Tiểu luận QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỦA VIETTEL Nhận dạng và đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel từ đó chỉ ra những năng lực cạnh tranh cốt lõi của tập đoàn viễn thong quân đội viettel là gì?
Trang 1ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
VÀ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỦA VIETTEL
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu công ty Viettel 3
2 Nguồn lực và năng lực cốt lõi của Viettel 5
2.1 Nguồn lực của công ty Viettel 5
2.1.1 Nguồn lực hữu hình 5
2.1.2 Nguồn lực vô hình 6
2.2 Năng lực cốt lõi 6
3 Nhận dạng và đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel từ đó chỉ ra những năng lực cạnh tranh cốt lõi của tập đoàn viễn thong quân đội viettel là gì? 7
3.1 Nhận dạng và đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị của tập đoàn viễn thông quân đội viettel 7
3.2 Năng lực cạnh tranh lõi của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 8
4 Các loại hình chiến lược cấp công ty nào mà Viettel đã sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh ? Đánh giá hiệu quả của các chiến lược này? 9
4.1 Chiến lược đa dạng hóa 9
4.1.1 Đa dạng hóa đồng tâm 9
4.1.2 Đa dạng hóa hàng ngang 9
4.2 Chiến lược tích hợp 9
4.3 Chiến lược cường độ 10
4.3.1 Thâm nhập thị trường 10
4.3.2 Phát triển thị trường 11
4.3.3 Phát triển sản phẩm 12
4.3.4 Đánh giá hiệu quả các chiến lược 13
5 Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả triển khai chiến lược thâm nhâp thị trường mà Viettel đã áp dụng 14
5.1 Thực trạng triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel 14
5.2 Đánh giá hiệu quả triển khai chiến lược thâm nhập thị trường mà Viettel đã áp dụng…… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 31 Giới thiệu công ty Viettel.
Tên Công ty: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL)
Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Ngày thành lập: 1/6/1989
Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập
theo quyết định 2079/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009,
là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng
Hoạt động kinh doanh chính:
- Doanh thu (2014): 196.650 tỷ đồng
- Lợi nhuận (2014): 42.224 tỷ đồng
- Nộp ngân sách (2014): 15.981 tỷ đồng
- Nhân lực (2014): 27.000 người
- Khách hàng trên toàn cầu (2014): 75.800.000
Các thị trường đã đầu tư: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste,
Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina faso…
Trang 4Giai đoạn từ 1989 – 1995: Thành lập tập đoàn Viettel Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Giai đoạn từ 1996 -2000: Tiến vào thị trường Đến năm 2000 chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độc quyền của VNPT Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m
Giai đoạn từ 2001 – 2004: Giai đoạn khai thác thị trường Năm 2002: Cung cấp dịch
vụ truy nhập Internet năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin.Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc
Bộ Quốc phòng
Giai đoạn từ 2005 – 2007: Dẫn đạo thị trường Ngày 2/3/2005 Viettel chuyển đổi từ công ty viễn thông quân đội thành tổng công ty viễn thông quân đội.Hệ thống bán lẻ điện thoại di động của Viettel trở thành mạng lưới bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam Năm trong Top 60 những công ty viễn thông lớn nhất thế giới.Giai đoạn từ 2008 – 2010: Bơi ra biển lớn Viettel mở rộng xây dựng mạng lưới hạ tầng tại Campuchia và Lào Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008 Năm 2009:Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng Đầu tư vào Haiti và Mozambique Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
Trang 5Giai đoạn từ 2010 – 2014: Sải chân qua đại dương Viettel đầu tư mạnh mẽ quốc tế
