm

của DTBH và CCDV cần được xác định rõ theo cơ sở dẫn liệu là mục tiêu để tiếp

tục thực hiện các bước kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản

c Kiểm tra chi tiết DTBH và CCDV

Việc kiểm tra chi tiết không thể thực hiện kiểm tra 100% nghiệp vụ bán hàng

và ghi nhận doanh thu Do đó KTV phải tiến hành chọn mẫu xác suất hoặc phi xác

Trang 25

suất Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu là kiểmtra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệu rằng cóđảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính làmục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận sựđảm bảo.

Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm toán chú yếu trong kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

sổ kế toán chi tiết doanh thu

- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng: đơn đặthàng, hợp đồng thương mại hoặc kế hoạch bán hàng đã đượcphê chuẩn tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nói trên Xemxét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn, tính đúngthẩm quyền của người phê chuẩn…

- Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng có chứng từ xuất kho haychứng từ vận chuyển tương ứng hay không( nếu có)

Cơ sơ dẫn liệu

“tính toán,

đánh giá”

(tính giá)

- Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị đã dùng

để tính doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ xem có hợp

lý và đúng đắn hay không

+ Kiểm tra số lượng hàng đã bán ghi trên Hóa đơn bán hàng:

So sánh với số lượng tương ứng trên Hợp đồng thương mại đãđược phê chuẩn

+ Kiểm tra đơn giá bán hàng ghi trên Hóa đơn bán hàng: Sosánh với giá bán hàng ghi trên Hợp đồng thương mại tươngứng đã được phê chuẩn hoặc trên bảng giá niêm yết của đơnvị

+ Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm tra xem tỷ giángoại tệ đã ghi trên Hóa đơn bán hàng

+ Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: KTV kiểm tra kết quả

Trang 26

phép tính thành tiền doanh thu bán hàng của đơn vị ngay trênHóa đơn bán hàng để xem xét tính chính xác của tính toán.

- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các Hóa đơn bánhàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận doanh thu

- Xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào sổ theodõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có đảm bảo đúngđắn

- Đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng Hóađơn bán hàng tương ứng về số, ngày, số tiền để phát hiện sựhạch toán không chính xác

- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tàikhoản đối ứng như 131, TK 3331… để đảm bảo các nghiệp

vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng

- Trong khảo sát về tính đúng kỳ, cần lưu ý đến những nghiệp

vụ bán hàng được hạch toán vào cuối kỳ kế toán này và đầu

kỳ kế toán tiếp theo, dễ xảy ra sai phạm do vô tình hay cố ý

- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của doanh

Trang 27

nghiệp( nếu có) hoặc lập bảng tổng hợp các loại doanh thubán hàng từ các sổ kế toán chi tiết,

- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên BCTC xem

có phù hợp với chế độ kế toán quy định hay không

1.3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán, KTV đưa ra các bằngchứng thu thập được trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục DTBH vàCCDV để đưa ra kết luận Công việc này bao gồm :

- Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên: Trưởng nhóm kiểm toán sẽ soátxét giấy tờ làm việc của KTV thực hiện kiểm toán phần hành DTBH và CCDV đểđánh giá quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục này đã tốt chưa, các bằng chứngthu được có hữu hiệu hay không ? Nếu không thì cần bổ sung thêm thủ tục gì?

- Tổng hợp kết quả kiểm toán: KTV tổng hợp các đánh giá của mình trong quátrình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV kết hợp với các giải trình của Bangiám đốc công ty khách hàng về vấn đề doanh thu để đảm bảo rằng BGĐ thừa nhậntrách nhiệm đối với những bằng chứng thu được KTV tiến hành lập bảng tổng hợpkết quả kiểm toán với những nội dung:

+ Các công việc đã tiến hành theo chương trình kiểm toán khoản mục DTBH

và CCDV

+ Các nghiệp vụ chủ yếu của khoản mục DTBH và CCDV

+ Nhận xét về các vấn đề, sai sót của khoản mục DTBH và CCDV

+ Đưa ra kiến nghị (nếu có sai sót), đưa bút toán điều chỉnh (nếu có)

+ Kết luận về khoản mục DTBH và CCDV đã kiểm toán dựa trên các nội dung

đã được trình bày

CHƯƠNG 2

Trang 28

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN NHÂN VIỆT 2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN VIỆT

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt

VP AUDIT được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số

0102026368 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22/09/2006.VP-AUDIT được thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghịđịnh 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập

Trụ sở chính: Phòng 804 Tòa nhà 187 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà NộiĐT: 84-4- 6288.3366, 84-4- 6225.3366,

đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình

Tiếp nối những thành quả đã đạt được, VP AUDIT không ngừng nỗ lực vươnlên, hướng tới hệ thống dịch vụ có đẳng cấp, đồng bộ, chuẩn mực để ngừng gia tănggiá trị cho KH, đúng như sologan của công ty - "Increasing your value”

Trang 29

KH của VP AUDIT là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tếbao gồm các Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia, công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp khác.

