1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập: Tổ chức quản lí và công tác kế toán tại Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

112 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Báo cáo của em gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan chung về Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P Phần II: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P Phần III: Nhận xét và khuyến nghị về tổ chức quản lí và công tác kế toán tại đơn vị.

Trang 1

MỤC LỤC

2.1 Những vấn đề chung về công tác kế toán tại đơn vị thực tập 11 2.1.1 Các chính sách kế toán chung 11

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

∗∗∗∗∗

Ý KIẾN NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Địa chỉ:

Sinh viên thực hiện: Phạm Hồng Hải

Mã sinh viên:

Ý kiến nhận xét:

Hà Nội, ngày……tháng… năm……

Giáo viên Ths.Đặng Thu Hà

Trang 3

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

TGNH: Tiền gửi ngân hàng

TM: Tiền mặt

Trang 4

BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Cổ Phần Giải Trí BHD-MVP

Hình 2: Mô hình bộ máy kế toán

Hình 3: phần mềm kế toán mà Công ty sử dụng

Hình 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Hình 5: Bảng danh mục TSCĐ

Hình 6: Sơ đồ ghi sổ kế toán TSCĐ

Hình 7: Sơ đồ hạch toán kế toán tăng, giảm TSCĐ

Hình 8: Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ

Hình 9: Giao diện sơ đồ quản lý lương trong phần mềm kế toán Bravo

Hình 10: Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương

Hình 11: Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã và đang tăng trưởng trở lại.Chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình phát triển đi lên của nền kinh tế thế giới với

sự phát triển, tiến bộ của khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật

Việt Nam cũng không ngừng đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, trong đó sự phát triển cảu ngành giải trí, nghệ thuật Việt Nam đã và đang là điểm đến lí tưởng thu hút sự đầu tư từ các tổ chức nước ngoài

Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P đi vào hoạt động từ tháng 09.2012, dưới sự sáng lập và điều hành bởi ngài Ram Punjabi, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P với sự năng động và hội nhập của mình đã đạt được nhiều thành công trong công việc kinh doanh với sự đa dạng về phương hướng kinh doanh.Với sự nỗ lực không ngừng, công ty đã cho ra mắt những sản phẩm điện ảnh ấn tượng,chất lượng,

có những đóng góp đáng kể cho giới điện ảnh, Công ty đã là cầu nối giúp mọi người

có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

em đã nghiên cứu và tìm hiếu công tác kế toán của công ty cũng như những chế độ chính sách mà công ty áp dụng Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, cô chú cán bộ trong Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng cũng như sự hướng dẫn của cô giáo Đặng Thu Hà – Giáo viên khoa Kế Toán – Kiểm Toán em đã hoàn thành bài báo cáo này

Báo cáo của em gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan chung về Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P Phần II: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Phần III: Nhận xét và khuyến nghị về tổ chức quản lí và công tác kế toán tại đơn vị.

Vì kế toán là một phạm trù tương đối rộng lớn, chính vì vậy mà khi thực tập ở

Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P, do những kiến thức về kỹ năng

Trang 6

cũng như hiểu biết của mình còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót về việc tìm hiểu, đánh giá và trình bày về công ty Vì vậy rất mong những ý kiến nhận xét góp ý của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2015

Sinh viên

Phạm Hồng Hải

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY

CỔ PHẦN GIẢI TRÍ BHD-MVP

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty:

Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P được thành lập từ tháng

09.2012, với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, được bảo hộ và giới thiệu bởi tập đoàn Multivision Picture (MVP) – Indonesia, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống âm thanh tuyệt đỉnh, phòng chiếu sang trọng, Platinum Cineplex hiện đang là một trong những cụm rạp chiếu phim hiện đại, chất lượng nhất hiện nay Trải qua bốn năm hình thành và phát triển, với những nỗ lưc, cố gắng, công ty đang ngày một phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí của xã hội

Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P được cấp giấy chứng nhận đầu

+ Công ty luôn hoàn thành đúng mục tiêu đề ra, thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về công tác quản lí, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng BHXH, BHYT

+ Thực hiện đầy đủ cam kết, hợp đồng mua bán bản quyền với các hãng phim

1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:

Trang 8

1.2.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận:

Hình 1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Để tồn tại phát triển và đi lên đối với Công ty trước hết là hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đạt được mục đích đó thì việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất và tận dụng năng lực sản xuất của các bộ phận là hết sức quan trọng Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty năm 2015 được thể hiện trong hình 1

Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà Lê Nguyễn Đông Xuân:

+ Là người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Ban hành các quy chế, quyết định, quy định liên quan đến công tác quản lý, điều hành trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức của Công ty

+ Trực tiếp phụ trách công tác tài chính, kế hoạch Tổ chức hành chính thanh kiểm tra của Công ty

+ Quan hệ, giao dịch tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nước Là chủ tịch hội đồng lương, hội đồng kỷ luật của Công ty Là người chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về chất lượng

_Bộ phận quản lí:

Chủ tịch hội đồng thành viên

Bộ phận quản lí Phòng TC kế toán Phòng nhân sự

Kế toán viên

Phòng Marketing

Trang 9

+Giám sát, điều hành, Quản lí, theo dõi tổng quát các hoạt động của rạp chiếu phim.

+ Quản lí văn phòng phẩm, các hoạt động trong công ty

_ Phòng Marketing ( Phòng kinh doanh)

+Giới thiệu quảng bá sản phẩm, nắm bắt thông tin về thi trường và hàng hóa

thông qua việc lấy thông tin từ các phòng kinh doanh xúc tiến bán hàng và phòng nghiên cứu thị trường để tham mưu cho giám đốc nắm bắt được tình hình tiêu thụ, phân phối sản phẩm của Công ty về số lượng, đơn giá, chất lượng… để tìm ra các thị trường mới cho sản phẩm của mình

Trang 10

1.3Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây:

2014

Doanh thu

30.537.8 69.720

32.686.96 1.121

37.228.152 410

Lợi nhuận sau thuế 652.005.700 1.289.976.900 937.521.000

Mức lương bình quân 2.053.500 3.115.500 3.775.000

Tổng tài sản 24.289.051.487 33.826.889.332 46.641.816.695

Trang 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG

TY TNHH TRUYỀN THÔNG BẠCH KIM M.V.P

2.1 Những vấn đề chung về công tác kế toán tại đơn vị thực tập.

2.1.1 Các chính sách kế toán chung

+Chế độ kế toán áp dụng : Công ty sử dụng tất cả các chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dấn theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính Trên cơ sở chứng từ bắt buộc và hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành,

kế toán công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh, thích ứng với quy mô đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý Đồng thời công ty cũng xây dựng mô hình luân chuyển từng loại chứng từ Việc luân chuyển và xử lý chứng từ tuân theo quy định của chứng từ kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ và lưu theo quy định

+ Kỳ kế toán: Theo Quý

+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm, và được kết thúc vào ngày 30/12 năm đó

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ

+ Nguyên tắc chuyển đổi ngoai tệ: Theo tỉ giá thanh toán liên ngân hàng NNVN tại thời điểm ghi sổ

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

+ Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp thuế khấu trừ

+ Tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao: Giá trị tài sản cố định được tính theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế Khấu hao tài sản cố định được xác định theo phương pháp đường thẳng

+ Phương pháp tính các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập dự

Trang 12

phòng theo chế độ quy định quản lý tài liệu hiện hành.

+ Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ

2.1.2 Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty

Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chủ yếu là hoạt động chiếu phim và các dịch vụ ăn uống đi kèm(bán đồ ăn nhanh, giải khát tại rạp chiếu phim)

Hóa đơn bán hàng có giá trị như lệnh xuất kho, đồng thời là cơ sở để kế toán theo dõi, ghi chép, phản ánh thu bán hàng, theo dõi công nợ cũng như việc xuất – tồn kho trên thẻ kho kế toán Như vậy chứng từ ban đầu là căn cứ ghi sổ của kế toán doanh thu bán hàng là hóa đơn bán hàng

Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vì vậy hóa đơn bán hàng Công ty đang sử dụng là Hóa đơn GTGT mẫu 01 – GTKT3 – 001 Hóa đơn được lập làm ba liên:

− Liên 1: Lưu

− Liên 2: Giao cho khách hàng

− Liên 3: Lưu nội bộ

Trên mỗi hóa đơn được ghi đầy đủ, đúng các yếu tố: Giá bán chưa có thuế, thuế GTGT, tổng giá thanh toán

Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu thu

Sổ kế toán chi tiết

+ Sổ chi tiết về tiền mặt: Sổ này cung cấp 3 thông tin quan trọng về thu, chi tiền, tồn quỹ Sổ này do thủ quỹ, nhân viên kế toán tiền mặt ghi và quản lý theo dõi

+ Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng: Sổ này cung cấp 3 thông tin quan trọng về gửi vào, rút ra, còn lại về tiền gửi ngân hàng Căn cứ để ghi sổ

Trang 13

này là giấy báo Nợ, báo Có Sổ chi tiết này được ghi cho từng ngân hàng

và mở cho từng loại tiền

+ Sổ chi tiết về TSCĐ

+ Thẻ kho: Dùng để theo dõi khối lượng nhập, tồn kho hàng hóa ghi theo đơn vị đo lường hiện vật

+ Sổ chi tiết phải trả cho CNV

+ Sổ chi tiết bán hàng ( doanh thu )

+ Sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả người bán

2.1.4 Hệ thống sổ sách kế toán

Hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Tất cả các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được đưa vào sổ chứng từ ghi sổ Sau đó, số liệu được lấy trên các sổ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo chương trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái …) và các sổ thẻ chi tiết liên quan

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo đúng thông tin được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Acounting 10 Giao diện làm việc của phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng có dạng như sau:

Trang 14

Hình 3: Giao diện phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Trang 15

Hình 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 16

Chú giải:

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng

2.1.5 Hệ thống báo cáo kế toán

Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC 20/3/2006 của Bộ tài chính Cụ thể hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp của công ty gồm 4 báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

2.1.6 Bộ máy kế toán trong Công ty

Hình 2: Mô hình bộ máy kế toán trong công ty.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận kế toán

Với chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính, phòng kế toán tài chính của Cổ Phần Giải Trí BHD-MVP góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty Có thể nói, phòng kế toán tài chính là người trợ lý đắc lực cho ban lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định điều hành quá trình kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả

Trang 17

Phòng kế toán có nhiệm vụ chính là thu thập, ghi chép, xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và phản ánh các hoạt động của Công ty một cách chính xác, kịp thời Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty mà bộ máy kế toán tài chính được phân bổ như sau:

Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kế toán tổng hợp, lập báo

cáo tài chính của Công ty, giúp cho kế toán tổ chức thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán, tổ chức tổng hợp và chi tiết nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của đơn vị

Kế toán doanh thu: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, doanh

thu

Kế toán thanh toán: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến công nợ, tiền gửi,

tiền vay của Công ty…

Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi quỹdoanh thu, quỹ hoạt động, quỹ đầu

tư…, diễn ra hàng ngày tại Công ty

Với cách sắp xếp và bố trí nhân viên trong phòng kế toán như vậy đã tạo cho

bộ máy kế toán của Công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả cao, đảm bảo nguyên tắc bất khiêm nhiệm của kế toán

2.2 Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu của Công ty

2.2.1 Danh mục các tài sản cố định chính tại công ty (TSCĐ)

2.2.1.1 khái niêm, đặc điểm và nhiệm vụ:

a) Khái niệm:

TSCĐ là một bộ phận tài sản hữu hình hoặc vô hình của Công ty có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, đáp ứng các tiêu chuẩn về TSCĐ do nhà nước ban hành Theo chế độ hiện hành, những tài sản có giá tri từ 30.000.000đ trở lên và thời gian

sử dụng từ một năm trở lên được xếp vào TSCĐ (theo thông tư 45 có hiệu lực từ ngày 10/06/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ)

b) Đặc điểm:

− Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất

Trang 18

− Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

− TSCĐ giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng

c) Nhiệm vụ kế toán TSCĐ

− Tổ chức khi ghi chép phản ánh số liệu một cách đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình trạng tăng giảm và Anjan Kumar Das chuyển TSCĐ

− Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận đơn vị phụ thuộc thực hiện đúng chế độ hạch toán TSCĐ, tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ

− Tính toán và phân bổ chính xác số liệu khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh

− Tham gia lập dự toán nâng cấp cải tạo TSCĐ, sửa chữa TSCĐ

d) Các TSCĐ chính tại công ty:

_Tài sản cố định hữu hình: +Văn phòng, kiến trúc.

+Phương tiện vận tải

+Máy móc thiết bị sản xuất

+ Dụng cụ quản lí.

_Tài sản cố định vô hình.

_Tài sản cố định thuê tài chính.

2.2.1.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ của Công ty

a Phân loại:

TSCĐ gồm 2 loại:

− TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất ( từng đơn vị tái sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu:

Trang 19

+ Văn phòng làm việc, vật kiến trúc, dụng cụ,thiết bị văn phòng…

+ Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất: máy nổ bỏng ngô, bình pha đồ uống

+ Máy móc trong chiếu phim: máy chiếu, đèn chiếu, bộ lọc xử lí hình ảnh

và âm thanh,

+ Phương tiện vận tải

− TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầ tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như: một số chi phí liên quan đến

sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

b Đánh giá TSCĐ của Cổ Phần Giải Trí BHD-MVP

Danh mục một số tài sản cố định

Đơn vị : 1000đ

Hình 5: Danh mục một số tài sản cố đinh

STT Tài sản cố định Nước SX Nguyên

Giá trị còn lại Máy móc thiết bị

1 Máy chiếu phim Thái Lan 12.587.600 1.987.000 10.600.600

Trang 20

− TSCĐ của công ty có được là do mua ngoài:

+

CP vận chuyển lắp đặt chạy thử

+

Thu

ế nhập khẩu

- giá, chiết Giảm khấu

Chi phí liên quan + Phí trước bạ

− Bảng tính và phân bổ khấu hao

2.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán về TSCĐ

Hình 6: sơ đồ ghi sổ kế toán TSCĐ

Sổ chi tiết TSCĐ

Bảng tổng hợp Nguyên giá và khấu hao

Sổ chi tiết ghi giảm TSCĐ

Chứng từ ghi sổ

Trang 21

Khi TSCĐ được xuất dùng, phân bổ chi phí cho từng bộ phận.

2.2.1.4 Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ

Trang 22

Trả lại TSCĐ cho các bên góp vốn

Hình 7: sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ

2.2.1.5 Kế toán chi tiết TSCĐ của đơn vị.

1 Phục vụ cho hoạt động chiếu phim:

_Máy chiếu 3D máy chiếu 2D

_ Lô kính 3D

_Ghế salon, ghế chờ, các thiết bị kỹ thuật phòng chiếu

_Tivi màn hình 40int đặt tại sảnh chờ

2 Phục vụ cho hoạt động bán các sản phẩm đồ ăn:

_Máy nổ bỏng ngô, máy giữ nhiệt, tủ trưng bày sản phẩm

_Máy bơm nước ngọt, tủ lạnh bảo quản đồ

3 Thiết bị văn phòng:

_Máy chiếu phòng họp

4 Phục vụ hoạt động của công ty:

_Ô tô vận chuyển

2.2.1.6 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ của đơn vị.

Sự tăng, giảm TSCĐ trong công ty:

Ví dụ1: Ngày 19-08-2014 Công ty đa mua 120 sản phẩm đệm ghế của công

ty TNHH Ánh Sáng Tiến Dư Giá mua chưa thuế là 47.700.000 đồng, thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt, ước tính TSCĐ này sử dụng trong 6 năm Sau khi giao hàng bên bán giao cho Công ty một hóa đơn đỏ theo mẫu của Bộ Tài chính với nội dung:

Trang 23

Công ty đã mua và thanh toán trực tiếp tại công ty TNHH Ánh Sáng Tiến Dư Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và chứng từ có liên quan (HĐ GTGT), kế toán xác định nguyên giá TSCĐ = 47.700.000 + 4.770.000 = 52.470.000 Ghi vào

sổ như sau:

Nợ TK 211(4): 47.700.000

Nợ TK133(2): 4.770.000

Có TK 111: 52.470.000Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán lập thẻ theo dõi TSCĐ, đăng

ký vào sổ TSCĐ và sổ TSCĐ theo dõi đơn vị sử dụng

Mục đích: Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ

Sau đó kế toán sẽ ghi vào bảng kê tăng TSCĐ:

Nợ TK 211

Có TK 111,112,311

Hàng tháng, quý, năm kế toán sẽ ghi rõ những lần sửa chữa lớn, nhỏ hoặc thay thế

để bất cứ lúc nào công ty có thể đánh giá được thực trạng TSCĐ Từ đó điều động hợp lý TSCĐ như vậy sẽ tận dụng được công suất cũng như tính năng của TSCĐ,

để có thể đưa chúng vào hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế cao

Trang 24

Đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: 82Ngày 19 tháng 08 năm 2014

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ đệm ghế Số 01BG/PLC - TD ngày 19 tháng

08 năm 2014

Tên, ký hiệu ,quy cách(cấp hạng) TSC: đệm ghế

Số hiệu TSCĐ: 82

Nước sản xuất(xây dựng): Việt Nam

Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng chiếu phim của Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Năm đưa vào sử dụng: 2014

Số hiệu

chứng

Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị

hao mòn Cộng dồn

19/08 Mua mới

120 đệm ghế

Trang 25

Đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Địa chỉ: Từ Liêm, Hà Nội

Nước sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Tỷ lệ khấu hao %

Tỷ lệ sửa chữa lớn

Nguyên giá

Giá trị hao mòn

đã trích

Giá trị còn lại

Ghi giảm TSCĐ lý do

ghế

Phòng chiếu phim

Trang 26

Ví dụ 2: Tháng 11/2013 TSCĐ của công ty giảm do nguyên nhân sau: ngày

10/11/2013 công ty quyết định thanh lý ô tô 8 chỗ Công ty tiến hành phiên họp thanh lý Nguyên giá: 528.900.000, khấu hao: 317.000.000, giá trị còn lại:

211.900.00

Thủ tục thanh lý:

- Đơn xin thanh lý TSCĐ

- Đơn xin giảm TSCĐ của công ty

- Biên bản họp đánh giá lại TSCĐ thanh lý

- Hợp đồng nhượng bán

Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán tiến hành xoá sổ TSCĐ

Trang 27

Căn cứ vào quyết định thanh lí TSCĐ công ty sẽ tiến hành bán thanh lý với biên bản như sau :

Đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Địa chỉ: Tầng 5, Trung Tâm thương mại Vincom Center Long Biên, Phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày 10 tháng 11 năm 2013

Căn cứ quyết định số 735 NB/TSCĐ Ngày 10 tháng 11 năm 2013 của Giám đốc Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P về việc thanh lý TSCĐ

Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Bà Lê Nguyễn Đông Xuân Chủ tịch hội đồng thành viên - Trưởng ban

Bà Trần Thị hải Châu - Kế toán trưởng - Phó ban

Ông Phạm Văn Tân - Trưởng phòng hành chính - uỷ viên

Đã tiến hành thanh lý TSCĐ với nội dung sau:

STT Tên tài sản Nước SX Năm đưa

vào sử dụng Nguyên giá

Đã khấu hao Giá trị còn lại

1 Ô tô 8 chỗ Việt

Nam 2011 528.900.000 317.000.000 211.900.000

Ngày 10 tháng 11 năm 2013

Người lập Phòng kỹ thuật Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Phạm Văn Tân Trần Thị Hải Châu Lê Nguyễn Đông Xuân

Trang 28

Đơn vị: Công ty TNHH Truyền Thông Bạch Kim M.V.P

Địa chỉ: Tầng 5, Trung Tâm thương mại Vincom Center Long Biên, Phường Phúc

Lợi, quận Long Biên, Hà Nội

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng 11 năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

sử dụng

Trang 29

2.2.1.7 Kế toán khấu hao TSCĐ

A Khái niệm và phân loại:

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao Như vậy khấu hao TSCĐ chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn, hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ Còn mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng hoặc đã hết thời hạn sử dụng có ích

Hao mòn TSCĐ có 2 loại:

Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bi cọ

sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận

Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ

thuật Hao mòn vô hình xảy ra do TSCĐ hữu hình bị lỗi thời về mặt kỹ thuật – còn gọi là hao mòn về kinh tế của mỗi TSCĐ, người sử dụng TSCĐ phải

dự tính được tính chất và quá trình xảy ra sự hao mòn vô hình TSCĐ để có những quy định khấu hao thích hợp nhằm thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi TSCĐ bị thanh lý

B Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

− Tất cả TSCĐ hiện có của Công ty đều phải trích khấu hao trừ một số trường hợp cụ thể đã được quy định trong luật định

− Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ quy định tại điều 9 thông tư 45 TT-BTC ngày 25/04/2013 chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Thuế thu nhập Công ty không tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập Công ty

− Trường hợp TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của Công ty quy định tại khoản 1 điều 9 thông tư này cóa tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng TSCĐ này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí

Trang 30

kinh doanh của Công ty và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

− TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, Công ty xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể cá nhân gây ra Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), Công ty dùng quỹ dự phòng để bù đắp

− Công ty cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao với TSCĐ cho thuê

− Công ty thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của Công ty theo quy định hiện hành

− Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình Công ty thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá của TSCĐ đó

C Phương pháp tính khấu hao:

Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau theo quy định hiện hành (Thông tư 203/2008/TT - BTC) Xong dựa vào đặc

điểm cũng như tính chất của Công ty mà Công ty đã tiến hành trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp này thì mức tính khấu hao được tính như sau:

Trang 31

Số khấu hao phải

trích trong kỳ =

Sổ KH đã trích kỳ trước +

Số KH phải trích tăng trong kỳ -

Số KH giảm trong kỳ

Tài sản sử dụng ở bộ phận nào thì trích khấu hao và tính chi phí vào bộ phận đó

D Hạch toán khấu hao TSCĐ

Trang 32

− Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động.

− Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về số lượng lao động, tiền lương mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp

vụ lao động tiền lương đúng theo chế độ

− Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản thu nhập, phụ cấp trợ cấp cho người lao động

− Lập các chế độ chính sách về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản

lý Nhà nước và quản lý Công ty

2.2.2.1 Các hình thức trả lương, cách tính lương tại đơn vị.

 Hình thức trả lương theo thời gian lao động.

Công ty đang áp dụng các hình thức theo thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm và đơn giá lương thời gian Công thức tính như sau:

Trang 33

Nếu người lao động không trực tiếp điều hành đơn vị qua ba tháng (do ốm đau, đi học…) thì tháng 4 trở đi được hưởng trợ cấp chức vụ.

 Ưu nhược điểm của hình thức thời gian:

Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể

lập bảng tính sẵn

Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn

liền lương với chất lượng lao động Vì vậy, phải cần kết hợp các biện pháp khuyến khích vật chất đồng thời kiểm tra chấp hành kĩ thuật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động năng suất và hiệu suất lao động cao

2.2.2.2 Các chế độ, quy định của đơn vị về trích, chi trả các khoản lương của đơn vị.

Các nghị định , thông tư của Nhà nước về tiền lương:

Nghị định 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quy định

quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước

Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong Công ty Nhà nước.

Thông tư của Bộ lao động thương binh xã hội số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008 sửa đổi bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLDTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định

số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/02 của Chính phủ về tiền lương

Trang 34

NĐ 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty,Công ty,hợp tác xã,trang trại, hộ gia đình cá nhân và các tổ chức khác ở Việt Nam có thuê mướn lao động.

Mức lương tối thiểu chung: quy định về mức lương tối thiều vùng là 1.050.000 /tháng

Phạm vi áp dụng: Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các Công ty hoạt động theo luật Công ty

Chế độ tiền lương, thưởng: Quy định trong nghị định số 206/2004/NĐCP ngày 14/12/2004, nghị định số 207/2004/NĐ-CP của chính phủ qui định quản lý lao

động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà Nuớc và chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty Nhà Nước

Ngoài ra còn có các Nghị định, chế độ và công văn quy định chế độ trả lương đối với người lao động như sau:

Nghị định 204/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “ Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.

Chế độ kế toán Công ty ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.

Trang 35

2.2.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm tại doanh nghiệp.

Hình 9: Giao diện sơ đồ quản lý lương trong phần mềm kế toán Fast Acounting

Chứng từ và sổ sách hạch toán tiền lương

 Sổ sách sử dụng

Sổ sách được sử dụng trong quá trình hạch toán kế toán tiền lương tại Công

ty bao gồm:

+ Chứng từ ghi sổ

+ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ

+ Sổ chi tiết các tài khoản 334, 338, 642,622

+ Sổ cái tài khoản 334, 338

a Tài khoản sử dụng

Trang 36

− Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh các khoản phải thanh toán với CBCNV trong Công ty Tài khoản này có 2 tài khoản chi tiết là :

+ TK 334.1: Phải trả CBCNV trong Công ty

+ TK 334.8: Phải trả lao động thuê ngoài

− Tài khoản 641 “chi phí bán hàng”: dùng để phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc bán hàng của công ty TK 641 có 7 TK cấp 2 trong đó chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng là TK 6411 “chi phí nhân viên”

− Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý kinh doanh” : dùng để phản ánh tiền lương của bộ phận quản lý kinh doanh của Công ty Tài khoản này có 2 tài khoản chi tiết trong đó chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý là TK

6421 “chi phí nhân viên”

− Tài khoản 141 “ Tạm ứng” : dùng để phản ánh số tiền CBCNV ứng trước

− Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Trang 37

2.2.2.4 Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương

TK 334

TK 111 TK 641, 642

Tạm ứng lương kỳ I Tiền lương, ăn ca và các

khoản có t/c như lương

TK 3335,338, 138.111 TK 353(1) Các khoản trừ vào TN Tiền lương phải trả từ

của CNV quỹ khen thưởng

Trang 38

Bảng phân bổ tiền lương

Trang 39

2.2.2.5 Kế toán tiền lương tại công ty:

+Nguyên tắc trả lương trong Công ty

− Trả lương thưởng cho người lao động phải tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động, làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được trả lương theo công việc, chức vụ đó Trả lương thưởng phải thật sự là động lực khuyến khích động viên người lao động không ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

− Tiền lương trả cho tập thể, cá nhân người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động vào kết quả SXKD của đơn vị Trả lương phải đảm bảo công bằng giữa tập thể, cá nhân người lao động

− Phải xếp mức lương theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, chức trách công việc được giao

− Gắn chính sách tiền lương với chính sách quản lý tinh giảm lao động từng bước thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động Có chính sách đãi ngộ khuyến khích đối với lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao và có trình độ quản lý giỏi

− Trả lương, phân phối tiền thưởng phải đảm bảo dân chủ công khai

− Quỹ tiền lương được trả trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty, không sử dụng vào mục đích khác

− Tiền lương hàng tháng của người lao động được ghi vào sổ lương của Công ty

− Các khoản tiền lương theo chế độ, tiền lương trả CBCNV để thực hiện các nhiệm vụ chung của Công ty nhưng không gắn với kế hoạch sản xuất giao cho các đơn vị và các khoản phụ cấp (trừ phụ cấp khu vực) được tính theo số thực chi không tính trong đơn giá và quỹ tiền lương giao khoán

A Quy định trả lương

− Tiền lương trả theo thời gian làm việc thực tế của cán bộ công nhân khối hành chính, và trả theo số sản phẩm hoàn thành đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Trang 40

− Mức lương tối thiểu chung để xác định mức lương, phụ cấp lương làm cơ sở

để đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN là 1.050.000 đồng theo

quy định tại Nghị định 14/2011/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2011.

− Công ty áp dụng chế độ, hình thức trả lương hợp lý để người lao động làm công việc giản đơn, đảm bảo ngày công làm việc theo quy định và hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ trả lương ≥ mức tiền lương thấp nhất theo quy định

B.Quy định thưởng – phạt

− Căn cứ vào kết quả lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành kỷ luật

an toàn lao động, ý thức bảo quản trang bị lao động của các cá nhân và tập thể trong công ty Sau mỗi kỳ lao động (mỗi năm đối với lao đọng gián tiếp

và mỗi công trình đối với lao động trực tiếp) Công ty sẽ tiến hành trao thưởng cho các cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực, hoàn thành xuất sắc công việc được giao Mức thưởng sẽ từ 10% đến 15 % thu nhập của cá nhân hoặc tập thể đó trong thời gian xét thưởng

− Với các cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm kỷ luật lao động, gây chậm tiến độ, mất an toàn, thiệt hại đến vật chất cũng như uy tín của Công ty sẽ phải đền bù các thiệt hại gây ra, và chịu mức phạt từ 10% đến 15 % thu nhập của các nhân hoặc tập thể đó trong thời gian xét phạt

C Phụ cấp điện thoại và xăng xe

Điện thoại cố định tại văn phòng Công ty được sử dụng chung trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm Các vị trí lãnh đạo quản lý Công ty được phụ cấp điẹn thoại hàng tháng ở mức độ nhất định, giám đốc xem xét cụ thể từng trường hợp cho từng tháng Các nhân viên hoặc lái xe thường xuyên Anjan Kumar Das chuyển và làm việc ngoài được phụ cấp chi phí điện thoại Anjan Kumar Das động phù hợp với từng thời gian và từng địa điểm cụ thể Giám đốc Công ty sẽ quyết định mức chi cho mỗi vị trí trong từng thời gian cụ thể

Ngày đăng: 11/04/2016, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính, 2006. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Nhà xuất bản Tài chính Khác
2. Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Khác
3. Phan Đức Dũng và Nguyễn Thị My, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh, TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Khác
4. Thạc sỹ Hoàng Thị Việt Hà, 2012. Đề cương bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ. Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khác
5. Hoàng Thu Hoài, 2010. Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TMDV Việt Hưng, luận văn tốt nghiệp. Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khác
6. Vũ Lan Anh, 2009. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Pin – Đèn Rồng Vàng, luận văn tốt nghiệp. Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khác
7. Trang web: www.webketoan.vn www.vcci.com.vn www.thienduc.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w