Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động kế toán và kiểm toán tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 48 - 53)

II. Thực tiễn tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam.

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động kế toán và kiểm toán tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán

tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán

Xuất phát từ lợi ích của hoạt động kiểm toán độc lập, trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến ngành kiểm toán độc lập, tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển. Ngành kiểm toán độc lập Việt Nam tuy còn non trẻ song đã có những bước tiến bộ đáng kể. Năm 1991, Bộ Tài chính thành lập 2 công ty kiểm toán đầu tiên với 13 nhân viên, đến nay đã có 105 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm: 6 DNNN,

66 công ty TNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tu nước ngoài, 12 công ty cổ phần và 17 công ty hợp danh với 156 chi nhánh và văn phòng ở các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, với số lượng gần 4.000 nhân viên. Hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán... đã và đang góp phần xây dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai, minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với phương châm và mục đích phát triển như trên, trong 15 năm qua, bằng những kết quả đạt được, hoạt động kiểm toán độc lập đã khẳng định là nhu cầu cần thiết, khách quan, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong sự ngiệp đổi mới. Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập, kết quả đạt được trên các mặt về số lượng và qui mô tổ chức kiểm toán, đội ngũ Kiểm toán viên chuyên nghiệp, về khách hàng, về chất lượng dịch vụ, về tốc độ tăng trưởng, kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời đánh giá và phân tích rõ các nguyên nhân tồn tại của hoạt động kiểm toán độc lập trong 15 năm qua.

Có thể nói rằng, ngành kiểm toán độc lập đã đạt được những thành tích quan trọng trong quá trình đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, trong những năm tới để tiếp tục thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 mà Đại hội Đảng X đã đề ra và để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong 15 năm qua, đòi hỏi ngành kiểm toán phải tiếp tục đổi mới, phát triển để trở thành những công cụ sắc bén, có hiệu quả trong công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp.

Bên cạnh những thuận lợi, dịch vụ kế toán và kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều khó khăn. Hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế, qui mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế-xã hội. Khách hàng kiểm toán hiện nay chủ yếu là kiểm toán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểm toán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa qui định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thay cho hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Khách hàng yêu cầu cơ quan kiểm toán chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện.

Dù với các tên gọi khác nhau nhưng thực chất các công ty đều cung cấp các loại dịch vụ tương tự nhau, tỷ trọng dịch vụ kiểm toán vẫn là lớn nhất. Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế chiếm tỷ trọng cao hơn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và còn hạn chế ở các công ty trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chưa có nhu cầu và chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, kế toán, quản lý do các công ty kiểm toán cung cấp. Thực tế, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, vẫn còn hiện tượng một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định nhưng vẫn được cơ quan thuế chấp nhận.

Hiện nay nguồn nhân lực kiểm toán của Việt Nam đang ở tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Cả nước chỉ có gần 1.000 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề. Con số này quá ít ỏi trước sự bùng nổ của nhu cầu kiểm toán.

Ngoài ra, Việt Nam đang có tình trạng chảy máu chất xám do các kiểm toán viên bỏ nghề, hoặc do những người có chứng chỉ quốc tế chuyển ra nước ngoài công tác hay định cư.

Ngoài ra, không thể phủ nhận được một thực trạng đối với nguồn nhân lực kiểm toán của Việt Nam là vấn đề chất lượng chuyên môn. Hiện nay chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam chưa được công nhận rộng rãi và con số trên 200 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế trong tổng số gần 1.000 kiểm toán viên Việt Nam là một con số quá ít để có thể có được sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hạn chế lớn nhất của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước thuộc về vấn đề nhận thức về chuẩn mực. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới khi nỗ lực đưa chuẩn mực quốc tế vào áp dụng trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước, Việt Nam chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện và thực sự đưa bộ chuẩn mực của Việt Nam vào áp dụng. Hiện nay chúng ta còn gặp vướng mắc.Thứ nhất, đó là vấn đề khung pháp lý. Chúng ta cần có các cơ chế hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để đảm bảo việc thực hiện chuẩn mực. Người làm kế toán và kiểm toán viên cần phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện đúng theo chuẩn mực, tránh xảy ra trường hợp nếu thực hiện theo chuẩn mực thì lại bị chi phối bởi một điều khoản hay quy định không phù hợp.Thứ hai, việc sử dụng chuẩn mực hiện nay chưa trở thành ý thức của người hành nghề chuyên môn, Chúng ta quen dựa vào các quy định và văn bản hướng dẫn, và không ít trường hợp việc áp dụng các văn bản hướng dẫn này lại không hoàn toàn thống nhất. Do vậy khi nói đến chuẩn mực, không ít người còn ngần ngại và thậm chí không hiểu có chuẩn mực để làm gì.

Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ kế toán - kiểm toán cho các bên nước ngoài. Điều này dẫn đến một thực tế là thị trường tài chính, đặc biệt là các dịch vụ kế toán, kiểm toán, bảo hiểm cũng như thị trường chứng khoán sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Để đáp ứng các đòi hỏi về thông tin tài chính của họ, yêu cầu phải có các báo cáo tài chính minh bạch và đáng tin cậy cũng gia tăng đáng kế. Do đó sự bùng nổ trong lĩnh vực kiểm toán sẽ là điều tất yếu. Các doanh nghiệp kiểm toán trong nước sẽ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để giữ được thị phần trước làn sóng các “đại gia” quốc tế.

Ở giai đoạn đầu trong thời kỳ “hậu WTO”, áp lực cạnh tranh này không quá nặng nề với các doanh nghiệp kiểm toán và tư vấn thuế Việt Nam vì chúng ta còn có thế mạnh về phong tục, tập quán và ngôn ngữ. Các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có thể an tâm với một lượng khách hàng truyền thống từ các doanh nghiệp nhà nước, hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước là những nơi có thể chưa mặn mà với việc giao dịch vụ kiểm toán cho một công ty kiểm toán nước ngoài.

Dịch vụ tư vấn thuế cũng có thể an tâm trong thời gian đầu vì các công ty tư vấn thuế trong nước vẫn có ưu thế trong việc hiểu rõ cách áp dụng các quy định về thuế vào thực tế ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khi gia nhập WTO chúng ta không tránh được việc sử dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế cũng như đưa các quy định về pháp luật và thuế theo thông lệ quốc tế vào áp dụng tại Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trong nước không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để theo kịp chuẩn mực khu vực và quốc tế nếu không muốn mất thị phần trong lĩnh vực này. Một trong những lý do khiến cho hoạt động kiểm toán chưa đạt chất lượng là do công tác kiểm tra vẫn còn một số tồn tại. Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức hành chính, như nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ. Việc kiểm tra chưa có tính chuyên nghiệp cao do những người thực hiện không chuyên sâu về nghề nghiệp; Qui trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản về qui chế và qui trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kế

toán, kiểm toán... Sở dĩ kiểm toán độc lập đã đi vào hoạt động 15 năm nhưng vẫn còn những yếu kém này là do hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ; Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của các công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các công ty kiểm toán còn mang nặng lợi ích kinh tế cục bộ; Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất qui trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp quản lý và chưa có qui chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán…

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w