 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Tổng hợp doanh thu của công ty kiểm toán Nhân Việt

2.1.2.Các dịch vụ mà Công ty Kiểm toán Nhân Việt cung cấp

Dịch vụ kiểm toán, bao gồm:

- Kiểm toán BCTC

- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế

- Kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hằngnăm)

- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án

Dịch vụ kế toán, bao gồm:

- Hướng dẫn áp dụng kế toán- tài chính

- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức kế toán

- Mở, ghi sổ kế toán và lập BCTC

Các dịch vụ tư vấn tài chính, bao gồm:

Trang 30

- Phân tích tài chính phục vụ cho các nhà đầu tư.

- Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính

- Tư vấn quản lý tài chính

- Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư

Dịch vụ tư vấn thuế, bao gồm:

- Hướng dẫn kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế nhà thầu và các loại thuếkhác

- Thực hiện công tác kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhàthầu và các loại thuế khác

- Cung cấp hướng dẫn các quy định về luật thuế Việt Nam

Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng bao gồm:

- Tổ chức các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, quảntrị doanh nghiệp, ứng dụng tin học trong công tác kế toán

- Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên chuyên ngành tài chính kế toán và kiểm toán

Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:

- Cổ phần hóa

- Mua bán, sát nhập doanh nghiệp

- Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp

- Thế chấp, đảm bảo vay vốn ngân hàng

Giám đốc

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS Vũ Thùy Linh

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty Kiểm Toán Nhân Việt

2.1.4 Đặc điểm quy trình kiểm toán của công ty Kiểm Toán Nhân Việt

2.1.4.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán công ty Nhân Việt dựa trên quy trình chuẩn của một cuộckiểm toán gồm 3 bước: Các công việc trước kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kếtthúc kiểm toán, song Công ty kiểm toán Nhân Việt đã xây dựng một quy trình kiểmtoán hoàn chỉnh gồm các bước như sau:

Trang 32

Bảng 2.2: Quy trình kiểm toán công ty Nhân Việt

- Đánh giá chấp nhận kiểm toán

- Lựa chọn kiểm toán viên

- Ký kết hợp đồng kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

- Thu thập thông tin về khách hàng

- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ (nếu cần)

- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ vàđánh giá rủi ro

Thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khoản mục.

- Soán xét giấy tờ làm việc của KTV

- Họp thống nhất số liệu với khách hàng

- Tổng hợp ra báo cáo kiểm toán dự thảo

- Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Công việc sau kiểm toán

- Soát xét hổ sơ và đánh giá chất lượng kiểmtoán

- Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngàyphát hành báo cáo kiểm toán

Trang 33

2.1.4.2 Đặc điểm quy trình kiểm toán khoản mục DTBH và CCDV

Đối với khoản mục DTBH và CCDV, công ty Nhân Việt cũng thực hiện quytrình kiểm toán bao gồm 3 bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kếtthúc kiểm toán

Sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng

Soát xét giấy tờ sau kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định mức trọng yếu

khoản mục DTBH và CCDV

Thực hiện thủ tục phân tíchThực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Thu thập thông tin khoản mục DTBH và CCDV

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (nếu cần)

Lập chương trình kiểm toán khoản mục DTBH và

CCDVĐánh giá HTKSNB khoản mục DTBH và CCDV

Trang 34

phần doanh thu lưu ở chỉ mục R100 như trong bảng:

Bảng 2.3: Tóm tắt chỉ mục hồ sơ của VP AUDIT

Đối với khoản mục doanh thu bán hàng các giấy tờ được lưu:

R Báo cáo kết quả kinh doanh

R140 Phân tích (các trang phân tích đánh số theo

R141,R142)

doanh thu)R160 Kiểm tra chi tiết (R161: chi tiết SPS, R162:

đúng kì )

R360 Kiểm tra chi tiết khoản giảm trừ doanh thu

2.1.6 Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán

Trang 35

Vì mục tiêu là cung cấp các dịch vụ với chất lượng vượt trội cho khách hàngnên kiểm soát chất lượng là một yêu cầu không thể thiếu được của mỗi công tykiểm toán.

- Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toánviên chính phải thực hiện nắm bắt những thông tin chung về đặc điểm sản xuất kinhdoanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, nắm bắt sơ bộ về báo cáo tài chính để đánh giámức độ trọng yếu, rủi ro hợp đồng và lập kế hoạch kiểm toán cho đơn vị kháchhàng Trực tiếp trưởng nhóm phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo thực hiệncuộc kiểm toán có hiệu quả Tiếp đến, trưởng nhóm lập bảng phân công công việc

để giao việc cụ thể cho từng KTV và trợ lý kiểm toán

- Trong quá trình thực hiện: trưởng nhóm sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạtđộng của các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán Đặc biệt, với những tình huống ítgặp, khó giải quyết mọi người sẽ cùng bàn bạc để đưa ra giải pháp hợp lý nhất.Ngoài ra, công việc kiểm toán phải luôn dựa trên những Chuẩn mực kiểm toán, kếtoán được áp dụng tại Việt Nam

- Ở giai đoạn hoàn thành: Trưởng nhóm thực hiện việc soát xét với những giấy

tờ làm việc của nhân viên, tập hợp kết quả của từng nhân viên lên bảng tổng hợp kếtquả kiểm toán và gửi cho chủ nhiệm kiểm toán xem xét Chủ nhiệm kiểm toán, soátxét nội dung, lên bảng soát xét tổng hợp kết quả kiểm toán Những kết quả này sẽđược thảo luận với khách hàng để đưa ra ý kiến thống nhất cho các vấn đề kiểmtoán Cuối cùng, Báo cáo kiểm toán và thư quản lý được lập phải có sự phê duyệtcủa Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty trước khi gửi đến khách hàng

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH VÀ CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH ABC DO VPA THỰC HIỆN

2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán

Đối với Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt (VPA) thì cuộc kiểm toán đượcbắt đầu sau khi Công ty nhận được thư mời kiểm toán Công ty cổ phần ABC là KH

Trang 36

thường xuyên của VPA Trước khi chấp nhận thư mời kiểm toán của KH, VPA đãphải nắm được tình hình biến động của ABC trong năm tài chính 2013, cụ thể làvấn đề nhân sự, chính sách điều hành công ty, kết quả làm ăn trên thị trường…Công ty kiểm toán VPA đã tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về Công ty ABC thông quatài liệu sẵn có năm trước và tài liệu thu thập thêm năm nay như sau: Trong năm tàichính của KH không có bất kỳ sự biến động nào về chính sách gây ra rủi ro kiểmsoát cao Kết hợp với các tài liệu năm trước Công ty VPA đưa ra kết luận chấp nhậnthư mời kiểm toán.

Hai bên thực hiện ký hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất với nhau về cácđiều khoản Giám đốc công ty THHH Kiểm toán Nhân việt và giám độc công ty CPABC đã thỏa thuận và đưa ra hợp đồng kiểm toán số 18/2014/HĐKT vào ngày10/01/2014 với mức phí kiểm toán 60 triệu đồng thanh toán ngay 50% và sẽ thanhtoán phần còn lại sau khi phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi kí hợp đồng kiểm toán, Công ty VPA sẽ lựa chọn KTV tham gia kiểmtoán Công ty cổ phần ABC Đó sẽ là những KTV đã từng thực hiện kiểm toán choCông ty này vào năm trước vì họ là những người am hiểu về lĩnh vực hoạt động của

KH Nhóm KTV bắt đầu thực hiện công việc của mình trên cơ sở những thông tinđược lưu trong file hồ sơ kiểm toán chung về KH và các thông tin thu thập bổ sungnăm nay Cụ thể: VPA bố trí 2 KTV TAT (nhóm trưởng), NTD và 4 trợ lý kiểmtoán là NĐQ, PVQ, LKN, NTL tiến hành kiểm toán từ ngày 17/3/2014 –22/3/2014.Các thành viên đều đảm bảo tính độc lập trong kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty VPA thực hiện các bướccông việc sau:

 Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng: Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, xemxét lại kết quả cuộc kiểm toán trước,… Thu nhập thông tin về nghĩa vụ pháp lý củaKH: Kiểm tra giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các BCTC, biên bản họp HĐQT,

Trang 37

 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ: Thực hiện phân tích ngang và phân tíchdọc để thấy được những biến động bất thường, để có kế hoạch tìm ra nguyên nhânđó.

 Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

 Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán

 Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán

2.2.1.1.Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng

Công ty Cổ phần ABC là khách hàng truyền thống, các thông tin chung về KH

đã được thu thập và lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm từcác năm trước Do đó, việc thu thập thông tin chung về KH chỉ là bổ sung thêm cácthông tin mới, thay đổi trong năm tài chính thực hiện kiểm toán Thông tin chungnhư sau:

Giới thiệu công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần ABC

- KH: Năm thứ 03

- Địa chỉ: số 452 Trần Nguyên Hãn, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng

- Giấy CNĐKKD số 135949697 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20 tháng

4 năm 2002, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 24 tháng 7 năm 2008

Trang 38

+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, hạ tầng

kỹ thuật, đường dây và trạm biến áp

+ Kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt;

+ Kinh doanh vận tải, bốc xếp hàng hóa đường bộ

+ Kinh doanh vật liệu xây dựng: xi măng, sắt, thép;

Thông tin về nghĩa vụ pháp lý của KH

Ghi nhận về hệ thống kế toán:

- Chế độ kế toán áp dụng: tại công ty ABC, BCTC được lập theo nguyên tắc

giá gốc, phù hợp với chuẩn mực kế toán ở Việt Nam Vì vậy, việc hạch toán doanhthu phải phù hợp với hệ thống kế toán đang áp dụng

- Kỳ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch Vì vậy các khoản

doanh thu phát sinh trong năm nào thì được ghi nhận doanh thu trong năm đó

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam nên các khoản Doanh thu là ngoại tệ cần quy

đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá

- Về chính sách giá: Trong thị trường kinh doanh gốm sứ hiện nay, doanh

nghiệp định giá các sản phẩm dựa trên hai mục tiêu: đó là phải đảm bảo giá cả phùhợp với chất lượng và giữ được thị phần Trong quá trình định giá sản phẩm, căn cứđịnh giá của Công ty dựa trên chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chi phí bánhàng, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng và lợi nhuận mục tiêu, sau đó dựa

Trang 39

vào doanh số cũng như việc hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính của nhà phânphối.

Ghi nhận doanh thu:

Nguyên tắc ghi nhận: DTBH và CCDV được ghi nhận khi phần lớn rủi ro vàlợi ích gắn liền với việc sở hữu cũng như quyền quản lý hàng hóa, thành phẩm đóđược chuyển giao cho người mua, và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắnđáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàngbán bị trả lại

Doanh thu hoạt động chủ yếu của công ty là doanh thu bán thành phẩm: chủyếu là các loại gốm sứ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ

Điều kiện ghi nhận doanh thu: khi đã chuyển giao phần lớn các rủi ro của cácsản phẩm cho khách hàng

2.2.1.2 Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

Kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính cụ thể là bảng cân

đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình phân tích này có thể

nhận biết được những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàngcũng như có thể đánh giá được mức độ trọng yếu, rủi ro trong các khoản mục để từ

đó KTV có hướng kiểm toán Đồng thời xem xét những khoản mục cần chú trọngkiểm toán, và bỏ qua những khoản mục không thực sự cần thiết

Trang 40

Sau khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, KTV tiến hành đánh giá hệ thốngKSNB của DN, và đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục DTBH và CCDV.Đối với công ty cổ phần ABC là khách hàng truyền thống của VPA, được đánh giá

có hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối tốt, và hệ thống kiểm soát nội bộ đối vớikhoản mục DTBH và CCDV là tương đối tốt, do đó KTV thực hiện thêm các thủtục nhằm đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị làm cơ sở để thực hiện các thủ tụckiểm toán cơ bản cho hợp lý hơn

 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty

Bảng 2.4 : Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty

Tên khách hàng: Công ty CP ABC Tham chiếu: B700

Năm tài chính: 31/12/2012

Công việc: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty

- Cách thức tiền hành: Kiểm toán viên thực phỏng vấn nhân sự chịu tráchnhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định cho KH nhằm thu thập các câu trả lời

để đạt được mục tiêu khảo sát KSNB Thông tin thu thập được kiểm toán viêntrình bày ở bảng:

áp dụng

1 Các chức danh bộ máy kế toán có hợp lý không? V

2 Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân

viên kế toán có được quy định bằng văn bản không?

V

3 Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu

có) có được cập nhật thường xuyên không?

V

Prepared 17/03/2014 Manager

NĐQ PVQ

Partner

TAT

Ngày đăng: 14/04/2016, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w