1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cặp đôi nhân vật trung tâm nam nữ trong Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin

123 471 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

2. Lịch sử vấn đề V.Raxputin là một trong số những nhà văn lớn nhất của văn học Xô Viết từ cuối những năm 1970. Các tác phẩm của ông hầu hết là những lo lắng, băn khoăn về số phận của con người trong chiến tranh, sau chiến tranh cũng như trong hiện tại đương đại. Có thể thấy rõ điều đó ở những tác phẩm xuất sắc nhất của ông như Những giờ học tiếng Pháp, Thời hạn cuối cùng, Tiền cho Maria, Sống mà nhớ lấy, Vĩnh biệt Matiora, Đám cháy… Nhà văn từng tâm sự trong lần sinh nhật thứ 70 của mình: “Văn học phải có trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra với con người.” Có lẽ vì vậy mà sáng tác của ông đều mang dấu ấn con người, những giá trị đích thực về con người, đặc biệt ông luôn đào sâu vào những ngóc ngách sâu kín trong tâm lí tính cách nhân vật của mình. Tác phẩm Sống mà nhớ lấy là tác phẩm được giải thưởng Quốc gia Liên Xô năm 1977, ở Nga người ta đã bàn về nó rất nhiều. Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh mà tuyệt nhiên không có tiếng súng. Đây là một trong những khởi đầu mới mẻ cho việc khai thác đề tài chiến tranh sau khi chiến tranh đã kết thúc. Tiểu thuyết viết về sự hèn nhát của kẻ đào ngũ, diễn biến tâm trạng của kẻ đảo ngũ Anđrây. Đặc biệt sự nhu nhược, hèn nhát của anh ta lại trở thành bi kịch giằng xé bên trong nhân vật nữ, khiến cho cô cuối cùng quyết định tự vẫn. Ở Việt Nam, tác phẩm được Thái Hà dịch và giới thiệu. Sống mà nhớ lấy được đề cập đến trong bài nghiên cứu của Lưu Liên trong cuốn sách Đạo đức nhân vật trong văn học Xô Viết và văn học hiện đại. Cuốn sách viết về vấn đề đạo đức, trách nhiệm, tinh thần của các nhân vật trong chiến tranh: “Miêu tả những xung độ nặng nề nhất của chiến tranh, các nhà văn Xô Viết theo dõi các tiến trình tinh thần phức tạp trong con người, lúc đã mất hết những sức mạnh hùng hậu; tinh thần trách nhiệm, quan hệ với xã hội, với đất nước và nhân dân mình; sự mất mát ấy sẽ đẩy nhân cách đến chỗ bần cùng, cằn cỗi về đạo đức, độc ác và hung bạo.”26;49 Với tác phẩm Sống mà nhớ lấy Lưu Liên cũng đặc biệt phân tích ngắn gọn trạng thái tâm lí của nhân vật Anđrây Guxcôp: “Mùa đông năm 1941, sau ba năm chiến đấu tích cực trong quân đội Anđrây bị thương phải điều trị trong quân y viện. Sau khi bình phục, anh ta không được đi phép mà phải trở lại mặt trận. Anh bèn chạy về nhà để gặp bố mẹ mình và vợ là Naxchena gặp làng quê Atamatopa nằm trên bờ sông Angara”26;49. Lưu Liên đã tóm tắt lại toàn bộ diễn biến câu chuyện về cuộc đời về tâm lí của Anđrây và Naxchena một cách khái quát nhất. Rồi ông đánh giá về dụng ý nghệ thuật của nhà văn: “Trong phản ứng dây chuyền của việc chối bỏ con người, chối bỏ nhiệm vụ đất nước của mình, tất yếu phải sinh ra sự độc ác và hung bạo – đó là bản chất và tất cả cảm hứng thiên truyện của V.Raxputin”26;50. Khi đánh giá về nhân vật nhà nghiên cứu viết: “Chúng ta biết hành vi của tên đảo ngũ, các môtip tư cách, sự suy sụp về đạo đức tinh thần của cá nhân anh ta: các cảnh lẩn trốn, lợi dụng lòng tốt và sự cô độc của người phụ nữ câm, nỗi hoảng sợ về cái chết và nguyện vọng được sống sót bằng bất cứ giá nào… Anh ta nói chung bây giờ sống một cuộc sống trái ngược, ngái ngủ, một cuộc sống không thể nào hiểu rõ bước tiếp thời của mình đến đâu, hồi tưởng không thể nào còn được”26;50. Thật vậy, tất cả nỗi sợ hãi ấy đã giết chết con người của anh ta, cuộc sống của anh ta. Lưu Liên qua bài viết còn nhận định về tác phẩm: “V.Raxputin quan tâm đến mặt triết học của tác truyện Sống mà nhớ lấy, ông khám phá tính nhiều lớp của nhận thức. Bằng con dao mổ sắc bén của một nhà văn trọng danh dự. V.Raxputin đã lật hết lớp này đến lớp khác trong tâm hồn nhân vật, nhìn kĩ vào hoạt động sâu kín của bản chất người và chứng minh rằng “tâm hồn sa ngã đi tìm những vực thẳm sâu hơn”; Khám phá bản chất con người đó là nhiệm vụ nghệ thuật khó khăn nhất”26;51. Khi nghiên cứu về tác phẩm sống mà nhớ lấy Lưu Liên cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tâm lí, tâm trạng của hai nhân vật và tình yêu của họ. Tác giả cũng đánh giá sâu sắc về đặc điểm tính cách của nhân vật. Đặc biệt là tính đạo đức thể hiện trong nhân cách của từng nhân vật. Đây là một trong số những công trình ít ỏi nghiên cứu về tác phẩm Sống mà nhớ lấy ở Việt Nam. Trong bài viết của Nguyễn Thanh Tú “Tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài về chiến tranh – vài nét đối sánh” tác giả có viết: “Xuất phát từ quan niệm chiến tranh là những bi kịch khổng lồ nên các nhà văn đều xây dựng những con người bi kịch, con người của những trấn thương. Nhìn vào tiểu thuyết thế giới vào mặt này tiêu biểu là Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin, in vào năm 1977 và được giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm”39. Trong bài viết Nguyễn Thanh Tú cũng nhắc đến bi kịch của kẻ đào tẩu và cái chết của Naxchena dẫn đến tâm lí sống không bằng chết của Anđrây. Tác giả đánh giá: “Sống mà nhớ lấy, cái nhục nhã của kẻ đào ngũ hèn nhát, mình thì mang tội lỗi còn gây ra cho người khác”39. Nhận định của Nguyễn Thanh Tú là rất đúng đắn, cả thiên truyện là tấn bi kịch về nhân cách đạo đức của nhân vật nam chính và bi kịch của tình thương yêu không thể tìm ra lối thoát của lầm lỗi dẫn đến cái chết của nhân vật nữ chính.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến ngườihướng dẫn khoa học PGS.TS Đỗ Hải Phong – người đã tận tình hướng dẫn,tận tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn văn họcnước ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tìnhgiảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học

Xin gửi lời cảm ơn đến phòng quản lý khoa học, thư viện trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội, Thư viện Quốc gia và các thầy cô giáo, bạn bè đã giúp

đỡ tôi có đủ tài liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn khích

lệ, động viên tôi hoàn thành luận văn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn đượchình thành và phát triển từ những quan điểm của chính bản thân tôi, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Hải Phong Các số liệu và kết quả cóđược trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015

Học viên

Đinh Thị Thuỳ Linh

Trang 3

Valentine Raxputin

(1937 - 2015)

Trang 4

MỤC LỤC

1.1.Chân dung của cặp đôi nhân vật 9

1.2.Tình yêu ngang trái 28

* 43

* * 43

2.1 Đối thoại nhân vật – cảm thức tội lỗi 45

2.2 Độc thoại nội tâm 59

3.1 Cặp đôi nhân vật trong tổ chức không gian 77

3.2 Cặp đôi nhân vật trong tổ chức thời gian 97

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Valentin Raxputin (1937-2015) là một trong những nhà văn hàng đầucủa văn học Xô Viết và văn học Nga thế kỷ XX Sáng tác của ông khai thácnhiều bình diện của những vấn đề tâm lí – xã hội nhức nhối của thời đại Chủ

đề quán xuyến trong tác phẩm của ông là những vấn đề triết lí về cuộc sốngcon người Nhân vật của ông dù ở lứa tuổi nào hay tầng lớp nào đều để lạinhững ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi họ đều là những hình tượngrất chân thực, sắc nét Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật vốn được xem làthế mạnh trong sáng tác của V.Raxputin

Tiểu thuyết Sống mà nhớ lấy ra đời vào năm 1974 và đã được được giải

thưởng quốc gia Liên Xô Đây là tác phẩm có vị trí quan trọng trong hànhtrình sáng tạo nghệ thuật của V.Raxputin Từ khi ra đời, tác phẩm đã nhanhchóng trở nên nổi tiếng ở Nga nói riêng, và trên thế giới nói chung Khi tácphẩm được dịch và xuất bản ở Việt Nam, nó đã để lại ấn tượng mạnh, sâu sắctrong lòng người đọc Đây là là một tác phẩm thể hiện tài năng miêu tả tâm lýnhân vật xuất sắc của V.Raxputin Đặc biệt nghệ thuật khắc hoạ tâm lí tínhcách cặp đôi nhân vật trung tâm có thể coi là một thành tựu lớn của văn họcNga những năm 1970

Tác phẩm kể về bi kịch của một kẻ đào tẩu, nhân vật đã rơi vào nhữngkhủng hoảng trầm trọng về tinh thần, đi từ tội lỗi này đến tội lỗi khác Tội lỗilớn nhất của người đàn ông này là đã kéo theo vợ mình trở thành kẻ tòngphạm và cuối cùng vì không chịu đựng được áp lực người đàn bà đã gieomình xuống sông tự vẫn Cái chết ấy gây ám ảnh cho người đọc và như hổichuông cảnh tỉnh về tư tưởng nhân đạo

Lòng yêu thích chủ quan đối với tác giả và tác phẩm Sống mà nhớ lấy đã

hướng chúng tôi vào việc nghiên cứu tác phẩm Qua khảo sát chúng tôi thấy

Trang 6

hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc nào về tiểu thuyết

này Chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài “Cặp đôi nhân vật trung

tâm nam - nữ trong Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin” để khám phá tâm

trạng, cảm xúc, những biến động tâm lí của cặp đôi nhân vật trung tâm, qua đótìm hiểu dụng ý nghệ thuật của tác giả

Việc tìm hiểu sáng tác của V.Raxputin cho chúng tôi có cái nhìn sâu sắc

và toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Nga Kết quảnghiên cứu có thể sẽ là tư liệu cần thiết giúp cho học sinh, sinh viên có thể hiểuthêm về văn học Nga, qua đó hướng tới cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, giáodục ý thức biết trân trọng và lĩnh hội những tinh hoa văn hoá thế giới trong quátrình hội nhập

2 Lịch sử vấn đề

V.Raxputin là một trong số những nhà văn lớn nhất của văn học XôViết từ cuối những năm 1970 Các tác phẩm của ông hầu hết là những lo lắng,băn khoăn về số phận của con người trong chiến tranh, sau chiến tranh cũngnhư trong hiện tại đương đại Có thể thấy rõ điều đó ở những tác phẩm xuất

sắc nhất của ông như Những giờ học tiếng Pháp, Thời hạn cuối cùng, Tiền

cho Maria, Sống mà nhớ lấy, Vĩnh biệt Matiora, Đám cháy…

Nhà văn từng tâm sự trong lần sinh nhật thứ 70 của mình: “Văn họcphải có trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra với con người.” Có lẽ vì vậy

mà sáng tác của ông đều mang dấu ấn con người, những giá trị đích thực vềcon người, đặc biệt ông luôn đào sâu vào những ngóc ngách sâu kín trong tâm

lí tính cách nhân vật của mình

Tác phẩm Sống mà nhớ lấy là tác phẩm được giải thưởng Quốc gia Liên

Xô năm 1977, ở Nga người ta đã bàn về nó rất nhiều Tiểu thuyết viết về đề tàichiến tranh mà tuyệt nhiên không có tiếng súng Đây là một trong những khởiđầu mới mẻ cho việc khai thác đề tài chiến tranh sau khi chiến tranh đã kết

Trang 7

thúc Tiểu thuyết viết về sự hèn nhát của kẻ đào ngũ, diễn biến tâm trạng của

kẻ đảo ngũ Anđrây Đặc biệt sự nhu nhược, hèn nhát của anh ta lại trở thành bikịch giằng xé bên trong nhân vật nữ, khiến cho cô cuối cùng quyết định tự vẫn

Ở Việt Nam, tác phẩm được Thái Hà dịch và giới thiệu

Sống mà nhớ lấy được đề cập đến trong bài nghiên cứu của Lưu Liên

trong cuốn sách Đạo đức nhân vật trong văn học Xô Viết và văn học hiện đại.

Cuốn sách viết về vấn đề đạo đức, trách nhiệm, tinh thần của các nhân vậttrong chiến tranh: “Miêu tả những xung độ nặng nề nhất của chiến tranh, cácnhà văn Xô - Viết theo dõi các tiến trình tinh thần phức tạp trong con người,lúc đã mất hết những sức mạnh hùng hậu; tinh thần trách nhiệm, quan hệ với

xã hội, với đất nước và nhân dân mình; sự mất mát ấy sẽ đẩy nhân cách đếnchỗ bần cùng, cằn cỗi về đạo đức, độc ác và hung bạo.”[26;49] Với tác phẩm

Sống mà nhớ lấy Lưu Liên cũng đặc biệt phân tích ngắn gọn trạng thái tâm lí

của nhân vật Anđrây Guxcôp: “Mùa đông năm 1941, sau ba năm chiến đấutích cực trong quân đội Anđrây bị thương phải điều trị trong quân y viện Saukhi bình phục, anh ta không được đi phép mà phải trở lại mặt trận Anh bènchạy về nhà để gặp bố mẹ mình và vợ là Naxchena gặp làng quê Atamatopanằm trên bờ sông Angara”[26;49] Lưu Liên đã tóm tắt lại toàn bộ diễn biếncâu chuyện về cuộc đời về tâm lí của Anđrây và Naxchena một cách khái quátnhất Rồi ông đánh giá về dụng ý nghệ thuật của nhà văn: “Trong phản ứngdây chuyền của việc chối bỏ con người, chối bỏ nhiệm vụ đất nước của mình,tất yếu phải sinh ra sự độc ác và hung bạo – đó là bản chất và tất cả cảm hứngthiên truyện của V.Raxputin”[26;50] Khi đánh giá về nhân vật nhà nghiên

cứu viết: “Chúng ta biết hành vi của tên đảo ngũ, các mô-tip tư cách, sự suy

sụp về đạo đức tinh thần của cá nhân anh ta: các cảnh lẩn trốn, lợi dụng lòngtốt và sự cô độc của người phụ nữ câm, nỗi hoảng sợ về cái chết và nguyệnvọng được sống sót bằng bất cứ giá nào… Anh ta nói chung bây giờ sống một

Trang 8

cuộc sống trái ngược, ngái ngủ, một cuộc sống không thể nào hiểu rõ bướctiếp thời của mình đến đâu, hồi tưởng không thể nào còn được”[26;50] Thậtvậy, tất cả nỗi sợ hãi ấy đã giết chết con người của anh ta, cuộc sống của anh

ta Lưu Liên qua bài viết còn nhận định về tác phẩm: “V.Raxputin quan tâm

đến mặt triết học của tác truyện Sống mà nhớ lấy, ông khám phá tính nhiều

lớp của nhận thức Bằng con dao mổ sắc bén của một nhà văn trọng danh dự.V.Raxputin đã lật hết lớp này đến lớp khác trong tâm hồn nhân vật, nhìn kĩvào hoạt động sâu kín của bản chất người và chứng minh rằng “tâm hồn sangã đi tìm những vực thẳm sâu hơn”; "Khám phá bản chất con người đó lànhiệm vụ nghệ thuật khó khăn nhất”[26;51] Khi nghiên cứu về tác phẩm

sống mà nhớ lấy Lưu Liên cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tâm lí, tâm trạng của

hai nhân vật và tình yêu của họ Tác giả cũng đánh giá sâu sắc về đặc điểmtính cách của nhân vật Đặc biệt là tính đạo đức thể hiện trong nhân cách củatừng nhân vật Đây là một trong số những công trình ít ỏi nghiên cứu về tác

phẩm Sống mà nhớ lấy ở Việt Nam.

Trong bài viết của Nguyễn Thanh Tú “Tiểu thuyết Việt Nam và nước

ngoài về chiến tranh – vài nét đối sánh” tác giả có viết: “Xuất phát từ quan

niệm chiến tranh là những bi kịch khổng lồ nên các nhà văn đều xây dựngnhững con người bi kịch, con người của những trấn thương Nhìn vào tiểu

thuyết thế giới vào mặt này tiêu biểu là Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin, in

vào năm 1977 và được giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm”[39] Trongbài viết Nguyễn Thanh Tú cũng nhắc đến bi kịch của kẻ đào tẩu và cái chếtcủa Naxchena dẫn đến tâm lí sống không bằng chết của Anđrây Tác giả đánh

giá: “Sống mà nhớ lấy, cái nhục nhã của kẻ đào ngũ hèn nhát, mình thì mang

tội lỗi còn gây ra cho người khác”[39] Nhận định của Nguyễn Thanh Tú làrất đúng đắn, cả thiên truyện là tấn bi kịch về nhân cách đạo đức của nhân vật

Trang 9

nam chính và bi kịch của tình thương yêu không thể tìm ra lối thoát của lầmlỗi dẫn đến cái chết của nhân vật nữ chính.

Qua việc khảo sát nghiên cứu tiểu thuyết Sống mà nhớ lấy chúng tôi

nhận thấy việc quan tâm, nghiên cứu đến tác phẩm chưa nhiều Đặc biệt chưa

có một công trình nghiên cứu nào về cặp đôi nhân vật nam - nữ trong tiểu thuyết Sống mà nhớ lấy Chính vì vậy chúng tôi đi vào nghiên cứu Cặp đôi

nhân vật trung tâm nam - nữ trong Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin với ý

thức đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

tiểu thuyết nổi tiếng này nói riêng và nghiên cứu về V.Raxputin nói chung.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là qua việc khảo sát, phân tích cặp

đôi nhân vật trung tâm nam - nữ trong tổng thể tổ chức tác phẩm Sống mà

nhớ lấy làm sáng rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm, làm rõ dụng ý sáng tác và

phong cách tiểu thuyết của V.Raxputin

Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ sau:

- Xác định cặp đôi nhân vật nam – nữ trong tổ chức câu chuyện tìnhyêu ngang trái trong tác phẩm;

- Xác định cặp đôi nhân vật nam – nữ qua lời thoại

- Xác định cặp đôi nhân vật nam – nữ trong tổ chức không gian và thời gian

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cặp đôi nhân vật nam nữ Anđrây

-Naxchena trong tiểu thuyết Sống mà nhớ lấy của V.Raxputin

Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu tôi sử dụng văn bản Sống mà nhớ

lấy của NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam [1986], do Thái Hà dịch

và giới thiệu

Trong đề tài này, chúng tôi không khai thác một nhân vật riêng lẻ màđặc biệt chú trọng đến hình tượng cặp đôi nhân vật

Trang 10

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cặp đôi là tập hợp gồm hai cá thể, hai vật

cùng đi đôi với nhau thành như một thể thống nhất.” [39;131] Chúng tôi quanniệm cặp nhân vật nam – nữ làm thành một thể thống nhất, nhưng bên cạnh đócũng phải thấy những mâu thuẫn nội tại bên trong mối quan hệ cặp đôi này

Theo Lý luận văn học, Phương Lựu viết “Nhân vật trung tâm trước hết

là nhân vật chính, nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị tríthen chốt của cốt truyện Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếucủa tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình Trong sốnhững nhân vật chính, có thể nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tácphẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ những đầu mối mâuthuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm”[27;283].Trên cơ sở lý luận, chúng tôi xác định được nhân vật trung tâm trong tác

phẩm Sống mà nhớ lấy là cặp nhân vật nam – nữ Anđrây và Naxchena.

Xây dựng câu chuyện tình yêu trên mối quan hệ cặp đôi nhân vật cónguồn gốc từ xa xưa trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của hầu hết các dân

tộc trên thế giới Trong phạm vi văn hóa Thiên Chúa giáo, tác phẩm Sống và

nhớ lấy của V.Raxputin gợi nhớ đến cổ mẫu - truyền thuyết về tình yêu và

“tội lỗi đầu tiên” của Adam và Eva trong Kinh thánh Đức Chúa trời nghiêmcấm Adam và Eva mặc dù được dạo chơi thoải mái trong vườn Êđen nhưngkhông được động đến trái cây trong vườn Nhưng con rắn do Đức Chúa trờitạo ra đã xui người nữ: “Hai người chẳng chết đâu, nhưng Đức Chúa trời biếtrằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúatrời, biết điều thiện và điều ác” [23;3] Người nữ thấy trái cây đó coi bộ ănngon và đẹp mắt và quý vì mở trí khôn nên đã hái ăn và trao cho người chồngđứng gần mình cùng ăn nữa Cuối cùng cả hai người họ đều được mở mắt, rồibiết mình loã lồ đã dùng lá cây để che thân Đức Chúa trời biết họ đã ăn tráicây và mắt đã nhìn được nên tức giận và phạt con rắn: “Vì mầy đã làm điềunhư vậy mầy sẽ bị sủa sả trong các loại súc vật, các loại thú đồng, mầy sẽ bò

Trang 11

bằng bụng và ăn bụi đất suốt đời”[23;3] Đức Chúa trời cũng nói là sẽ chongười nữ và con rắn hận thù nhau suốt đời, người sẽ giày đạp đầu rắn và rắn

sẽ cắn gót chân người Ngoài ra Chúa trời còn cho người nữ hình phạt đó là:

“Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần, trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đauđớn mỗi khi sinh con, sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng và chồng sẽcai trị ngươi” [23;3] Còn người chồng vì nghe lời vợ ăn trái cấm mà Chúa trờicũng đã xử phạt: “Ngươi sẽ phải làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đếnngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ra, vì người là cát bụi, ngươi sẽ trở vềvới cát bụi.”[23;3]

Cốt truyện Sống mà nhớ lấy dường như được xây dựng trên liên tưởng

đối chiếu với truyền thuyết “tội lỗi đầu tiên” của con người trong văn hóaThiên Chúa giáo Cặp đôi nhân vật mắc phải sai lầm và phải chịu những hìnhphạt thích đáng Tuy nhiên khác với truyền thuyết về Adam và Eva, ở đây tộilỗi do người đàn ông gây ra, người đàn ông ấy đã không vượt qua được sựhèn nhát, bị tha hoá về nhân cách, và nó đã kéo theo người vợ thân yêu củamình cũng chịu tội thay mình Rồi cuối cùng chính cái chết của chị đã giónglên hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhân cách bị mục ruỗng Người chết cuốicùng thanh thản nhưng người sống mới không bằng chết Nghệ thuật xâydựng cốt truyện độc đáo của nhà văn thể hiện chính ở điểm này

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu làtiếp cận thi pháp học và tiếp cận hệ thống

Khi triển khai đề tài này chúng tôi còn sử dụng những biện pháp cụ thểnhư sau:

- Phương pháp khảo sát thống kê

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

Trang 12

6 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Cặp đôi nhân vật trong tình yêu ngang trái

Chương 2: Cặp đôi nhân vật qua lời thoại

Chương 3: Cặp đôi nhân vật trong tổ chức không gian và thời gian

Trang 13

CHƯƠNG 1:

CẶP ĐÔI NHÂN VẬT TRONG TÌNH YÊU NGANG TRÁI

Mỗi nhà văn đều có một cách xây dựng nhân vật khác nhau Nhân vậtcủa V.Raxputin cũng vậy Nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật của mìnhvới những cá tính, đặc điểm riêng biệt không ai giống ai Hình tượng cặp đôinhân vật Anđrây và Naxchena là tiêu biểu Hai nhân vật nam và nữ có nhữngđặc điểm riêng biệt về ngoại hình tính cách và hành động, song lại làm thànhcặp đôi trước hết trong tình yêu với tất cả những thăng trầm của nó

Ở đây tôi xác định tương quan chân dung ngoại hình và tính cách củahai nhân vật thể hiện đặc biệt trong tình yêu ngang trái với những tình huốngtrớ trêu, trắc trở của họ

1.1 Chân dung của cặp đôi nhân vật

Thế giới nhân vật thì vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều tuyến nhânvật khác nhau: tuyến nhân vật chính, tuyến nhân vật phụ, tuyến nhân vật chínhdiện tuyến nhân vật phản diện Với tác phẩm này chúng tôi đặc biệt quan tâmđến cặp đôi nhân vật nam – nữ trong tuyến cốt truyện trung tâm của tác phẩm.Chân dung hai nhân vật phần nào thể hiện quan niệm đạo đức, tinh thần nhânvăn của tác giả khi viết về đề tài chiến tranh và bi kịch tình yêu tội lỗi

Chân dung của cặp đôi nhân vật nam - nữ trong Sống mà nhớ lấy khác với

chân dung tương phản của cặp đôi nhân vật Don Quixote - Sancho Panza trongtác phẩm nổi tiếng của Cervantes Tương quan chân dung của hai nhân vật ở đâymang màu sắc giới tính và phần nào xác định bi kịch tình yêu của họ

1.1.1 Chân dung ngoại hình

Đối với các nhà văn khi miêu tả về chân dung ngoại hình đều đặc biệtmuốn diễn tả một ý niệm nào đó để cho người đọc có thể hiểu được bản chấtnhân vật một cách sâu sắc V.Raxputin cũng vậy, ông miêu tả nhân vật của

Trang 14

mình qua cử chỉ hành động, vóc dáng để biểu lộ được tính cách điển hình

nhân vật của mình Đặc biệt nhân vật trong Sống mà nhớ lấy được khắc họa

rõ nét qua các cử chỉ hành động của nhân vật, mà qua đó ta có thể thấy đượctoàn bộ hình ảnh nhân vật Nếu như nhà văn Sêkhôp thường đặc tả nhân vật

từ một số đường nét ấn tượng bên ngoài thì, V.Raxputin lại xây dựng nhân vậtcủa mình phần nhiều qua các cử chỉ, hành động

Hai nhân vật chính trong tác phẩm là Anđrây và Naxchena Nhân vậtnam Anđrây sinh ra và lớn lên ở làng Atamanopca, trong một gia đình nôngthôn bố làm nghề trông coi trang trại ngựa mẹ ở nhà nội trợ Nhân vật nữ,sinh ra ở vùng thượng lưu Angara rồi số phận đưa chị xuống Atamanôpca.Vào cái thời điểm những năm ba mươi đói kém, mẹ Naxchena chết, và ngườicha của chị cũng bị giết chết từ trước đó Chị - mười sáu tuổi dắt đứa em gáilên tám là Katca đi xuống mạn dưới để kiếm ăn bởi cô nghe nói rằng dưới đókhông đói khổ như cái vùng của cô Suốt mùa hè hai chị em Naxchena cứ đixin ăn như vậy Duyên số đã đưa các nhân vật gặp nhau yêu nhau và trở thành

vợ chồng Tình cảm của họ vượt qua mọi thử thách, trải qua đầy đủ nhữngcung bậc của tình yêu nhưng rồi cuối cùng lại có cái kết đầy ám ảnh

Về vóc dáng của nhân vật, Anđrây được miêu tả là một thanh niên trẻkhoẻ, tháo vát Trước khi ra chiến trận y vốn là một người chịu khó, chăm chỉ.Trong khi chiến đấu ở trong chiến trường y cũng là một người dũng cảm kiêncường Tuy không phải là người hăng hái tiến trước nhưng y cũng không baogiờ nấp sau lưng người khác “Trong số anh em trinh sát, Anđrây được coi làngười đồng chí đáng tin cậy, những chàng trinh sát can đảm nhất thích lấy y

đi cùng cho có đôi để bảo vệ cho nhau Y chiến đấu như mọi người khác,không tốt hơn mà cũng không tồi hơn Binh lính thán phục sức khoẻ của y -

thân hình vạm vỡ chắc nịnh, y cứ quẳng tên tù binh bị nện choáng óc bất tỉnh

hoặc ương bướng lên lưng, rồi vác một mạch về công sự của mình”[39;42]

Trang 15

Cùng với tuổi trẻ căng tràn sức sống, Anđrây được nhà văn xây dựng như mộtngười dũng cảm, nhiệt tình với nhiệm vụ mình được giao.

Anđrây trong cảm nhận của Naxchena: “Vẫn cái dáng lòng khòng hơi

vẹo sang bên phải, khuôn mặt rộng bè, mũi hếch, và dèn dẹt kiểu châu Á, với

bộ râu rậm đen lởm chởm Đôi mắt trũng sâu trợn trừng trông có vẻ thách thức, cục hầu nhọn ở cổ cứ nhô lên hạ xuống Người y gầy rộc, má hóp lại,

nhưng không có vẻ mất tinh thần, có lẽ y vẫn khoẻ và chắc, và có cảm tưởng

chỉ cần đụng vào y là y sẽ bật dậy như cái lò xo”[39;63] Qua cảm nhận củaNaxchena thì Anđrây vẫn là người đàn ông của chị, tuy nhiên có lúc xa lạ đếnkhó hiểu mà lòng chị không sao hiểu được tại sao lại như vậy

Thông thường khi miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật nhà vănthường kết hợp với những biểu hiện nội tâm mà tương ứng đằng sau đó bao

giờ cũng là một tâm trạng hay động cơ nào đó Trong Sống mà nhớ lấy, hành

động và cử chỉ của nhân vật nam đều gắn với những cảm xúc tâm lí yêuthương và sự biết ơn đối với vợ mình, là những hành động, cử chỉ thể hiệnthái độ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật Anđrây yêu thương Naxchena, y

có nhiều hành động, cử chỉ thể hiện tình cảm đối với Naxchena: “y run runvuốt tóc chị”, “đè chị xuống sàn”, hay “cầm tay chị” Những cử chỉ yêuthương y dành cho chị để thể hiện tình cảm sâu sắc và nỗi nhớ sau bao nhiêunăm xa cách của họ Vốn là người đàn ông rất mực yêu thương vợ, y thường

nhường nhịn vợ khi họ nói chuyện: “Cái đầu y không giữ được cũng ngoẹo

sang một bên” [39;65] Đó là trạng thái khi y để mặc cho Naxchena có thể

làm gì chị muốn, nói gì thì nói, thích cười đùa trêu trọc hay làm gì ngu ngốccũng được Anđrây khi ngủ với vợ cũng có những hành động giống như embé: “y leo lên giường nằm cạnh chị, rúc đầu vào ngực chị”[39;72]; “Y nằm sátvào người chị, khẽ ôm lấy chị và lắng nghe nhịn đập của con tim chị Nó đậpnghe rất rõ và gần, mỗi tiếng đập làm cho y thấy một nỗi lo lắng mơ hồ bệnh

Trang 16

tật Nỗi lo lắng ấy mỗi lần một tăng thêm, và bởi vì y không biết đó là nỗi lolắng gì và nó báo trước điềm gì, nên y lo lắng hơn”[39;71] Cử chỉ yêuthương, quan tâm của nhân vật nam giành cho nhân vật nữ dường như thểhiện tâm trạng bất an, cần chỗ dựa, cần được che chở.

Anđrây là nhân vật đảo ngũ, một kẻ hèn nhát, anh ta dường như trốnchạy chính mình trong tình yêu Ngay từ hôm đầu tiên khi trở về, hình ảnhcủa y cũng như có gì mờ ám của một kẻ tội lỗi: “thấp thoáng một cái gì bù xùđen đen trong ánh mờ hắt ra từ ô của sổ” [39;30], “bàn tay to cứng bóp lấy vaichị, ấn chị ngồi xuống ván” [39;30] Từ lúc hắn trở về thì vốn đã không phảicon người rồi, là cái gì đó bù xù, rồi những cử chỉ thể hiện sự tàn nhẫn trướcviệc bỏ trốn của mình Nhiều lần y bóp mạnh vai chị để dọa nạt chị khôngđược phép cho người khác biết sự trở về của y

Về Naxchena, hành động nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là nhữnghành động bản năng, cảm tính, những việc làm, cử chỉ của nhân vật hết sức tựnhiên trong sáng Hành động cử chỉ đuổi nhau, chơi trò chơi như hồi mới lấynhau Khi Anđrây tiến đến phía chị thì chị quỳ phắt dậy và nói liến thoắngnhư trẻ con:

- “Xéo đi bóng ma, đừng lại gần ta!

Trang 17

phản đối ý kiến của chồng chị cũng có những phản ứng mãnh liệt: “hai tai ômchặt lấy ngực như muốn tự vệ, đầu lắc sang hai bên quầy quậy như thế khôngmuốn nghe và không muốn hiểu gì hết”[39;267] Chị không phải là người phụ

nữ chỉ yếu đuối cam chịu, cũng như những người phụ nữ bình thường chịcũng có chính kiến của riêng mình

“Bộ râu rậm của y gại vào má chị không hiểu sao sặc toàn mùi cừu

khiến chị bất giác quay mặt đi” [39;34] Bộ râu rậm của y còn được trở đi trởlại nhiều lần trong tác phẩm Trong lần họ nói chuyện về đứa con, ngheNaxchena kể chuyện: “Y nhếch mép cười buồn bã, làm như thể y biết rõ điều

đó hơn người khác, sau đó y im lặng mân mê bộ râu rậm của y” [39;129]

Anđrây có một bộ râu rậm đặc trưng riêng của nhân vật Phần vì y sống chuilủi trong rừng chẳng có điều kiện để cạo râu và cũng chẳng biết cạo để làmgì? Nhà văn miêu tả về khuôn mặt của Anđrây thường là nhợt nhạt “y quay

bộ mặt tái nhợt về phía chị”[39;65] rồi khi họ nằm bên nhau cả hai đều có

khuôn mặt tái nhợt như vậy: “Nằm trong khung cửa ấy, khuôn mặt của

Anđrây và Naxchena trông trắng nhợt như không còn máu, thân người như

hai xác chết bất động, còn những cử chỉ thì như do tác động bên

ngoài”[39;144] Bằng thủ pháp nghệ thuật so sánh hai con người còn sống vớixác chết V.Raxputin muốn nhấn mạnh đến số phận của hai nhân vật Họ sống

mà dường như không tồn tại, sống mà như chết vậy: “Ngay cả giọng nói của

họ cũng có vẻ như từ nơi xa nào vẳng lại.” [39;144] Mọi thứ trở nên hư hư

thực thực

Từ lúc mười sáu tuổi, Naxchena được miêu tả là một cô bé có ngoại

hình không mấy ưa nhìn “Trông cô chẳng khác nào hình nhân: người gầy đét

như cái que, chân tay nguều ngoào, cổ dài ngoằng, mặt lúc nào cũng quàu quạu”[39;24] Giữa cảnh đói nghèo của những năm ba mươi thì hình ảnh xấu

xí gầy rộc của cô là lẽ thường Sau một thời gian, hai chị em cô về ở với bà

Trang 18

cô, Naxchena đi làm còn em gái được đi học Vào thời điểm ấy mùa màng thuhoạch khá, bệnh tật đẩy lùi, xã hội có phần phát triển thì lúc ấy: “Chị trông đã

lại có da có thịt, những nếp nhăn sớm hằn trên mặt cô đã biến mất, người cô phổng phao, hai má đã ửng hồng, mắt nhìn đã mạnh dạn” [39;25] Không còn

cảnh nghèo đói như trước, cô được ăn mặc tốt, không phải nghĩ ngợi nhiều

việc nên cô trở nên khác hẳn với xưa “từ một cô bé gầy còm ốm đói cô biến

thành một thiếu nữ dậy thì xinh đẹp” [25;33] Chính điều này đã gây sự chú ý

cho Anđrây và sau đó là cuộc gặp gỡ định mệnh, số phận đã gắn hai conngười xa lạ lại với nhau

Naxchena dưới được miêu tả dưới con mắt của Anđrây: “Khuôn mặt

tròn trĩnh rám đỏ vì nắng mùa đông mềm dịu lại, sáng lên một nụ cười thanh thản Trong mấy năm vừa qua khuôn mặt ấy hơi xạm đi và thô ra, nó đã mất

hẳn đi từ khi còn ở nhà”[39;71] Thời gian trôi đi và khuôn mặt sáng đẹp củangười con gái tuổi đôi mươi không còn nữa Thay vào đó là khuôn mặt hơixạm và thô bởi những vất vả của cuộc sống, những lam lũ của cuộc đời Tất

cả khiến cho sắc đẹp của người phụ nữ ấy nhạt đi và thay đổi theo thời gian:

“Bàn tay của chị cũng hơi sần sùi và thô ra vì làm lụng vất vả” [39;71] Y tiếp

tục quan sát Naxchena và lắng nghe cả tiếng thở, nhịp đập tim của chị “nó đập

nghe rất rõ và gần, mỗi tiếng đập làm y lo lắng mơ hồ bệnh tật”[39;71] Nhìn

vợ mình, Anđrây đã xót xa thương cảm cho số phận của vợ, đây một sự đồngcảm sâu sắc của nhân vật Cuộc sống của chị vốn không được nhàn nhã, chịphải làm lụng thay phần mẹ chồng và người chồng đi chiến trường Chị cócuộc sống bình thường như bao người phụ nữ Nga khác là mang trên vai cảgánh nặng gia đình vì vậy bàn tay của chị sần sùi và thô ráp Qua đây ta thấyđược sự vất vả cực nhọc của người phụ nữ có chồng ra chiến trận

Ngày chị mang bầu thì ngoại hình của chị cũng thay đổi theo Lúc nàytâm trạng của chị hỗn loạn bởi việc mình mang bầu là không ngờ tới Dưới

Trang 19

ánh trăng chị cởi hết quần áo và tự ngắm mình “thân thể chị khoẻ mạnh tròn

lẳn, cái tròn lẳn tự nhiên chứ không phải béo bệu, ánh lên một màu trắng ấm

áp, mịn màng, hơn run rẩy vì xúc động” [39;127] Khi có bầu chị trở nên đẹp

lạ kì Nhà văn đã miêu tả hình ảnh người phụ nữ có bầu đẹp như vậy qua đómuốn đề cao cái vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kì thai nghén, là giaiđoạn đẹp nhất, ý nghĩa nhất của người đàn bà

Chồng ra chiến trường, bao nhiêu gánh nặng gia đình đè lên vai chị,cộng thêm lúc này chị phải lo lắng cho một kẻ phản bội tổ quốc Tất cả khiến

cho chị không còn vui vẻ như trước: “Khuôn mặt xạm đi vì gió của chị vào trong ấm bừng lên và tỏa ra một màu hồng tinh khiết, nụ cười của chị yếu đi.

– Vì em lo cho anh đấy… Em khoẻ mạnh lắm Khổ bao nhiêu em cũng chịu

đựng được.”[39;123] Qua việc miêu tả khuôn mặt “xạm đi vì gió” nhưng vẫn

lo lắng cho chồng của chị ta lại thấy được phần nào tính cách chịu thương,chịu khó, giỏi chịu đựng của Naxchena Nhân vật nữ được tác giả khắc hoạthực chất không phải là một người phụ nữ yếu đuối mà bản thân là người phụ

nữ kiên cường, mạnh mẽ Có lẽ vậy, phải mạnh mẽ lắm nhân vật nữ mới vượtqua mọi sóng gió, giông tố, vượt qua mọi rào cản để tìm đến với chồng mình.Việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ mạnh mẽ kiên cường với nhân vật namyếu đuối, hèn nhát chính là nghệ thuật tương phản mà qua đó tác giả muốngửi gắm thông điệp đạo đức cho bạn đọc

Trong Sống mà nhớ lấy, phục trang của các nhân vật không được tác

giả nhắc đến nhiều, có chăng là chỉ điểm xuyết nhẹ nhàng vài chi tiết về trangphục Phục trang của Anđrây: “Y sột soạt chiếc áo lông ngắn”, “Y bỏ đôi ủnglông đáng ghét và xỏ vào đôi ủng da nhẹ nhàng thuận tiện” [39;207] Trangphục của nhân vậy là chiếc áo và đôi ủng, tất là phù hợp với điều kiện thời tiếtlạnh giá bên Nga bấy giờ Còn Naxchena, chị thường hay mặc là áo len, áolông thú ấm áp giữa trời đông lạnh giá Những hôm chị lên với Anđrây thì chị

Trang 20

mặc đẹp hơn so với mọi hôm để cho mình tự tin khi gặp chồng “Chị thay đôiủng thường bằng đôi ủng lông trượt tuyết, thay áo len bằng áo gilê da”[39;112] Thấy mình kì lạ chị thấy hơi xấu hổ, mặc áo len đi qua sông thì tiệnhơn nhưng bản thân chị lại muốn gặp chồng với bộ đồ thật tươm tất “Mặc bộquần áo đẹp, tự nhiên chị cảm thấy thanh thản hơn, thay đi bộ quần áo cũdường như trút bỏ được cảm giác bị ràng buộc vào công việc, cái cảm giáckhi mình không hiểu mình là ai nữa”[39;112] Chị là người chỉn chu, nhạycảm và hay suy nghĩ Làm việc gì chị cũng phải tính toán trước sau rõ ràng,chuẩn bị kĩ Đối với chị mặc quần áo đẹp chính là mình gỡ bỏ đi những phiềnmuộn ở trong lòng Cũng chính vì vậy mà cứ mỗi tối sau khi làm hết việc chịthường thích thay những bộ quần áo sạch sẽ, và lúc đó chị cảm thấy mình trẻtrung hơn, đẹp hơn Khi mặc bộ quần áo đẹp sạch sẽ vào người chị có ý thứcgiữ gìn nó, chị thận trọng hơn trong cử chỉ hành động, trở dịu dàng và thấylòng mình trở nên ấm áp hơn.

Giọng nói của cặp đôi nhân vật đều mang sắc thái biểu cảm tâm lí tâm

trạng Cách xưng hô với vợ “cô, tôi” lạnh lùng, khó gần Khi nói với vợ mình

bao giờ cũng là giọng trầm ngâm khô khan như bị đè nén lâu ngày Giọngđiệu khi nói chuyện với Naxchena mang nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau.Lúc thì Anđrây giận dỗi, cáu bẳn giọng cao với vợ, lúc thì y nói chuyện vui vẻchân thành, họ giọng trầm với vợ Trong tác phẩm nhân vật nam nói khôngnhiều như nhận vật nữ, trước lời nói của vợ thì y chỉ im lặng nhiều hơn là nói

“Y vẫn lặng thinh không nói”[39;148] Sự im lặng của nhân vật là giấu hiệucho thấy vấn đề đạo đức nhân vật, sự thức tỉnh ý thức của nhân vật: “Hơi thởcủa y thì nặng nhọc như bị ngạt đi vì không khí”[39;72] Phần do phải sốngchui lủi, do gánh nặng tội lỗi của mình nên trong hơi thở của Anđrây luônnặng nề khó chịu, y thường xuyên thở dài khó chịu Giọng nói của y vớiNaxchena thì nhẹ nhàng đều đều, đôi khi cáu gắt, có những lúc run lên vì cảm

Trang 21

giác hối hận Y sống trong rừng và bắt đầu biết nhại giọng chó sói Dần dần

thì đã thành thục tiếng hú của chó sói “giọng của y rất giống với giọng chó

sói”[39;89] Và Anđrây nghĩ “Hừ được có thể doạ những kẻ nhát gan! Y nói

với niềm kiêu ngạo độc ác và bí hiểm”[39;89] Sau khi học được tiếng rú của

chó sói thỉnh thoảng y bước ra cửa rú lên tiếng kêu não nùng ai oái ấy Rồi y

tự dỏng tai nghe tiếng rú của mình phía xa và lặng người đi Có lẽ y cảm nhậnđược phần con chất chứa ở trong người mình, con người của y trở nên man rợbởi sống trong rừng quá lâu Cách xa với thế giới con người nên y trở nênhoang dã hơn Sống ở trong rừng y thấy mình sống không có mục đích, bởicuộc sống một mình, chẳng phải lo lắng cho điều gì, chẳng phải quan tâmchăm sóc gia đình, hay trau chuốt về ngoài hình Có lẽ vì vậy mà nhân vậtnam được khắc hoạ với bản thân uể oải, trì trệ, người mệt mỏi rã rời, đầu ócthì u ám và thường xuyên suy nghĩ miên man

Giọng nói của Naxchena khi nói chuyện với Anđrây lúc nào cũng nhẹnhàng, trầm mặc đầy những ưu tư khác với Anđrây Giọng chị còn hơi run vàngập ngừng khi muốn nói một điều gì đó quan trọng Có lúc nhân vật nói liếnthoắng như trẻ con, khi thì giọng điệu cảm thông chia sẻ, khi thì vui vẻ lúc thìbực dọc chua xót Đặc biệt khi chị muốn kể cho Anđrây về đứa con chị nóibằng giọng chậm rãi và thận trọng, cố chú ý đến lời nói của mình Khi nóichuyện với Anđrây chị thường nhìn vào thái độ của Anđrây rồi mới dám nói,Thứ nhất là do chị tôn trọng chồng mình, thứ hai là do chị sợ Anđrây phật ý,giận vì những điều chị nói Naxchena là người nhẹ nhàng, hiền dịu và tình cảmsâu sắc Lúc nhận cử chỉ âu yếm và câu hỏi của Anđrây “Cô khổ lắm phải

không, Naxchena? Chị mở mắt ra mỉm cười”[39;123] Bao giờ cũng vậy, nói

chuyện với Anđrây chị thường mỉm cười hiền dịu, nhẹ nhàng như thế

Con mắt vốn là “nhãn trường mỹ tú”, “cửa sổ tâm hồn” của con người,nhà văn khi tả về nhân vật thường chú trọng đôi mắt vì theo họ chỉ cần miêu

Trang 22

tả mắt thôi cũng đủ để khái quát bản chất, số phận, tính cách của nhân vật, bởicon mắt là nơi tập trung những biểu hiện tình cảm cao nhất của con người.

trong Sống mà nhớ lấy, nhà văn tuy không tả nhiều về đôi mắt nhưng chỉ với

những nét chấm phá người đọc có thể dễ dàng nhận thấy tâm lí, số phận củanhân vật Anđrây: đôi mắt của y mỗi khi nói chuyện với Naxchena đều rực

sáng lên “y vừa ho vừa cười, đôi mắt sáng rực nhìn xa xa như muốn nhìn

xuyên tường”[39;124] Chi tiết đôi mắt rực sáng ấy cho thấy rằng điều ymong mỏi vào một ngày mai tương sáng hơn với cuộc đời của y Anđrâymong mỏi điều kì diệu sẽ xảy ra với mình, cho tương lai của mình Rồi thờigian thay đổi, y trốn chui lủi trong rừng thì đôi mắt ấy không còn được mở

sáng như trước nữa mà “mắt y trũng sâu, nguội lạnh, nhìn trừng trừng đau

khổ”[39;251] Đôi mắt vốn là cửa sổ của tâm hồn, phải chăng tâm hồn của y

đang nguội dần bởi những đau khổ kia, những tội lỗi kia Cảm thức về tội lỗikhiến cho đôi mắt ấy không còn bừng sáng hi vọng nữa mà trở nên sâu hoẵmđầy đau khổ V.Raxputin thường miêu tả nhân vật ở trạng thái mắt nhắm, hay

nhìn đi đâu đó mỗi khi nói chuyện với Naxchena “người ta có thể nhắm mắt

để nói ra những điều mà khi trông thấy mặt nhau không dám nói, người ta có

thể im lặng mà không thấy ngượng, có thể đang nói bỗng dưng im lặng để suynghĩ riêng tư, rồi sau lại tiếp tục nói”[39;143] Anđrây không dám mở mắt,hay nhìn thẳng vào mắt của đối phương khi nói chuyện Có nghĩa là nhân vậtđang trốn tránh một điều gì đó? sợ hãi điều gì đó? Hoặc họ không dám đốimặt với hiện thực khách quan

Trong Sống mà nhớ lấy V.Raxputin không đặc tả chân dung ngoại hình

của các nhân vật nhiều và cụ thể như những tác phẩm khác Ngoại hình của nhânvật chỉ được thể hiện và được nhìn qua cảm nhận của người đối diện, tính cáchnhân vật đều bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài, của đối phương và các yếu

tố ngoại cảnh khác

Trang 23

Trong tác phẩm mỗi nhân vật được tác giả xây dựng có một tính cáchmột số phận hoàn toàn khác nhau Song nhờ ngòi bút miêu tả, vài nét chấmphá qua điểm nhìn trần thuật khách quan của người kể chuyện, hay các nhânvật trong tác phẩm tự soi chiếu lẫn nhau từ trang phục, vóc dáng, cử chỉ đếngương mặt, giọng nói, người đọc có thể từ vài nét chấm phá ngoại hình hiểuhơn về tính cách, tâm trạng của họ Thông qua diện mạo người đọc có thểhiểu hơn về số phận của nhân vật.

V.Raxputin không miêu tả kỹ lưỡng nhân vật của mình, chỉ bằngnhững nét phác tưởng chừng như đơn giản, nhà văn vẫn lột tả được thần tháicủa nhân vật Qua đây ta thấy được tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn:chú trọng các điểm nhìn trần thuật, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liêntưởng so sánh đối chiếu, liệt kê Nhà văn miêu tả các nhân vật ở thời điểmchân thực nhất, đời thường nhất để qua đó giúp người đọc hình dung tínhcách, tâm trạng của cặp đôi nhân vật trong những tình huống nghịch cảnh

Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình, cặp đôi nhân vật cònđược đặt trong tương quan về tâm lí và tính cách Họ dường như là hai tháicực đối lập của một thể thống nhất, có những suy nghĩ tính cách khác nhauđặc trưng với giới tính của mình Người đàn ông thì hèn nhát, người đàn bàlại mạnh mẽ; người đàn ông phản bội, hèn nhát, người đàn bà thuỷ chung,quyết liệt

1.1.2 Chân dung tâm lí

Trong Số phận con người, Sôlôkhôp từng xây dựng hình tượng con

người nhập cuộc không gục ngã trong những mất mát đau thương của chiến

tranh và cả sau chiến tranh Trong Sống mà nhớ lấy, V.Raxputin đưa ra hình

tượng nhân vật nam là một kẻ đào tẩu, không đủ sức đứng vững, mà tự mìnhđào thải khỏi cuộc chiến chung của dân tộc Còn nhân vật nữ vẫn vẹn nguyênhình mẫu của người phụ nữ vị tha, độ lượng, giàu đức hy sinh với tấm lòng và

Trang 24

tình yêu vô bờ bến với chồng Bên cạnh đó tác phẩm phản ánh bi kịch dư luận

xã hội dồn con người vào chân tường, khiến cho nhân vật nữ không chịu đựng

được và phải lựa chọn cái chết như một sự giải thoát Sống mà nhớ lấy có sức

hút mạnh mẽ với người đọc bởi chất trữ tình sâu lắng được thể hiện trong tácphẩm qua ngòi bút phân tích tâm lí bậc thầy của nhà văn V.Raxputin

Chân dung tâm lí nhân vật nam được xây dựng trên sai lầm của bảnthân về việc y bỏ chiến trường, bỏ đồng chí của mình trở về, đó là một sự hènnhát và thiếu bản lĩnh Tác phẩm là lời cảnh báo của tác giả về thế hệ thanhniên lúc bấy giờ, những người không dám đối mặt với hoàn cảnh, số phận,những người không đủ sức thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình

Dưới ngòi bút của V.Raxputin, tâm lí của nhân vật Anđrây hiện lên rõnét Ngay từ những ngày đầu khi buộc phải vào chiến trường nhân vật đã cónhững suy nghĩ căm ghét chiến tranh, bởi chiến tranh khiến cho y phải xa giađình, xa vợ Anđrây có cảm giác đi là không trở về, nên từ những ngày đầu y

đã không có thiện cảm với chiến tranh Anđrây luôn cho rằng cái chết có thểđiến bất cứ lúc nào: “Không hôm nay thì ngày mai, không ngày mai thì ngàykia, nghĩa là thế nào cũng đến lượt mình”[39;40] Nhưng Anđrây may mắnchỉ bị thương và nằm lại quân y viện hai lần, một lần mất thính giác và lần thứhai là bị vết thương ở ngực Điều này lại khiến cho y cảm thấy căm ghét chiếntranh hơn Nỗi ám ảnh về chiến tranh của nhân vật luôn thường trực, thậm chícòn xuất hiện trong cả những giấc mơ Tiếng gầm rú của xe tăng, tiếng súngđạn, tiếng người nháo nhác, la hét… Tất cả luôn luôn ẩn hiện trong tâm trí y,biến thành một nỗi hoảng sợ không tên

Trong lúc Anđrây hi vọng được trở về thăm nhà sau dưỡng thương thìbất ngờ đơn vị bắt y quay trở lại chiến trường Vì vậy nhân vật đã bỏ trốn.Lúc này tâm trạng của y trở nên bực dọc khó chịu, tức giận, tự hận mình saolúc Naxchena nói đến thăm lại không cho vì nghĩ sẽ được về nhà Rồi giờ đây

Trang 25

y lại phải trở lại mặt trận Cái suy nghĩ sẽ không được sống sau khi trở lạichiến trường, không được gặp vợ yêu của mình nữa khiến cho y càng thêmtức giận Anđrây trở về từ chiến trường, y lấy trộm chiếc rìu của nhà mình.Đây là một chi tiết khiến cho Naxchena nhạy cảm nhận ra sự trở về của ngườichồng Họ gặp nhau ở nhà tắm, và từ cuộc gặp ấy tội lỗi của y dẫn theo một

kẻ đồng phạm là vợ của mình Những giây phút ở bên Naxchena là nhữnggiây phút hạnh phúc lớn trong cuộc đời của kẻ đào tẩu Anđrây Y bỏ trốn trở

về được gặp vợ, nhìn thấy vợ là cảm thấy yên tâm lắm, họ bên nhau là đềuquên đi tất cả mọi muộn phiền ở trong lòng

Cả hai nhân vật nam - nữ trong tác phẩm của V.Raxputin đều là nhữngnhân vật tâm lí, mang nhiều tâm trạng, nhiều suy ngẫm Tâm lí hay suy tư vàtrăn trở của nhân vật Naxchena, phù hợp với đặc điểm tính cách của nhân vậtphụ nữ Về tội lỗi của mình, Anđrây cảm nhận đó là hành động không thể thathứ: “Không, tội ấy người ta không tha thứ đâu Vì cái tội ấy, nếu như bắnxong có thể dựng dậy bắn tiếp, người ta sẽ bắn tới ba lần Để làm gương cho

kẻ khác” [39;74]; “Ở đây y thấy uể oải rã rời, đầu óc bị ám ảnh bởi những ýnghĩ không cần thiết mà không sao quên được, dù muốn thế nào y vẫn bị cáihối hận ngu ngốc, muộn mằn, bị giam hãm đến mười lần khoá, rên rỉ cắn rứt”[39;87] Y cảm thấy căm thù và sợ chính bản thân mình Y tự nhận thức đượcrằng đó là một tội lớn, và rồi chính y cũng nhận ra rằng mình đã phá hoại đờicủa Naxchena Y tâm sự: “Tôi cứ vừa đi vừa nghĩ: Mình sẽ về nhà gặpNaxchena, xin lỗi vì đã làm tan vỡ cuộc đời cô ấy”[39;74] Anđrây trăn trở, lolắng và suy nghĩ rất nhiều Y biết lỗi vì sai lầm của mình và thầm cảm ơnNaxchena vì đã cưu mang y: “Thật tình tôi đâu có ao ước được bên cô như thếnày – tôi không mong cũng chẳng dám mơ – tôi làm gì mà dám đòi hỏi đượcthế này? Chỉ riêng công ơn này thôi, thì nếu còn được sống, tôi phải bế côtrên tay suốt đời”.[39;74] Anđrây cũng nói cho Naxchena biết mục đích bản

Trang 26

thân y chỉ muốn về nhà để gặp vợ, xin lỗi rồi chia tay xong thì đi, nhưng vềrồi y lại muốn ở thêm đến hè nữa rồi cứ như vậy y chẳng còn ý định quay trở

về chiến trường nữa Nhân vật đã không chiến thắng được hoàn cảnh, bị cảm

dỗ bởi nhiều yếu tố nên đã từ bỏ không hoàn thành nhiệm vụ của mình đãđược nhân dân và quân đội giao phó

Chính vì vậy cuộc sống chui lủi bỗng nhiên lại là niềm vui, là điều thú

vị đối với Anđrây Y tìm được cho mình một chỗ ở lí tưởng, cách xa với làngxóm, một nơi ẩn náu mà không ai có thể dễ dàng tìm ra được Chính y thấy

thích thú với nơi ở mới: “Anđrây ngủ lại đây, cảm thấy nỗi vui thích độc ác vì

nằm ngay trong hang như trong cái lõi của đá, nơi mà bất cứ phía nào cũng không có gì để động tới y” [39;85] Nhân vật dường như đã quên đi vai trò

trách nhiệm của mình với Tổ quốc với gia đình, y đã bằng lòng với cuộc sống

mà y chọn mà không còn quan tâm đến người khác

Khi trở về ngôi làng, ngắm nhìn nó rồi nhớ lại tất cả trước kia nhưngkhông hiểu sao Anđrây lại dửng dưng trước nó, không xót xa đau đớn Chính

y cũng phải ngạc nhiên vì sự dửng dưng của mình Lần đầu tiên sau bốn nămđược trở về với ngôi làng thân thiết mà y vẫn dửng dưng Vậy mà trước kia ythề thốt và chỉ mong được nhìn nó một lần cuối, bằng một mắt cũng được.Phải chăng tâm hồn của y đã trở nên nguội lạnh Không lẽ tất cả đã trở thànhtro trong con người y Chỉ có đến lúc nhìn thấy bố thì y mới cảm thấy bối rối,trống rỗng và sững sờ cả người Thậm chí y còn rùng mình hoảng hốt khinghĩ rằng bố có thể nhìn thấy mình Đôi khi “Anđrây chết lặng: nếu bố y cứchiếu mãi cặp mắt vào y thì có lẽ y sẽ không chịu nổi”[39;173] Rồi y hối hận

vì đã trở về nhà để khiến cho mình phải bận tâm suy nghĩ

Cuộc giành giật bê con của Anđrây với bò mẹ cho thấy sự tàn độc trongcon người của y Lúc bò mẹ rống lên thảm thiết giật con lại, Anđrây cànhđiên máu và định giết luôn cả bò mẹ Nhưng rồi y lại nghĩ rằng: “Hôm nay y

Trang 27

giết một mạng thế là đủ rồi – nếu không, có thể chính y sẽ bị giết” [39;218].Tính cách nhân vật đã dần thay đổi, sự thay đổi bắt đầu từ khi nhân vật trở về,nhân vật lựa chọn cuộc sống một mình tách xa cộng đồng, và tính cách ấy dầndần trở nên hoang dã.

Nhà văn còn thể hiện tâm lí nhân vật thông qua thiên nhiên, mượnthiên nhiên để miêu tả cảm xúc của nhân vật Thiên nhiên trữ tình là nơi bộcbạch, giãi bày những nhu cầu khát vọng là nơi an ủi, sẻ chia mọi nỗi niềm.Thiên nhiên đã trở thành một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt tâm lí bêntrong con người Thiên nhiên mang tâm trạng của Anđrây: “Mùa hè đến gần,trời càng ấm áp, thì Anđrây lại khao khát hơn đi tìm tuyết – tìm những mảnhsót lại của mùa đông còn được giữ trong các xó xỉnh tối tăm hoang vắng Ytin rằng mình không bao giờ có thể nhìn thấy tuyết mới nữa” [39;207] Phảichăng Anđrây sợ hãi rằng y sẽ không thể sống được đến mùa thu, tuyết sangnăm nữa, nếu cứ chui lủi mãi như thế này: “Y đã sống hết mùa thu cuối cùng,mùa đông cuối cùng, đang sống mùa xuân cuối cùng và trước mắt là mùa hècuối cùng” [39;207] Y cảm nhận mình có mối liên hệ đặc biệt với khungcảnh thiên nhiên đó, đó là mối quan hệ ruột thịt kì lạ: “Tuyết tan dần Y và

nó có mặt ở đây cùng một thời gian, tuyết, băng – đó là những cái cuối cùng

mà y phải chia tay, còn tất cả những cái khác sẽ tồn tại sau khi y không cònsống nữa”[39;207] Qua vòng luẩn quẩn của thiên nhiên ấy, tâm trạng củaAnđrây trở nên khác lạ, y dự cảm về sự ra đi của mình

Anđrây thường ra sông Angara ngồi ở một chỗ tối, tìm chỗ băng nào đócòn sót lại và cảm thấy ghen tị vì sự ngoan cố của nó Y vẫn luôn kiếm tìmmột điều gì đó, một sự sống mong manh nhỏ nhoi giống như tâm trạng của yngoan cố tìm cách sống sót: “Những tảng băng nứt ra thành những tảng băngnứt ra thành những que băng, những vết rạn trong chớp choáng chạy hết tảngbăng kêu lách tách, lớp vẩy mỏng, khô cứng khẽ rung động và thở dài trên lỗ

Trang 28

băng” [39;209] Anđrây cứ đứng lặng và nhìn thiên nhiên như vậy, y đánh hơirất tỉnh với từng tiếng động và từng hơi thở của thiên nhiên: “Y học cách bắtđầu tất cả mọi cảm giác phải tuân theo chỉ một cảm giác thôi, thể thấm sauvào nơi con người không thể vào nổi” [39;209] Anđrây ích kỉ không chỉ vớicuộc sống, với xã hội mà đến lúc này y còn ích kỉ cả với thiên nhiên nữa: “Ycảm thấy hình như nghe tiếng hát của ánh trăng trên mặt trăng nhẹ nhàng dudương như vòng tròn chậm chạp Y thấy dòng nước chảy xiết của Angara, ynhận thấy có giấu hiệu gì trong nước, nơi chỉ trong tích tắc y sẽ rời đếnđó.”[39;209] Trong quang cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc ban đêm ấyAnđrây sống chỉ bằng những rung động nhạy cảm của bản thân mà khôngnghĩ những chuyện gì khác cả.

V.Raxputin đặc biệt miêu tả thiên nhiên trên sông Angara, vừa đẹpnhưng ảm đạm bởi khoảnh khắc giao mùa, mùa đông sẽ đi và qua nhườngchỗ cho mùa hè oi ả nóng bức Chính khung cảnh thiên nhiên ấy khiến chotâm trạng của Anđrây trở nên sốt ruột hơn: “Trên sông Angara, tiếng băng rạnkéo dài không lúc nào ngớt Chẳng bao lâu nữa, chỉ trong vài ngày tới, băng

sẽ tan hết và trôi xuống dưới Tất cả đều nóng ruột mong chờ khoảnh khắcấy: có cảm giác chẳng bao lâu nữa Angara sẽ chảy ào ào – và mùa hè lập tứcbừng sáng và toả nóng ”[39;212] Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạngAnđrây: “Anđrây bỗng thấy sốt ruột: phải nhanh chóng làm cái gì đó, đi đâu

đó nghĩa là phải hoạt động.” [39;212] Hình ảnh sông Angara xuất hiện nhiềutrong tâm trạng của Anđrây, sông Angara như người bạn, người tình tri kỉ củaAnđrây vậy Đặc biệt cái chết của người vợ và đứa con chưa ra đời – nhữngngười mà y quý trọng hơn tất cả đã giày vò hành hạ Anđrây Cuộc sống màanh ta lựa chọn đã hành hạ anh ta Có những sự trừng phạt bằng cái chếtnhưng có những sự trừng phạt lại là tồn tại trong một cuộc sống ám ảnh tội

Trang 29

lỗi Anđrây bị buộc phải sống, sống một cách trống rỗng vô nghĩa và trở nênhung bạo: bất cứ cái chết nào cũng còn hơn cuộc sống như vậy.

Bên cạnh tâm lí của nhân vật nam thì nhân vật nữ được V.Raxputinmiêu tả với nhiều trạng thái hơn cả Naxchena đã phải trải qua quãng đời đaukhổ dằn vặt bởi sai lầm của chồng, nhưng trên hết cả đó lại là tình yêuthương, hạnh phúc sẻ chia mà chị cho chồng mình Đầu tiên đó là tâm trạnghoảng hốt, lo sợ của chị khi lờ mờ đoán đến sự trở về của chồng mình sau cáilúc mà chị để ổ bánh mì ở nhà kho rồi nó biết mất, chị thấy những mẩu thuốc

lá ở trong đống tro nguội: “Không biết sẽ còn chuyện gì nữa đây trong thâmtâm chị bây giờ lúc nào cũng thấp thỏm lo âu, chị sợ từng tiếng động xungquanh ”[39;20]

Naxchena luôn tìm cách trốn lên với chồng mình, bởi chị thương và lolắng cho chồng Chị vượt băng tuyết, không quản đường xa vất vả để đến với

y đó là sức mạnh tình yêu, sự khát khao hạnh phúc trong tâm hồn chị Nhàvăn rất tài tình trong việc xây dựng hình ảnh yêu thương, những cử chỉ, hànhđộng biểu đạt tình cảm, cảm xúc của hai nhân vật khi ở bên nhau, qua đó thấyđược tình yêu đẹp đẽ của họ Anđrây yêu thương nhau không chỉ ngọt ngào ởquá khứ thông qua dòng suy nghĩ, sự hồi tưởng những kỉ niệm đã qua Màtình yêu của họ còn được bộc lộ ở hiện tại với những cung bậc của yêuthương, họ hạnh phúc, trêu đùa nhau, tình tứ với nhau, họ nhìn nhau đắm đuốisau bao nhiêu năm phải xa cách Những cái nhìn âu yếm, những cử chỉ yêuthương, sự quan tâm chân thành Tất cả để nói lên tình yêu chân thành mà họcho nhau Đặc biệt là tình yêu của nhân vật nữ cho nhân vật nam, đó là tìnhyêu của sự cao thượng, vị tha và độ lượng Tình yêu của họ đẹp bởi đức hisinh cao cả ấy của người phụ nữ Và đặc biệt là chi tiết tâm lí ở đoạn chị suynghĩ về cái thai lớn dần trong bụng chị Niềm ước mong và khao khát đượchạnh phúc bên chồng con của chị liệu có thành hiện thực? Tâm lí của chị

Trang 30

nhiều khi hoang mang cực độ cũng xuất hiện nhiều trong tâm lí củaNaxchena Chính chị cũng không hiểu mình đang làm gì: “Chị yêu y với lòngthương hại y và thương hại chính mình - Hai tình cảm ấy cứ quyện chặt vàonhau, trong con người chị”[39;237] Rồi chị oán trách y bởi chiến tranh đã kếtthúc, giá như y cũng như những người khác được lành lặn trở về bình thườngnhư mọi người Sự oán trách đó dần dần nâng đến đỉnh điểm là sự căm thù vàtuyệt vọng Tâm lí buồn chán, lo sợ hoang mang này là rất tự nhiên Bởi làcon người ai chẳng mong muốn được hạnh phúc Nhưng Naxchena thì thậtbất hạnh, cuộc đời chị đã khổ sở lắm rồi từ khi còn nhỏ, đến lúc lấy chồng lạichịu bao áp lực cảnh làm dâu với bà mẹ chồng khó tính, cảnh không con đểgiãi bày tâm sự yêu thương Nhưng rổi chuyện gì đã xảy ra với chị, một sựkiện lớn có y nghĩa quyết định số phận của nhân vật người chồng trở về từchiến trường mà sự trở về ấy lại không oanh liệt gì - chồng chị là một kẻ đàongũ Bất hạnh hơn đối với chị chính là việc chị mang thai khi ngoài cuộc sốngkia mọi người không biết chồng chị đang ở đâu? Vậy cái thai là của ai? Đỉnhđiểm của tâm lí nhân vật nữ đó chính là việc cái thai xuất hiện làm xáo trộntất cả Cái thai đến bất ngờ mặc dù trước kia đó là sự mong mỏi lớn nhất trongcuộc đời chị Nhưng thời điểm này, nó xuất hiện là đúng hay sai? Chính điều

đó khiến cho tâm lí tâm trạng của chị thay đổi Cuộc đời chị không thoái khỏisuy nghĩ dằn vặt về hành động trở về của chồng Chị biết việc chồng mình bỏtrốn như vậy là sai lầm nhưng chị cứ cuốn theo chồng mình Chị hi sinh vìchồng- đó là thứ tình cảm vô cùng quý báu Tất cả những hành động mà chịlàm cho chồng chị xuất phát điểm từ tình yêu thương, sự tương thân tương ái

Sự gặp gỡ của nỗi thương thân và lòng thương người đã tạo sức mạnh cho chịvượt qua mọi khó khăn để đến với chồng mình mặc bão tuyết gió rét

Tính cách tâm lí của Naxchena, trạng thái tinh thần của chị đều bị gãynát bởi những sự kiện bên ngoài, các mâu thuẫn không thể dung hoà được

Trang 31

Tất cả dẫn đến sự tự phủ định mình một cách tự phát Cái chết của chị nhưmột sự thức tỉnh lớn cho nhân vật nam V.Raxputin rất tài tình trong việc xâydựng cái kết độc đáo của truyện Nhà văn đã để nhân vật nam đầy tội lỗi sống

và để cho nhân vật nữ chết như một dụng ý nghệ thuật độc đáo Cái chết củaNaxchena thể sự thức tỉnh về nhân cách đạo đức cho nhân vật nam cũng nhưnhững nhân vật khác Qua đó thể hiện thái độ phê phán dư luận xã hội đẩycon người ta đến bức đường cùng Hành động tự vẫn của Naxchena còn chongười đọc thấy được tâm lí hỗn loạn cực điểm của nhân vật Điều này phảnảnh một quy luật có tính biện chứng trong con người: Con người không thểchịu đựng được sẽ phải đấu tranh Chị đã lựa chọn cái chết như một sự giảithoát khỏi tất cả những đau khổ mà chị phải chịu đựng Chị không thể tìm rađược con đường nào khác cho bản thân mà phải lựa chọn cái chết “Thật hổthẹn không hiểu sao chị thấy hổ thẹn với cả Anđrây, cả mọi người cả chínhmình đến thế? Chị đã phạm bao nhiêu tội để đến nỗi thấy hổ thẹn ê chề nhưvậy?” [39;293] Chị mệt mỏi, có ai biết được chị mệt mỏi như thế nào? “Chị

đã mệt mỏi lắm rồi Giá ai biết được chị mệt mỏi kinh khủng và muốn nghỉngơi đến thế nào? Chị muốn không phải sợ hãi, hổ thẹn và thấp thỏm chờ đợingày mai, chị muốn mãi mãi yên nghỉ quên đi tất cả bản thân, cả ngườikhác chị muốn tìm cái gì, muốn đạt được cái gì? Vô ích, tất cả uổng công

vô ích” [39;295] Đó là dòng suy nghĩ cuối cùng của chị trước khi gieo mìnhxuống sông, chính điều này khiến cho người đọc phải suy nghĩ Nhân vật nữchết khiến cho người đọc không khỏi xót xa đau đớn

Lập trường của nhà văn rất rõ ràng, ông xót thương cho số phận củaNaxchena bởi sự chịu đựng, lòng trung thành, vì lương tâm của cô Nhưng ởđây nhà văn thương xót bởi một tâm hồn lầm lỗi chứ không phải là với mộtngười vô tội, việc Naxchena giúp đỡ một việc làm sai lầm đó là điều khôngthể xoá tội lỗi của cô được

Trang 32

V.Raxputin đã theo dõi, mô tả quá trình tâm lí của cả hai nhân vậtnam – nữ cực kì tinh tế, sắc sảo Mọi động thái tinh vi diễn ra bên trong củanhân vật không qua được tầm kiểu soát của nhà văn Tìm hiểu nhân vậtAnđrây và Naxchena mà không đi sâu vào khám phá những thay đổi tâm lícủa họ thì không thể nói là hiểu nhân vật, không thể hiểu được những thôngđiệp mà nhà văn muốn gửi gắm Ở đây ta xếp nhân vật nam – nữ vào loạinhân vật số phận – tâm lí bởi đặc trưng về tính cách tâm lí mà V.Raxputin đãxây dựng ở trong truyện.

1.2 Tình yêu ngang trái

Trong lịch sử văn học Nga, bạn đọc không ai có thể quên được nhữngcâu chuyện tình yêu kinh điển như tình yêu thơ mộng của Anđrây Bônkônxki

và nàng Natasa đáng yêu, xinh đẹp trong Chiến tranh và hoà bình của

L.Tônxtôi Hay câu chuyện xoay quanh mối tình sâu đậm giữa Grigori vàAksinia, mối tình vững bền qua bao nhiêu biến cố khốc liệt bên dòng Sông

Đông trong bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp Tình yêu đẹp

của những cặp nhân vật này đều phải vượt qua những trở ngại, những thửthách sóng gió để đến với nhau Các nhà văn xây dựng tình yêu trên nhữngcung bậc của cảm xúc, và những diễn biến tâm lí tinh tế, đặc sắc

Sống mà nhớ lấy là câu chuyện tình yêu mang đầy tính bi kịch Cặp đôi

nhân vật yêu nhau, đến với nhau trong sáng tự nhiên Tình yêu của họ khôngcâu nệ cũng chẳng mang tính vật chất Họ dễ dàng quen rồi lấy nhau ViệcAnđrây lấy Naxchena theo cảm nhận của chị vốn như một sự may mắn chochị Trước khi có chiến tranh họ sống với nhau rất hạnh phúc, bằng thủ phápdòng ý thức nhà văn đã tái hiện lại tình yêu đẹp của cặp đôi trước khi chiếntranh đầy lãng mạn, ngay cả khi có biến cố xảy ra việc Anđrây từ bỏ chiếntrận thì tình yêu của họ vẫn đẹp, cái đẹp của đức hi sinh và lòng vị tha củangười đàn bà cam chịu Kết thúc câu chuyện là cái chết của người đàn bà như

Trang 33

một sự thức tỉnh đã gây nhức nhối trong lòng người đọc Câu chuyện tình yêu

đẹp và cái kết ấn tượng mãi là niềm say mê trong lòng người đọc Trong Sống

mà nhớ lấy nhà văn xây dựng một tình yêu đẹp phải trải qua bi kịch chính là

sự hèn nhát của kẻ đào tầu Tình yêu nào cũng thì cũng gặp những khó khăntrắc trở, trong tác phẩm này chúng tôi khảo sát và nhận thấy có 3 khó khăncũng là 3 trở lực làm cho tình yêu của Anđrây – Naxchena trở nên ngang trái:Trở lực từ gia đình, trở lực từ chuyện sinh nở, và trở lực về xã hội Tất cảnhững trở lực này đều tập trung vào nhân vật Naxchena, nhưng cũng đủ đểngười đọc cảm nhận rõ đó là bi kịch của cặp đôi nhân vật

1.2.1 Trở lực gia đình

Gia đình, giá trị vĩnh hằng đang có sức cuốn hút con người từ mọi thế

hệ và trong cả đời thường lẫn văn chương nghệ thuật Có những giá trị vĩnhhằng, nhưng không phải ai cũng cảm nhận đầy đủ về nó Nhưng rồi trongnhững bối cảnh nào đó tự nhiên ta mới hiểu ra được giá trị đích thực của nó.Mối quan hệ các cá nhân trong gia đình là vấn đề được xã hội quan tâm và

trong văn học cũng vậy Ta đã từng biết đến Trăm năm cô đơn của Gabriel

Garcia Marquez kể về câu chuyện xuyên suốt của dòng họ Buendia ở ngôilàng Macondo, câu chuyện kể về những vinh quang và sụp đổ, sinh diệt vui

buồn trong dòng họ nhà Buendia Ở Việt Nam Mùa lá rụng trong vườn của

Ma Văn Kháng cũng là tác phẩm nổi tiếng về những thế hệ trong một giađình, có những tình cảm, yêu thương nhưng cũng có mâu thuẫn, bi kịch.Trong xã hội cũng như văn chương cũng vậy, tình cảm gia đình, những mâu

thuẫn xảy ra là đề tài muôn thuở, là cảm hứng sáng tác cho các nhà văn Sống

mà nhớ lấy là tác phẩm mà tình cảm gia đình không được tác giả nhắc đến

nhiều, nhưng bằng những nét phác hoạ của nhà văn ta vẫn nhận thấy trongcâu chuyện tình yêu của cặp nhân vật nam – nữ thì gia đình là một phần nhân

tố tác động, ảnh hưởng đến tình cảm của cặp đôi nhân vật

Trang 34

Anđrây và Naxchena đến với nhau hết sức dễ dàng, từ năm hai mươituổi chị gặp Anđrây Guxcôp người ở làng khác thường mang những chiếcthùng lớn đến lấy dầu ở kho gần làng chị, rồi hai người đính ước với nhau rấtchóng vánh: “Naxchena lao đi lấy chồng như người ta lao xuống nước –chẳng đắn đo suy nghĩ nhiều: đằng nào rồi cũng phải lấy chồng, không mấy aithoát được chuyện đó, vậy thì đắn đo chờ đợi làm gì?” [39;25] Chị chỉ cómục đích duy nhất là thoát khỏi cái làng ấy, thoát khỏi cái cuộc sống hiện tạichán ngắt mà chị đang sống Bởi vậy gia đình là trở lực tinh thần lớn nhấttrong tình yêu của cặp đôi nhân vật Điều không thuận lợi trong cuộc hônnhân này là Naxchena lại không được mẹ chồng của mình đồng ý, bà cũngkhông hề yêu quý con dâu mình Bà Xêmênôpna là một người phụ nữ giatrưởng Từ khi Naxchena về làm dâu điều đó thỏa mong muốn của bà là cómột nàng dâu để bà nghỉ ngơi đôi chút nhưng bà vẫn muốn làm chủ gia đình.Suốt một đời bà quay bánh xe việc nhà, bây giờ nhìn tay người khác làm việcthay, không đúng ý mình nên bà tưởng như nó vụng về lười biếng Vì vậy,người phụ nữ này thường hay càu nhàu bắt bẻ, trái tính trái nết, không cho cãilại, rồi hay bĩu môi lườm nguýt, mắng Naxchena rất thậm tệ Nhưng với bảntính hiền lành và số phận từ nhỏ đã cực khổ nên Naxchena có sức chịu đựngkhá tốt, mỗi khi bà mắng chị chỉ nín thing, nhẫn nhục Bà Xêmênôpna tuy giàyếu suốt ngày chỉ nằm trên lò sưởi nhưng bà ta vẫn còn đủ sức để mắng đượcchị suốt cả tháng, có khi còn hơn nếu như phát hiện ra sai lầm của chị Từ khilấy nhau bà Xêmênôpna đã không đồng ý nhưng điều bà tức giận nhất: “duychỉ có một điều bà không thể nào tha thứ cho nàng dâu, đấy là tội Naxchenakhông có con”[39;27] Ba năm cưới nhau nhưng vợ chồng họ vấn không sinhcon, điều này khiến cho bà rất buồn và giận Trong những lần chị tìm đến vớiAnđrây khi y trốn chui lủi ở trong rừng, lúc nào chị cũng nơm nớp lo sợ sẽ bịgia đình phát hiện Chị hết lần này đến lần khác nói dối bố mẹ chồng của

Trang 35

mình Trước đây Naxchena vốn đã là một người phụ nữ đáng thương, mất cha

từ nhỏ và mười sáu tuổi cũng mất mẹ Thiết tưởng rằng sẽ có một gia đìnhhạnh phúc, cha mẹ chồng thương yêu nhưng có lẽ do số phận của chị khôngthể khác được, chị vẫn mãi khổ Mẹ chồng chị là một người đàn bà tính khíthất thường, hôm nay thế này, mai thế khác, không ai có thể chịu đựng được

bà Thậm chí đến Anđrây cũng sợ bà, mỗi khi nói chuyện đều phải dò xét.Người phụ nữ này là người mà ngay từ hồi đầu về làng đã chê cười bà vìgiọng nói quê mùa Điều này khiến cho bà trở nên khái tính và sống tách biệtvới dân làng nơi đây Cuộc đời của bà vốn rất khổ và chịu nhiều oan ức, đặcbiệt cả dòng họ của bà đã bị chết trong cuộc nội chiến, đến cả người em traicủa bà cũng bị lôi ra khỏi gầm giường và bị giết, bởi vậy bà suốt cuộc đời vẫnluôn oán hận chồng mình đã không bảo vệ được gia đình mình Có lẽ bởi vậy

bà sống khép kín và trở nên khó tính, cáu bẳn, càng già thì sự khó tính ấycàng tăng lên gấp bội Naxchena phải sống và chịu đựng bà mẹ chồng khótính, nhưng dường như con người hiền lành cam chịu ấy có thể chịu đựngtrước mọi hoàn cảnh kể cả trong tình huống này Bà Xêmênôpna khắt khe vớichị mọi việc, “không cho chị quan hệ xã giao với người khác” Trong lầnNaxchena đi Carơđa cùng với viên đại diện bà cứ cằn nhằn không cho đi:

“Tôi thì tôi không đời nào để nó đi với người đàn ông lạ như thế Nhất là cáithời buổi như thế này Ôi chết mất thôi! Không còn tin ai được nữa?”[39;57]

Bà tuy yếu ớt giọng thì chỉ nói được nửa âm thôi nhưng lúc nào cũng cằnnhằn, than vãn Người mẹ chồng không tin tưởng con dâu mình theo cáchriêng của người phụ nữ truyền thống gia trưởng

Ngày Naxchena có bầu, bà Xêmênôpna là người nghi ngờ và phát hiện

ra đầu tiên Naxchena thường xuyên bắt gặp ánh mắt xoi mói của mẹ chồng,rồi dần dần bà ấy bắt đầu nhìn chị bằng những cái nhìn đặc biệt Có lẽ donhạy cảm của người đàn bà, đặc biệt là kinh nghiệm của người đi trước, nên

Trang 36

chị đã không thể giấu được bí mật ngang trái ấy Ngày bà phát hiện ra làNaxchena có bầu thật, chị bị mắng chửi hết sức thậm tệ: “quạ mổ”, “Nhụcquá, nhục quá Giời đất ơi! Giời cao đất dầy ơi, xin người hãy trừng phạt nóngay cho con! Chưa chi nó đã vội chạy! nó không chờ được! Vậy mà nó cứ

im thin thít, đồ voi dầy! Khi Anđrây về nó có sẵn rồi, đồ quạ mồ Cái liêm sỉcủa chị đâu hả, chị vất cái liêm sỉ của chị đâu rồi Cầu trời sang bên kia cho

họ nó ăn rỗng xương chị đi! Ôi sung sướng quá, tốt đẹp quá!”[39;172].Những lời độc địa chửi mắng ngoài sức tưởng tượng của mọi người, chínhNaxchena cũng không thể nghĩ người phụ nữ sống cùng mình hơn 6 năm qualại có thể ruồng rẫy khinh miệt chị đến vậy Bà Xêmênôpna nghi ngờNaxchena phản bội con trai bà, cho rằng cái thai trong bụng chị là kết quả của

sự phản bội Nhưng bà đâu có biết rằng sự thật đằng sau đó còn kinh khủnghơn so với những gì bà đang tưởng tượng

Gia đình ông Mikhêich, đặc biệt là bà Xêmênôpna cương quyết phảnđối việc Naxchena có bầu, điều này xuất phát từ bản tính gia trưởng củangười đàn bà Bà coi trọng truyền thống, coi trọng danh dự đạo đức của giađình và đạo đức xã hội Ngay sau khi chửi mắng con dâu khi con có bầu, bàđuổi chị ra khỏi nhà, mắng chị là đồ chửa hoang: “Xéo ngay ra khỏi nhà tôi,

đồ mèo hoang….” [39;272] Người phụ này còn khẳng định chắc nịnh với lãoMikheich rằng ngay từ hôm đầu khi Anđrây đưa chị về bà đã biết chị là ngườinhư thế nào Giữa lúc Naxchena cần chỗ dựa vững chắc nhất thì gia đình đãđẩy chị đến bờ vực thẳm không nơi nương tựa Là một người phụ nữ cổ hủ bàXêmênôpna không bao giờ chấp nhận việc con dâu mình dan díu với kẻ kháctrong khi con trai mình đang chiến đấu ngoài chiến trường Theo quan niệmcủa bà đấy chính một sự sỉ nhục quá lớn đối với gia đình và con trai bà Chính

vì bà mẹ chồng của chị rất nhạy cảm, cho nên nhiều khi chị không muốn giấu

mẹ chồng Chị muốn phơi bày tất cả với bà để bà biết “Thà để bà biết chuyện

Trang 37

từ chính chị còn hơn là nghe từ người khác Chắc bà cũng chẳng đến nỗi hắtnước sôi vào chị, còn việc bà có la hét chửi mắng thì chị mặc kệ, chị chả cần!

bù lại chị sẽ được giải thoát khỏi tình trạng nơm nớp chờ đợi không biết đếnbao giờ, chị sẽ thoát khỏi nỗi lo sợ mà càng để lâu bao nhiêu lại càng tăng lên

và khó chịu bấy nhiêu”[39;271] Chị đã thực sự mệt mỏi bởi việc che giấu sailầm của chồng mình Và hơn thế nữa, cái thai trong bụng chị sẽ ra sao như thếnào bản thân chị không thể biết được Bởi vậy, chị mong muốn được phơi bày

sự thật đặc biệt là với mẹ chồng, để mong một sự thấu hiểu, một sự chia sẻcủa người phụ nữ lớn tuổi ấy

Bằng việc xây dựng hình ảnh người mẹ chồng khái tính, nhà văn đãgiúp cho người đọc có thể hiểu được sâu sắc hơn những khó khăn, thách thức

mà nhân vật nam – nữ phải vượt qua Tình yêu của họ không phải dễ dàngđược chấp nhận, họ phải gặp muôn vàn những trắc trở Khai thác tác phẩm từ

mở đầu đến kết thúc, nhân vật dường như phải đương đầu với thử thác, trắctrở nhiều hơn là hạnh phúc, yêu thương

Naxchena luôn mong muốn từ phía gia đình của mình một sự cảmthông sâu sắc, chị mong chờ ở mẹ chồng mình một chút lòng xót thương, chị

hi vọng ở sự linh cảm thầm lặng và bí ẩn của bà mách bảo cho bà biết đứa bé

mà bà căm ghét không phải ai xa lạ chính là cháu của bà Rồi chị nghĩ không

lẽ giọt máu của bà không mách cho bà biết và không làm cho bà rung độngsao? Gia đình là nơi thấu hiểu, là nơi để về vậy mà không hiểu được chị, vậychị còn có nơi nào để đi Bà Xêmênôpna chính là trở ngại lớn trong chuyệntình yêu của Anđrây và Naxchena Việc khắc hoạ hình ảnh người mẹ chồngghê gớm cũng là cách mà nhà văn muốn thể hiện cái nhìn khách quan hơn chosai lầm của nhân vật, người mẹ cũng là một trong những nhân tố gián tiếpthúc đẩy nhân vật nữ đến bước đường cùng phải tự vẫn

Trang 38

Bản chất của con người luôn mạnh mẽ, sôi nổi nhưng trong tình yêu màphải đứng trước sự bảo thủ gia trưởng của gia đình thì luôn xảy ra mâu thuẫn

dẫn đến nhưng bi kịch không đáng có trong tình yêu Nhân vật trong Sống mà

nhớ lấy đã vượt qua mọi lễ giáo, không chịu sự ràng buộc bởi trách nhiệm tư

tưởng bảo thủ mà bất chấp mạnh mẽ vươn lên tuy nhiên sức chịu đựng củacon người có giới hạn, đến cuối truyện thì nhân vật nữ quá tuyệt vọng và phải

Số phận của Naxchena cũng như tình yêu giữa chị và Anđrây gặp muônvàn khó khăn Ở phần đầu tác phẩm, nhà văn tạo tình huống cho cặp đôi nhânvật sống chung 6 năm mà không con, khiến cho nhân vật phải chịu nhiều áplực từ phía gia đình Tội không con ấy đã bắt chị phải chịu đựng nhiều tổnthương, sự chỉ trích của gia đình, xã hội, sự cô đơn về mặt tâm hồn Người tathường nói không con là bất hạnh nhất của người phụ nữ, không ngờ chínhchị lại phải rơi vào trường hợp ấy Ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng họ khôngmuốn sinh con bởi họ nghĩ rằng con cái sẽ là trở ngại hạnh phúc của mình, họmuốn được tự do Nhưng rồi mãi 6 năm không sinh được con thì dần dần đâytrở thành nỗi lo ngại đáng sợ nhất trong cuộc hôn nhân của cặp đôi Thậm chíAnđrây còn tỏ thái độ với chị: “Anđrây thay đổi thái độ với vợ, bắt đầu gắtgỏng, động tí là mắng chửi, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay vớichị” [39;27] Việc không có con thật sự là nỗi bất hạnh rất lớn, vốn chẳng ai

Trang 39

mong muốn điều đó, nhưng số phận nhân vật trong truyện lại rơi vào hoàncảnh éo le, vì vậy nhân vật phải chịu sự rè bỉu của chồng chị và sự oán thầmtrong bụng của bà mẹ chồng Không con chính là trở ngại trong tình yêu giữahai vợ chồng Anđrây và Naxchena.

Nhưng thành công hơn cả trong bút pháp của nhà văn là việc tạo dựngtình đưa tình huống cái thai bất ngờ xuất hiện Đưa ra tình huống bất ngờ này,nhà văn muốn thức tỉnh đạo đức, nhân cách của các nhân vật trong tác phẩm

Bi kịch chính là việc trong không khí chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, ngườichồng của Naxchena thì bỗng nhiên bị mất tích, vì vậy cái thai sẽ chính làđiểm mà gia đình, xã hội sẽ xoáy vào lên án Tác giả đã đi sâu vào vấn đề đạođức của con người để tạo ra tình huống bất ngờ, bi đát khiến cho nhân vật rơivào bước đường cùng không có lối thoát Cái thai trong bụng chính là một trởngại lớn nhất của cuộc đời chị

Không con vốn là cái tội nhưng giờ đây với Naxchena việc có con tuy

là niềm vui hạnh phúc thật đấy nhưng lại là một trở ngại lớn với cuộc đời chị.Sau những lần vợ chồng gặp gỡ vụng trộm đến một ngày chị cảm nhận đượcmột điều gì đó đã xảy đến với mình “Có cái gì như thế đã xảy ra, nhưng baogiờ vào lần gặp nào chị không biết, và chính điều đó cũng làm chị khổ daydứt, lẽ nào chị có thể quên mất điều đó? Hay chị là con người gỗ đá, đã mấthết tình cảm rồi? Naxchena thực sự đau khổ và chị thực sự chưa thể tin là nó

đã xảy ra nhưng đúng là nó đã xảy ra.”[39;121] Đây là kết quả tất yếu củatình yêu và cũng là hệ quả của việc vợ chồng họ gặp nhau Thật sự thì việc cócon lúc này là điều mà Naxchena không hề nghĩ tới, nỗi nhớ chồng và việcđược gặp chồng của mình vốn là khao khát là mong ước của Naxchena Chịcũng đã từng nghĩ đến việc có con cái, nhưng chị mong nếu nó đến thì phảiđến một cách thực sự chứ không phải lừa dối như thế này, nhân vật dườngnhư rơi vào bế tắc cùng quẫn, quẩn quanh không lối thoát Mặc dù không

Trang 40

mong muốn nhưng sự thật đã xảy ra không thể thay đổi, đây chính là nghịch

lý, là dụng ý nghệ thuật của tác giả để hình thành nên tư tưởng chủ đề của tácphẩm, sự việc ấy gây bất ngờ cho nhân vật và cho chính người đọc

Khi Naxchena bắt đầu nghi ngờ có mầm mống, sự sống trong ngườimình, nhân vật suýt nghẹt thở vì bao cảm xúc ập đến cùng lúc, những cảmxúc từ lâu đã bị phủ nhận, khinh miệt, phải lẩn trốn, bây giờ bỗng được giảiphóng, được bênh vực Cảm xúc của nhân vật dường như trở nên hỗn loạn, bếtắc Chính nhân vật cũng không thể tin mình có thể làm mẹ, nhân vật khôngbiết mình nên mừng vui hay đau khổ Chị rơi vào bi kịch, bi kịch của sự tuyệtvọng không tìm ra lối thoát, định hướng cho mình,trở ngại ấy mỗi ngày mộtlớn hơn, bởi cái thai dần lớn lên trong bụng của Naxchena Có lẽ vì vậy mànhân vật phải tránh mọi ánh nhìn của người khác, đặc biệt là mẹ chồng mình:khi tắm với mẹ chồng chị còn phải cố bấm bụng cho khỏi lộ Nhưng giấu làmsao khi mà sự thật cứ hiển hiện ra đấy? Việc chị có thai bà Xêmênôpna đã bắtđầu nghi ngờ và nhìn chị bằng ánh mắt đặc biệt Bà cứ nhìn nheo mắt xoáyvào chị, chắc chắn bà ấy đã đánh hơi được điều gì đó rồi “Một ngày đến haichục lần bà cứ đứng sững, nhìn chằm chằm vào chị, nhìn một cách khônggiấu diếm, công khai cho chị biết bà nhìn đi đâu và nhìn chỗ nào.”[39;271].Vậy là người phụ nữ ấy nhận ra được sự thay đổi trong cơ thể của con dâumình Người phụ nữ nhiều tuổi bao giờ cũng vậy, luôn có con mắt nhìn đời,con mắt nhìn người, và đặc biệt là kinh nghiệm về vấn đề sinh sản Bởi vậy sựthay đổi trên cơ thể của con dâu không thể qua mắt được người đàn bà từngtrải ấy Trong cuộc sống của chúng ta có những thứ không bao giờ có thế giấukín mãi được, trong đó có việc mang bầu Thật vậy, khi chị càng cố giấu thì

nó càng lộ ra, Naxchena luôn cố đi nghiêng người rồi mặc những chiếc áorộng thùng của Anđrây, nhưng cái bụng thì ngày càng to và không thể chegiấu mãi được Thậm chí đến cả bố chồng cũng nhận ra và còn khẳng định

Ngày đăng: 13/04/2016, 08:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học, NXB
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB "giáo dục
Năm: 2009
21. Nguyễn Văn Hạnh (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: NXBgiáo dục Việt Nam
Năm: 2012
22. Trần Phương Hoa (2009), Kiểu nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn A.Sêkhốp, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 23. Kinh thánh cựu ước và tân ước (2004), NXB tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểu nhân vật phụ nữ trong truyện ngắnA.Sêkhốp", Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội23." Kinh thánh cựu ước và tân ước
Tác giả: Trần Phương Hoa (2009), Kiểu nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn A.Sêkhốp, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 23. Kinh thánh cựu ước và tân ước
Nhà XB: NXB tôn giáo
Năm: 2004
24. Phạm Gia Lâm (1995), Tiểu thuyết chiến tranh Nga Xô viết hiện đại:những vấn đề thi pháp của thể loại. Tạp chí văn học số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết chiến tranh Nga Xô viết hiện đại:"những vấn đề thi pháp của thể loại
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Năm: 1995
25. Phạm Gia Lâm (1997), Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tạp chí văn học số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trongvăn xuôi Nga thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Tác giả: Phạm Gia Lâm
Năm: 1997
26. Lưu Liên (1987), Đạo đức nhân vật trong văn học Xô Viết và Văn học Hiện đại. NXB khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức nhân vật trong văn học Xô Viết và Văn họcHiện đại
Tác giả: Lưu Liên
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1987
28. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật củanhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
29. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng việt, Trung tâm từ điển, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXBĐà Nẵng
Năm: 2000
30. Đỗ Hải Phong (2010), Tư tưởng tự sự văn học Nga lịch sử và triển vọng – Tạp chí nghiên cứu văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng tự sự văn học Nga lịch sử và triển vọng
Tác giả: Đỗ Hải Phong
Năm: 2010
31. Đỗ Hải Phong (2006), Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường:Đôxtôiepxki.NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường:"Đôxtôiepxki
Tác giả: Đỗ Hải Phong
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
32. Đỗ Hải Phong(2-2004), Cặp đôi nhân vật Don quijote và Sancho Panza trong tiểu thuyết “Don quijote”của Cevantes, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, Tr.9-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cặp đôi nhân vật Don quijote và Sancho Panzatrong tiểu thuyết “Don quijote”của Cevantes
33. Pôxpêlôp G.N. (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Pôxpêlôp G.N
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
34. Lê Thị Hồng Quyên (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong“Tội ác hình phạt” của Đôxtôiepki (Khoá luận tốt nghiệp), Đhsp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong"“Tội ác hình phạt” của Đôxtôiepki
Tác giả: Lê Thị Hồng Quyên
Năm: 2001
35. Lê Sơn (1986), Khuôn mặt của tiểu thuyết Xô Viết hiện đại – Tạp chí văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuôn mặt của tiểu thuyết Xô Viết hiện đại
Tác giả: Lê Sơn
Năm: 1986
36. Lê Sơn (1987), Đọc Văn học Xô Viết những năm gần đây của Hoàng Ngọc Hiến, Tạp chí văn học số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Xô Viết những năm gần đây của HoàngNgọc Hiến
Tác giả: Lê Sơn
Năm: 1987
37. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu - Quan niệm nghệ thuật về con người, NXB Tp mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tố Hữu - Quan niệm nghệ thuật vềcon người
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Tp mới
Năm: 1987
38. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
39. Raxputin V. (1986), Sống mà nhớ lấy. Thái Hà dịch, NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống mà nhớ lấy
Tác giả: Raxputin V
Nhà XB: NXB Tác phẩm mớiHội nhà văn Việt Nam
Năm: 1986
40. Nguyễn Thanh Tú, Tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài về chiến tranh.Báo Vannghequandoi.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài về chiến tranh
41. Vycheslavtsev B.(2002), Đi tìm tính cách dân tộc Nga, Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Triệu Hường dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài số 5, tr 182-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm tính cách dân tộc Nga
Tác giả: Vycheslavtsev B
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w