toán viên và phía các đối tượng được kiểm toán và được cung cấp dịch vụ.
1. Về phía công ty kế toán, kiểm toán và kiểm toán viên.
Các công ty Kiểm toán cần chuyển đổi hình thức sở hữu và thay đổi Giám đốc không đủ điều kiện
Tại Điều 20 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ là các công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động theo một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Với quy định này, được hiểu là các công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài sẽ luôn được thành lập và hoạt động theo mô hình TNHH theo quy định của Luật Đầu tư; đồng thời, sẽ không có mô hình công ty kiểm toán là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên) cần phải chuyển đổi xong trước ngày
21/4/2007.Như vậy, việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các công ty cổ phần kiểm toán) và chuyển đổi sở hữu (đối với các công ty cổ phần kiểm toán có sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêu cầu của sự phát triển, vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh. Các lý do chủ yếu được phân tích là: + Thông lệ và xu thế tất yếu phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Dù các quy định này được ban hành hơi chậm, nhưng các công ty kiểm toán của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, và coi việc chuyển đổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty tiếp tục phát triển và thành công.
+ Với cam kết gia nhập WTO và với chiến lược sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có sự tiếp tục tồn tại các công ty kiểm toán có sở hữu Nhà nước. Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các công ty kiểm toán danh tiếng, có chất lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rất cao để kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
+ Đối với các công ty kiểm toán có sở hữu vốn của nhà nước, việc chuyển đổi sở hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng sau:
Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên - không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu
hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ động đầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ;
Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách nhiệm vật chất;
Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển công ty cao hơn;
Giải quyết hoàn toàn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng bởi sở hữu Nhà nước.
Về phía đội ngũ Kiểm toán viên.
Theo Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán Bộ Tài chính, cả nước hiện nay có gần 1.200 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng thực tế số làm việc trong ngành chiếm khoảng 2/3. Hiện cả nước có 5 công ty kiểm toán quốc doanh, trong đó có 2 công ty Kiểm toán: Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty Tư vấn Tài chính - Kế toán và Kiểm toán (AASC) là có đội ngũ kiểm toán viên đông nhất (trên 100 người). Đối với những công ty TNHH mới thành lập khi có Luật Doanh nghiệp thì số kiểm toán viên thường chỉ khoảng 10 người, thậm chí có Cty chỉ có 3-4 người). Số lượng kiểm toán viên quá ít không đủ sức kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp. Trong khi đó các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang vào Việt Nam bằng hình thức kết nạp công ty Việt Nam là thành viên. Họ đầu tư đào tạo, cung cấp thông tin, giúp đỡ công ty thành viên cho đến lúc đạt trình độ tương đương. Khi đó, công ty thành viên sẽ phục vụ khách hàng quốc tế của họ ở Việt Nam. Một điều mà các công ty kiểm toán trong nước cần quan tâm đúng mức đó là cơ chế tiền lương. Bởi lẽ, các công ty nước ngoài luôn thu hút đội ngũ kiểm toán
viên bằng mức tiền lương hấp dẫn. Nhiều kiểm toán viên trong nước đã ra đầu quân cho các công ty kiểm toán nước ngoài. Từ thực tế thấy rằng bài toán về nhân lực đang là điều kiện sống còn của các công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức hành nghề của kế toán viên và kiểm toán viên cần được quan tâm ngay từ bây giờ. Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền tảng: độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Đạo đức nghề nghiệp – Tài sản “vô hình” quí giá của người hành nghề. Đã đến lúc vấn đề này phải được đưa vào giáo trình của các trường đại học. Bởi lẽ, các công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc xác nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp niêm yết nói riêng trước khi được công bố ra công chúng. Thông tin đó làm cơ sở cho các nhà đầu tư và ảnh hưởng tới các quyết định và quyền lợi của các nhà đầu tư. Công việc phải làm phía trước của ngành kiểm toán còn nhiều và cần có thêm thời gian để kịp hoàn thiện. Cánh cửa hội nhập đã mở, buộc chúng ta phải có phương án hành động thích hợp.
2. Về phía các đối tượng được kiểm toán và được cung cấp dịch vụ.
Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng kiểm toán trong nước chưa cao cũng bởi người sử dụng báo cáo kiểm toán chưa đòi hỏi cao. Người sử dụng phải đòi hỏi cao thì người làm kiểm toán mới cung cấp những sản phẩm chất lượng cao. Kiểm toán viên tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhưng người sử dụng không đánh giá được hết “tầm” của sản phẩm, nên họ chưa
thực sự bỏ công sức ra làm tốt... Kết quả kiểm toán ngoài việc để báo cáo cơ quan quản lý, mục đích quan trọng là phục vụ cho doanh nghiệp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và phục vụ mọi tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp.