Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com - Nếu da đv đc vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng các đầu mút thần kinh, hệ thống mao mạch, các tuyến
Trang 1Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học : VỆ SINH THÚ Y 2
Kỳ 7 – Năm học 2013 – 2014
A : CÂU HỎI Câu 1: Một số loại thức ăn có chứa chất độc, hại cho động vật?
Câu 2: Đặc điểm thức ăn có chứa sẵn các thành phần gây độ solanin, HCN, Gossipol, Độc tố Tetrodotoxin, Các chất kháng dinh dưỡng và cách khắc phục?
Câu 3: Đặc điểm thức ăn bị nhiễm nấm mốc, vi sinh vật, ký sinh trùng ?
Câu 4: Tiêu chuẩn vệ sinh của các loại thức ăn?
Câu 5: Vệ sinh cho ăn, chăm sốc và nuôi dưỡng?
Câu 6: Vệ sinh chăn thả?
Câu7: Vệ sinh lông, da?
Câu 8: Vệ sinh chân và móng ?
Câu 9: Vệ sinh vận động?
Câu 10: Điều kiện chung khi vận chuyển gia súc?
Câu 11: Vệ sinh cho từng cách vận chuyển ?
Câu 12: Bênh thường gặp trong quá trình vận chuyển ?
Câu 13: Vệ sinh cho gia súc giống ?
Câu 14: Vệ sinh cho gia súc non ?
Câu 15 : Vệ sinh cho gia súc cày kéo ?
Câu 16: Vệ sinh cho gia súc lấy sữa ?
Câu 17: Vệ sinh gia cầm ?
Câu 18: Công tác phòng bệnh phòng dịch ?
Câu 19: Khai báo , công bố, biện pháp, điều kiện bãi bỏ dịch, cơ quan thầm quyền công bố hết dịch?
Câu 20: Khái niệm kl nặng, độc chất kim lọa năng, ngộ độc thực phẩm,?
Câu 21: Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm?
Câu 22: Sự hấp thu và tồn lưu kim loại năng trong cơ thể?
Câu 23.Vai trò, Độc tính của kim loại nặng: chì, thủy ngân, asen, Cadima,đồng, kẽm?
Câu 24.Phương pháp xác định hàm lượng kl nặng?
Câu 25.Biện pháp kiểm soát,xủ lý bảo vệ cộng đồng?
Câu26: Định nghĩa, phân loại hormone?
Câu27: Lợi ích và tác hại của việc sử dụng kháng sinh?
Câu28: Vì sao lại tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, Tiêu chuẩn và biện pháp vệ sinh?
Câu 29: Tác hại khi sử dụng kháng sinh ?
Câu 30: Các phương pháp phát hiện sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm?
Câu 31: khái niệm: ổ dịch, vùng dịch, vùng khống chế, vùng đệm, vùng có nguy cơ cao?
Câu 32: Các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm phòng?
Câu 33 Mục đích và ý nghĩa của việc về sinh lông da?
Câu 34 : Nguyên nhân, tác hại, và biện pháp vệ sinh cho thức ăn nhiễm vsv, kst?
Câu 35: Mục đích, ý ngĩa và nguyên tắc vệ sinh thức ăn và nuôi dưỡng?
Câu 36: Nguyên tắc vệ sinh và biện pháp cân bằng về năng lượng?
Câu 37: Vệ sinh phòng bệnh do dư thừa thieus hụt, mất cân bằng tỉ lệ giữa các aa trong khẩu phần?
Câu 38: Vệ sinh phòng bệnh do mất cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất trong khẩu phần ăn?
Câu 39: Vệ sinh phòng bệnh do mất cân bằng cac nguyên tố đa lượng: Ca, P, Mg, Na, K, Cl ?
Câu 40: Vệ sinh phòng bệnh do mất cân bằng cac nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Co, Zn, Mn?
Câu 41: Vai trò của Can xi và phốt pho trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 42: Vai trò của magie trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 43: Vai trò của các nguyên tố điên giải: Na, K, CL trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 44: Vai trò của Sắt trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 45: Vai trò của Đồng trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 46: Vai trò của Cobalt (Co) trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 47: Vai trò của Kẽm trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 48: Vai trò của Mangan trong chăn nuôi, biện pháp?
Trang 2Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
Câu 49: Vai trò của Selenium trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 50: Vai trò của Molybden trong chăn nuôi, biện pháp?
Câu 51: Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại của TĂ nhiêm vsv? Biện pháp sử lý?
Câu 52 : Đặc điểm Nguyên nhân, tác hại, và biện pháp vệ sinh cho thức ăn nhiễm kst?
Câu 53: Đặc điểm Nguyên nhân, tác hại, và biện pháp vệ sinh cho thức ăn nhiễm Nấm mốc?
Câu 54: Tiêm phòng với từng bệnh?
Câu 55: Kiểm dịch đông vật và kiểm soát giết mổ?
Câu 56: Điêu kiện công bố dịch và cơ quan thẩm quyền công bố dịch?
Câu 57: cách sử lý ổ dịch và kiểm soát vận chuyển?
Câu 58: Tiêu chuan rệ sinh chung đối với phương tiện vận chuyển dvđ và spdv, ý nghĩa ?
Câu 59: Vệ sinh vận chuyển Đại – Tiểu gia súc, dụng cụ thiết bị trong vận chuyển, chất độn lót khi vận chuyên?
Câu 60:Tiêu chuẩn vệ sinh đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống?
Câu 61: Vệ sinh khử trùng và Chuẩn bị vận chuyên?
Câu 62: Vệ sinh cho vận chuyển đuổi bộ?
Câu 63: Vệ sinh cho Vận chuyển bằng tàu hỏa?
Câu 64a: Vệ sinh cho Vận chuyển bằng ô tô ?
Câu 64b: Vệ sinh cho vận chuyển đường thủy và hàng không?
Câu 65: Nguồn bệnh là gì, biện pháp phòng chống nguồn bệnh?
Câu 66: Nhân tố trung gian truyền bệnh là gì, biện pháp phòng chống NTTG?
Câu 67: Động vật cảm thụ là gì, biện pháp phòng chống ĐVCT?
Trang 3Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
B: TRẢ LỜI
Câu 1: Một số loại thức ăn có chứa chất độc, hại cho động vật?
Trả lời
*Những loại thức ăn có hại: Thức ăn có lẫn tạp chất có hại, thức ăn lẫn cây, hạt dại có độc tố, Thức ăn lẫn các chất
độc có hại, Thức ăn có trạng thái không tốt, Thức ăn có chứa sẵn các thành phần gây độc, Thức ăn bị nhiễm nấm mốc,
vi sinh vật, ký sinh trùng …
1 Thức ăn có lẫn tạp chất có hại
-Có nhiều loại tạp chất có thể lẫn vào thức ăn gây hại cho vật nuôi như: đinh, mảnh thủy tinh, kim loại, đất, sỏi, đá
-Các loại tạp chất này có thể lẫn vào nguyên liệu khi canh tác, thu hoạch, vận chuyển hoặc bảo quản chế biến
-Tùy theo tính chất của tạp chất mà ảnh hưởng khác nhau tới vật nuôi
+ Tạp chất cứng, sắc: thủy tinh, kim loại gây tổn thương, thủng dạ dày, ruột, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập
Ở động vật nhai lại thường gây thủng dạ tổ ong, đôi khu còn gây tổn thương các cơ quan bên cạnh như màng bao tim Theo tiêu chuẩn vệ sinh thức ăn thì tạp chất cứng sắc bằng 0%
+ Tạp chất mềm: đất, bùn làm giảm tiêu hóa, hấp thu, giảm nhu động ruột, tạp chất lắng đọng lại gây chướng hơi dạ
cỏ, nghẽn dạ lá sách, viêm ruột, đau bụng, bí ỉa
-Theo tiêu chuẩn vệ sinh, các tạp chất này được phép có mặt trong các loại thức ăn khác nhau có tỉ lệ như sau:
+ Thức ăn hạt: 0,1- 0,2%; thức ăn bột: 0,6- 1%, thức ăn khô: 1- 2%
+ Tạp chất có tính độc: những tạp chất này sẽ theo vào đường tiêu hóa, được phân giải và thấm vào niêm mạc ruột,
dạ dày vào máu gây ảnh hưởng tới toàn thân Theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 0%
*Tiêu chuẩn vệ sinh: Đơn vị (mg/kg) : As = 2, Hg = 0,1, Cd = 0,5, Pb = 5, Se 0,1-0,5 (gà) 0,5 (lợn), Mo 2,5(gà) 0,5 (lợn)
*Biện pháp vệ sinh: kiểm soát nguồn nước, quá trình chế biến nguyên liệu ( nhìn lên trên chém tiêp)
2 Thức ăn lẫn cây, hạt dại có độc tố
-Những cây hạt dại làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thức ăn
- Cây hạt độc ngoài ảnh hưởng tới giá trị thức ăn còn gây độc cho toàn bộ cơ thể Chất độc trong các loại cây này rất phong phú chủ yếu là các loại alcaloid, glycozid, axit hữu cơ Chúng gây dị ứng, viêm da, ảnh hưởng đến các cơ quan giải độc và các cơ quan nhất định trong cơ thể như:
+ Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa: họ cà, họ thầu dầu
+ Ảnh hưởng tới thần kinh: họ thìa lìa, họ cần
-Một vài ví dụ:
+ Cỏ lộc vừng chứa glycozit dhurrin Khi động vật ăn nhiều, trong cơ thể nó bị phân hủy thành HCN gây độc
+ Keo dậu: hạt, lá, cành chứa chất độc mimosin có tính chất như chất tẩy, gây độc cho cơ trơn
+ Cây rau rền chứa nhiều oxalat gây tích nước, gây phù chân ở lợn
+ Cây thầu dầu: 3 gam bã hạt khô thầu dầu đủ giết chết 1 con bò do có chứa Rixin rất độc hại trong hạt
-Khô dầu độc : kho dầu bong ( gossypol)
-Chỉ tiêu vệ sinh cho phép thực vật có độc trong thức ăn:
-Cỏ khô: 1%; Hạt: 1%; Cỏ tự nhiên: 1- 5%
*Biện pháp vệ sinh: điều tra thành phần cây đọc, cây dược liệu, sử dụng hợp lý khô dầu bong ko vượt quá 5% tổng số nguyên liệu khâu phần, loại bỏ thành phần độc, bổ sung các thành phần dinh dưỡng có tác dụng giả độc, hỗ trợ chống ngộ độc
3 Thức ăn lẫn các chất độc có hại
- Các thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, hóa chất bảo quản thực phẩm do sử dụng không đúng quy định là nguyên nhân chính gây ra sự nhiễm độc trong thức ăn gia súc Thức ăn chăn nuôi không được phép chứa các loại chất độc hại này
- Phòng trừ: Biện pháp chủ yếu là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học khi canh tác trên đồng ruộng Hạn chế sử
dụng các loại thuốc hóa học độc hại trong bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến Nếu dùng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về hướng dẫn sử dụng, thời gian dừng thuốc hoặc cách ly sản phẩm trước khi đem sử dụng
+ Clo hữu cơ không phun, rắc trực tiếp lên nông sản như thóc, lạc đỗ Chỉ phun cho cây công nghiệp, đối với cây lương thực thì phải phun trước khi ra hoa
+ Lân hữu cơ phun cho rau quả trước khi thu hoạch 7- 21 ngày, đủ thời gian để thuốc phân hủy hết
-Xử lý
+ Khi nghi ngờ thức ăn nhiễm: không dùng
+ Rửa và ngâm rau quả nhiều lần bằng nước sạch hoặc dung dịch NaCl loãng, các dung dịch rửa rau quả khác nhằm lôi cuốn, phá vỡ, cắt mạch chất độc
Trang 4Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
4 Thức ăn có trạng thái không tốt
-Thức ăn bị sương, hấp hơi, thối hỏng, ngâm nước, dập nát trong quá trình thu hái, vận chuyển, bảo quản làm lớp màng thực vật bị phá vỡ, vi sinh vật thâm nhập vào phân giải chất hữu cơ trong điều kiện không thuận lợi như nhiệt độ cao, áp suất cao, yếm khí sinh ra các sản phẩm độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi:
+ Protein sinh ra khí NH3, H2S, Indol, Scatol, axit amin độc như: histamin, betain, promain, triptamin gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, dị ứng, co mạch, tăng mạch đập và hô hấp
+ Mỡ tạo peoxyt, aldehyt, các thể xeton làm thức ăn có mùi khó chịu; chúng vào máu, tế bào gây độc
+ Gluxit tạo ra axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic làm thức ăn chua, có mùi, giảm chất lượng
Câu 2: Đặc điểm thức ăn có chứa sẵn các thành phần gây độ solanin, HCN, Gossipol, Độc tố Tetrodotoxin, Các chất kháng dinh dưỡng và cách khắc phục?
Trả lời:
*Có 5 loại chất độc chính trong nguyên liệu thức ăn gia súc là :Chất độc Solanin, Axit Xyanhydric (HCN), Gossipol,
Độc tố Tetrodotoxin, Các chất kháng dinh dưỡng
a Chất độc Solanin : có trong khoai tây
- Là một Alcaloid tồn tại ở dạng tự do hoặc kết hợp Tỷ lệ solanin thay đổi tùy theo từng bộ phận của cây củ
- Triệu chứng khi trúng độc solanin:
+ Con vật tiết nhiều nước bọt, chướng hơi, đau bụng, lúc đầu đi táo bón, sau đi lỏng, nôn, nghiến răng
+ Thân nhiệt bình thường, một số ít làm cho thân nhiệt tăng nhẹ
+ Hiện tượng thần kinh thể hiện muộn, không rõ: con vật bị ức chế, loạng choạng, phần nửa thân sau yếu, đôi khi bị liệt nhẹ chi sau
+ Nếu con vật bị nặng có thể gây liệt cơ quan hô hấp, dãn đồng tử, cơ tim bị tổn thương, dẫn đến tim ngừng đập Gia súc có thể chết sau 3 ngày với bệnh tích đường tiêu hóa và gan sưng, thận, gan nhợt nhạt
+ Ở thể mạn tính: rối loạn, viêm đường tiêu hóa nhưng không có biểu mhiện về thần kinh Ở đại gia súc có hiện tượng
lở loét hoặc phát ban ở các phần khác nhau ở da
- Liều gây chết ở người là 0,2- 0,4 g/kg P
- Liều độc cho chó, mèo là 16- 20 mg/kg P
*Biện pháp khắc phục : lựa chọn từng củ 1, sơ chế bằng các gọt vở và ngâm trước khi cho ăn
b Axit Xyanhydric (HCN)
- Loại axit này có trong sắn, một số cây họ đậu, hạt lanh, măng tươi
- HCN rất độc, khi vào cơ thể nó kết hợp với men oxycromoxydaza làm quá trình oxy hóa tế bào bị ngừng trệ, thiếu oxy Nghiêm trọng nhất là thiếu oxy ở não gây rối loạn các quá trình sinh học, co giật
- Triệu trứng bị nhiễm độc HCN: Con vật bị sùi bọt mép, có khi bị nôn, có biểu hiện không yên tĩnh, chuyển động rối
loạn Rối loạn hô hấp, tim đập nhanh, yếu có lúc loạn nhịp Thân nhiệt thấp hoặc bình thường
- Liều độc: với Người 2mg/kg thể trọng, Cừu: 2,3 mg/kg thể trọng, Bò: 2 mg/kg thể trọng
-Trong củ sắn đắng có 6- 15mg% Trong củ sắn thường là 2- 3 mg% Lá sắn có 20- 80mg%, lá cành già thì hàm lượng HCN càng giảm Khô dầu lanh và vỏ cây lanh: 140- 340 mg/kg; cây cao lương: 200 mg/kg
*Biện pháp khắc phục: sử lý nhiệt, phoi nằng, ngâm nước ( muối) hạn chế dùng và khi dùng thì phói hợp với các
thành phần khác để hạn chế độc
c Gossipol
-Gossipol có trong hạt bông và khô dầu bông
-Trong khô dầu bông có chứa 0,03-0,2% gossipol Đó là một polyphenol thơm có tính chống oxy hóa, ức chế men polymeraza Mức gây độc cho gà con là 0,016% Lợn chết sau 3- 8 tuần khi ăn phải tỷ lệ 0,03% Gà để ăn khô dầu bông sau một thời gian lòng đỏ sẽ mất màu
*Biện pháp khắc phục: bổ sung cho con vật Fe, và vi tamin E
c Độc tố Tetrodotoxin
- Chất độc tetrodotoxin (ttx) C11 H17 O8 N3 : là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao,có nhiều trong cá nóc, cóc
- Tetrodotoxin bền với nhiệt và axit Đun 2000c trong 10 phút hoặc axit HCl 0,2- 0,3% trong 8 phút
- Độc tố gây tê liệt thần kinh tứ tri, liệt thần kinh vận động, cuối cùng gây liệt trung khu hô hấp và vận mạnh, dẫn đến tử vong Độc tố tập trung nhiều ở da và nội tạng, đặc biệt là ở gan, ruột, tuyến sinh dục
-Liều gây chết: ở thỏ: 1mg/kg thỏ, Ở chó: 0,01 mg/kg thể trọng, Ở người: 30 g cá nóc trong thời kỳ có trứng
d Các chất kháng dinh dưỡng
- Trong hạt đậu tương sống có các chất kháng trypsin và kháng chymotrypsin làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và giá trị sinh học của protein Ngoài ra, nó còn kích thích tuyến tụy hoạt động mạnh gây sưng tụy và do tăng sản sinh trypsin và chymotrypsin dẫn đến làm mất cystein và methionin
Trang 5Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- Xử lý: sử lý nhiệt thích hợp như rang, sấy, hấp chín…Nhiệt trong quá trình xử lý nhiệt phá hủy các chất kháng
dinh dưỡng tăng tỉ lệ tiêu hóa và tăng giá trị sinh học của protein Có thể dùng phương pháp lai tạo, chọn giống tạo
ra các loại đậu tương có hàm lượng kháng trypsin thấp
e Biện pháp phòng tránh các loại độc tố trong thức ăn
+ Không đưa hoặc chỉ đưa một lượng nhất định các loại thức ăn có chứa các độc tố trên vào khẩu phần của gia súc như: Khoai tây: 5- 6kg/con lợn trưởng thành/ngày; sắn 10- 15% thức ăn hỗn hợp gia cầm, 10- 15% trong thức ăn hỗn hợp của lợn, 20- 30% thức ăn của loài nhai lại
+ Khử bỏ độc tố dựa trên tính chất hóa học của chúng
- Khử HCN: Ngâm nước sau 24h thì HCN tự do giảm 20%
+ Dùng nhiệt: sau 15 phút nấu, giảm 90% HCN tự do
+ Phơi nắng: giảm 91% HCN ở lá sắn, lá thái nhỏ phơi giảm 100%
+Muối chua: giảm từ 31- 38,3mg/100g xuống 2,1mg/100g trong măng
- Đỗ tương: rang, sấy ở nhiệt độ từ 100- 135 0C tăng tỉ lệ tiêu hóa lên 77-88%
+ Đưa một số chất vào khẩu phần ăn để bảo hộ như giảm ảnh hưởng của gossipol người ta dùng 780g FeSO4/tấn thức
ăn hoặc bổ sung methionine
+Điều tra thành phần cây cỏ độc, cây dược liệu, kho dầu bong ko dùng vượt quá 55 tổng số nguyên liệu khẩu phần -Bổ sung các thành phần dinh dưỡng có tác dụng giả độc Hỗ trợ chống giải độc
Câu 3: Đặc điểm thức ăn bị nhiễm nấm mốc, vi sinh vật, ký sinh trùng
1 Nhiễm dạng trung gian của ký sinh trùng
-Các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa
-Các dạng trung gian của nhiểu loài giun sán như sán lá gan, sán dây thường tồn tại trong nước trong một thời gian nhất định Chúng có thể tồn tại trong một số loài ốc, hoặc bám vào các cây cỏ dưới nước Khi gia súc ăn phải những loại ấu trùng này chúng sẽ tiếp tục phát triển thành các dạng trưởng thành và tìm đến nơi ký sinh thích hợp trong
cơ thể con vật
2 Nhiễm nấm mốc
-Ngày nay, người ta đã tìm thấy hàm trăm loại nấm mốc trên các loại thức ăn khác nhau như Aspergillus flavus
và Parasiticus ở lạc, Penicilium islandicum ở lúa gạo, A.ochraceus ở một số hạt cốc, A.clavatus và P.paralum, Fusarium ở loài hòa thảo Trong thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam có phổ biến các loài nấm mốc: Mucor, Penicilium, Rhizopus, Aspergilus, Fusarium, Alternaria, Pulluaria, Sincefalustrum, Absidia, Helmintho sporum, Cephalosporum
-Trong đó Aspergilus chiếm 91,8% số mẫu, Penicilium chiếm 54,8% số mẫu
*Nguyên nhân nhiễm: do thu hoạch, bảo quản ko đúng kỹ thuật, độ ẩm nguyên liệu cao
* Aflatoxin gồm các chủng như B1, B2, G1, G2, M1, M2, B2a, G2a gây các chứng trúng độc gan
* Ochrtoxin gây chứng ngộ độc gan cho gà, cừu, bê, lợn Độc tố này có trong thức ăn hạt, lúa, gạo, lạc nhiễm nấm mốc A.orchraceus và thức ăn được phối chế từ các nguyên liệu này Độc tố orchrtoxin có tác động tương hỗ với hệ enzyme photphorylaza gây tăng glyco gen trong gan
* Zearalenon chủ yếu do Fusarium graminearum mọc trên bắp ngô, cỏ tiết ra ngay khi còn ở ngoài đồng hoặc khi bảo quản cất dữ Zearalenon gây ảnh hưởng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của vật nuôi đặc biệt với lợn: Gây động dục giả do hiện tượng tăng trương ở đường sinh dục cái; gây sảy thai
* Biện pháp phòng chống nấm mốc trong thức ăn
+ Xử lý đất, thực hiện luân canh, chọn các giống kháng nấm mốc, thu hoạch nông sản đúng lúc
+ Vệ sinh kho tàng, thiết bị chế biến thức ăn, bao bì, máng ăn
+ Đảm bảo ẩm độ cơ chất cho từng loại nguyên liệu: Gạo <12%, ngô 13- 14%, lạc <9%, thức ăn hỗn hợp < 14,5% + Xử lý cơ chất, nguyên liệu trước khi dự trữ
- Xông hơi cho ngô mới thu hoạch khi chưa có nắng
Trang 6Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- Xử lý bằng phương pháp hóa học: Dùng axit propionic, axit sorbic, axit benzoic nồng độ 1- 3%; Quixalud: 0,5- 1kg/tấn ngô, ẩm độ 17- 22% có thể bảo quản được 6 tháng; Cerqual-500, Micofixplus 1- 2,5kg/tấn thức ăn Các hóa chất tác động lên ADN và chu trình chuyển hóa hydratcacbon của tế bào nấm và làm nấm bị tiêu diệt
- Xử lý bằng chất hấp phụ: Bổ xung 0,5% bentonit vào ngô có 750ppb aflatoxin sẽ làm giảm hẳn tác dụng của aflatoxin
- Dùng formaldehyt 2% xử lý ở nhiệt độ 100 0C, trong 120 phút để giảm hoạt tính của aflatoxin Dùng NH3 2% cho vào túi nylon kín, xử lý nhiệt độ 43 0C giảm được khoẳng 75% aflatoxin
+ Các biện pháp dinh dưỡng: thức ăn dùng đến đâu thì chế biến đến đó Tăng protein trong khẩu phần sẽ giảm tác dụng tiêu cực của độc tố aflatoxin và orchratoxin Bổ sung methionine vào khẩu phần sẽ giảm tác động của glutathion
Bổ
sung B1 trong thức ăn gia cầm sẽ giảm tác hại của fusarium
3 Thức ăn bị nghiễm vi sinh vật
-Những loại nguyên liệu dễ bị nhiễm vi sinh vật: Thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật
-Trong các loại thức ăn giàu đạm như bột thịt xương, bộ cá, bột xương thường nhiễm một số loài vi sinh vật ngay trong quá trình sống, giết mổ, chế biến bảo quản
-Một số loài vi khuẩn thường nhiễm vào trong thức ăn:
* Staphylococus aureus (tụ cầu khuẩn) tồn tại nhiều trong thiên nhiên, rất rễ nhiễm vào thức ăn St.aureus sinh độc tố
gây nên viêm và trúng độc, gây dung huyết Độc tố bền với nhiệt độ, ở nhiệt độ 100 0
C trong 30 phút độc tố không bị phá hủy, độc tố chịu được dịch vị và không bị enzyme phá hủy
* Clostridium botulinum (độc thịt) dễ nhiễm vào thực phẩm, thức ăn trong quá trình vận chuyển, chế biến Vi khuẩn
sinh nha bào, nha bào rất bền với nhiệt Vi khuẩn sinh ngoại độc tố botulin bền với nhiệt và men tiêu hóa
- Triệu trứng: nôn mửa, liệt cơ mắt, sami, dãn đồng tử, mất phản xạ với ánh sáng Khó thở, thân nhiệt hơi hạ, mạch chậm sau tăng nhanh, khô miệng liệt cơ nhai, cơ lưỡi, vẹo cổ Dạ dày bị tê liệt nhẹ, giảm tiết dịch vị và dịch tụy, có thể chết do liệt trung khu hô hấp và tuần hoàn Tỷ lệ tử vong là 60- 70%
* Samonella là vi khuẩn có ý nghĩa trong việc xác định chứng ngộ độc trong thức ăn, đánh giá vệ sinh công đồng và
dự phòng truyền nhiễm
- Có 3 loài: S.enteritidis, S.typhimurium, S.choleraesuis có thể truyền từ người sang vật nuôi
- Khi gia súc ăn phải thức ăn có nhiễm Salmonella những tai biến dạ dày, ruột chiếm ưu thế hơn triệu chứng toàn thân Sau 8- 12 giờ ủ bệnh, có nôn và ỉa chảy kèm theo sốt cao Bệnh thường khỏi ngay sau 2- 4 ngày, rất hiếm khi bị nhiễm trùng huyết và mưng mủ cục bộ
* E.coli sống cộng sinh ở ruột gia súc và người, theo phân ra ngoài thiên nhiên và phân bố rộng rãi Nếu thức ăn bị nhiễm E.coli chứng tỏ thức ăn bị nhiễm bởi phân Ngộ độc E.coli thường do bị nhiễm bởi một số lượng lớn vi khuẩn
có kèm độc tố do E.coli tiết ra Bệnh phát ra đột ngột, đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiểu lần, thân nhiệt bình thường hoặc tăng nhẹ Bệnh kéo dài từ 1-3 ngày rồi khỏi Nặng có thể sốt cao, mệt mỏi; có hiện tượng viêm ruột, dạ dày
* Clostidium prefringens: nha bào vi khuẩn này hiện diện trong môi trường xung quanh Bào tử có mặt ở nhiều loại
thức ăn, thực phẩm, nhất là thịt Có tới 10 loài có khả năng gây bệnh, trong đó có Perfringens đứng số một Vi khuẩn sinh nhiều độc tố, trong đó có hai loại độc tố là A và F gây ngộ độc với các triệu trứng như;n để xác định mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm Theo Tiêu chuẩn Việt Nam trong thức ăn không cho phép có Cl.perfringens
* Ảnh hưởng của vi sinh vật:
+ Vi sinh vật làm thức ăn mất màu sắc, mùi vị, giảm giá trị dinh dưỡng
+ Sản sinh ra một số chất độc: betain gây co giật, tăng tiết nước bọt, promain gây đau bụng đặc hiệu, triptamin gây
co mạch, histamin gây dị ứng Vi sinh vật phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu và gây ỉa chảy Độc tố vi sinh vật phá hủy vách ruột, vào máu, tác động vào thần kinh gây trúng độc
Câu 4: Tiêu chuẩn vệ sinh của các loại thức ăn
Trả lời
1 Đánh giá cảm quan
- Là phương pháp đánh giá nhanh, đơn giản, không tốn kém nhưng cũng cho những nhận định khái quát, về chất lượng thức ăn Thường được dùng để đánh giá chất lượng cỏ khô, cỏ ủ chua, thức ăn dạng hạt hoặc các loại thức ăn đơn khác
+ Cỏ khô chất lượng cao: Cỏ nguyên liệu ban đầu thu cắt đúng thời điểm, không quá già, không quá non Cỏ mềm
không có cọng cứng, không lẫn bùn đất và cỏ dại, không lẫn rễ và những vật ngoại lai khác Cỏ sau khi phơi khô có màu xanh sáng,còn nhiều lá thể hiện hàm lượng caroten, protein, chất khoáng cao Cỏ không có bụi, không bị mốc
+ Thức ăn ủ chua chất lượng cao: Có mùi đặc trưng của axit lactic, không có mùi thối hoặc mùi của axit butyric Có
màu sắc và độ ẩm đồng nhất:màu xanh hơi ngả nâu, không có màu xanh sẫm hoặc xanh đen Thức ăn không bị nhớt, không có mùi mốc hoặc mùi bùn khẳn Vị hơi chua hấp dẫn
Trang 7Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
+ Thức ăn dạng hạt, các loại thức ăn tinh bột và thức ăn hỗn hợp Thức ăn hạt chất lượng cao phải có độ bóng và màu sắc đặc trưng Tỷ trọng càng cao chất lượng hạt càng tốt, nhưng độ ẩm các loại hạt không vượt quá 12% Hạt nguyên vẹn, không rạn nứt hoặc có hiện tượng sứt mẻ do các loại gặm nhấm hoặc mọt gây nên Hạt và các loại thức ăn tinh không bị nhiễm mốc, không có mùi ôi và không lẫn ngoại vật, đặc biệt là các tạp chất có chứa sắt
+ Thức ăn có nguồn gốc động vật: Có chất lượng tốt, thể hiện độ thơm và màu sắc đặc trưng của từng loại nguyên
liệu Thức ăn khô, tơi xốp, không vón cục, không có những dây xơ, không có mùi hôi hoặc mùi khai của amoniac, chứng tỏ thức ăn chưa bị oxy hóa hoặc chưa bị phân hủy
2 Phân tích thành phần hoá học
-là phương thức đánh giá chi tiết cụ thể và chính xác chất lượng thức ăn Số chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào bản chất của từng loại thức ăn Thường dùng 6 chỉ tiêu để đánh giá tổng thể là: độ ẩm, protein thô, chất béo thô, xơ thô, khoáng tổng số, dẫn xuất không Nito Ngoài ra đối với từng loại thức ăn cụ thể thì người ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu như độc tố nấm mốc, hàm lượng cát sạn, tỷ lệ vật ngoại lai, chỉ số iod (đối với thức ăn dầu mỡ), chỉ số peroxit, vi khuẩn gây bệnh như E.coli và Salmonella (đối với bột cá), axit lactic, axit axetic, axit buric (đối với thức ăn lên men, ủ chua)
- Phân tích thành phần hóa học của thức ăn thường tốn kém và mất nhiều thời gian Để có kết quả chính xác, việc lấy mẫu thức ăn mang đi phân tích cần theo đúng yêu cầu của phòng xét nghiệm (căn cứ vào TCVN lấy mẫu và phân tích mẫu) Mẫu thức ăn gửi đi phân tích phải mang những đặc điểm đại diện cho cả lô thức ăn
Câu 5: Vệ sinh cho ăn, chăm sốc và nuôi dưỡng
Trả lời
- Mục đích : là nhằm đảm bảo cho vật nuôi ăn đủ cả về số lượng và chất lượng Đảm bảo sự cân đối các chất dinh dưỡng, tránh các bệnh trong quá trình nuôi dưỡng sinh ra
a Vệ sinh tiêu chuẩn ăn
- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu về các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày đêm
-Bao gồm: các nhu cầu về năng lượng, protein, khoáng cơ bản, một số chất hoạt tính sinh học Đó là mức thức ăn cần
thiết để duy trì sự sống, sức sản xuất và tái sản xuất Tùy theo loài vật, tính biệt, mỗi sức sản xuất nhất định có tiêu chuẩn ăn khác nhau
- Tiêu chuẩn ăn được xây dựng trên nền tảng nhiệt độ môi trường sống của vật nuôi từ 20- 25 0C Khi nhiệt độ tăng, giảm cần có sự điều chỉnh để con vật nhận đủ lượng năng lượng, protein, khoáng cơ bản, một số hoạt chất sinh học theo nhu cầu của giống giúp cho vật nuôi phát huy được hết tiềm năng di truyền Khi nhiệt độ tăng, sự thu nhận thức
ăn của con vật giảm Do vậy, nếu không tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần sẽ làm cho con vật thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết
b Vệ sinh cấu tạo khẩu phần
-Khẩu phần ăn là một tổ hợp thức ăn thỏa mãn được tiêu chuẩn ăn, đáp ứng nhu cầu sinh lý sinh hóa của con vật, kích thích tính thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa hấp thu
c Vệ sinh khối lượng thức ăn
-Khối lượng thức ăn cho ăn phải phù hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hóa, tạo cảm giác no, kích thích tiêu hóa và hấp thu
-Lượng vật chất khô của thức ăn thường có tỷ lệ so với thể trọng như sau:
+Trâu, bò 2,5- 3% thể trọng
+Bò sữa: 2,5% thể trọng và 10% sản lượng sữa
+Lợn: 2,5% thể trọng
+Ngựa: 2 % thể trọng
d Vệ sinh trong phân phối và sử dụng khẩu phần
- Việc cho vật nuôi ăn đúng cách nhằm tạo các phản xạ có điều kiện, tăng tính ngon miệng, tính thèm ăn giúp cho con vật ăn hết khẩu phần
- Cần căn cứ vào đặc điểm sinh lý ăn uống của từng loại gia súc để quy định chế độ ăn uống hợp lý Căn cứ vào từng loài gia súc như đực giống, vỗ béo, mang thai, nuôi con và gia súc non mà có khẩu phần riêng cho chúng
- Phải tôn trọng khẩu phần ăn, tôn trọng quy trình nuôi dưỡng nhu quy định thời gian cho ăn, số lần ăn trong ngày, cố định người nuôi dưỡng, tạo phần xạ trước khi cho ăn cho gia súc không tùy tiện,
- Tập cho vật nuôi ăn từ từ những loại thức ăn mới lạ, không thay đổi đột ngột
Trang 8Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- Giữ đúng nguyên tắc của việc phối hợp khẩu phần
- Thường xuyên, nghiêm túc vệ sinh kho tàng, vệ sinh thiết bị chế biến thức ăn, đặc biệt chú ý các thiết bị như máy trộn, các xilo chứa, băng tải, vệ sinh máng ăn máng uống, xung quanh máng, vệ sinh bao đựng thức ăn
Định kỳ phải làm tốt các giải pháp vệ sinh trong sản xuất đã loại bỏ được rất nhiều mầm bệnh, giữ được an toàn dịch bệnh cho gia súc
Câu 6: Vệ sinh chăn thả
Trả lời
-Các loài động vật ăn cỏ đc chăn thả trên đồng cỏ sẽ tận dụng tốt nguồn cỏ tự nhiên,giúp rèn luyện giúp cho gia súc quen với sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, tận hưởng được ánh nắng mặt trời, chống được bệnh còi xương, thiếu máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, sinh trưởng phát dục tốt
a Yêu cầu vệ sinh đối với bãi chăn
- Trên bãi chăn không được có những tạp vật cứng, sắc nhọn như gạch đá, kim loại, dây thép gai…
- Cao ráo, dễ thoát nước, không có hầm hố trũng, đảm bảo được tính chất lý hóa, sinh vật học của đất làm bãi chăn
- Không có quá nhiều cỏ dại, không có những cây độc như lá ngón, trúc đào, cà độc dược…
- Những nơi đã chôn xác gia súc chết vì bệnh nhiệt thán thì phải rào kỹ cách ly, không được sử dụng làm bãi chăn thả
b Chuẩn bị và quản lý gia súc khi chăn thả
- Chuẩn bị bãi chăn
+ Dọn vệ sinh, sửa sang, san bằng hầm hố
+ Quy hoạch đường đi lại cho người và gia súc
+ Chuẩn bị chỗ uống nước, nghỉ ngơi cho gia súc
+ Phân chia khu vực bãi chăn, phân cấp bãi chăn, chia đàn, phân loại và ưu tiên bãi chăn tốt cho gia súc chửa, nuôi con, gia súc non… để có kế hoạch luân phiên chăn thả trên đồng cỏ, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của đồng
cỏ
- Chuẩn bị và quản lý đàn gia súc khi chăn thả
+ Chia đàn: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, hàng năm phải tiêm phòng những bệnh truyền nhiễm
chính Phân loại chia đàn để cho gia súc trong cùng một đàn được hưởng theo một chế độ cho ăn, chăm sóc giống nhau.Mỗi đàn có số lượng gia súc nhiều hay ít phải căn cứ vào tình hình của bãi chăn rộng hay hẹp, địa thế của bãi chăn và những trở ngại của bãi chăn…
+ Tập chuyển chế độ ăn cho gia súc từ thức ăn tinh nhiều sang thức ăn thô trước mùa chăn thả để gia súc thích nghi, tránh những rối loạn về tiêu hóa
c Biện pháp vệ sinh khi ở bãi chăn thả
- Không chăn thả khi bãi cỏ còn đẫm xương, cỏ ướt vào dạ dày dễ lên men sinh hơi gây chướng hơi dạ cỏ
- Trời mưa không để cho gia súc dừng lại lâu ở một chỗ để tránh đất bị dẫm nát và nén chặt
- Không để cho gia súc nằm nghỉ ở những chỗ có cỏ non và ngon vì cỏsẽ bị đè nát, dính phân, nước tiều thì gia súc không muốn ăn nữa
-Cần chú ý thời tiết, hướng gió và vị trí của mặt trời trong khi chăn thả Trời lạnh nên cho gia súc tiến thuận theo chiều gió; trời nắng thì đi ngược chiều gió Không để cho tia nắng mặt trời chiếu thẳng và mắt gia súc
- Cung cấp đầy đủ nước uống khi trời nắng Tận dụng nguồn nước tự nhiên (ngòi, lạch, suối) ở bãi chăn, chia gia súc thành từng nhóm nhỏ để tránh chen lấn nhau
- Cần có kế hoạch luân phiên gia súc chăn thả trên bãi chăn để năng lực tái sinh của cỏ được tốt hơn
d Phòng bệnh ở bãi chăn
-Nhân viên chăn thả cần hiểu biết những bệnh thông thường của gia súc và chuẩn bị túi thuốc thú y mang theo trong lúc chăn thả Các bệnh thường gặp ở gia súc cần chú ý:
+ Bệnh ngoại khoa: chuẩn bị sẵn thuốc sát trùng, thuốc cầm máu, dụng cụ thú y để cấp cứu ngay trường hợp gia súc
ngã, húc nhau, bị những vật sắc nhon đâm phải Nếu nghi gia súc ăn phải những cây có độc thì phải đuổi gia súc đi xa nơi ấy và gọi cán bộ thú y đến xử lý
- Bệnh nội khoa: Bệnh đau bụng ỉa chảy, chướng hơi dạ cỏ…
- Bệnh ký sinh trùng: Bệnh xoắn phổ, bệnh sán lá gan, bệnh lê dạng trùng, bệnh tiêm mao trùng, các bệnh ngoại ký
sinh trùng như vê, ruồi trâu, mòng gây nên các bệnh ký sinh trùng đường máu
Câu7: Vệ sinh lông, da
Trả lời
1 Ý nghĩa của việc vệ sinh lông da
-Trên da và lông của đông vật có nhiều vsv, và số lượng tùy thoe sức đề kháng và chế độ chăn sóc và vệ sinh cho con vật đó Nếu đc tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp hạn chế đc VSV trên lông và da
-Trước khi giết mổ cần tắm rửa, chải sach lông và da cho côn vật tránh đc vsv nhiễm và thịt đv
Trang 9Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- Nếu da đv đc vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng các đầu mút thần kinh, hệ thống mao mạch, các tuyến nhầy, tuyến mồ hôi thực hiện các chức năng xúc tác, điều tiết nhiệt, bài tiết, bảo vệ cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất như tổng hợp vitamin D, sắc tố melanin… đc tố hơn
- Việc chà sát thường xuyên trong quá trình tắm chải se làm:
+Cho da sạch sẽ, kích thích vào thần kinh và cơ bắp làm con vật đỡ mệt mỏi
+Tác động vào mạch máu ngoài da làm trao đổi chất của cơ thể được tăng cường, kích thích con vật ăn nhiều và tăng sức đề kháng, rèn luyện cho vật nuôi chống đỡ được bệnh tật, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể
- Nếu tắm chải không thực hiện lông, da sẽ bẩn, các tuyến nhờn, mồ hôi bị tắc viêm da, dễ nhiễm vi sinh vật, ve ghẻ, rận, làm cho gia súc ngứa ngáy, khó chịu ăn kém ngon, đau nhức, gầy yếu, tuần hoàn máu giảm, sức đề kháng giảm
a Biện pháp vệ sinh lông, da:
* Tắm cho con vật: phải tắm bằng nước sạch, nước mát vào mùa hè
- Trâu: có thể dùng vòi phun nước, tắm riêng biệt từng con, hoặc dùng các nguồn nước tự nhiên: ao, hồ, sông, suối để
trâu xuống đằm tắm, ngày từ 1-2 lần Để trâu đằm mình dưới nước 10 phút cho bở ghét rồi lấy bàn chải lông, hoặc bã rơm chà sát (tránh xây sát da) Sau khi tắm lấy rơm sạch lau qua một lượt
+ Chú ý: nếu con vật đang ra mồ hôi thì không nên cho tắm ngay
- Đàn bò vắt sữa : thì cần được tắm chải thường xuyên, mùa hè trước khi vắt sữa cần tắm ướt bằng vòi phun nước, kết
hợp kỳ cọ toàn thân, đặc biệt là phần thân sau và bầu vú
- Đối với lợn: có thể làm bể tắm ở sân vận động, để lợn tắm tùy thích hoặc dùng vòi phun nước tắm riêng biệt từng
con, tắm trước khi ăn từ 1-1,5 giờ Mỗi ngày tắm từ 1-2 lần
-Gà: Cần cho gà tắm cát để làm sạch da và diệt ngoại ký sinh trùng, để hòm cát ở tại chuồng gà
*Chải lông: mùa đông, do thời tiết giá rét, trâu bò ngựa cần được tắm khô (chải)
+ Sau khi trâu bò ngựa làm việc xong, tốt nhất là nên lấy rơm xát mình cho nó, đặc biệt là chỗ bắp chân và vai + Với trâu bò đực giống, mỗi ngày nên xoa chải ít nhất 1 lần vào buổi sáng sau khi vận động
+ Lợn đực giống: mùa hè có thể chải vào buổi sáng, tắm vào buổi chiều, mùa đông chải 2 lần/ngày vào buổi sáng và
* Biện pháp khác:
-Mùa rét, để chống rét cho động vật, nhất là động vật làm việc ngoài trời có thể dùng bao tải hay chăn cũ làm áo che cho súc vật Chỉ nên che vào những ngày thật rét và chỉ cần che ở lưng và hai bên sườn, phải có dây buộc cho chắc -Khi gia súc làm việc xong, thấy mồ hôi ra nhiều phải bỏ áo che ra, lau khô mình
-Ngoài ra phải thường xuyên có biện pháp phòng trừ ve, ghẻ, rận, dập ruồi muỗi cho vật nuôi Ngoài ra nếu lông vật nuôi rậm rạp, cần thường xuyên cắt, tỉa để dễ vệ sinh da và giúp cơ thể tỏa nhiệt tốt hơn
Câu 8: Vệ sinh chân và móng
Trả lời:
a Biện pháp vệ sinh chân và móng
- Nền chuồng phải bằng phẳng, luôn đc Vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, giữ ấm vào mùa đông
- Tránh cho động vật nuôi dẫm lên những chỗ lầy lội, gồ ghề, không bằng phẳng
- Chân và móng bẩn cần lấy rơm vò mềm cọ sạch, lau khô
-Cần chăm sóc chân và móng nhất là lúc trời lạnh và sau khi gia súc cày kéo, chạy đua, thồ nặng, cần giữ ấm và xoa bóp, chà sát từ dưới lên trên để máu lưu thông, tuần hoàn tốt
- Lợn đực giống, nếu móng chân quá dài cần phải gọt bớt đi, móng chân bị nứt phải chữa trị ngay \
- Ngựa cần đóng móng và thường xuyên kiểm tra để tránh những ngoại vật vướng mắc vào
b.Ý nghĩa của việc vệ sinh chân và móng
-Chân, móng đóng vai trò quan trọng đối với vật nuôi, đặc biệt là với gia súc cao sản, đực giống, gia súc cày, kéo, thồ, chạy
-Chân, móng là các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với đất, nền chuồng Nền chuồng nuôi bẩn, dễ làm móng và chân bẩn tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhiễm vào gây các bệnh nứt da, mềm móng, thối móng Nền chuồng quá cứng hoặc mềm đều ảnh hưởng tới độ khỏe, độ dẻo dai của chân, từ đó ảnh hưởng tới động tác nhảy trong quá trình giao phối và xuất tinh của con đực giống, sức kéo, sức thồ và sức chạy của gs
Trang 10Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Chân vật nuôi tiếp xúc với nền đất, nền chuồng bẩn lạnh thì dễ bị bệnh cước chân Khi không phát hiện và xử lý kịp thời có thể động vật không đứng dậy được
cần phải đảm bảo nền chuồng khô, sạch Có chất độn lót chuồng ở giai đoạn mùa đông Khi chăn thả tốt nhất là không cho trâu bò dẫm vào những chỗ lầy lội, đặc biệt là mùa lạnh Khi qua suối, sông cần phải tránh chỗ nước lạnh, đặc biệt là đối với động vật non
Câu 9: Vệ sinh vận động
Trả lời
1 Ý nghĩa của vệ sinh vận động
-Chuồng nuôi thường bị nhiễm bẩn do ẩm độ, nhiệt độ, các chất khí sinh ra, do quá trình sống của động vật và do quy trình chăn nuôi Lượng ánh sáng trong chuồng cũng không đủ cho yêu cầu sinh trưởng và phát dục của gia súc
-Nếu nhốt lâu trong chuồng cũng làm giảm tính hoạt động của gia súc, hậu quả là làm cho gia súc kém ăn, sức chống chịu bệnh tật kém nhất là gia súc đang lớn, lợn đực giống và gà đẻ
Vì vậy, trừ những con ở cuối thời kỳ vỗ béo, mọi gia súc đều cần được vận động
-Vận động rèn luyện được cho cơ thể gia súc chịu được những thay đổi của khí hậu, các chức năng tiêu hóa, tuần hoàn, trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, vận động thích hợp sẽ nâng cao sức sản xuất như: năng suất sản lượng sữa, trọng lượng gia súc non đẻ ra, lượng tinh dịch và chất lượng tinh dịch con đực giống
2 Biện pháp vệ sinh vận động
- Khi nuôi lợn nái, lợn con, lợn choai thì chuồng đều phải có sân vận động sạch sẽ, đủ ánh sáng, không khí thích hợp cho từng loại lợn.Sân chơi nên bố trí ở cạnh chuồng nuôi
- Cho lợn vận động khi thời tiết tốt
-Mùa đông nên bắt đầu cho lợn con ra ngoài vận động lúc 2 tuần tuổI, thời gian là 30 phút/lần - 2-3 lần/ngày Tăng dần số lần và số thời gian, từ 1 tháng tuổi trở lên có thể cho lợn vận động tự do
- Lợn đực giống cần được vận động ngày 2 lần: sáng-chiều mỗi lần 1-2 giờ tương ứng từ 3-5 km Mùa nóng vận động vào sáng sớm và chiều mát, mùa đông vận động muộn hơn và cho về chiều sớm hơn Lúc chuẩn bị cho giao phối cần tăng cường vận động, mùa giao phối nhiều thì cho vận động vừa phải
- Trâu bò cần được chăn thả thường xuyên, nhất là vào mùa giao phối Vận động đối với trâu bò đực giống mang tính chất cưỡng bức, thường thì khi thiết kế bãi chăn của trâu bò đực giống cách xa chuồng nuôi 5km Buổi sáng dồn đực giống đến bãi chăn, dồn đi nhanh, không để chúng đi la cà, vừa đi vừa ăn cỏ dọc đường sẽ giảm tác dụng của vận động
-Có thể bố trí 1 đường vận động khép kín, căn cứ vào quãng đường cần vận động và quãng đường thực có mà tính số vòng đuổi
- Có thể cho trâu bò đực giống vận động xung quanh trục quay Đây là cách làm khá phổ biến vì không đòi hỏi diện tích sân lớn, có thể cho nhiều đực giống vận động đồng thời
-Cách làm trục quay: Ở giữa chôn 1 cột trụ đứng cao khoảng 1,8m đỉnh trụ có trục quay gắn với 2-4-6 đòn ngang, mỗi đầu đòn ngang buộc 1 đực giống Chỉ cần lùa 1 con đi thì con khác sẽ phải đi theo trụ quay ấy Đực giống sẽ đi theo đường tròn
-Trong quá trình vận động: Cần bố trí diện tích thích hợp để gia súc vận động , Có chế độ vận động thích hợp cho từng loại vật nuôi, Tránh vận động lúc quá nắng, quá nóng hoặc quá lạnh
Câu 10: Điều kiện chung khi vận chuyển gia súc
+ Người vận chuyển: Có kiến thức về các thể lệ, quy định khi vận chuyển, biết cách chăm sóc và điều trị các bệnh
của gia súc, gia cầm Số lượng vật nuôi/người: Đại gia súc: 20 Lợn: 30 Dê cừu: 60 Gia cầm, thỏ: 10 lồng
+ Phương tiện: Phù hợp với loại vật nuôi, số lượng, độ dài và tính chất đường Phương tiện cần có các bộ phận, các
chi tiết đáp ứng được yêu cầu của vận chuyển: cầu lên xuống, vách ngăn… và đảm bảo về vệ sinh
+ Trạm nghỉ: Cần bố trí ở nơi có đầy đủ thức ăn, nước uống
+ Gia súc: tránh ghép đàn trong vận chuyển, nếu phải ghép đàn cần ghép vào tối, đêm Trước khi nhập đàn cần phun
tỏi hay crezil vào động vật Cần phân loại theo tính biệt, lứa tuổi, sức khỏe Chỉ vận chuyển con khỏe, không bệnh, đã tiêm phòng Phải đánh số gia súc để tiện theo dõi và quản lý Gia súc cần làm quen với thức ăn mới trước khi vận chuyển
+ Thức ăn nước uống: Chuẩn bị các loại thức ăn tinh, kho đảm bảo về số lượng và chất lượng tùy theo phương thức
vận chuyển Dụng cụ cho ăn uống cần đơn giản, đầy đủ, sạch Vận chuyển đường biển cần chuẩn bị nước ngọt
+ Công tác thú y: Tiêm phòng cho những con vật những bệnh truyền nhiễm dễ mắc trước khi vận chuyển Chuẩn bị
đầy đủ thuốc thú y và phương tiện để điều trị
Câu 11: Vệ sinh cho từng cách vận chuyển
Trả lời
a Vận chuyển bộ (đuổi bộ):
Trang 11Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Phương thức đuổi bộ thực hiện khi di chuyển trâu bò trên quãng đường ngắn, qua vùng thưa dân cư, có nhiều đồng cỏ hoặc đường giao thông khó khăn
- Cần có giấy chứng nhận của thú y cơ sở đúng số lượng và chất lượng đàn gia súc Bố trí người áp tải với tỉ lệ: 15 –
20 trâu bò/ người; 35 – 40 dê cừu, lợn/ người
-Trước khi vận chuyển cần điều tra kỹ về đường đi, chọn đường đi ngắn nhất, tránh qua vùng dân cư Tránh những nơi đã và đang có ổ dịch xảy ra Cẩm đuổi bộ qua ổ dịch những gia súc dễ cảm nhiễm với loại bệnh đã công bố Điều tra kỹ về thức ăn và nơi nghỉ cho gia súc
- Chỉ vận chuyển những con khỏe mạnh đã tiêm phòng theo quy định của luật thú y, xuất phát từ những nơi an toàn dịch
- Chú ý không để cho súc vật vận chuyển với súc vật khác ngang đường để tránh bệnh truyền nhiễm
-Phân đàn: Số lượng đàn nhiều hay ít phụ thuộc vào loại súc vật và đường đi khó hay dễ Thường phân theo cùng địa
phương, sức khỏe, tầm vóc, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hay tính biệt Quãng đường đi mỗi ngày tùy thuộc vào loài vật sức khỏe, tình hình đường đi và thời tiết Nếu qua vùng nông nghiệp, cần chú ý rọ mõm cho gia súc, tránh chúng vừa đi vừa ăn, gây thiệt hại mùa màng và làm chậm tốc độ vận chuyển Giữa từng con phải giữ một khoảng cách nhất định, những con đực cho đi trước đàn, điều khiển hợp lý khi gặp ô tô, tránh hiện tượng tan đàn
-Nếu tận dụng thức ăn trên đường đi thì thường đi với tốc độ 15km/ngày
-Nếu không cho ăn thức ăn tận dụng trên đường đi thì tốc độ 20-25km/ngày
-Thường thì ngựa đi nhanh hơn trâu bò, cứ đi 5-6 ngày thì cho nghỉ 1 ngày
-Mùa nóng nên cho đi sớm, nghỉ buổi trưa ở chỗ mát, chiều cho đi muộn
- Mùa lạnh cho đi muộn chiều cho nghỉ sớm hơn, ở nơi kín gió
-Những ngày đầu đi quãng ngắn hơn, những ngày sau đi quen mới cho đi theo hành trình bình thường
-Trên quãng đường đi cần lưu ý sao cho đàn đi trước sau khi ăn vẫn dành lại được những bãi cỏ cho đàn đi sau, tránh cho ăn cỏ còn ướt sương
- Nếu thức ăn không đủ cần bổ sung để gia súc ăn no ngày 2 lần
-Không nên bắt gia súc mang trên lưng đồ đạc quá nặng, đặc biệt chú ý bảo vệ móng chân cho gia súc để có thể đi đường bền và không ảnh hưởng đến sức làm việc của con vật sau này
-Nếu trong đàn vận chuyển có 1 con ốm hay chết thì phải dừng lại cả đàn, dồn ra cách đường đi ít nhất 1km và báo cho cơ quan thú y hay chính quyền địa phương ở cơ quan gần nhất Nếu là bệnh truyền nhiễm phải xử lý theo đúng quy định phòng bệnh, phòng dịch dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn
-Cán bộ đi theo đàn gia súc phải nắm chắc tình hình sức khỏe của đàn gia súc, có ghi chép cẩn thận để báo cáo lại với nơi nhận gia súc
b Vận chuyển bằng tàu hỏa
-Ưu điểm: vận chuyển tốt, nhanh chóng an toàn, giá thành vận chuyển rẻ, áp dụng được cho nhiều loại gia súc, gia
cầm, số lượng vận chuyển lớn
-Nhược điểm: những nơi thuận tiện ga tàu mơi dùng vận chuyển bằng tầu hỏa
-Việc vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường thủy được Bộ nông nghiệp thỏa thuận với Bộ giao thông vận tải quy định những ga hoặc bến tàu nhất định, có trang bị phương tiện để gia súc, gia cầm lên xuống và các phương tiện tiêu độc cần thiết
*Chuẩn bị trước khi vận chuyển
- Thức ăn, nước uống: Căn cứ vào loại gia súc vận chuyển, số lượng và thời gian vận chuyển để chuẩn bị đầy đủ
thức ăn, nước uống Có các máng ăn, máng uống, dụng cụ đảm bảo vệ sinh Nếu đi đường dài, cần bố trí trạm ăn và nước uống trên những đoạn đường chuyển tàu hoặc dừng tàu lại tương đối lâu, có cán bộ trông nom
-Thuốc men, dụng cụ thú y: cần chuẩn bị đầy đủ để xử lý các bệnh hay gặp
- Toa xe: bố trí toa xe riêng để chở gia súc, gia cầm, có thể làm 1 hay nhiều tầng
+Tầng trên phải làm máng tránh rỉ nước xuống tầng dưới Với trâu, bò, ngựa cần có chố buộc từng con, toa xe phải có thành cao và mái che
+Mỗi toa xe phải có các dụng cụ như: giá thức ăn, chậu, xẻngm thùng chổi, đèn, bàn chải… Toa xe được vệ sinh và tiêu độc trước khi vận chuyển
+Mặt và thành toa không có khe hở to, không có đinh, móc… Tránh gây tổn thương cho con vật Có cầu lên xuống khớp với toa xe
+ Có chuồng nuôi tạm thời ở cạnh ga,
- Trước khi vận chuyển 1 tuần cần cho gia súc làm quen dần với thức ăn gia súc dùng trong vận chuyển
- Khi gia súc đến ga, cho nghỉ khoảng 2h, kiểm tra lại sức khỏe và giấy chứng nhận tiêm phòng
-Xếp cung toa xe những con cùng loại, cùng khối lượng Cho con vật lên xuống một cách bình tĩnh, tuyệt đối không được đánh đập, xô đẩy, kéo đuôi…
*Trọng tải:
Trang 12Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Tùy theo loại động vật, mùa vận chuyển mà bố trí số lượng cho thích hợp Trâu bò thì xếp 1 tầng, lợn xếp 2-3 tầng, gia cầm xếp nhiều tầng hơn
-Tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp sao cho đủ thoáng, nhưng cần tránh súc vật bị lắc, dẫm đạp và va chạm khi vận chuyển Có thể cho động vật đứng tự nhiên Nếu Xếp con vật rồi buộc lại thì xếp được ít súc vật nhưng lại thuận tiện cho ăn uống, chăm sóc
-Thí dụ: 1 toa xe trọng tải 30 tấn, dài 10m, nếu buộc lại thì xếp được 16 trâu bò, nếu xếp tự nhiên thì được 20con
*Quản lý, nuôi dưỡng khi vận chuyển:
-Mỗi toa cần 1 người hiểu biết về chăn nuôi thú y để chăm sóc
+ Thức ăn cần phải đảm bảo đủ về chất lượng, số lượng, bố trí gọn nhẹ, cho ăn số lượng vừa phải, cho ăn nhiều bữa + Cho uống nước sạch và đầy đủ
+ Thường xuyên theo dõi kiểm tra tiểu khí hậu của toa xe Dọn chất thải hàng ngày ở những ga quy định
+ Theo dõi, phát hiện con mệt, ốm, để có chế độ chăm sóc đúng Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm phải đình chỉ ngay quá trình vận chuyển ở ga gần nhất, báo cho cán bộ thú y địa phương biết Thi hành ngay các biện pháp chống dịch đầu tiên: cách ly động vật ốm, tiêm phòng, cứu chữa, tiêu độc báo cho Bộ nông nghiệp và
Bộ giao thông vận tải biết
c Vận chuyển bằng ô tô
-Uư điểm: Là phương pháp phổ biến nhất khi vận chuyển gần, số lượng gia súc, gia cầm ít
-Yêu cầu : Thùng xe phải nhẵn, có mui, thành chắn ở hai bên và phía sau chắc chắn, đáy chắc, kín, không rỉ nước, được rửa sạch tiêu độc Vận chuyển súc vật lớn phải có vòng sắt để buộc, có bệ cho gia súc lên xuống Nếu đi xa cần chuẩn bị đủ thuốc và dụng cụ thú y
*Trọng tải:
- Vận chuyển đại gia súc:
+Tùy theo trọng tải của xe và trọng tải gia súc mà quy định số đầu con ( Xe 2,5-5 tấn có thể chở 3 trâu, bò, ngựa )
+Cho đứng theo chiều xe đầu quay về trước
+ Nếu Trâu bò ngựa nhỏ có thể xếp ngang nếu quãng đường đi ngắn, đường rộng và phẳng, như vậy chở được 4 con, từng đôi quay đầu về 2 bên
-Vận chuyển lợn: Có thể xếp 1 tầng hay 2 tầng Khi vận chuyển lợn đến nơi giết mổ, có thể tận dụng diện tích và xếp 2
tầng
- Khi vận chuyển gà và thỏ: cần xếp vào lồng và xếp làm nhiều tầng
+Gà con cần xếp vào hộp bìa cứng hình thang, chia 4 ngăn, 100con/ hộp, có nhiều lỗ thông hơi, xếp thoáng
+Gà lớn dùng lồng nhựa, gỗ, tre, sắt để chuyển
+ hộp, Lồng cần chắc chắn, sạch và được sát trùng Nếu vậ chuyển đường xa, cần bố trí lối đi lại để cho ăn, theo dõi sức khỏe và quét dọn
+Cho ăn đủ chất dinh dưỡng, nhưng ăn nhiều bữa Tránh đi vào lúc quá nóng, quá nắng Tùy vào dduwwong xấu hay tốt mà tốc độ xe đi khác nhau
-Chú y: Sau quá trình vận chuyển cần phải vệ sinh tiêu độc các phương tiện, dụng cụ dùng trong quá trình vận chuyển
như thùng xe, máng ăn, máng uống…
4 Vận chuyển bằng đường thủy
-Ưu điểm: Là phương pháp vận chuyển rẻ tiền, an toàn
-Nhược điểm: ở gần bến sông, bến cảng mới áp dụng đc, Việc vận chuyển trên tàu biển chỉ được thực hiện khi xuất,
nhập khẩu
-Yêu cầu:
-Thuyền tàu, xà lan chở gia súc phải rộng rãi, không trở ngại cho việc nằm xuống đứng lên của con vật và tiện cho việc kiểm tra về mặt thú y Mặt sàn và thành phải chắc chắn có rãnh ngầm đưa nước bẩn ra ngoài Nếu mặt sàn bằng gỗ có thể rắc các chất độn như mùn cưa, rơm dạ…
-Gia súc cần được kiểm tra, phân đàn và tập luyện cho thích nghi với việc đi trên sông nước
-Xà lan đưa gs xuống tầu phải đảm bảo không trơn
-Nếu đưa xuống bằng cần trục thì Trâu bò phải buộc chắc chắn
-Với Lơn gà vịt thỏ phải nhốt vào chuồng lồng
-Tiêu chuẩn như sau:
+Trâu bò ngựa giống: 2,5 – 3 Dê cừu: 0,5 – 0,75
+Trâu bò ngựa ngoại: 2,0 – 2,5 Lợn trưởng thành: 1,1 – 1,5
+Trâu bò ngựa nội: 1,8 – 2,25 Lợn nhỏ: 0,3 – 0,5
+Mỗi công nhân phụ trách 20 trâu bò ngựa, 30 lợn, 60 cừu, hay 10 lồng gia cầm, thỏ
Trang 13Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Chú ý: Cho ăn uống đầy đủ, thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khỏe đàn gia súc Nếu có xác chết trên đường đi,
không được vứt xuống nước mà phải đưa lên bờ trôn đúng theo vệ sinh
e Vận chuyển bằng đường hàng không
-ưu điểm:Phương tiện vận chuyển nhanh chóng, an toàn
-Nhược điểm: giá đắt, Chỉ dùng để chở gia súc quý hay động vật làm cảnh và phải được sự cho phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Câu 12: Bênh thường gặp trong quá trình vận chuyển
b.Triệu chứng: Con vật mệt mỏi, run rẩy, lảo đảo
-Thân nhiệt bình thường hay thấp hơn một chút
-Tim mạch nhanh-yếu, tần số hô hấp tăng, con vật khó thở
- Nhu động ruột giảm, con vật bị táo bón Khi nặng, con vật bị hôn mê, mất phản xạ, đầu ngả 1 bên hay ngã vật xuống, triệu chứng kéo dài trong vài ngày, nếu gia súc được nghỉ ngơi thỏa đáng sẽ phục hồi nhanh chóng
-Nếu bệnh nặng kéo dài có thể dẫn đến chết, khi gia súc mổ khám thấy xuất huyết toàn thân
c Điều trị: Để tăng khả năng phục hồi cần tiêm glucoz 5% vào tĩnh mạch (0,5-2 lít/trâu, bò; 0,1-0,5 lít/lợn) kết hợp
hộ lý tốt, cho nghỉ ngơi ở chỗ dâm mát, yên tĩnh, xoa bóp trên da
2 Đau mắt
-Do điều kiện vệ sinh kém hoặc vận chuyển khi thời tiết quá nắng nóng ( chém thêm )
3 Say sóng
-Nguyên nhân: Gặp khi vận chuyển trên biển dài ngày, nhốt chật
-Triệu trứng: Con vật có biểu hiện loạng choạng, choáng rồi vật ngã xuống Hô hấp yếu, tim mạch nhanh yếu, cá biệt
có con hung hăng rồi ngã vật ra
-Điều trị: Can thiệp kịp thời, cho gia súc nghỉ ngơi tốt, bồi bổ sức khỏe, gia súc sẽ hồi phục nhanh chóng
Câu 13: Vệ sinh cho gia súc giống
a Vệ sinh cho đực giống
*Nguyên tắc:
-Muốn có đực giống tốt, phải thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ khi con mẹ có chửa
-Gia súc non phải được bú sữa đầy đảu, đực giống trưởng thành phải được chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý
- Đực giống không nên quá béo hoặc quá gầy
-Đực giống phải đc chăn sóc chu đáo
+Không nên cho đực giống ăn quá nhiều thức ăn thô, phải cung cấp nhiều chất đạm (nên cho ăn những thức ăn đạm có nguồn gốc động vật), chất khoáng, vitamin nhất là A, B, D, E
+Sau khi giao phối hoặc sau khi khai thác tinh, nên có chế độ bổ sung dinh dưỡng, cho gia súc ăn thêm trứng gà tươi, thóc mầm và cỏ tươi
-Đực giống phải được vận động, thường xuyên chăm sóc, vệ sinh tắm chải…
-Đực giống đến tuổi trưởng thành mới cho giao phối hoặc khai thác tinh
-Số lần phối going, lấy tinh 1 tháng hay 1 năm phải căn cứ vào tình hình sức khỏe của gia súc
-Những nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh dục của đực giống giảm sút chủ yếu do:
+ Cho ăn không hợp lý, không cân đối khẩu phần ăn, làm cho con vật gầy quá hoặc béo quá
+Do chất lượng thức ăn kém, hư hỏng, có độc tố (ví dụ nhiễm nấm mốc, độc), ô nhiễm mầm bệnh
+ Cho giao phối hoặc khai thác tinh quá non, cường độ khai thác sử dụng quá nhiều dẫn tới cơ năng sinh dục bị tổn thương
+ Do chăm sóc nuôi dưỡng hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo, môi trường chuồng trại quá nóng hoặc quá ẩm
b Vệ sinh cho gia súc cái
*Nguyên tắc: Đối với gia súc cái, phải đảm bảo sức khỏe, khả năng sinh sản, tránh đểmất đợt giao phối, tránh sảy
thai
*Nguyên nhân làm cho gs cái kém:
-Gia súc cái không sinh sản được thường do những sai sót trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, một số trường hợp
do bệnh, tật hoặc do chất lượng tinh dịch của lợn đực giống không đảm bảo dẫn đến làm giảm khả năng thụ thai, gây nhiễm bệnh cho gia súc cái, hoặc do không phát hiện đúng thời điểm động dục của con cái, hoặc cạn sữa không đúng thời gian ở bò cái sữa
Trang 14Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Cũng có thể do khai thác sinh sản quá sớm, khi gia súc cái còn quá non, chưa có sự thành thục về thể chất, hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo, do làm việc nặng nhọc, do bị đánh đập, ngã, hoặc bị VSV gây bệnh tấn công, đặc biệt là bệnh đường sinh dục
*Cách vệ sinh chăm sóc: ( nhìn phần nguyên nhân rồi chém)
c.Vệ sinh khi giao phối
-Nên cho gia súc giao phối trong môi trường mát mẻ, có mái che
-Trước khi giao phối phải buộc đuôi gia súc cái sang một bên (đặc biệt là ngựa), vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài của cả gia súc đực và cái
-Trong trường hợp giao phối lần đầu, vì âm hộ còn nhỏ nên xoa một lớp kem bôi trơn (vaselin) để tránh gây tổn thương bộ phận sinh dục của gia súc cái
-Nếu nghi ngờ cơ quan sinh dục cái bị nhiễm khuẩn, viêm, bệnh, mắc bệnh so nấm không được cho giao phối hoặc cho thụ tinh nhân tạo phải áp dụng biện pháp điều trị ngay
-Sau khi con đực phóng tinh, việc giao phối đã hoàn tất, nên dắt con đực ra chỗ khác, vệ sinh dương vật của gia súc đực bằng nước lạnh, cho về chuồng nghỉ ngơi, bồi dưỡng
-Chăm sóc gia súc cái, dùng tay vỗ mông hoặc ấn vào vùng mông, thận để khép cửa tử cung, giữ tinh dịch ở bên trong, tạo điều kiện cho quá trình thụ thai, để gia súc nghỉ ngơi trong chuồng, cho ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng,
dễ tiêu hóa
d.Vệ sinh khi gia súc cái có chửa
-Gia súc mang thai khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho chính bản thân gia súc và cung cấp
dinh dưỡng cho bào thai phát triển như: protein, gluxit, lipit, khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin
-Thức ăn phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống phải cung cấp đầy đủ, ít nhất 3-4 lần/ngày và tùy loài vật nuôi
-Đến giai đoạn chửa cuối, nên cho gia súc ăn thêm thức ăn tinh, loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa Trước khi đẻ 2- ngày, cần giảm 2/3 lượng thức ăn thô so với nhu cầu hàng ngày để giảm bớt sức chèn ép của bào thai -Gia súc cày kéo phải được nghỉ lao tác hoàn toàn trước khi đẻ 1 tháng, gia súc không làm việc thì phải duy trì chế độ vận động hàng ngày để ngăn chặn hiện tượng phù ở vùng chân sau và bại liệt sau khi đẻ
-Gia súc chờ đẻ phải được sống trong môi trường đảm bảo vệ sinh thú y, nhiệt độ, có ẩm độ tương đối thích hợp cho vật nôi ko quá nóng, ko quá lạnh, thoáng khí
-Trước khi đẻ phải vệ sinh thân thể cho gia súc sạch sẽ
*Vệ sinh khi đẻ
-Trước khi gia súc đẻ 1 ngày, không nên cho gia súc vận động, trước khi đẻ vài giờ hạn chế cho ăn, chỉ cho uống nước
ấm, sạch pha muối 0,9%, phải có người chuyên trách trực gia súc đẻ
-Khi gia súc đẻ, giữ yên tĩnh, kết thúc đẻ, cho gia súc mẹ nghỉ ngơi Nhau thai phải xử lý chôn, không để cho con vật
ăn, cho con mẹ uống nước ấm
-Trong các ngày sau đẻ, nên cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ, dễ tiêu hóa, có thể cho ăn cháo, cho ăn làm nhiều bữa trong ngày Sau 1 tuần mới cho gia súc mẹ ăn theo khẩu phần bình thường Cần giữ vệ sinh bầu vú và núm vú con mẹđể tránh bệnh cho con non
Câu 14: Vệ sinh cho gia súc non
a Đối với bê, nghé
-Vệ sinh thân thể, đường hô hấp trên cho bê, nghé ngay sau khi sinh, cắt rốn, sát trùng, cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt
-Để cho bê nghé tự do tập ăn rơm, cỏ khô, riêng cỏ tươi không để cho bê ăn tự do, tránh chướng hơi
-Chú ý bổ sung thêm muối 0,9% Từ 4 tháng tuổi mới để cho bê nghé ăn cỏ tươi, cho vận động tự do ngoài trời nhiều dưới ánh mặt trời buổi sáng
-Chuồng nuôi thông thoáng để tránh khí độc tích tụ, tránh mầm bệnh lưu cữu
b Đối với lợn con
-Vệ sinh thân thể lợn con ngay sau khi sinh, lau nhớt, cho bú sữa đầu trong vòng 30 phút – 1 giờ Cho bú liên tục ít nhất 21-28 ngày
-Sau đẻ 3 ngày, cần bổ sung sắt cho lợn con Sau 21 ngày có thể tập ăn sớm cho lợn con, đảm bảo cung cấp nước đầy
đủ cho đến lúc cai sữa
-Tránh yếu tố stress như nóng, lạnh, ẩm, gió lùa, tiếng ồn ảnh hưởng tới sức đè kháng và bệnh tật
-Trước khi cai sữa, cho lợn con làm quen với khẩu phần ăn tổng hợp
-Thức ăn cho lợn con phải đầy đủ, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
Trang 15Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
Câu 15 : Vệ sinh cho gia súc cày kéo
a Chế độ làm việc, thức ăn, nuôi dưỡng
* Chế độ làm việc, thức ăn
-Gia súc cày kéo khỏe mạnh năng suất làm việc mới cao việc chăm sóc nuôi dưỡng phải đảm bảo
-Trong mùa cày kéo, gia súc phải làm việc nhiều, do vậy chế độ dinh dưỡng cần hợp lý, khẩu phần ăn nên tăng thêm tinh bột + Ngựa dạ dày nhỏ nên phải cho ăn nhiều lần
+Trâu bò sau khi cho ăn phải có thời gian để nhai lại
+Trước khi làm việc 1 tiếng, nên cho gia súc ngừng ăn uống, sau khi làm việc cho nghỉ ít nhất 30 phút mới cho ăn -Gia súc làm việc nặng nhọc phải đảm bảo nước sạch uống đầy đủ, hợp vệ sinh Không nên cho gia súc uống nước ngay sau khi làm việc
+Bổ sung thêm muối 100g/ngày đối với trâu, bò ngựa
* nuôi dưỡng:
- Chuồng nuôi gia súc cày kéo phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh, định kỳ sát trùng, tiêu độc, tránh các bệnh về móng
-Mùa hè, cho gia súc làm việc từ sáng sớm, nghỉ trưa sớm, chiều bắt đầu muộn và kết thúc sớm Ngược lại trong mùa đông
-Ngựa không nên làm việc quá 9h/ngày, trâu bò trưởng thành 8h/ngày, nếu làm thêm phải có chế độ ăn thêm (nhưng không làm thêm quá 2h/ngày), làm 1 tuần, nghỉ 1 ngày Làm việc nặng nhọc 50 phút nghỉ 10 phút, công việc bình thường có thể nghỉ ít hơn
-Trong quá trình gia súc làm việc phải thường xuyên theo dõi, quan sát, phát hiện những trường hợp sức khỏe giảm sút, không đảm bảo để tiếp tục làm việc, có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác thường để kịp thời chăm sóc
b Vệ sinh dụng cụ làm việc
-Dụng cụ làm việc phải thích hợp với từng loại gia súc (cày, bừa, xe kéo, hàm thiếc, móng sắt ) và vệ sinh mới nâng cao được hiệu suất công việc
-Yêu cầu đối với vệ sinh dụng cụ làm việc của gia súc cày kéo như sau:
+ Không làm tổn thương da, cơ của gia súc hoặc gây kích ứng ở vị trí tiếp xúc với dụng cụ làm việc
+ Kích cỡ phù hợp, thoải mãi cho con vật, vệ sinh
- Đối với gia súc làm việc cày kéo, tốt nhất về lâu dài nên sử dụng cho mỗi con bộ dụng cụ riêng sẽ đảm bảo yếu tố thích hợp hơn
Câu 16: Vệ sinh cho gia súc lấy sữa
- Ta phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý cho gs lấy sữa để có thể khai thác sữ cao nhất
- Căn cứ vào khả năng cho sữa mà có khẩu phần ăn hợp lý
- Cung cấp đầy đủ nước uống cho gs vì nước có vai trò quan trọng trong sự hình thành sữa và sản lượng sữa,
-Chuồng trại vắt sữa phải đảm bảo yên tĩnh, vệ sinh, thông thoáng, người vắt vệ sinh, cố định, kỹ thuật vắt tốt
-Muốn có chất lượng sữa tốt, cần quản lý nghiêm ngặt vệ sinh bầu vú Vệ sinh bầu vú trước khi vắt bằng nước ấm, rửa kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích phản xạ tiết sữa
-Sau khi vắt cũng phải vệ sinh đầu vú, bầu vú, núm vú bằng nước sát trùng ấm, lau lại bằng khăn khô, sạch, giữ gia súc đứng tại chỗ 1h sau khi vắt để núm vú đóng “kênh” núm vú tại nơi có vệ sinh sạch sẽ
-Tránh sự xâm nhập của VSV gây bệnh bằng cách cho ăn lúc đang vắt và sau vắt sữa Thường xuyên kiểm tra núm
vú phát hiện kịp thời viêm nhiễm để xử lý, tránh để viêm sẽ ô nhiễm sữa
-Chú ý: nên cố định người vắt sữa
Câu 17: Vệ sinh gia cầm
a Phương thức chăn nuôi
- Phương thức chăn thả tự do:
+Uư điểm: cho phép gia cầm kiếm ăn trong điều kiện tự nhiên
+Chăn nuôi trên đồng cỏ, đồi tự nhiên sẽ đảm bảo được điều kiện vệ sinh, có thể sử dụng nhiều năm do khả năng tự làm sạch của đất
+ Nuôi với mật độ 125-150 con/ha
- Nuôi nhốt có bãi thả:
+Ưu điểm: gia cầm được vận động ban ngày
+Nuôi với mật độ nuôi hợp lý là: 25m2/gia cầm với đàn dưới 50 con; 13 m2/gia cầm với đàn trên 50 con
- Nuôi lồng: tùy kích thước lồng, tùy theo lứa tuổi, giống gà mà sắp xếp cho hợp lý khi vệ sinh, tiêu độc
a Vệ sinh cho gia cầm trưởng thành
- Chuồng trại :
Trang 16Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
+Chuồng trại nuôi gia cầm tập trung thì yêu cầu phải xa khu dân cư, xa đường giao thông chính và các trại chăn nuôi khác ít nhất 300m Phải có diện tích vận động gấp 10 chuồng nuôi, với thủy cầm phải có vực nước
+Chuồng nuôi và sân chơi phải vệ sinh thoáng khí, tránh gió lùa ẩm ướt, có rào chắn, hệ thống ăn uống vệ sinh, có hố cát diệt ngoại ký sinh trùng Có hố khử trùng trước trại
+Gà mới nhập trại phải cách ly ít nhất 15 ngày
- Vệ sinh cho ăn
+ Cho gia cầm ăn đầy đủ, khẩu phần cân đối thành phần dinh dưỡng, nước uống đầy đủ, vệ sinh
+ Thường xuyên quan sát, kiểm tra, phát hiện gia cầm ốm, điều trị, cách ly kịp thời
+ Định kỳ 5 ngày vệ sinh máng ăn uống 1 lần
+Vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi hàng ngày
b Vệ sinh cho gia cầm non
*Vệ sinh ấp trứng
- Nếu cho ấp tự nhiên: chọn gà mái khỏe, không mắc ký sinh trùng hoặc samonella, ổ ấp đảm bảo vệ sinh, trứng đạt
tiêu chuẩn ấp
- Nếu ấp nhân tạo: máy ấp, máy nở phải đảm bảo hoạt động tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ
sinh Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy ấp, hệ thống làm mát, đảo trứng
- Trứng không đảm bảo vệ sinh làm giảm tỷ lệ ấp nở Cần thu nhặt trứng hàng ngày, nếu trứng bẩn phải vệ sinh ngay,
để lâu VSV gây bệnh sẽ xâm nhập, vệ sinh trứng bằng các cách sau:
+ Lau: lấy vải mềm tẩm chất tẩy rửa trứng, sạch, nhẹ nhàng, lau lại bằng vải tẩm nước sạch
+ Rửa: Dùng nước có nhiệt độ 42-450
C, ko nên dùng nước lạnh vì sẽ làm bên trong co vào, lỗkhí mở tạo điều kiện cho VSV gây bệnh, nước nóng gây chết phôi Thời gian rửa trứng 3-4 phút Rửa áp dụng cho trứng chuẩn bị đưa vào
ấp ngay, không để lâu
++Chất tẩy rửa có thể dùng xà phòng pha 0,05-0,1% Sau khi rửa, trứng được làm ấm bằng dung dịch 0,3% cloramin
ấm 45-480C, làm khô bằng cách chuyển trứng vào phòng 220C để trứng khô tự nhiên
- Trước khi trứng đem ấp cần khử trùng trong buồng xông chuyên dụng với khí formone để xông cho hiệu quả cao -Thời gian xông khí sát trùng từ 20-25 phút, sau đó dùng quạt gió thông thoáng khí formol trong 40 phút (nếu cần có thể dùng khí NH3 40% (ml/m3)để trung hòa
-Thời điểm xông sát trùng, tiêu độc cho trứng ấp tốt nhất ngay sau khi thu nhặt, càng nhanh càng tốt, xông trước khi nhiệt độ của trứng từ khoảng 40-410
c , sau 1 time sẽ giảm xuống tới nhiệt độ chuồng nuôi)
*Vệ sinh nuôi dưỡng
-Quây gà:
+Đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thông thoáng khí
+Chú ý đệm lót và nền chuồng Ban đầu có thể dải đệm lót 15 cm, trong quá trình nuôi đệm lót sẽ bị ướt do thức ăn, nước uống rơi vãi phải đảo và bổ sung đến khí dày 30cm thì thay đệm khác Có thể trải vôi bột trước khi trải đệm lót
-Cho ăn đúng khẩu phần, hợp lý, hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, vệ sinh, tiêu độc chuồng trại định kỳ -Thực hiện nghiêm ngặt lịch trình tiêm phòng các bệnh cho gia cầm từ nhỏ theo quy trình các bệnh như: Newcasle, Gumboro, Marek, CRD, tụ huyết trùng, cúm gia cầm…
Câu 18: Công tác phòng bệnh phòng dịch
-Mục đích: Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra
- Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch thì phải quản lý tốt 3 yếu tố của quá trình sinh dịch như sau
a Nguồn bệnh
-Là khâu xuất phát điểm, là khâu quan trọng nhất không thể thiếu được trong quá trình sinh dịch
-Nguồn bệnh tàng trữ mầm bệnh, trong những điều kiện nhất định chúng thải mầm bệnh ra ngoài môi trường làm cho dịch bệnh lây lan
-Nguồn bệnh “phải là những sinh vật sống” mà ở đó có đầy đủ điều kiên thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, nhân lên Nguồn bệnh gồm động vật đang mắc bệnh và động vật mang trùng Con vật đang mắc bệnh ở các thể khác nhau: Chúng ta cần phải lưu ý một số đối tượng sau:
+ Con bị bệnh: là đối tượng bài xuất mầm bệnh ra ngoài môi trường bằng nhiều con đường khác nhau Khi phát
hiện ra triệu chứng bệnh điển hình ta phải có biện pháp cách ly, điều trị Khả năng phát tán và nhân rộng bệnh ở thời
kỳ này không nguy hiểm
+ Con ốm ở thời kỳ nung bệnh: là thời kỳ nguy hiểm nhất Do bản thân chúng đã mang mầm bệnh và bài xuất ra
ngoài môi trường Nhưng chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên nên ta kop phát hện đc ko có biện pháp can thiệp mầm bệnh dễ phát tán ở quy mô rộng hơn
+ Con mang bệnh nhẹ: có mức độ tương đối nguy hiểm vì chúng chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt khó chẩn
đoán khó phát hiện chính xác bệnh, dễ bị bỏ qua hoặc coi thường chúng ta không tách biệt với con khỏe Khi
Trang 17Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
tiếp xúc với con khỏe, những con ốm nhẹ này sẽ phát tán mầm bệnh làm cho mầm bệnh dễ lây lan và lây lan nhanh trong đàn
*Biện pháp khống chế nguồn bệnh:
-Những gia súc mới mua hoặc mới chuyển về để nuôi cần phải nhốt riêng ít nhất 15 ngày hoặc lâu hơn
- Đối với trường hợp nghi mắc suyễn phải nhốt riêng khu nuôi 1 tháng
- Con vật ốm, nghi ốm phải nuôi cách ly, theo dõi chặt chẽ, thường xuyên, tránh mầm bệnh phát tán ra khu nuôi động vật khỏe mạnh, đặc biệt là phải có biện pháp để tránh lây mầm bệnh ra ngoài
-Yêu cầu của khu nuôi cách ly:
+ Cách xa khu chuồng chăn nuôi, xa khu dân cư, chỗ đông người
+ Nằm ở cuối hướng gió
+ Đảm bảo vệ sinh và các điều kiện cách ly phòng bệnh
- Súc vật chết cần phải tổ chức chẩn đoán, giám định đúng bệnh
- Riêng đối với súc vật chết vì bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không được giết thịt, chỉ được mổ khám chẩn đoán sau đó chôn ở những địa điểm quy định, sát trùng triệt để Với bệnh nhiệt thán thì phải xử lý đứng quy tắc, chon xong lập bia
mộ thông báo - Khi phát hiện ra súc vật chết chưa rõ nguyên nhân lập ta thực hiện các bước sau:
+ B1: báo ngay cho thú y địa phương để có biện pháp chẩn đoán, xử lý sớm, đồng thời tiêu hủy ngay con chết theo
quy định
+ B2: quan sát, tìm cách chẩn đoán sớm cho những con còn lại trong khu nuôi để cách ly ngay những con có biểu hiện
mắc bệnh dù nặng hay nhẹ.Chuyển những con khỏe mạnh còn lại trong khu nuôi sang ô nuôi có khoảng cách nhất định với các ô còn lại, tiêm phòng tương ứng với bệnh, đồng thời điều trị sớm cho những con nghi ốm đang cách ly
+ B3: Tẩy uế, sát trùng chuồng nuôi, chất thải chuổng nuôi phát hiện xác chết Để trống chuồng một thời gian mới sử
dụng lại Phế thải của vật mắc bệnh phải đc chon hoặc đốt
b Nhân tố trung gian truyền bệnh
-Là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, nó đóng vai trò chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến súc vật cảm thụ làm cho dịch bệnh phát tán và lây lan rộng
- NTTG truyền bệnh rất đa dạng về chủng loại, có thể xếp chung thành 2 nhóm sau:
-NTTG truyền bệnh không phải là sinh vật: bao gồm: thức ăn, nước uống, phân, rác, chất độn chuồng, dụng cụ chăn
nuôi, máng ăn, máng uống, đất, nước, không khí…
- NTTG truyền bệnh là sinh vật: là các loài không hoặc ít cảm thu với bệnh ấy, chim muông, người trực tiếp chăm sóc
nuôi dưỡng động vật bị bệnh, các loại côn trùng, một số động vật thủy sinh…
-Phương thức truyền bệnh:
+ Phương thức cơ giới: mầm bệnh từ nguồn bệnh sang NTTG truyền bệnh qua chân, vòi đốt, cánh, nước bọt… mang
mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác
+ Phương thức sinh học: mầm bệnh từ nguồn bệnh xâm nhập vào NTTG, trải qua các vòng biến thái đến dạng có
khả năng gây bệnh mới truyền sang súc vật cảm thụ
*Biện pháp khống chế nhân tố trung gian truyền bệnh:
- Xây dựng chuồng trại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh thú y và thực hiện đầy đủ những biện pháp vệ sinh và khử trùng định kỳ
- Định kỳ diệt ruồi, muỗi, côn trùng, chuột, gián… hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với vật nuôi
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi…
- Quản lý tốt vệ sinh thú y các chợ thực phẩm động vật tươi sống, nơi chế biến, bảo quản nguyên liệu, cách tiêu thụ sản phẩm giết mổ… (khám sống đv trước khi giết mổ, khám thịt sau khi mổ)
-Các cơ sở chế biến thú sản phải kiểm soát tốt nguồn thu mua, phương thức bảo quản nguyên liệu và cách tieu thi sản phẩm
- Xây dựng mạng lưới thú y từ tỉnh đến các đơn vị sản xuất, bao gồm: Chi cục thú y tỉnh, cửa hàng dược phẩm và dụng cụ thú y tỉnh, trạm thú y huyện ban chăn nuôi thú y của xã, cán bộ thú y xã, túi thuốc thú y của cơ sở chăn nuôi, vệ sinh viên …
c Động vật cảm thụ
-Là khâu thứ 3 của quá trình sinh dịch Nó có vai trò làm cho dịch biểu hiện
-Sau khi tiếp nhận mầm bệnh, động vật cảm thụ lại trở thành nguồn bệnh do đó làm cho dịch bệnh nhân lên
-Mức độ cảm thụ của ĐV đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng khi tiêm phòng và nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh
*Biện pháp khống chế truyền bệnh của động vật cảm thụ:
- Sự phát triển, nhân lên của mầm bệnh trong cơ thể động vật cảm thụ phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của cơ thể con vật, vì vậy nuôi dưỡng động vật khỏe mạnh, có sức đề kháng cao cũng góp phần hạn chế bùng phát dịch bệnh -Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh
+ Tiêm phòng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng đặc hiệu của động vật
Trang 18Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
+Cho con vật ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ chăm soc hợp lý cho từng loài gia súc, gia cầm
Câu 19: Khai báo , công bố, biện pháp, điều kiện bãi bỏ dịch, cơ quan thầm quyền công bố hết dịch
-Mục đích, ý ngĩa:
+phòng ngừa, khoang vùng, Tiêu diệt bệnh, không cho ổ dịch lan rộng
+Bảo về đàn gia súc, gia cầm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
+Luyện tập các kỹ năng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch
a Khai báo và công bố dịch
*Công bố dịch
- Sau khi được báo cáo của ngành chuyên môn, UBND tỉnh hoặc cấp tương đương ra lệnh công bố dịch Lệnh công
bố dịch phải ghi rõ tên bệnh và vùng có dịch UBND tỉnh phải báo cáo lên Bộ NN&PTNT để có ý kiến chỉ đạo
- Tùy theo tính chất bệnh, tình hình địa dư, diễn biến ổ dịch mà quy định vùng có dịch, chỉ khoanh vùng, không công
bố trànlan (có thể công bố dịch chỉ ở 1 trại chăn nuôi, một thôn, một xã, một huyện hay nhiều huyện trong tỉnh)
- Tại ổ dịch, phải thành lập ngay ban chống dịch Sau khi dập tắt hẳn dịch mới ra lệnh bãi bỏ công bố dịch, Các khu vực nằm trong phạm vi công bố dịch phải thực hiện đầy đủ và khẩn trương những biện pháp chống dịch
b Biện pháp chống dịch
- UBND các cấp thành lập ban chống dịch bao gồm: đại diện chính quyền, cán bộ chuyên môn, đại diện các đoàn thể quần chúng, Ban này có nhiệm vụ và quyền hạn chấp hành điều lệ của chính phủ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để dập tắt dịch, để hướng dẫn công tác chống dịch và khoanh vùng dịch
+ Ở các lối ra vào của ổ dịch, cần cắm biển rộng 50cm, dài 1cm, ghi chữ to và rõ: “Khu vực có bệnh … (nói rõ bệnh gì), cấm đi lại” đặt những trạm có người canh gác ngày đêm Phải mở được lối đi khác cho người và vật nuôi tránh đi xuyên qua ổ dịch
+ phát hiện sớm Con vật ốm phải, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để cho đến khi con vật lành bệnh, không để chúng trở thành con vật mang trùng Nếu thấy khả năng điều trị không khỏi thì phải xử lý ngay, lưu ý tránh làm lây lan mầm bệnh
+ Những con nghi mắc bệnh là những con nhốt chung, tiếp xúc với con bệnh, ngoại cảnh chứa mầm bệnh Phải nuôi cách ly trong thời gian nung bệnh dài nhất của bệnh đó
+ Cấm thu mua và vận chuyển động vật dễ cảm nhiễm với bệnh đó ra vào vùng dịch Những động vật không cảm nhiễm với bệnh khi đưa ra vào vùng dịch cần phải thận trọng vì rất có thể đó là nhân tố trung gian truyền bệnh + Ở khu nuôi cách ly, chỉ có người có nhiệm vụ chăm sóc chữa bệnh cho vật nuôi, sau khi tiếp xúc người này phải được sát trùng cẩn thận, Không được đưa bất cứ thứ gì trong khu nuôi cách ly ra ngoài Khu cách ly phải niêm yết, chỉ
mở cửa khi chăm sóc, điều trị
+ Cấm bán chạy những động vật dễ cảm nhiễm bệnh đó trong ổ dịch
+ Động vật chết phải chôn sâu từ 1,5-2m, trên và dưới lót vôi bột
+ Thực hiện vệ sinh và tiêu độc nguồn nước, chuồng trại, cống rãnh, phân rác, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn của động vật ốm chết
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ổ dịch, cách ly kịp thời, ngăn chặn hành vi bán chạy của người chăn nuôi để kiểm soát ổ dịch
+ Tiêm phòng, chống dịch cho những con còn lại trong ổ dịch và các vùng xung quanh để tạo miễn dịch đặc hiệu, chống lây lan
3 Công bố bãi bỏ dịch (hết dịch)
*Điều kiện để công bố hết dịch:
- Thời gian để công bố hết dịch: tính từ con ốm cuối cùng chết, hoặc khỏi hoàn toàn, hoặc buộc phải tiêu hủy đến hết khoảng thời gian nung bệnh dài nhất của bệnh đó mà không phát hiện con nào bị ốm thêm
- Toàn bộ con khỏe trong ổ dịch, những con xung quanh ổ dịch (nơi dich uy hiếp) và vành đai an toàn đã được tiêm phòng đầy đủ
- Toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ nuôi, khu vực xung quanh được tiêu độc, khử trùng tẩy uế Đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y
* Chỉ khi có đủ cả 3 điều kiện trên mới được công bố hết dịch
Trang 19Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
*Cơ quan công bố hết dịch: Cơ quan và người công bố dịch có thẩm quyền công bố hết dịch, bãi bỏ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm
- Nếu dịch xảy ra trong 1 tỉnh, 1 thành phố thì Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Thành phố mới có quyền công bố hết dịch
- Nếu dịch xảy ra ở từ 2 tỉnh trở lên thì Bộ trưởng Bộ NN&PTNT mới có quyền công bố hết dịch
Câu 20: Khái niệm kl nặng, độc chất kim lọa năng, ngộ độc thực phẩm,
- Kim loại nặng: là các kim loại có chứa nguyên tử lượng cao và thường có độc tính với sự sống.Khi nhiễm vào cơ
thể kim loại nặng tích tụ lại trong các mô đồng thời với quá trình đó cơ thể lại đào thải dần kim loại nặng nhưng tốc độ tích tụ kl nặng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ đào thải nên kl nặng tồn dư rất lâu trong cơ thể và thực phẩm nếu bị nhiễm phải
- Độc chất kl nặng: là những chất khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các biến đổi sinh lý sinh hóa và phá vỡ cân bằng
sinh học làm rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý các cơ quan hệ thống tuần hoàn thần kinh
và tiêu hóa…hoặc toàn bộ cơ thể
- Ngộ độc thực phẩm: :là 1 tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn uống các thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hại đối với con
người.Trạng thái bệnh lý này bao gồm cả những biến đổi đại thể và vi thể sau khi cơ thể hấp thu chất độc một mặt biểu hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng dễ nhận biết(ngộ độc cấp tính) mặt khác có biểu hiện ko rõ ràng và chất độc
sẽ tích lũy ở các bộ phận khác trong cơ thể gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị thay đổi cơ năng thần kinh và các tổ chức khác bị rối loạn đôi khi các chất độc gây đột biến tb và gây ung thư(ngộ độc mạn tính)
Câu 21: Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm:
- Do ô nhiễm môi trường,các nhà máy hóa chất thải kim loại độc hại vào môi trường thông qua trao đổi chất,cây trồng,đv hấp thụ làm cho mức kl độc hại có trong sp cao gây ngộ độc cho người và đv sử dụng các sp này
- Do thức ăn nước uống cho đv bị ô nhiễm kl nặng bởi các lí do:
+ Nguyên liệu dùng trong chế biến phân bón cho cây trồng,thức ăn chăn nuôi công nghiệp
+ Gia súc,gia cầm đc nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm uống nguồn nc bị ô nhiễm thì trong thịt cũng bị nhiễm các kim loại đó.Rau quả bị ô nhiễm do trồng trong vùng đất bị ô nhiễm kl hoặc đc tưới bằng nguồn nc ô nhiễm,dùng thuốc bảo vệ tv,cá tôm và các loài đv biển khác đc nuôi trong nguồn nc bị ô nhiễm
- Thực phẩm có thể bị ô nhiễm kl nặng trực tiếp từ hóa chất do những con đường sau:
+ Do hóa chất cho thêm vào tp theo ý muốn như các chất sát khuẩn,kháng sinh,chất chống oxy hóa để bảo quản tp + Các chất cho thêm vào tp để tăng dộ hấp dẫn:chất tổng hợp,chất màu và các hương vị tạo mùi thơm
+ Các chất cho thêm vào để chế biến đặc biệt:các chất làm trắng bột,chất tăng khả năng hình thành bánh của bột,tăng
độ giòn của bột,dẻo dai
- KL nặng vẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến:nấu nướng chứa đựng bảo quản…như các hộp kl dùng trong bảo quản và chứa đựng thức ăn:dùng hộp chì hộp thiếc chứa đựng thức ăn nếu trong đó là các sp động vật có lẫn khí h2s
sẽ hình thành chì sulphur mầu đen gây độc
Câu 22: Sự hấp thu và tồn lưu kim loại năng trong cơ thể: KLN cần kiểm soát trong thức ăn chăn nuôi : As, Hg,
Pb, Se, Mo… Nguồn gốc : đất nước , ôi nhiễm chất thải công nghiệp
a Quá trình hấp thu:
-Qua đg tiêu hóa:là con đg hấp thu chính,thức ăn nước uống thông qua diện tích bề mặt niêm mạc ruột xấp xỉ 200m2
đc hấp thu rất mãnh liệt vào cơ thể
-Qua đg hô hấp:thông qua khuếch tán trong ko khí kl dễ thăng hoa như Hg có cơ hội rất tốt hấp thu vào cơ thể qua đg
hô hấp Những kl khác phân tán trong ko khí dưới dạng hạt bụi đg kính<5mcm hấp thu dễ dàng qua phổi
-Qua da:Những hóa chất chứa kl nặng tan trong dầu,nước qua tiếp xúc bề mặt da để vào cơ thể bằng cách thẩm thấu
b Quá trình thu chuyển kl nặng trong cơ thể:
-Ngay khi hấp thu vào cơ thể các kl đc đưa vào máu và chuyển tới các mô bào thông qua các quá trình sau:
*Khuếch tán đơn giản:ko có tính chọn lọc diễn ra nhờ sự chênh lệch giữa trong và ngoài tb
*Thẩm thấu tích cực:Phụ thuộc vào cấu trúc của màng tb và sự có mặt các chất mang đặc hiệu,
+những nơi có thành phần của các pr liên kết đặc hiệu cao thì nơi đó kl năng tập trung phân bố đó là nơi tàng trữ các
kl nặng (gan,thận,lách)
+Tùy từng kl khác nhau mà có sự phân bố khác nhau
+Pb phân bố chủ yếu trong mô xương,bề mặt tb máu
Trang 20Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Khi vào máu các kl nặng kết hợp với pr huyết tg đặc biệt là những pr giàu cystein thông qua tuần hoàn đi tới các cơ quan mô bào trong cơ thể
-Kloai nặng gắn liên kết trên bề mặt hồng cầu hình thành các hạt nhỏ dạng basofil trong tb hồng cầu gây cản trở quá trình vận chuyển O2
-Một số kl còn tồn dư dưới dạng ion tự do và đc luân chuyển trong hệ tuần hoàn khi đi tới mô bào các ion này cạnh tranh liên kết với các metalloihionein mô bào tạo ra những liên kết bền vững và tích lũy tại các cơ quan đó
d Cơ chế gây độc do đặc tính cạnh tranh liên kết:
-Các kl gây độc như PB,Cd,Hg,As… do ái lực hóa học của chúng cao hơn những nguyên tố vi lượng khác (Cu,Zn,Fe,…) nên thường cạnh tranh liên kết với các pr các enzym có chứa các thành phần nêu trên gây nên những rối loạn tdc trong các mô bào
-Các Pr và các enzym này thg có tp cystein trong cấu trúc
-Hình thái tác động này thường thể hiện dưới 1 số phương thức sau:
+các kl nặng tác động lên các phân tử metalothionein có chứa nhóm chức –SH (nhóm sulfidril)
+Các kl nặng tác động lên các enzym (metaloenzym) có chứa nhóm chức –SH như carboxipeptidaza…làm tê liệt hoạt động cảu hệ thống men này
+Các kl nặng tác động lên nucleotit hoặc các pepti tham gia hình thành nên hệ thống oxy hó khử trong tb cơ thể.Ngoài
ra Pb,As còn tham gia cạnh tranh liên kết với các gốc photphat trong các mô bào của cơ thể:Pb liên kết với photpho dưới dạng photphat chì rất bền vững cản trở quá trình tạo xương,As cạnh tranh liên kết với photpho trong phân tử ATP gây ảnh hưởng quá trình tích lũy và khai thác năng lượng trong các mô bào
e tác dụng cục bộ:
-Các kl nặng như Pb,Hg,Cu,Zn với liều gây độc khi vào đg tiêu hóa thường gây những rối loạn cục bộ làm đông vón
pr trên bề mặt niêm mạc ruột gây hoại tử ,tạo nốt loét
-Biểu hiện:Rối loạn tiêu hóa,đau bụng ỉa chảy xuất huyết niêm mạc dạ dày ruột
f Tác dụng gây quái thai và ung thư :
-Một số kl nặng như Pb,Cd,As có thể gây nên quái thai ung thư ở gs do nó tác động lên AND của tb làm sai lệch các thông tin di truyền trên AND do vậy hình thành nên các dòng tb lạ các khối u trong cơ thể
Câu 23.Vai trò, Độc tính của kim loại nặng: chì, thủy ngân, asen, Cadima,đồng, kẽm
a.chì:
-Chì là kl có độc tính cao khối lượng nguyên tử là 207 đv cacbon và xếp thứ 82 trong bảng htth các nguyên tố hóa học
-Chì tồn tại ở hai dạng bụi chì và chì hòa tan đều rất độc cho cơ thể sống nhưng các trường hợp chì dễ tan trong nước
có độc tính cao hơn,chì vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn,nước uống và qua đg hô hấp
-Chì gây độc cho cơ thể thông qua cơ chế làm thay đổi cấu trúc của enzym: axetyl chrolanessteraza, alkaline photphataza, carboxxy anhyddraza, cytocrome oxydaza và một số men tham gia tổng hợp Hemohlobin
-Tác dụng gây độc của chì:
+Đối với đv gây rối loạn vi tuần hoàn các hệ thần kinh,tim mạch,nội tiết và miễn dịch đều bị rối loạn
+Đối với người:chì gây độc cho hệ tk TW,hệ tạo máu gan,thận,pb tồn tại tích lũy trong cơ thể người gây hậu quả lo ngại cho cộng đồng ảnh hưởng tới thể lực và trí tuệ của trẻ em.khi nhiễm pb người thg mắc bệnh máu xám do pb kết hợp hồng cầu tạo những hạt nhỏ như bazofil ở trong hồng cầu,90% pb tập trung ở hồng cầu chỉ có 1 ít ở huyết thanh điều này giải thích tại sao pb thải chậm ra khỏi máu,pb gây rối loạn quá trình chuyển hóa,triệu chứng chúng độc tk,Chì cũng đóng vai trò nhất định trong gây khối u phổi và thận,pb làm rối loạn đáp ứng miễn dịch của cơ thể
b.Thủy ngân Hg:
-khối lượng nguyên tử 200.59 đvc xếp thứ 80 trong bảng htth
-Trong cơ thể Hg kết hợp pr tạo thành phức hợp pr thủy ngân làm tăng tính độc ngoài tác dụng gây kích ứng tại chỗ các hợp chất thủy ngân vô cơ sẽ rất nguy hiểm khi đc hấp thu vào cơ thể
-Trong cơ thể Hg tập trung ở hồng cầu rồi đi vào các tổ chức mô bào và gây ra các tác hại:
+gây độc cho bào thai làm xảy thai hoặc chết thai,gây suy giảm hệ thống miễn dịch,Hg đầu độc vào hệ thống tk TW gây triệu chứng tk
+Ở người 1 lượng nhỏ Hg cũng có thể gây ra các TC:buồn nôn,nôn ọe,tb niêm mạc miệng bị chết viêm phổi cấp,tk bị kích động dễ cáu gắt,hay quên mất trí nhớ giảm thị lực
c Asen (As) :
- Khối lượng nguyên tử 74.92 đvc xếp thứ 32 trong bảng htth
-As sau khi hấp thu vào cơ thể thg gắn với nhóm sulfidril làm rối loạn hoạt động nhiều enzzym
-As đặc biệt độc với hệ tim mạch do làm tê liệt các tk vân mạch,mặt khác gây độc trực tiếp với cơ trơn thành mạch -AS cũng độc với hệ thống tk làm ức chế tktw
d Cadimi (Cd):
Trang 21Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-khối lượng nguyên tử 112.4 đvc xếp thứ 48 trong bảng htth
-Phần lớn Cd hấp thu vào cơ thể từ ruột và đào thải qua thận trong tổ chức nó gắn với metallothionein và kết hợp rất
ổn định
-Khi lượng Cd tích lũy đủ lớn nó thay thế chỗ của Zn2+ trong các enzym hoặc nó tác dụng với nhóm sulfidrin của các men
-Khi ngộ độc cấp tính thì các TC đường tiêu hóa chiếm ưu thế:ỉa chảy,đau bụng sau đó các triệu chứng tk
-Khi nhiễm độc lâu ngày có biểu hiện kém ăn sút cân răng lung lay,tổ chức dịch hoàn teo thiểu năng cơ tim tổn thương thận gây ảnh hưởng đến nội tiết
-Nồng độ cao Cd phá hủy tủy xương gây thiếu máu trầm trọng
f Vai trò dinh dưỡng và độc tính của Cu:
-Khối lượng nguyên tử 63.54 đvc xếp số 29 trong bảng htth
-Vai trò dd:
+Cu là thành phần của 1 loại pr vận chuyển Fe trong cơ thể,
+Cu là thành phần quan trọng của nhiều loại enzym tham gia vào quá trình tdc
+Giữ ổn định sắc tố lông và da
-Độc tính của Cu:
+Lượng Cu trong cơ thể lớn(quá mức tc cho phép) sẽ gây ra tác hại sau;
+gây viêm biến đổi nặng niêm mạc đg tiêu hóa,
+phá hủy tb gan tdc hồng cầu bị rối loạn gây dung huyết nặng
+Ngộ độc cấp tính có các triệu chứng điển hình ở đg tiêu hóa như:nôn,tiết nhiều nc bọt,ỉa chảy nặng,phân xanh xám,trường hợp nặng gây co giật tê liệt và chết
+Ngộ độc mạn tính:con vật gầy yếu khả năng sản xuất giảm,niêm mạc và giác mạc có màu vàng,nước tiểu đục và có màu nâu thẫm,ỉa chảy phân có màu xanh vàng
g Vai trò dd và độc tính của kẽm:
-khối lượng nguyên tử 65.39 đvc xếp thứ 30 trong bảng htth
-Vai trò dinh dưỡng:
+thành phần quan trọng của 1 số enzym:cacboxy peptidaza của tụy,dehydrogenaza và photphataza…
+là nhóm chức hoạt động của 1 số hệ enzym trong nhân tb như AND polymeraza,ARN polymeraza,
+Tham gia vào chức năng tiết ra các hormon có liên quan đến hệ miễn dịch
+Zn còn ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vtm A
Câu 24.Phương pháp xác định hàm lượng kl nặng:
-Nguyên lý:dùng axit HNO3 đậm đặc vô cơ hó mẫ dưới t/d của nhiệt độ để tạo ra các nguyên tử ở trạng thái tự
do.-Xác định hàm lượng Cd,Pb:bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS3110,Perkin-Elmer.-do.-Xác định hàm lượng Hg,As:bằng phương pháp cực phổ Volt-ampe hòa tan
-Kết quả:
+Hg,As (mg/kg)=(a-b)x v/w x 1000
+Pb.Cd (mg/kg)=(a-b) x v/w.trong đó a là kết quả đo của mẫu (ppm),b là kết quả đo của mẫu đối chứng (ppm),V là thể tích mẫu (ml),w là trọng lượng mẫu phân tích (gram)
Câu 25.Biện pháp kiểm soát,xủ lý bảo vệ cộng đồng:
1 biện pháp kiểm soát sử lý:
cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nc có thẩm quyền thông qua việc kiểm tra nguồn thực phẩm trc khi ra thị trường,nếu lượng kl nặng tồn dư vượt quá tiêu chẩn cho phép thì tùy thuộc mức dộ có thể:sử dụng làm thức ăn cho đv,tiêu hủy
2 bảo vệ cộng đồng:
-Từ việc phân tích các con đường ô nhiễm trên của các nguyên tố kim loại nặng có thể thấy vấn đề đề phòng ô nhiễm
và ngộ độc kl nặng là vấn đề cấp thiết,phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường đất nc và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm
-Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho vùng sản phẩm bị ô nhiễm
Trang 22Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
-Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm dụng cụ trang thiết bị chế biến bao bì,bao gói,đồ chứa dduwnhj…về chỉ tiêu kim loại nặng để đảm bảo các tp đồ dùng ko gaaythooi nhiễm vào thức ăn,nhất là thức ăn cho trẻ nhỏ
-Song song với công tác phòng chống bệnh Cục Thú Y đã tích cực thức hiện nhiều hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
+Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
+Về công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;thanh kiểm tra liên ngành,thanh tra việc giết mổ vận chuyển gia súc gia cầm tại các cơ sở giết mổ tập trung phía bắc và phía nam
+Công tác tuyên truyền
+Xây dựng vùng sản xuất thực phẩm an toàn
+Kiểm tra kiểm soát ô nhiễm vi sinh hóa chất tồn dư trong sp đv
Câu26: Định nghĩa, phân loại hormone:
1 Định nghĩa: Hornone có nhiều tên gọi:
-Nội tiết tố:chỉ nguồn gốc nội tiết của hormon,các chất do các tuyến nội tiết ra
-Kích thích tố:chỉ chức năng kích thích của hormon
+Về mặt hóa học:hormon là một nhóm các hợp chất hữu cơ có bản chất là: Protein như somatoprotein,Polypeptit:insulin,Olygopepti:oxytoxin,dẫn xuất của axitamin,dẫn xuất của steroit:cortico sterroid,dẫn xuất của các axit béo:Prostaglandin.Tóm lại hormon có bản chất sinh học trất đa dạng
+Về mặt sinh học hormon là những hợp chất hữu cơ đc sản xuất với 1 lượng rất nhỏ bởi những tb đặc biệt chủ yếu ở các tuyến nội tiết giữ nhiệm vụ điều chỉnh các quá trình trao đổi vật chất giữ cho quá trình đó tiến hành với 1 cường
độ và một chiều hướng thích hợp với nhu cầu sống của cơ thể trong từng giai đoạn từng thời điểm thích hợp
2 Phân loại hormone
a Hormone sinh trưởng còn gọi là somatotropin đóng vai trò chủ chốt trong quá trình sinh trưởng – phát triển
-Nó là sản phẩm của thùy tuyến yên Nó có tác dụng trực tiếp lên hệ cơ xương Chúng chính là các nhân tố sinh trưởng giống dạng insunlin
-Đặc biệt hơn là IGF- I trên các tác động vật sinh trưởng, trưởng thành, nó tác động lên hệ cơ xương Qúa trình toog hợp hocmon sinh trưởng của thùy trước tuyến yên được điều khiển bởi 2 peptid của vùng dưới đồi là yếu tố giải phóng Hiện nay các hocmon sinh trưởng của nhiều loại gia súc đã được sản xuất ra hang loạt nhờ vào điều khiển di truyền như hocmon sinh trưởng của lợn(PST) được sử dụng tại Uc, Của bò tại Mỹ
b Các đồng hóa có Steroid:
-Hocmon steoserone được sản xuất tự nhiên từ các tuyesn sinh dục như: oestrogen,testosterone và progesterone Chúng làm tăng tốc độ sinh trưởng cũng như tỉ lệ thịt lạc so với mỡ Tăng tỉ lệ nạc sẻ, tăng tỉ lệ thức ăn của nhiều loài động vật
-Hiện nay có nhiều chất có tác dụng sinh lý giống như các hocmon sinh dục tự nhiên như: trenbolone, … cũng đc sử dụng như chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất thịt Các estrogen ko có steroid
c Các chất có tác dụng kháng tuyến giáp:
-Đây là những chất có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến giáp trạng, do vậy hocmon tuyến giáp sinh sản ra ít Khi
bò đực được tiêm các chất tuyến giáp, sẽ tăng trọng rất nhanh NGuyên nhân tăng trọng là do tăng các tổ chức của đường tiêu hóa: to da dày, ruột, đặc biệt khả năng giữ nc của mô
-Sự có mặt các chất kháng tuyến giáp và các chất chuyển hóa trung gian của chúng trong thịt sẽ là một nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng
d Các β- agoniste:
-Về mặt sinh lý, các Các β- agoniste c ó t ác d ụng giống như tác dụng của adrenalin và noradrenalin Trong vòng vài năm trở lại đây nó đc coi như là chất kích thích sinh trưởng Có rất nhiều trong số chúng được làm thuốc điều trị bệnh trong nhân y và thú y
-Ngày nay người ta đã xác định đc vai trò của các phân tử β 2- agoniste trong cơ thể động vật trong việc tăng tỉ lệ của thịt nạc so với mỡ
e Các glucocorticoid: Các glucocorticoid được sử dụng rộng rãi trong thú y Chúng được dùng với mục đích kích
thích trong thi đấu, việc sử dụng chúng như là chất kích thích sinh trưởng bất hợp pháp trong chăn nuôi đã được làm sáng tỏ ngay trong giai đoạn đầu
f Sự kết hợp các chất: Việc sử dụng phối hợp các sản phẩm hay các nhóm chất kích thích sinh trưởng ở dạng bào
chế hỗn hợp là một vấn đề quan trọng Việc sử dụng đc coi là bất hợp pháp trong nông nghiệp đã làm tăng tốc độ sao chép gen mã hóa cho các thể nhận receptor β- agoniste sẽ dẫn tới việc tăng tích lũy mỡ, giảm protein trong cơ con vật
Câu27: Lợi ích và tác hại của việc sử dụng ks
Trang 23Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
*Kn: KS là những chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp phân phần lớn trong số đó lúc đầu xạ khuẩn, vi khuẩn, và mấu sản
sinh ra Với nồng độ thấp đã có tác dụng ức chế tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vsv gây bệnh, nhưng ko hay
ít gây đọc cho người và gia súc gia cầm
- Chúng có khả năng ức chế hoặc giết chết vi khuẩn
- Kháng sinh có thể làm thay đồi hình dạng , ức chế sự tong rhowpj pr kìm hãm sự tạo vách của vi khuẩn
- Các chất này dung để điều trị bệnh cho gia súc trong 1 thời gian ngắn
- Với nồng độ thấp hơn trong 1 thời gian dài để kích thích tăng trưởng
*Tác hại không mong muốn của kháng sinh
- Nguy cơ về sức khỏe:
+ Hàm lượng ks tồn dư thấp hơn hoặc gần bằng giá trị LMR được coi như ko nguy hiểm
+ Tuy nhiên lượng ks tồn dư quá LMR có tác động có hại trước mắt và lâu dài: phản ứng quá mẫn, rối loại hệ vsv đường ruột, một số chất ks có khả năng gây ung thư…
- Phản ứng dị ứng:
Ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sp
Phản ứng quá mẫn cảm với ng nhạy cảm ks gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư ks
-Ảnh hưởng đến hệ vsv đường ruột:
+ Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sp chăn nuôi tồn dư ks có ảnh hưởng ko tốt với ng tiêu thụ
+ Bất cứ ks nào dung để chữa bênh cho ng và ĐV nếu còn tồn dư 1 lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của ecoli
+ Khi ecoli đã kháng thuốc thì nó có thể truyền plastmid kháng thuốc của nó cho các loại vk gây bênh khác sống trong đường ruột :ảnh hưởng muộn hơn khi tiêu thụ thực phẩm tồn dư ks: gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, tạo ra thể vsv kháng thuốc các vsv kháng thuốc này có thể truyền sang người làm cho khó khăn trong điều trị bênh cho người
- Nguy cơ về công nghệ:
+ Làm thay đổi chất lượng thịt,
- Các tồn dư ks có thể làm cản trở việc lên men trong chế biến 1 số thực phẩm như sữa chua, fomat, xúc xích
- Gây khó khăn trong mặt sản xuất thuốc kháng sinh trong điều trị
như vậy khi sử dụng kháng sinh trong điều trị, trong thức ăn có tác dụng phòng bệnh hoăc kích thích tăng trưởng, muốn cho dư lượng loại trừ hoàn toàn trược khi thịt đòi hỏi ng sử dụng phải cho ngưng thuốc trong 1 thời gian trước khi xuất chuồng
+ Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật
* Gây phản ứng dị ứng ở người nhạy cảm (penicillin)
* Gây rối loạn cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi và trẻ nhỏ (tetracillin)
* Gây ung thư cho người (KS tổng hợp như olaquidox và carbadox, thuộc nhóm quinolon)
+ Kháng kháng sinh:
* Đề kháng nhiễm sắc thể: vi khuẩn thay đổi cấu trúc gen để thích ứng với KS Cơ chế này tiến hành tương đối
chậm
* Đề kháng yếu tố R: vi khuẩn truyền thông tin qua plasmid, trước hết plasmid kháng thuốc nhân đôi, một
plasmid giữ lại và một plasmid truyền sang vi khuẩn khác chưa có tính kháng thuốc qua 1 ống gọi là pilus Do vi khuẩn có thể truyền cho cùng loài và khác loài mà sự kháng thuốc trở nên nhanh chóng
* Cơ chế đề kháng chéo: Plasmid chứa nhiều đoạn gen kháng các loại KS khác nhau
- Vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ PT rất mạnh dưới sự bảo vệ của kháng sinh
- Các vi khuẩn bệnh như Salmonella, E coli, Campilobacter, Clostridium perfingens thải ra nhiều trong phân, gây nguy cơ bùng phát dịch
- Bệnh ở đường tiêu hóa: loài ăn tạp như chó, lợn, mèo hay bị tiêu chảy khi uống kháng sinh và giảm nhóm vitamin nhóm B và K, gây viem miệng, thực quản, ruột non, kêt strangf do kháng sinh làm tay đôủ khu hệ vsv, gay loạn khuẩn
-Gây nhiễm trùng máu cấp hay gặp ở loài nhai lại và ngựa do kháng sinh đc thải ra ngoài dưới dangjconf hoạt lực chúng ức chế VK mẫ cảm cho phép các Vk kháng thuốc có cơ hội phát triển nằm sẵn trong đường tiêu hóa, khi có đk thuận lợi chúng sẽ phát triển cả về số lượng lãn nội, ngoại độc tố tiếp tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết và nhiễm độc tố
-Với hệ tuần hoàn làm giảm hoạt động cơ tim : ví dụ nhóm Amynoglucosid, tetracyclin là giãn mạch quản gây phù -Gây thiếu hụt Mg trong máu khi dùng ks nhóm Amynoglucosid
-Gây di ứng thuốc – shock quá mẫn : penicillin và các thuốc thuộc nhóm Bê ta lác tam
-Độc với thận : do làm tổn thương chức năng thân dẫn đến tổn thương thực thể mô thận gây thiểu niệu hay vô niệu gồm các thuốc thải qua thận dưới dạn còn hoạt tính: các Amynoglucosid
Trang 24Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- Kháng sinh dung để trị liệu có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh ở thú trước khi mổ thịt
Câu28: Vì sao lại tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, Tiêu chuẩn và biện pháp vệ sinh
- Dùng quá nhiều loại ko kiểm soát được, sử dụng cho tăng trọng
- Do sử dụng vào phòng, điều trị bênh và làm chất phụ gia thức ăn
- Điều kiện vệ sinh môi trường phức tạp ô nhiễmlàm cho người chăn nuôi phải sử dụng kháng sinh để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh
- Thuốc phòng trị bênh trong chăn nuôi được dung tùy tiện ko theo hướng dẫn
- Có thể tồn dư do lỗi kỹ thuật, sử dụng thường xuyên ks trong chăn nuôi như:
+ Ks cho vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trong cho gia súc
+ Ks cho vào nước uống để phòng bệnh mùa dịch bệnh
+ Ks cho them vào thức ăn để bảo quản sản phẩm từ động vật lâu hư
- Có thể cho thẳng ks vào thực phẩm với mục đích ức chế, tiêu diệt vsv để bảo quản thực phẩm tránh hư hỏng
- Do vận chuyển sản phẩm đi xa cho ks vào thực phẩm để bảo quản
- Có thể nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp súc với môi trường chưa ks từ việc sử dụng ks như vậy có thể làm ks tồn dư trong sp thức ăn có nguồi gốc động vật và gây nhiễm cho mt
- Tuy nhiên những vấn đề về tồn dư và ô nhiễm kháng sinh cho môi trường thường do việc sử dụng các sản phẩm chợ đen, cho thuốc mà ko có chỉ định của bs thú y, ko tôn trọng liều và thời gian chờ đợi sau khi sử dụng
* tiêu chuẩn Dư lượng ks tối đa trong thịt : nồng độ(mg/g)
-Tylosin : Gà thịt 50 mg/con/ ngày, gà trứng 50 mg/con/ ngày, lợn 40 mg/con/ ngày, bò 60 mg/con/ ngày
Câu 29: Tác hại khi sử dụng kháng sinh
- Nguy cơ về sức khỏe:
+ Hàm lượng ks tồn dư thấp hơn hoặc gần bằng giá trị LMR được coi như ko nguy hiểm
+ Tuy nhiên lượng ks tồn dư quá LMR có tác động có hại trước mắt và lâu dài: phản ứng quá mẫn, rối loại hệ vsv đường ruột, một số chất ks có khả năng gây ung thư…
- Phản ứng dị ứng:
Ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sp
Phản ứng quá mẫn cảm với ng nhạy cảm ks gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư ks
-Ảnh hưởng đến hệ vsv đường ruột:
+ Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sp chăn nuôi tồn dư ks có ảnh hưởng ko tốt với ng tiêu thụ
+ Bất cứ ks nào dung để chữa bênh cho ng và ĐV nếu còn tồn dư 1 lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của ecoli
+ Khi ecoli đã kháng thuốc thì nó có thể truyền plastmid kháng thuốc của nó cho các loại vk gây bênh khác sống trong đường ruột :ảnh hưởng muộn hơn khi tiêu thụ thực phẩm tồn dư ks: gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, tạo ra thể vsv kháng thuốc các vsv kháng thuốc này có thể truyền sang người làm cho khó khăn trong điều trị bênh cho người
- Nguy cơ về công nghệ:
+ Làm thay đổi chất lượng thịt
+Các tồn dư ks có thể làm cản trở việc lên men trong chế biến 1 số thực phẩm như sữa chua, fomat, xúc xích
+Gây khó khăn trong mặt sản xuất thuốc kháng sinh trong điều trị
như vậy khi sử dụng kháng sinh trong điều trị, trong thức ăn có tác dụng phòng bệnh hoăc kích thích tăng trưởng, muốn cho dư lượng loại trừ hoàn toàn trược khi thịt đòi hỏi ng sử dụng phải cho ngưng thuốc trong 1 thời gian trước khi xuất chuồng
- Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật
+ Gây phản ứng dị ứng ở người nhạy cảm (penicillin)
+ Gây rối loạn cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi và trẻ nhỏ (tetracillin)
Trang 25Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
+ Gây ung thư cho người (KS tổng hợp như olaquidox và carbadox, thuộc nhóm quinolon)
- Kháng kháng sinh:
+ Đề kháng nhiễm sắc thể: vi khuẩn thay đổi cấu trúc gen để thích ứng với KS Cơ chế này tiến hành tương đối
chậm
+ Đề kháng yếu tố R: vi khuẩn truyền thông tin qua plasmid, trước hết plasmid kháng thuốc nhân đôi, một
plasmid giữ lại và một plasmid truyền sang vi khuẩn khác chưa có tính kháng thuốc qua 1 ống gọi là pilus Do vi khuẩn có thể truyền cho cùng loài và khác loài mà sự kháng thuốc trở nên nhanh chóng
- Cơ chế đề kháng chéo: Plasmid chứa nhiều đoạn gen kháng các loại KS khác nhau
+ Vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ PT rất mạnh dưới sự bảo vệ của kháng sinh
+ Các vi khuẩn bệnh như Salmonella, E coli, Campilobacter, Clostridium perfingens thải ra nhiều trong phân, gây nguy cơ bùng phát dịch
-Bệnh ở đường tiêu hóa: loài ăn tạp như chó, lợn, mèo hay bị tiêu chảy khi uống kháng sinh và giảm nhóm vitamin
nhóm B và K, gây viem miệng, thực quản, ruột non, kêt strangf do kháng sinh làm tay đôủ khu hệ vsv, gay loạn khuẩn
-Gây nhiễm trùng máu cấp hay gặp ở loài nhai lại và ngựa do kháng sinh đc thải ra ngoài dưới dangjconf hoạt lực chúng ức chế VK mẫ cảm cho phép các Vk kháng thuốc có cơ hội phát triển nằm sẵn trong đường tiêu hóa, khi có đk thuận lợi chúng sẽ phát triển cả về số lượng lãn nội, ngoại độc tố tiếp tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết và nhiễm độc tố
-Với hệ tuần hoàn làm giảm hoạt động cơ tim : ví dụ nhóm Amynoglucosid, tetracyclin là giãn mạch quản gây phù -Gây thiếu hụt Mg trong máu khi dùng ks nhóm Amynoglucosid
-Gây di ứng thuốc – shock quá mẫn : penicillin và các thuốc thuộc nhóm Bê ta lác tam
-Độc với thận : do làm tổn thương chức năng thân dẫn đến tổn thương thực thể mô thận gây thiểu niệu hay vô niệu gồm các thuốc thải qua thận dưới dạn còn hoạt tính: các Amynoglucosid
- Kháng sinh dung để trị liệu có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh ở thú trước khi mổ thịt
Câu 30: Các phương pháp phát hiện sự tồn dư ks trong thực phẩm
- Các chất ks vào cơ thể rất khó phát hiện vì chúng bị biến đổi tr cơ thể con vật làm thay đổi mạnh mẽ về câu trúc hóa học và khối lượng phân tử chúng còn đc sử dụng dưới nhiều dang công thức khác nhau và bằng nhiều đường cấp khác nhau
- Vì vậy việc kiểm tra tồn dư ks trong thực phẩm là rất khó khăn
Phương pháp phát hiện: Sử dụng các phương pháp để phát hiện sự có mặt của 1 chất phân tích hay của 1 lớp phân tích ở mức độ nhất định
Ưu điểm: có khả năng sử lý mẫu cao và với ít kết quả âm tính giả
-Các phương pháp khẳng định nhằm xác định chính xác chất phân tích ở mức độ được xác định
-Mục đích tránh kết quả dương tính giả
1.Test vi sinh vật:
Dựa trên sự quan sát sự phát triển trên mt thạch của 1 chủng vk
Phương pháp FPT với 4 đĩa thạch :
+3 đĩa ủ với Bacillus subtillis: 1đĩa ở pH 6,8 1 đĩa ph 7,2, một đĩa pH 8
+ Bổ sung Trimethroprim vào mt pH 7,2 để đảm bảo độ nhạy cảm của test với sulphonamides
+ Đĩa thứ 4 dùng cho micrococcus lutes ở pH8
Nguyên tắc không có ks khi cấy, ủ trong tủ ấm 24 giờ, các khuẩn lạc vi khuẩn che phủ toàn bộ bề mặt thạch, nếu có mặt của k strong 1 đĩa thạch được tẩm dịch thận hay thịt hay cả 1 dòng TB từ mô động vật thì vùng mà ở đó chất chống khuẩn khuếch tán sẽ xuất hiện 1 vòng sang ko có khuẩn lạc vi khuẩn, đường kính của vòng này tỉ lệ với nồng
độ kskết quả dương tính giả: xảy ra khi sử dụng các mô đông lạnh nhất là thận, men lisozim, 1 Enzim diệt khuẩn có mặt trong các dịch sinh học của ĐV có tác dụng ức chế vsv suy ra dương tính giả, các axit amin có tính baze, chất có tính base sự phân giải polipeptit, các chất sát trùng, có thể ảnh hưởng tới kết quả các test
-độ nhạy phụ thuộc: Tính mẫn cả của vsv với ks, mức độ lien kết của thuốc với protein
-Ưu điểm: Đơn giản ít tốn kém, phát hiện dược phẩn có phổ khuẩn rộng
- Nhược điểm : Test chỉ phát hiện đc các chất tồn dư tự do có thể cho dương tính giả
2 Kỹ thuật điện di tự ghi ở hiệu điện thế cao
* Chẩn bị: 2 lớp gel agar và agrose
* Tiến hành
- Đặt mỗi miếng thịt vào mỗi lớp cho phép ks khuếch tán vào thạch,
- cho hiệu điện thế cao chạy vào môi trường trong chu kỳ 2h 30p
Trang 26Đinh Công Trưởng – K55 TYD Email: dinhcongtruong1311@gmail.com
- rồi đặt đĩa thạch trên môi trường có chứa loài vk nhạy cảm , ủ trong 24h, - - kháng sinh sẽ ức ché sự sinh trưởng của
vk trên những vùng có dư lượng chất ks đã di chuyển kể từ điểm gốc đc dung để xđ chất ức chế sinh trưởng hơn là loại phổ khuẩn
3.Dùng pp sắc kí lỏng cao áp
*Nguyên tắc: để xđ riêng aureomycin
- Trước hết chất cần phan tích phải đc chiết ra khỏi dd mẫu bằng hệ dd đệm phù hợp,
- Sau đó bơm dd vào cột sắc kí HPLC có chứa chất nhồi là nhựa RP 18 khi đó aureomycin bị hấp thụ lên pha tĩnh này
- Muốn xđ chất cần phân tích ngta rửa giải nó khỏi cột sắc kí bằng 1 hệ dung môi phù hợp,
- Aureomycin bị pha động tách ra khỏi cọt sắc kí ra ngoài và đc phát hiện bằng detecto UV-VIS ở song 355nm,
- Nồng độ chất phân tích đc xđ bằng pp đường chuẩn, bằng cách này ta có thể tách và xđ đồng thời 3 ks họ tetracylin
Dụng cụ thiết bị và hóa chất
- dụng cụ thiết bị: hệ thống HPLC với detectoUV-VIS hay loại tương đương, máy li tâm, bình định mức các loại, pipet các loại, cốc chịu nhiệt, cột cắc kí loại 150.4,6mm hay 150.2mm, một vài dụng cụ khác
- hóa chất: dung loại tinh khiết cho HPLC
*chuẩn bị mẫu phân tích
- Mẫu thịt cần phân tích đc thái nhỏ, nghiền mịn, trộn đều và cân 1 lượng 10g, them 5ml MeOH và 5ml hệ đệm xitrat photphat, lắc kĩ trong 15p chuyển hỗn dịch này sang bình định mức và bình định mức bằng nc cất đến thể tích 25ml sau đó li tâm lắng cặn lấy phần dd nc trong, dd này đc bơm trực tiếp vào cột sắc kí để phân tích aureomycin
- Pha dãy chuẩn
dung dd gốc tiêu chuẩn của aureomycin có nồng độ 1mg/ml tính lấy lượng phù hợp để pha và đinh mức có thể tích 25ml, sao cho nồng độ aureomycin trong các bình là 2-6-8-10-12
- Tính kết quả:
Hàm lượng aureomycin trong mẫu phân tích đc tính theo công thức sau đâu Co = (Cx x V)/A tính bằng ug/g trong đó
A là lượng mẫu cân để phân tích và định mức bằng thể tích V ml
* Lưu ý khi dung KS:
- Sử dụng ks đúng liều lượng, lựa chọn thuốc hợp lý ( thuốc có tác dụng tốt nhất đặc hiệu, thuốc đc dung nạp tốt, tùy thuộc vào loại con bệnh), cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc
- Lưu ý không sử dụng ks trong mùa khai thác sữa ko sử dụng ks mới vs đặc trị trong điều trị bệnh của con người, chỉ sử dụng ks khi thật cần thiết , tăng cường công tác truyền thông phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hành vệ sinh thực phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát, kịp thong báo các thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm để ng tiêu dung cảnh giác khi lựa chọn thực phẩm và chủ động đề phòng ngộ độc ngành y tế phối hơp với thương mại cần tổ chức them nhiều điểm tư vấn kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh Việc sử dụng ks ở VN đa dạng, nhiều chủng loại dung 1 cách lạm dụng trong chăn nuôi thú y do vậy việc kiểm soát tồn dư ks trrong thực phẩm rất khó khăn, nó cảnh báo nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng nòi giống dân tộc, các cấp các ngàng có lien quan cần đề ra biện pháp thiết thực mang tính chiến lược trong quản lý sử dụng kháng sinh
Câu 31: khái niệm: ổ dịch, vùng dịch, vùng khống chế, vùng đệm, vùng có nguy cơ cao?
*Khái niệm ổ dịch
-Ô dịch là nơi có đầy đủ các khau của quá trình truyền lây đó là nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và có động vật cảm thụ đang phát bệnh Sự co mặt của động vật bệnh chứng tỏ có mầm bệnh đang được đào thải ra bên ngoài và nhiễm các yếu tố của ngoại cảnh Trong 1 ỏ dịch luôn thống nhất trong mỗi khâu và giữa 3 khâu
- Theo Gramasepski : Phàm nơi có mầm bệnh tồn tại và trong tình hình cụ thể bệnh truyền nhiễm có thể deo dắt nguồn bệnh, truyền cho ngoại cảnh và sinh vật xung quanh thì gọi là ở dịch
-Theo dương đình thiện thì một nơi đc coi là có dịch xảy ra khi tỉ lệ mắc or tỉ lệ chết của bệnh đó trong 1 time ngắn hơn nhiều lần so với tỉ lệ mắc, tỉ lệ chết trong vùng đó so với nhiều năm liền tại khu vực đó
-Theo pháp lệnh thú y thì ổ dịch là nơi có một hay nhiều động vật chết vì bệnh truyền nhiễm
-ổ dịch là Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số gs mắc bệnh vượt quá số gs mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định
*Vùng dịch Là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch