1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

98 666 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 626 KB

Nội dung

1.4 Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam Theo tác giả Bùi Công Trường trong bài viết “Sơ lược về công ty cổ phần ở Nhật Bản” [32] thì: “Luật công ty của Nhật Bản là sự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VÕ NGỌC DAO

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƯƠNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “SO SÁNH PHÁP LUẬT

VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN” là công trình nghiên cứu của tôi Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn tài liệu đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Võ Ngọc Dao

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7

3 Mục tiêu nghiên cứu: 8

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Tổng quan tài liệu 9

7 Nội dung nghiên cứu 9

8 Phương pháp nghiên cứu 10

9 Phạm vi nghiên cứu 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN, HỆ THỐNG HÓA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 11

1 Tổng quan về Công ty cổ phần 11

1.1 Khái niệm và đặc điểm 11

1.2 Quản trị công ty cổ phần 12

1.2.1 Tổng quan 12

1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty 13

1.2.2.1 Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả 13

1.2.2.2 Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản 13

1.2.2.3 Đối xử bình đẳng với cổ đông 14

Trang 4

1.2.2.4 Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan

trong Quản trị công ty 15

1.2.2.5 Công bố thông tin và tính minh bạch 16

1.2.2.6 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị 17

2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về quản trị Công ty cổ phần 18

2.1 Tổng quan hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản trị Công ty cổ phần 18

2.2 Tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị Công ty cổ phần 20 2.2.1 Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 20

2.2.2 Căn cứ theo các Luật chuyên ngành 21

3 Tổng quan pháp luật Nhật Bản về công ty cổ phần 23

3.1 Luật công ty Nhật Bản 2006 23

3.2 Tổng quan về quản trị công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆTNAM VÀ NHẬT BẢN .26 1 Mô hình tổ chức công ty cổ phần 26

1.1 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần ở Nhật Bản 26

1.2 Mô hình tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam 28

2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần 31

2.1 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam 31

2.1.1 Chức năng và thành phần 31

2.1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ 32

2.1.3 Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ 35

2.1.4 Thông qua quyết định Đại Hội Đồng Cổ Đông 40

2.2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản 42

2.2.1 Triệu tập đại hội cổ đông 42

2.2.2 Quyền yêu cầu của cổ đông 44

Trang 5

2.2.3 Nghị quyết của đại hội cổ đông 44

3 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 46

3.1 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam 46

3.1.1 Quyền và nhiệm vụ của HĐQT 47

3.1.2 Thành phần và cơ chế hoạt động 48

3.1.3 Triệu tập và thể thức tiến hành họp HĐQT 51

3.1.4 Thông qua quyết định của HĐQT 52

3.1.5 Thẩm quyền của HĐQT 53

3.2 Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản 56

4 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty cổ phần 58

4.1 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp luật ViệtNam 58

4.2 Giám đốc và ban giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản 59

5 Ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty cổ phần 61

5.1 Ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam 61

5.1.1 Khái niệm, thành phần ban kiểm soát 61

5.1.2 Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát 62

5.2 Ban kiểm soát và kiểm soát viên trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản 64

CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN, HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 67

1 Hạn chế bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần 67

1.1 Tổng quan về những hạn chế và bất cập 67

Trang 6

1.2 Hạn chế trong các quy định pháp luật về quyền của cổ đông 68

1.3 Bất cập trong quy định pháp luật về HĐQT và thành viên HĐQT 70

1.4 Hạn chế trong quy định của pháp luật về Ban kiểm soát 73

2 Hướng hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần 77

2.1 Hoàn thiện về mô hình tổ chức quản lý điều hành 77

2.2 Hoàn thiện cơ chế về bảo vệ cổ đông 78

2.3 Luật hoá quy định về thành viên hội đồng quản trị độc lập 81

2.4 Nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BKS Ban kiểm soát

CTCP Công ty cổ phầnĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

HĐQT Hội đồng quản trịLCT Luật công ty

LDN Luật doanh nghiệp

NĐ Nghị định

TGĐ Tổng Giám đốc

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973 và

đã có những bước phát triển ngoạn mục Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác, hữunghị giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển mạnh trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục

Về kinh tế, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọnghàng đầu của Việt Nam Nhật Bản cũng là nước đầu tiên trong nhóm các nướcG7 công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10/2011.Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức cóhiệu lực vào ngày 1/10/2009, điều này đánh dấu mốc son chói lọi trong quan

hệ hợp tác kinh tế hai nước Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật ASEAN, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh

Bản-tế, thương mại giữa hai nước

Kể từ đầu những năm 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lêntrở thành bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam Theo các con số thống

kê cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011

đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, Việt Nam trở thành nước xuấtsiêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản Trong Tuyên bố chung năm

2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại songphương đến năm 2020

Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5

tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD(tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng

Trang 9

Nhật Bản cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của ViệtNam Theo cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng3/2014, các nhà đầu tư Nhật Bản có 2.237 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng

ký 35,38 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tổng số 101 quốcgia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Quy mô vốn bình quân 1 dự áncủa Nhật Bản là 15,8 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung 1

dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (là 14,58 triệu USD/dự án)

Hiện nay, Nhật Bản đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế theo hệ thốngphân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạođứng thứ nhất với 1.213 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,82 tỷ USD(chiếm 54,2% tổng số dự án và chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư); tiếp theo làlĩnh vực kinh doanh bất động sản với 30 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt1,4 tỷ USD (chiếm 4% tổng vốn đầu tư) Lĩnh vực xây dựng có 54 dự án sốvốn đầu tư đăng ký là 1,05 tỷ USD (chiếm 3% tổng vốn đầu tư)

Các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo 4 hình thức, trong

đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án nhất với 1.838

dự án, vốn đăng ký đạt 19,4 tỷ USD (chiếm 82,2% tổng số dự án và 54,8%tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 362 dự án, số vốn đăng ký là 14,8

tỷ USD (chiếm 16,2% tổng số dự án và 41,8% tổng vốn đầu tư) Còn lại là haihình thức công ty cổ phần; hợp đồng hợp tác kinh doanh

Về viện trợ phát triển chính thức (ODA): Nhật Bản là nước tài trợ ODAlớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồngquốc tế đối với Việt Nam Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam kếtgần 20 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam Trước tiên, nguồn ODA củaNhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoànthành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020 Việt Nam đã xác định 3lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo

Trang 10

nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước Nhật Bản đã xácđịnh sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả 3 lĩnh vực này.

Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khókhăn của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xãhội tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam

1.2 Kinh tế Việt Nam

Với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư nướcngoài, khuyến khích quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác, thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng thời kỳ phát triển

Điểm nổi bật trong việc thực thi chính sách mở cửa để phát triển kinh tếtrong thời gian qua đó là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO), mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế củaViệt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranhtrong một môi trường bình đẳng với thế giới Một số thành tựu nổi bật về kinh

tế có thể kể đến trong thời gian qua của Việt Nam là:

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao và cơ cấu kinh tế tiếp tụcchuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Với tốc độ tăng GDPbình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đãvượt qua mốc 1.000 USD Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì

từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sangnhóm nước có thu nhập trung bình (thấp)

Trang 11

Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng, khi vào năm 1988, ViệtNam mới đạt 86 USD, là một trong vài chục nước có thu nhập bình quân đầungười thấp nhất thế giới.

GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nướctính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăngliên tục qua các năm, năm 2005 đạt 54,7 tỷ USD, năm 2006 đạt 66,3 tỷ USD,năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷUSD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012ước đạt 155,3 tỷ USD

1.3 Kinh tế Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển Quy mô nềnkinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giớisau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ

và Trung Quốc

Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái ba lần trong vòng 5 năm quasau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đặc biệt là thảm hoạ động đấtsóng thần năm 2011 Thách thức chính đối với nền kinh tế Nhật Bản sau hai

cú sốc này là đạt được tăng trưởng bền vững và ổn định tài chính Hơn haithập kỷ sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 1990, NhậtBản vẫn còn bị mắc kẹt trong giảm phát, giá tiêu dùng và giá tài sản tiếp tụcgiảm mặc dù ngân hàng trung ương Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp nớilỏng định lượng với tỷ lệ lãi suất gần như bằng không Tăng trưởng sản lượngchậm, chi tiêu công gia tăng, một phần do dân số già, đã đẩy tổng nợ công củaNhật Bản lên tới hơn 200% GDP, gia tăng lo ngại về tính bền vững tài chính,làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản Bất ổn chính trị,với sáu đời thủ tướng từ năm 2008, đã gây trở ngại cho hoạch định chính sáchkinh tế

Trang 12

Năm 2013, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn nhiều so vớicác năm trước đây, chủ yếu nhờ chính sách kích thích kinh tế của thủ tướngShinzo Abe GDP quý I của nước này tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước,tăng 1% so với quý IV/2012 Tăng trưởng GDP quý II đạt 3,8% so với cùng

kỳ năm trước, tăng 0,9% so với quý I, do chi tiêu tiêu dùng tăng vượt mứcmong đợi Quý III/2013, kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng dương nhưng tốc

độ tăng chậm lại so với quý trước Tỷ lệ tăng trưởng năm trong quý III đạt1,9%, và tăng trưởng 0,5% so với quý trước Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng nămvẫn thấp hơn đáng kể so với 3,8% trong quý II, do xuất khẩu yếu và chi tiêutiêu dùng chậm lại Đây là quý tăng trưởng dương thứ 4 liên tiếp, đánh dấu làthời gian cải thiện tốt cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong vòng 3 năm trởlại đây

1.4 Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam

Theo tác giả Bùi Công Trường trong bài viết “Sơ lược về công ty cổ phần

ở Nhật Bản” [32] thì: “Luật công ty của Nhật Bản là sự kết hợp đặc biệt giữa

truyền thống luật dân sự của Đức (có một vài yếu tố của Pháp) với luật công ty của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, văn hóa Nhật Bản Nền tảng pháp lý cho các loại hình công ty ở Nhật Bản là Bộ luật dân sự và luật thương mại có từ khá lâu đời và sau đó được sửa đổi bổ sung khá nhiều lần.

Với việc ban hành Luật Công ty mới trong tháng 6 năm 2005 (Japanese Company Act 2006-JCA 2006) là đỉnh cao của những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để tái cấu trúc lại và làm mới khuôn khổ hệ thống pháp luật công ty của mình Mục tiêu sâu xa của lần cải cách pháp luật này là để làm cho nó phù hợp hơn với môi trường kinh doanh hiện đại, không chỉ bằng việc giới thiệu những nguyên tắc mới làm tăng tính tự chủ trong quản trị doanh nghiệp mà còn bãi bỏ một số các quy định cũ cho phù hợp hơn Đồng thời cũng giới thiệu các quy định, các yêu cầu khắt khe hơn trong các lĩnh

Trang 13

vực cụ thể của quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật Luật sửa đổi tạo điều kiện doanh nghiệp thành lập, hoạt động, tổ chức lại và phục hồi, nhằm một thổi một luồng sinh khí mới vào môi trường kinh doanh ở Nhật Bản Bài viết này giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần tại Nhật Bản theo luật công ty Nhật Bản 2006, kết hợp so sánh CTCP theo quy định của Luật thương mại”.

Trong xã hội toàn cầu hoá hiện nay, kiến thức pháp luật luôn là vấn đềđược đặt lên hàng đầu ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới Làn sóng đầu tưvào Việt Nam trong vài năm trở lại đây rất mạnh mẽ Theo số liệu khảo sátcủa Tổng cục thống kế thì Nhật Bản được xếp hàng đầu trong các quốc gia cónhiều dự án đầu tư vào Việt Nam Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanhtại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải tìm hiểu các quy định củapháp luật Việt Nam, tìm hiểu thị trường Việt Nam Cũng giống như vậy, cácdoanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường Nhật Bản cũngcần phải tìm hiểu quy định, trình tự cũng như các thủ tục của pháp luật NhậtBản để tiến hành đầu tư một cách hiệu quả và an toàn

Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũngnhư Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi đầu tư vào nước bạn do hạnchế kiến thức về mặt luật pháp Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ViệtNam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường NhậtBản có thể được tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần Khi các công ty cổphần của hai quốc gia tiến hành đặt quan hệ kinh doanh hợp tác với nhau, vấn

đề đặt ra là họ cần có những hiểu biết về mặt pháp luật tại hai quốc gia quyđịnh về công ty cổ phần mà nòng cốt là cách thức quản trị công ty cổ phầnđược pháp luật quy định tại mỗi quốc gia Việc nắm bắt được cách thức quảntrị công ty cổ phần được pháp luật quy định sẽ tạo những thuận lợi rất lớn khidoanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần của hai quốc gia tiến hành hợptác kinh doanh

Trang 14

Vì vậy, việc so sánh các quy định của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam vàLuật Công ty Nhật Bản về quản trị Công ty cổ phần là hết sức cần thiết Việc

so sánh này sẽ giúp cho doanh nghiệp hai nước hiểu rõ hơn về các quy địnhpháp luật của nhau để hạn chế những rủi do trong kinh doanh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay,thì các công ty cổ phần ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, quy mô cũng như

sự đóng góp cho nền kinh tế Từ Luật công ty năm 1990 đánh dấu sự ra đờicủa Công ty cổ phần, đến Luật Doanh nghiệp năm 2005, 2014 đã có nhữngquy định pháp lý cụ thể về quản trị công ty cổ phần, đóng vai trò là loại hìnhdoanh nghiệp phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế

Nhật Bản, là nền kinh tế phát triển đứng thứ hai thế giới, đang là mộttrong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam cả về số lượng dự ánđầu tư cũng như quy mô số vốn đầu tư đăng ký và thực tế triển khai Công ty

cổ phần ở Nhật Bản, với kinh nghiệm hàng trăm năm ra đời và phát triển, làloại hình công ty quan trọng nhất và là trụ cột của nên kinh tế Nhật Bản

Việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công

ty cổ phẩn ở Việt Nam và Nhật Bản, tham khảo kinh nghiệm lập pháp củaNhật Bản và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty

cổ phần có vai trò thiết thực và ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các nhà làmluật, các nhà quản trị, các cổ đông, chủ sở hữu công ty… tham khảo, tiếp thucác kinh nghiệm, pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản để hướngtới việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, đáp ứngđòi hỏi của sự phát triển loại hình công ty này trong nền kinh tế thị trường

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với vấn đề nghiên cứu này, hiện các nghiên cứu trong nước còn rấthạn chế Hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về so sánh phápluật về quản trị công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh

Trang 15

nghiệp Việt Nam Chỉ có một số bài viết như chế độ sở hữu cổ phần, về quan

hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con; và quyền đại diện tố tụng của cổđông Ngoài ra, có một số Luận văn thạc sỹ và Luận án tiến sỹ luật học có đềcập đến mô hình tổ chức nội bộ CTCP của Nhật Bản Các nghiên cứu này ítnhiều đã đề cập đến thực trạng pháp luật của Nhật Bản và so sánh, đối chiếuvới những vấn đề pháp lý liên quan theo LDN Việt Nam nhằm đưa ra một sốkiến nghị góp phần hoàn thiện các qui định của LDN ViệtNam

Do nguồn tư liệu hạn hẹp nên việc nghiên cứu về LCT của NhậtBảnchưa nhiều Nhìn chung, phương pháp đối chiếu pháp luật vận dụng là phùhợp nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các chế định LDN ViệtNam so với LCT Nhật Bản Việc sử dụng phương pháp so sánh luật học cònhạn chế do thiếu các nguồn thông tin cần thiết để đánh giá các qui định sửađổi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của Nhật Bản

3 Mục tiêu nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu tổng quát:

- Hệ thống hóa những quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần ởViệt Nam

- Hệ thống hóa những quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phầntheo quy định của pháp luật Nhật Bản

- Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt nam vàNhật Bản

- Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Việt Nam

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

và Nhật Bản như: cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức, Đại hội đồng cổ đông, Hộiđồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, quyền của cổ đông…

Trang 16

- Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Việt Nam.

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về quản trị công ty cổphần ở Việt Nam và Nhật Bản;

- Phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào các qui định pháp luật về quảntrị công ty cổ phẩn ở Việt Nam và Nhật Bản; phân tích, so sánh và đề xuấtphương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

6 Tổng quan tài liệu

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:

- Chương 1: Tổng quan, hệ thống hóa pháp luật về quản trị công ty

7 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung đi sâu phân tích, so sánh pháp luật về quản trị công

ty cổ phần ở Việt Nam và Nhật Bản, tìm hiểu, phân tích các hạn chế, bất cập

Trang 17

của các quy định quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, đề xuất phương hướngsửa đổi, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả quản trị công ty cổ phần, phù hợpvới sự phát triển của nền kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.

8 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật,phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh…

9 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được giới hạn nghiên cứu đối với pháp luật về quản trị công

ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam và Nhật Bản

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN, HỆ THỐNG HÓA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

1 Tổng quan về Công ty cổ phần

1.1 Khái niệm và đặc điểm

Theo Giáo trình Luật Thương mại do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội xuất bản năm 2013 của PGS.TS Ngô Huy Cương [16]: “Công ty cổ

phần còn có tên gọi khác là công ty vô danh, bởi không tên một thành viên nào của công ty được gắn vào tên công ty như các hình thức công ty đối nhân theo truyền thống pháp luật về công ty của các nước trên thế giới Vốn của công ty được phân chia thành các cổ phần Người nắm giữ cổ phần được gọi

là các cổ động Mỗi một cổ phần mang lại cho cổ đông một quyền lợi trong công ty”.

Cũng theo tài liệu nêu trên Về đặc điểm, công ty cổ phần có những đặcđiểm như sau:

“Thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chế độ trách nhiệm hữu hạn Đối với hình thức công ty này, người ta không coi trọng nhân thân của các thành viên công ty mà coi trọng cổ phần Vì thế người ta xem đây là hình thức công ty đối vốn điển hình Có những công ty có tới hàng triệu cổ đông ở rải rác khắp nơi trên thế giới mà họ không hề quen biết nhau Thậm chí họ không quan tâm tới sinh hoạt nội bộ của công ty bởi sự chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng, do đó dẫn đến một cơ cấu tách biệt công việc quản trị công ty như việc quản lý một định chế.

Thứ hai, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong

đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng Như đã phân tích ở đặc điểm trên về

sự đòi hỏi phải có một cơ cấu quản trị tách biệt ở công ty cổ phần, vậy cơ cấu này cần được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu công ty và

Trang 19

của công ty tới xã hội Vì những lý do đó, nhà làm luật thường can thiệp sâu hơn vào việc quản trị công ty cổ phần so với các hình thức công ty khác Trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ bản quản trị công ty cổ phần Nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là chức năng của các cơ quân trong cơ cấu quản trị của công ty được phân tách riêng biệt và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

Thứ ba, công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán, vốn được chia thành các phần nhỏ nhất bằng nhau và được chuyển nhượng một cách tự

do đã giúp cho công ty cổ phần có được lợi thế hơn nhiều so với các hình thức công ty khác về việc huy động vốn dài hạn Công ty cổ phần có hai công

cụ góp vốn là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi Với đặc điểm này, công

ty cổ phần có khả năng kinh tế rất lớn Công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.

Thứ tư, các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có

tư cách thương nhân Bản thân công ty mới là thương nhân Những người có quyền giao dịch với bên ngoài chỉ là những người đại diện cho công ty Theo

lẽ thường, tư cách thương nhân thường được trao cho thành viên chịu trách nhiệm vô hạn trong một công ty Nhưng với công ty cổ phần, các thành viên của nó đều chịu trách nhiệm hữu hạn Chỉ có công ty là chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của mình”.

1.2 Quản trị công ty cổ phần

1.2.1 Tổng quan

Theo Giáo trình Luật Thương mại do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội xuất bản năm 2013 của PGS.TS Ngô Huy Cương [16]: “Công ty cổ

phần có sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, điều hành công ty bởi các cổ đông không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động thường nhật của công ty Việc quản trị công ty cổ phần khác và phức tạp hơn so với việc quản trị các công ty khác Do đó quản trị công ty cổ phần luôn luôn

Trang 20

được sự quan tâm không chỉ của các thương nhân, người đầu tư, các nhà kinh tế mà còn cả các luật gia Quản trị công ty cổ phần được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng nhất nó bao gồm tất cả các mối quan hệ liên quan tới sự ra quyết định của công ty như mối quan hệ giữa cổ đông, các chủ nợ, người lao động, người cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, khách hàng, nhà nước với công ty”.

1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắcquản trị công ty như sau:

1.2.2.1 Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả

Khuôn khổ quản trị công ty cần được phát triển dựa trên quan điểm vềtác động của nó đối với hiệu quả kinh tế nói chung, tính toàn vẹn của thịtrường và các cơ chế khuyến khích mà khuôn khổ này tạo ra cho các bên thamgia thị trường, và sự thúc đẩy thị trường minh bạch và hiệu quả

Các quy định pháp lý và quản lý tác động tới thông lệ quản trị công tycần phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và có khả năng cưỡng chếthực thi

Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý khác nhau phảiđược quy định rõ ràng và đảm bảo phục vụ lợi ích của công chúng

Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi phải liêm chính,

có đủ thẩm quyền, và nguồn lực để hoàn thành chức năng của mình một cáchchuyên nghiệp và khách quan Hơn nữa, các quyết định của những cơ quannày phải kịp thời, minh bạch và được giải thích đầy đủ

1.2.2.2 Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản

Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm quyền được: 1) Đảm bảo cácphương thức đăng ký quyền sở hữu; 2) Chuyển nhượng cổ phần; 3) Tiếp cậncác thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thường

Trang 21

xuyên; 4) Tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; 5) Bầu và bãimiễn các thành viên Hội đồng Quản trị; 6) Hưởng lợi nhuận của công ty.

Cổ đông phải có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin vềcác quyết định liên quan tới những thay đổi cơ bản của công ty, ví dụ: 1) Sửađổi các quy định hay điều lệ của công ty hay các văn bản quản trị tươngđương của công ty; 2) Cho phép phát hành thêm cổ phiếu; 3) Các giao dịchbất thường, bao gồm việc chuyển nhượng tất cả hay một phần lớn tài sản củacông ty, dẫn đến việc bán công ty

Cổ đông phải có cơ hội tham gia một cách hiệu quả và biểu quyết tạiĐại hội đồng cổ đông, và phải được thông tin về quy định họp Đại hội đồng

cổ đông, bao gồm cả thủ tục biểu quyết:

Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian, địa điểm

và chương trình của các Đại hội đồng cổ đông cũng như thông tin đầy đủ vàkịp thời về các vấn đề phải được thông qua tại các đại hội này

Cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng Quản trị, kể cả câuhỏi liên quan tới kiểm toán độc lập hàng năm, kiến nghị các vấn đề đưa vàochương trình nghị sự của Đại hội đồng cổ đông, và đề xuất các giải pháptrong giới hạn hợp lý

Phải tạo điều kiện cho cổ đông tham gia hiệu quả vào việc ra quyếtđịnh quản trị công ty ví dụ việc đề cử và bầu chọn thành viên Hội đồng Quảntrị Cổ đông có thể đưa ra quan điểm của mình đối với chính sách thù lao chothành viên Hội đồng Quản trị và cán bộ quản lý chủ chốt Thưởng cổ phiếuhay quyền mua cổ phiếu trong kế hoạch thù lao cho thành viên Hội đồngQuản trị và người lao động phải được sự chấp thuận của cổ đông

1.2.2.3 Đối xử bình đẳng với cổ đông

Mọi cổ phiếu cùng loại và cùng một đợt phát hành đều có quyền nhưnhau Nhà đầu tư trước khi mua cần được cung cấp thông tin đầy đủ về cácquyền gắn liền với tất cả các đợt phát hành và loại cổ phiếu Bất cứ thay đổi

Trang 22

nào về quyền biểu quyết phải được sự thông qua của các cổ đông sở hữu loại

cổ phiếu bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự thay đổi đó

Cổ đông thiểu số phải được bảo vệ khỏi các hành động lạm dụng trựctiếp hoặc gián tiếp bởi hoặc vì lợi ích của các cổ đông nắm quyền kiểm soát

và họ cần có các phương tiện khiếu nại hiệu quả

Các tổ chức lưu ký hoặc được chỉ định đại diện cho cổ đông phải biểuquyết theo cách đã thỏa thuận với cổ đông mà họ đại diện

Những trở ngại đối với biểu quyết từ nước ngoài cần được loại bỏ.Các quy trình và thủ tục của Đại hội đồng cổ đông phải đảm bảo sự đối

xử bình đẳng với mọi cổ đông Các thủ tục của công ty không được gây khó

dễ hoặc phát sinh chi phí không cần thiết khi biểu quyết

Cần ngăn cấm giao dịch nội gián và lạm dụng mua bán tư lợi cá nhân.Thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ quản lý cấp cao phải công khaicho Hội đồng Quản trị biết họ có lợi ích đáng kể nào trong bất kỳ một giaodịch hay vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới công ty hay không, cho dù là trựctiếp, gián tiếp hay thay mặt cho bên thứ ba

1.2.2.4 Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong Quản trị công ty

Quyền của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật quy địnhhoặc theo các thoả thuận song phương phải được tôn trọng

Khi lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan được pháp luật bảo vệ,các bên có liên quan phải có cơ hội được khiếu nại hiệu quả khi quyền lợi của

Trang 23

Các bên có quyền lợi liên quan, bao gồm cả người lao động và tổ chứcđại diện cho họ, phải được tự do truyền đạt những mối quan ngại của họ vềnhững việc làm không hợp pháp hoặc không phù hợp với đạo đức lên Hộiđồng Quản trị và việc này không được phép ảnh hưởng đến quyền của họ.

Khuôn khổ quản trị công ty cần được hỗ trợ bằng một khuôn khổ vềphá sản hiệu quả và thực thi hiệu quả quyền của chủ nợ

1.2.2.5 Công bố thông tin và tính minh bạch

Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông tinquan trọng về:

- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty

- Mục tiêu của công ty

- Sở hữu cổ phần đa số và quyền biểu quyết

- Chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng Quản trị và cán bộ quản

lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tạicông ty khác và liệu họ có được Hội đồng Quản trị coi là độc lập hay không

- Các giao dịch với các bên liên quan

- Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu

- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liênquan khác

- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ quy tắchoặc chính sách quản trị nào và quy trình thực hiện nó

- Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩnchất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính

Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độclập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập

và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, đảm bảo rằng các báo

Trang 24

cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt độngcủa công ty về mọi mặt chủ chốt.

Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và cótrách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối vớicông ty

Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bìnhđẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng

1.2.2.6 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Thành viên Hội đồng quản trị phải làm việc với thông tin đầy đủ, tincậy, siêng năng và cẩn trọng, và vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông

Khi quyết định của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tới các nhóm cổđông khác nhau theo cách khác nhau thì Hội đồng quản trị phải đối xử bìnhđẳng với mọi cổ đông

Hội đồng quản trị phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quantâm lợi ích của cổ đông

Hội đồng quản trị phải thực hiện các chức năng chủ yếu bao gồm:

- Xem xét và định hướng chiến lược công ty, các kế hoạch hoạt động

cơ bản, chính sách rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đặt racác mục tiêu hoạt động, theo dõi việc thực hiện mục tiêu và hoạt động củacông ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn, thâu tóm và thoái vốn chủ yếu

- Giám sát hiệu quả thực tiễn quản trị công ty và thực hiện các thay đổikhi cần thiết

- Lựa chọn, trả lương, giám sát và thay thế các cán bộ quản lý chủ chốtkhi cần thiết và giám sát kế hoạch chọn người kế nhiệm

- Gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị vớilợi ích lâu dài của công ty và cổ đông

Trang 25

- Đảm bảo sự nghiêm túc và minh bạch của quy trình đề cử và bầu chọnHội đồng quản trị.

- Giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm ẩn của Ban giám đốc, Hộiđồng quản trị và cổ đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích

và lợi dụng các giao dịch với các bên có liên quan

- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chínhcủa công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng các hệ thốngkiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro,kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩnliên quan

- Giám sát quy trình công bố thông tin và truyền đạt thông tin

Hội đồng quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết độc lập, kháchquan về các vấn đề của công ty

- Hội đồng quản trị phải xem xét việc bổ nhiệm một số lượng đủ cácthành viên Hội đồng quản trị không điều hành có khả năng đưa ra phán quyếtđộc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột về lợi ích

- Khi các uỷ ban của Hội đồng quản trị được thành lập, thẩm quyền,thành phần và quy trình hoạt động của các uỷ ban phải được Hội đồng quảntrị quy định và công bố rõ ràng

- Thành viên Hội đồng quản trị phải cam kết thực hiện trách nhiệm củamình một cách hiệu quả

Để thực hiện trách nhiệm của mình, thành viên Hội đồng quản trị phảiđược tiếp cận với thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời

2 Tổng quan pháp luật Việt Nam về quản trị Công ty cổ phần 2.1 Tổng quan hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định

về quản trị Công ty cổ phần

Trang 26

Quản trị CTCP là một hệ thống các luật lệ, chính sách, thiết chế và quytắc nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát CTCP Quản trị CTCP xử lý mốiquan hệ giữa các bên liên quan, không chỉ trong nội bộ CTCP như các cổđông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, thành viên BanKiểm soát mà còn là mối quan hệ giữa những bên có lợi ích liên quan bênngoài CTCP như các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước, kháchhàng và các đối tác sản xuất kinh doanh và cả mối quan hệ với cộng đồng, xãhội nơi CTCP hoạt động Mối quan hệ giữa các bên liên quan này được xácđịnh một phần bởi luật pháp Đối với mỗi quốc gia khác nhau thì mối quan hệnày còn được xác định trên nền tảng của văn hoá, lịch sử, từ xuất phát điểmcủa quốc gia Việc quản trị CTCP có vai trò vô cùng quan trọng trọng địnhhướng, xây dựng và phát triển CTCP Lịch sử kinh tế đã chứng minh việcquản trị CTCP không tốt đã dẫn đến sự sụp đổ của rất nhiều các CTCP mangtầm vóc quốc gia, điều này một lần nữa khẳng định thêm vai trò của việc quảntrị CTCP.

Đặc biệt, đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường, việc tăngcường tính chặt chẽ trong quản trị CTCP mang lại rất nhiều lợi thế cho nền kinh

tế quốc dân, quản trị CTCP tốt sẽ làm tăng hiệu quả của các chính sách công đốivới nền kinh tế Quản trị CTCP tốt sẽ xây dựng một môi trường kinh doanh lànhmạnh, nền kinh tế được phát triển theo một cách bền vững Cùng với đó, quản trịCTCP tốt còn giúp giảm thiểu những tổn thất có thể gặp phải khi các cuộc khủnghoảng tài chính xảy ra Mỗi quốc gia vì thế phải xây dựng một khuôn khổ pháp

lý về quản trị CTCP Thực tế cho thấy, nếu quốc gia nào xây dựng được mộtkhuôn khổ pháp lý về quản trị CTCP chặt chẽ, quốc gia đó sẽ có một nền kinh tếvững mạnh Ngược lại với những quốc gia chưa xây dựng được hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý cho quản trị CTCP thì sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của cácnhà đầu tư và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài

Trang 27

Tại Việt Nam, quản trị CTCP được hệ thống và quy định tại nhiều vănbản quy phạm pháp luật; bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thihành Hiện nay, do Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung mới được Quốc hộithông qua trong năm 2014 vẫn chưa thực sự đi vào đời sống pháp lý của doanhnghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn đóng vai trò cốt lõi, định hướng hầu hếtcác vấn đề quản trị CTCP cho các CTCP đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh Luật Doanh nghiệp 2005, 2014, các quy định pháp luật vềquản trị CTCP đặc thù còn được quy định căn cứ theo lĩnh vực kinh doanhđặc thù của doanh nghiệp Theo đó, các luật chuyên ngành thường quy địnhdẫn chiếu để áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của LuậtDoanh nghiệp, đồng thời, các Luật chuyên ngành cũng có những quy địnhriêng về vấn đề quản trị CTCP đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực

2.2 Tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị Công

ty cổ phần

2.2.1 Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2014

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng

ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [32]: “Luật Doanh nghiệp là một

bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị CTCP ở nước ta Đặc biệt, từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, pháp luật về doanh nghiệp đã được thống nhất theo hướng không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định khá đầy đủ và cụ thể các yếu tố cấu thành của khung quản trị đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần Xét về mặt nội dung quy định, Luật Doanh nghiệp đã giải quyết những vấn đề cơ bản của quản trị CTCP trên cơ sở áp dụng thông lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã

Trang 28

thiết lập khung quản trị CTCP hướng tới các nguyên tắc quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD năm 2004.

So với Luật Doanh nghiệp 1999, khung quản trị CTCP quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 có một số nội dung thay đổi cơ bản như: nâng tỷ

lệ biểu quyết thông qua quyết định trong công ty cổ phần, quy định về phương thức bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần; bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính công khai hóa, minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp…

Riêng đối với các CTCP có sở hữu vốn của Nhà nước, Luật Doanh nghiệp tạo bước ngoặt đối với hoạt động quản trị của các doanh nghiệp khu vực này.Về cơ bản, các công ty nhà nước sau khi chuyển đổi, cũng như các doanh nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước sau khi chuyển đổi theo mô hình CTCP đều phải hoạt động trong khung khổ chung về quản trị CTCP Những quy định bổ sung về quản trị CTCP được thể hiện tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật Doanh nghiệp 2005; trong đó tập trung vào vấn đề quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp…”

2.2.2 Căn cứ theo các Luật chuyên ngành

Cũng theo ông Đỗ Tiến Thịnh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ

đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “ Đối với hình thức CTCP

hoạt động trong các lĩnh vực mang tính chất chuyên ngành Pháp luật quy định về quản trị CTCP không chỉ dừng lại ở Luật Doanh nghiệp 2005 Quản trị CTCP hoạt động trong các lĩnh vực này còn phải tuân theo các quy định trong các Luật chuyên ngành.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tín dụng, Luật Các tổ chức tín dụng được áp dụng song hành với Luật doanh nghiệp 2005 đối với việc quản trị các doanh nghiệp này Tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất

Trang 29

cả các hoạt động ngân hàng Do hoạt động của tổ chức tín dụng có ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội; vì vậy, một số các quy định về tổ chức quản lý đối với các tổ chức tín dụng được thiết kế chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh

tế Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế Do vậy, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng Các quy định này chủ yếu nhằm nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của doanh nghiệp và khẳng định chính sách đại chúng hóa các ngân hàng thương mại cổ phần Về hình thức pháp lý, Luật Các tổ chức tín dụng quy định tổ chức tín dụng được tổ chức theo các hình thức pháp lý của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã, chẳng hạn: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức CTCP (trừ ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức HTX; Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán, các công ty này chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính) thực hiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Về nhân

sự, pháp luật chứng khoán quy định nhân viên công ty chứng khoán phải được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba

Trang 30

năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp Kinh doanh bảo hiểm chỉ được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước, công ty cổ phần bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài Các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm có cơ chế quản trị tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005 và các quy định mang tính chất chuyên ngành của Luật Kinh doanh bảo hiểm”.

3 Tổng quan pháp luật Nhật Bản về công ty cổ phần

3.1 Luật công ty Nhật Bản 2006

Theo bài viết: Sơ lược về Công ty Cổ phần của tác giả Bùi Công

Trường [32]:

“Luật công ty của Nhật Bản là sự kết hợp đặc biệt giữa truyền thống luật dân sự của Đức (có một vài yếu tố của Pháp) với luật công ty của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, văn hóa Nhật Bản Nền tảng pháp lý cho các loại hình công ty ở Nhật Bản là Bộ luật dân sự và luật thương mại có

từ khá lâu đời và sau đó được sửa đổi bổ sung khá nhiều lần.

Với việc ban hành Luật Công ty mới trong tháng 6 năm 2005 (Japanese Company Act 2006-JCA 2006) là đỉnh cao của những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để tái cấu trúc lại và làm mới khuôn khổ hệ thống pháp luật công ty của mình Mục tiêu sâu xa của lần cải cách pháp luật này là để làm cho nó phù hợp hơn với môi trường kinh doanh hiện đại, không chỉ bằng

Trang 31

việc giới thiệu những nguyên tắc mới làm tăng tính tự chủ trong quản trị doanh nghiệp mà còn bãi bỏ một số các quy định cũ cho phù hợp hơn Đồng thời cũng giới thiệu các quy định, các yêu cầu khắt khe hơn trong các lĩnh vực cụ thể của quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật Luật sửa đổi tạo điều kiện doanh nghiệp thành lập, hoạt động, tổ chức lại và phục hồi, nhằm một thổi một luồng sinh khí mới vào môi trường kinh doanh ở Nhật Bản.

Công ty cổ phần (Kabushiki-Kaisha- Stock Company) là một trong số các loại hình công ty tại Nhật Bản Kabushiki Kaisha là loại hình công ty gần như tương đương với loại hình công ty cổ phần của Hoa Kỳ Đây là loại hình công ty được các nhà đầu tư nước ngoài khá ưa chuộng khi đầu tư kinh doanh ở Nhật Bản”.

3.2 Tổng quan về quản trị công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản

Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương – Khoa Luật – Đại học Quốc gia

Hà Nội [13]: “Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam đều có

những qui định tương đồng về quyền của cổ đông như quyền hưởng lợi tức cổ phần, quyền biểu quyết, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, quyền xem xét trích lục các thông tin, v.v… và qui định về tổ chức nội bộ công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Bảo vệ

cổ đông của CTCP và xây dựng mô hình tổ chức nội bộ phù hợp là những vấn đề trung tâm trong Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam CTCP ở Việt Nam có sự tham gia của cổ đông nhà nước trong cơ cấu

cổ đông, mặc dù đạt được mục đích duy trì quyền chi phối trong công ty nhưng trong nhiều công ty, vị thế của cổ đông nhà nước bị lạm dụng dẫn tới làm thiệt hại cho cổ đông nói chung Ở Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng hình thức hóa của HĐQT, BKS đã xây dựng mô hình tổ chức nội bộ mới trong đó thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT trong đó có Ủy ban giám

Trang 32

sát làm nhiệm vụ giám sát thường xuyên hoạt động quản lý điều hành công ty thay cho BKS của mô hình cũ.

Từ sự so sánh đối chiếu cho thấy rằng, tạo ra tổ chức nội bộ phù hợp nhằm kiểm soát thường xuyên trong cơ quan thường trực quản lý giám sát hoạt động kinh doanh là HĐQT Sự du nhập mô hình tổ chức nội bộ mới ở Nhật Bản tạo ra sự phân quyền và giám sát lẫn nhau trong HĐQT trong thực hiện hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh và giám sát Đây có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho hoàn thiện pháp luật công ty để bảo vệ cổ đông và xây dựng mô hình tổ chức nội bộ phù hợp”

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆTNAM VÀ NHẬT BẢN

1 Mô hình tổ chức công ty cổ phần

1.1 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần ở Nhật Bản

Theo tác giả Ngô Viễn Phú, Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ

phần theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng

hoà nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2005 Mô

hình tổ chức công ty cổ phần ở Nhật Bản được xây dựng như sau:

Cổ đông

Đại hội đồng

cổ đôngHội

đồng

giám sự

Người điềutra

Ngườigiám sát

kế toánHội đồng

đổng sự

Các đổng sự đạidiện Đổng sựđiều hành,các cán bộ quản

lý cao cấp khác

Sơ đồ 1: Mô hình quản trị công ty cổ phần ở Nhật Bản

Sơ đồ trên là một trong số những mô hình quản trị công ty cổ phần tạiNhật Bản Một điểm khác nhau về mô hình quản trị công ty cổ phần hiện đạitheo Luật công ty Nhật Bản so với Luật Doanh nghiệp Việt Nam Từ năm

Trang 34

2002, một mô hình quản trị công ty cổ phần mới được ra đời tại Nhật Bản đó

là mô hình quản trị công ty cổ phần có thiết lập các uỷ ban

Khác với CTCP có thiết lập BKS, mô hình CTCP có thiết lập ủy banbao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó có người điều hành, giámsát viên kế toán

Việc du nhập mô hình công ty có thiết lập ủy ban trong hoàn cảnhHĐQT, BKS trong mô hình truyền thống bị hình thức hóa, không phát huyđược vai trò giám sát phát hiện ra những gian lận tài chính trong công ty

Về cơ bản, quyền hạn của ĐHĐCĐ trong CTCP có thiết lập ủy bangiống như trong CTCP có thiết lập BKS HĐQT bao gồm các thành viênHĐQT, các thành viên này được ĐHĐCĐ bầu ra, các thành viên đều có chứcdanh điều hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau Trong công ty cóthiết lập ủy ban, có chức danh thành viên HĐQT bên ngoài.Vai trò của thànhviên này không chỉ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn mà còn tiếpnhận tư vấn từ bên ngoài và có vai trò trong nâng cao kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty

Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban quyếtđịnh thù lao và Ủy ban giám sát

Đối với mô hình quản trị công ty cổ phần truyền thống, pháp luật NhậtBản cũng như pháp luật Việt Nam đều thừa nhận sự thiết lập ĐHĐCĐ, HĐQT

và Ban kiểm soát Cổ đông góp vốn vào CTCP, thông qua ĐHĐCĐ quyếtđịnh phương hướng kinh doanh và những vấn đề quan trọng của công ty nhưbầu và bãi miễn thành viên HĐQT

Theo LCT Nhật Bản, về nguyên tắc trong CTCP không cần thiết lập

HĐQT Tuy nhiên, LCT qui định: “có 3 loại CTCP phải thiết lập HĐQT đó

là công ty đại chúng, công ty có thiết lập BKS và công ty có thiết lập các ủy ban”,căn cứ theo Điều327 Khoản1.Còn công ty có thiết lập BKS là CTCP

Trang 35

buộc phải thiết lập BKS là công ty đại chúng trừ công ty có thiết lập các ủyban căn cứ theo Điều 328 Khoản1 Còn đối với những CTCP không cần thiếtphải thiết lập BKS thì cũng có thể thỏa thuận thành lập BKS căn cứ theo

Điều 326 Khoản 2 “Trong CTCP có thiết lập HĐQT thì phải bầu một thành

viên làm đại diện HĐQT”,căn cứ theo Điều 362 Khoản 3.

Trong CTCP có thiết lập các ủy ban thì có đại diện điều hành, còntrong CTCP chỉ có một người điều hành thì người này trở thành đại diện điều

hành căn cứ theo Luật CT Nhật Bản Điều 420 Khoản 1.“Trong trường hợp

công ty có nhiều người điều hành, thì HĐQT sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện Nghị quyết của HĐQT”,căn cứ theo Điều 416 Khoản 1 Mục

1

1.2 Mô hình tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam

Theo Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám

đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông

là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, người đại diện theo pháp luậttrong tổ chức công ty cổ phần có thể là một trong hai người Điều lệ công ty

Trang 36

được phép quy định ai trong số 2 người trên là người đại diện theo pháp luậtcủa công ty cổ phần.

Đại hội đồng cổ đông

Ban Kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Các cơ quan chức năngcủa công ty

Sơ đồ 2: Mô hình quản trị CTCP có Ban kiểm soát ở Việt Nam

Đối với mô hình quản trị công ty có Ban Kiểm soát, việc tổ chức quản

lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quanquản lý, điều hành và kiểm soát Về mặt lý thuyết, đây là mô hình truyềnthống và điển hình của các CTCP Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp vàhiệu quả trong trường hợp CTCP mang tính đại chúng, tức là có sự tham giađông đảo của các cổ đông khác nhau Trong những trường hợp khác, bộ máynày sẽ trở nên cồng kềnh, khiên cưỡng Có lẽ xuất phát từ cách nhìn nhận đó

mà Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với những CTCP có trên 11 cổ đông

là cá nhân phải có Ban kiểm soát Tuy nhiên, cũng theo Luật doanh nghiệp

2005 thì cả trong trường hợp CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50%tổng số cổ phần của công ty thì cũng bắt buộc phải có BKS

Theo Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005, việc xác định tính bắt buộc phải

Trang 37

- Yếu tố số lượng, theo đó CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải cóBKS

- Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó CTCP có cổ đông là tổ chức

sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có BKS Như vậy, yếu tố

sở hữu cổ phần công ty trong việc bắt buộc phải có BKS chỉ đặt ra đối với cổđông là tổ chức Trong hai yếu tố trên, thì chỉ cần CTCP có một trong hai yếu

tố đó thì đã rơi vào trường hợp bắt buộc phải có BKS mà không cần phải có

cả hai yếu tố cùng một lúc

Đối với yếu tố thứ nhất không phức tạp lắm trong việc xác định CTCP

có phải cổ đông sáng lập BKS hay không, vì chỉ đơn thuần căn cứ vào sốlượng các cổ đông là cá nhân Tuy nhiên, yếu tố thứ hai phức tạp hơn, một

phần vì do điều luật quy định không cụ thể Điều luật chỉ nói “hoặc cổ đông

là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty” mà không nói rõ là 1

tổ chức hay nhiều tổ chức trong trường hợp này Việc điều luật chỉ nói là “cổđông” và không nói rõ là 1 hay nhiều cổ đông, do đó không có cơ sở để xácđịnh là 1 cổ đông mà không phải là nhiều cổ đông hoặc ngược lại Vì vậy, ởđây có thể hiểu là một cổ đông trong trường hợp công ty chỉ có một cổ đông

là tổ chức (đồng thời có thêm từ 2 đến 11 hoặc nhiều hơn các cổ đông là cánhân) và chính cổ đông này sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, khi

đó công ty này bắt buộc phải có BKS Mặt khác, cũng có thể cho rằng nếucông ty có nhiều cổ đông là tổ chức và tổng số cổ phần của các cổ đông nàynắm giữ chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cũng đòi hỏi công typhải lập Ban kiểm soát

Đối với những trường hợp công ty cổ phần không bắt buộc phải thànhlập Ban kiểm soát, mô hình công ty không cần thiết có sự xuất hiện của Bankiểm soát Tuy nhiên, việc có hay không sự xuất hiện của Ban kiểm soát trong

Trang 38

mô hình quản trị công ty cổ phần phụ thuộc vào Điều lệ công ty quy định Môhình quản trị công ty trong trường hợp này sẽ chỉ đơn giản như sau:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Các cơ quan chức năngcủa công ty

Sơ đồ 3: Mô hình quản trị CTCP không có Ban kiểm soát ở Việt Nam

2 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

2.1 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồntại trong thời gian họp

Căn cứ Khoản 1 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005,“Đại hội đồng cổ

đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”.

2.1.1 Chức năng và thành phần

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất củaCTCP bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm cổ dông phổthông và cổ đông ưu đãi biểu quyết Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc

Trang 39

ĐHĐCĐ vì họ không có quyền biểu quyết như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi

cổ tức hay cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Đối với cổ đông là cá nhân, Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 không đềcập đến việc cổ đông là cá nhân có được uỷ quyền cho người khác tham dựhọp ĐHĐCĐ không Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Luật doanh

nghiệp thì: “Các cổ đông phổ thông (cá nhân hoặc tổ chức) có quyền tham dự

và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền”.

Đối với cổ đông là tổ chức Căn cứ Khoản 3 Điều 96 Luật doanh

nghiệp thì: “Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện

theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện”.

Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải đượcthông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất Có thểthấy,Khoản 3 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 không giới hạn số lượngngười được uỷ quyền tối đa của cổ đông là tổ chức, tuy nhiên, Điều 14 NĐ

139 khi hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2005 về trường hợp này đã quy địnhgiới hạn tối đa số người được uỷ quyền Rõ ràng, xét ở góc độ quyền lợi của

cổ đông, việc giới hạn như trên cũng đồng nghĩa với việc giới hạn quyền uỷquyền của cổ đông là tổ chức Tuy nhiên, xét ở góc độ quản lý, việc quy địnhgiới hạn này trong một chừng mực nào đó là cần thiết nhằm tránh trường hợpcuộc họp của ĐHĐCĐ tiến hành khó khăn, thậm chí không tiến hành được do

số lượng người tham dự họp quá lớn, từ đó phát sinh nhiều khó khăn khácnhư về kinh phí tổ chức, địa điểm tổ chức ÐHÐCĐ

2.1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Trang 40

Trong CTCP, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực củanhững người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổđông Với ý nghĩa đó, ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu hết những vấn đềtrọng đại của công ty Căn cứ Khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp có thểphân thẩm quyền của ĐHĐCĐ thành các nhóm sau đây:

- Thứ nhất, “ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công

ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty” Đây là những vấn đề liên quan

đến nền tảng của công ty, nên chỉ có ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhấtmới có thẩm quyền này Ở đây, có thể thấy, việc Luật doanh nghiệp 2005 quyđịnh ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không

có một giới hạn cụ thể nào Bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiếnlược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mởrộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh Trong khi

đó, Điều 108 Khoản 2 Luật doanh nghiệp quy định cho HĐQT có quyềnquyết định chiến lược phát triển công ty Do đó, trong thực tế áp dụng khôngloại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQTđối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển

- Thứ hai, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ

phần được quyền chào bán của từng loại” Đây là thẩm quyền liên quan đến

việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trìnhcông ty hoạt động, nghĩa là “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chàobán của từng loại” trong trường hợp này nằm trong phạm vi số cổ phần pháthành mới của công ty, bởi vì khi thành lập công ty thì “loại cổ phần và tổng

số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” đã được quy định trong điều

lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập

- Thứ ba, “ĐHĐCĐ có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của

từng loại cổ phần” Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực

Ngày đăng: 10/04/2016, 20:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Quốc An (2006), “Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Đại học Luật TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luậtdoanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Châu Quốc An
Năm: 2006
2. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty – vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb Tri thức, TP. Hồ Chí Minh, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty – vốn, quản lý và tranhchấp theo Luật Doanh nghiệp 2005
Nhà XB: Nxb Tri thức
4. Ban soạn thảo dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật doanh nghiệp 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thi hành Luật doanh nghiệp 2005
Tác giả: Ban soạn thảo dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Dự thảo tờ trình về dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Số 1353/TTr-BKHĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo tờ trình về dự án Luật doanhnghiệp (sửa đổi)
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2014
6. PGS.TS Ngô Huy Cương (2014), “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu”,Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu”,"Kỷ yếu hội thảo khoahọc: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở ViệtNam
Tác giả: PGS.TS Ngô Huy Cương
Năm: 2014
7. PGS.TS Ngô Huy Cương (2014), “Sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005: Phân tích, bình luận và kiến nghị”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005: Phântích, bình luận và kiến nghị”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận vàthực tiễn hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Ngô Huy Cương
Năm: 2014
8. Bùi Ngọc Cường (2001), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằmbảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta”, "Luận án Tiến sĩ Luật học
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Năm: 2001
10. Luật sư Trần Minh Hải (2012), “Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cận thông tin”. Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quan-diem/co-dong-nho-thiet-thoi-vi-kho-tiep-can-thong-tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ đông nhỏ thiệt thòi vì khó tiếp cậnthông tin”. Nguồn
Tác giả: Luật sư Trần Minh Hải
Năm: 2012
12. ThS. Phan Đức Hiếu (2014), “Mục tiêu, nội dung cơ bản của Dự thảo Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi”, Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trường ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, nội dung cơ bản của Dự thảoLuật doanh nghiệp 2005 sửa đổi”, "Hội thảo khoa học: Hoàn thiện phápluật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế trị trườngở Việt Nam hiện nay
Tác giả: ThS. Phan Đức Hiếu
Năm: 2014
13. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số so sánh về công ty cổ phần theoLuật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2009
14. Hữu Hòe, “Sửa Luật doanh nghiệp – đừng để cổ đông lớn quyết tất”, Báo Đầu tư – Chứng khoán, số ra ngày 14/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa Luật doanh nghiệp – đừng để cổ đông lớn quyết tất”
15. Khoa Luật – ĐHQGHN (2001), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật kinh tế Việt Nam
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
16. Khoa Luật – ĐHQGHN (2013),Giáo trình Luật thương mại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2013
21. Nhuệ Mẫn, “Soi những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp Việt”, Báo Đầu tư – Chứng khoán, số ra ngày 16/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soi những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp Việt”
22. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2006), “Báo cáo đánh giá về tình hình quản trị công ty của Việt Nam”, Hà Nội. Nguồn: www.worldbank.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá về tình hìnhquản trị công ty của Việt Nam”, Hà Nội. Nguồn
Tác giả: Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
Năm: 2006
23. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật Kinh tế - Tập 1: Luật Doanh nghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Kinh tế - Tập 1: LuậtDoanh nghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận
Tác giả: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2006
25. Nguyễn Như Phát (1997), “Lý luận chung về Luật kinh tế”, Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận chung về Luật kinh tế”, "Giáo trìnhLuật kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Như Phát
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
26. ThS. Lê Minh Thắng (2014), “Bảo vệ cổ đông thiểu số dưới góc nhìn Luật sư qua các vụ tranh chấp tiêu biểu ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ cổ đông thiểu số dưới góc nhìnLuật sư qua các vụ tranh chấp tiêu biểu ở Việt Nam”
Tác giả: ThS. Lê Minh Thắng
Năm: 2014
27. Từ Thảo, “Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp”, Trang thông tin pháp luật dân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp”
28. TS. Lê Minh Toàn, “Cận cảnh Luật doanh nghiệp 2005”, trang tin Đầu tư chứng khoán. Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/can-canh-luat-doanh-nghiep-2005/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cận cảnh Luật doanh nghiệp 2005”, "trang tin Đầu tưchứng khoán. "Nguồn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w