1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán

19 14,5K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Khái quát về các hình thức thanh toán Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả người mua hàng hóa, người nhận cung ứng dịch vụ… sử dụng tiề

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ BÀI 1

NỘI DUNG 1

A Khái quát về các hình thức thanh toán 1

B Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành 2

I Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán dùng tiền mặt 2

II Ưu và nhược điểm của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 4

1 Thanh toán qua séc 4

2 Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền 7

3 Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu 8

4 Thanh toán qua thẻ ngân hàng 9

C Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán 14

1 Thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán 14

2 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thẻ thẻ thanh toán 16

KẾT LUẬN 17

Trang 2

MỞ BÀI

Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ và lưu thông tiền tệ Tiền tệ ra đời với vai trò trung gian trao đổi giữa các loại hàng hóa khác nhau làm cho việc lưu thông và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự

và thương mại gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung quan thanh toán Mỗi hình thức thanh toán đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào bản chất của từng hình thức thanh toán cũng như thực tế và pháp luật ở mỗi quốc gia, mỗi thời kì Do đó, em xin chọn đề tài:

“Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng chế độ thanh toán bằng thẻ thanh toán.”

NỘI DUNG

A Khái quát về các hình thức thanh toán

Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người

có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hóa, người nhận cung ứng dịch vụ…)

sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ…) Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt phụ thuộc vào

sự phát triển của của nền kinh tế đó và tính tiện lợi của phương tiện thanh toán, đồng thời phụ thuộc vào trình độ dân trí của mỗi quốc gia Đối với các nước phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng phương tiện thanh toán, trong khi tỉ lệ này ở các nước đang phát triển như Việt Nam thường chiếm từ 30 - 40% Đây là hình thức thanh toán truyền thống, quen thuộc, đơn giản do các bên trực tiếp chi trả tiền mặt cho

Trang 3

nhau, không qua trung gian Hiện nay, hình thức thanh toán này chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định của Chính phủ số 161/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt; Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 01/2007/TT-NHNN ngày 07 tháng 3 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 Nghị định số 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ,…

Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện (ngân hàng, kho bạc nhà nước,

…) Hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng Thanh toán không dùng tiền mặt giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, từ đó làm tăng vòng quay của đồng tiền trong nền kinh tế; góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí vận chuyển, bảo quản tiền mặt; thuận lợi cho việc thanh toán quốc tế và những giao dịch

ở xa Hình thức thanh toán này còn tạo được nguồn vốn cho ngân hàng với chi phí thấp; tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chức năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động của nền kinh tế, giúp cho Nhà nước có kế hoạch điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền

Hiện nay, các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán bao gồm:

- Thanh toán qua séc

- Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền

- Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu

- Thanh toán qua thẻ ngân hàng

- Thanh toán bằng hối phiếu, lệnh phiếu,…

B Ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành.

Trang 4

I Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán dùng tiền mặt.

Đây là hình thức thanh toán lâu đời, truyền thống và quen thuộc nhất,

do đó, nó có những ưu điểm như:

- Phù hợp với thói quen thanh toán, thích hợp với những giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, hàng ngày

- Các bên trực tiếp thanh toán cho nhau bằng tiền mặt mà không qua trung gian thanh toán dẫn đến những thủ tục, cách thức thanh toán rất nhanh chóng, đơn giản Các bên cảm thấy yên tâm hơn khi trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, hình thức thanh toán này có nhiều hạn chế, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế phát triển, nơi mà không chỉ có những giao dịch trên phạm vi nhỏ hẹp, giá trị thấp nữa, mà xuất hiện nhiều những giao dịch trên phạm vi toàn cầu với giá trị lớn Nhược điểm của hình thức thanh toán bằng tiền mặt là:

- Tính an toàn không cao, nguy cơ rủi ro, mất mát lớn Việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt dẫn đến việc các chủ thể lúc nào cũng phải mang theo tiền mặt bên mình, với những khoản tiền lớn, địa điểm thanh toán ở xa thì

độ an toàn không được đảm bảo

- Lãng phí thời gian, vật chất vào việc phát hành, bảo quản, sử dụng tiền măt

- Tốn kém chi phí vận chuyển, khó khăn khi thực hiện thanh toán quốc tế, không đảm bảo an toàn khi khoảng cách giao dịch xa

- Giảm vòng quay của vốn, khiến sản xuất chậm lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế

- Hiện nay, để tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, pháp luật còn quy định hạn mức thanh toán bằng tiền mặt Theo đó, các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà

Trang 5

nước khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả (Điều 3 NĐ của Chính phủ số 161/2006/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt)

Do đó, hiện nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được thúc đẩy phát triển, nhằm lợi dụng tối đa những ưu điểm của các hình thức thanh toán này

II Ưu và nhược điểm của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

1 Thanh toán qua séc.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật công cụ chuyển nhượng: “Séc

là giấy tờ có giá do người kí phát lập, ra lệnh cho người bị kí phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”

Hiện nay, hình thức thanh toán qua séc được quy định tại Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2006 ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc

a Về ưu điểm

- Người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thỏa thuận giữa các bên Quy định này tạo điều kiện cho các chủ thể thụ hưởng séc khi không có điều kiện trực tiếp thanh toán séc, hơn nữa, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên nghiệp, do đó, quyền lợi của người thụ hưởng sẽ được đảm bảo

- Để đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, các bên có thể tiến hành bảo đảm thanh toán séc Đây là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng

Trang 6

được thanh toán số tiền ghi trên séc Có hai hình thức bảo đảm thanh toán séc là bảo lãnh séc và bảo chi séc

- Trong các trường hợp mất, hư hỏng séc, bên kí phát kí phát séc không đủ khả năng thanh toán, pháp luật đều có các quy định bảo vệ quyền lợi của các bên Trong trường hợp người kí phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc thông báo bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí phát Nếu người thụ hưởng làm mất séc, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí phát, người kí phát, yêu cầu người kí phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị kí phát Người bị kí phát khi nhận được thông báo về tờ séc bị mất, phải kiểm tra ngay các thông tin

về tờ séc bị mất, và vào sổ theo dõi séc đã được thông báo mất Người bị kí phát không được thanh toán séc đã được báo mất

Trường hợp hư hỏng séc, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người

ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế

Trường hợp người ký phát ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, người bị kí phát có trách nhiệm gửi thông báo tới người kí phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số tiền ghi trên séc Người kí phát chậm trả séc, sẽ phải chịu phạt chậm trả, lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm áp dụng Nếu người bị kí phát không nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc

đã được thanh toán thì người bị kí phát có trách nhiệm đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền kí phát séc của người vi phạm Tùy từng mức độ vi phạm người kí phát sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng

- Một ưu điểm khác của séc đó là séc chỉ có giá trị khi có chữ kí bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người kí phát bằng bút mực hoặc bút bi, theo đúng

Trang 7

chữ kí mẫu đã đăng kí tại người bị kí phát Do đó, người kí phát có thể kiểm soát được việc kí phát và sử dụng séc, hạn chế các trường hợp giả mạo chữ

kí trục lợi

b Về nhược điểm

- Khác với thanh toán qua thẻ ngân hàng, người thanh toán cần có thẻ ngân hàng và mã PIN của thẻ đó, với việc thanh toán bằng séc, bất cứ ai chỉ cần chiếm hữu được tờ séc là đã có thể tiến hành thanh toán Đặc điểm này dẫn đến việc cung ứng, kí phát, chuyển nhượng, nhờ thu séc, xuất trình và thanh toán séc đều phức tạp hơn, do các bước phải hết sức chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên Theo quy định tại Điều 5 Quy chế cung ứng và sử dụng séc, tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung ứng, nhưng giấy in séc, kích thước séc, yếu tốc và vị trí các yếu

tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện do pháp luật quy định Trong quá trình xuất trình, tiếp nhận và thanh toán séc, các bên tiếp nhận phải kiểm tra đầy đủ tất cả các yếu tố trên tờ séc như chữ ký và dấu của người kí phát séc hoặc người được ủy quyền kí phát séc; tính liên tục của dãy chữ kí chuyển nhượng, số séc, số tiền bằng chữ, số tiền bằng số,… Bất cứ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên

- Như đã đề cập ở trên, quy định về chữ kí trực tiếp giúp người kí phát kiểm soát được việc kí phát và bảo đảm quyền lợi cho người kí phát, tuy nhiên, điều này gây bất lợi đối với những giao dịch thanh toán thực hiện các nghĩa

vụ thanh toán của người kí phát mà vắng mặt người kí phát

- Khác với các loại hình thanh toán khác, việc xuất trình séc để thanh toán chỉ được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền, người thu hộ xuất trình séc đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định Nếu tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ

Trang 8

ngày kí phát và người kí phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc thì người bị kí phát có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được thụ hưởng ủy quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó Nếu tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày kí phát thì người bị kí phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị kí phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người

vị kí phát có đủ khả năng thanh toán Như vậy, nếu xuất trình séc sau thời hạn quy định, người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền, người thu hộ có thể không được người bị kí phát thanh toán

- Hiện nay hoạt động thanh toán bằng séc được điều chỉnh bởi Luật Công

cụ chuyển nhượng 2005 và Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc Tuy nhiên, cho đến nay, Luật Các công cụ chuyển nhượng chưa có văn bản hướng dẫn, gây khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành thanh toán bằng séc NHNN chưa thành lập được các trung tâm bù trừ séc theo quy định của luật này Đó là lí do khiến hình thức thanh toán này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta

2 Thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền.

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng, kho bạc nhà nước theo đó chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng, kho bạc phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng thông qua giấy ủy nhiệm chi Ủy nhiệm chi – chuyển tiền dùng để trả tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng, dùng để chuyển tiền cầm tay (séc chuyển tiền) và chuyển tiền mặt giữa các tỉnh, thành phố qua ngân hàng đối với các đơn vị, cá nhân có yêu cầu thông qua thể thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến địa chỉ người lĩnh tiền

Trang 9

Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.1

Các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền bao gồm bên trả tiền; ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền; ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng

Hình thức thanh toán này có một số những ưu điểm như:

- Hình thức thanh toán này khá nhanh chóng, ít phụ thuộc hơn vào máy móc thiết bị do đó cũng hạn chế được những rủi ro do hỏng hóc, sự cố của máy móc, thiết bị như trong thanh toán bằng thẻ ngân hàng

- Giống với hình thức thanh toán bằng séc, với hình thức thanh toán này, người thụ hưởng không cần có tài khoản tại ngân hàng như hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng Người thụ hưởng có thể đến trực tiếp ngân hàng, kho bạc nhà nước để được thanh toán

- So với thanh toán bằng séc, do ít chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán hơn nên hình thức thanh toán này đơn giản hơn Bên trả tiền chỉ cần lập giấy ủy nhiệm chi theo quy định của ngân hàng và nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình Ngân hàng, kho bạc nhà nước sẽ trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng

3 Thanh toán qua ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu.

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu là hình thức thanh toán qua ngân hàng, kho bạc nhà nước trong đó đơn vị bán (đơn vị thụ hưởng) yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình thu hộ số tiền về hàng hóa đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác

Ủy nhiệm thu là lệnh thu tiền của chủ tài khoản lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ

Trang 10

mình thu hộ số tiền theo các chứng từ về việc đã chuyển giao hàng hóa, đã cung ứng dịch vụ cho người khác.2

Việc thu hộ của ngân hàng không phải là công việc đòi nợ mà chỉ đơn giản

là nhận tiền của bên trả tiền và hoàn trả lại cho bên thụ hưởng Cũng tương

tự như hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi – chuyển tiền, hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi hoặc nhờ thu cũng đơn giản, hạn chế những rủi

ro do máy móc, hệ thống, bên trả tiền không nhất thiết phải có tài khoản ngân hàng Ủy nhiệm thu được lập theo mẫu của NHNN, trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và kí tên, đóng dấu của đơn vị lên tất cả các ủy nhiệm chi Khi nhận được ủy nhiệm chi trong thời hạn 1 ngày làm việc, ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán

4 Thanh toán qua thẻ ngân hàng.

Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ,

tổ chức thanh toán thẻ cung ứng Với vai trò là công cụ để thực hiện thanh toán, thẻ ngân hàng có thể được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện thông qua nghiệp vụ kế toán của ngân hàng

Căn cứ vào nguồn vốn của chủ thẻ, thẻ ngân hàng được chia làm hai loại: thẻ thanh toán và thẻ tín dụng Thẻ thanh toán là loại thẻ được chủ thể

sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số

dư trên tài khoản của mình tại ngân hàng phát hành thẻ Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận theo hợp đồng

Ngày đăng: 16/03/2016, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 Khác
2. Quy chế cung ứng và sử dụng séc của NHNN Khác
3. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN Khác
4. Giáo trình Luật Ngân hàng, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2010 Khác
5. Và một số văn bản pháp luật khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w