Thăm trực tràng hoặc âm đạo Trong những trường hợp mà các triệu chứng biệt với những bệnh nhân mập có thành bụng dầy thì thăm trực tràng hay âm đạo là động tác bắt buộc.. Thân nhiệt cao
Trang 1BỘ MÔN NGOẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_2011
Trang 2BAN BIÊN TẬP
Nguyễn Đình Hối BS, TS’
Giáo sư Ngoại khoa
_ Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Mậu Anh BS CKH
Phó Giáo sự Ngoại khơa
Khoa Ngoại Tổng quát
Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hô Chí Minh _
Trang 3CAC TAC GIA
Nguyén Hoang Bac BS, ThS
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Vương Thừa Đức BS CKII, ThS
Bộ môn Ngoại,
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Đỗ Trọng Hải PGS BS, TS
, Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Hải BS, TS
Bộ môn Ngoại, Đại Học Y Dược Tp Hỗ Chí Minh
Nguyễn Thế Hiệp PGS BS CKII
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Trần Trung Hiếu BS, ThS
Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Đình Hối GS BS, TS
Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại
Dai hoc Y Dude TP Hd Chi Minh
- Dương Phước Hưng BS, ThS
\ Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Võ Tấn Long PGS BS, TS
Bộ môn Ngoại,
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Trung Tin BS, ThS
Nguyễn Văn Long BS, ThS
Bộ môn Ngoại,
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Lê Quang Nghĩa PGS BS, TS
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hỗ Chí Minh Bùi Văn Ninh BSCKII, ThS
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Thúy Oanh PGS BS, TS
Phạm Văn Tấn BS, ThS
3 Bộ môn Ngoại, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Thành BS, ThS
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Thông BS
: Bộ môn Ngoại,
Đại Học Y Dược Tp Hỗ Chí Minh
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược Tp Hỗ Chí Minh
Trần Thiện Trung PGS BS, TS
, Bộ môn Ngoại
Đại Học Y Dược Tp HO Chí Minh
Trang 5LOI NOI DAU
Sách giáo khoa là tài lệu bắt buộc trong đào tạo, giảng dạy
Gg Trường Đại học, Sách giáo khoa không những đưa lại kiên thức cho sinh viên
mà còn giúp sinh viên tự đánh giá mình
Trong nhiều năm qua các Bộ môn của Đại học Y Dược TP.HCMI đã có nhiều cô gắng trong việc biên soạn và xuât bản sách giáo khoa Hiện nay Trường đang thực hiện dự án Giáo dục đại học trong đó có phần “Tổ chức biên soạn và xuât bản sách giáo khoa chuẩn và các tài liệu dạy và học khác”
Bộ môn Ngoại luôn cô gắng thực hiện tính kinh điển, tính hiện đại,
tính thực tê Việt Nam trong Sách giáo khoa Tĩnh hiện đại và tính thực tê luôn có
những thay đổi, nhât là trong những năm gần đây, thời kỳ mà Khoa học Công nghệ hàng ngày có những tiên bộ lớn lao Với ý do đó, chúng tôi viêt lại sách
Bộ môn Ngoại có nhiều phân môn: Ngoại Tiêu hóa, Ngoại Lồng ngực Mạch máu, Ngoại Nhi, Niệu và Gây mê Hồi sức Sách Bệnh học Ngoại khoa được viềt theo từng phân môn
Quyến Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa xuât bản lần này có 31 bài
Mỗi bài, ngoài phần chính là nội dung, còn có các phẩn: mục tiêu, tài liệu đọc thêm, câu hỏi lượng giá kèm đáp án, nhằm đáp ứng phương châm “Học chủ
Sách còn có những thiêu sót, chúng tôi mong có những góp ý
Nguyên tình Hôi
Trang 71 Cấp cứu bụng ngoại khoa -2 22t nennnene 1
Nguyễn Đình Hối
` 15
— Nguyễn Thế Hiệp
3 Chấn thương và vết thương bụng e.s 31
Bùi Văn Ninh
4 Hội chứng chảy máu trong ổ bụng 45
Phạm Văn Tốn
5 Vỡ gan chấn thương 0 202101801010 53
Nguyễn Thúy Oanh
3.5 — 63 Nguyễn Văn Long
7 Vết thương đại tràng và trực tràng - hậu môn 73
Nguyễn Trung Tin
8 Chảy máu tiêu hóa trên senc " 85
Nguyễn Thúy Oanh
9 Chảy máu tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa 95
Nguyễn Thế Hiệp
10 Chảy máu tiêu hóa đưới snnnnnnneee „ 109-
Nguyễn Thúy Oanh
11 Thủng loét dạ dày - tá tràng Hee 119
Trang 8Ủng thu toy ne ccccssssssnsssssassnssensncnsennecenneenssessuissssetessenssecessssenssin 227
Lao hồi - manh tràng reo 289
Nguyễn Văn Hải
Sa trực tràng -eeeeiieeieriiiiiidrririiiiirrrie 301 _Đỗ Đình Công
Thoát vị thành bụng :.ceeerrernnidrdrdrre 313
Vương Thừa Đức
Dương Phước Hưng
Nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng 337
Dương Phước Hưng
Trang 9CẤP CỨU BỤNG NGOẠI KHOA
"Cấp cứu bụng ngoại khoa” không phải là một bài bệnh học Bài viết này có tính tổng hợp, đề cập đến nhiều bệnh nhằm giúp người học có kiến thức tổng quát để có thể đỡ láng túng trước một bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu vì một bệnh hay một chấn thương ở bụng
Vi vậy bài này không nêu mục tiêu, tài liệu đọc thêm, câu hỏi lượng giá Các phần này
được trình bày trong các bài giảng của từng bệnh
Các bệnh của ổ bụng cần được xử trí bằng
ngoại khoa được gặp hàng ngày tại các
bệnh viện tỉnh và các bệnh viện thành phố
Bệnh thường đặt ra cho người thầy thuốc
những khó khăn vì trong một thời gian
ngắn; có khi rất ngắn, phải có những quyết
định liên quan tới tính mạng người bệnh
Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng
cấp cứu, với các triệu chứng:
- Íthay nhiều
- _ Rõ rệt hay không rõ rệt
- Phù hợp hay không phù hợp, có khi
mâu thuẫn nhau
- _ Diễn biến nhanh hay chậm hoặc không
thay đổi sau nhiều giờ
Trước người mang bệnh, thầy thuốc cần
phải tìm đúng bệnh mà họ đang mang
Muốn xác định đúng bệnh, cần phải:
- Khai thác đầy đủ, không bỏ sót một
triệu chứng nào dù kín đáo Muốn vậy
phải thăm khám tỉ mỉ và kiện nhẫn
-_ Đánh giá phải chính xác Muốn vậy khi
nhận định phải hết sức khách quan,
không ràng buộc
-_ Kết luận phải đúng đắn Muốn vậy khi
phân tích và tổng hợp phải hiểu biết Cùng một bệnh nhưng biểu hiện không
bao giờ hoàn toàn giống nhau vì đáp ứng
của mỗi cơ thể trước những tác động của các kích thích bên ngoài khác nhau Vì vậy người thay thuốc phải tỉnh tường, có nhạy cảm lâm sàng và có nhiều kinh nghiệm
I TRIỆUCHỨNG LÂM SÀNG
Khi bệnh nhân vào viện, triệu chứng này
hay triệu chứng kia nổi bật Để dễ theo dõi, chúng ta lần lượt xem xét:
A TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
1 Đau bụng Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất đưa bệnh nhân tới bệnh viện
Những thống kê với số liệu hàng ngàn bệnh nhân cho thấy tỉ lệ đau theo thứ tự từ
nhiều tới ít như sau: viêm ruột thừa, viêm
túi mật, tắc ruột, các bệnh niệu khoa,
thủng dạ dày, viêm tụy cấp
Trang 10-Vì đau là triệu chứng của nhiều bệnh nên
không thể căn cứ vào sự có mặt của đau
mà chẩn đoán Muốn chẩn đoán phải dựa
vào tính chất của đau
a _ Vị trí đau, là căn cứ đầu tiên
- Đau không có vị trí nhất định, lúc đau
chỗ này lúc đau chỗ khác, như đau trong
tắc ruột
- Pau toàn thể bụng như trong viêm phúc
mạc toàn thể, thủng dạ dày
- Pau khu trú ởổ một điểm hay một vùng
nhất định Đau điểm McBurney trong
viêm ruột thừa đến sớm Đau ở dưới bờ
sườn phải nghĩ đến các bệnh gan mật
Đau dưới vùng hố chậu một hay hai
_ bên, hướng tới viêm phần phụ hay thai
ngoài tử cung vỡ
- Nhưng cũng có khi nơi đau không tương
"ứng với nơi có thương tổn Đau ở hố chậu
trái trong vỡ lách hay vỡ gan, đau ở hố
chậu phải trong thủng dạ dày
- = Vị trí đau thay đổi Nhiều viêm ruột
thừa lúc đầu đau ở vùng thượng vị, sau
nhiều giờ không đau ở thượng vị nữa
mà đau ở hố chậu phải Những bệnh
nhân này thường bị chẩn đoán lầm là
cơn đau của viêm loét đạ dày tá tràng
b Mức độ đau
Đau có rất nhiều mức độ Thường được chia’
thành các mức độ sau:
- _ Đau vừa phải: bệnh nhân nhăn nhó, khó
chịu như trong viêm ruột thừa, viêm túi
mật, sỏi ống mật chủ, viêm phần phụ
- - Đau nhiều: bệnh nhân thường phải kêu
la, rên rỉ như trong tắc ruột, tắc mật
- Đau dữ đội: đau như xé ruột, xé gan, như
dao đâm trong thủng dạ dày, xoắn ruột
Mức độ đau có thể thay đổi theo thời gian, tăng lên hay giảm xuống một cách nhanh
chóng hay chậm chạp
c Kiểu đau
- Dau từng cơn, ngoài cơn đau hoàn toàn bình thường, bệnh nhân biết cơn đau
sắp chấm dứt rổi lại biết cơn đau sắp
trở lại, như trong tắc ruột cơ học
-~ Đau bắt bệnh nhân kêu la, xoay vặn
người, gập ưỡn bụng Làm như vậy sẽ
bớt đau Gặp trong cơn đau của sỏi ống mật chủ, sỏi niệu quản
- Pau bat bệnh nhân nằm im không đám
thở sâu, nói to, ho mạnh, xoay trở người,
đi lại Mọi động tác phải nhẹ nhàng từ
từ chậm chạp như đau trong viêm phúc mạc, ấp xe gan, áp xe dưới hoành, áp
xe ruột thừa
d Cách bắt đầu đau
- Bắt đầu đột ngột, thường được ví như
"tiếng sét giữa trời quang mây tạnh”,
thấy trong thủng dạ dày
- Lúc mới bắt đầu đau ít, về sau đau mỗi
lúc một tăng, thấy trong viêm ruột thừa, viêm phần phụ, áp xe gan
e Thời gian đến bệnh viện
- - Vừa mới đau, đau đã nhiều giờ hay một
vài ngày Nếu đã hàng tuần thì lại
thường do các bệnh mạn tính
- _ 'Trên cơ sở mạn tính bệnh có thể bị biến
chứng Loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính, đau đã nhiều tháng, nhiều năm
Vài giờ trước khi tới bệnh viện, ổ loét
thủng gây đau đữ dội Túi mật viêm mạn tính đau ít, có thể diễn biến cấp tính đau nhiều
£ Hướng lan
- Đau chỉ khu trú tại một vùng
Trang 11- - Đau có thể lan tới vùng khác Cơn đau
của sôi niệu quần lan xuống bìu, của viêm
tụy lan sau lưng, vỡ lách lan lên vai trái
øg._ Hoàn cảnh thuận lợi
- _ Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào
- Nhưng cũng nhiều khi xuất hiện trong
những hoàn cảnh nào đó Cơn đau của
viêm tụy cấp xuất hiện sau bữa ăn
thịnh soạn Cơn đau của loét dạ dày tá
tràng xuất hiện khi thay đổi thời tiết
Cơn đau của sỏi niệu quản xuất hiện
khi chạy nhầy
h Tác dụng của thuốc
Trên lâm sàng, người ta thường dùng các
thuốc chống co thắt để phân biệt một thương
tổn thực thể với một tình trạng co thắt
Dưới tác dụng của thuốc chống co thắt:
- Cơn đau dịu đi hay mất hẳn, thường do
hiện tượng co thắt
- _ Cơn đau vẫn tồn tại như trước khi dùng
thuốc thường là cơn đau của một thương
tổn thực thể
2 Nônói
Nôn ói do nhiều nguyên nhân:
- Phản xạ sinh lý như nôn ới do say tàu
xe, do thai nghén
-_ Triệu chứng của một bệnh ngoài đường
-tiêu hóa như tăng áp lực trong sọ (chấn
thương sọ não, áp xe não, u não)
- _ Triệu chứng của một bệnh nội khoa thuộc
đường tiêu hóa như ngộ độc đồ ăn
- _ Triệu chứng của một bệnh ngoại khoa
thuộc đường tiêu hóa khi phúc mạc bị
kích thích như viêm tụy cấp, viêm túi
mật cấp, sỏi ống mật chủ, u nang buồng
phân biệt giữa hẹp môn vị và tắc ruột, phải căn cứ vào chất nôn Trong hẹp môn vị
chất nôn có màu xanh đen, trong tắc ruột `
chất nôn có màu vàng của mật
3 Nôn máu
Trước hết phải phân biệt nôn máu với khạc
mau
Chẩn đoán nguyên nhân của nôn máu có
khi dễ nhưng nhiều khi rất khó Để xác định chẩn đoán, căn cứ vào hình thức nôn, tính
chất máu và các triệu chứng đi kèm, nếu có Hình thức nôn máu:
Nôn ít, nôn nhiều, nôn đữ dội
Số lần nôn trong ngày, số ngày nôn
- _ Khối lượng máu ít hay nhiều
- _ Tính chất máu: loãng hay cục; đỏ tươi,
Hội chứng loét đạ dầy tá tràng: tiền
sử những cơn đau có chu kỳ
Hội chứng vàng da tắc mật: tam chứng Charcot
Bí trung tiện là khi bệnh nhân đau bụng,
cảm thấy nếu trung tiện được thì sẽ hết đau, nhưng không thể được Bí trung tiện thường
do tắc ruột cơ học nhưng cũng có thể do
Trang 12phúc mạc bị kích thích gây liệt ruột cơ
năng như khi có máu tụ sau phúc mạc, kh
có tình trạng viêm phúc mạc
5 "Tiêu phân đen
Phân có màu đen ánh, sén sệt không đóng
khuôn, mùi khắm Múi khắm rất đặc hiệu,
không giống bất cứ một: loại mùi nào Màu
đen vì máu chảy từ phia trên của đường
tiêu hóa, khi đi xuống, qua cả chiều dài
của ruột, đưới tác dụng của dịch tiêu hóa,
màu đỏ biến thành màu đen Phân đen khác
với máu cục, với thỏi phân có màu đen do
táo bón
Phân đen là triệu chứng của chảy máu đường
tiêu hóa trên Trường hợp máu chảy nhiều
phải thải ra nhanh, phân có thể còn tương
đối đỏ
6 Tiêumáu
- - Máu đồ tươi, chảy từ các chỗ niêm mạc
búi tri bi tray loét
- Mau chday thành tia, bệnh nhân thường
ví náu chảy như cắt tiết gà, từ các tĩnh
mạch trĩ vỡ do rặn mạnh
- Máu có màu đỏ lờ lờ, chảy từ các khối
'u sùi loét của một ung thư hậu môn trực
tràng
- Máu cục, chảy từ búi trĩ hay từ u đại
tràng đọng lại trong lòng trực tràng nhiều
giờ sau đó mới thải ra ngoài
7 Đái máu
Đái máu là triệu chứng của hệ niệu:
- _ Đái máu toàn dòng do các bệnh ở thận,
niệu quản, bàng quang
- - Đái máu đầu dòng là từ niệu đạo, tuyến
tiền hệt
- _ Đái máu cuối đòng là từ bàng quang
8 Chảy máu lỗ sáo
Chảy máu lỗ sáo là khi ở lỗ sáo có vài giọt máu, triệu chứng của chấn thương vỡ niệu đạo
9 Tiểu bất thường
a Vô niệu: bàng quang không có nước tiểu
do suy thận cấp tính, huyết áp dưới ngưỡng bài tiết ˆ
b Không tiểu: bàng quang không có nước
tiểu do bị vỡ, nước tiểu chảy vào ổ
u xơ tuyến tiền liệt, liệt bàng quang do chấn thương cột sống, sau mổ
- _ Bí tiểu không hoàn toàn: khi bệnh nhân vẫn tiểu được nhưng tiểu không hết Sau tiểu, còn nước tiểu sót lại ở bàng quang Đặt thông bàng quang có nước tiéu chay
ra Siêu âm thấy còn nước tiểu Nguyên nhân của sót nước tiểu thường là u xơ tuyến tiên liệt hay bệnh cổ bàng quang
d Tắc tiểu: Khi bệnh nhân đang đái bỗng
dưng dòng nước tiểu tắc hoàn toàn hay nước tiểu chảy nhỏ giọt xuống chân
Nguyên nhân là sỏi bàng quang
é Tiểu dắt: tiểu nhiều lần, mỗi lần ít
một Nguyên nhân là viêm bang quang, viém niéu dao
Trang 1310 Chảy máu âm hộ
Can phân biệt chẩy máu âm hộ với kinh
nguyệt Phân biệt bằng tính chất máu và
thời kỳ kinh nguyệt
Chay máu âm hộ gặp trong thai ngoài tử
cung vỡ Máu có: màu đỏ lờ lờ, giống như
máu cá Máu chầy ngoài thời kỳ kinh nguyệt
Bệnh nhân thường có trễ kinh vài tuần lễ
B: TRIỆU CHUNG THUC THE
Trong cấp cứu bụng ngoại khoa, các triệu
chứng thực thể thường quyết định chẩn đoán
1 Nhìn
a Bụng trướng
Bung trướng do hơi tích tụ lại trong lòng
đường tiêu hóa 80% hơi trong ruột là do
nuốt vào Cần phân biệt bụng trướng với
bụng báng
- " Bụng trướng khu trú ở một vùng Trướng |
ở bụng trên trong hẹp môn vị
- Bụng trướng lệch trong xoắn đại tràng
“chau hong
- Bụng trướng toàn bộ trong liệt ruột, tắc
ruột do ung thư đại trực tràng
b._ Quaải ruột nổi
Nhìn hay vuốt nhẹ trên thành bụng thấy nổi
một hay nhiễu quai ruột Quai ruột nổi là
dấu hiệu của tắc ruột, cả cơ học lẫn cơ năng
Quai ruột nổi một nơi và nằm im lầm là dấu
hiệu Von Wahl, thấy trong tắc ruột kin
c Dấu rắn bò -:
Một hay hai ba quai ruột từng lúc nổi lên
rồi lại mất đi, hoặc di chuyển trên thành
bụng, giống như con rắn đang bò Dấu rắn
bò là triệu chứng đặc hiệu của tắc ruột cơ
học Đặc hiệu vì có dấu rắn bò là chắc
chắn có tắc ruột cơ học, ngoài tắc ruột cơ
d Bung khéng thé Bình thường thành bụng di động theo nhịp thở Bụng không thở do các cơ thành bụng
co cứng Gặp trong viêm phúc mạc, rõ nhất trong thủng dạ dày
e Cơ nổi hằn Nhìn thành bụng thấy các cơ nổi han Gitta
là cơ thẳng bụng, hai bên là cơ chéo ngoài
Cơ nổi hẳn vì co cứng mạnh, khi phúc mạc
"bị kích thích gặp trong viêm phúc mạc, đặc biệt trong thủng dạ dày vì tính acid của dịch vị kích thích phúc mạc rất mạnh
£_ Da phù nề tấy đỏ
Da phù nể tấy đỏ là dấu hiệu của khối tụ
mủ trong ổ bụng như áp xe gan amífp, áp xe
ruột thừa, đang tìm cách thoát mủ ra ngoài
g Vết bằm máu Vết bầm máu vùng hông (đấu hiệu Gray- Turner), vết bầm máu quanh rốn (dấu hiệu Cullen) gặp trong viêm tụy cấp thể xuất huyết
h Khối u
Thời gian xuất hiện khối u giúp ích nhiều cho chẩn đoán Mới xuất hiện nhiễu giờ
hay một vài ngày, có khi đã có từ lâu
nhưng mới đầy thay đổi tính chất
Ở phụ nữ, u ở hố chậu to nhanh, tròn căng,
ấn đau là nang buồng trứng xoắn U ở dưới
sườn phải hình quả lê, căng đau là túi mật
căng to Ư nằm dọc khung đại tràng là ung _ thư đại tràng hay khối lồng ruột U nằm
vùng bẹn là thoát vị bẹn nghẹt
ỉ Seo mổ
Sự hiện diện của sẹo mổ và các tính chất
của nó như vị trí, to nhỏ, sẹo ống dẫn lưu
giúp thêm cho chẩn đoán, nhất là chẩn
Trang 14j Vết trầy sát
Vị trí vết trầy sát trên thành bụng chỉ điểm
tạng bị tổn thương Vết trầy sát ở mạng sườn
phải nghĩ tới vỡ gan, ở mạng sườn trái nghĩ
tới vỡ lách, sau lưng nghĩ tới giập thận
k Vết thương thành bụng
Vết thương chột hay đâm xuyên, một hay
nhiều, ở bụng trên hay bụng dưới, ở bên
phẩi hay bên trái, to hay nhỏ Tính chất
vết thương giúp dự đoán thương tổn các
tạng trong bụng
lL Divật
Có mạc nối lớn, ruột là có rách phúc mạc
Có đổ ăn, nước vàng, phân là có thủng
đường tiêu hóa Có nhiều máu là có vỡ
gan, vỡ lách hay đứt mạch máu
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu gối cao, hai chân
co Sờ nắn nhẹ thấy thành bụng cứng Yêu
cầu bệnh nhân thở sâu, thành bụng vẫn
không thể mềm được Cứng liên tục với
nhiều mức độ Khi cứng nhiều, nhận định
dễ dàng Khi cứng ít, nhận định khó khăn,
phải là bàn tay của những thầy thuốc nhiều
kinh nghiệm mới khẳng định được
Bụng cứng và đau là triệu chứng quan
trọng nhất của viêm phúc mạc Co cứng
toàn bộ thành bụng trong viêm phúc mạc
toàn thể Co cứng cục bộ trong viêm phúc
đè thành bụng mạnh hơn đến một mức nào
đó, bệnh nhân phần ứng lại bằng cách gồng bụng lên không cho thầy thuốc ấn sâu hơn nữa vì ấn sâu sẽ đau nhiều hơn
Có phản ứng thành bụng khi có thương tổn
của một cơ quan trong ổ bụng như viêm
ruột thừa cấp, viêm túi mật cấp, viêm tụy
cap, 6 4p xe
c Cảm ứng phúc mạc
Cảm ứng phúc mạc là khi ấn đầu ngón tay
lên thành bụng, thành bụng lõm xuống đè
vào phúc mạc, bệnh nhân đau Đau vì phúc
mạc tăng cảm giác khi bị viêm, bị nhiễm trùng, và đau rõ rệt nhất trong trường hợp
có máu trong phúc mạc Cảm ứng phúc mạc bao giờ cũng kèm với trướng bụng và thường có co cứng kèm theo nhưng ở mức
độ nhẹ
Cũng như co cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc là triệu chứng của viêm phúc
mạc Co cứng thành bụng thường có trước
cảm ứng phúc mạc Thủng dạ dày đến sớm biểu hiện nổi bật là co cứng thành bụng
nhưng đến muộn thì co cứng bớt dẫn và
thay vào đó là cảm ứng phúc mạc Viêm
phúc mạc ở người già yếu thường thể hiện bằng triệu chứng cảm ứng phúc mạc
d Phản ứng dội (Dấu hiéu Blumberg) Phản ứng đội là khi đặt tay lên thành bụng,
ấn sâu dần, bệnh nhân không đau rõ rệt nhưng khi đột ngột nhấc tay ra thì đau chói
Trang 15Phản ứng đội cũng có ý nghĩa như cảm
ứng phúc mạc nhưng ở mức độ nhẹ hơn
e Các điểm dau va cdc ving dau
- Điểm McBurney, điểm Lanz, điểm
- Clado đau khi ruột thừa viêm sung
huyết Vùng hố chậu phải đau khi ruột
thừa viêm mủ
- Diém túi mật đau trong viêm túi mật
cấp Vùng dưới sườn phải có phản ứng
khi túi mật viêm hoại tử hay một nhiễm
trùng đường mật nặng
- Điểm mũi ức đau gặp trong giun chui
ống mật Vùng tam giác Chauffard-Rivet
đau là triệu chứng của các bệnh đường
mật chính hay của tụy
- Điểm sườn thắt lưng phẩi đau trong
viêm tụy cấp
_= Điểm niệu quản đau khi có cơn đau
quặn thận
† Các dấu hiệu
Dấu hiệu Rovsing dương tính trong viêm
ruột thừa Ấn hế chậu trái để đẩy ruột
non chuyển sang vùng hố chậu phải,
hoặc để dồn hơi trong đại tràng sang manh
tràng gây ra đau tại điểm McBurney ở
một số bệnh nhân viêm ruột thừa Giúp
phân biệt viêm ruột thừa với viêm các
phần phụ bên phải ở phụ nữ
- _ Dấu hiệu cơ thăn dương tính trong viêm
ruột thừa sau manh tràng Bệnh nhân
nằm ngửa, chân phải co, đè vào đầu gối
để duỗi thẳng chân thì lưng ưỡn cong lên
-_ Dấu hiệu cơ bịt đương tính trong viêm
ruột thừa tiểu khung Đặt bệnh nhân ở
tư thế nằm đùi gấp, gối gấp, khi xoay
đùi vào trong bệnh nhân thấy đau ở
vùng dưới rốn lan xuống vùng các cơ
khép đùi Có tác giả giải thích dấu hiệu
này như sau: Đau khi đè phía ngoài lỗ
bịt, đó là dấu hiệu của viêm bao day
thần kinh bịt mà có thể là do viêm ruột
thừa gây ra
- Nghiệm pháp Murphy dương tính trong
viêm túi mật mạn Đặt đầu các ngón tay vào vùng túi mật, mỗi động tác hít
vào thì bàn tay ấn sâu hơn, tới một lúc nào đó bệnh nhân ngưng thở do đau
-_ Nghiệm pháp rung gan dương tính trong
áp xe gan Đặt các ngón tay 2, 3, 4, 5 bàn tay trái lên các khoang liên sườn
tương ứng với vùng gan Bàn tay phải
chặt nhẹ lên bàn tay trái, bệnh nhân đau chói, nín thở
Gõ để phát hiện vùng trong và vùng đục bất thường
a._ Mất vùng đục trước gan
Gan là một tạng đặc nên khi gõ vào vùng
mạng sườn phải trước gan sẽ nghe tiếng đục Trường hợp trong ổ bụng có hơi, hơi
xen giữa thành bụng và gan Để bệnh nhân
nằm đầu cao, gõ vào vùng gan sẽ nghe
tiếng trong của hơi
Dấu hiệu này chỉ có giá trị tương đối vì khi
có quá ít hơi rất khó nhận; biết Khi bụng
trướng, ruột xen vào giữa gan và thành
bụng, gõ cũng nghe tiếng trong
b Duc vùng thấp Bụng dưới có ruột, trong ruột có hơi, khi
gõ sẽ nghe tiếng trong Khi ổ bụng có dịch
có máu, chúng đọng lại ở vùng thấp nên
gõ ở bụng dưới sẽ nghe tiếng đục Nếu trong ổ bụng không có nhiều dịch, nhiều
Trang 16dịch, máu dồn về vùng thấp Khi nghi ngờ
vỡ gan để bệnh nhân nằm nghiêng phải
Khi nghi ngờ vỡ lách để bệnh nhân nằm
nghiêng trái
Trong chấn thương bụng kín, khi vỡ tạng
đặc, trong ổ bụng có máu Máu kích thích
phúc mạc không nhiều nên thành bụng
không bị kích thích nhiều, các cơ thành
bụng không co cứng mãnh liệt nên gõ đục
vùng thấp rất có giá trị trong chẩn đoán
Trong viêm phúc mạc, mủ hay dịch tiêu hóa,
trong nhiều trường hợp không có nhiễu nên
gõ không thấy rõ tiếng đục Tuy mủ và dịch
không nhiều nhưng kích thích phúc mạc
mạnh nền bụng co cứng rõ rệt vì thế triệu
chứng co cứng thành bụng có giá trị hơn cả
_4, Nghe
-Đặt ống nghe ở nhiều nơi trên thành bụng
sẽ nghe được tiếng nhu động ruột Trong
tắc ruột cơ học, ruột co bóp nhiều hơn,
mạnh hơn để cố “tống các chất chứa đựng
trong lòng ruột ở trên qua chỗ tắc xuống
phía dưé hía dưới nên nghe sẽ thấy tiếng réo củ ênn
ruột nhiều hơn (tăng về tần số), mạnh hơn
(tăng về cường độ) và âm sắc thanh hơn
(tiếng kim loại)
Nghe là động tác bắt buộc trong chẩn đoán
phân biệt tắc ruột cơ học với tắc ruột cơ
năng Ngược với tắc ruột cơ học, trong tắc
ruột cơ năng tiếng ruột mất hoặc thưa thớt
và yếu ớt
5 Thăm trực tràng hoặc âm đạo
Trong những trường hợp mà các triệu chứng
biệt với những bệnh nhân mập có thành
bụng dầy thì thăm trực tràng hay âm đạo
là động tác bắt buộc
Ngón trỏ ấn vào thành trước trực tràng hay
túi cùng sau âm đạo bệnh nhân kêu đau
Tiếng kêu Douglas là triệu chứng đau dữ đội khiến bệnh nhân phải kêu lên khi thăm khám sâu vào tdi cing Douglas trong
trường hợp chứa đầy máu, thường gặp trong
võ chửa ngoài tử cung Túi cling Douglas căng phồng là triệu chứng của áp xe Douglas Thành phải trực tràng hay túi cùng phải
âm đạo ấn đau là triệu chứng của viêm
ruột thừa tiểu khung
Thăm trực tràng rất cần thiết khi bệnh
nhân đến vì các triệu chứng của tắc ruột Nếu là tắc ruột thì trực tràng không có phân Nếu tắc ruột do ung thư đoạn thấp của bóng trực tràng-hay của ống hậu môn
thì ngón tay sẽ chạm một khối u sẵn sùi có
khi làm hẹp hoặc làm tắc lòng trực tràng, khi rút tay có mấu theo găng Ở nhũ nhị,
một cấp cứu ngoại khoa hay gặp là lồng ruột cấp tính Có máu dính găng là tr chứng rất có giá trị trong chẩn đoán
Thăm âm đạo rất cần thiết khi chẩn đoán các bệnh sản phụ khoa Túi cùng hai bên đau kèm theo nhiều khí hư hôi là triệu chứng
của viêm phần phụ Túi cùng âm đạo đau,
có khi phồng, rút tay có máu theo găng là triệu chứng của thai ngoài tử cung vỡ
6 Chọc dò ổ bụng Khi các triệu chứng lâm sàng không rõ rệt,
có thể chọc dò ổ bụng Chọc qua thành
bụng hay chọc qua túi cùng sau âm đạo Phương pháp này ngày nay ít sử dụng vì có siêu âm thay thế Khi chọc phải tuân thủ các qui định sau:
Trang 17- _ Tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ làm
nhiễm trùng ổ phúc mạc
- Choc đúng nơi có dịch, có máu Vì vậy
cho nên nếu chọc một chỗ mà chưa
thấy máu, thấy dịch thì phải chọc nhiều
chỗ Chọc nơi nào trước là do chỉ dẫn
của lâm sàng ˆ
- Kim chọc đò phải đủ dài để đầu kim
_ Vào tới chỗ dịch, máu đọng, đủ to để
hút đễ dàng
Tỉ lệ âm tính giả khá cao Âm tính giả là
khi trong ổ bụng có địch, máu mà hút
không ra gì Nguyên nhân của âm tính giả
có thể là những sai sót kỹ thuật Thường là
do lượng dịch ít, dưới 200ml Vì vậy khi chọc
không ra gì, trong những trường hợp nghi
có máu trong ổ bụng, người ta bơm thêm
nước vào để tăng thêm khối lượng dịch (chọc
rửa ổ bụng) Có một thời gian phương
pháp chọc rửa ổ bụng được sử dụng nhiều
Vì tỉ lệ âm tính giả cao, tới 20% nên trong
những trường hợp mà chọc hút không ra gì
thì không được loại trừ chẩn đoán chảy
máu trong ổ bụng Vì tỉ lệ dương tính giả
(trong ổ bụng không có máu nhưng chọc ˆ |
hút có máu) rất thấp nên khi chọc hút có
máu thì gần như chắc chắn là có chảy máu
7 Soi ổ bụng
Ngày nay, ống soi mềm với ánh sáng lạnh,
có thể nhìn thấy rõ dịch, máu trong 6 bụng
Còn cho thấy các thương tổn của gan, lách
Được dùng nhiều khi nghi ngờ có chấn
thương tạng đặc
C TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN
1 Tư thế bệnh nhân
Mỗi bệnh có một tư thế riêng:
Nằm ngửa, đầu gối cao, hai chân co, thấy
trong thủng dạ dày, viêm phúc mạc
Lăn lộn, ưỡn người, chân gác lên tường
là tư thế của sổi ống mật chủ, g1un chui
Tình trạng nhiễm trùng kèm theo thở nhanh nông do bụng đau và trướng, thấy trong viêm phúc mạc
Da tái xanh, niêm mạc nhợt kèm theo vật vã hốt hoảng hay ngược lại nằm im lim, thd ơ là bệnh cảnh của tình trạng
thiếu máu Bệnh nhân thường kêu khát -_ THƯỚC, đòi uống
Tình trạng lơ mơ, trả lời không chính
xác khi có nhiễm độc, thấy trong viêm
phúc mạc đến trễ, sốc: nhiễm trùng Lúc này có thiểu niệu hoặc vô niệu Dấu hiệu sinh tồn
Mạch nhanh, rõ thấy trong tình trạng nhiễm trùng Mạch nhanh, yếu thấy khi mất máu
Huyết áp tụt là do mất máu, rất có giá
‘tri chẩn đoán khi nghỉ ngờ có vỡ lách
v6 gan, vd thai ngoai tử cung Nhưng
Trang 18rất nhiều trường hợp trong ổ bụng khá
' nhiều máu mà mạch và huyết áp không
thay đổi Mạch nhanh và huyết áp hạ
là triệu chứng muộn của chẩy máu ổ
- bụng Huyết áp thấp cũng gặp trong
tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng
như nhiễm trùng đường mật, viêm phúc
mạc đến trễ
Thân nhiệt cao khi có nhiễm trùng, có
giá trị chẩn đoán trong những trường
hợp mà triệu chứng thực thể ít rõ rệt
như khi chẩn đoán viêm ruột thừa thể
sung huyết Thường thì thân nhiệt tỉ lệ
thuận với mức độ thương tổn Nhiệt độ
trong viêm ruột thừa thể sung huyết,
trong mọi trường hợp nó chỉ là triệu chứng trợ giúp Khi đang phân vân giữa một viêm ruột thừa hay một thủng
da đày thì thân nhiệt có thể giúp ích cho chẩn đoán phân biệt
Số lượng nước tiểu mỗi giờ là đữ kiện
rất tốt trong việc đánh giá tình trạng
bệnh nhân Thiểu niệu và vô niệu là
những triệu chứng của nhiễm độc, thấy
Trang 19trong các trường hợp nhiễm trùng
nhiễm độc nặng
Trong nhiều trường hợp cấp cứu bụng
ngoại khoa, các triệu chứng lâm sàng kể
trên đây đủ và rõ rệt, có thể làm ngay
được chẩn đoán, không cần thêm bất cứ
một phương tiện nào khác nữa vì không
cần thiết và vì tính chất cấp cứu của
chúng Nhưng cũng trong nhiều trường hợp
để có chẩn đoán cần phải nhờ vào các
phương tiện cận lâm sàng như siêu âm, X
quang, nội soi, xét nghiệm máu, nước tiểu
Mức độ cần thiết, thứ tự cầm thiết của các
phương tiện cận lâm sàng khác nhau tùy
theo thương tổn và tùy theo bệnh nhân
Thầy thuốc cần phải biết giá trị của từng
phương tiện, những bất lợi của từng
phương tiện mà sử dụng ưu tiên hợp lý
II NHUNG DOI HOI CAN LAM SANG
D CHAN THUONG
1 V@lach
- Siéu 4m 1a phương tiện rất tốt trong
chẩn đoán vỡ lách Siêu âm cho thấy
máu ở hố chậu, những cục máu đông ở
quanh lách, đường vỡ ở lách, khối máu -
tụ trong mô lách
- X quang bụng không sửa soạn ở tư thế
đứng thấy cơ hoành trái dây và bị đẩy
lên cao, dạ dày đầy hơi, bị đẩy vào
trong, có khi thấy bờ cong lớn có hình
rang cưa do các cục máu đông tạo nên,
góc lách của đại tràng bị đẩy xuống
thấp và có thể bị đẩy vào trong, xương
sườn 9-10 trái có khi bị gẫy
- Số lượng hổng cầu, hematocrit, tỉ lệ
huyết sắc tố giảm nhiều hay ít tùy theo
máu mất nhiều hay ít Nếu lần thử đâu tiên mà chưa có thay đổi rõ rệt thì vài
giờ sau làm lại Biểu đồ chỉ sự thay đổi
các số liệu về máu rất có giá trị trong
mất máu Vận tốc lắng máu, bilirubin
có thể tăng, prothrombin giảm
3 Giập tụy
- Siêu âm và X quang dạ dày tá tràng
thấy dạ dày bị đẩy ra trước, khung tá
tràng rộng Nguyên nhân là do có khối máu tụ ở tụy hoặc quanh tụy
- _ Có thể thấy Amylase máu tăng cao
4 Vỡ ruột non Khi vỡ ruột non, hơi trong đường tiêu hóa
thoát vào ổ bụng X quang bụng không sửa soạn ở tư thế đứng nhiều khi có liễểm hơi
dưới hoành một hay hai bến
E BỆNH
1 Viêm ruột thừa
- Khi ruột thừa sung huyết thì siêu âm
rất khó nhận định Hình ảnh sẽ rõ khi ruột thừa mưng mủ, áp xe
- Số lượng bạch cầu cao và trong công thức bạch cầu thì tỉ lệ bạch cầu đa nhân
trung tính tăng Bình thường bạch cầu vào khoảng 6.000-9.000/mnỷ, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính 60-65% Mức độ tăng của số lượng bạch cầu thường tỉ lệ với mức độ thương tổn Khi ruột thừa
Trang 20lượng bạch cầu giúp một phần cho chẩn
đoán nhất là khi các triệu chứng lâm
sàng không rõ rệt Nhưng trên lâm sàng
nhiễu trường hợp thương tổn viêm ruột
thừa rất rõ rệt mà số lượng bạch cầu
không thay đổi Ngoài ra bạch cầu cao
trong nhiều bệnh khác
- Viêm túi mật cấp
Siêu âm là phương tiện rất tốt, giúp rất
nhiều cho chẩn đoán Siêu âm cho biết
kích thước túi mật, sỏi trong túi mật, độ
dầy thành túi mật, dịch quanh túi mật
Bạch cầu tăng cao
.: Nhiễm: trùng đường mật
Siêu âm cho biết chính xác đường kính
ống mật chủ, các ống gan cùng với sự
hiện diện của sỏi, giun trong lòng Siêu
âm còn cho thấy hơi trong đường mật khi
có thông đường mật với đường tiêu hóa
Chụp đường mật qua da xuyên gan và
chụp đường mật tụy ngược dòng giúp
chẩn đoán xác định sổi mật và vị trí
của chúng
Tình trạng nhiễm trùng biểu hiện bằng
số lượng bạch cầu tăng cao Tình trạng
ứ mật biểu hiện bằng bilirubin trong
máu tăng và xuất hiện muối mật và sắc
tố mật trong nước tiểu
Viêm tụy cấp
Amylase tăng cao Amylase máu tăng
trước Amylase nước tiểu và khi bệnh
thoái lui thì cũng giảm trước Amylase
tăng cao không những trong viêm tụy
cấp mà còn trong một số cấp cứu bụng khác Tỉ số giữa hệ số thanh thải của
Amylase và hệ số thanh thải của Crếatinin đặc hiệu hơn.-
Amylase nước tiểu Créatinin puyet thanh
Amylase huyét thanh Créatinin nưác uếu
Bình thường: 1,5-3 Viêm tụy cấp: 6-9
- Siêu âm giúp đánh giá kích thước của tụy Siêu âm còn giúp rà tìm các thương
tốn của đường mật mà trong khoảng 50% các viêm tụy cấp có nguyên nhân
- X quang bụng không sửa soạn có hình quai ruột canh gác Chụp khung tá tràng thấy dãn rộng do tụy bị phù nề
5 Thing da day ta tràng
Trong những trường hợp các triệu chứng lâm sàng không rõ rệt có thể chụp bụng
không sửa soạn ở tư thế đứng Hình ảnh X
quang trong thủng dạ dày tá tràng là liểm
hơi dưới cơ hoành một hay hai bên Liểm hơi chỉ có trong 80% các trường hợp, vì
vậy khi có liểm hơi thì chắc chắn là có
thủng dạ đày (hay ruột non) Khi không có liểm hơi không được loại trừ chẩn đoán:
_dãn, thành các quai ruột dầy do có nước
xen vào giữa, đường sáng hai bên bụng mất hoặc bị gián đoạn (dấu hiệu Laurell)
do lớp mỡ cạnh phúc mạc viêm dây
Phim chụp bụng không sửa soạn còn có
Trang 21thể cho biết một số nguyên nhân của
viêm phúc mạc Có hơi tự do trong
xoang bụng là có thủng đường tiêu hóa
Bóng gan to cho biết nguyên nhân của
viêm phúc mạc là áp xe gan vỡ
Choc dò ổ bụng có thể hút ra dịch Cần
xét nghiệm vi khuẩn, tế bào, sinh hóa
dịch hút
'Vỡ thai ngoài tử cung
Siêu âm là phương tiện rất tốt trong
chẩn đoán thai ngoài tử cung Khi thai
ngoài tử cung đã vỡ, siêu âm dễ dàng
phát hiện máu trong ổ búng
Khi nghi ngờ có vỡ thai ngoài tử cung
mà các triệu chứng mất máu không thể
hiện lâm sàng thì xét nghiệm số lượng
hồng cầu, hematocrit, tỉ lệ huyết sắc tố
:là bắt buộc Cần theo dõi sự diễn biến
Trong những trường hợp khó, X quang
bụng không sửa soạn quyết định chẩn
đoán Hình ảnh đặc hiệu của tắc ruột cơ
học là mức nước-hơi Mức nước-hơi không
những giúp cho chẩn đoán xác định mà
còn giúp cho chẩn đoán vị trí tắc
Khi nghi ngờ tắc ở đại tràng thì phim
chụp đại tràng giúp cho chẩn đoán
nguyên nhân của tắc là lổng ruột, ung
thư hay xoắn đại tràng chậu hông Nếu
là tắc do ung thư thì X quang giúp cho
chẩn đoán vị trí của ung thư
9 Chảy máu đường tiêu hóa trên Hai câu hỏi được đặt ra:
- _ Khối lượng máu chảy Để biết máu chảy nhiều hay ít bắt buộc phẩi có các xét
nghiệm đánh giá tình trạng mất máu:
số lượng hồng cầu, hematocrit, tỉ lệ huyết sắc tố
- _ Nguyên nhân chẩy máu Để chẩn đoán
nguyên nhân của chảy máu, hai phương tiện được sử dụng là chụp X quang và nội soi dạ dày tá tràng Phương pháp chụp dạ dày tá tràng trong những năm 1960-70 được sử dụng nhiều, nó cho
kết quả đúng tới 80% Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng vì có nhiều
bất lợi và vì có phương tiện nội soi So
với X quang, nội soi chính xác hơn,
giúp ích nhiều hơn Ngày nay nội soi
hầu như đã hoàn toàn thay thế X quang
10 Chảy máu trực tràng Trước một bệnh nhân chảy máu trực tràng,
trước hết phải soi hậu môn, nếu cần soi
trực tràng-đại tràng chậu hông Ống SOI
cứng chỉ phát hiện được những thương tổn
trong khoảng 25cm Ngoài giới hạn đó phải dùng ống soi mềm hoặc chụp đại trực tràng với Barium lớp mỏng
Trong cấp cứu bụng ngoại khoa, người
bệnh đến bệnh viện với nhiều triệu chứng, người thầy thuốc phải tìm kiếm, khai thác, phân tích các triệu chứng đó để có chấn đoán hay để có hướng chẩn đoán Nếu chẩn đoán rõ ràng thì các phương tiện cận
Trang 22lâm sàng không thật cần thiết Nhưng khi
các triệu chứng lâm sàng không đây đủ,
không rõ rệt, chẩn đoán chưa chắc chắn thì
phải có các phương tiện cận lâm sàng Tày
bệnh, tùy bệnh nhân, tùy thời gian đến
bệnh viện, tày hoàn cảnh mà chọn phương
pháp này hay phương pháp kia Sử dụng
phương tiện nào, phương tiện nào trước
phương tiện nào sau là do sự hiểu biết và
kinh nghiệm của người thầy thuốc
14
Trong những năm gân đây, siêu âm bụng
và nội soi tiêu hóa đã giúp rất nhiều cho chẩn đoán các cấp cứu bụng ngoại khoa Ngoài ra còn các phương tiện khác như
chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ Ở nước ta còn có nhiều khó khăn về điều
kiện, thời gian, kinh phí nên các phương
tiện này chưa được sử dụng trong cấp cứu Luôn phải nhớ là trong hoàn cảnh cấp cứu
không có nhiều thì giờ, phải khẩn trương để
bệnh nhân được điều trị sớm nhất
Trang 23BONG
MUC TIEU
I Trình bày được những tác nhân gây bóng và tần suất của những tác nhân ấy
2 Nêu được cách tính độ rộng, cách xác định độ sâu của tổn thương bỏng và ý
nghĩa của nó
3 Nêu được những việc cần làm ngay khi bệnh nhân bỏng nhập viện Cách tính lượng dịch truyền cho 24 giờ đầu
4 Nêu được vai trò của dinh dưỡng chuyển hóa và vật lý trị liệu trong điều trị bỏng
5 Trình bày được những biến chứng do rối loạn chức năng thường gặp trong bỏng (ở thận, đường hô hấp, ống tiêu hóa)
6 Nêu được vai trò của nhiễm trùng và cách chăm sóc bệnh nhân trong bỏng
I DỊCH TẾ HỌC - NGUYÊN NHÂN
VÀ PHÂN LOẠI BỎNG
A DICH TE BONG
Bỏng là một chấn thương gặp cả trong thời
bình và thời chiến Trong chiến tranh, tỉ lệ
bỏng thường chiếm khoảng từ 3-10% tổng
số thương binh Nếu là chiến tranh hạt nhân,
thì số người bị bỏng có thể lên tới 70-85%
tổng số nạn nhân Trong chiến tranh thế
giới thứ 2, theo một báo cáo của Pốt-nhi-
cốp (Liên xô cũ) tổng số thương binh bị
bỏng chiếm 2,5% Trong chiến tranh chống
Mỹ ở miền Nam, tùy theo từng giai đoạn
và từng trận, tỉ lệ ấy có thể từ 3,3% đến
6,7% Trong thời bình, bỏng chiếm một tỉ
lệ khoảng từ 5-10% tổng số các chấn
thương ngoại khoa Ở Mỹ, mỗi năm có hơn
2 triệu người bị bỏng; trong đó có khoảng
100.000 người phải nhập viện Ở các nước
Bảng 1 Nguyên nhân gây bỏng
công nghiệp phát triển, người ta tính toán
rằng: cứ khoảng 10:000 dân thì cân từ 0,2 đến 0,5 giường bệnh giành cho bỏng Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng nơi, người ta
có thể xây dựng các cơ sở chuyên chữa bỏng dưới nhiều hình thức: Trung tâm điều
trị bỏng, Khoa bỏng trong một bệnh viện, Đơn vị điều trị bổng trong một Khoa ngoại
Ở Mỹ có 145, ở Liên xô (cũ) có 80, ở Pháp
có 18 cơ sở chuyên khoa điều trị bỏng như
vậy Ở nước ta, Viện bỏng quốc gia mang
tên Lê Hữu Trác được thành lập từ năm
1991, nhiều bệnh viện lớn trong cả nước đã
có Khoa bỏng hay bộ phận điều trị bỏng
B TÁC NHÂN GÂY BỎNG
Gồm 4 loại chính là sức nóng, luồng điện, hóa chất và các tia bức xạ Dưới đây là t lệ các loại bỏng theo nguyên nhân gây bỏng tại khoa Bỏng bệnh viện Chợ Rẫy (Bảng I)
Trang 24Hình ảnh bên ngoài và đặc điểm của bỏng
Muốn đánh giá độ sâu của vết bỏng bằng
những hình ảnh bên ngoài của vết thương,
đòi hỏi phải có kinh nghiệm Người ta có
thể chia độ sâu của vết bỏng thành 4 hay 5
độ Dưới đây là cách chia làm 4 độ, thường
dùng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ (Hình
1)
Muốn xác định độ sâu của vết bỏng, người
ta dựa vào những đặc điểm của tổn thương:
a Bỏng độ 1: như “cháy nắng”
b Bông độ 2 (2°): được chia làm 2 mức độ:
Mất cảm giác đau, phải đâm kim sâu
mới biết; đâm kim ‡ sâu tới hết lớp đa
mới ri mau
Bỏng độ 3 sâu (3°) có những đặc điểm Sau:
- Da bi pha hủy khô
- Đáy vết thương: tổ chức bị hủy hoại màu trắng hoặc đỏ, những dấu hiệu
on, ấn-mất” không còn; hoặc vùng tổn thương đã cháy đen
- Màu vàng như sáp, trong suốt; có thể nhìn thấy những tĩnh mạch bị tắc ở dưới
- Thể chất căng cứng, hoặc đa bị nứt nẻ
- Lông, tóc, móng, rụng ra
- Mọi cảm giác đau đều mất Châm
kim cũng không biết và không còn chảy máu nữa
Trang 25d Bỏng độ 4: sâu hơn nữa; tổn thương -
cháy tới tận lớp cơ, Xương
2 Theo độ rộng: sự lan rộng và xác
định vùng bị bổng
_ Độ rộng vết bỏng trên cơ thể bệnh nhân là
một hình ảnh đễ nhận biết Trên điện tích
bị thương này, cơ thể đã mở cửa thông °
thương với bên ngoài; và qua đó, cơ thể sẽ
bị mất dịch, mất nhiệt và bị vi trùng xâm
nhập Cần đánh giá chính xác độ rộng của
tổn thương bồng Điều này rất có ý nghĩa
trong giai đoạn choáng bỏng, vì nó là cơ sở
để giúp người thầy thuốc tính toán lượng
dịch truyền cho bệnh nhân
chia diện tích từng phần cơ thể ở trẻ con
có khác so với người lớn: đầu trể con
_ chiếm tỉ lệ lớn hơn và chân thì nhỏ hơn
“Công thức số 9” là công thức đơn giản
và dễ nhớ, nó phân chia từng phần cơ thể người lớn thành những khoảng diện
tích 9%: toàn bộ diện tích đầu và cổ;
cũng như vậy đối với mỗi chi trên Thân
trước (bụng + ngực), thân sau (lưng) và
Lớp thượng bì
Trang 26-Ổ “Công thức bàn tay” sẽ giúp ích cho
“công thức số 9” trong trường hợp vùng
tổn thương không nằm gọn trên cùng một
bộ phận cơ thể Diện tích bàn tay tương
đương với 1% diện tích cơ thể (Hình 3)
3 Theo vị trí
Ngoài độ rộng và sâu của vết bỏng, vị trí
của tổn thương nhiều khi có ý nghĩa rất
quan trọng Một vài vị trí cần đặc biệt chú
ý: đầu, mặt; các khớp ở chi và đặc biệt ở
hai bàn tay; vùng cổ, ngực, bụng, tứ chi
(chu vi); vùng tầng sinh môn
ll CHAN DOAN
A CHAN DOAN DO SAU CUA BONG
Trong thực tế lâm sàng, người ta thường ~
chia độ sâu của tổn thương bỏng thành hai
nhóm lón:
._ Bỏng nông: gồm bồng độ 1, 2ˆ và 2° Ở
nhóm này, các tổn thương của bỏng có
thể tự lành được, nhờ quá trình tự biểu
mô hóa: từ lớp tế bào mầm ở bỏng thượng
bì (2*); hoặc từ các tế bào biểu mô còn
18
Hình 3 “Công thức bàn tay”
lành của ống lông và gốc lông, của tuyến
mồ hôi, tuyến chất nhờn ở bồng trung bì
(2°) (Hình 1) Thực ra, sẹo của bỏng trung bì (2°) thường xấu hơn da non trong bỏng thượng bì (2ˆ) Bởi vậy, tùy theo điều kiện cụ thể (vị trí tổn thương bỏng, cơ sở điều trị ), vì mục đích thẩm
mỹ người ta có thể tiến hành ghép da
cho những trường hợp này (bỏng độ 2°)
.Ổ Bỏng sâu: gồm những tốn thương của
toàn bộ lớp da (3), tới dưới lớp cân
dưới da (3°) hoặc sâu hơn nữa (độ 4)
tất cả những tổn thương này nhất thiết phải ghép da mới khỏi được
Việc chẩn đoán giữa bỏng nông và bỏng sâu rất quan trọng, để dự kiến kế hoạch điểu trị và tiên lượng bệnh Trong quá
trình điều trị, bệnh nhân cần được khám đi
khám lại nhiều lần; mới có thể xác định
được chính xác độ sâu của vết bỏng ˆ
B CHAN DOAN DO RONG CUA BONG
Độ rộng của tổn thương bỏng là cơ sở giúp
ta tính toán lượng dịch truyền trong những
ngày, giờ đầu tiên Nếu chẩn đoán độ rộng của bỏng không chính xác, sẽ dẫn đến sai lầm trong việc chỉ định điều trị.
Trang 27C PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
Cần phân ra hai loại: bỏng nhẹ (có thể
điều trị ngoại trú) và bỏng cần nhập viện,
để kịp quyết định hướng xử trí tiếp Người
thầy thuốc đầu tiên khám cho bệnh nhân
bỏng thường dé đánh giá thấp độ sâu của
bỏng, do thiếu điều kiện thực hiện việc
thăm khám (thời gian, ánh sáng, quần áo:
bệnh nhân ) Mặt khác, độ sâu của vết
bỏng lúc mới bị tổn thương cũng chưa thật
ổn định Những trường hợp nặng mà không
kịp chuyển đi ngay trong vòng Ì giờ, nên
cho truyền địch sớm Bảng dưới đây phân
chia một cách đại cương, trong đó một loại
cần được điều trị tình ‘trang chung ngay lập |
tức, loại kia thì chi can diéu tri tại chỗ vết
thương cũng đủ (Bảng 2)
II ĐIỀU TRỊ TỨC THÌ
A TƯỚI NƯỚC LẠNH
Nên tưới ngay lập tức lền vết thương bỏng
Nước lạnh dễ có, Kim giảm nhiệt độ tốt,
dập tắt lửa, lấy đi những hóa chất Trong trường: hợp gần những vật có điện thì cần tránh Ngoài nước lạnh, có thể dùng những cách dập lửa khác như: tùm lên bệnh
nhân bằng chăn mền, bao tải, rèm cửa; cho bệnh nhân lăn xuống đất cát, cuộn trong tấm
Bang 2 Sơ bộ phân loại bệnh nhân bỏng
-BONG
có thể điều trị ngoại trú Dưới 10% ở người lớn DIEN TICH BONG
Dưới 5-8% ở trẻ con
nên nhập viện
Trên 10-15% ở người lớn Trên 10% ở trẻ con
VETBONG - Bồng sâu, diện tích nhỏ có thể
mổ xẻ ở ngay Khu ngoại chẩn
nhân đã có một bệnh nội khoa
« BI BONG - Cháy nhà (trong phòng)
Trang 28thẩm; xịt bằng vòi cứu hỏa Nước lạnh đã
được dùng từ lâu Sau vì sợ nhiễm trùng,
nên bị lãng quên Ngày nay, người ta cho
rằng: chấp nhận một tổn thương bỏng nông
bị bội nhiễm ở bể mặt còn hơn là cố giữ
thật vô trùng cho một tốn thương bỏng sâu,
vì thật ra chỉ sau vài ngày nó cũng sẽ bị
nhiễm trùng Nếu dùng nước máy, sự nguy
hiểm làm nhiễm trùng vết thương là không
đáng kể Tiếp tục làm mát cho bệnh nhân
từ 10-15 phút bằng cách: đắp và thay đổi
gạc ướt, tắm bằng vòi nước lạnh, ngâm chi
bị bổng vào trong bổn nước Những phần
không bị bỏng cần được giữ ấm (đắp chăn)
và cho bệnh nhân uống đổ nóng Làm
mát càng sớm càng tốt, tuy nhiên nó vẫn
còn tác dụng trong khoảng 30-45 phút sau
tai nạn Nhờ làm mát, nỗi đau đớn của
bệnh nhân giảm nhiều, phù sẽ nhẹ hơn và
chậm hơn; hệ tuần hoàn và tổng trạng của
bệnh nhân cũng ít bị ảnh hưởng hơn Bỏng
rộng cũng cần được lầm mát Trong nhóm
những bệnh nhân bỏng nặng, người ta đã
chứng minh được: tỉ lệ tử vong sẽ giảm,
nếu bệnh nhân được làm mát sớm và đủ
B NHỮNG VIỆC CAN LAM NGAY KHI
BENH NHAN BONG NHAP VIEN
1 Céi bd quần áo cho bệnh nhân và đặt
họ nằm trên phương tiện vô trùng
2 Dam kim truyén dịch và cho chảy
nhanh Ringer lactat (không nhỏ giọt)
3 Thuốc giảm đau đường tinh mach
4 Đánh giá độ rộng và độ sâu của vết bỏng
5 Tính toán lượng dịch truyền cho 24 giờ
(Trong đó, một nửa truyền ngay trong 8 giờ đầu)
6 Những ống thông sẽ để lâu cho những
trường hợp bỏng trên 30% diện tích và bỏng do điện
1 Xét nghiệm máu: Hct, dự trữ kiểm hoặc
pH, BUN va Creatinin, K*, Na”, glucose, nhóm máu, Hemoglobin, bạch cầu, tiểu
cầu, đạm huyết, COHemoglobin
8 Xét nghiệm nước tiểu: Na” và K”, trọng
lượng riêng, đạm, đường, Hemoglobin
và Myoglobin
9 Những vết thương phối hợp? Có cần mổ cấp cứu không?
10 Làm sạch vết thương, rạch lớp vỏ cứng (nếu cần)
11 Mời các chuyên khoa khám
12 Tiêm phòng uốn ván
13 Tiên lượng:
TUỔI (năm) + Dién tich BONG (%)
= 166 — tiên lượng rất xâu
> 80 —› nguy hiểm tính mạng
< 80
14.Xây dựng kế hoạch điểu trị hoặc
chuyển bệnh nhân đi tuyến trên
—> có thể qua được
IV ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BỎNG
A DIEU TRI BONG NÔNG
1 Bồng bề mặt da (2°)
Những trường hợp này không cần mổ, để
cho lành tự nhiên; nhưng cũng cần được điều trị và theo dõi một cách hợp lý
Trang 29a Phương pháp băng bằng gạc tẩm thuốc
mỡ (phương pháp “ướt”):
- _ Vết thương cần được rửa sạch, phá các
mụn nước; vì đây là môi trường giàu
chất dinh dưỡng rất thuận lợi cho vi
trùng phát triển (vi trùng còn sống sót
trong các lỗ chân lông, các tuyến tiết
nhờn ) Sau đó đắp gạc tẩm thuốc mỡ
hoặc thuốc mỡ có kháng khuẩn Ở ngoài
là một lớp bông vô trùng dây 5cm để
hút dịch Ngoài nữa là băng thun, để tạo
một áp lực nhẹ giữ các lớp bông, băng
Thay băng lần thứ nhất vào ngày thứ 5:
lấy bổ lớp bông thấm nước Nếu lớp
gạc tẩm thuốc mỡ sạch, không có mủ,
không mùi thì chỉ cần để một lớp bông
thấm nước vô trùng độ 2cm, rồi băng
lại Thay băng lần thứ 2 vào ngày thứ
#'10: nếu gạc tẩm thuốc mỡ sạch, ta chỉ
_ cần thay lớp bông thấm nước vô trùng
“ mỏng hơn Ngày thứ 15, cho bệnh nhân
_ nằm vào bổn tắm, các lớp băng sẽ bong
“ra một cách dễ dàng Chỗ tổn thương
bổng đã lên da non màu hổng Không
cần băng ép, vì lớp da non này không tạo
thành seo lồi Nhưng màu sắc có những
biến đổi nhẹ nên ta vẫn có thể nhận ra
vùng bị tổn thương sau nhiều tháng
- Cách theo đối vết thương: nếu thấy
băng thấm dịch nhiều, bệnh nhân sốt,
đau nhức, chỗ băng có mùi phải thay
băng lại toần bộ Lấy bỏ cả lớp gạc
tẩm thuốc mỡ; rửa lại vết thương thật
sạch và băng lại từ đầu Nếu không
theo dõi sát, để vết thương bị nhiễm
Đắp các màng sinh học: màng ối đông khô,
đa heo đã được xử lý
2 Bong da sau (2°) Tổn thương loại bỏng này tuy còn khả
năng tự lành, nhưng hay để lại những sẹo
lớn; nhất là đối với trẻ em và người trẻ
tuổi Bởi thế, nếu có điểu kiện và tổn
thương ở những vùng quan trọng về mặt
chức năng và thẩm mỹ, người ta có thể áp dụng phương pháp mổ “hớt dần từng lớp” a Phương pháp mổ “hớt dần từng lớp”
Mổ “hớt dần từng lớp” gồm hai phần: hớt _
bổ những phần hoại tử và việc đóng kín vết thương ngay bằng ghép da Ưu tiên _ những phần quan trọng về chức năng và thẩm mỹ: hai bàn tay, mặt, các khớp Cần mầu nhiều, gây mê kéo dài, lấy da nhiều gây nên một biến động dịch thể quan trọng sau mổ, vì thế cần phải cân nhắc b Điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn Những trường hợp vì lý do gì đó mà sau '
hơn một tuần vết bỏng vẫn chưa được mổ, hoặc trên bể mặt vết bỏng lớn có nhiều độ nông-sâu khác nhau; hoặc bệnh nhân già
yếu hay có bệnh đi kèm, thì không nên mổ kiểu “hớt đần từng lớp”; mà cần được điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn Những
bệnh nhân này sẽ được thay băng, làm sạch vết thương hàng ngày bằng vòi nước vô trùng, lấy đi những chất cặn bã của thuốc
Trang 30mỡ, của dịch xuất tiết và những phần da
hoại tử đã bong ra Sau đó được bôi một
lớp thuốc có kháng sinh thích hợp đầy độ
1-2mm; thêm một lớp bông thấm nước
mồng để giữ thuốc Với trẻ con có thể thay
băng 2 ngày/1 lần, vì thay băng ở trể con
thường phải gây mê và vì vết thương ở trẻ
con thường dễ lành hơn người lớn
B DIEU TRI BONG SAU
1 Bỏng toàn bộ lớp da (3°)
Những trường hợp bỏng toàn bộ lớp da (3”)
mà điện tích rộng, người ta sẽ xử trí theo
những nguyên tắc của bỏng độ 3 sâu
2 Bỏng độ 3 sâu (3”)
Trong bỏng độ 3 sâu (3”), tùy theo từng vị
trí tổn thương, người ta có thể chọn lựa
những phương pháp sau:
_Mổ “bớt dần từng lớp”: thường chỉ áp
dụng trong những trường hợp bị bỏng ở
mặt Vì mặt có tầm quan trọng về mặt
thẩm mỹ lớn và vùng này sự lưu thông
máu thường rất tốt Ngoài ra, còn có thể
áp dụng ở hai bàn tay và ở các khớp
Mỗi lần mổ vào khoảng 5% diện tích cơ
thể
_Mổ cắt lọc sâu tới tận lớp cân: thích
'hợp đối với chân và tay Có thể mổ sau
giai đoạn choáng bồng, vào ngày thứ 3
Nhấc chi cao lên và dùng băng cao su
quấn để dồn máu từ ngọn chỉ tới gốc;
rồi ga rô ở gốc chỉ Nhờ vậy, có thể lột
bỏ lớp “vỏ cứng” của bỏng cùng lớp mỡ
dưới đa một cách nhanh chóng, mà không
bị mất máu nhiều
.‹Ổ Phương pháp “gidt di ca mang”: |
một phương pháp đặc biệt của mổ cắt
22
lọc sâu, với sự mất máu tương đối ít
- Đường rạch đã được định hướng sẵn vào phần mà ta định cắt bỏ Da bị bỏng sẽ
được cặp chặt bằng kìm cặp khăn mổ; rồi tổ chức mỡ dưới da trong vùng phù
da để ghép ngay Để lên mô hạt, rồi
‘ding cách ghép da kiểu mắt lưới rộng, vẫn có thể mang lại kết quả tốt
Những trường hợp bệnh nhân già yếu, hay đã có sẵn một bệnh nội khoa
Những trường hợp bỏng mà trên điện tích
vết thương pha trộn nhiều mức độ sâu
nông khác nhau Ta nên chờ đợi; cho
những chỗ bỏng nông tự lành; những chỗ
bỏng sâu lên mô hạt và sẽ vá da sau đó
- Cách giúp cho việc lên mô hạt được thudn tién: _
Có thể tắm bỏng cho bệnh nhân hàng
ngày hoặc cách nhật: trong khi tắm
bằng vòi nước, dùng pince, kéo cắt bỏ những tổ chức hoại tử Sau đó, lại được đắp bằng thuốc mỡ kháng khuẩn mới
- _ Dàng thuốc kháng khuẩn tại chỗ:
Trong 15 năm gần đây, nhờ những tiến
- bộ của khoa học kỹ thuật, càng ngày
người ta càng tìm ra được nhiều loại thuốc có ưu điểm hơn Nhờ vậy, việc
điều trị bỏng đã có những tiến bộ rõ rệt
Trang 313 Với những vết bỏng ở độ sâu hơn
nữa (phá hủy tới tận lớp cơ, mạch máu,
thần kinh, xương khớp ), thì tùy từ trường
hợp cụ thể các thầy thuốc šẽ phẩi cân
nhắc để đưa ra những giải pháp điều trị
thích hợp (chuyển vạt da hoặc vạt da + cân
cơ tại chỗ; chuyển vạt da và tổ chức với
cuống mạch máu từ nơi khác đến bằng vi
phẫu; hoặc phải cắt đoạn chỉ )
C GHEP DA
Ghép da là điều kiện cơ bẩn để chữa bồng
sâu và dự phòng các biến chứng của bệnh
bỏng Phẫu thuật ghép da có nhiều loại:
+ Ghép da ty than (da ghép và vàng được
ghép của một người): loại đa này sẽ sống
_ vĩnh viễn trên nền ghép Tùy theo yêu
cầu của vùng cần ghép da và tổng trạng
của từng bệnh nhân, mà thầy thuốc có
thể lựa chọn các phương pháp ghép da
khác nhau: dùng da tự do mảng nhỏ,
mảng lớn; ghép đa mỏng nguyên miếng
hay kiểu “mắt lưới”, ghép da dầy vừa,
hay dầy toàn bộ lớp da
- Những trường hợp diện tích cần ghép
lớn không thể ghép đa tự thân trong một
lần được, người ta phải dùng da đồng
loại (lấy ở người khác), da dị loại (da
heo, da ếch ), da nhân tạo, hoặc các
mang sinh học để che phủ tạm những
vùng cần ghép da Phải luôn nhớ rằng,
tất cả những vật liệu trên chỉ có tác
dụng che phủ tạm vết thương: da đồng
loại không được để quá 5 ngày; da dị
loại (heo ) phải thay hàng ngày, vì rất
dễ gây nhiễm trùng
+ Da nhân tạo: silicone, các dẫn xuất
polyvinyl chlorid derivate, methyl-
metacrylate là những loại da nhân tạo
Chúng cũng có những nhược điểm: hoặc
là những lỗ hổng quá to làm địch xuất tiết và bay hơi nhiễu hoặc là quá nhỏ
- lại dé sinh ra nhiễm trùng, giá thành cao -
- Nuôi cấy và ghép tế bào sừng: những bệnh nhân bị bỏng sâu (phải ghép da) diện tích rộng (70%), ngay từ ngày đâu nhập viện được lấy một ít da đem đi nuôi cấy ở phòng thí nghiệm đặc biệt
Những tế bào sừng được nuôi cấy này
sẽ đem ghép lại cho bệnh nhân trong
quá trình điều trị Nhược điểm lớn là giá thành khá đất; vì phải thực hiện trong
điều kiện kỹ thuật cao Ở nước ta, mới chỉ có Viện bỏng Quốc gia thực hiện được Tóm lại, người ta chưa tìm được một loại
da thay thế nào thật lý tưởng
tập trung lại một chỗ và ta chỉ cần quan tâm đến việc tháo bỏ ổ mủ đó đi Không
có cách nào có thể giữ được một vết bỏng lớn vô trùng trong một thời gian đài Người _
ta tính toán rằng: cần phải giữ cho số
lượng vi trùng trong 1mm” mô phải < 10°
Trang 32thì mới có thể khống chế được chúng Khi
số lượng vi trùng lớn hơn mức giới hạn ấy,
chúng sẽ phá vỡ bức tường bảo vệ của
bạch cầu và đại thực bào, tấn công sâu
vào cơ thể Trên con đường tiến quân của
vi trùng, những tế bào khỏe mạnh bị làm
yếu đi, nhiều mao mạch bị tắc nghẽn; có
khi cả một đám vi trùng được tung đi theo
dòng máu Bệnh nhân có thể ở trong tình
trạng bị nhiễm trùng huyết; hoặc viêm nội
mạc, ấp xe não, viêm phối Một con
đường có thể gây nhiễm trùng huyết khác
là: tình trạng choáng và nhiễm độc sẽ làm
giảm lưu lượng máu ở ruột, tạo điều kiện
để vi trùng từ trong lòng ruột thâm nhập
vào máu Vì thế, việc chống nhiễm trùng
trong bỏng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Một trong những biện pháp hàng đầu để
hạn chế sự tấn công của vi trùng đối với
hệnh nhân bỏng là phải sớm cắt lọc tổ
chức hoại tử và che kín vết thương bồng
Vết thương bỏng cần phải được cách ly,
hạn chế đến mức cao nhất sự bội nhiễm từ
bên ngoài Các biện pháp nhằm mục đích
ấy là băng bó vết thương; những khu vực
cách ly giành cho những bệnh nhân bỏng
trung bình và những phòng tiệt trùng một
người giành cho từng bệnh nhân bỏng nặng
Ngoài ra, mỗi nhân viên y tế làm việc:
trong khoa Bỏng phải có đủ hiểu biết để tự
giác thực hiện các qui định về vô trùng
của khoa
VY NHUNG CAN NHAC DIEU TRI
CHUNG
- A CHUYỂN HÓA VÀ NUÔI DƯỠNG
- Bệnh nhân bỏng thường bị mất nhiệt lượng
nhiều do sự bốc hơi qua vết bồng, sốt nên
24
dễ bị lạnh run trong nhiệt độ bình thường
Năng lượng sẽ bị mất đi nhiễu hơn, nếu
bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng Bởi
vậy, người ta phải làm mọi cách để giảm quá trình chuyển hóa cho bệnh nhân: giữ nhiệt độ và độ ẩm cao của không khí trong ' phòng (nhiệt độ từ 23 đến 32°C, độ ẩm từ
25 đến 50%); làm giảm đau đớn cho bệnh nhân -
Bệnh nhân bổng cần một nhu cậu cao về
năng lượng giống như một người lao động
nặng Người ta có thể tính toán nhu cầu
năng lượng cho một bệnh nhân bỏng theo ~
| 25 Calo/kg cân nặng + 40 Calo
| cho mỗi % diện tích cơ thể bị bỏng Trẻ em
| 40-60 Calo/kg cân nang + 40 Calo cho mỗi % diện tich cot thé bi bong
Ở những cơ sở chữa bỏng h hiện đại, người
ta cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất sự sút cân của bệnh nhân Sút cân báo cho ta biết bệnh nhân chưa được bù đủ năng
lượng Nếu mất 10% trọng lượng cơ thể, kết quả điều trị sẽ tỗổi Nếu mất-trên 20% trọng lượng, có thể nguy hiểm Còn những
bệnh nhân sút cân trên 30% thì khó mà qua khỏi
Nên cho những bệnh nhân bỏng nặng ăn
thức ăn lồng Sữa và các sản phẩm của sữa
rất tốt và thuận lợi cho việc nuôi dưỡng
bệnh nhân bỏng Có thể bổ sung thêm trái cây nghiền, trứng, đường, chất bột, chất đạm để có một khối lượng chung từ 4-5 lí/mỗi ngày Khi khá hơn, có thể cho bệnh nhân ăn uống gần như bình thường, với
Trang 33chế độ giàu chất đạm và sinh tố Để giúp
bệnh nhân ăn ngon miệng, người ta chú ý
đến cả cách chế biến và những món ăn
hợp khẩu vị cho bệnh nhân Những bệnh
nhân ăn uống bằng đường miệng chưa đủ
nhu cầu năng lượng, ta cần tính toán bồi
phụ thêm bằng đường dịch truyền
_ B CHAM SOC BENE NHAN
Bệnh nhân bồng cần được điều trị ở những
khu vực sạch, thoáng, chống lây chéo và
bội nhiễm thêm vì sức để kháng miễn dịch
đã bị giảm Đồ vải dùng cho người bệnh
phải được hấp vô khuẩn, các dụng cụ hộ lý
cần được rửa sạch, luộc hoặc ngâm trong
các dung dịch sát trùng Sàn nhà, tường
cần được tẩy uế, sát khuẩn thường kỳ
_ Cân phòng : chống loét ở các vùng tì ép của
cơ thể Nếu bong S4U 6 chu vi cơ thể cần
dé bénh nhân nằm giường xoay, cứ 6 giờ
lại thay, đổi tư thế một lần Sau mỗi lần ăn
hoặc tiểu tiện, đại tiện, cẩn làm vệ sinh
_răng miệng hoặc vệ sinh ving tang sinh
môn, bộ phận sinh dục Chú ý việc tắm
rửa, lau chùi da, cắt móng tay, móng chân,
cắt tóc
C VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ VẬN ĐỘNG
THỂ ĐỤC LIỆU PHÁP
Đối với bệnh nhân bỏng, vật lý trị liệu và
phục hồi chức năng có ý nghĩa quan trọng
Ở những trung tâm điều trị bỏng tiên tiến,
người huấn luyện viên vật lý trị liệu và
phục hổi chức năng có thể đi theo bệnh
nhân từ lúc mới nhập viện cho đến khi
bệnh nhân ra việnổ; và cả sau khi ra viện
nữa Họ cũng là thành viên của tập thể
nhân viên điều trị bỏng (như các bác sĩ, y
tá ) và cùng chia sẻ trách nhiệm về kết
quả điều trị cho bệnh nhân
VI BIEN CHUNG
A NHUNG BIEN CHUNG DO ROI LOAN CHUC NANG
1 Rối loạn chức năng thận
Thận là cơ quan có thể bị ảnh hưởng nặng
nề trong bỏng Trong những trường hợp bỏng nặng, nếu không chú ý ngay từ đầu
để bệnh nhân rơi vào tình trạng suy thận không hổi phục thì khả năng cứu sống không còn nữa Còn những bệnh nhân bị _ bỏng vừa hoặc nhẹ cho dù thận đã bị tổn thương, nó thường sẽ hồi phục nếu được điều trị một cách hợp lý
Ngày đầu tiên của bỏng là ngăy nguy hiểm
nhất đối với thận Do sự giảm khối lượng
-tuần hoàn, lưu lượng máu qua thận it di
Mặt khác, những tế bào bị hủy hoại do
bồng tung ra những sản phẩm dị hó: Những
quá trình đỏ có thể gây tác hại về mặt cơ
học hay hóa học ở ống thận Trong những
trường hợp bỏng sâu, nhiều trường hợp thiểu niệu kèm theo nước tiểu sẫm màu
Nguyên nhân chính là do những tế bào cơ
và hồng cầu bị phá hủy giải phóng ra
Myoglobulin va Hemoglobin; nhung mat khác, nước tiểu sẫm màu con do một phần
của chức năng thận bị rối loạn Phải luôn chú ý bồi phụ nước và Kalium, để tránh tình trạng thiếu nước và hạ Kalinm trong máu
Trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân được
bồi phụ một lượng dịch truyền đáng kể thì
có thể tránh được hiện tượng vô niệu Lượng
dịch truyền đầy đủ ấy sẽ giúp loại trừ những chất độc có thể gây hại lâu đài Bởi thế, phải hết sức cố gắng bồi phụ đủ dịch truyền
thật kịp thời Đó là cách tốt nhất phòng
ngừa những tai biến nguy hiểm ở thận
Trang 342 Biến chứng ở phổi và bồng hô hấp
a Biến chứng ở phổi
Trong các trường hợp chấn thương hoặc
vết thương nặng, phổi là cơ quan dễ bị
biến chứng Hen, viêm phế quản mạn, dan
phế nang và những bệnh lý khác ở phổi
quan trọng đến mức nhiều khi nó làm cho
những yêu cầu thông thường của việc điểu
trị vết bỏng bị đẩy xuống hàng thứ yếu
Việc điều trị vết bổng không được làm han
chế việc điều trị bệnh ở phổi Ngược lại,
còn phải dùng vật lý trị liệu một cách tích
cực, với sự hỗ trợ của kháng sinh và các
loại thuốc thích hợp khác để chống lại sự
nhiễm trùng và phòng chống tình trạng suy
hô hấp
b Bỏng hô hấp
Bỏng hô hấp cực kỳ nguy hiểm, ngay cả
đối với những trung tâm điều trị bỏng hiện
đại Nếu bị bỏng do hỗa hoạn ở chỗ trống,
thường ngọn lửa Không xâm nhập quá vùng
họng-hầu Nhưng nếu cháy trong những
khoảng không gian kín (trong phòng, dưới
hầm ), bệnh nhân bị kẹt lại trong đó nên
có thể hít phải khí nóng, gây ra những tổn
thương ở đường hô hấp trên Còn trong bỏng
hơi nước với áp suất cao thì sức nóng có
thể thâm nhập vào tận trong sâu tới cả các
phế nang Cũng như bỏng ở ngoài, cây phế
~ quan sẽ bị sung huyết, rồi bị phù nề Nếu
bệnh nhân hít phải những hơi độc, những
tổn thương thường xuất hiện nhanh hơn và
sớm hơn; có khi có những triệu chứng ngay
lập tức, rất nặng Yếu tố “Surfactant” không
được bài tiết nữa, gây ra hiện tượng xẹp
phổi vi thể Những tổn thương ở phế quản
sẽ biểu hiện trên lâm sàng bằng sự khó
thở với những ran ứ đọng Mặc dù có ho vì
26
bị kích thích mạnh, nhưng lúc đầu bệnh nhân chỉ khạc ra ít đờm Sau một vài giờ thì xuất hiện nhiều đờm; trong đờm có chứa
những phần tử mà bệnh nhân đã hít vào Các chất hoại tử sẽ được bệnh nhân ho khạc ra theo đờm sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày, tùy theo mức độ thương tổn Các chất fibrin bít kín lòng những phế quản cũng sẽ
được ho khạc ra sau vài ngày Trong khoảng thời gian này có thể xuất hiện viêm phế
quần mủ, mà biểu hiện là đờm loãng lúc ban đầu sẽ dần dần trở thành mủ Trong những trường hợp mổ tử thi, người ta đã phát hiện ra những ổ phế quản phế viêm
mới có 12 giờ sau tai nạn Trong các nhánh
phế quản và các phế nang có hiện tượng chẩy máu, những lớp fibrin đọng lại dẫn đến tình trạng phù phổi Sau đó sẽ tạo nên: những màng trong suốt, rồi kết cục của quá trình diễn ra hàng tuần ấy là các phế nang sẽ bị tổ chức hóa và chắc lại như gan 3 Những biến chứng ở ống tiêu hóa
Trong những trường hợp bỏng nặng Ở giai đoạn đầu, nếu sơi dạ dày sẽ thấy niêm mạc nhợt nhạt, vì khối lượng máu lưu thông
giảm nhiễu Vì thế bệnh nhân hay bị ói
mửa, dẫu việc bồi phụ dịch truyền đã được thực hiện ngay từ đầu Điều đó cũng giải thích hiện tượng viêm dạ dày trong những
ngày sau Tình trạng này có thể dẫn tới những đám xuất huyết từ niêm mạc dạ day,
có khi không cầm được dẫn đến tử vong
Người ta cũng mô tả những vết “loét Curlng” trong bồng, coi nó như là hậu quả của stress Loại loét này gặp ở dạ dày hay
tá tràng, đơn độc hoặc nhiều vết loét, có
thể gây chảy máu thành đám hay làm đứt
một nhánh động mạch gây phun thành tia
Trang 35Những năm gần đây, loại loét này ít gặp
hơn Nguyên nhân có thể là việc điều trị
bệnh nhân đã tốt hơn trước: các vết thương
được đóng kín sớm, việc chốrig nhiễm trùng
cho vết thương cũng tốt hơn; dùng thuốc
bảo vệ niêm mạc đạ dày bài bản hơn; cùng
với việc cho ăn sớm bằng đường miệng
với những thức ăn đã chuẩn bị kỹ càng
B NHỮNG BIẾN CHỨNG DO NHIỄM
TRÙNG
1 Nhiễm trùng huyết
Chẩn đoán nhiễm trùng huyết, nhiều khi
phải dựa vào hình ảnh lâm sàng là chính
Việc cấy máu dương tính cho ta những dẫn
chứng không thể chối cãi được, nhưng thời
gian để cho vi trùng mọc và phân loại
chúng thì quá chậm Những dấu hiệu ban
đầu của ;sự nhiễm trùng huyết tùy theo
mỗi loại vi trùng có khác nhau; tình trạng
xấu đi ở nhiễm tring huyét gram (-)
thường diễn ra nhanh hơn so với gram (+)
Những dấu hiệu khiến ta có thể nghĩ đến
- _ Vết thương đau nhức, cả lúc để yên,
-_ Nhịp thở tăng, co kéo phế quan
- - Nước tiểu giảm
b Xét nghiệm
- Sốt bất thường
- - Đường huyết tăng
- Bach cau tăng: có khả năng là nhiễm
tring gram (+) -
- Bach cdu gidm: c6 kha năng là nhiễm
trùng gram (—) ,
- Gidm tiéu cdu
- Uré va Creatinin mau tang
- Giam Hemoglobin va Hematocrit
Tại bệnh viện Chợ Ray, nhiém trùng
huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong trong bổng (40%) Bảng 3 cho ta biết các loại vi trùng thường gây ra nhiễm
trùng huyết trong bồng
Z Viêm: phổi Viêm phổi là một biến chứng đáng sợ; dễ :
xay ra cho những trường hợp bị bỏng nặng
Người ta đã có những bằng chứng xác nhận những yếu tố gây viêm phổi đã xâm nhập và xuất hiện trong phổi ngay sau 12 giờ bị bỏng Phòng chống viêm phổi ngơài việc đóng kín sớm vết thương, còn phải
chú ý: tập vật lý trị liệu, đặt nội khí quản
và cho thở hỗ trợ những trường hợp cần,
cho kháng sinh thích hợp
Bảng 3 Kết quả cấy mau trong nhiễm trùng huyết do bỏng '?
(105 trường hợp (+) tại bệnh viện Chợ Rẫy)
Tên vitrùng Enterobacter
Pseudomonas Proteus Staph Aureus E.Coli
Trang 363 Nhiễm trùng đường niệu
Trong bỏng nhiễm trùng đường niệu thường
hay xay ra Phần lớn những trường hợp
bỏng nặng thường phải đặt ống thông tiểu
đài ngày nên dễ gây bội nhiễm Nhưng chỉ
gây ra những ảnh hưởng không đáng kể
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1 Nguyễn Thế Hiệp Bỏng Hội nghị khoa
học toàn quốc về bỏng lần IV, bệnh viện
Chg Ray TP Hé Chi Minh, 10-1996
Lê Thế Trung Bỏng Nhà xuất bản Y học,
1997
Curreri PW, Luterman A Burns In
Schwartz: Principles of Surgery McGraw
Hill Book Company, 1989
Reginald L Richard, Marly J Staley Burn
care and Rehabilitation Principles and
Practice FA Davis Company, 1994
CÂU HỒI LƯỢNG GIÁ (Tìm câu đúng nhất):
1
28
“Tác nhân gây bỏng chính là:
_A Xăng, dầu, nước sôi, điện
B Nhiệt khô, nhiệt ướt, điện, hóa chất
C Nhiệt, điện, hóa chất, phóng xạ '
D Lửa, nước sôi, tia lửa điện, acid
E Tất cả đều sai
Những điều khác nhau cơ bản giữa bỏng
nông so với bỏng sâu:
A Tự lành được/Nhờ đắp thuốc mỡ/
Không cần ghép da
B Mụn nước“Còn cảm giác/Lông tóc chưa
rụng
C Mụn nước/Mẩn đỏ/Dấu hiệu “ấn-mất”
D Tự lành được/ Nhờ quá trình biểu mô
hóa/ Không cần ghép đa
E Mụn nước/Đau nhiễu/Châm kim máu chảy
3 Yếu tố quyết định để một tổn thương bỏng
B Lượng dịch truyền trong 24 giờ đầu
C Lên kế hoạch mổ ghép da
D Tiên lượng bệnh nhân
Trang 37Một nạn nhân bỏng rộng vừa được đưa ra
từ đám cháy, việc đầu tiên nên làm là:
A Chuyển nhanh đến bệnh viện gần nhất
B Truyền dịch và cho chẩy nhanh Ringer
Lactat
Cho thuốc giảm đau đường tĩnh mạch
Tưới nước lạnh lên vùng bị bồng
Đánh giá độ rộng và độ sâu của vết bỏng
Nhiễm trùng huyết là một biến chứng dễ
gặp và nguy hiểm trong những trường hợp
“bỏng nặng Hai con đường dẫn tới nhiễm
trùng huyết ở đây thường là:
A Da và đường hô hấp
B Da và đường tiêu hóa
C Da và đường tiết niệu
D Da và những tổn thương phối hợp khác
E Tất cả đều sai
Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế
nhiễm trùng trong bỏng là:
Kháng sinh liễu cao, phổ rộng
Cho kháng sinh theo kháng sinh đồ
Có nhiều cách làm giảm quá trình chuyển
"hóa cho bệnh nhân bỏng Chọn câu sai
Ai trong số các chuyên khoa sau có vai trò
quan trọng hơn về kết quả điểu trị bệnh nhân bỏng:
A Khoa Gây mê-hổi sức
B Khoa Xét nghiệm: sinh hóa, huyết học,
vi trùng
C Khoa Chẩn đoán hình ảnh: X quang,
siêu âm
D Khoa Giải phẫu bệnh lý „
E Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Ngày đầu tiên của bỏng là ngày nguy hiểm nhất đối với:
B Hoặc bỏng do hơi nước với ấp suất cao
C Cây phế quản bị sung huyết, phù nể; yếu tố “Surfactant” giảm gây xẹp phổi
vi thể
Trang 38Trong bỏng, những ổ phế quản phế viêm
có thể xuất hiện rất sớm, chỉ sau:
Loét “Curling” ở dạ đầy trong bỏng được
coi như hậu quả của “stress” Những năm
gần đây, loại loét này ít.gặp hơn là nhờ:
Tổn thương bỏng được che phủ sớm
Lâm sàng của nhiễm trùng huyết trong bỏng:
A Đột ngột tổng trạng diễn biến xấu
B Chán ăn, mất nhu động ruột; sinh bung, óimửa ˆ
C Lú lẫn, bất an; đau nhức vết thương nhiều
Ð Thở nhanh, co kéo; nước tiểu giảm
E Tất cả đều đúng
Nhiễm trùng niệu trong bỏng:
A Thường hay xây ra
B Do để ống thông tiểu dài ngày
C Dễ điều trị; ít gây biến chứng nặng
Trang 39CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG BỤNG
MỤC TIÊU
I Trình bày được các đặc điểm thương tổn
2 Nêu được cách khám và theo đối một bệnh nhân chấn thương
3 Chẩn đoán được một bệnh nhân có thương tổn cơ quan trong 6 bung
Trong thdi binh cũng như thời chiến, thương
tổn các tạng trong ổ bụng gây ra bởi chấn
thương hay vết thương là một cấp cứu
ngoại khoa rất thường gặp Tử vong vì mất
máu, nhiễm trùng ổ bụng và suy đa cơ quan
sẽ rất cao nếu các thương tổn này không
được chẩn đoán sớm và xử trí hợp lý Chẩn
đoán sớm có thể gặp khó khăn do các triệu
chứng ở vùng bụng bị che lấp hay chưa
biểu hiện rõ trong bệnh cảnh đa thương
với nhiều thương tổn kết hợp Do đó, mỗi
một bệnh nhân bị chấn thương vùng bụng
cần được lượng giá một cách tích cực và
kỹ lưỡng qua thăm khám lâm sàng, kết
hợp với các phương tiện cận lâm sàng cho
đến khi nào xác minh được rằng các tạng
trong ổ bụng không bị tổn thương
I NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ |
A CHAN THUONG KIN VÙNG BỤNG
Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn
giao thông Ngoài chấn thương bụng kín
(CTBK), nạn nhân thường vào viện với
nhiều chấn thương khác (sọ não, lồng ngực
Tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt cũng
không phải ít gặp
Các tạng trong ổ bụng có thể bị tổn thương bởi nhiều cơ chế khác nhau:
- Tang ddt ngột áp lực trong ổ bụng do bị đập trực tiếp vào bụng bởi một lực mạnh, bị ép giữa hai lực
- _ Thay đổi lực quán tính do dừng lại đột
ngột trong khi di chuyển ở vận tốc cao
(trong tai nạn giao thông, rơi từ trên _ CaO xuống), -
B VẾT THƯƠNG BỤNG
Trong thời bình, vết thương bụng thường
do bach khi gay ra (đao, cọc nhọn ) hơn là
do hỏa khí (đạn thẳng, mảnh mìn
Tùy theo lá phúc mạc thành có bị chọc thủng không, vết thương bụng được chia ra
là vết thương thấu bụng (VTTB) hay không
- _ Vết thương tiếp tuyến khi đạn đạo đi
trợt qua bể dầy của thành bụng Ở loại
vết thương này, tuy lá phúc mạc thành
Trang 401 Trong CTBK, tạng đặc thường bị thương
tổn nhiều hơn tạng rỗng Gan, lách, tụy
có thể bị vỡ do va chạm vào bờ sườn, cột
sống, gây ra chảy máu, rò rỉ dịch mật,
dịch tụy vào trong ổ bụng
Dạ dày, ruột, bàng quang có thể bị vỡ do
thay đổi đột ngột áp lực trong ổ bụng nhất
là khi đang căng đầy vào thời điểm bị
chấn thương, gây ra viêm phúc mạc -
Các tạng cũng có thể bị tổn thương do bị
bứt rách khỏi các mạc treo, mac chang
2 Trong vết thương thấu bụng, tạng rỗng ˆ
thường bị thương tổn nhiều hơn tạng đặc
tang sinh môn hay ở vùng thấp của ngực
(do vòm hoành có thể nâng cao đến
khoảng liên sườn 4 trên đường trung đòn
khi hít thở vào sâu)
B TÍNH KẾT HỢP
1 Chấn thương kín vùng bụng thường kết
hợp với chấn thương sọ não, lổng ngực,
gãy xương tứ chi hay khung chậu
Vết thương ngực-bụng cũng rất thường gặp
đối với các vết thương ở vùng thấp của ngực
32
Bệnh cảnh lâm sàng của các chấn thương
kết hợp này nhiều khi rất rầm rộ (như suy
hô hấp cấp, sốc mất máu, hôn mê ) thu
hút trước tiên sự chú ý của thầy thuốc hay làm lu mờ các triệu chứng vùng bụng nên
dễ dẫn đến bỏ sót hay chẩn đoán muộn một thương tổn ở ổ bụng
2 Trong ổ bụng, tạng đặc có thể bị vỡ cùng với tạng rỗng
Tiên lượng thường rất nặng nể trên bệnh nhân đa thương hay khi có nhiều tạng đặc trong ổ bụng bị tổn thương
C THƯƠNG TỔN GIẢI PHẪU -
1 Tạng đặc ˆ
Gan có thể bị vỡ nát, nứt rộng gây chẩy máu vào ổ bụng hay có thể vỡ dưới bao (trong nhu mô), hoặc bị bứt rách khỏi các dây
chằng treo gan Vùng gan bị vỡ nát với : nhiều mô hoại tử và mạch máu, đường mật
- trong gan bị đứt tách là nguyên nhân của
cchay mau 6 at trong ổ bụng hay rò rỉ dịch mật, nhiễm trùng 6 bung sau chấn thương Vết thương gan có thể là một đường rách,
vỡ sâu được bít bởi cục máu đông hay bị
vỡ nát với bờ vết thương nham nhở nếu do
Thương tổn gan có thể được chia làm 6
mức độ (Bảng 1)
b Ldch Lách có thể bị vỡ nát, vỡ ở một cực hay vỡ dưới bao Một mảnh hỏa khí có thể nằm sâu trong nhu mô lách, gây tụ máu dưới bao, vết thương được bít bởi cục máu đông;
có thể tự cầm-máu nhưng cũng có thể vỡ
thứ phát (vỡ lách 2 thì)