Để đạt được những bước tiến vữngchắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướngcủa Nhà nước, cần có tầm nhìn sâu rộng về các kỹ năng nghiệp vụ ngo
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh tạo nhiềuđiểu kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Trong mối quan hệvới các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu và con đường buôn bán ngoạithương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó Để đạt được những bước tiến vữngchắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướngcủa Nhà nước, cần có tầm nhìn sâu rộng về các kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm
dò thị trường, lựa chọn đối tác, nghệ thuật ký kết hợp đồng,…
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tảimới trong những thập niên qua, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quantrọng trong hoạt động thương mại quốc tế Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăngtrưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó ngành giao nhận có thêm nhiều cơ hội pháttriển Vì vậy ngành giao nhận vận tải quốc tế ngày càng được hoàn thiện và phát triển để
hỗ trợ cho lĩnh vực xuất nhập khẩu
Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùngvới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế, việc phát triểncác hoạt động giao nhận vận tải quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm chokinh tế đất nước phát triển, hòa nhịp cùng xu thế phát triển của thời đại
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, Công ty Trách nhiệm hữu hạnHanjin Logistics tại Hải Phòng từ khi thành lập trải qua quá trình trưởng thành và pháttriển đã khẳng định được vị thế của mình Sau một thời gian thực tập tại Công ty từ ngày03/08/2015 đến ngày 12/09/2015, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức ngoài thực tế trênnền tảng kiến thức đã được học tại trường Nhờ đó, em đã hiểu thêm về nghiệp vụ giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu, quy trình làm hàng xuất nhập khẩu thực tế Sự hướng dẫntận tình của thầy Đoàn Trọng Hiếu cùng với sự chỉ bảo của các anh chị nhân viên trongCông ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập nghiệp vụ này Bài báo cáo gồm bachương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu Công ty TNHH Hanjins Logistics Việt Nam
Chương 3: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công tyTNHH Hanjin Logistics Việt Nam
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1 Khái quát chung về giao nhận
1.1.1 Định nghĩa về giao nhận (Freight Forwarding)
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được địnhnghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liển quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốcxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đếncác dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thậpchứng từ liên quan đến hàng hóa
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quanđến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửihàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ mộtcách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba khác
1.1.2 Người giao nhận (Freight Forwarder)
Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì: “Người giao nhận là người lotoan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích củangười ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người muathường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất, nhập khẩu
và những thủ tục khác liên quan Vì vậy, việc xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thuxếp tất cả những vấn đề thủ tục và phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từquốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí
1.1.3 Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
- Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
- Những dịch vụ khác
1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động giao nhận
Để cho nền sản xuất xã hội phát triển một cách có hiệu quả, các nhà kinh tế học từxưa đã đưa ra ý tưởng là chuyên môn hóa lao động Phải có mối quan hệ hợp tác với nhauthông qua các hoạt động kinh tế mà quan trọng nhất là việc di chuyển tư bản, lao động vàtrao đổi hàng hóa giữa các khu vực, các quốc gia với nhau Nhờ đó các quốc gia có thể
Trang 3mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.Giao nhận là một khâu, một mắt xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất ngành vậntải nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, giúp cho việc lưu thông hàng hóatrên phạm vi toàn thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy việc nâng caochất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn nhịp Các đại
lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, cảng biển, các đầu mốivận tải, các thành phố,… đảm nhận một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu Việc rađời các công ty giao nhận giúp cho các nhà xuất nhập khẩu đơn giản được những vấn đề
mà lẽ ra họ phải thực hiện Công ty giao nhận mang tính chuyên môn hơn, do đó thờigian thực hiện công việc sẽ mau chóng hơn
1.1.5 Vai trò, chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạtầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vậntải như bến cảng, hệ thống đường giao thông
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác động của tự
do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh,góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữacác khu vực trong nước, giữa các nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triểnnhịp nhàng cân đối
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phương thức, vừa lànhà tổ chức của vận tải Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyếnđường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếpquá trình vận tải của toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàuthủy, máy bay, ô tô, vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủhàng
Chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận, hàng hóa sẽ đượcvận chuyển kịp thời, an toàn với giá cước hợp lý từ cửa kho xuất khẩu tới cửa kho nhànhập khẩu, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao tính cạnh tranh củahàng hóa trên thị trường quốc tế Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa ở mộtnước gắn liền với sự phát triển vận tải của nước đó
Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có một ý nghĩa hết sức quantrọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thếgiới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tụcpháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trongnước, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa trong thị trường quốc tế tăng đáng kể và tạođiều kiện cho đất nước có thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính
Trang 4của đất nước Có thể nói việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế gắnliền với sự phát triển kinh tế của nước đó.
Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà xuấtnhập khẩu ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm các thủ tục, lo liệu vận tải nội địa,thủ tục thanh toán tiền hàng,…
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vậntải, dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn Ngày nay người giao nhận đóng vai tròquan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giao nhận không chỉ làm các thủtục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải
và phân phối hàng hóa Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khaibáo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan
- Làm đại lý: Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở
để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từthanh toán,… trên cơ sở lập hợp đồng ủy thác
Người giao nhận khi là đại lý:
- Nhận ủy thác từ chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hóa xuất, nhậpkhẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người vận tảivới người nhận hàng, người bán với người mua
- Hưởng hoa hồng, chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu tráchnhiệm về hành vi của người làm thuê cho mình hay chủ hàng
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa (Transhipment and on carriage): Khi hànghóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủtục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sangphương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận
- Lưu kho hàng hóa (Warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trướckhi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằngphương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hóa nếu cần
- Người gom hàng (Cargo consolidator): Trong vận tải hàng hóa bằng container,dịch vụ gom hàng là không thể thiếu nhằm biến hàng lẻ thành hàng nguyên để tậndụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng,người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý
- Người chuyên chở (Carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhậnđóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồngvận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơikhác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở nếu anh ta ký hợpđồng mà không trực tiếp chuyên chở Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vềhàng hóa
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator –MTO): Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay
Trang 5còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đóng vai trò là người kinhdoanh vận tải đa phương thức (MTO) MTO thực chất là người chuyên chở,thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tảimột cách tốt nhất, an toàn và tiết kiệm nhất
1.1.6 Địa vị pháp lý của người giao nhận
Địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được quy định khônggiống nhau
- Tại các nước theo luật tập tục (Common Law), địa vị pháp lý dựa trên khái niệm
về đại lý Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy thác để giao dịch chocông việc của người ủy thác
Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống vềđại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người
ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người ủy thác, mặt khác được hưởng nhữngquyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý
- Tại các nước có luật dân sự (Civil Law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụcủa những người giao nhận giữa các nước có khác nhau Thông thường người giaonhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người
ủy thác, họ vừa là người ủy thác vừa là đại lý Đối với người ủy thác (người nhậnhàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người ủy thác và đối với ngườichuyên chở thì họ lại là người ủy thác
1.1.7 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
+) Điều kiện kinh doanh chuẩn
Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện kinh doanh do FIATA soạn thảo, trên
cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ chức giao nhận dựavào đó để thực hiện công việc giao nhận, đồng thời là cơ sở để các quốc gia lập các điềukiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình
Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:
- Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệlợi ích cho khách hàng
- Thực hiện sự ủy thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện có liênquan để tổ chức vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn củakhách hàng
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng hóa sẽđến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực hiện công
Trang 6việc lựa chọn, tổ chức vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm đích một cách nhanhnhất.
- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra đối vớihàng hóa thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình và người làmcông cho mình Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất
do bên thứ ba gây nên nếu chứng minh được họ đã thực sự chăm chỉ, cần mẫntrong công việc
+) Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
- Bảo quản hàng hóa mà người giao nhận được ủy thác để tổ chức vận chuyển, thựchiện mọi sự chỉ dẫn có liên quan đến hàng hóa
- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động theo sự ủythác của bên giao đại lý
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi lỗi lầmcủa bên thứ ba như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,… được ký kết bằng cáchợp đồng phụ
- Trường hợp người giao nhận là người ủy thác thì ngoài các trách nhiệm như là mộtđại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về hành vi sơ suấtcủa bên thứ ba gây nên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp đồng
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò là mộtbên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổ chức vậnchuyển, trong trường hợp này thì người giao nhận đóng vai trò như một đại lý hayngười ủy thác
- Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định khá rõ ràng, chẳng hạnnhư người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn thấtgồm:
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng ủy thác
+ Do lỗi của người được khách hàng giao thực hiện việc bốc xếp, bảo quản hàng hóa+ Do khuyết tật của hàng
Trang 7Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp những lợi íchthiết thực sau:
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển Ngườigiao nhận thường có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc thuê phương tiện,nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên biết rõ nhữnghãng tàu uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể,…
- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ hàng Sử dụng dịch vụ giao nhận một mặttạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp, nhất là khi việc giao nhận là khôngthường xuyên; mặt khác do chuyên môn trong lĩnh vực này nên người giao nhậnthường tiến hành các công đoạn một cách nhanh chóng nhất, tránh hiện tượngchậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận đảmtrách việc này, giúp doanh nghiệp không cần có người đại diện tại nước chuyển tảicũng như đảm bảo sao cho hàng hóa tổn thất là ít nhất trong quá trình chuyển tảihàng hóa
- Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để làm cácthủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thấthàng hóa
- Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp
mã thuế sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu
Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn mạnh là do sự tiện lợicủa dịch vụ này mang lại Qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của giao nhậntrong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi phí xuất nhậpkhẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng cùng với giá cảthấp hơn Vậy nên, giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích lượng tiêu dùng và dẫnđến việc hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển theo
1.2 Căn cứ pháp lý
Căn cứ vào Luật Thương mại 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namban hành ngày 14/06/2005, trong đó quy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinhdoanh dịch vụ Logistics
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ: Quy định chi tiết Luậtthương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đốivới thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số42/2005/QH11 ngày 14 tháng 5 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hảiquan
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy địnhthủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
Trang 8Quyết định số 103/2009/QĐ-TT ngày 12/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều,quyết định số 149/2005/QĐ-TT ngày 20 tháng 06 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2010 của Bộ tài chính hướngdẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Thông tư 222/209/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quanđiện tử
Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độthu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan
Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật này quyđịnh về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực kinhdoanh, dân sự, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định
Thông tư của Bộ Tài chính số 125/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 hướngdẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế
Nghị định số 115/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5 tháng 7 năm 2007 về điều kiệnkinh doanh dịch vụ vận tải biển
Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ về vận tải đa phương thức
Nghị định số 89/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về vận tải đa phươngthức
Trang 9CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HANJIN LOGISTICS
VIỆT NAM2.1 Giới thiệu chung về Công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Khi các công ty sản xuất ngày càng phát triển, hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiềutrên thị trường Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển dẫn đến sự đòi hỏi củathị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như nhu cầu chuyên chởhàng hóa không ngừng phát triển theo
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thựchiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại docòn nhiều hạn chế Vài năm trở lại đây ở Việt Nam, ngành dịch vụ có xu hướng phát triểnmạnh, do đó hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nối tiếp nhau ra đời; trong số đó
có Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam Công ty được thành lập theo giấy phép số
411022000695 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.1 Tên Công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: Hanjin Logistics Vietnam Company Limited
Trang 10- Logistics - Dịch vụ Logistics
- Hải quan – Dịch vụ Hải quan, Dịch vụ khai thuế Hải quan
- Vận tải biển
- Kho bãi – Dịch vụ Kho bãi
- Vận chuyển hàng hóa – Giao nhận vận chuyển hàng hóa
2.1.1.3 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: 8.400.000.000 (tám tỷ bốn trăm triệu) đồng Việt Nam
Công ty cổ phần BL góp 4.158.000.000 (bốn tỷ một trăm năm mươi tám triệu) đồngViệt Nam, chiếm tỉ lệ 49% vốn điều lệ bằng tiền mặt
HJLK Corporation góp 4.242.000.000 (bốn tỷ hai trăm bốn mươi hai triệu) đồng ViệtNam, chiếm tỉ lệ 51% vốn điều lệ bằng tiền mặt
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Nam
Tháng 11 năm 2010: Ra đời với tên gọi Công ty TNHH Hanjin Logistics Việt Namvới lĩnh vực khai thuê hải quan và giao nhận hàng hóa tại địa chỉ 194 Điện Biên Phủ,quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2011, Công ty mở rộng thêm dịch vụ kho ngoại quan tại ICD Tân Cảng SóngThần tại khu công nghiệp Sóng Thần 2, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Tháng 6 năm 2012, Công ty quyết định thành lập thêm đại lý vận tải tại thành phốHải Phòng: phòng 714, tầng 7, tòa nhà Thùy Dương Business Center, lô 20A, Lê HồngPhong, Hồng Bàng, Hải Phòng nhằm nâng cao địa bàn hoạt động
Tháng 11 năm 2012, sau một thời gian hoạt động không ngừng phát triển và mởrộng, Công ty đã chuyển toàn bộ văn phòng sang tòa nhà 37 Tôn Đức Thắng
Tháng 4 năm 2013, Công ty chuyển văn phòng sang tòa nhà 35 Tôn Đức Thắng, nơi
có vị trí thuận lợi cùng tầng hầm để xe rộng rãi, thuận tiện cho Công ty cũng như nhânviên và khách hàng trong việc đi lại, thực hiện công việc
Sau lần chuyển văn phòng lần cuối cho đến nay, Công ty đã ổn định về mặt tổ chức
và ấn định lại những mục tiêu phát triển tiếp theo trong thời gian tới Tuy thành lậpkhông bao lâu và còn gặp nhiều khó khăn trong những bước đầu nhưng công ty đã cốgắng hoàn thiện mình để có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo, uy tín, phục vụnhanh chóng, an toàn, chất lượng cho khách hàng Công ty đang không ngừng mở rộngmạng lưới kinh doanh và đẩy mạnh các loại hình kinh doanh
Trang 112.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của Công ty là một hệ thống được liên kết chặt chẽ, thống nhất Đứngđầu Công ty là Giám đốc: ông Nah Kwang Hyun, dưới là Phó Giám đốc: ông Lê Việt Hà
và các phòng ban
Phó Giám đốc là người thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếpcủa Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc, thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ Giámđốc trong quản lý và hoạch định
- Phòng xuất nhập khẩu bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ, đây làphòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty, trực tiếp nhận các hợpđồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân viên thực hiện công việcmột cách hiệu quả và nhanh chóng
+ Bộ phận giao nhận: Trưởng phòng là ông Nguyễn Tấn Phát
* Tiến hành tổ chức thực hiện công việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Côngty
* Tiến hành việc tổ chức tàu, làm thủ tục giao nhận hàng hóa, thuê phương tiện vậnchuyển hàng hóa từ tàu về kho
* Nắm thời gian, số lượng, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu
Giám đốcPhó giám đốc
Phòngkho ngoạiquan
Phòng
xuất nhập
khẩu
Phòng kếtoán
Phòngkinhdoanh
Phòngnhân sự
Bộ phận
chứng từ
Bộ phậngiaonhận