1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

106 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Từnhững đánh giá nhận xét về các vấn đề nội tại doanh nghiệp, đưa ra các nhóm giảipháp chủ yếu về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, giải pháp về sử dụng vốn lưu động

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TÊN ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN NHÀ VIETTEL - HANCIC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TÊN ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN NHÀ VIETTEL - HANCIC

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS-TS ĐINH XUÂN HẠNG

Hà Nội - Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức khóa học để tôi có cơ hội tham gia học tập

và nghiên cứu khoa học

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường và thầy cô khoa tài chính ngân hàng

đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức bổ ích để có thể thực hiện được nghiên cứunày

Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Xuân Hạng đã tận tìnhhướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người đã ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành đềtài nghiên cứu này

HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài : Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic”

Tóm tắt đề tài :

Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel - Hancic hoạt động với lĩnh vực kinhdoanh chính là: xây dựng nhà cho thuê và bán, kinh doanh Bất động sản Để có thểnâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH Phát triển nhàViettel – Hancic đang cố gắng tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của mình Qua quátrình công tác tại Công ty, nhận biết được các vấn đề nội tại về vốn kinh doanh cũng

như thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic” để nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cụ thể về thực trạng sử dụng vốn kinh doanh, các nhân tố ảnhhưởng, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Từ đó đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Đề tài

sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: vốn lưu động,vốn cố định, tổng vốn, khả năng sinh lời và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theotừng nhóm dịch vụ Từ đó, luận văn xây dựng mô hình SWOT để đánh giá điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong nền kinh tế hiện nay Từnhững đánh giá nhận xét về các vấn đề nội tại doanh nghiệp, đưa ra các nhóm giảipháp chủ yếu về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, giải pháp

về sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, huy động vốn, nhằm mục đích để Công tyTNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic có thể tận dụng thế mạnh và cơ hội, hạn chế

và khắc phục điểm yếu để vượt qua các thách thức đảm bảo phát triển bền vững.Những phân tích và nghiên cứu tôi đưa ra trong đề tài nhìn nhận từ những thực tếhoạt động của Công ty, các giải pháp mang tính thực tế cao nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU 10

DANH MỤC HÌNH 11

LỜI NÓI ĐẦU 12

a) Tính cấp thiết của đề tài 12

b) Mục đích nghiên cứu 13

c) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

d) Phương pháp nghiên cứu 13

e) Kết cấu luận văn 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15

1.1 Tổng quan nghiên cứu: 15

1.2 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp 18

1.2.1 Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp 18

1.2.1.1 Khái niệm, đặc trưng vốn kinh doanh 18

1.2.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 21

1.2.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh 25

1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 27

1.2.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 27

1.2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 28

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 30

1.2.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30

1.2.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 31

1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn 32

1.2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn 32

Trang 7

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh

nghiệp 33

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan 33

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan 38

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 43

2.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 43

2.2 Thiết kế nghiên cứu 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN NHÀ VIETTEL – HANCIC 48

3.1 Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic 48

3.1.1 Giới thiệu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel - Hancic 48

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 48

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic 49

3.1.4 Giới thiệu về dự án chung cư cao cấp Trung Văn (CT2), Hà Nội 50

3.2 Sơ lược về bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian qua 50

3.2.1 Sơ lược về bối cảnh kinh tế - xã hội trong 3 năm 2012 - 2014 50

3.2.2 Tình hình bất động sản qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014 53

3.3 Thực trạng vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic trong 03 năm 2012 - 2014 54

3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic 63

3.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo các tiêu chí 63

3.4.1.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 63

3.4.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 65

3.4.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 67

3.4.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 72

3.4.1.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo từng nhóm dịch vụ 73

3.4.2 Những kết quả đạt được 76

3.4.3 Hạn chế và nguyên nhân 77

3.4.3.1 Hạn chế 77

Trang 8

3.4.3.2 Nguyên nhân: 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 81

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN NHÀ VIETTEL – HANCIC 82

4.1 Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020 82

4.1.1 Tương lai của ngành Bất động sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay 82

4.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020 84

4.1.3 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020 85

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic 86

4.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh 87

4.2.2 Nhóm giải pháp về sử dụng vốn 92

4.2.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 92

4.2.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 96

4.2.2.3 Nhóm giải pháp về huy động vốn 97

4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 101

4.3.1 Các điều kiện từ phía Nhà nước 101

4.3.2 Các điều kiện từ phía Công ty 102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: 103

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3 SWOT (Strength, Weakness, Opportunities, Threat):Ma trận kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội và đe dọa

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 3.1 Bảng cân đối kế toán của Viettel – Hancic trong 3 năm2012-2014 55

