1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

84 419 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 594 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Trang 1

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU -5 B.NỘI DUNG

Chương I: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ -71.1.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế -

1.1.1.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại -71.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

-1.2.Chất lượng tín dụng ngân hàng -17

1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng

-1.2.2.Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng

-1.2.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro

-1.2.2.2.Các chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng tín dụng

-1.2.2.3.Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lãi

-1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng -20

Trang 2

1.3.1.Nhân tố chủ quan

-201.3.1.1.Chính sách tín dụng -20

251.3.2.1.Môi trường vĩ mô -25

33 1.4.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ -

35Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm -37

Trang 3

2.1.Tổng quan về ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

-372.1.1Quá trình hình thành và phát triển -

372.1.2.Cơ cấu tổ chức -

382.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây -40

2.1.3.1.Tình hình huy động vốn -40

2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn -42

2.1.3.3.Hoạt động dịch vụ -44

2.1.3.4.Hiệu quả kinh doanh -45

2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm -

46 2.2.1.Tình hình hoạt động cho vay của NHCT Hoàn Kiếm -

462.2.2.Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm -

49 2.2.2.1.Quy mô hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ -49

2.2.2.2.Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn vay -51

Trang 4

2.2.2.3.Tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thành phần kinh tế -53

2.2.2.4.Nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ -56

2.2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.3.1.Những kết quả đạt được -572.2.3.2.Những hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và nguyên nhân- -58

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối vơi doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm -62

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Hoàn Kiếm

-3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ -62

3.1.2 Định hướng chất lượng tín dụng

-3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối vơi doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHCT Hoàn Kiếm

-3.2.1.Giải pháp về tổng thể

-3.2.1.1.Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo cán bộ, bồi dưõng nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng -63

Trang 5

3.2.1.2.Xây dựng chính sách tín dụng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay cho phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ -653.2.1.3.Nâng cao chất lượng thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng -67

3.2.2.Giải pháp về nghiệp vụ

-3.2.2.1.Tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra giám sáttrong và sau khi cho vay -693.2.2.2.Chú trọng các biện pháp bảo đảm tiền vay -723.2.2.3.Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng -733.2.2.4.Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dẫn đến nợ qúa hạn, đồngthời có những biện pháp thích hợp đối với những khoản nợ quá hạn -74

3.3.Một số kiến nghị

-3.3.1.Kiến nghị với chính phủ

-3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam

-3.3.3.Kiến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

-C.KẾT LUẬN -80D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -82

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực tài chính tiền tệ trong nền kinh tế luôn là một lĩnh vực rộng lớnvà nhạy cảm Ngân hàng -Tài chính là ngành được các chuyên gia kinh tếđánh giá là ngành có điều kiện phát triển rực rỡ khi Việt Nam gia nhập tổchức thương mại quốc tế (WTO)

Trong nhiều lĩnh vực hoạt động của các ngân hàng thương mại thì hoạtđộng tín dụng là lẽ sống mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng Hiện

Trang 7

nay các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu vẫn chú trọng cấp tín dụngcho các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh nghiệp lớn ( luôn được coi làkhách hàng số một ) trong khi đó các thành phần kinh tế khác nhất là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa thu hút được mối quan tâm của các ngânhàng thương mại

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự có vai trò rất quan trọng trong việcthực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia ngay cả tại các nước cótrình độ phát triển cao Đây là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là hìnhthức kinh doanh năng động, linh hoạt, có khả năng phát triển trong tương lai.Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang gặp khôngít khó khăn về mặt trang thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực và đặc biệt lànguồn vốn , điều này làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa vànhỏ trong nền kinh tế

Xuất phát từ thực tế đó chúng ta cần có những biện pháp giúp tăng cườngvốn và nâng cao chất lượng của việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này vì đây là loại hìnhdoanh nghiệp phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ và trình độ quản lí ở ViệtNam

Trong thời gian thực tập tại phòng khách hàng số 2 chi nhánh ngân hàngcông thương Hoàn Kiếm em đã có cơ hội được tìm hiểu tình hình cấp tín dụngcủa chi nhánh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong quá trình thực tập,

xét thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài : " Nâng cao

chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàngcông thương Hoàn Kiếm " để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình

Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần:

Chương I : Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ.

Trang 8

Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Lê Đức Lữ cùng tập thể cán bộ công

nhân viên chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã tận tình giúp đỡem trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

1.1.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

1.1.1.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho côngchúng và doanh nghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lựcxác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó

Trang 9

một cách có hiệu quả.Dưới đây là một số hoạt động chủ yếu của ngân hàngthương mại

1.1.1.1.Mua bán ngoại tệ

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi(mua bán ) ngoại tệ-một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy mộtloại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.Trong thị trường tài chính ngày nay, muabán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi vì những giaodịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời phải có trình độ chuyên môncao.

1.1.1.2.Nhận tiền gửi

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìmmọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn quan trọng là cáckhoản tiền gửi ( thanh toán và tiết kiệm của khách hàng ).Ngân hàng nhậndịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúnghạn.Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi ,các ngânhàng đã sẵn sàng trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng vềviệc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sửdụng tạm thời để kinh doanh.

1.1.1 3.Cho vay

a.Cho vay thương mại

Ngay ở thời kì đầu,các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tếlà cho vay đối với những người bán ( người bán chuyển các khoản phải thucho ngân hàng để lấy tiền trước ).Sau đó là bước chuyển tiếp từ cho vay chiếtkhấu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng ( là người mua ) , giúp họcó vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trang 10

b.Cho vay tiêu dùng

Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đốivới cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủiro vỡ nợ tương đối cao.Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnhtranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùngnhư là một khách hàng tiềm năng

c Tài trợ cho dự án

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn,các ngân hàng ngàycàng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệtlà trong các ngành công nghệ cao.Mặc dù rủi ro trong loại hình tín dụng nàynói chung là cao song lãi lớn Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất.

1.1.1.4.Bảo quản vật có giá

Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và vật có giá khác cho kháchhàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biênnhận ( giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành ).Do khả năng chi trả bất cứlúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền -dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàngphát hành

1.1.1.5.Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàngkhông chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng củahọ.Thanh toán qua ngân hàng mở đầu cho thanh toán không dùng tiềnmặt Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng,chính xác, tiết kiệm chi phí ) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và

Trang 11

nâng cao thu nhập cho doanh nhân, điều này khuyến khích các doanh nhângửi tiền vao ngân hàng nhờ ngân hàng thanh toán hộ tạo điều kiện phát triểnmột dịch vụ mới đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi viếtséc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.Việc đưa ra loại tài khoảntiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trongcông nghiệp ngân hàng Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiềuthể thức thanh toán được phát triển như uỷ nhiệm chi , nhờ thu, L\C, thanhtoán bằng thẻ ….

