Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng,nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động cácnguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm
Trang 1MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang 4Thực tế hiện nay, trong số khoảng 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp nước ta, thì có trên 90% là các doanh nghiệpnhỏ và vừa Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng,nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động cácnguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, vềlao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51%lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Nhu cầu về vốn ngày cànglớn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tạo ra năng lực mới, nângcao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanhnghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) do vốn tự có ít nên nhu cầu về vốn là rất cấpthiết Bởi vậy ngân hàng chính là nơi những doanh nghiệp này tìm đến để
hỗ trợ giải quyết các vấn đề về vốn
Tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) là hình thức sử dụngvốn phổ biến đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và
Trang 5nhỏ nói riêng Tuy nhiên trong những năm qua, vấn đề tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn và tồn tại như: sự
an toàn, chất lượng, hiệu quả nhất là vấn đề chất lượng của các khoản tíndụng Nâng cao chất lượng tín dụng trở thành mối quan tâm hàng đầu củacác ngân hàng vì chất lượng tín dụng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
Nhận thức được vấn đề này, qua quá trình thực tập tại Phòng giaodịch Lê Trọng Tấn – Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội, vớikiến thức đã học và thực tế, được sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S CaoĐông Hưng cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị cán bộ công nhânviên Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn – Ngân hàng TMCP An Bình chi
nhánh Hà Nội, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lê Trọng Tấn – Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để có cái nhìnđúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng tíndụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua đó đưa ra các giải phápkiến nghị góp phần nhỏ bé vào việc định hướng nâng cao chất lượng tíndụng đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lê Trọng Tấn – Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lê Trọng Tấn – Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội
Trang 6CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền vớilịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá Trong nền kinh tế hàng hóa,tại một thời điểm nhất định luôn luôn tồn tại một thực tế là có những ngườiđang tạm thời có một số tiền nhàn rỗi, trong khi có người lại đang rất cầnkhối lượng tiền như vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay những cơ hộiđầu tư hiệu quả, họ sẵn sàng trả một khoản chi phí để có quyền sử dụngkhoản vốn này Theo quy luật cung - cầu, họ sẽ gặp nhau và khi đó cảngười đi vay, người cho vay, và cả xã hội đều có lợi, sản xuất lưu thông,đời sống được cải thiện Theo đà phát triển, ngân hàng ra đời như một tấtyếu khách quan và là một trong những cách thức quan trọng, phổ biến nhất
Các ngân hàng có thể được khái niệm qua chức năng, các dịch vụ hoặc
vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế, như là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tổ chức tín dụng, trung gian tài chính,… Theo Peter S.Rose: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính da dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán
Trang 7và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.''
Ngân hàng gồm nhiều loại tùy vào sự phát triển của nền kinh tế nóichung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mạithường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, số lượng các ngân hàng
Theo Điều 1, Khoản 1, Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước Việt Nam
số 38-LCT/HĐNN ngày 23/5/1990 về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng vàCông ty tài chính, “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng vớitrách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụchiết khấu và làm phương tiện thanh toán” Như vậy, NHTM là một tổchức kinh doanh tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốntạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay, đầu tư và thực hiện cácnghiệp vụ tài chính khác
Theo Luật số: 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng do Quốc HộiViệt Nam ban hành: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháctheo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Trong thực tế, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ngoài thựchiện các hoạt động ghi trong luật nêu trên còn phải thực hiện các hoạt độngkhác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hộichủ nghĩa, chẳng hạn như cho vay ưu đãi đối với một số dự án, một số đốitượng, cho vay hỗ trợ phát triển một số thành phần kinh tế,… Do đó, cácngân hàng thương mại thường được hiểu là một ngân hàng thực hiện cácdịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi, cho vay,… và chịu
sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước
1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
NHTM có 3 chức năng cơ bản:
Trang 8(1) Là trung gian tài chính
Hình 1.1 Chức năng trung gian tài chính của NHTM
NHTM là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyểntiết kiệm thành đầu tư dưới hình thức nhận tiền gửi và cấp tín dụng Khithực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò cầu nối giữangười có nhu cầu về vốn và người dư thừa vốn
Thông qua việc huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nềnkinh tế Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người cho vay vừađóng vai trò là người đi vay Như vậy, NHTM đã góp phần tạo lợi ích chotất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồngthời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
• Về phía người gửi tiền: họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhànrỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Ngânhàng cũng đảm bảo cho họ sự an toàn đối với khoản tiền gửi và cung cấpcác dịch vụ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi
• Về phía người đi vay: họ thoả mãn được nhu cầu vốn đểthanh toán, kinh doanh, chi tiêu, mà không phải chi phí nhiều về sức lực,thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn với giá rẻ, chắc chắn, tiện lợi
và hợp pháp
• Về phía NHTM, ngân hàng sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênhlệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Đâychính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM
Trang 9• Về phía nền kinh tế, chức năng này đóng vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi nó đáp ứng nhu cầu vốn đảm bảo quátrình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất Thựchiện chức năng này, NHTM đã biến vốn tạm thời nhàn rỗi không hoạt độngthành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọngnhất của NHTM, phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay đểcho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời nócũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác
(2) Là trung gian thanh toán
Khi NHTM nhận tiền gửi và cho vay – thực hiện chức năng trunggian tài chính – tất yếu dẫn đến cơ sở của thanh toán hộ Đầu tiên là thanhtoán hộ giữa những khách hàng có tiền gửi ở cùng một ngân hàng, sau đó
mở rộng ra khi hệ thống thanh toán liên ngân hàng được hình thành.NHTM thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ theo lệnh củakhách hàng NHTM đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanhnghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ
Việc các NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ýnghĩa rất lớn với toàn bộ nền kinh tế., Các NHTM cung cấp cho kháchhàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi, nhờ vậy các chủ thể kinh tế sẽtiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phảithanh toán và đảm bảo được việc thanh toán an toàn Qua đó, chức năngnày đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tốc độ lưuchuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế Hơn nữa, việc thanh toán khôngdùng tiền mặt qua ngân hàng đã giúp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông,tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, bảo quản tiền,đếm nhận,
Trang 10Đối với bản thân NHTM, chức năng trung gian thanh toán gópphần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanhtoán, làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư cótrong tài khoản tiền gửi của khách hàng Ngoài doanh thu từ phí, NHTMcòn mở rộng huy động và cho vay Chức năng này cũng chính là cơ sởhình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
(3) Tạo phương tiện thanh toán
Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Hệthống ngân hàng tham gia tạo nên phương tiện thanh toán là tiền ghi sổ.Các ngân hàng không tạo được tiền kim loại Các ngân hàng thợ vàng tạophương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng Banđầu các ngân hàng đã tạo ra tiền giấy thay cho tiền kim loại dựa trên sốlượng tiền kim loại đang nắm giữ Với nhiều ưu thế, giấy nợ của ngân hàng
đã dần dần thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiệncất trữ, trở thành tiền giấy
Từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, NHTM sử dụng để cho vaybằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền đó sẽ quay lại NHTM mộtphần khi những người sử dụng tiền gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửikhông kỳ hạn Quá trình này tiếp diễn trong hệ thống ngân hàng tạo nênmột lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm banđầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số tiền gửi Hệ số này, đếnlượt nó chịu tác động bởi các yếu tố bao gồm tỷ lệ dự trữ vượt mức, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của côngchúng
Với chức năng tạo phương tiện thanh toán, hệ thống ngân hàngthương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, từ đó đápứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Như vậy rõ ràng khái niệm vềtiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát
Trang 11hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là tiền ghi sổ do các NHTMtạo ra.
Chức năng này của NHTM cũng chỉ ra mối quan hệ giữa lưu thôngtiền tệ và tín dụng ngân hàng Một khối lượng tín dụng mà NHTM cho vaylàm tăng khả năng tạo tiền của NHTM, dẫn đến làm tăng lượng tiền cungứng
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sungcho nhau, trong đó chức năng trung gian tài chính là chức năng cơ bảnnhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng còn lại Đồng thời, khingân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạophương tiện thanh toán cũng đã góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mởrộng hoạt động tín dụng
1.1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng khôngngừng tăng cường mở rộng danh mục các sản phẩm của mình nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
và thu lợi nhuận cao Tuy nhiên, về cơ bản hoạt động của NHTM bao gồm
Trang 12nhuận giữ lại Ngân hàng đóng vai trò là nhân tố tập hợp các nguồn vốntạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hình thức:
* Nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức:
nguồn vốn này chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động củaNHTM
* Nguồn đi vay: NHTM có thể vay trên thị trường liên ngân hàng, vay
ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, … đây là nguồn vốnquan trọng và rất cần thiết vì nó đáp ứng được kịp thời và đảm bảo cho hoạtđộng của ngân hàng diễn ra một cách liên tục khi NHTM lâm vào tình trạngthiếu hụt vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả hay nhu cầuvay vốn của khách hàng
(2) Hoạt động sử dụng vốn:
Sau khi huy động được vốn, NHTM phải sử dụng thế nào để hiệuquả hoá những nguồn tài sản này Thông thường hoạt động sử dụng vốncủa ngân hàng tập trung vào các hình thức sau:
* Nghiệp vụ ngân quỹ: là hoạt động của NHTM nhằm bảo đảm khả
năng thanh toán thường xuyên, bao gồm : các quỹ tiền mặt, các khoản tiềngửi thanh toán ở Ngân hàng trung ương và NHTM khác, các khoản tiềnđang trong quá trình thu về
* Nghiệp vụ cho vay: là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân
hàng để tạo ra lợi nhuận Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ60-80% tổng số tài sản có của NHTM, đem lại hơn 60% doanh lợi chongân hàng Đại bộ phận tiền huy động được NHTM cho vay theo 2 loạichính là cho vay ngắn hạn và cho vay trung-dài hạn để thực hiện các dự ánđầu tư phát triển kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, đời sống Tuy nhiên, trongthực tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và của ngành ngânhàng, các NHTM còn đưa ra nhiều loại hình tín dụng khác, đáp ứng mọinhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế Ví dụ như: tín dụng
Trang 13thông thường cho các đơn vị kinh doanh, tín dụng thuê mua, tín dụngchứng từ ,…
* Nghiệp vụ đầu tư: hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu
trên thị trường tài chính thông qua mua bán các chứng khoán Ngân hàngthu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua Ngoài ra,ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặchùn vốn, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp và sẽ được phân chia lợinhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(3) Hoạt động khác:
Để giúp ngân hàng phát triển toàn diện và đem lại những khoản thunhập khá quan trọng, NHTM còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian baogồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đadạng của khách hàng qua đó làm tăng sự thoả mãn của khách hàng đối với
2 loại nghiệp vụ cơ bản kể trên Các dịch vụ trung gian thường là: dịch vụchuyển khoản, dịch vụ thu hộ - chi hộ, dịch vụ cung cấp các công cụ thanhtoán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối - thu đổi ngoại tệ, dịch vụ tư vấnthông tin, dịch vụ thuê mua và bảo lãnh,… Các nghiệp vụ trung gian này cóvai trò bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, tạo giá trị gia tăng và có thểtạo ra sự khác biệt của ngân hàng trong cạnh tranh
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và là
một sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá Nó tồn tại và phát triển songsong cùng với nền kinh tế hàng hoá, là động lực quan trọng thúc đẩy nềnkinh tế hàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn Trải qua nhiềuhình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụngđược đưa ra Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bảnsau:
Trang 14“ Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.”
Tín dụng là hoạt động cơ bản và đặc trưng của NHTM Tín dụngngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên
là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa
là người cho vay vừa là người đi vay, hay nói cách khác, ngân hàng là mộttrung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếuvốn Giá ( hay lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho kháchhàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời giantồn tại của khoản vay
Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng,nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan
hệ tín dụng là tiền, do đó nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vậnđộng đa phương đa chiều Đây chính là ưu điểm nổi bật và là sự khác biệtgiữa tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác
1.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Từ khái niệm của tín dụng ngân hàng, có thể thấy tín dụng ngân hàngmang những đặc điểm cơ bản như sau:
• Thứ nhất, tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng
la-tinh “creditum” có nghĩa là “sự tín nhiệm” hay “sự giao phó” Nghiên cứukhái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thờigian hoàn trả Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” củangười cho vay vào người đi vay Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng khôngthể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tíndụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh
Trang 15Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, “lòng tin” được biểu hiện từ nhiềuphía, không chỉ có lòng tin từ một phía của ngân hàng đối với người đi vay.Nếu ngân hàng không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thìquan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vaycảm nhận thấy ngân hàng không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượngtín dụng, về thời hạn vay,…thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phátsinh
• Thứ hai, tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông
thường khác, quan hệ tín dụng ngân hàng không trao đổi quyền sở hữukhoản vay mà chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay Ngân hànggiao giá trị khoản vay cho người đi vay sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn camkết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoảnlợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với ngân hàng
• Thứ ba, tín dụng là có tính hoàn trả: đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận
động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với cácphạm trù kinh tế khác Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng,hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng đượcngười đi vay hoàn trả cho ngân hàng kèm theo một phần lãi như đã thoảthuận
• Thứ tư, tín dụng ngân hàng có tính rủi ro: tín dụng ngân hàng luôn luôn
phải đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng giữa ngân hàng vàngười đi vay, dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch
Một mối quan hệ tín dụng ngân hàng được gọi là hoàn hảo nếu đượcthực hiện với đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trảđược đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng
1.1.2.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Trang 16Tín dụng ngân hàng gồm nhiều hình thức khác nhau dựa trên sự khácbiệt của quy trình cấp tín dụng, hoặc mục tiêu, đối tượng,… cấp tín dụng.Trong quá trình phát triển, với mỗi hình thức tín dụng, các ngân hàngkhông ngừng đa dạng các sản phẩm tín dụng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhucầu của khách hàng Việc phân loại tín dụng ngân hàng có cơ sở khoa họcgiúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loạihình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng,
nó chính là tiền đề để thiết lập các quy trình tín dụng phù hợp, nâng caohiệu quả quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động của toàn ngân hàng,đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Khi các hình thức tín dụng càng đadạng thì cách phân loại càng chi tiết Thông thường, tín dụng ngân hàngđược phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:
• Căn cứ theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng được chia thành 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm,
thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay phục vụ nhu cầusinh hoạt tiêu dùng của cá nhân hay cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốnlưu động của các doanh nghiệp
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để cho vay
vốn phục vụ nhu cầu cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định,xây dựng và mở rộng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử
dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất cóquy mô lớn
Tín dụng trung và dài hạn thường được đầu tư để hình thành vốn cốđịnh và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất
Trang 17• Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng được chia thành 2 loại:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: đây là loại tín dụng cung
cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất kinh doanh
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp cho cá nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng thường được dùng để muasắm xe cộ, nhà cửa, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng
có xu hướng tăng lên
• Căn cứ theo tài sản đảm bảo, có các loại tín dụng sau:
- Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà ngân hàng yêu cầu
khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng Tài sản đảm bảo chophép ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đảm bảo
đó hoặc thông qua khả năng trả nợ của người thứ ba khi nguồn thu nợ thứnhất không có hay không đủ đáp ứng
Các nghiệp vụ đảm bảo bao gồm cầm cố và thế chấp Phân loại theotính chất an toàn, tài sản đảm bảo được ngân hàng chia thành hai loại: Loại
1 và Loại 2 Phân loại theo hình thái tài sản đảm bảo thì có các hình thứcnhư: đảm bảo bằng hàng hóa trong kho (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm,
…); đảm bảo bằng tài sản cố định; đảm bảo bằng các hợp đồng chi trả củangười thứ ba; đảm bảo bằng chứng khoán; đảm bảo bằng bảo lãnh củangười thứ ba; đảm bảo bằng số dư bù
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng không có
tài sản đảm bảo hoặc không có bảo lãnh của bên thứ ba Tín dụng không cótài sản đảm bảo thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có tìnhhình tài chính lành mạnh, có quan hệ lâu dài và có uy tín đối với ngân hàngnhư trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có khả năng hoàn trả nợ, có dự
án sản xuất kinh doanh khả thi,
Trang 18• Căn cứ theo các thức xác định số tiền cho vay, tín dụng ngân hàng gồm 2 loại:
- Tín dụng theo món (từng lần): đây là hình thức phổ biến của ngân
hàng Mỗi lần vay, khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án
sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng, thẩm định dự án và kýhợp đồng cho vay, xác định mục đích, quy mô cho vay, thời hạn giải ngân,thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo (nếu cần)… Mỗi món vay đượctách biệt thành các hồ sơ khác nhau Tùy theo từng kỳ hạn nợ trong hợpđồng ngân hàng sẽ thu gốc và lãi
- Tín dụng theo hạn mức tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng mà ngân
hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng trong khoảng thờigian xác định và cho vay theo hạn mức đó Như vậy, khi cấp hạn mức,ngân hàng cam kết cho vay nếu khách hàng đáp ứng đủ điều kiện yêu cầucủa ngân hàng
• Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng, tín dụng ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ:
- Chiết khấu giấy nợ: là việc ngân hàng mua lại có thời hạn, hoặc có
bảo lưu quyền truy đòi các giấy tờ có giá của khách hàng Đặc điểm chungcủa giấy tờ có giá là giấy nợ (nhận nợ hay đòi nợ) - được hiểu là một lệnhhoặc cam kết vô điều kiện để thanh toán một khoản tiền xác định cho ngườithụ hưởng khi được yêu cầu hoặc tại một thời điểm xác định
Nói cách khác, chiết khấu giấy nợ là việc ngân hàng ứng trước tiềncho khách hàng (người thụ hưởng) tương ứng với giá trị của giấy nợ trừ điphần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một giấy nợ chưa đến hạn Đối vớingân hàng, việc bỏ tiền ra ở hiện tại để thu về một khoản lớn hơn trongtương lai với lãi suất xác định trước được xem như một hoạt động tín dụng
Trang 19- Cho vay: là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết
khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định.Ngân hàng có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, tiền có thểđược chuyển tới tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản của người báncho khách hàng
- Cho thuê: Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho khách hàng vay để
mua tài sản Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ( hoặc chưa đủ) điều kiện để vay và để mở rộng tín dụng, trường hợp nàyngân hàng sẽ cho khách hàng thuê tài sản theo yêu cầu Cho thuê là việcngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏathuận nhất định Khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng theo kỳhạn trả nợ
- Bảo lãnh: Bảo lãnh của NHTM là cam kết của ngân hàng dưới
hình thức thư bảo lãnh, cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (người được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ như đã cam kết Đây là hình thức tài trợ thông qua uy tín.Hình thức bảo lãnh cũng chứa đựng các rủi ro như một khoản cho vay, đòihỏi ngân hàng phải phân tích khách hàng như khi cho vay Bảo lãnh tạomối liên kết giữa san sẻ rủi ro và trách nhiệm tài chính Ngân hàng nỗ lựctìm kiếm các khoản thu từ bảo lãnh nhằm bù đắp rủi ro, chi phí, đồng thời
mở rộng các dịch vụ khác như tư vấn, kinh doanh ngoại tệ, , thanh toán…
1.2 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 20Thực tế ở trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau vềdoanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên nhân cơ bản của sự khác nhau này là dotiêu thức dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiêntrong đó có hai tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các nước là số lượng laođộng và quy mô vốn.
Mặt khác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mô doanhnghiệp còn tuỳ thuộc vào những yếu tố như trình độ phát triển kinh tế - xãhội của mỗi nước và các quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triểnkinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, hay trong ngành nghề khác nhau thìchỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau Ta có thể thấy rõ điều này
Trang 21Tại Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
của Chính Phủ Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanhnhiệp vừa và nhỏ được định nghĩa:” Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinhdoanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành bacấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốntương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.2 Chỉ tiêu phân loại quy mô doanh nghiệp
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nhiệp vừa và nhỏ)
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệphiện có là DNVVN, cụ thể là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhómDNVVN, trong khu vực kinh tế tư nhân DNVVN chiếm tỷ trọng 97% xét
về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước
Trang 22Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm đại đa số và đóng vai trò chủ chốttrong nền kinh tế, đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nước thôngqua việc nộp thuế và phí, hỗ trợc cho chi tiêu Chính phủ vào các công tác
xã hội và các chương trình phát triển khác, đồng thời tạo ra 40% cơ hội chodân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiềnđang phân tán, nằm trong dân cư, từ đó hình thành các khoản vốn đầu tưcho sản xuất kinh doanh
1.2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng các doanhnghiệp của một nền kinh tế, nhóm doanh nghiệp này mang những đặc điểm
cơ bản sau:
• Thứ nhất, DNVVN chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 củaTradeup về tình hình tài chính của các DNVVN tại Mỹ, nhóm doanhnghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng sốlao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực
tư nhân Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20triệu DNVVN ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp Tại Việt Nam,theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.964 doanh nghiệp, trong đóDNVVN chiếm 96%, sử dụng 51% tổng số lao động xã hội, đóng góp hơn40% GDP cả nước
• Thứ hai, DNVVN có quy mô vốn nhỏ, số lượng lao động ít, chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường ngắn do vậy khả năng thu hồivốn nhanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê và Ngân hàngThế giới tiến hành cho thấy ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cóquy mô vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương đối cao, tới 42,1%, quy mô
Trang 23vốn từ 1 - 5 tỷ đồng chiếm 37,13 % và 8,19 % là DN có vốn từ 5 - 10 tỷđồng Bình quân số vốn của DNVVN chỉ khoảng 1.900 triệu đồng.
Hoạt động của DNVVN chủ yếu hướng vào những sản phẩm có sứcmua cao, các lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, đáp ứng nhucầu thiết yếu của xã hội, do vậy DNVVN có chu kỳ sản xuất kinh doanhngắn, từ đó tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng tốc độ luân chuyển vốn, giúpbản thân doanh nghiệp trong việc quay vòng vốn đầu tư vào công nghệ mớitiến bộ đồng thời là một ưu thế trong việc nhận được nguồn vốn tài trợ từNHTM Tuy nhiên loại hình DNVVN thường có chu kỳ kinh doanh diễnbiến theo mùa dẫn đến sự không ổn định khiến cho việc lập chiến lược pháttriển dài hạn của các doanh nghiệp này có thể không được chú trọng vàkhông rõ ràng, ảnh hưởng tới kế hoạch và khả năng trả nợ
• Thứ ba, DNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ cấu tổ
chức gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động củanền kinh tế thị trường
DNVVN có bộ máy sản xuất và quản lý hiệu quả, gọn nhẹ giúp chocác quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng, thống nhất, góp phần tiếtkiệm chi phí tài chính, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Đặcđiểm nổi bật này tạo nên lợi thế của DNVVN Bên cạnh đó, do đặc trưng vềquy mô, các cấp quản trị trung gian không nhiều, số lượng sản phẩm ít nênDNVVN dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp quy mô lớn trong việc thayđổi loại hình sản xuất kinh doanh cho phù hợp với kinh tế thị trường Do vậyviệc mở rộng tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là khá dễ dàng,giúp ngân hàng phân tán rủi ro
• Thứ tư, DNVVN năng lực tài chính thấp, có trình độ công nghệ - kỹ thuật
thấp, máy móc thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư kĩ lưỡng
Do quy mô vốn nhỏ, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn nhiềukhó khăn, khả năng huy động vốn trên thị trường kém dẫn đến rất nhiều các
Trang 24DNVVN thường xuyên ở trong tình trạng thiếu vốn Hiện trạng công nghệ,thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng thấp kém là một điều dễ nhận thấy ở phầnlớn DNVVN nước ta Điều này đã kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp,đồng thời chi phí sản xuất gia tăng
• Thứ năm, DNVVN có trình độ lao động và năng lực quản lý còn nhiều hạn
chế
Xét về trình độ của người lao động, đứng trên phương diện lợi ích xãhội thì DNVVN đã mang lại công ăn việc làm cho một số lượng lớn ngườilao động, song đứng trên lợi ích doanh nghiệp, đây lại là một trong vấn đề
mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm hiện nay DNVVN ít có khả năngthu hút được những lao động và quản lý có trình độ, tay nghề cao bởidoanh nghiệp khó có thể trả lương cao khi mà năng lực tài chính còn hạnchế, cũng không có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chânnhững nhà quản lý, người lao động giỏi Mặt khác, một phần do định kiếncủa bản thân người lao động, họ cho rằng ở DNVVN thì cơ hội phát triểnnghề nghiệp là thấp Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp, giám đốc doanhnghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về quản lý kinh doanh, thiếukiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị Những nguyên nhân trênkhiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo lập chỗ đứng, nâng caosức cạnh tranh trên thị trường trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
DNVVN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể
cả các nước phát triển Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay thìcác nước đều chú trọng việc hỗ trợ các DNVVN huy động tối đa các nguồnlực, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Vai trò của các DNVVN lại càngđược thể hiện rõ nét hơn trong điều kiện các nước đang phát triển, điểnhình như Việt Nam Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở Việt Namhiện nay, DNVVN có ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -
Trang 25xã hội Trong khoảng 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật
doanh nghiệp nước ta thì trên 90% là các DNVVN Trong số hơn 3 triệu hộ
sản xuất cá thể trong ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ (không đăng ký theo Luật Doanh nghiệp), thì đại bộ phận là người kinhdoanh có quy mô vừa
Vai trò quan trọng của DNVVN được thể hiện cụ thể trên những nét cơ bảnsau:
− Hoạt động của các DNVVN góp phần tăng hiệu quả kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hơn
Với quy mô vốn và lao động nhỏ, các DNVVN dễ dàng được thànhlập, chuyển đổi mặt hàng, mô hình sản xuất kinh doanh Điều này cho thấy,các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong cung cấp và lưu thông hànghóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, đồng thời là những vệ tinh,
hỗ trợ gia công cho các doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạnglưới tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn Bên cạnh đó, DNVVNcũng cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh
tế đáp ứng kịp thời, tích cực nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phongphú
− DNVVN trong nền kinh tế góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Từ thực tế những năm qua ta có thể thấy toàn bộ các DNVVN màphần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việclàm trong tất cả các lĩnh vực Cụ thể theo số liệu của Tổng cục thống kêcho thấy DNVVN đã tuyển dụng gần 1 triệu lao động, chiếm 49% lựclượng lao động trên phạm vi toàn quốc, ở duyên hải miền Trung số lượnglao động làm việc tại các DNVVN so với số lao động trong tất cả các lĩnh
Trang 26vực chiếm cao nhất cả nước (67%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất (44%)
so với mức trung bình cả nước
− DNVVN là trụ cột của nền kinh tế địa phương
Các DNVVN có vai trò tích cực với sự phát triển kinh tế của địaphương, khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, có đóng góp quantrọng vào thu ngân sách nhà nước, vào sản lượng, tạo nhiều công ăn việclàm ở địa phương, khai thác phát triển tốt các nguồn lực tại chỗ Phần lớncác DNVVN xuất phát từ thành phần kinh tế tư nhân, cần một số vốn đầu
tư không lớn, do đó có rất nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở nhà xưởng ở khắpnơi trên lãnh thổ, từ nông thôn đến thành thị, vùng sâu vùng xa Phát triểnloại hình DNVVN sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về tàinguyên, đất đai, lao động trong mọi lĩnh vực, phục vụ phát triển kinh tếđịa, góp phần đa dạng hóa ngành nghề, đồng thời duy trì và phát triển cáclàng nghề thủ công truyền thống, qua đó giúp nâng cao đời sống, trình độphát triển của địa phương Cùng với đó có thể hạn chế được tình trạng mấtcân đối về trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữa các vùng, giữathành thị và nông thôn
− Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động
Các DNVVN chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, thường xuyênphải thay đổi để thích nghi với biến động thị trường, sự sáp nhập, giải thể
và hình thành các DNVVN mới thường xuyên diễn ra trong các giai đoạn,những điều này tạo nênsức ép lớn buộc các người quản lý và sáng lập radoanh nghiệp phải có tính linh hoạt cao trong điều hành quản lý, luôn luônhọc hỏi gia tăng khả năng, trình độ, nhận thức của bản thân về tình hình thịtrường, đồng thời nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh Họluôn là người đi đầu trong tìm kiếm phương thức tiên tiến hơn, đổi mới, đặt
ra phương hướng nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường, thịtrường kinh doanh
Trang 27Đối với một quốc gia, sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc rấtnhiều vào sự có mặt của đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, chính họ
sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế linh hoạt, năng động phù hợp với thị trường
Như vậy, qua các phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được tầmquan trọng của các DNVVN và tiềm năng phát triển của khu vực này là rấtlớn Các DNVVN là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm
và huy động nguồn vốn trong nước… Vì những lý do này, việc khuyếnkhích và hỗ trợ phát triển của DNVVN là giải pháp quan trọng để thực hiệnthành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, đảm bảocho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
1.2.2 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN mang những đặc trưng như qui mô vốn và tài sản nhỏ ;năng lực tài chính thấp, có trình độ công nghệ - kỹ thuật thấp, máy mócthiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư kĩ lưỡng; sổ sách và báocáo kế toán tài chính không rõ ràng, minh bạch; trình độ quản lý của chủdoanh nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn của người lao động cònthấp … Do vậy, quan hệ tín dụng giữa NHTM với DNVVN có những đặcđiểm sau:
• Thứ nhất, về quy mô tín dụng: nếu tính bình quân trên một DNVVN
thì quy mô tín dụng rất thấp
• Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là vay ngắn hạn
• Thứ ba, về mục đích sử dụng của vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung
vốn lưu động
• Thứ tư, về lãi suất của khoản tín dụng: hiện nay NHTM chưa có
nhiều ưu đãi lãi suất cho, lãi suất theo sự ấn định của các NHTM doDNVVN chưa có sự tín nhiệm cao từ các NHTM
Trang 28• Thứ năm, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNVVN phải có tài sản
đảm bảo khi vay vốn các NHTM
• Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNVVN có thể dễ gặp khó
khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tiền tệ,tài chính như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế- tài chính …
1.2.2.2 Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Nhu cầu tiếp cận với các khoản tín dụng ngân hàng của DNVVN làrất lớn và để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM đã cung cấp các dịch vụdưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú
* Cho vay ngắn hạn: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cầnđầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định Tín dụng ngắn hạn nhằmtài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanhnghiệp Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênhlệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tàisản lưu động hoặc do nhu cầu đầu tư tài sản lưu động mới gia tăng đột biếntheo thời vụ Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vay ngắnhạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động Tuy nhiên
do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn nên thôngthường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn vay dài hạn để đầu tưvào tài sản lưu động Do đó doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốnvay ngắn hạn Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành:
- Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên: Nhu cầu này xuất phát từchênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa dòng tiềnvào và dòng tiền ra của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Nếudòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, doanh nghiệp cần bổ sung lượngthiếu hụt để đảm bảo khả năng thanh khoản Khoản thiếu hụt này trước tiênđược bổ sung từ vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có
Trang 29thể huy động được, phần còn lại sẽ sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn từ cácngân hàng.
- Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ: Nhu cầu này xuất phát từ đặcđiểm thời vụ của hoạt động kinh doanh khiến nhu cầu vốn vay tăng độtbiến
* Cho vay trung và dài hạn: Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung
và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, mua công nghệ, xây dựng cơ sở hạtầng, cải tiến kỹ thuật, đầu tư dự án… Với sự phát triển nhanh chóng củakhoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dàihạn của các doanh nghiệp ngày càng cao Nguồn vốn vay trung, dài hạn lànguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định và tài sảnlưu động thường xuyên và chính yếu nhất Bao gồm:
- Cho vay đầu tư dự án: Hình thức này nhằm hỗ trợ tài chính cho cácdoanh nghiệp thực hiện đầu tư các dự án mới, các dự án nâng cấp, mở rộngsản xuất Giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mình
- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổchức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay.Hình thức cho vay này là cần thiết khi nhu cầu vay vốn của khách hàngvượt quá khả năng cho vay của một tổ chức tín dụng hoặc muốn phân tánrủi ro
* Các hình thức khác: Cho vay là hình thức tín dụng chủ yếu và quantrọng nhất mà các NHTM cung cấp cho DNVVN; chiếm tỷ trọng lớn nhất
và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng Bên cạnh cho vay, NHTMcũng áp dụng các loại hình tín dụng khác như chiết khấu, bảo lãnh, chothuê tài sản…đối với DNVVN Các hình thức này cũng đóng góp vai trò
Trang 30quan trọng và ngày càng phát triển; làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng và tiếp cận tốt nhất với các nhu cầu cùa khách hàng.
1.2.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNVVN
là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp kháctrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng
sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũngnhư để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình Vốn tín dụng ngân hàngđầu tư cho các DNVVN đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúcđẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúcđẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chếchính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… Để thấy được vai trò của tíndụng ngân hàng trong việc phát triển DNVVN, ta xét một số vai trò sau:
• Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN được liên tục.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phảicải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy mócthiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tếkhông một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiếnphương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quátrình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục
• Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN.
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọnghợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phảitôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu
Trang 31quả hay không Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng củangân hàng phải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn
mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăngnhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãisuất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trìnhcho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngânbuộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả
• Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNVVN.
Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có
để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanhnghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với các DNVVN do hạn chế
về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp
vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấpnhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấuhợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tạimức giá vốn bình quân rẻ nhất
• Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốntồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trongcạnh tranh Đặc biệt đối với các DNVVN, do có một số hạn chế nhất định,việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trongnước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay của cácdoanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư
và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuynhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự
có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện
Trang 32được Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy có thểđáp úng kịp thời, các DNVVN chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng Chỉ
có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mụcđích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh
1.3 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (ngườigửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảmbảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Chất lượng tín dụng được hìnhthành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và khách hàng Bởi vậy, chấtlượng hoạt động của ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân củaNgân hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
* Chất lượng tín dụng được thể hiện:
- Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích
sử dụng của khách hàng với lãi suất kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, thuhút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và
lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềmtàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giảiquyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế
- Đối với Ngân hàng thương mại: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín
dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo đượctính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi
Như vậy chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn ) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ) Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ
Trang 33quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ ) và khách quan (sự thay đổi của
môi trường bên ngoài) Khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thayđổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưởng tớichất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức
độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thểhiện sức mạnh của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại
Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được
nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tíndụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ Để có chất lượng tíndụng tốt cần có sự tổ chức và quản lý đồng bộ trong một Ngân hàng, vìđiều đó không chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng, mà còn nhằm cải tiếntính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh nhằm thoả mãnngày càng đầy đủ yêu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũngnhư bên ngoài Để làm được điều đó mỗi thành viên trong một tổ chứcNgân hàng phải hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng
Như vậy, chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng lớn Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động Hay nói một cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng là một phạm trù hết sức phức tạp và trừu tượng
Do đó để đánh giá được chất lượng tín dụng một cách chính xác tương đốingười ta phải dựa vào những tiêu thức nhất định Thực tế để đánh giá chấtlượng tín dụng đối vói DNVVN người ta vẫn thường sử dụng các chỉ tiêuđịnh tính và các chỉ tiêu định lượng sau:
Trang 341.3.2.1 Chỉ tiêu định tính
a Uy tín của ngân hàng
Cạnh tranh là quy luật tự nhiên, là động lực thúc đẩy kinh tế pháttriển Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Để tồn tại vàphát triển các ngân hàng phải chấp nhận canh tranh như sự lựa chọn tấtyếu Trong cùng một môi trường như nhau, các ngân hàng phải tận dụngđược những ưu thế của mình để vượt lên trên đối thủ cạnh tranh, khẳngđịnh vị trí của mình trong nền kinh tế Nếu một ngân hàng có uy tín thì sẽthu hút được nhiều khách hàng và khi đó số khách hàng có chất lượng, làm
ăn uy tín sẽ tăng Đó là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng khảquan
b Tín dụng ngân hàng phải đảm bảo góp phần vào sự tăng trưởng,
phát triển kinh tế tại địa phương và khả năng tạo việc làm cho nguồn nhân lực xã hội
Xuất phát từ vai trò của tín dụng ngân hàng như đã được đề cập ởtrên, việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần vào việc đổi mới nềnkinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế gia đình nói riêng Đây là hệ quảtất yếu khi cả khách hàng và ngân hàng hoạt động có hiệu quả Chất lượngtín dụng được coi là tốt khi nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất chodoanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mứcsống dân cư, thể hiện ở sự ổn định của nền tài chính tiền tệ quốc gia
c Việc chấp hành tốt pháp luật, các chỉ đạo của nhà nước, của ngành cũng như tuân thủ các nguyên tắc cho vay của ngân hàng đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Để chất lượng tín dụng tốt không chỉ phụ thuộc riêng vào ngân hàng
mà nó phụ thuộc rất lớn vào khách hàng vay vốn Một khoản tín dụng đượccoi là có hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để
Trang 351.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
a Tổng dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp chonền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn Tổng dư nợ đối với DNVVN càng cao thể hiệnngân hàng lớn đang có quan hệ tín dụng tốt với DN Và ngược lại, tổng dư
nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, không có khảnăng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng chưa tốt, trình
*
Trong đó:
- TTDN: là tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
- DN*: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN
- DN: là tổng dư nợ cho vay của NH
Chỉ tiêu này phản ánh chi dư nợ tín dụng đối với DNVVN chiếm baonhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của NH
Mặc dù vậy chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốtbởi nếu cứ có khách hàng là ngân hàng cho vay thì sẽ làm quy mô tín dụngtăng lên nhưng chất lượng không đảm bảo rất dễ dẫn đến rủi ro mất vốn từ
đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Song nếu số DNVVN tăng liên tụcqua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng
b Tỷ lệ nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
Trang 36phòng để xử lý rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng của các
tổ chức tín dụng (TCTD) và quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về việc sửađổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hànhtheo Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợtheo năm nhóm như sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chúý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ cókhả năng mất vốn)
Thứ nhất, tỷ lệ nợ quá hạn
Theo quyết định 493/2005/QĐ/NHNN - “Nợ quá hạn” là khoản nợ
mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn, như vậy nợ quáhạn của ngân hàng bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Nợ quá hạn xuấthiện do nhiều nguyên nhân, có thể là do ngân hàng không xem xét kỹkhoản vay, đánh giá không chính xác thời gian sử dụng vốn cần thiết củakhách hàng, có thể do khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong việc kinhdoanh vì môi trường kinh doanh không thuận lợi hay khách hàng cố tìnhkhông trả nợ cho ngân hàng … Tỷ lệ nợ quá hạn thường được xác định vàomột thời điểm nhất định trong năm
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này cho ta biết trong một đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là
nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng càng gặp nhiều khókhăn hơn, mặc dù ngân hàng chưa gặp rủi ro mất vốn nhưng khả năng cungứng vốn cho khách hàng khác bị hạn chế Không những thế nó còn ảnhhưởng đến khả năng thanh khoản và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanhcủa ngân hàng từ đó làm cho chi phí cơ hội của ngân hàng tăng lên
Trang 37Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu
Theo quyết định 493/2005/QĐ/NHNN - “Nợ xấu” là khoản nợ thuộccác nhóm 3, 4 và 5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng DN là tỷ lệ rất quan trọng đểđánh giá chất lượng tín dụng của TCTD
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này cho ta biết trong một đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là
nợ xấu Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó,khoản vay của ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa mà đã gây thiệthại cho ngân hàng Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượngtín dụng của ngân hàng là rất thấp và lúc này phải xem xét lại toàn bộ hoạtđộng tín dụng của mình nếu không sẽ không lường trước được hậu quả cóthể xảy ra
Thứ ba, tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi
Theo quyết định 493/2005/QĐ/NHNN – nợ không có khả năng thuhồi chính là nợ nhóm 5
c Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trang 38Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiệnnghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạchtoán vào chi phí hoạt động của TCTD Hiện tại thì các ngân hàng thực hiệntrích lập dự phòng RRTD theo quyết định 18/2007/QĐ – NHNN và Quyếtđịnh số 493/2005/QĐ – NHNN Khi tỷ lệ trích lập dự phòng tăng thì chothấy chất lượng tín dụng tại ngân hàng đang có dấu hiệu giảm sút và ngượclại.
e Hiệu suất sử dụng vốn vay
Trang 39tiêu này cho ta biết sự phù hợp giữa nguồn huy động vốn và cho vay, mộtkhi hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng chưa ngang tầm với công tác huyđộng vốn sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng, cho thấyvốn bị ứ đọng không có khả năng sinh lời điều này cũng có thể là do ngânhàng không muốn mở rộng quy mô tín dụng trong khi quy mô huy độngvốn tăng lên, cũng có thể là không thu hút được khách hàng đến vay vốn.
f Chỉ tiêu mức sinh lời
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Tỷ lệ mức sinh lời =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nócho biết một đồng tín dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ này caocho thấy việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả thể hiện ở việc thu nhập từhoạt động tín dụng tăng cao Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng cóchất lượng tín dụng tốt và ngược lại
g Thu nhập từ hoạt động cho vay
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó khôngđem lại khoản thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa nguồn thu nhập từ tíndụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận dotín dụng mang lại chứng tỏ khoản vay không những thu hồi được gốc màcòn có lãi, đảm bảo được an toàn của đồng vốn vay
Trang 40thấp như thế cũng không có nghĩa bởi mục tiêu cuối cùng của các NHTM
là lợi nhuận
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa
và nhỏ của ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Nhân tố khách quan
Đứng trên giác độ Ngân hàng, các nhân tố khách quan ảnh hưởng từtrường kinh doanh và từ phía chính các DNVVN:
a) Môi trường kinh tế
Hoạt động ngân hàng luôn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và biếnđộng của môi trường, đặc biệt là môi trường kinh tế Một nền kinh tế tăngtrưởng, phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động của cả ngân hàng
và của các DNVVN Điều kiện thuận lợi lúc đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tưnền kinh tế, các DNVVN sẽ tăng cường vay vốn để mở rộng sản xuất kinhdoanh, kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thực hiệnđúng cam kết tín dụng, do đó ngân hàng có điều kiện hơn trong việc mở rộngtín dụng
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị kìmhãm, DNVVN sẽ thu hẹp sản xuất, kết quả kinh doanh bị suy giảm, dẫnđến ngân hàng dễ bị gặp rủi ro trong cho vay và các ngân hàng buộc phảithận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
b) Môi trường chính trị
Môi trường chính trị của một quốc gia cũng tác động mạnh đến họatđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Quốc gia nào duy trì được một nềnchính trị ổn định, thì ở đó các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển Họyên tâm sản xuất kinh doanh, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất nhằmtìm kiếm lợi nhuận ngày càng tăng và cùng với đó là nhu cầu về vốn của