3 3.3 Bảng cơ cấu Vốn kinh doanh và tình hình biến động Vốn

kinh doanh của Viettel – Hancic trong 3 năm 2012-2014 61

4 3.4 Phân tích cơ cấu của Viettel – Hancic so với trung bìnhngành Bất động sản 62

5 3.5 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động củaViettel – Hancic trong 3 năm 2012-2014 64

6 3.6 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Viettel– Hancic trong 3 năm 2012-2014 66

7 3.7 Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn qua các năm2012, 2013, 2014 68

Bảng phân tích các chỉ số ROA, ROE của Viettel –Hancic so với trung bình ngành BĐS trong 3 năm 2012-

9 3.9 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

10 3.10 Bảng phân tích doanh thu thuần theo từng nhóm dịch vụ 73

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

1 2.1 Khung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn Côngty TNHH Phát triển nhà Viettel - Hancic 46

2 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Phát triển nhàViettel - Hancic 49

3 3.2 Biểu đồ thể hiện mức tăng giảm doanh thu vàlợi nhuận qua các năm 58

4 3.3 Cơ cấu vốn kinh doanh theo đặc điểm chu

6 3.5 Biểu đồ so sánh ROA của Viettel – Hancic vớitrung bình ngành Bất động sản 71

7 3.6 Biểu đồ so sánh ROE của Viettel – Hancic vớitrung bình ngành Bất động sản 71

8 3.7 Biểu đồ so sánh Vòng quay vốn kinh doanhtrong 3 năm 2012 - 2014 72

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU a) Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường khi nước ta mở cửa hội nhập với khu vực vàquốc tế thì các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức không nhỏ Hiệuquả sử dụng vốn của hầu hết các doanh nghiệp thấp, dẫn đến sức cạnh tranh khôngcao Trong kết cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu thường nhỏ, vốn đi vay lớn, nên chiphí sử dụng vốn tăng làm giá thành sản phẩm và dịch vụ không đảm bảo lợi thếcạnh tranh trên thị trường Việc quản trị sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quantrọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nâng caohiệu quả sử dụng vốn

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel - Hancic hoạt độngtrong lĩnh vực bất động sản, cụ thể là đầu tư xây dựng chung cư, văn phòng để bán

và cho thuê nên nhu cầu về vốn của Công ty là rất cao, đặc biệt trong những nămgần đây khi mà nên kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, các Tổ chức tín dụngthực hiện chính sách thắt chặt và thận trọng cho vay, nhất là đối với cho vay bấtđộng sản Thêm vào đó, cạnh tranh khốc liệt từ thị trường bất động sản đặt Công tyvào một tình thế là làm thế nào để giá bán đảm bảo được khả năng cạnh tranhnhưng vẫn đạt hiệu quả kinh doanh tốt? Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh đã và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với Công ty Trách nhiệmhữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic

Xuất phát từ thực tiễn khách quan và việc cần thiết phải hoàn thiện công tácquản trị và sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích nhằm giúp Công ty Tráchnhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic có định hướng chiến lược lâu dài,hướng tới mục tiêu xây dựng một Công ty lớn mạnh trong lĩnh vực bất động sản ởViệt Nam

Từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel - Hancic” nhằm đáp ứng yêu cầu

trên

Trang 13

b) Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa và nâng cao nhận thức líluận về quản trị vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, phân tích hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhàViettel – Hancic, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của Công ty trong thời gian tới

Mục đích nghiên cứu của đề tài là sẽ được giải quyết bằng việc trả lời cáccâu hỏi nghiên cứu sau:

- Vốn Kinh doanh là gì? Phân loại vốn kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh? Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua nhữngchỉ tiêu nào?

- Thực trạng vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHHPhát triển nhà Viettel – Hancic như thế nào?

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel –Hancic như thế nào?

- Định hướng phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củaCông ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic là gì?

c) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vốn, cơ cấu vốn kinh doanh và hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

d) Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương

Trang 14

pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phương phápthống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp SWOT, phương pháp đồ thị,biểu đồ.

e) Kết cấu luận văn

Ngoài lời nói đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục các hình vẽ, danh mụccác bảng, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về vốn kinh doanh, hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn củaCông ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty Trách nhiệmhữu hạn Phát triển nhà Viettel - Hancic

Trang 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan nghiên cứu:

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lýkinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoàidoanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn trên một giác độkhác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc racác quyết định phù hợp với mục tiêu của mình:

* Đối tượng bên trong doanh nghiệp:

Với nhà quản lý doanh nghiệp, tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn cungcấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tìnhhình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽphân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợpcho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

* Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:

- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểmtoán, thuế Báo cáo vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tàiliệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệpthực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp

- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo vốn và đánh giá hiệu quả sửdụng vốn doanh nghiệp giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụngcác loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, mức độ rủi ro để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp

- Với nhà cung cấp, hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tài chính giúp họnhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bánhàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán nhưthế nào cho hợp lý

- Với khách hàng, báo cáo vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn doanhnghiệp tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và

Trang 16

tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ kháchhàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.

- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũngnhư chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liênquan đến lợi ích của họ khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Để định hướng nghiên cứu có kết quả, ta cần xác định mục đích nghiên cứuphục vụ trên góc độ từng đối tượng để có cái nhìn sát thực, cũng như đưa ra đánhgiá có kết quả và ý nghĩa thực tế

Qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu khác, tôi nhận thấy đã có rất nhiềutác giả trong và ngoài nước quan tâm đến đề tài hiệu quả sử dụng vốn và giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn đứng trên các góc độ khác nhau Đó là có thể nghiêncứu về vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trên góc độ đối tượng ngoài doanhnghiệp (ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước, đối tác, nhà đầu tư…)hay đối tượng là nhà quản lý doanh nghiệp

Cơ sở lý luận về vốn và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đã được trìnhbày trong rất nhiều cuốn giáo trình của nhiều tác giả khác nhau như: Giáo trìnhPhân tích tài chính doanh nghiệp của GS.TS Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ(2008), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của tác giả Phạm Văn Được,Đăng Kim Cương (2001), Giáo trình dự báo và phân tích kinh doanh của tác giảPhạm Đức Dũng (2011), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của tác giả Lưu ThịHương (2003)……

Bên cạnh đó, hệ thống lý luận còn rất nhiều tác giả vận dụng để phân tíchhiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp cụ thể với các ngành nghề kinh doanhkhác nhau

Như với tác giả Hà Thị Thanh Huyền (2012), “Hiệu quả sử dụng vốn tạiCông ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng – COFEC”, Luận văn thạc sỹ, Đạihọc Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Với đề tài nghiên cứu này, tác giả Hà ThịThanh Huyền đã đạt được những kết quả sau:

 Về lý luận: Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về vốn, hiệu quả sử dụng

Trang 17

vốn và các chỉ tiêu đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng vốn trong Doanh nghiệp Trong đề tài, các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn được tác giả phân loại thành nhóm các chỉtiêu tuyệt đối và nhóm các chỉ tiêu tương đối.

 Về thực trạng: Từ số liệu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán củaCông ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng – COFEC trong 3năm 2009 – 2011, tác giả đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công

ty qua các tiêu chí khác nhau

 Về giải pháp: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp trong quản lý tàichính, giải pháp sử dụng vốn lưu động, giải pháp sử dụng vốn cốđịnh, giải pháp về huy động vốn và lựa chọn đầu tư nhằm khắc phụccác hạn chế trong sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiCông ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng – COFEC

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn một số hạn chếnhư: chưa đưa ra được các đặc trưng của vốn, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của Doanh nghiệp, phân loại vốn kinh doanh chưa đưa ra theo nhiều tiêuchí, chỉ phân loại theo đặc điểm thời gian luân chuyển vốn và nguồn hình thànhvốn Luận văn chưa phân định rõ các tiêu chí hiệu quả sử dụng vốn với hiệu quả sửdụng tài sản Ngoài ra, tác giả Hà Thị Thanh Huyền chưa so sánh một số chỉ tiêucủa Doanh nghiệp với trung bình ngành để kết luận về hiệu quả sử dụng vốn

Tác giả Trần Thị Thu Hà (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốntại Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ,Học viện tài chính Với đề tài nghiên cứu này, luận văn đã đạt được một số kết quảnhư sau:

 Về cơ sở lý luận: Tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về vốn kinhdoanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp mộtcách tổng quát Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được phânđịnh rõ ràng

 Về thực trạng: Tác giả đã tổng quan được tình hình kinh tế trong ba

Trang 18

năm 2010 – 2012 và từ thực trạng sử dụng vốn kinh doanh được thểhiện qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty cổ phần Bấtđộng sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam, tác giả đã đánh giá được hiệuquả sử dụng vốn.

 Về giải pháp: từ thực trạng và tình hình Bất động sản trong giai đoạnnghiên cứu, tác giả đã đưa ra được các giải pháp phù hợp với chiếnlược phát triển của Doanh nghiệp

Bên cạnh những kết quả trên, luận văn còn một số hạn chế như: mô hìnhSWOT được lập chưa nêu rõ được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức củaCông ty so với ngành Bất động sản và nền kinh tế mà mới chỉ so sánh giữa ngànhBất động sản với nền kinh tế, chưa đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân về hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp

Vận dụng những kết quả và khắc phục những hạn chế của các tác giả trước

đề tài nghiên cứu của tôi sẽ đứng trên vai trò nhà quản lý Công ty TNHH Phát triểnnhà Viettel - Hancic đã xem xét nghiên cứu về thực trạng vốn và hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp mình, để nhận biết nguyên nhân, kết quả cũng như đưa raquyết định về sử dụng hiệu quả sử dụng vốn Luận văn đã đạt một số kết quả như:

so sánh một số chỉ tiêu của Công ty với trung bình ngành, xây dựng mô hình SWOT

để so sánh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty với ngành Bấtđộng sản và nền kinh tế, phân loại vốn theo nhiều tiêu chí khác nhau một cách tổngquát và rõ ràng

1.2 Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.2.1 Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm, đặc trưng vốn kinh doanh

* Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng laođộng và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng

Trang 19

ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Nếu ví doanhnghiệp như một cơ thể sống thì vốn kinh doanh chính là máu của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từhình thái ban đầu là tiền chuyển sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở về hình tháiban đầu là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hoàncủa vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục,không ngừng Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đilặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh Sự chuchuyển của vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuậtcủa ngành kinh doanh

Có thể khái quát Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

* Đặc trưng vốn kinh doanh

Việc xem xét những đặc trưng giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của vốn Đặctrưng của vốn thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốn

được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanhnghiệp

Thứ hai: Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh.

Trong quá trình vận động, tiền có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng kếtthúc vòng tuần hoàn nó trở về hình thái ban đầu của nó là tiền với giá trị lớn hơn

Quá trình vận động của vốn được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vốn hoạt động trong lĩnh vực lưu thông Vốn tiền tệ được đem

ra thị trường để mua hàng hóa gồm tư liệu sản xuất, sức lao động – là các yếu tố đầuvào cho giai đoạn sản xuất Giai đoạn này vốn chuyển từ hình thái tiền tệ sang hìnhthái vốn sản xuất

Giai đoạn 2: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực sản xuất Tưliệu sản xuất được kếp hợp với sức lao động để sản xuất ra hàng hóa Trong giai

Trang 20

đoạn này, vốn sản xuất được chuyển hóa thành vốn hàng hóa.

Giai đoạn 3: Vốn trở lại lưu thông dưới hình thái vốn hàng hóa Hàng hóađược chủ doanh nghiệp đưa ra thị trường để bán nhằm mục đích thu hồi vốn vàkiếm lời Kết thúc giai đoạn này, vốn hàng hóa chuyển về hính thái vốn tiền tệ banđầu nhưng với số lượng lớn hơn

Quá trình vận động liên tục của vốn từ hình thái này sang hình thái khác, trảiqua 3 giai đoạn và quay về hình thái ban đầu được gọi là chu trình tuần hoàn vốn.Chu trình này lặp đi lặp lại Vấn đề đặt ra là trong chu trình vận động của vốn,doanh nghiệp phải sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất

Thứ ba: Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có

thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp chưa có được một lượng vốn đủ lớn thì không thể trang trảinhững chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành, phát triển khi đi vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh Do đó, các doanh nghiệp phải coi trọng công tác huyđộng vốn, không chỉ khai thác tiềm năng về vốn tự có mà phải chủ động tiếp cận vàtìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính như phát hành

cổ phiếu, nhận vốn liên doanh,…

Thứ tư: vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn

vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn

Sức mua của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau là khác nhau, do ảnhhưởng của giá cả, lạm phát Cùng một lượng tiền bỏ ra nhưng lượng hàng hóa mà

nó mua được của ngày hôm sau có thể ít hơn ngày hôm trước Vì vậy, khi tính toángiá trị của tiền phải đưa về cùng một thời điểm

Thứ năm: vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn

vô chủ và không có ai quản lý

Thứ sáu: vốn được quan niệm như một loại hàng hóa và là một hàng hóa đặc

biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính

Cũng như mọi hàng hóa khác, vốn có giá trị và giá trị sử dụng Nó được muabán trên thị trường dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng vốn Giá mua chính là

Trang 21

lãi suất mà người vay vốn phải trả cho người cho vay (chủ sở hữu vốn) để có đượcquyền sử dụng lượng vốn đó Giá cả này tăng, giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặcbiệt là quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Thứ bảy: vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà còn

ở các tài sản vô hình (bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vị trí kinhdoanh, lợi thế trong sản xuất…)

1.2.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụthể như sau:

Vốn vay

Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn

đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thời gian nhấtđịnh, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc Phần vốn nàydoanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng,lãi suất, thế chấp ) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay

có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn

* Theo đặc điểm chu chuyển vốn:

Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cố định

và Vốn lưu động

Vốn cố định của Doanh nghiệp

Trang 22

Trong nền kinh tế thị trường để có được các tài sản cố định cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhấtđịnh Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn

cố định của doanh nghiệp

Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, đồng bộ củatài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình bộ trang bị kỹ thuật và công nghệ sảnxuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác trong quá trìnhtham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó

Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu chu chuyển của vốn cố định trongquá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳkinh doanh

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành mộtvòng chu chuyển

Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bịhao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm.Theo đó, vốn cố định cũng được tách thành hai phần: một phần sẽ gia nhập vào chiphí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tàisản cố định Phần còn lại của vốn cố định được “cố định” trong tài sản cố định.Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dầntăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dầngiá trị sử dụng của tài sản cố định Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng làlúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chuchuyển

- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tàisản cố định về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh Việc tăng thêmvốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nói chung có tác

Trang 23

động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và nền kinh

tế Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó tuân theo tính quy luậtriêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lýtài chính doanh nghiệp

Vốn lưu động của Doanh nghiệp

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên,liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Tài sảnlưu động của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sảnlưu động lưu thông

- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảmbảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như:Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…

- Tài sản lưu động lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán…

Để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốntiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là vốn lưu động củadoanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tàisản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thựchiện thường xuyên, liên tục Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn

ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục,lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động Trongquá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm củatài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lạitoàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Trang 24

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiềnvốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái

có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽ tạo điều kiện chochuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phầntăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động vàngược lại

* Theo hình thái biểu hiện của vốn

Theo hình thái biểu hiện, vốn kinh doanh được phân thành ba loại: vốn bằnghiện vật, vốn bằng tiền và vốn đầu tư tài chính

Vốn bằng hiện vật: Vốn bằng hiện vật bao gồm vốn đầu tư và nhà xưởng,

máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm … dùng trong sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền

đang chuyển

Vốn đầu tư tài chính: Vốn đầu tư tài chính là giá trị các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp như đầu tư giấy tờ cógiá, chứng khoán, đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết Hoạt độngđầu tư tài chính của doanh nghiệp vừa nhằm thu lợi nhuận vừa tạo điều kiện phântán rủi ro trong kinh doanh

* Theo thời gian sử dụng vốn.

Theo thời gian sử dụng thì vốn chia thành 2 loại: Vốn thường xuyên và vốntạm thời

Vốn thường xuyên

Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu độngtối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp Nguồn vốn này baogồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp

Trang 25

Vốn tạm thời

Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh số

có thể sử dụng để đap sứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồmcác khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng

Vốn bên ngoài:

Là nguồn vốn có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhucầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Loại vốn này bao gồm: vốnvay ngân hàng và các tổ chức kinh tế tín dụng, các tổ chức kinh tế cá nhân trong vàngoài nước, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu mới, nợ nhà cung cấp

Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp, nhất là trong công cuộc toàn cầu hóa hiện nay Sử dụng nguồn vốn nàydoanh nghiệp có thể khai thác ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để khuếchđại doanh lợi vốn chủ sở hữu, nhưng phải tính đến chi phí sử dụng vốn và kết quảsản xuất kinh doanh phải bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi

1.2.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh

Vai trò của vốn kinh doanh được thể hiện ở các khía cạnh sau:

* Vốn là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp.

Với mọi DN dù ở hình thức nào thì muốn hoạt động được đều phải có lượngvốn nhất định Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và

Trang 26

phát triển của DN Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà luật quy định DN phải có sốvốn pháp định nhất định Tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh cũng như phương thứchuy động vốn mà DN có các tên gọi khác nhau như: DN tư nhân, DN nhà nước,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…

Số lượng vốn của DN lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức quan trọng

để xếp doanh nghiệp vào qui mô lớn, hay nhỏ và nó cũng là điều kiện để sử dụngcác tiềm năng hiện có cũng như các yếu tố đầu vào DN Trường hợp trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, vốn của DN không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, DN

sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập…

Như vậy vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất đểđảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật

* Vốn đóng vai trò thể hiện ở chức năng giám đốc tài chính đối với hoạt

động sản xuất của DN

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được đánh giá có hiệu quả haykhông thông qua các chỉ tiêu sinh lời Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến nănglực sản xuất kinh doanh của DN và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thươngtrường

Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từkhoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm Hơn nữa trong nền kinh

tế thị trường tự do cạnh tranh, các DN muốn tồn tại và phát triển phải có các bíquyết công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạgiá thành, tiêu thụ sản phẩm

* Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hoá ngành nghề kinh doanhcủa doanh nghiệp bởi tất cả những hoạt động xây dựng phương án kinh doanh đầu

tư máy móc sản xuất, dây chuyền công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sảnphẩm, phân tích thị trường… đều phụ thuộc vào quy mô vốn nhất định

Trang 27

Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốncủa doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốncủa doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tụcđầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mởrộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Bên cạnh những vai trò trên, có thể thấy việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinhdoanh còn giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những tổn thất, rủi ro, biếnđộng thị trường, khủng hoảng tài chính…trong quá trình hoạt động, đặc biệt lànhững ngành kinh doanh nhiều rủi ro như ngân hàng

Đồng thời nó cũng là nguồn lực để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanhnghiệp, là điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược, kinh doanh, và nó cũng

là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình kinh tế là dầu nhớt để bôi trơn cỗmáy kinh tế vận động

1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinhdoanh là thu được lợi nhuận cao Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng làquá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đượcthể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của mộtđồng vốn kinh doanh

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệm liênquan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào vàđầu ra của một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xácđịnh

Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sản xuấtkhan hiếm và sảm phẩm (hàng hoá, dịch vụ ) ở đầu ra Mối tương quan này có thể

đo lường theo hiện vật

Trang 28

Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trìnhkinh doanh (hàng hoá, dịch vụ) Mối tương quan này được đo lường bằng thước đotiền tệ

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu

tố đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kết quả caonhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thu được lợinhuận trong tương lai Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thu lợinhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên sosánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng và quản lý vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa với chi phí hợp lý.

Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụngnguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp

1.2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và xuất phát từnhững nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là: Xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh

nghiệp.

Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đahóa lợi nhuận Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là mộttrong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một trongnhững biện pháp để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hai là: Xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trang 29

Như đã trình bày ở trên, một Doanh nghiệp không thể hoạt động có hiệu quảnếu thiếu vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanhcuối cùng của Doanh nghiệp Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinhdoanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành mộttrong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi Doanh nghiệp.

Ba là: Xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối vớicác nhà quản lý doanh nghiệp Không thể thu được lợi nhuận khi mà vốn kinhdoanh đã bị ăn mòn, thất thoát Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉdừng lại ở bảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn

Bốn là: Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khitiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toánkinh doanh là: kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận Nếu không đạtđược yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản Chính vì vậy, các doanhnghiệp phải luôn luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường

Năm là: Xuất phát từ qui luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triểnmạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt Doanh nghiệpnào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ có điều kiệntốt để đứng vững trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp chodoanh nghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanhnghiệp có thể tồn tại và phát triển

Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có vai tròquan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiệncần thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trang 30

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Số lần luân chuyển vốn lưu động

Số lần luân chuyển vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

Số lần luân chuyển vốn lưu động (Vòng quay vốn lưu động) phản ánh trong

kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng Nếu số lần luân chuyển vốn lưu động càngnhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

* Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển

Số ngày trong kỳ x Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiệnđược một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ởtrong kỳ Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90ngày, một tháng là 30 ngày

* Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưuđộng Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

* Vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quânGiá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trongmột thời kỳ nhất định Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánhgiá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạtdoanh số cao

* Vòng quay các khoản phải thu:

Trang 31

Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thuVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản thu là tốt.

* Kỳ thu tiền trung bình:

= Số dư bình quân các khoản phải thu x 360Doanh thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phảithu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thucàng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ

1.2.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳDoanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệusuất sử dụng vốn cố định ngày càng cao

Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định của từng thời

kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cần phải được xem xét trong mối liên hệvới chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định

* Hệ số hàm lượng vốn cố định:

Doanh thu thuần trong kỳ

Hệ số hàm lượng vốn cố định là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụngvốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồngdoanh thu thuần trong kỳ Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sử dụng vốn

cố định càng cao

Trang 32

1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

* Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:

VKD bình quân sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêuvòng hay mấy lần chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao

1.2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn

a) Khả năng sinh lời tổng vốn

* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAe):

Tài sản hay VKD bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanhkhông tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốnkinh doanh

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA):

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh bình quân sửdụng trong kỳ

VKD bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Tỷ suất lợi nhuân vốn chủ sở hữu (ROE):

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân sử dụngtrong kỳ

ROE = Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế, tức là cho thấy hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Doanhnghiệp

Trang 33

b) Khả năng sinh lời của vốn lưu động

* Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:

Tỷ suất sinh lời

Lợi nhuận sau thuếVLĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Nó có quan hệ tỷ lệ thuận với mức lợi nhuận của doanh nghiệp và

có thể được sử dụng để thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động so với chi phí tài trợcho nó

c) Khả năng sinh lời của vốn cố định

* Tỷ suất sinh lời vốn cố định

VCĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinhdoanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

* Trình độ quản lý của Doanh nghiệp:

Để có hiệu quả cao trong công tác quản lý thì bộ máy quản lý phải thực sựgọn và thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng thời phải phối hợp tốt với nhautrong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuấtkinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu,không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân lực,vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nóichung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng

Mặt khác, trong quá trình tổ chức hạch toán, những bộ phận thực hiện nhiệm

vụ quản lý và sử dụng vốn, công tác kế toán phải phát hiện ra những tiềm năng vànhững tồn tại trong sử dụng vốn để từ đó có những biện pháp phát huy và khai thác

Trang 34

những tiềm năng và những thành tựu về vốn của doanh nghiệp đồng thời có nhữngbiện pháp khắc phục và hạn chế những tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốnkinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huyđộng đủ vốn cho sản xuất Nếu vốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quátrình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tưlớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bịchiếm dụng sẽ tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụngvốn

* Năng lực của lao động trong Doanh nghiệp:

Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ tay nghề cao đáp ứng đượcyêu cầu của dây truyền công nghệ sản xuất thì máy móc của doanh nghiệp sẽ được

sử dụng tốt và do đó nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, qua đó nângcao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại trình độtay nghề của công nhân thấp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì máy mócthiết bị sẽ không được tận dụng hết khả năng, gây lãng phí do hao mòn và làm giảmchất lượng, năng suất lao động qua đó giảm hiệu quả sử dụng vốn

Tuy nhiên để sử dụng nguồn lực lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệpphải có một cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần cũng như phân chia trách nhiệmmột cách công bằng Bên cạnh tiền lương tiền thưởng người lao động còn đượchưởng các chế độ khác như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo quy định củaNhà nước Để tiền lương, tiền thưởng thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế thì cácdoanh nghiệp cần thưởng, phạt nghiêm minh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

* Cơ cấu vốn của Doanh nghiệp:

Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn của doanh nghiệp.Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác

Trang 35

nhau Chính điều này có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doang nghiệp trênhai góc độ là:

Với cơ cấu vốn khác nhau thì chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn đó cũngkhác nhau

Cơ cấu vốn khác nhau thì khi xét đến tính hiệu quả của công tác sử dụng vốnngười ta tập trung vào những khía cạnh khác nhau Các nhân tố chính ảnh hưởngđến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy môcủa vốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn,khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay Trong trường hợp này tỷtrọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại

- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó

nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ đượcđầu tư vào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳkinh doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu,ngược lại những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từcác khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấpnhận rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận Tăng tỷtrọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm

- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốnvay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏhơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu

- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấunghiêng về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả

nợ đúng hạn, có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đếnchi phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của

Trang 36

đồng vốn Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếpsong rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

* Công nghệ, kỹ thuật sản xuất:

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao làm cho làn sóngchuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng Điều đó đã tạo cơ hội cho các doanhnghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinhdoanh, là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn về vốn,

vì thế khi quyết định đầu tư mua máy móc thiết bị doanh nghiệp phải lựa chọn mualoại nào vừa hiện đại vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp để tránh sự lãng phí do không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị dokhông phù hợp giữa trình độ tay nghề của công nhân và các cán bộ quản lý với sựhiện đại của máy móc, làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư

* Chu kỳ sản xuất và kỹ thuật sản xuất:

Chu kỳ sản xuất là yếu tố rất quan trọng gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bởi lẽ, độ dài của chu kỳsản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụngcông suất của máy móc thiết bị, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động của doanhnghiệp Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn, doanh nghiệp sẽthu hồi vốn nhanh nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Ngược lại,nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp dài thì doanh nghiệp cần nhiều thờigian để thu hồi vốn, lãi phải trả cho các khoản vay tăng thêm, do đó hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm

Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quantrọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới, máy móc thiết bị,

hệ số sử dụng về thời gian về công suất

Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máymóc thiết bị nhưng lại phải luôn đối hó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu củakhách hàng ngày càng cao về sản phẩm

Trang 37

Do vậy doanh nghiệp dễ tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưngkhó giữ được lâu dài Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy mócthiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề,chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn cố định.

* Đặc điểm sản phẩm:

Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng và tạo ra doanh thu cho doanhnghiệp, qua đó nó là cơ sở để xác đinh lợi nhuận doanh nghiệp Nếu sản phẩm làmặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá trị nhỏ thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thu nhanh qua

đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, hơn nữa máy móc thiết bị có giá trịkhông lớn nên doanh nghiệp có điều kiện đổi mới Ngược lại, nếu sản phẩm cóvòng đời dài, có giá trị lớn và được sản xuất hàng loạt theo dây truyền thì doanhnghiệp thu hồi vốn chậm Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản phẩm

để có cơ chế quản lý vốn phù hợp

* Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh:

Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn

là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ:

- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuấtnhư nguyên vật liệu, lao động, … nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ Một doanhnghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xácđịnh được lượng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số lượng lao động cần thiết

và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó Ngoài ra để đảm bảo hiệu quảkinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hànggiảm đến mức tối ưu Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốnđược sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trườnghợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản

- Khâu sản xuất ( đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này )trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho

Trang 38

sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả cao nhất, khai thác tối đưa công suất, thờigian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải cónhững biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng Khâu nàyquyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất

Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan khácnhư: lựa chọn phương án đầu tư, nguồn tài trợ, mục tiêu của doanh nghiệp, chi phívốn

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan

* Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với doanh nghiệp:

Trong cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch

có sẵn, nguồn vốn do Nhà nước cấp, lỗ do Nhà nước cấp bù Nhưng hiện nay, trongnền kinh tế thị trường thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mọi mặt đồng thời chịu

sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô của Nhà nước Thông qua cácchính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế Nhà nước tạo môitrường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Cácchính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh như các quy định về khấu hao, mức nộp thuế như thuế VAT, thuếthu nhập doanh nghiệp, thuế đầu vào, , các quy định về khấu hao tài sản cố định,các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các chính sách về bảo hộ sản xuấttrong nước hay khuyến khích nguyên vật liệu trong nước Những chính sách này

có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là do chúng có tác động trực tiếptới hoạt động sản xuất kinh doanh, các kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch thumua, kế hoạch tiêu thụ

Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tàikhoá của chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 39

- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành

lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không

có vốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất làphần vốn vay sẽ bị giảm sút Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quantrọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuấtkinh doanh Doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương ánsản xuất có đảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơnthì có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn Đối với hoạt động đầu

tư hay phương án sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phí vốn,nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh

tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng Chính sáchthuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuếnhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống tài chính trung gian: Là

một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạtđộng tài chính nói riêng Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chínhtrung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếmnguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu

tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốntrong doanh nghiệp

* Tình hình thị trường:

Nhân tố thị trường có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả sử dụngvốn Các biến động trên thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới các chi phí về nguyênvật liệu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm nhập ngoại thìphải chịu ảnh hưởng thêm của các biến động trên thị trường thế giới và thay đổi tỷ

Trang 40

giá ngoại tệ Các biến động trên thị trường đầu ra cũng có tác động lớn đến hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các quan hệ cung cầu trên thịtrường thay đổi thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp thông qua thay đổi

về giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ Do đó, doanh nghiệp phải có những dựđoán chính xác về các biến động của thị trường cũng như nắm bắt chính xác cácthông tin về chúng

ra các phương án sản xuất kinh doanh lâu dài, thu hút được sự đầu tư lớn từ bênngoài, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhằm đem lạicho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanhtrên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

* Sự ổn định của nền kinh tế:

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởngtrực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốnkinh doanh Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trongkinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnhhưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máymóc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanhnghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triểnvới nhịp độ tương đương Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản,các nguồn phải thu và các loại tài sản khác Khi đó, các nhà quản trị tài chính phảitìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó

Ngày đăng: 10/04/2016, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đinh Thế Hiển, 2007. Quản Trị Tài Chính Công Ty - Lý Thuyết & ứng Dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Trị Tài Chính Công Ty - Lý Thuyết & ứng Dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
3. Lưu Thị Hương, 2003. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
4. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Phân tích tài chính doanh nghiệp.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
5. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
6. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2001. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
7. Phan Đức Dũng, 2011. Phân tích và dự báo kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và dự báo kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động và xã hội
8. Vũ Công Ty và Bùi Văn Vần, 2008. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp". Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính."Tiếng Anh
9. Brigham & Houston, 2011. Fundamentals of Financial Management. Harcourt College Publisher Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Financial Management
10. Ross & Westerfield & Jaffe, 1999. Corporate Finance. McGraw-Hill Irwin.Đề tài luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Finance". McGraw-Hill Irwin
11. Nguyễn Danh Thịnh, 2009. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc
12. Hà Thị Thanh Huyền, 2012. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh và tư vấn xây dựng-COFEC. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế, Đai học Quốc Gia Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh và tư vấn xây dựng-COFEC
13. Đỗ Như Ngọc,2012. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn Tổng Hợp Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.Trang báo điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn Tổng Hợp Hà Nội." Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel - Hancic. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2012-2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w