1.1.1.6.Quản lí ngân quỹ

Do có kinh nghiệm trong quản lí ngân quỹ và khả năng trong việc thungân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khàch hàng dịch vụ quản lí ngân quỹ,trong đó ngân hàng đồng ý quản lí việc thu chi cho một công ti kinh doanh vàtiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợivà tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

1.1.1.7.Tài trợ các hoạt động của chính phủ

Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường cấp bách trong khi thu không đủ.Chínhphủ các nước đều muốn tiếp cận đến các khoản cho vay của ngân hàng.Ngàynay chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngânhàng Các ngân hàng được cấp phép thành lập với điều kiện họ phải cam kếtthực hiện với mức độ nào đó chính sách của chính phủ và tài trợ cho chínhphủ như mua trái phiếu chính phủ , cho vay với lãi suât ưu đãi các dự án,chương trình của chính phủ….

1.1.1.8.Bảo lãnh

Trang 12

Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và dongân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng nên ngân hàng có uy tín trongviệc bảo lãnh cho khách hàng như bảo lãnh cho khách hàng của mình muachụi hàng hoá và trang thiết bị , phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chứctín dụng khác……

1.1.1.9.Cho thuê thiết bị trung và dài hạn

Nhiều ngân hàng mua thiết bị may móc cho khách hàng của mình thuêtheo hợp đồng thuê.Hợp đồng thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàngphải trả tới 2/3 gía trị của tài sản cho thuê.Do vậy cho thuê của ngân hàngcũng có nhiều điểm gióng như cho vay được xếp vào tín dụng trung và dàihạn.

1.1.1.10.Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyêngia về tàt chính Vì vậy nhiều cá nhân doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lítài sản và cả hoạt động tài chính Dịch vụ uỷ thác như uỷ thác vay hộ , uỷ thácphát hành uỷ thác đầu tư….Nhiều khách hàng coi ngân hàng là một chuyêngia tư vấn tài chính tư vấn trong các lĩnh vực về đầu tư quản lý tài chính ,thành lập mua bán, sáp nhập doanh nghiệp…

1.1.1.11.Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu vàcác chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứngkhoán.Trong một vài trường hợp ngân hàng còn tổ chức ra công ty chứngkhoán hoặc công ty môi giới chứng khoán

Trang 13

Ngoài một số hoạt động chủ yếu trên nhiều ngân hàng còn cung cấp cácdịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ đại lí khác.

1.1 2.Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất nhưng đồng thờicũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại.Để sử dụng và quản lí hoạt động này có hiệu quả, cũng như đảm bảo an toàncho hoạt động ngân hàng ,các ngân hàng thường phân loại tín dụng theo cáctiêu thức khác nhau

1.1.2.1.Phân loại theo hình thức cấp tín dụng

Chiết khấu thương phiếu

Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chụi hànghoá và dịch vụ với khách hàng khác nhau.Người bán (hoặc người thụ hưởng)có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phảitrả )hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn

Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn( hoặc một giấy nợ)

Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ khá đơn giản ít phiền phức đếnngân hàng dựa tên sự tín nhiệm của ngân hàng và những người kí tên trênthương phiếu,chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạnchiết khấu ngắn , ngân hàng có thể tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp.Nghiệp vụ này rủi ro khi ngânhàng nhận phải những thương phiếu giả mạo, hoặc người chụi trách nhiệmthanh toán thương phiếu mất khả năng thanh toán trước khi thương phiếu đếnhạn.

Trang 14

Cho vay

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định để sử dụng vào mục đích vàthời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

Nghiệp vụ cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau :

Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phépngười vat được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến mộtgiới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.Giới hạn này được gọilà hạn mức thấu chi.

Cho vay trực tiếp từng lần : là hình thức cho vay phổ biến đối với kháchhàng không có nhu cầu thường xuyên , vốn vay ngân hàng chỉ tham gia mộtgiai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh.Khi có nhu cầu vay vốnkhách hàng phải làm thủ tục cần thiết Ngân hàng sẽ xác định quy mô cho vay, thời hạn trả nợ, thời hạn giải ngân, lãi suất và yêu cầu các điều kiện khác nếucần.Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau và ngân hàngkiểm soát tách biệt từng hồ sơ đó.

Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ theo đó ngân hàng thoả thuận cấpcho khách hàng một hạn mức tín dụng và duy trì hạn mức này trong một thờihạn nhất định.Trong kì mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương ánsử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ đã mua hàng hoặc dịch vụ phù hợpvới yêu cầu vay.Ngân hàng sẽ dự trên tính hợp pháp hợp lệ của tài liệu này đểphát tiền cho khách hàng Đây là hình thức cho vay thuận tiện đối với cáckhách thường xuyên,vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuấtkinh doanh.Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định thời hạn trả nợ.Khikhách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo sự chủ động trongquản lí ngân quỹ của khách hàng Nhưng do các lần vay không tách biệt thành

Trang 15

kì hạn trả nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng trong từnglần vay.

Cho vay luân chuyển : Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựatrên sự luân chuyển của hàng hoá.Doanh nghiệp khi mua hàng hoá có thểthiếu vốn.Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanhnghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quý , người vay phải làm đơn xin vay luânchuyển.Ngân hàng với khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay,hạn mức tín dung, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ.Hạnmức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm Đây khôngphải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lạ mối quan hệvới khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữangân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng.

Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫndoanh nghiệp phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòngngân quỹ trong thời gian tới.Người vay cam kết các khoản vay sẽ đượ trả chongười bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vaytrước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.Khivay, ngân hàng gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiềncần vay.Ngân hàng sẽ cho vay theo tỉ lệ nhất định tuỳ theo chất lượng và khốilượng quan hệ nợ nần của người vay.Các khoản thu và cả hàng hoá trong khotrở thành vật đảm bảo cho khoản vay.Cho vay luân chuyển thường áp dụngđối với với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất cóchu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xưyên với ngân hàng.

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận.Cho vay trả gópthường đụơc áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài

Trang 16

sản cố định hoặc hàng lâu bền Số tiền mỗi lần được tính toán sao cho phù hợpvới khả năng trả nợ.Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấpbằng hàng hoá mua trả góp.Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặncủa người vay.Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khảnăng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.Chính vì rủi ro cao nên lãi suấtcho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay củangân hàng

Cho vay gián tiếp : Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian.Ngân hàng có thể chuyển vài khâu của hoạt đông cho vay sang các tổchức trung gian.Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra đảm bảo cho cácthành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viênvay.Cho vay hình thức này tiết kiệm chi phí, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.

Cho thuê

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là cho khách hàng vay đểmua tài sản.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khách hàng không đủ ( hoặcchưa đủ ) điều kiện vay Để mở rộng tín dụng ngân hàng đã mua tài sản theoyêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê.Vì tài sản thuê thuộc sở hữucủa ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuêkhi người thuê không trả nợ được Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại chongân hàng.