vào thị trường Haiti và Mozambique Thực hiện các chương trình tài trợ với quy mô lớn như “ Chúng tôi là chiến sĩ”, “ Như chưa hề có cuộc chia ly”, “Mổ tim cho em “,…
2 Nguồn lực và năng lực cốt lõi của Viettel
2.1 Nguồn lực của công ty Viettel
2.1.1 Nguồn lực hữu hình
+ Năm 2010 Viettel đánh dấu 10 năm gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam với doanh thu 91558 tỷ VNĐ, là doanh nghiệp đứng thứ 3 về doanh thu và lợi nhuận, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đúng thứ 2 trong nước trong 3 năm, đạt 117%, tăng 52% so với năm 2009
+ Các năm tiếp theo 2011, 2012, 2013 doanh số Viettel tiếp tục có những bước tăng trưởng vượt trội, tính đến năm 2013 doanh thu đạt 163000 tỷ VNĐ
+ Viettel là đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn
thông
+ Tháng 12/2010, toàn bộ lao động làm việc cho Viettel trên cả nước là 24500 người, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008 và gấp 3 lần năm 2007
và sau đại học
kỷ luật cao
- Cơ sở vật chất, hạ tầng
Trang 6+ Viettel có mạng lưới rộng khắp cả nước với khoảng gần 800 cửa hàng (chi nhánh), 2449 đại lý tại các vị trí kinh doanh thuận tiện được trang bị cơ sở vật chất tốt
thông tin với công nghệ tiên tiến
+ Là mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam cả về dung lượng, số trạm nhiều nhất Sau 5 năm phát triển, đến nay Viettel đã xây dựng được 35.000 trạm phát sóng 2G và 3G
+ Hơn 100.000km cáp quang khắp cả nước
+ Vùng phủ sóng lớn nhất, tới cấp xã trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo Số lượng thuê bao mới trong nước đạt con số 9 triệu; 2,63 triệu thuê bao nước ngoài; xây dựng thêm được 19.215 trạm phát sóng mới ( năm 2010)
2.1.2 Nguồn lực vô hình
- Thương hiệu
+ Slogan “ Hãy nói theo cách của bạn” : Thể hiện sự trân trọng tới từng khách hàng, đối tác, từng thành viên trong gia đình Viettel
+ Thương hiệu mạnh nhất ngành viễn thông-tin học do người tiêu dùng bình chọn 2008-2010
+ Là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí wireless intelligence bình chọn)
thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards các năm 2008, 2009
động, nhạy bén “đi tắt, đón đầu”, mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhất
2.2 Năng lực cốt lõi
Trang 7Ngay từ khi mới thành lập, trong quá trình hoạt động tướng Nguyễn Mạnh Hùng
đã có định hướng Viettel cần có cơ sở tầng riêng của mình Và cho đến năm 2000 Viettel
đã khéo léo trong nắm bắt cơ hội và đàm phán Viettel đã mua được 4000 trạm phát sóng với hình thức trả chậm trong 4 năm, trong khi thời điểm đó cả Vinaphone và Mobiphone mới chỉ có 650 trạm Cho đến năm 2008 Viettel có lên tới 14000 trạm BTS gấp đôi đối thủ cạnh tranh là Mobifone và năm 2009 số lượng trạm phát đã tăng lên tới 26485 trạm BTS Với số lượng trạm phát tăng lên đến chóng mặt và còn mở rộng ra các nước như Lào, Campuchia, Haiti, năm 2010 đánh dấu 10 năm gia nhập thị trường Viettel xây dựng thêm được 19215 trạm phát sóng mới Và cho đến năm 2013 Viettel đạt được rất nhiều cái nhất như đường trục lớn nhất; chiều dài cáp quang lớn nhất, số trạm BTS lớn nhất 34265 trạm BTS 2G và 25501 trạm BTS 3G…
Năng lực cốt lõi của Viettel:
- Khả năng phủ sóng rộng khắp
xa, tạo nên ưu thế để cạnh tranh Nay Viettel còn hướng tới thị trường Lào, Campuchia, Haiti và Mozambique… Có thể nói việc khó khăn nhất trong việc phủ sóng là lắp đặt các trạm BTS Nhưng việc này không là vấn đề lớn đối với Viettel khi tính đến năm 2013 Viettel có lên tới 34265 trạm BTS 2G và 25501 trạm BTS 3G
- Sản phẩm
- Công nghệ phát triển sản phẩm
- Dịch vụ hậu mãi và khuyến mại
Trang 83 Nhận dạng và đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel từ đó chỉ ra những năng lực cạnh tranh cốt lõi của tập đoàn viễn thong quân đội viettel là gì?
3.1 Nhận dạng và đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị của tập đoàn viễn
thông quân đội viettel
- Dịch vụ hậu cần đầu vào: Viettel không ngừng nỗ lực và chú trọng đầu tư mạnh
mẽ vào hoạt động R&D; Kết hợp với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ như dịch vụ điện thoại
cố định đường dài, bưu chính, cáp quang
- Vận hành: Năm 2011, Viettel chính thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông trị giá trên 200 tỉ đồng Đây là dây chuyền thuộc Trung tâm sản xuất Điện tử Viettel, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như thiết bị đầu cuối
- Marketing: Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ nhất Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng Viettel có những sản phẩm thì hướng tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo mức thu nhập Điển hình là chiến dịch marketing “ 178 mã số tiết kiệm của bạn ”
- Dịch vụ sau bán: Viettel chính thức khai trương Hệ thống Bảo hành trên toàn quốc với 4 Trung tâm Bảo hành Khu vực đặt tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ;
800 điểm tiếp nhận bảo hành tại 698 quận huyện trên 63 tỉnh Thành phố và gần 1000 nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu Các dịch vụ giải quyết khiếu nại, thắc mắc, hướng dẫn của viettel cũng tạo được sự hài lòng cho khách hang nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chịu khó
3.2 Năng lực cạnh tranh lõi của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
- Năng lực cạnh tranh marketing: Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và dịch vụ nhất Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng
Trang 9+ Các chương trình marketing hỗn hợp đặc biệt là các chương trình PR mang tình cộng đồng, vì người nghèo
- Năng lực cạnh tranh phi marketing:
+ Tài chính: Viettel được đánh giá là một trong 100 công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông; năm 2013 doanh thu của Viettel đạt 163000 tỷ VNĐ và đạt rất nhiều cái nhất trong ngành viễn thông di động tại Việt Nam
+ Nguồn nhân lực, quản lý và lãnh đạo: Nguồn nhân lực có chất lượng, quản lý
và lãnh đạo nghiêm ngặt có tình kỷ luật quân đội và biết cách luân chuyển nhân sự hợp
lý Đội ngũ nhân viên được xem như là một loại tài sản có giá trị, giúp nâng tầm công ty trên thị trường, đặc biệt là tại các công ty công nghệ cao
4 Các loại hình chiến lược cấp công ty nào mà Viettel đã sử dụng trong quá trình
hoạt động kinh doanh ? Đánh giá hiệu quả của các chiến lược này?
4.1 Chiến lược đa dạng hóa
4.1.1 Đa dạng hóa đồng tâm
Viettel ra nhập vào thị trường viễn thông làm cho miếng bánh thị trường được chia cắt thêm nhiều phần, khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược về sản phẩm và dịch vụ bổ sung hiện tại
Chiến dịch Marketing “178 mã số tiết kiệm của bạn”, với chiến dịch này sau gần
1 tháng sản lượng khai thác bình quân tăng lên 17%
Sau dịch vụ điện thoại cố định đường dài, Viettel khai thác mảng bưu chính cáp quang Do vấp phải cạnh tranh mạng từ VNPT với các chương trình quảng cáo hấp dẫn Viettel buộc phải đưa ra chương trình chiến dịch khuyến mãi “Gọi 178- trúng xe Mercedes” từ đó doanh thu tăng 8 lần
4.1.2 Đa dạng hóa hàng ngang
Viettel luôn có các chiến dịch mới mẻ để giữ chân khách hàng hiện tại bằng các dịch vụ mới
Trang 10Năm 2004, sự ra đời của dịch vụ thông tin di động 098 đã thu hút hơn 100 nghìn thuê bao sau 2 tháng, đạt doanh thu 1415 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2003
trình trực tuyến “ chúng tôi là chiến sĩ”, “Nối vòng tay lớn”
Để vươn tới các thị trường mới Viettel vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, máy tính bảng cung cấp dịch vụ Nettev với đầy đủ 3 dịch
vụ là điện thoại cố định, internet băng thông rộng,truyền hình HD
4.2 Chiến lược tích hợp
khủng hoảng thừa với hàng tỷ đôla thiết bị kho Do đó, bằng sự nắm bắt cơ hội và đàm phán Viettel đa mua đượ 4000 trạm phát sóng trong khi mạng Vinaphone vs Mobiphone mới chỉ có 650 trạm
giúp công ty tiết kiệm ngân sách và đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng truyền dẫn giữa
2 bên; bộ công an; các ngân hàng như Vietcombank, MB nhằm tăng khả năng thanh toán
4.3 Chiến lược cường độ
4.3.1 Thâm nhập thị trường
ngành viễn thông như Mobifone, Vinafone…Với slogan:’ Hãy nói theo cách của bạn ‘ đã tạo ra một sự khác biệt cho riêng mình,được nâng lên một tầm cao mới, phát triển nhanh như vũ bão Với mục đích nhắm đến thế hệ trẻ, thế hệ sinh viên Việt Nam, đặc biệt là những người dân nghèo sống ở nông thôn, Viettel đã lựa chọn chiến lược kinh doanh đánh từ nông thôn ra thành thị, việc đưa ra các gói cước giá rẻ là lựa chọn tối ưu, tạo ra lợi thế cạnh tranh của thương hiệu Viettel từng bước chiếm được ưu thế trong lòng khách hàng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và chiếm vị thế lớn trên thị trường viễn thông Việt Nam
Trang 11Trên cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng với mức giá phù hợp, với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miề…Viettel đã thực hiện chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vị thế của tổng công ty bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện là thế mạnh của tổng công ty như điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, điện thoại cố định, các dịch vụ thông tiin di động, dịch vụ internet, bưu chính, tài chính, nhân sự
đang cố gắng và nỗ lực để chiếm lĩnh thị phần Vì vậy trên cơ sở đánh giá, xem xét mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ đã xác định, Viettek đang nỗ lực tung ra các gói cước giá rẻ: Hischool, Sinh viên, Happyzone, Tomato, Sumosim, Gói coporate, Gói Basic, Gói Family là lựa chọn tối ưu, tạo ra lợi thế cạnh tranh của thương hiệu, nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả bằng cách tăng cường các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, internet , đồng thời nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hệu quả bằng cách tăng cường các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn…nhằm tăng thị phần của các sản phẩm dịch vụ
4.3.2 Phát triển thị trường
nhu cầu nghe nhiều (gói cưới Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ gia tăng với nhiều dịch vụ như I-share chia tài khoản, dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện
thoại di động, nhạc chờ I-Music
mạnh mẽ nhằm tới việc thu hút những khách hàng sử dụng mới Viettel đưa ra các gói cước hấp dẫn như Happy Zone, Homephone không cước thuê bao, Sumo sim hay “ Cha
và con “ đều là những gói cước khác biệt mà không một doanh nghiệp viễn thông nào có Đặc biệt là chiến dịch Marketing “178 mã số tiết kiệm của bạn”, với chiến dịch này sau
Trang 12Không chỉ dừng chân tại thị trường trong nước, Viettel còn khát vọng vươn xa thị trường quốc tế Năm 2008 là năm đánh dấu sự thành công của Viettel khi vươn r khỏi biên giới Việt Nam khi đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới tại Campuchia và Lào ( tại Campuchia Viettel đã xây dựng được 1000 trạm phát sóng BTS còn ở Lào là 200 trạm BTS ) Sau thị trường Lào và Campuchia, Viettel đã vượt đại dương vươn tới thị trường Haiti và Mozambique, Cameroon, Peru, Đông Timor
thu mua 4000 trạm phát sóng( giai đoạn 2001-2004), năm 2008 số lượng tram BTS lên tới 14000 , năm 2009 đã tăng lên 26485 trạm BTS, năm 2010 xây dựng them 19215 trạm phát sóng mới, và đến năm 2013 có 34265 trạm BTS 2G và 25501 trạm BTS 2G,…
mãi khúc quân hành’ ‘ chúng tôi là chiến sĩ’ ‘nối vong tay lớn’ nhưng hoạt động này đã giúp cho viettel ngày càng phát triển, thị trường trong nước ngày càng rộng rãi và chiếm thị phần lớn, giúp Viettel đạt tới doanh thu 16300 tỷ Vnđ với 16,68 triệu thuê bao di động, chiếm 36% thị phần, vươn lên vị trí số 1 về thị phần di động Việt Nam
phát triển mạnh mẽ trở thành mạng lưới bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam
cộng tác viên, đến giai đoạn 2010-2014 số lượng nhân lực tăng lên con số 24127 người), nguồn nhân lực được tuyển dụng kĩ càng, có chuyên môn cao cùng với thị trường nước ngoài đầy tiềm năng, viettel đã nắm bắt cơ hội đạt một vị trí khai thác thị trường như Lào, Campuchia,… xây dựng 1000 trạm phát sóng BTS tại campuchia và ở Lào là 200 trạm BTS, viettel đã vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All-in-one, và cung cấp dịch vụ Nettve với đầy đủ 3 dịch vụ là điện thoại cô định, internet băng thông rộng và truyền hình HD
Bên cạnh những chính sách phát triển thị trường nước ngoài, viettel vẫn quan tâm phát triển thị trường trong nước và luôn tâm niệm gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội