Một trong những biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường đó là tập trung các nguồn lực kinh tế nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp hoặc nhó
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Khái quát chung về tập trung kinh tế 2
1 Khái niệm và đặc điểm 2
2 Các hình thức tập trung kinh tế 3
II Thực trạng pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế 3
1 Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế 3
2 Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế 7
2.1 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế 7
2.2 Thủ tục miễn trừ tập trung kinh tế 9
3 Xử lý vi phạm 11
III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật 12
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường Dưới sức ép của quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường buộc phải tìm nhiều biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh để tồn tại và phát triển trên thị trường Một trong những biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường đó là tập trung các nguồn lực kinh tế nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế Những biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường được gọi là tập trung kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, các hình thức, biện pháp tiến hành tập trung kinh tế diễn ra ngày càng phổ biến và trở thành một phần quan trọng của quyền tự do kinh doanh được pháp luật thừa nhận Chính vì vậy cần có sự kiểm soát những hành vi này
để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị
trường Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin tìm hiểu đề tài:“Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế” Do kiến thức còn nhiều
thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý từ phía thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NỘI DUNG
I Khái quát chung về tập trung kinh tế
1 Khái niệm và đặc điểm
Trong khoa học kinh tế, tập trung kinh tế được nhìn nhận là chiến lược tích tụ vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô
Dưới góc độ pháp luật, tập trung kinh tế được pháp luật của nhiều nước hướng vào việc xác định các dấu hiệu cũng như hình thức thực hiện tập trung kinh tế mà không đưa ra quy định giải thích tập trung kinh tế là gì Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế Theo Điều 16 Luật cạnh tranh 2004:
“Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:
1 Sáp nhập doanh nghiệp;
2 Hợp nhất doanh nghiệp;
3 Mua lại doanh nghiệp;
4 Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5 Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”.
Hành vi tập trung kinh tế có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế là các doanh nghiệp
theo Luật cạnh tranh 2004 Đối với từng hình thức tập trung kinh tế, chủ thể thực hiện phải đáp ứng những yêu cầu nhất định Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là doanh nghiệp hoạt động trên cùng hoặc không trên cùng một thị trường liên quan Tuy nhiên, theo quy định của Luật cạnh tranh, hiện nay Luật mới chỉ tập trung kiểm soát những hành vi tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị trường liên quan
Trang 4Thứ hai, hành vi tập trung kinh tế được thực hiện dưới những hình thức
nhất định theo quy định của pháp luật Bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp
Thứ ba, hậu quả của hành vi tập trung kinh tế là làm thay đổi tương quan
cấu trúc cạnh tranh trên thị trường Đồng thời dễ hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, có ảnh hưởng tới cạnh tranh
2 Các hình thức tập trung kinh tế
Theo Khoản 1, Điều 17 Luật cạnh tranh 2004:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình
để hình thành một doanh nghiệp mới”.
II Thực trạng pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế
1 Mô hình kiểm soát tập trung kinh tế
* Tự do tập trung kinh tế
Các doanh nghiệp sẽ được tự do tập trung kinh tế mà không chịu sự kiểm soát của cơ quan cạnh tranh trong các trường hợp:
Trang 5- Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp trên thị trường liên quan thấp hơn 30%
- Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong trường hợp này sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau khi tập trung Lúc này, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh chỉ đơn giản là các biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường nên chưa chứa đựng những nguy cơ đe dọa đến trật tự cạnh tranh trên thị trường
* Tập trung kinh tế có sự kiểm soát
Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì sẽ chịu chịu sự kiểm soát của cơ quan cạnh tranh
* Tập trung kinh tế bị cấm
Theo Điều 18 Luật cạnh tranh 2004 thì các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm:
“Luật cạnh tranh có quy định cấm thực hiện tập trung kinh tế đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan và doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn mang bản
Trang 6chất hạn chế cạnh tranh Trong trường hợp này, việc tập trung kinh tế đã hình thành một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan mà không phải từ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó đã làm cho các doanh nghiệp còn lại chỉ là thiểu số trên thị trường
Với cách xác định này thì trường hợp tập trung kinh tế mà các doanh nghiệp trong vụ việc này có thể chỉ có thị phần kết hợp trên 50% tại một thị trường liên quan nào đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của các bên thì nếu các bên muốn thực hiện vụ việc sáp nhập mà lại không thuộc diện được hưởng miễn trừ thì cũng không thể thực hiện được
Như vậy, Luật cạnh tranh đã sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm
tập trung kinh tế và làm tiêu chí duy nhất để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế Mặt khác, việc sử dụng yếu tố thị phần kết hợp làm căn cứ để kiểm soát tập trung kinh tế cho thấy, Luật cạnh tranh của Việt Nam chỉ quan tâm đến các trường hợp tập trung kinh tế theo chiều ngang Vì vậy việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp không cùng thị trường liên quan không chịu sự kiểm soát của Luật cạnh tranh Đây cũng chính
là một hạn chế khi kiểm soát hành vi tập trung kinh tế chỉ căn cứ vào yếu tố thị phần mà không dựa trên đánh giá tác động của hành vi tập trung kinh tế trên thị trường Đồng thời các số liệu chứng minh về thị phần chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở quá khứ hoặc hiện tại Nếu chỉ dựa vào chúng để đánh giá tác động của tập trung kinh tế đến tương lai của thị trường cạnh tranh
có nghĩa là chúng ta đang đặt thị trường trong trạng thái tĩnh
* Trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ
Theo Điều 19 Luật cạnh tranh thì các trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm bao gồm:
“1 Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
Trang 72 Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”
Ở trường hợp thứ nhất, quy định “Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung
kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản” được giải thích tại Điều 36 Nghị định 116/2005/NĐ-CP:
“1 Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2 Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của Luật Phá sản.”
Theo đó thì phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản Mất khả năng thanh toán là việc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
Ở trường hợp thứ hai, việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ Theo
đó, để có thể được hưởng cơ chế miễn trừ các bên có liên quan phải chứng minh rằng kết quả của giao dịch mua bán sáp nhập có tác dụng tốt đối với xã hội thông qua việc mở rộng xuất khẩu hoặc phát triển kinh tế xã hội hoặc góp phần phát triển tiến bộ khoa học kĩ thuật Vậy kết quả như thế nào mới là đáp ứng được yêu cầu của Khoản 2, Điều 19 thì lại phụ thuộc vào sự đánh giá của cơ quan cạnh tranh Việc này có thể dẫn tới sự dễ dãi trong việc cho hưởng miễn trừ hoặc trường hợp không cho hưởng miễn trừ mặc dù có thể giao dịch mua bán sáp nhập có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế hơn là những tác hại mà chúng mang lại
Trang 8Như trường hợp sáp nhập Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận cho hưởng miễn trừ tập trung kinh tế do thấy được những lợi ích sau sáp nhập mang lại là giúp các ngân hàng tiết kiệm nguồn lực, chi phí đầu tư hạ tầng Các giao dịch thanh toán, chuyển tiền của khách hàng sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn, không còn tình trạng phân biệt nội mạng và ngoại mạng Khách hàng cũng có cơ hội hưởng nhiều tiện ích thanh toán hiện đại hơn Thời hạn được hưởng miễn trừ tập trung kinh tế là 5 năm và tự động gia hạn sau mỗi 5 năm nếu các bên tham gia tập trung kinh tế không vi phạm các điều kiện và nghĩa vụ cho hưởng miễn trừ 1
Như vậy, Luật cạnh tranh cũng đã cân nhắc đến các yếu tố về tính hiệu quả của các trường hợp tập trung kinh tế bằng cách đặt ra những trường hợp có thể được miễn trừ Có nhiều trường hợp xét về hình thức, hành vi tập trung kinh
tế của các doanh nghiệp đã cấu thành đủ các dấu hiệu để kết luận là vi phạm Luật cạnh tranh, song chúng lại có nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của kinh tế – xã hội Những lợi ích đó có thể góp phần giúp cho một bên của giao dịch thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp quốc nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Khi đó, vấn đề miễn trừ sẽ được đặt ra Tuy nhiên trên thực tế, với các tiêu chí được qui định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp
và cơ quan cạnh tranh trong quá trình áp dụng cơ chế miễn trừ
2 Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế
2.1 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế
1 Theo
Trang 9http://vneconomy.vn/tai-chinh/chinh-thuc-sap-nhap-hai-lien-minh-the-lon-nhat-viet-nam-Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế
Trường hợp không phải thông báo:
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan
- Doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật
Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung
Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ tập trung kinh tế
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm;
- Tập trung kinh tế bị cấm; lý do cấm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời
Trường hợp việc tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn
Bước 4: Thực hiện tập trung kinh tế
Trang 10Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm
Quy định nghĩa vụ phải thông tin chính xác về thị phần của các bên tham gia tập trung kinh tế là một khó khăn cho doanh nghiệp Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể biết và chịu trách nhiệm về doanh số của mình mà không có nghĩa vụ phải nắm được doanh số của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong khi đây lại là căn cứ để tính toán thị phần của các bên tham gia tập trung kinh tế Việc yêu cầu doanh nghiệp phải thu thập một khối lượng lớn thông tin liên quan đến thị trường và thị phần tạo một áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế
2.2 Thủ tục miễn trừ tập trung kinh tế
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải nộp hồ sơ
đề nghị hưởng miễn trừ tới cơ quan cạnh trạnh Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ phải theo quy định tại Điều 29 Luật cạnh tranh 2004
Bước 2: Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ
rõ những nội dung cần bổ sung
Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