Bảo lãnh

Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảolãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàngkhông thực thiện đúng nghĩa vụ như cam kết.

Trang 17

Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, ngân hàng không phải xuấttiền ngay khi bảo lãnh, do vậy bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng, hìnhthức này tạo mối liên kết trách nhiệm và san sẻ rủi ro.Trách nhiệm tài chínhtrước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng là thứ cấp khikhách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.Do mối liên hệ giữa ngânhàng và khách hàng có khả năng ràng buộc khách hàng phải thực hiện cáccam kết.Bảo lãnh cũng góp phần giảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ bakhi tổn thất xảy ra

Ngân hàng cố gắng tìm kiếm các khoản thu từ phí nhằm bù đắp chiphí.Phí bảo lãnh được tính theo tỉ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh.Ngoài phíngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải kí quỹ, tạo nguồn tiền thanh toáncho ngân hàng với mức lãi suất thấp.Bảo lãnh cũng góp phần mở rộng cácdịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, thanh toán …

1.1.2.2.Phân loại theo thời gian

Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sửdụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất.Ngân hàng có thểcho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo mức, có hoặckhông cần đảm bảo dưới hình thức thấu chi hoặc luân chuyển, thời hạnthường dưới một năm.

Để được vay vốn, trừ trường hợp Nhà Nước hoặc các cơ quan NhàNước,các tổ chức có uy tín, còn lại các doanh nghiệp, cáccông ty và hộ sảnxuất đều phải làm đơn trình bày với ngân hàng kế hoạch sử dụng tiềnvay.Ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay, rủi ro,khả năng và nguồn trả nợ cùng các điều khoản có liên quan.Trong trường hợpngười vay không lập kế hoạch từ trước, ngân hàng sẽ tính toán nhu cầu vay

Trang 18

cho từng phương án để tính số tiền cần cho vay.Một số trường hợp ngân hàngkhông phân tích đựoc phương án vay ( do thông tin không đây đủ hoặc khôngchính xác, hoặc rủi ro lớn ) ngân hàng quyết định số tiền cho vay dựa trên tàisản đảm bảo.

Các nguồn tài trợ đều gắn với những điều kiện nhất định như vốn NhàNước cấp phụ thuộc vào kế hoạch và khả năng chi của ngân sách Nhà Nước,khoản tài trợ để mua thiết bị chỉ được thực hiên khi nhà xưởng đã xây xong…Nếu ngân hang là người cấp tín dụng duy nhất trong trường hợp quy mô tíndụng lớn,rủi ro của ngân hàng sẽ rất cao.Việc có nhiều bên tham gia cấp tíndụng sẽ san sẻ rủi ro cho ngân hàng song lại đòi hỏi ngân hàng phải phân tíchkĩ các nguồn và chủ tài trợ

1.2.Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng

Tín dụng là hoạt đồng sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngânhàng thương mại.Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân song đều gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng.Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thểchiếm phần lớn vốn chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản Do vậy các ngân hàngphải cân nhắc kĩ lưỡng , ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời trước khi tài

Trang 19

trợ.Việc đảm bảo chất lượng tín dụng là một trong những giải pháp mang tínhchất quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.Vậy chất lượng tíndụng là gì ?

Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng yêu cầu về tín dụng với mụcđích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đem lại hiệuquả kinh tế, bù đắp được chi phí và giúp khách hàng có lợi nhuận, đồng thờiphải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng

Như vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng đạt được phụ thuộc vào kếtquả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn Lợi nhuận từ hoạt động chovay của ngân hàng có được thông qua các doanh nghiệp bằng hình thức “giácủa quyền sử dụng vốn” Lãi sẽ được thu đủ và đều đặn nếu doanh nghiệpkinh doanh có hiệu quả Ngược lại, ngân hàng sẽ không thu được lãi mà vốncũng có nguy cơ hao hụt

1.2.2.Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng

1.2.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro

Trong nhóm này có một số chỉ tiêu: nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khóđòi, tỉ lệ nợ khó đòi, nợ khoanh…Chúng ta xem xét một số chỉ tiêu đại diệnsau doanh nghiệp vừa và nhỏ hay gặp :

Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn trả mà doanh nghiệp không có khả năngtrả nợ, nó phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàn có nguy cơ gặp rủi ro khôngthu hồi được

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức sau:

Trang 20

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = - x 100 % Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng ngân hàng Nếu tỷlệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động kém hiệu quả vàngược lại tỷ lệ nợ quá hạn phụ thược rất lớn vào phương thức, cách thức hoạtđộng của ngân hàng.

Nợ quá hạn thường chia làm hai loại:

Nợ quá hạn do định kỳ hạn trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanhhoặc vì một lý do nào đó chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ hạn trả nợkhách hàng chưa có tiền trả, ngân hàng buộc phải chuyển khoản nợ đó sangnợ quá hạn, loại nợ quá hạn này khả năng ngân hàng thu được nợ cao.

Nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ,hoặc bị lừa đảo, hoặc bị chết không còn khả năng trả nợ ngân hàng, buộc ngânhàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý Loại nợ quá hạn này gọi là nợquá hạn khó đòi, khả năng thu hồi rất ít Thường các ngân hàng thương mạidùng quỹ rủi ro để xử lý giảm hoặc xoá nợ theo tình hình thực tế từng mónvay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng dư nợ chuyển sang nợ quá hạn vàtổng dư nợ tại một thời điểm, thường là ngày cuối quý hoặc ngày cuối năm.Để giảm nợ quá hạn các ngân hàng thương mại thường giảm số tuyệt đối nợquá hạn nếu dư nợ tín dụng tăng không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạnvừa tăng dư nợ tín dụng Trường hợp không thể giảm được nợ quá hạn hoặcgiảm không đáng kể các ngân hàng thương mại thương tăng tổng dư nợ tíndụng tức là tăng quy mô dư nợ tín dụng Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quáhạn dưới 5% tổng dư nợ có thể chấp nhận được Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

Trang 21

1.2.2.2.Các chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng tín dụng

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm :doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợDoanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà Ngân hàng đã giải ngân giúpDN trong đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, mở rộngsản xuất kinh doanh Con số và tốc độ của doanh số cho vay qua các nămphản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là mở rộng hay thu hẹp.Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi đượctrong một thời kỳ.

Dư nợ phản ánh số tiền ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểmcụ thể

Một số ngân hàng tính dư nợ ròng (cho vay ròng)Dư nợ ròng = Dư nợ - Dự phòng tổn thất tín dụng

Dựa trên quan điểm ngân hàng luôn phải đối đầu với rủi ro tín dụng, nhà quảnlí có thể áp dụng hai cách ghi dư nợ.Cách thứ nhất, khi khoản cho vay trởthành khoản cho vay có vấn đề hoặc nợ quá hạn ngân hàng ghi giảm dư nợdưới hình thức dự phòng tổn thất( tạo thành dư nợ ròng ) Khi tổn thất xảy rangân hàng ghi giảm đồng thời hai khoản mục: dư nợ và dự phòng tổnthất.Cách thứ hai dư nợ được ghi bao gồm cả nợ có vấn đề và nợ quá hạn khitổn thất xảy ra ngân hàng sẽ ghi giảm dư nợ.

Các chỉ tiêu trên phải được sử dụng đồng thời thì mới phản ánh được chấtlượng tín dụng.Doanh số cho vay cao, doanh số thu nợ cũng cao, dư nợ thấpthì khoản cho vay ít rủi ro và có khả năng đạt hiệu quả sử dụng vốn vay.Mặtkhác, khi doanh số cho vay cao, nhưng doanh số thu nợ thấp, dư nợ cao thìngân hàng vẫn có khă năng gặp phải rủi ro.

1.2.2.3Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lãi

Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi - Chi trả lãi

Trang 22

Thu nhập ròng = Thu từ lãi-Chi từ lãi+Thu khác-Chi khác-Thuế thu nhập sau thuế

Chênh lệch thu chi từ lãi phản ánh quy mô sinh lời từ hoạt động của ngânhàng.Chênh lệch này càng cao, thu nhập ròng của ngân hàng càng lớn.

Doanh lợi tài sản(ROA)=Thu nhập ròng sau thuế / Tổng tài sản bình quânDoanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)=Thu nhâp ròng sau thuế /VCSH bìnhquân

Với mục tiêu chủ yếu là tối đa hoá lợi ích chủ sở hữu, ROE là chỉ tiêusinh lời được các nhà ngân hàng quan tâm nhất.

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng chịu tác động của nhiều nhân tố, trước hết những nhân tốgiữa hai chủ thể tham gia vào quá trình cho vay là ngân hàng và khách hàngảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

1.3.1.Nhân tố chủ quan

1.3.1.1.Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng.Với tầm quantrọng và quy mô lớn, hoạt động nay được thực hiện theo một chính sách rõràng được xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm, đó là chính sách tíndụng.Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăngcường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinhlời Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ngân hàng có thể đưa ra những chính sáchtín dụng phù hợp như chú trọng vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệpvừa và nhỏ hay các doanh nghiệp lớn, quốc doanh hay ngoài quốc doanh…

Trang 23

Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng chú trọng tới đối tượng khách hàng làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng sẽ đưa ra những ưu đãi cụ thể vềlãi suất, thời hạn vay, thủ tục và các điều kiện vay…cho nhóm doanh nghiệpnày đồng thời có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm doanhnghiệp này, nếu chính sách tín dụng không chú trọng tới nhóm các doanhnghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động cấp tín dụng không thể hiện sự ưu đãi, cácmức lãi suất, thời hạn vay, thủ tục và các điều kiện vay khác không có lợi chocác doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay khôngcao, chất lượng tín dụng vì thế cũng suy giảm.

Một chính sách tín dụng được gọi là thành công nghĩa là nó mang lại hiệuquả cho món vay đó Chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý, đúngđắn nhưng rất cần tính linh hoạt Vì nếu chính sách được thực hiện quá cứngnhắc thì ngân hàng rất khó có thể thực hiện được món vay, giảm tính cạnhtranh trong việc thu hút khách hàng Với mức lãi suất đa dạng cho từng loạihình vốn vay và kỳ hạn phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ làm tăng tính hiệu quả của món vay, tức là nâng cao chấtlượng tín dụng.

1.3.1.2.Chất lượng cán bộ tín dụng

Trong mọi hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong nền kinh tếthì yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định tới hiệu quả đạt được.Hoạtđộng ngân hàng cũng không ngoại lệ

Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giaotiếp, kiến thức tổng hợp như kiến thức marketing, tin học, ngoại ngữ…tráchnhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng Dưới con mắtkhách hàng, các cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng Vì vậy, phongcánh giao tiếp của cán bộ tín dụng tạo niềm tin và sự hàI lòng của khách hàng

Trang 24

cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Nhưng trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trìnhthực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khicho vay Thêm vào đó, những hiểu biết mạng tính tổng hợp sẽ tạo điều kiệncho cán bộ tín dụng thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong khâu thẩmđịnh.

Nếu cán bộ tín dụng ngân hàng có năng lực về trình độ chuyên mônnghiệp vụ, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp am hiểu lĩnh vực màkhách hàng hoạt động thì việc tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng sẽ đảmbảo giảm thiểu rủi ro, tránh được những sai sót trong quá trình cấp tín dụng,cán bộ tín dụng cũng có thể giúp đỡ khách hàng của mình dựa trên sự hiểubiết của mình về lĩnh vực mà khách hàng hoạt động, từ đó giúp khách hàngnâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

Hoạt động cho vay là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, mộttrong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là do sự thiếu trách nhiệmvà đạo đức của cán bộ tín dụng đã lợi dụng sở hở trong quản lý để thực hiệnđộng cơ riêng Yếu tố con người luôn là rất quan trong để thực hiện thànhcông mọi công việc, vì thế cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo những cán bộ cóđủ điều kiện hoàn thành tốt công việc, đồng thời thường xuyên tiến hành đàotạo lại số cán bộ tín dụng đang làm việc nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, từđó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng

1.3.1.3.Quy trình cho vay

Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối vớikhách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình cho vay Đó là các bước( hoặc nội dung công việc ) mà cán bộ tín dụng các phòng ban có liên quantrong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng.

Trang 25

Phân tích trước khi cấp tín dụng, ký hợp đồng tín dụng chính là khâuquan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của món vay đó Công việc nàycần tính chặt chẽ, chính xác, có thực tế nhưng cũng rất cần linh hoạt, sự nhạycảm nghề nghiệp để tránh phần nào những quyết định sai lầm Việc thẩm địnhmà quá nguyên tắc, cứng rắn, kém linh hoạt có thể dẫn đến ngân hàng bỏ lỡnhiều cơ hội Ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa tính toán an toàn với tínhsinh lời trong mọi công việc, tuy nhiên khi đã chọn ra được mục đích cụ thểthì cần có hướng đi đồng bộ trên mọi khâu của quy trình.

Chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra, kiểm soáttrước, trong và sau khi cho vay Quá trình này giúp ngân hàng có thể nắm bắtđược đối tượng mà mình cho vay, khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đíchkhông và hiệu quả sử dụng của món vay đó Thông qua kiểm tra, kiểm soátngân hàng có thể dự đoán mọi tình hình xung quanh khoản vay của mình nhưvề thu nhập khi đến hạn hay ngân hàng phát hiện được những dấu hiệu saitrái, bất hợp pháp để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và biện pháp xử lý.

Bước cuối cùng là thu nợ gốc và lãi của ngân hàng cho từng đối tượngvay,bước này rất quan trọng vì chất lượng tín dụng được đánh giá trên kết quảthu được Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vànhỏ chu kỳ sản xuất kinh doanh thường hay biến động, có thể một lý do nàođó mà khách hàng chưa muốn trả nợ hoặc chưa có nguồn để trả nợ Vì thế nếungân hàng không thu nợ kịp thời hay các định kỳ hạn nợ không hợp lý có thểdẫn tới nợ quá hạn gia tăng, mất khả năng thu nợ của ngân hàng, ảnh hưởngxấu đến chất lượng tín dụng.

Các bước của quy trình cho vay có mối liên hệ chặt chẽ, nếu trình tự nàykhoa học, hợp lí thì sẽ thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng.Vì vậy việcđịnh ra một quy trình cho vay chuẩn mực sẽ là một điều kiện để ngân hàngnâng cao chất lượng tín dụng của mình.

Trang 26

1.3.1.4.Phương thức tổ chức điều hành

Phương thức tổ chức điều hành là việc bố trí , sắp xếp, quy định trách nhiệmquyền hạn của các cá nhân, bộ phận và trình tự tiến hành công việc của một tổchức nói chung

Đây là yếu tố không trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nhưngnếu công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng không khoa học, có sự chồngchéo thì việc thực hiện các hoạt động cho vay của phòng tín dụng sẽ bị ảnhhưởng không tốt, chất lượng tín dụng không thể cao.

1.3.1.5.Thông tin và trang thiết bị công nghệ

Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thôngtin tín dụng chính xác, kịp thời Các thông tin tín dụng bao gồm nhưng thôngtin tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý, thông tin về kinh tế xãhội… Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàngđưa ra quyết định đúng đắn với khách hàng, lựa chọn món vay có lợi cho ngânhàng.

Hiện nay, ở nước ta việc tìm kiếm thông tin có chất lượng như trên là rấtkhó khăn Có nhiều khoản cho vay gặp rủi ro vì thiếu thông tin chính xác nhưmột khách hàng dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều ngân hàng, giấy tờ giả,hợp đồng giả hoặc thổi phồng tính khả thi của phương án kinh doanh…Điềunày không những gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng mà còn gây mấtlòng tin của ngân hàng đối với những khách hàng khác, đặc biệt tình hình nàyhay xuất hiện ở những khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng nắmbắt những thông tin tín dụng không kịp thời sẽ không đáp ứng kịp thời nhucầu vốn cho khách hàng và như vậy hạn chế chất lượng tín dụng của ngânhàng.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng cũng là yếu tố gây ảnhhưởng tới chất lượng tín dụng nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng

Trang 27

nói chung Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệpvụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng suất lao động,giảm thiểu rủi ro, bắt kịp sự thay đổi mạnh mẽ của các thành phần kinh tếtrong nứơc cuũng như quốc tế

Ngoài ra, hình thức của trang thiết bị của ngân hàng có thể đánh vào cảmgiác ban đầu của khách hàng đối với ngân hàng, tạo tâm lý tin tưởng hoặckhông tin tưởng của khách hàng Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng đếnvới ngân hàng.

1.3.2.Nhân tố khách quan

1.3.2.1.Môi trường vĩ mô

 Môi trường kinh tế.

Mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi trường kinh tếluôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hoặc chịusự chi phối của quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,…trên thị trường Do vậy,việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động của các thànhphần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp cũng như sự ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát là những yếu tốtích cực góp phần cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh tín dụng ngân hàng Ngược lại, một môi trường kinh tế bất ổn, thườngxuyên có những biến động không lường trước được sẽ gây khó khăn cho hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, khả năng mất vốn cao do rủi ro cao trong hoạtđộng kinh doanh của khách hàng luôn bi môi trường kinh tế bất ổn chi phối,điều này làm giảm chất lương tín dụng.

Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng tạo điều kiện phát triển chotất cả các chủ thể kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành

Trang 28

viên của tổ chức thưong mại thế giới (WTO) thì ngành ngân hàng tài chínhđược các nhà kinh tế dự báo sẽ là ngành có điều kiện phát triển nhất

 Môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý là cơ sở để cho các thành phần kinh tế hoạt động một cáchhợp pháp có hiệu quả Hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động kinh tế, đưacác doanh nghiệp vào hoạt động theo khung pháp lý đã quy định Vì vậy phảicó sự đồng bộ, thống nhất và hợp lý giữa các bộ luật và các văn bản pháp quynhằm tạo ra sự chặt chẽ và hiệu lực của pháp luật Hiện nay môi trường pháplý cho ngành ngân hàng còn nhiều vấn đề đang được tranh cãi nhất là về việccấp chứng nhận sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và xử lý tài sản thế chấp tạingân hàng Chính những bất cập này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạngkhó khăn khi xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ khó đòi của ngânhàng, tạo kẽ hở để khách hàng vay vốn ngân hàng chây ỳ không chịu trả nợngân hàng khi kinh doanh gặp rủi ro, dẫn đến khả năng mất vốn của ngânhàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Mặt khác, từ khi nhà nước có chính sách cho phép phát triển kinh tếngoài quốc doanh, ngân hàng có thêm một lượng khách hàng lớn để mở rộngcho vay Nhưng trên thực tế, chưa có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đốivới khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, cácđiều kiện cho vay ngày càng thắt chặt nên khu vực các doanh nghiệp vừa vànhỏ không đủ điều kiện vay vốn Như vậy, những chính sách của nhà nước cóthể là động lực nhưng cũng có thể là cản trở để doanh nghiệp vừa và nhỏ cóđiều kiện vay vốn.

1.3.2.2.Khách hàng

Chất lượng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào việc ngân hàng đã thựchiện nó như thế nào mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố về phía người sử dụng vốnvay.

Trang 29

Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn:

Chất lượng của việc sử dụng vốn cũng là một chỉ tiêu trong chất lượngtín dụng Một dự án mà phương án kinh doanh không khả thi, khả năng tạo lợinhuận thấp thì không thể nói việc sử dụng vốn vay đó có chất lượng Phươngán kinh doanh tốt sẽ cho lợi nhuận cao để doanh nghiệp vừa đủ tiền trang trảicho chi phí vay vốn ngân hàng, vừa có một lượng vốn lớn để tái đầu tư, từ đónâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng

Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp vay vốn được biểu hiện bằng sự sẵn lòng trả nợ,có mong muốn thực hiện tất cả các cam kết trong hợp đồng tín dụng.Doanhnghiệp có uy tín sẽ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng, nhậnđược nhiều ưu đãi từ phía ngân hàng như về mức lãi suất, thời hạn trả nợ,cácđiều kiện vay khác…từ đó chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không và có thể trả nợ đượccho ngân hàng hay không cũng tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hiện có củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng “túng bấn” thì chắcchắn ít có ý định trả nợ ngân hàng hoặc cũng trì hoãn việc trả nợ.Như vậy mộtkhả năng tài chính tốt của doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng cóchất lượng

Chất lượng nguồn nhân lực

Trình độ quản lý của doanh nghiệp tốt sẽ cho kết quả kinh doanh tốt nếukhông gặp trở ngại khác Như vậy, trình độ của nhà quản lý ảnh hưởng trựctiếp tới chất lượng sử dụng vốn vay.Song song với việc có nhà quản lí tốt, đểdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công nhânviên có tay nghề cao, kinh nghiệm và đạo đức kinh doanh

Trang 30

Hiện nay ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta, trình độ quản lýcủa cac doanh nghiệp còn rất kém, công tác quản lý còn nhiều sơ hở nên làmăn không hiệu quả, thất thoát vốn, kết quả kinh doanh thấp, mất khả năngthanh toán, phá sản gia tăng Đôi khi những tổn thất của ngân hàng là do đạođức của người kinh doanh Người vay lợi dụng việc vay vốn ngân hàng để làmăn phi pháp, biển thủ vốn vay, không muốn trả nợ ngân hàng… gây khó khăncho ngân hàng trong việc thu nợ.

1.4.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ

1.4.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ là nói đến cách phân loại doanh nghiệpdựa trên độ lớn hay quy mô của các doanh nghiệp.Việc phân loại doanhnghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng quy định giới hạn cáctiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp Điểm khác biệt cơ bản trong kháiniệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêuthức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức ấy thông quacác tiêu chuẩn cụ thể.Mặc dù có sự khác biệt giữa các nước về quy định cáctiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, song khái niệm chung nhất vềdoanh nghiệp vừa và nhỏ có nội dung như sau:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cáchpháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trongnhững giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giátrị gia tăng thu được trong những thời kì theo quy định của từng quốc gia.

Qua nghiên cứu tiêu thức phân loại ở các nước có thể nhận thấy một sốtiêu thức chung, phổ biến nhất thường sử dụng các tiêu thức là:

Số lao động thường xuyên

Trang 31

Vốn sản xuất Doanh thuLợi nhuậnGiá trị gia tăng

Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầuvào , còn tiêu thức doanh thu, lợi nhuận, và giá tri gia tăng lại đánh giá quymô theo kết quả đầu ra.Mỗi tiêu thức có những mặt tức cực và hạn chếriêng.Như vậy để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dùng các yếu tốđầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, hoặc là sự kết hợp cả haiyếu tố đó.

Theo nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 vềtrợ giúp phát triển DNVVN thì DNVVN được định nghĩa như sau:

- “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã

đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khôngquá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300người Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của ngành, địaphương trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúpcó thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặcmột trong hai chỉ tiêu nói trên”

Như vậy, DNVVN là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bìnhthường nhưng có vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình cảnăm dưới 300 người và đã đăng ký kinh doanh theo luật định.

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Về quy mô

Trang 32

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có quy mô nhỏ với sốvốn dưới 1 tỷ và lao động dưới 50 người.Với đặc điểm này doanh nghiệp vừavà nhỏ có ưu thế như : bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không có qua nhiềukhâu trung gian; có sự năng động, linh hoạt và khả năng thích ứng cao, dễchuyển hướng sản xuất kinh doanh khi thấy ngành nghề khác có lợi hơn, tậndụng phát huy thế mạnh địa phương, dễ dàng tiếp thu đổi mới thiết bị côngnghệ.Quy mô vốn ban đầu để hoạt động nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn mà khảnăng thu hồi vốn lại nhanh hơn có thuận lợi khiến khu vực kinh tế này thu hútđược nhiều nhà đầu tư.

 Nguồn lao động:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động nhưng tay nghề laođộng chưa cao, người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưađược đào tạo (tỷ lệ lao động được đào tạo dưới 18%) nên không đáp ứng đượcyêu cầu công nghiệp hoá

Năng lực và hiệu quả quản lí các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay nóichung còn thấp.Các nhà quản lí doanh nghiệp còn chưa được đào tạo bài bản,thiếu hiểu biết về pháp luật để quản lí trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay, một số chủ doanh nghiệp thực hiện công tác chỉ đạo điều hành chủyếu dựa vào kinh nghiệm cua bản thân mà không có sự hỗ trợ của các kiếnthức kinh doanh cơ bản.Thực tế nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đưa rađược chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn và ổn định cũng như chưacó kế hoạch chi tiết về phát triển thị trường Mặt khác do quy mô nhỏ lại thiếuvốn nên hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ kinh phí để đầu tư,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vủa người lao động ngay cả khi chủdoanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực

Trong số 25% lao động có chuyên môn thì chỉ có 6% lao động có trìnhđộ cao đẳng và đại học.Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ học vấn từ

Trang 33

trung cấp trở xuống chiếm 55,63%, có 40,81% chủ doanh nghiệp có trình độđại học trở lên nhưng họ cũng ít được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trịdoanh nghiệp

 Về công nghệ kĩ thuật

Để thành công trong cạnh tranh bất kì doanh nghiệp nào cũng quan tâmđến công nghệ máy móc thiết bị, và các phương pháp bí quyết sản xuất.Nógiúp doanh nghiệp tăng cường năng suất lao động, giảm chi phí, nâng caonăng lực cạnh tranh.

Trong lúc cuộc cánh mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ởkhắp mọi nơi trên thế giới thì phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam đều sử dụng công nghệ lạc hậu từ 20 đến 50 năm so với các nước trongkhu vực đây là nguyên nhân gây lãng phí nguồn lực, tăng chi phí sản xuất,thậm chí gây ô nhiễm môi trường do máy móc thiết bị lạc hậu gây ra.Trongnhững năm đổi mới vừa qua, do sức ép của thị trường cũng như sự thay đổicủa cơ chế quản lí nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã có nhữngcố gắng trong việc đổi mới trang thiết bị nhằm rút ngắn khoảng cách với cácnước trên thế giới song do thiếu vốn nên hiệu quả còn chưa cao.

Trang thiết bị lạc hậu cộng thêm việc thiếu thông tin cho khả năng cạnh tranhvà hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất thấp.Bên cạnhđó do hạn chế về quảng bá và tiếp thị sản phẩm nên sản phẩm làm ra khó tiếpcận thị trường, hạn chế về kênh phân phối sản phẩm nên không cạnh tranhđược với các doanh nghiệp lớn, với các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoàitrong điều kiện mở cửa hội nhập như hiện nay

 Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Trang 34

vừa và nhỏ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, pháttriển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với cácloại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranhtrên thị trường; phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đờisống cho người lao động.Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò quantrọng trong sự tăng trưởng GDP, phát triển kinh tế đất nước, tận dụng cácnguồn lực xã hội, tạo sự phát triển giữa các vùng chuyển dịch cơ cấu kinhtế.Chính vì những vai trò quan trọng như vậy của các doanh nghiệp vừa vànhỏ nên nhu cầu vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngàycàng trở thành vấn đề cấp thiết.Mặc dù các doanh nghiệp đã có những nỗ lựcrất lớn và được sự hỗ trợ về pháp lí của các cơ quan quan lí nhưng các doanhnghiệp vừa và nhỏ nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu vốn để đầu tưdẫn đến tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu , khả năng thu hút lao động cótay nghề và đào tao để nâng cao trình độ của người lao động thấp, chất lượngvà khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm thấp, sản phẩm không có thi trường,doang nghiệp không tích luỹ được và cuối cùng không có điều kiện đầu tư Đểthoát khỏi tình trạng này các doanh nghiệp cần một lượng vốn tương đối lớnđể đầu tư máy móc trang thiết bị, tiến hành quá trình đào tạo…Nhu cầu vốnlớn là vậy nhưng hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ thoả mãn yêucầu này thông qua vay gia đình, bạn bè hoặc những người cho vay nhỏ lẻ.Cáckênh này lượng vốn huy động thấp, lãi suất cao rủi ro lớn.Nhu cầu vốn củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là thị trường tiềm năng trong hoạt động tíndụng của các ngân hàng thương mại.

1.4.2.Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanhnghiệp vừa và nhỏ đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanhnghiệp này

Trang 35

Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi nhu cầu về vốn, các doanh nghiệpvừa và nhỏ cũng không ngoại lệ.Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp vừavà nhỏ ở Việt Nam đang ở tình trạng thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị, côngnghệ, máy móc, thu hút nhân lực có trình độ Để có nguốn vốn ban đầu nàycác doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể huy động tư gia đình, bạn bè, nhữngngười cho vay đơn lẻ, vốn trên thị trường chứng khoán…Tuy nhiên các kênhhuy động trên chỉ thu hút được lượng vốn thấp, lãi suất cao kèm theo rủi rolớn, mặt khác thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển theo đúng nghĩacủa nó nên tín dụng ngân hàng là một giải pháp khả thi cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ lựa chọn.Các ngân hàng thương mại với nhiều ưư thế về khả năngtài chính, tính chuyên môn hoá nghề nghiệp, phạm vi hoạt động rộng… làtrung gian quan trọng trên thị trường tài chính.Tín dụng ngân hàng đã giúp cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tháo gỡ khó khăn về vốn thông qua các hình thức tàitrợ như cho vay, bảo lãnh, cho thuê, cung cấp dịch vụ.Hình thức tài trợ có thểlà tài trợ vốn lưu động ( thông qua tín dụng ngắn hạn ) hoặc tài trợ vốn cốđịnh ( thông qua tín dụng trung và dài hạn ).Về phía các doanh nghiệp vừa vànhỏ điều quan trọng là phải xác định cơ cấu vốn hợp lí.Nếu vốn vay khôngphù hợp sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành tăng , lợi nhuận giảm, giảmkhả năng thanh toán của doanh nghiệp.Mặt khác, khi cấp tín dụng cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại luôn tham gia vào quátrình giám sát hoạt động của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn vay, ngân hàng cũng giảm được rủi ro tín dụng, điều này có lợi cho cả haibên ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín bản thân

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn tự có, trình độnhân lực hạn chế nên ít có thay đổi công nghệ phù hợp.Thực tế các thiết bị sử

Trang 36

dụng đều rất lạc hậu.Các chủ doanh nghiệp chưa đánh giá hết tầm quan trongvà tính bức bách của việc đổi mới công nghệ Đầu tư công nghệ ít quan tâmđến phưong pháp và bí quyết sản xuất, đầu tư nhỏ giọt thiếu đồng bộ dẫn đếnhiệu suất sử dụng công nghệ không cao.Tín dụng ngân hàng có thể giúp cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới trang thiết bị công nghệ qua nhiều hình thứcnhư cho vay dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị mới, cho thuê máy mócthiết bị, bổ sung vốn lưu động để doanh nghiệp có kinh phí thu hút và đào tạonguồn nhân lực có trình độ…từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lựccạnh tranh trên thị trường, làm tăng tính hiệu quả của thị trường

Thứ ba, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏhoàn thiện sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành

Điều này xuất phát từ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khi cấp tíndụng cho khách hàng, trước khi cấp tín dụng phải thông qua các bước thunhập thông tin thẩm định tài chính , phân tích khách hàng…các doanh nghiệpphải có nghĩa vụ cung cấp các báo cáo tài chính cho ngân hàng như bảng cânđối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…Từ đóđòi hỏi các doanh nghiệp phải có chế độ hạch toán kế toán rõ ràng minh bạchtheo đúng chuẩn mực chế độ quy định Điều này giúp cho các doanh nghiệptránh được những rủi ro do việc nhầm lẫn số liệu hơn nữa giúp cho việc quảnlí của các cơ quan Nhà Nước dễ dàng hơn.

1.4.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ.

Theo như khái niệm trên, chất lượng tín dụng được xem xét trên nhiềuyếu tố : yếu tố khách hàng, ngân hàng, nền kinh tế.Chúng ta sẽ tìm hiểu việc

Trang 37

nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động đếncác đối tượng trên như thế nào

1.3.3.1 Đối với người cho vay ( ngân hàng thương mại)

Xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn vốn tựcó ít, trang thiết bị công nghệ lạc hậu,nguồn lao động không có trình độ…cầncó một lượng vốn ban đầu đủ lớn để đầu tư Đây chính là thị trường tiềm năngcho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.Các ngân hàng thươngmại với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt động vìmục tiêu lợi nhuận, để đạt được điều đó ngân hàng phải tìm kiếm được nhữngkhoản cho vay sinh lời cao, rủi ro thấp, tức là nâng cao chất lượng tíndụng.Nhờ việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng bảo toàn được nguồnvốn của mình, đảm bảo khả năng sinh lời bù đắp chi phí, duy trì khả năngthanh khoản, nâng cao uy tín bản thân ngân hàng , bảo vệ quyền lợi cho kháchhàng,từ đó huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi tạo tiền đề nâng cao chấtlượng tín dụng.

1.3.3.2 Đối với người đi vay

Người đi vay ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Doanh nghiệp vừa vànhỏ ngày càng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội.Doanh nghiệpvừa và nhỏ mong muốn huy động được vốn cần thiết trong thời gian nhanhnhất, lãi suất thấp để thực hiện các mục tiêu của mình.Do đó nâng cao chấtlượng tín dụng cũng là mong muốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tíndụng có chất lượng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng, vớilãi suất, kỳ hạn hợp lý thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảonguyên tắc tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tạo điều kiện chodoanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Mặtkhác khi doanh nghiệp nhận tài trợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp kiểm

Trang 38

soát hoạt động liên quan đến khoản vay của doanh nghiệp.Nhờ vậy thúc đẩydoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nâng cao khả năng hạch toán kinhdoanh, khả năng tổ chức sản xuất, tạo động lực tìm kiếm đầu ra đầu vào, kinhdoanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng khoản vay, ngân hàng thu nợ cũngđược dễ dàng,đúng hạn tức là chất lượng của khoản tín dụng cũng được nângcao.

1.3.3.3 Đối với nền kinh tế

Tín dụng nói chung phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá góp phần giảiquyết việc làm, khai thác được khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩyquá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăngtrưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.Việc nâng cao chất lưọng tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ một mặt đem lại lợi ích cho ngân hàng, một mặtđem lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Cả hai đối tượng này đều cóvai trò to tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội.Nâng cao chất lượng tíndụng chính là một bước góp phần thúc đẩy những tác động tích cực đó diễn ranhanh hơn nhằm đạt được hiệu quả về mặt xã hội

Trang 39

Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàngCông Thương Việt Nam.Trước tháng 3/1988, NHCT HK thuộc về NHCTthành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiềntệ, tín dụng, thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vịngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.Nhưng kể từkhi có chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/07/1987 của HĐCT, thực hiện điềulệ của NHCT VN, ngày 26/3/1988, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCTthành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay Cùng với sự thay đổiđó, NHCT Hoàn Kiếm từ một quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37Hàng Bồ,quận Hoàn Kiếm bây giờ Và đây cũng trở thành trụ sở chính củaNHCT HK cho đến tận bây giờ.

Ngày 27/3/1993 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định xoá bỏ Ngân hàngCông Thương Hà Nội , từ đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm chính thứctrở thành trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Như vậy NHCTHoàn Kiếm không thành lập riêng mà được thành lập theo quyết định 67.

NHCT Hoàn Kiếm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy độngvốn,cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như : thanh toán thẻ, chitrả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối…

Trải qua gần 20 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, NHCT HoànKiếm đã gặp nhiều khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trìnhchuyển đổi nền kinh tế Nhưng đến nay NHCT Hoàn Kíêm đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thịtrường, không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn phát triển và ngàycàng mở rộng hơn với hiệu quả và lợi nhuận cao.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức( Theo quyết định số 1294/CTHK-QĐ của giám đốc chinhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm)

Trang 40

-Căn cứ quyết định 359/QĐ-HĐQT- NHCT 1 ngày 23/11/2005 của Hội đồngquản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động củasở giao dịch, chi nhánh NHCT Việt nam

-Căn cứ quyết định số 066/QĐ- NĐQT- NHCT 1 ngày 30/03/2004 của Hộiđồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của cácphòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án HĐH.

-Căn cứ quyết định số 704/QĐ- NHCT 1 ngày 15/08/2006 của Tổng Giámđốc NHCT VN về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tạichi nhánh NHCT.

-Căn cứ quyết định số 1500/QĐ- NHCT 1 ngày 06/04/2006 của Tổng giámđốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT.

Các phòng ban của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm gồm có:

1/Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn7/Phòng kế toán giao dịch

2/Phòng khách hàng 2 (DN vừa và nhỏ)8/Phòng thanh toán xuất nhập khẩu3/Phòng khách hàng cá nhân9/Phòng tiền tệ kho quỹ

4/Phòng quản lí rủi ro10/Phòng tổ chức hành chính5/Tổ quản lý nợ có vấn đề11/Phòng thông tin điện toán6/Phòng kế toán tái chính12/Phòng tổng hợp

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHCT HOÀN KIẾM

Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn

Phòng khách hàng 2

Phòng khách hàng cánhân

Phòng quản lí rủi ro

Tổ quản lí nợ có vấnđề

Phó GĐBAN GIÁM

Giám đốc

Ngày đăng: 29/11/2012, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cơ cấu vốn huy động được chi tiết qua bảng sau: - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
c ấu vốn huy động được chi tiết qua bảng sau: (Trang 43)
Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây cho thấy đó không chỉ là kết quả  của việc đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho khách hàng với phong cách  phục vụ văn minh lịch sự , tận tình c - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
ua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây cho thấy đó không chỉ là kết quả của việc đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho khách hàng với phong cách phục vụ văn minh lịch sự , tận tình c (Trang 43)
Theo dõi bảng phân tích số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ hai nguồn đó là tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư,  trong đó tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn  huy động, điều đó cho thấy do - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
heo dõi bảng phân tích số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ hai nguồn đó là tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư, trong đó tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn huy động, điều đó cho thấy do (Trang 44)
Bảng 4:Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Bảng 4 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn (Trang 45)
Bảng 5:Hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Bảng 5 Hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây (Trang 46)
2.2.1.Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
2.2.1. Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (Trang 48)
chọn các khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín làm khách hàng quen thuộc, giảm dần dư nợ, chấm dứt việc cho vay đối  với các khách hàng mập mờ về tình hình tài chính, có tỉ lệ nợ quá hạn cao, chủ  trương nâng cao chất lượ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
ch ọn các khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín làm khách hàng quen thuộc, giảm dần dư nợ, chấm dứt việc cho vay đối với các khách hàng mập mờ về tình hình tài chính, có tỉ lệ nợ quá hạn cao, chủ trương nâng cao chất lượ (Trang 49)
Qua bảng phân tích số liệu trên, nhìn chung dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh, chứng tỏ rằng hoạt động  tín dụng của chi nhánh tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn, điều  này cũng khá phù hợp với cơ  - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
ua bảng phân tích số liệu trên, nhìn chung dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh, chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn, điều này cũng khá phù hợp với cơ (Trang 50)
Bảng 9: Dư nợ cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Bảng 9 Dư nợ cho vay của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (Trang 51)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ và doanh số cho vay của chi nhánh   có     tăng   trong   hai   năm   2004   -2005   và   có   xu   hướng   giảm   nhẹ  2005-2006 - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
ua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ và doanh số cho vay của chi nhánh có tăng trong hai năm 2004 -2005 và có xu hướng giảm nhẹ 2005-2006 (Trang 51)
Bảng 10: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn vay tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Bảng 10 Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn vay tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (Trang 53)
Tuy nhiên cũng từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy. Tỷ trọng cấp tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh  ngân hàng công thương Hoàn Kiếm còn thấp (chỉ trên dưới 30%), chủ yếu là  tài trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
uy nhiên cũng từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy. Tỷ trọng cấp tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm còn thấp (chỉ trên dưới 30%), chủ yếu là tài trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệ (Trang 54)
Như vậy, qua bảng ta thấy trong năm 2006, phòng khách hàng số 2 (Phòng khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ), chủ yếu cấp tín dụng cho  các thành phần kinh tế khác - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
h ư vậy, qua bảng ta thấy trong năm 2006, phòng khách hàng số 2 (Phòng khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ), chủ yếu cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khác (Trang 57)
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w