1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội

56 963 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1: PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 4 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe 4 1.1.1 Các yếu tố khách quan 4 1.1.2. Các yếu tố chủ quan 5 1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa 6 Chương 2 : PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 10 2.1. Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa 10 2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ 10 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRUNG TÂM 15 3.1. Tính toán công nghệ 15 3.1.1. Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ 15 3.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa 16 3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trung tâm 17 3.1.4 Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa 21 3.1.5 Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm 22 3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng sửa chữa. 27 3.2 Quy hoạch mặt bằng trung tâm 35 3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trung tâm 35 3.2.2 Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trung tâm 36 Chương 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ 42 4.1. Một số quy định trong trung tâm 42 4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị 42 4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén 42 4.1.3. Quy định về phòng cháy 42 4.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trung tâm 43 4.2.1. Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10 43 4.2.2. Máy cân bằng lốp Heshbon 48 4.2.3. Máy tháo lốp Corghi A2000 51 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 4

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe 4

1.1.1 Các yếu tố khách quan 4

1.1.2 Các yếu tố chủ quan 5

1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa 6

Chương 2: PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 10

2.1 Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa 10

2.2 Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ 10

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRUNG TÂM 15

3.1 Tính toán công nghệ 15

3.1.1 Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ 15

3.1.2 Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa 16

3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trung tâm 17

3.1.4 Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa 21

3.1.5 Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm 22

3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa 27

3.2 Quy hoạch mặt bằng trung tâm 35

3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trung tâm 35

3.2.2 Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trung tâm 36

Chương 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ 42

4.1 Một số quy định trong trung tâm 42

4.1.1 Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị 42

Trang 2

4.1.2 Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén 42

4.1.3 Quy định về phòng cháy 42

4.2 Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trung tâm 43

4.2.1 Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10 43

4.2.2 Máy cân bằng lốp Heshbon 48

4.2.3 Máy tháo lốp Corghi A2000 51

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội

Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vựcquốc phòng

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiệnđại đã và đang được nhập khẩu hoặc lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹthuật phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của Việt Nam Ở nước ta chủyếu là khai thác, sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài hoặc lắp ráp ởcác nhà máy ngay trong nước với nhiều chủng loại khác nhau Hầu hết các hãng

xe lớn trên thế giới như FORD, TOYOTA, HYUNDAI, AUDI,…đều đã có mặttại thị trường ô tô của Việt Nam với hình thức liên doanh mở nhà máy lắp ráphoặc đại lý bán hàng

Cùng với việc mở các đại lý bán sản phẩm thì việc xây dựng các trungtâm bảo hành bảo dưỡng xe cũng đang phát triển và dần hoàn thiện theo tiêuchuẩn của từng hãng xe Trong đó, hãng xe Ford tại thị trường Việt Nam là mộttrong những hãng xe dẫn đầu về số lượng xe lưu hành và số lượng xe bán rahàng năm Với số lượng xe lưu hành lớn như thế Ford Việt Nam đang thúc đẩyphát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa cho các dòng xecủa Ford trên toàn quốc

Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm

dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội đặt ra là cần thiết và

mang ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó, đề tài đi sâu vào giảiquyết một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ

Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng

Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị

Trang 4

Chương 1 PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe

Trong quá trình sử dụng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đếntình trạng kỹ thuật của xe Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấphành các chế độ quy định kỹ thuật còn xét đến các yếu tố khách quan tác độngđến

1.1.1 Các yếu tố khách quan

a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Nước ta là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ

ẩm lớn, sẽ gây han gỉ kim loại do ăn mòn điện hóa, đồng thời khi hơi nước lớn

sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn Hơi nướcđọng lại trên các vật liệu phi kim loại như gỗ, cao su, da,….gây nên nấm mốclàm thay đổi tính chất cơ lý như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọnglượng đẩy nhanh quá trình lão hóa vật liệu

Độ ẩm lớn làm cho hơi nước lọt vào các bề mặt làm việc của các mốighép động, gây ra hao mòn nhanh, giảm tuổi thọ của chi tiết

b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ

Khi nhiệt độ ngoài trười cao thì hiệu suất làm mát động cơ và các cụmmáy như : ly hợp, hộp số, bộ phận treo,… sẽ bị giảm rất nhiều, dẫn đến côngsuất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu,dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm Nhiệt độ cao làm cho cácchi tiết bằng vật liệu cao su như bánh xe, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa.c- Ảnh hưởng của điều kiện đường sá

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bềmặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫnđộng điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làmgiảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho cácchi tiết

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá xấu như: đường có mấp mô

Trang 5

lớn, trơn lầy nhiều, nhất là trong điều kiện đồi núi, sẽ dẫn đến khả năng thôngqua của xe giảm; động cơ, hệ thống truyền lực và bộ phận treo, vận hành liên tụctrong điều kiện làm việc nặng nhọc, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy làmviệc cũng như tính năng và tuổi thọ của các cụm, cơ cấu, các hệ thống và toànxe.

1.1.2 Các yếu tố chủ quan

a- Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa

Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ quản lý

kỹ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt của xe và kéo dài tuổi thọ của xe

Thông qua chẩn đoán kỹ thuật sẽ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các

hư hỏng để bảo dưỡng – sửa chữa Thường xuyên tiến hành các công việc kiểmtra, điều chỉnh, siết chặt, bôi trơn, vệ sinh ngoài,…

Qua thực nghiệm, theo dõi thống kê số liệu, người ta rút ra một số kếtluận như sau:

+ Nếu góc đánh lửa sớm không đúng tiêu chuẩn (sớm quá hoặc muộnquá) thì tiêu hao nhiên liệu tăng (10 - 15)%, công suất động cơ giảm 10%

+ Nếu góc đặt bánh xe dẫn hướng sai làm tăng độ mòn của lốp và tiêu haonhiên liệu tăng 10%

+ Khi áp suất lốp giảm 20% thì tuổi thọ của lốp sẽ giảm 25%

+ Khe hở giữa má phanh và tang trống tăng từ 0,5mm đến 1mm thì quãngđường phanh tăng 20%

Điều đó nói lên chất lượng của công tác bảo dưỡng – sửa chữa ảnh hưởngrất nhiều đến quãng đường xe chạy sau khi bảo dưỡng – sửa chữa Vì vậy, việcnâng cao trình độ kỹ thuật của kỹ thuật viên bảo dưỡng – sửa chữa có tác độnglớn đến việc nâng cao tuổi thọ sử dụng của ô tô

b- Ảnh hưởng của kỹ thuật lái xe

Hầu hết thời gian sử dụng xe là do người lái xe làm chủ, vì vậy tuổi thọcủa xe phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm, trình độ kỹ thuật điềukhiển xe của người lái xe

Trang 6

1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Đất nước ta dang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ củanền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mạiquốc tế (WTO) Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lạithì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đangđược nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trongnước Ở Việt Nam, hiện có trên 1,6 triệu xe ôtô đang lưu hành, trong đó cókhoảng 40% là các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, cùng với đó là lượng ôtô mớiđược đưa vào sử dụng hàng năm tăng từ (15 – 20)%

Gia nhập ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam từ năm 1995, với tổng vốnđầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD , trong đó Ford Motor dóng góp75% số vốn và công ty Diesel Sông Công Việt Nam có 25% vốn góp Đây làliên doanh ôtô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tưlớn nhất của Mỹ tại Việt Nam Ford Việt Nam đã và đang phát triển cùng với sựphát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Ford Việt Nam luôn là mộttrong những nhà sản xuất ôtô có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thị trườngViệt Nam, hiện tại thì đã nằm trong nhóm 3 thương hiệu ôtô dẫn đầu thị trườngvới 7,4% thị phần toàn ngành tính đến hết tháng 11 năm 2013 Từ đó, ta có thểnhận thấy các dòng xe của Ford đã và đang khẳng định được chất lượng, tạodựng được niềm tin đối với khách hàng Việt Nam, chỉ tính riêng trên địa bàn HàNội đã có trên 40000 xe Ford các loại đang lưu hành

Ford Việt Nam luôn khẳng định kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới đại

lý trên toàn quốc để mang những dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới tới ngườitiêu dùng Việt Nam Cùng với sự phát triển đại lý, để tăng tính tiện ích cũng nhưcam kết song hành với khách hàng, nhất là dịch vụ sau bán hàng, Ford Việt Nam

đã và đang phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủyquyền trên toàn quốc với quy trình dịch vụ Quality Care hiện đại với mạng lướicung cấp phụ tùng tiêu chuẩn của Ford tại Việt Nam, cùng các trang thiết bị hiện

Trang 7

đại và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia của FordViệt Nam.

Năm 2013, Ford Việt Nam tiếp tục có thêm hai đại lý là Phú Mỹ Ford(TP HCM) và Thanh Xuân Ford (Hà Nội) Với sự góp mặt của hai đại lý này,Ford Việt Nam đã có 24 đại lý của mình trên toàn quốc, tính đến hết năm 2013.Tính riêng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Ford Việt Nam có 6 đại lý ủy quyền

Qua khảo sát, các đại lý ủy quyền tại Hà Nội của Ford luôn hoạt động vớicông suất cao với lượng xe vào trung tâm dịch vụ hàng tháng là rất lớn Số lượt

xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo từng tháng tại trung tâm Ford Thăng Longtrong 3 năm 2011, 2012, 2013 được chỉ ra trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Số lượng xe vào trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa theo tháng

ChỉtiêuTháng

Lượng xe vào Trung tâm

Trung bìnhNăm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Theo thống kê của trung tâm thì trong số xe vào hàng tháng thì có 60% số

xe vào để sửa chữa khung vỏ (sơn – gò - hàn), 40% xe vào để bảo dưỡng – sửachữa các cấp (30 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và 10 % vào để bảodưỡng – sửa chữa cấp 2)

Từ thống kê của trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Thăng LongFord qua các năm 2011, 2012, 2013 ta xây dựng được biểu đồ số lượng xe vàobảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm như hình 1.1

Trang 8

Hình 1.1 : Biểu đồ Số lượng xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Thăng Long Ford qua các năm 2011, 2012, 2013

* Nhận xét: Ta nhận thấy số lượt xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trungtâm dịch vụ bảo dưỡng Ford Thăng Long có biến đổi theo từng tháng trong 1năm, và trong các năm với nhau Năm có lượng xe vào nhiều nhất là năm 2011,đến các năm sau (năm 2012, năm 2013) có giảm nhưng không đáng kể, do nềnkinh tế khủng hoảng nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô có hạn chế, bêncạnh đó là do sự ra đời của nhiều trung tâm, gara tư nhân nên số lượng xe vàotrung tâm để bảo dưỡng – sửa chữa cũng giảm đi Nhưng theo dự báo thị trườngthì trong các năm tiếp theo của các trung tâm đại lý ủy quyền của Ford thì nhờvào việc nền kinh tế đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại nên nhu cầu đi lại

và sử dụng phương tiện ô tô cũng tăng theo Trong các tháng trong 1 năm có sốlượng lượt xe vào tương đối đồng đều, nhưng các tháng cuối năm (tháng 11,tháng 12), và tháng đầu năm (tháng 1) thì lượng xe vào trung tâm có tăng caohơn, do nhu cầu đi lại trong các tháng này của người dân tăng cao, do đó các

Trang 9

cụm máy, bộ phận của xe phát sinh nhiều hư hỏng nên số lần bảo dưỡng – sửachữa cũng tăng lên so với

các tháng trong năm

Tuy nhiên, với số lượng đại lý ủy quyền của Ford tại Hà Nội so với sốlượng xe thuộc dòng xe Ford đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnhlân cận thì vẫn chưa tương ứng để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữacủa khách hàng đang tin dùng dòng xe Ford Do đó yêu cầu đặt ra của Fordtrong thời gian tới là phải phát triển thêm đại lý, trung tâm ủy quyền trên địa bàn

Hà Nội, để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa chính hãng cho các

khách hàng của mình Vì thế, đề tài “Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội là cần thiết và hoàn toàn thiết thực Bên cạnh

đó đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng –sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011

Trang 10

Chương 2 PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM

DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA 2.1 Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa

Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là nơi thực hiện các công tácbảo dưỡng – sửa chữa kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng của xe Vì vậy yêucầu cơ bản đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là:

- Bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảođúng yêu cầu kỹ thuật

- Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo an toàn cho ngườilao động, an toàn phòng cháy chữa cháy

Để thực hiện được các yêu cầu trên Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửachữa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quátrình bảo dưỡng – sửa chữa, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dùng, xây dựng

đủ số cầu bảo dưỡng – sửa chữa Phải biên chế đủ kỹ thuật viên theo yêu cầucông việc của trung tâm, sắp xếp các trang thiết bị hợp lý, đúng vị trí, phù hợpvới quy trình công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa, thực hiện tốt quá trình bảodưỡng – sửa chữa xe của hãng

2.2 Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ

Việc tiến hành thiết kế xây dựng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữaphải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng – sửa chữa và bảo đảm các thông số kỹthuật xe Để chọn phương án thiết kế mặt bằng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng –sửa chữa hợp lý, ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở

đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất Có 3 phương án cơ bản để thiết kế Trungtâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, đó là:

+ Thiết kế theo mẫu: Phương án này chủ yếu dựa vào Trung tâm bảodưỡng – sửa chữa hiện có để thiết kế

+ Thiết kế cải tiến bổ sung: Phương pháp dựa vào các Trung tâm dịch vụ

đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, để hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế

và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, cần tính toán thiết kế bổ sung

Trang 11

+ Thiết kế mới hoàn thoàn: Để đáp ứng yêu cầu của một Trung tâm dịch

vụ bảo dưỡng – sửa chữa ta phải áp dụng phương pháp thiết kế mới toàn bộ

Do ta đang tiến hành thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủyquyền của Ford Việt Nam, nên dựa theo yêu cầu đặt ra của Ford nhằm hoànthiện đáp ứng được các tiêu chuẩn của Ford cũng như theo nhu cầu của kháchhàng; bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế tại các đại lý ủy quyền của Ford tại HàNội, em nhận thấy các đại lý vẫn còn khá nhiều bất cập về các hệ thống bố trítrang thiết bị, hệ thống thông gió, chiếu sáng, vị trí các phòng làm việc,….khôngcòn phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, vì thế, đồ án tiến hành thiết kế mớihoàn toàn Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền của Ford ViệtNam tại Hà Nội

Ta đã biết ở Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, phần lớn các côngviệc bảo dưỡng – sửa chữa đều được thực hiện trên cầu bảo dưỡng Việc bảodưỡng – sữa chữa trên các cầu có thể được tiến hành bằng một trong các phươngpháp sau:

* Phương pháp cầu vạn năng:

Với phương pháp này, tất cả các công việc bảo dưỡng – sửa chữa đượcthực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gianbảo dưỡng – sửa chữa Tất cả các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bốtrí xung quanh cầu

Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một thứ tựnhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc Với phương pháp này cáccầu bảo dưỡng – sửa chữa có thể bố trí theo một trong các phương án sau:

+ Các cầu bảo dưỡng đều là cầu cụt, xe ra vào bảo dưỡng theo một cửa,như hình 2.1, phương pháp này có ưu – nhược điểm sau:

Ưu điểm: Trang thiết bị bố trí từ 3 phía của cầu bảo dưỡng – sửa chữa vềmùa đông giữ được nhiệt cho các phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa bố tríxung quanh phòng bảo dưỡng tạo sự cân đối của trung tâm, tạo điều kiện bố trí

Nhược điểm: Thông gió và chiều sáng tự nhiên cho các phòng bảo dưỡng

Trang 12

khó khăn và phước tạp Vì không có cầu thông nên đưa xe ra vào cầu bảodưỡng gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.1 Phương án bố trí cầu cụt (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

+ Các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trung tâm theo 2 chiều,như hình 2.2, phương án này có ưu – nhược điểm sau:

Ưu điểm: Dễ đang cho xe vào bảo dưỡng – sửa chữa thuận tiện khi đưa xechết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt

Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộphận của trung tâm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau,gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quátrình bảo dưỡng – sửa chữa

Hình 2.2 Phương án bố trí cầu thông (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

+ Phương án kết hợp 2 phương án trên, phương án này được áp dụng khi

số cầu bảo dưỡng – sửa chữa tính toán lớn hơn một cầu, bố trí như hình 2.3

Nó tận dụng được ưu điểm của 2 phương án trên, đồng thời khắc phụcđược nhược điểm cơ bản của chúng

Trang 13

Hình 2.3 : Phương án kết hợp (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

* Phương pháp dây chuyền

Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng –sửa chữađược tiến hành trên một số cầu Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định.Các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển

từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng Sơ đồ bố trí được thể hiện trên hình 2.4

Hình 2.4 Phương án bố trí theo phương pháp dây chuyền (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa;

Theo phương án này các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nộidung nhất định và phải bảo đảm quá trình sản xuất liên tục có nhịp điệu, nghĩalà: Thời gian tiến hành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi.Trên thực tế ở các trung tâm, gara bảo dưỡng – sửa chữa vừa và nhỏ rất khó đạtđược điều này, khoảng thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, nó phụthuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa Như vậynếu dùng phương pháp này thì quá trình bảo dưỡng – sửa chữa tiến hành khôngliên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trung tâm dịch vụ, phương pháp này chỉphù hợp với các đơn vị sửa chữa lớn (các nhà máy, xí nghiệp,…)

* Phương pháp chuyên môn hóa: Là phương pháp mà trên đường dâycông nghệ được bố trí 1 số cầu và trên mỗi cầu đó được tiến hành một công việc

Trang 14

chuyên môn nhất định sửa chữa từng cụm, bộ phận nhất định

Ưu điểm: cho năng suất cao hơn; sửa dụng có hiệu quả các dụng cụ, thiết

bị chuyên dùng; giảm yêu cầu về tính vạn năng đối với công nhân

Nhược điểm: tổ chức sản xuất phức tạp Cũng vì nhược điểm này màphương pháp cầu chuyên môn hóa ít được áp dụng tại các trung tâm dịch vụ,gara bảo dưỡng – sửa chữa ôtô

Qua phân tích ở trên ta chọn cách bố trí như hình 2.3 (phương pháp cầuvạn năng, kết hợp cầu cụt và cầu thông) làm phương án bố trí trung tâm vì nóhợp lý với tình hình thực tế và tiện lợi trong bố trí khu vực bảo dưỡng

Để giải quyết được các công việc phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửachữa, trong trung tâm phải được trang bị đủ các phương tiện, trang thiết bị vàdụng cụ cần thiết, chúng được bố trí phù hợp với quá trình công nghệ bảo dưỡng– sửa chữa của trung tâm

Trang 15

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG

TRUNG TÂM 3.1 Tính toán công nghệ

3.1.1 Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ

Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹthuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn vềbảo dưỡng – sửa chữa

Trung tâm gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửachữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sảnxuất Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà

a- Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung

Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khuvực được bố trí các cầu bảo dưỡng Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vàobảo dưỡng – sửa chữa Cầu xe chủ yếu gồm 02 loại : Cầu cụt và cầu thông.Trong khu vực còn bố trí các trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng

và sửa chữa nhỏ như giá để chi tiết, mễ kê, máy nạp ắc quy, máy nạp ga, tủ đựngdụng cụ, kích nâng vận chuyển…Số lượng các trang thiết bị đều được chọn vàtính toán tỷ mỷ, đầy đủ

b- Các phòng sửa chữa:

Gồm có:

- Khu vực sửa chữa động cơ;

- Phòng cơ - nguội;

- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;

- Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu;

- Phòng sửa chữa thiết bị điện;

- Phòng sửa chữa động cơ;

- Khu vực sơn;

Các phòng ban khác bao gồm:

- Phòng hành chính;

Trang 16

- Phòng điện, phòng máy nén của trung tâm

- Kho dụng cụ vật tư

Để đảm bảo sinh hoạt cho công nhân cần bố trí các phòng khác nhau:Phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng nghỉ trưa, phòng vệ sinh Từ khu vựcbảo dưỡng phải thông sang các phòng sửa chữa chuyên môn

Trong khu vực bảo dưỡng có lắp hệ thống thông gió và dẫn thoát khí xảcủa xe cũng như khí thải của toàn bộ tòa nhà

3.1.2 Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

bị thay đổi Vì vậy việc xác định theo cách này không thỏa mãn được giới hạnsai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho đơn vị nhỏ hoặc đơn vị có xehoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định

+ Phương pháp thứ hai: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theocường độ sử dụng xe trung bình Bằng phương pháp này sẽ đảm bảo thiết kế hợp

lý, trung tâm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụngcao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí côngsuất của thiết bị

Nhưng trên thực tế, khi thiết kế mới các trung tâm dịch vụ ủy quyền tại 1khu vực thì Ford thường dựa theo các tiêu chí thực tế của khu vực đó, ví dụ nhưsau:

- Số lượng xe của khu vực đó

- Số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vực định thiết kế trong cácnăm trước

- Doanh số bán hàng của các đại lý bán hàng trong khu vực đó trong các

Trang 17

năm trước.

Để từ đó xác định công suất của trung tâm dịch vụ Do đó đồ án dựa vào

số lượng xe của khu vực và số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vựctrong các năm trước để tính toán xác định khối lượng công việc bảo dưỡng – sửachữa của trung tâm dịch vụ

b- Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa

Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vàotrung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm

2011 Số lượt xe vào trung tâm Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011 là

1435 (xe/tháng) Theo số lượng thống kê của trung tâm, trong tổng số lượt xevào trung tâm thì bảo dưỡng – sửa chữa chiếm 40% với 30% là bảo dưỡng kĩthuật cấp 1 và 10% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2, do đó ta xác định được:

+ Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 trong 1 tháng là :

3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa

chữa và các bộ phận khác trong trung tâm

a- Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng:

Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửachữa, nhu cầu bảo dưỡng- sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợlàm việc trên các cầu bảo dưỡng Theo tài liệu [2] thì số lượng thợ được xácđịnh như sau:

T.η

) sc t' 1 BD (t 1 BD

N 1 - cBD

Z     [người] (3-1)

T.η

) sc ' t' 2 BD (t 2 BD

N 2 - cBD

Z     [người] (3-2) Trong đó:

Trang 18

,- Số thợ để bảo dưỡng – sửa chữa các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 vàcấp 2 [người];

,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 theo tháng[xe/tháng];

Trang 19

[người] (3-5)

b- Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác

Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khácđược tiến hành dựa vào các cơ sở sau:

- Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa

- Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

- Số lượng trang bị trong trung tâm và tình trạng kỹ thuật của các loại xeDựa vào các cơ sở trên đối với một trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ủyquyền trong điều kiện thực tế ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận kháctrong trung tâm như ở bảng (3-1)

Bảng 3.1: Số lượng công nhân trong trung tâm

3 Kỹ thuật viên sửa chữa khung vỏ, sơn 16

- Khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa

- Mức độ phức tạp của công việc

- Chủng loại trang thiết bị

Trang 20

- Khả năng làm việc của từng kỹ thuật viên và phải phù hợp với tìnhhình thực tế của trung tâm

Đối với công việc bảo dưỡng – sửa chữa nhỏ không cần kỹ thuật viên giỏinên kỹ thuật viên của trung tâm chỉ cần đạt chứng chỉ kỹ thuật viên do Ford cấp

Xuất phát từ những cơ sở trên ta chọn trình độ kỹ thuật viên ở từng bộphận trong trung tâm như bảng 3.2

Bảng 3.2: Trình độ của kỹ thuật viên(KTV), đốc công và xưởng trưởng

3.1.4 Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Số cầu bảo dưỡng – sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vàobảo dưỡng – sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đếnthời gian sửa chữa nhỏ

Theo tài liệu [2] số lượng cầu bảo dưỡng được tính theo công thức sau:

[cầu] (3-6) [cầu] (3-7) Trong đó:

,- Số lượng cầu bảo dưỡng cấp 1, cấp 2 cho các xe [cầu]

,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 trong tháng [xe/tháng]

Trang 21

- Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thờigian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe]

,- Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiếnhành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người/giờ/xe]

T – Thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng,

Theo tình hình thực tế, ta chọn T = 200 h/tháng

η - Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng Theo tài liệu [1,2]

ta có: η = 0,7 ÷ 0,8 Ta chọn tính là: η = 0,8

R – Số lượng công nhân làm việc trên một cầu bảo dưỡng, thông thường để

thuận lợi trong quá trình tính toán cũng như bảo đảm trên cầu không quá đôngngười, gây lộn xộn làm giảm hiệu quả công việc thì theo tài liệu [2] ta có:

Trang 22

3.1.5 Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm

Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau:

+ Trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị đểnâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức laođộng cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêucầu công việc, số lượng thợ của trạm và số cầu bảo dưỡng

+ Đối với trang thiết bị lớn dùng chung như máy ép, máy hàn, máy nénkhí, máy bơm mỡ, máy tiện… được xác định bằng công thức sau:

[chiếc] (3-9) Trong đó:

α - Hệ số tự phục vụ tính đến thời gian mất mát do kiểm tra và thu dọn trang

thiết bị;

ti – Thời gian thiết bị tham gia sửa chữa 1 xe chủng loại i [giờ];

ni – Số lượng xe chủng loại i [chiếc];

ftb – Quỹ thời gian làm việc của trang thiết bị [giờ/tháng];

y – Số ca làm việc trong một ngày đêm;

η - Năng suất sử dụng thiết bị

Theo nguyên tắc đó ta chọn được các trang bị cơ bản cho trung tâm vàđược thống kê ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Các trang thiết bị cơ bản cho trung tâm

Trang 23

5 Máy láng đĩa phanh DBL-5000 01 1200x700

0

Trang 25

XIII Phòng pha dung dịch

XVI Phòng sửa chữa bánh xe

2 Máy + dụng cụ ra lốp Corghi A2000 01

Trang 26

3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa.

Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diệntích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữanhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phínguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng

Việc tính toán diện tích theo tài liệu [2] có thể được tiến hành bằng cácphương pháp sau:

+ Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trangthiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau:

F = kM F0 N [m2] (3-10)Trong đó:

kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác củacông nhân;

F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng [m2];

N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng [chiếc];

+ Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kíchthước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã địnhsao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa cácthiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thaotác làm việc của công nhân

+ Phương pháp kết hợp: nghĩa là kết hợp cả hai phương pháp trên

Trên cơ sở các số liệu tính toán được, ta có thể dùng phương pháp đồ giải

để lập quy hoạch bố trí, điều chỉnh lại diện tích của các công trình, bộ phận dựavào kích thước của xe, thiết bị, số cầu bảo dưỡng chiếm chỗ trong phòng để bảođảm việc đi lại làm việc của công nhân

Nội dung của phương pháp này là vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng với đầy đủ cáctrang bị bố trí ở trong đó, sao cho đúng vị trí thực tế, kích thước, khoảng cáchgiữa các cầu, các xe, trang bị với nhau và giữa chúng với tường theo quy định tỷ

lệ nhất định so với kích thước thực tế

Trang 27

Trên cơ sở xác định chiều dài và chiều rộng của khu vực cần xác địnhnghĩa là xác định được diện tích khu vực đó.

a - Tính diện tích khu vực bảo dưỡng (F 1 )

Diện tích khu vực bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m,khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễdàng

Khoảng cách giữa đuôi xe với tường là 2m, khoảng cách này dùng để đặtcác thiết bị sửa chữa – bảo dưỡng

Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảngcách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m

Ở phần trên ta đã xác định được số cầu trong khu vực bảo dưỡng là 7 cầu.Với các dòng xe của Ford đang lưu hành tại Việt Nam có kích thước: lớnnhất là 5,8m x 1.974m (Ford Transit) và nhỏ nhất là 3,969m x 1,722m (FordFiesta) Để có thể thực hiện được việc bảo dưỡng – sửa chữa cho tất cả các dòng

xe của Ford trên thị trường Việt Nam ta chọn kích thước 5,8m x 1,974m

Vậy ta có sơ đồ mặt bằng phòng bảo dưỡng kỹ thuật như hình 3.1:

Hình 3.1 Sơ đồ mặt bằng khu vực bảo dưỡng 1-Vị trí các cầu bảo dưỡng, sửa chữa

Trang 28

2-Giới hạn của khu vực sửa chữa

Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của khu vực sẽ là:

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

Ngày đăng: 18/05/2016, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban, Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003 Khác
2.Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1995 Khác
3.Trịnh Minh Quang, Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1977 Khác
4.Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 2003 Khác
5.Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế, Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Năm 1989 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w