Ví dụ: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hà
Trang 1Trên thực tế thì các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức làthanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua trung gian thanh toán Trong
đó thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếpgiữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổchức trung gian như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước… thực hiện Trong nền kinh tếthị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán đang ngày càng phát triển vàhướng tới việc thay thế phần lớn thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt trong các giaodịch thương mại
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng để tổ chức được hoạt động thanh toánqua trung gian một cách có hiệu quả nhất là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi có một
hệ thống pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, đón trước những thay đổi không ngừng củađời sống kinh tế - xã hội Bởi thế, trong Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xãhội 2001 – 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác địnhnhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội là phải “hình thành môi trườngminh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng Ứng dụngphổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùngtiền mặt và thanh toán qua ngân hàng Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đếnmọi doanh nghiệp và cư dân”
Trong vài năm gần đây, Nhà nước đã có sự quan tâm nhằm hoàn thiện phápluật nhằm điều chỉnh ngày càng tốt hơn hoạt động nhạy cảm và mang tính nghiệp
vụ cao sau này Chính vì vậy, trong bài tập học kì này, em đã quyết định lựa chọn
đề bài: “So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành” để tìm hiểu kĩ hơn về các hình thức này.
I Khái quát chung về thanh toán qua trung gian thanh toán.
1 Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện (ngân hàng, kho bạc nhà nước…)
Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc theo yêucầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng, việc chitrả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một dịch vụ Hoạt động dịch vụthanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán phân biệt với cáchoạt động ủy thác thanh toán khác bằng các dấu hiệu sau:
Trang 2Thứ nhất, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung
gian thanh toán gắn với chức năng hoạt động được quy định trong giấy phép thànhlập và giấy phép hoạt động Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia thườngxuyên trong quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán
Thứ hai, các hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán được pháp luật quy
định cụ thể Ví dụ: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung
gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và quản lý nhà nướccủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2 Bản chất của thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thanh toán qua trung gian thanh toán xuất hiện từ lâu trong lịch sử loàingười, tuy nhiên nó chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường.Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vựckinh tế – tài chính đối nội và đối ngoại
Sự phát triển của thanh toán qua trung gian thanh toán trong thời đại hiệnnay là do yêu cầu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa Khi nềnkinh tế hàng hóa phát triển ngày càng cao, khối lượng trao đổi hàng hóa trong nướccũng như ngoài nước càng tăng lên thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện,
an toàn và tiết kiệm Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn gắn liền với sựphát triển của hệ thống tài chính tín dụng, nhất là sự phát triển của hệ thống ngânhàng Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các doanhnghiệp, các cơ quan, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và ápdụng cách trả tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệthống ngân hàng
Thanh toán qua trung gian thanh toán là một hình thức vận động của tiền tệ,tiền ở đây vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trịcủa hàng hóa và dịch vụ Trong nền kinh tế hàng hóa, hình thức vận động này củatiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng chu chuyển tiền tệ bởi
vì hình thức vận động này của tiền tệ có những ưu điểm hơn hẳn so với vận độngtiền mặt:
Thứ nhất, thanh toán qua trung gian thanh toán đáp ứng tốt hơn yêu cầu
chuyển hóa giá trị của hàng hóa dịch trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho việcchi trả tiền hàng trong nền kinh tế thuận tiện hơn vì việc chi trả có thể thực được ởbất kì qui mô nào và ở bất kì cự li nào
Thứ hai, thanh toán qua trung gian thanh toán giúp cho việc chi trả tiền
hàng và dịch vụ an toàn hơn vì nó được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của hệthống tín dụng dựa trên những cam kết giữa các bên tham gia thanh toán
Thứ ba, thanh toán qua trung gian thanh toán là một hình thức vận động tiền
tệ tiết kiệm hơn vì chi phí tổ chức cho sự vận động này thấp hơn với vận động tiềnmặt
Thứ tư, thanh toán qua trung gian thanh toán còn có tác động tích cực đối
với nền kinh tế tài chính, nó tạo điều kiện để tập trung một nguồn vốn lớn của xã
Trang 3hội vào hệ thống tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, đồng thời phát huy vai tròkiểm tra của nhà nước vào hoạt động kinh tế tài chính
II So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
1 Khái niệm các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
Theo Điều 12 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 vềhoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì các phươngtiện thanh toán bao gồm: tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng
và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật Theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành phương tiện thanh toán qua trung gian thanh toán baogồm:
1.1 Séc.
Séc là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ lệnh đó.
Ở Việt Nam, Séc cũng được đưa vào sử dụng từ lâu Trong thời kỳ cơ chếquản lý nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hệ thống Ngân hàng Nhà nước là mộtthể thống nhất từ trung ương đến địa phương, thì phương tiện thanh toán bằng Sécvẫn được vận hành rất sôi động, chiếm giữ vai trò quan trọng không thể thiếu đượctrong hệ thống các phương tiện thanh toán Đối tác quan hệ thanh toán với Ngânhàng thời kỳ này là các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể, cá nhân chưa được sửdụng Séc Lợi ích của thanh toán bằng Séc có nhiều Song cũng như mọi hoạt độngkinh tế khác, bao giờ cũng có mặt trái của nó Trước những năm 90 khi Séc chỉ doNgân hàng Nhà nước độc quyền phát hành và là trung tâm thanh toán duy nhất trêntoàn quốc thì phương tiện thanh toán này đã được vận hành khá thuận lợi, phạm visử dụng nó không bị giới hạn trong toàn quốc
Sau khi có sự phân chia hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp vànhất là từ khi có NĐ30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế pháthành và sử dụng Séc, Thông tư 07/TT/NH1 ngày 27/121996 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện NĐ30/CP về quy chế phát hành và sử dụngséc thì tính pháp lý của phương tiện thanh toán séc đã được nâng lên một tầng caohơn, vai trò chủ động về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trongviệc phát hành và sử dụng séc được khẳng định rõ ràng hơn Trên thực tế, sau 7năm thực hiện NĐ30/CP và Thông tư 07/TT/NH1 thì phương tiện thanh toán sécvẫn phát huy được ưu thế vốn có mang tính truyền thống của nó trong các phươngtiện thanh toán qua trung gian Đặc biệt tính “gần gũi” của nó với thông lệ quốc tếngày càng được phát huy, ngày càng được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn Tuy vậy,
cơ chế đó cũng đã bộc lộ những bất cập, làm cho hiệu quả sử dụng séc chưa pháthuy hết thế mạnh của nó trong thanh toán qua trung gian Những hạn chế đó đã gây
ra những khó khăn đối với các đối tượng sử dụng phương tiện thanh toán này Hạnchế đó đã được khắc phục bằng Nghị định 159/2003/NĐ-CP và Thông tư 05/2004/
Trang 4TT-NHNN về cung ứng và sử dụng séc Về cơ bản các quy định của Nghị định vàThông tư này là cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc cung ứng và sử dụng séc.Đây là những văn bản mới ban hành và được đưa vào thực hiện trong thực tế nênchưa thể đánh giá tính hiệu lực cũng như tác động của nó đối với hình thức thanhtoán này trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên cũng dễ nhận ra điểm mới và nhữngthiếu sót.
Trước hết, trong Nghị định này xác định cụ thể Séc “là phương tiện thanhtoán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho ngườithực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụhưởng” Đã có sự xác nhận đây là một phương tiện thanh toán cụ thể ngay trongchính định nghĩa của nó, tuy nhiên, về bản chất, nó vẫn không thay đổi Nó vấn làmột giấy ghi nhận lệnh trả tiền vô điều kiện, do khách hàng của ngân hàng ký phát,yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả chongười được chỉ định trên séc hoặc trả cho người cẩm séc Vì thế, so với những quyđịnh trước đây nó vẫn không có sự thay đổi lớn
1.2 Ủy nhiệm chi.
Ủy nhiệm chi là một tờ lệnh trả tiền do các đơn vị cá nhân hoặc có tài khoản
mở tại ngân hàng phát hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tàikhoản của mình để trả cho một người thụ hưởng nào đó
Việc cung ứng phương tiện thanh toán ủy nhiệm chi được quy định tại khoản
3 Điều 14 QĐ226/2004, đơn giản rằng nó thực hiện theo quy định của Ngân hàngNhà nước về chứng từ thanh toán Có thể thấy đây là một quy định rất chungchung, không phân biệt rõ giữa ủy nhiệm chi so với các hình thức thanh toán khác,bởi lẽ, chứng từ thanh toán nói chung là một trong những điều kiện để tiến hànhhoạt động thanh toán qua trung gian, bất cứ hoạt động thanh toán qua trung giannào cũng cần phải thực hiện bằng một loại chứng từ thanh toán nhất định Ví dụthanh toán bằng séc thì séc chính là một loại chứng từ thanh toán được sử dụng và
đã có một quy định riêng về việc cung ứng và sử dụng séc, nhưng trong trường hợpnày, loại hình thanh toán này lại không có quy định cụ thể về cung ứng và sử dụng
ủy nhiệm chi, phương tiện thanh toán được sử dụng trong hình thức thanh toán đó
Ủy nhiệm chi: Việc thanh toán bằng hình thức này phổ biến hơn thanh toánbằng ủy nhiệm thu, việc tiến hành cũng đơn giản hơn, tuy vậy nó cũng đòi hỏi một
hệ thống thanh toán hiện đại với nghiệp vụ ngân hàng linh hoạt Thực tế hoạt độngnày ở nước ta dù đã được sử dụng nhiều song tính hiện đại của nghiệp vụ ngânhàng vẫn còn hạn chế Chưa thực hiện được lệnh chi điện tử, quá trình thanh toánvẫn còn chậm, chưa kết nối mạng thanh toán giữa NHTM với khách hàng để thựchiện hoạt động thanh toán này
1.3 Ủy nhiệm thu.
Ủy nhiệm thu là một giấy ủy nhiệm do các đơn vị phát hành đề nghị ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền nhất định từ một khách hàng nào đó.
Ủy nhiệm thu: đây là một hình thức phù hợp với các khoản thanh toán có thểtính chính xác được giá trị của nó như: tiền thuê nhà, cước phí bưu điện, tiền điện,
Trang 5tiền nước… nhưng hiện nay ở nước ta những khoản thu này đều đang được thựchiện bằng tiền mặt do đó mà hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu không đượcsử dụng phổ biến.
Mặt khác, ủy nhiệm thu phải trải qua một quá trình thanh toán phức tạp, cóthể được mô tả đơn giản như sau: để thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu haibên mua bán phải thống nhất thỏa thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế Đồng thờithông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn
cứ thực hiện các ủy nhiệm thu Sau khi hoàn tất các việc giao hàng hay cung ứngdịch vụ, bên thụ hưởng lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn, chuyển đơn nộpcho ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ người trảtiền để yêu cầu thu hộ tiền Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu trong vòng một ngàylàm việc, ngân hàng phục vụ người trả tiền trích tài khoản của người trả tiền trảngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán Có thể thấy, đây là một quátrình với những thủ tục thanh toán phức tạp, người mua khó kiểm soát được quátrình đòi tiền của người bán
1.4 Thư tín dụng.
Thư tín dụng là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng theo đó việc thanh toán được tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu kí trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả tiền cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo những điều kiện sử dụng thư tín dụng.
Theo pháp luật Việt Nam, không có một định nghĩa rõ ràng và chính xác chothư tín dụng Tuy vậy, vai trò và mục đích của thư tín dụng đã được đề cập đếntrong quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánban hành kèm theo QĐ266/2002/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động thanhtoán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Theo Điều 16 quy chế này thì:
“thư tín dụng và một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêucầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng); theo đó,ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để:
+Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh củangười thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiệncủa thư tín dụng; hoặc
+Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnhcủa người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộchứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”
Như vậy, về phạm vi, thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa người mua
và người bán cả quan hệ thương mại trong nước và ngoài nước Tuy nhiên, trongcác quan hệ trong nước, thư tín dụng hầu như không được sử dụng, mặc dù hìnhthức thanh toán này đã bộc lộ được nhiều ưu điểm trong quan hệ thanh toán Sở dĩ
có điều ấy cũng một phần vì các quy định của Việt Nam về thanh toán bằng thư tíndụng cũng chưa cụ thể và hoàn thiện, giống như các quy định nói chung về thanhtoán qua trung gian
Trang 6Có thể nói, đây là một hình thức thanh toán có tính an toàn cao cho ngườibán, song không phải không có những vấn đề phát sinh trong quan hệ thanh toán,
đó là các tranh chấp phát sinh mà cần phải được dự liệu trước khi tiến hành xâydựng một hệ thống pháp luật với những quy định cụ thể để điều chỉnh hoạt độngkhông hề đơn giản này
1.5 Thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Đây là một hình thức thanh toán mới được áp dụng ở Việt Nam và đã có tốc
độ phát triển không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là trong khoảng gần 2 năm trở lạiđây, thị trường thẻ Việt Nam như được thổi một luồng sinh khí mới, trở nên hoạtđộng rất sôi động mà mới trước đó, hệ thống thanh toán thẻ có thể nói còn quá mớimẻ đối với người dân Việt Nam Hàng loạt máy rút tiền tự động ATM được lắp đặt
và đi vào sử dụng Thẻ ngân hàng đã có một bước tiến nhanh chóng trong nền kinh
tế ở nước ta Sự phát triển như trên của thị trường thẻ không chỉ đã dừng lại ở đấy
mà sẽ còn phát triển ngày một mạnh mẽ hơn nữa bởi nó phù hợp với nhu cầu củangười dân, thuận lợi cho hoạt động thanh toán trong cuộc sống, nếu được sự quantâm thật sự của các cơ quan có thẩm quyền nhằm phát triển hơn nữa hình thứcthanh toán này thì nó sẽ bộc lộ ngày càng nhiều ưu điểm của mình
Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật vẫn chưa thật sự đã tạo ra một hành langpháp lý phù hợp cho sự thúc đẩy phát triển thẻ ngân hàng Mặt khác, hoạt độngcung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã có nhiều thay đổi, những quy định trước đây
về quy chế hoạt động của loại hình dịch vụ này ở NĐ91/CP về hoạt động thanhtoán không dùng tiền mặt đã được thay đổi bằng NĐ64/CP về quy chế hoạt độngcủa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với hướng dẫn cụ thể tạiQĐ226/2002/NHNN nhưng thẻ ngân hàng vẫn được điều chỉnh bằng một văn bản
cũ, không thích ứng với nhu cầu trong thời điểm hiện nay Sở dĩ có nhu cầu phảiđổi mới bởi lẽ, trong chính bản thân những quy định về hoạt động phát hành sửdụng và thanh toán thẻ ngân hàng đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp, đòi hỏiphải thay đổi
2 Điểm giống nhau giữa các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
Nói chung, các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán đều mangmột số đặc điểm chung như sau:
+ Các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, cá nhân được quyền lựa chọn ngânhàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Các chủ tài khoản thựchiện việc thanh toán phải theo những qui định của thể lệ thanh toán không dùngtiền mặt hiện hành
+ Ðể đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời, các chủ tài khoản phải
có đủ tiền trên tài khoản Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiềngửi là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật
Trang 7+ Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tàikhoản trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi nhanh chóng, chính xác, an toàn,thuận tiện Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khithực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủtiền, đồng thời không chịu trách nhiệm liên đới với hai bên khách hàng Nếu dothiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàngphải bồi thường thiệt hại, và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị truy tố trước phápluật
+ Ngân hàng chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản của khách hàng cho các cơquan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo qui định cuapháp luật
+ Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng đượcphép thu phí theo qui định của Thống đốc ngân hàng nhà nước
3 Điểm khác nhau giữa các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
3.1 Chủ thể tham gia quan hệ.
Séc: Tham gia quan hệ thanh toán bằng séc có thể là các chủ thể sau:
- Người kí phát là người lập và kí phát hành séc
- Người bị kí phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séctheo lệnh của người kí phát
- Người thụ hưởng là người sở hữu séc với tư cách của một trong nhữngngười sau đây: người được nhận thanh toán số tiền ghi trên séc theo chỉ định củangười kí phát, hoặc người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyểnnhượng theo quy đinh của Luật công cụ chuyển nhượng, hoặc là người cầm giữ séc
mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ
- Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán bằng sécbằng cách kí tên trên séc với tư cách là người kí phát, người chuyển nhượng, ngườibảo chi hoặc người bảo lãnh…
- Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khácđược phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc
- Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc tổchức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việctrao đổi, thanh toán, bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việcthanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán séc trên đây có thể chia thànhhai nhóm chính sau:
- Nhóm chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán là các tổ chức cung ứng séc vàtham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, với tư cách là người bị kí phát, ngườithu hộ, người có liên quan;
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:
Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi bao gồm:
Trang 8- Bên trả tiền: (người mua hàng hóa, dịch vụ; người chuyển tiền) có nghĩa vụlập giấy ủy nhiệm chi theo quy định của Ngân hàng, nộp vào ngân hàng, kho bạcnhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản của mình trả cho bênthụ hưởng Khi lập giấy ủy nhiệm chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu
tố khớp đúng với nội dung giữa các liên ủy nhiệm chi và kí tên đóng dấu lên tất cảcác liên ủy nhiệm chi
- Ngân hàng và kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm kiểmtra tính hợp lệ; hợp pháp của giấy ủy nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi của kháchhàng không đủ tiền thanh toán Phải có trách nhiệm thanh toán ngay đối với giấy
ủy nhiệm chi hợp lệ Nếu do thiếu sót chủ quan của mình gây thiệt hại cho kháchhàng thì ngân hàng, kho bạc nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng
từ thanh toán cho ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền chuyển đến,sau khi kiểm tra chứng từ nếu có đủ điều kiện thanh toán phải tiến hành ghi nhận
số tiền ghi trong chứng từ thanh toán vào tài khoản bên thụ hưởng
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:
Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán ủy nhiệm thu bao gồm:
- Bên thụ hưởng là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ: có nghĩa vụ lập giấy ủynhiệm thu kèm hóa đơn, chứng từ giao hàng cung cấp dịch vụ nộp vào ngân hàng,kho bạc nhà nước phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào ngân hàng, kho bạc nhànước phục vụ bên trả tiền
- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng có nghĩa vụ: Tiếp nhận và kiểm soátgiấy ủy nhiệm thu Sau đó ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng kítên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy ủy nhiệm thu gửi đi
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền: khi nhận được giấy ủynhiệm thu và chứng từ kèm theo về việc giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ dongân hàng, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng gửi đến hoặc do chính bên thụ hưởngtrực tiếp đến nộp Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền kiểm tra thủtục lập giấy ủy nhiệm thu, kiểm tra việc thỏa thuận của các bên bằng giấy ủynhiệm
- Bên trả tiền là bên mua, bên nhận dịch vụ
Thanh toán bằng thư tín dụng
Chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm:
- Bên trả tiền: khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng phải lập giấy mởthư tín dụng ghi đầy đủ tất cả các yếu tố quy định và nộp vào ngân hàng nơi mình
Trang 9đơn đặt hàng đã kí Căn cứ vào hóa đơn chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng phảilập bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanhtoán tiền hàng.
- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng
do ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, tiến hành kiểm tra thủ tục lập giấy mởthư tín dụng, sau đó thông báo cho bên thụ hưởng biết để làm căn cứ giao hàng
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng:
Chủ thể tham gia thanh toán bằng thẻ ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho chủ sở hữu thẻ và chịutrách nhiệm thanh toán cuối cùng Ngân hàng phát hành thẻ có các quyền và nghĩa
vụ sau:
+ Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm trathủ tục và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng nếu đủ điều kiện Ngân hàngphát hành trích từ tài khoản tiền gửi hoặc thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán lưuký vào tài khoản thẻ thanh toán; thực hiện việc thu tiền phí phát hành thẻ; lập thẻthanh toán; giao thẻ, mật mã sử dụng và hướng dẫn cho khách hàng sừ dụng thẻkhi thanh toán; lập hồ sơ theo dõi thẻ thanh toán đã phát hành;
+ Có trách nhiệm quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ củakhách hàng;
+ Có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lýchuyển đến, nếu thanh toàn đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ;thông báo kịp thời việc mất thẻ cho các Ngân hàng đại lý tiếp nhận thanh toán bằngthẻ thanh toán, hoàn trả lại cho chủ sở hữu thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết
- Người sử dụng thẻ là người sở hữu thẻ có tên ghi trong thẻ được Ngânhàng phát hành thẻ thanh toán bán thẻ để thanh toán, chi trả thay tiền mặt Khi cónhu cầu sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hànhthẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán Mỗi khi thanh toán cho cơ sở tiếp nhận(bên bán hàng) tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc trả nợ, chủ sở hữu thẻ phải xuất trìnhcho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra và làm thủ tục theo quy định Chủ sở hữu thẻphải có trách nhiệm bảo quản thẻ không để bị mất mát, lợi dụng mua bán, lừa đảo,sử dụng thẻ theo đúng mức quy định, không giao thẻ cho người khác sử dụng, khimất thẻ phải báo ngay cho Ngân hàng phát hành thẻ biết
- Cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán là các bên bán hàng hoặccung cấp dịch vụ, thu nợ Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thẻ trongphạm vi 2 ngày làm việc phải nộp biên lai thanh toán thẻ vào Ngân hàng đại lý đểđòi tiền Cơ sở tiếp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra đúng mật mã, đúng quy định
về kỹ thuật an toàn củạ Ngân hàng phát hành thẻ và chỉ nhận thẻ theo đúng quyđịnh do Ngân hàng đại lý quy định
- Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàngphát hành thẻ quy định Ngân hàng đại lý thanh toán trả tiền cho các cơ sở tiếpnhận thanh toán bằng thẻ thanh toán khi nhận được biên lai thanh toán, trả tiền mặttheo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ Khi nhận được biên lai thanh toán do cơ sở tiếp
Trang 10nhận thẻ lập gửi đến, sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng đại lýthanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằngthẻ Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán,Ngân hàng đại lý phải trả tiền vào tài khoản cơ sở tiếp nhận thẻ.
Khi việc thanh toán thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng phát hànhthẻ, Ngân hàng đại lý là Ngân hàng phát hành thẻ theo sự thỏa thuận giữa hai bênqua thẻ thanh toán giữa các Ngân hàng thanh toán ngay với Ngân hàng phát hànhthẻ nơi mình nhận làm đại lý
3.2 Thủ tục thanh toán.
Séc: là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước
trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế
* Séc chuyển khoản:
- Thủ tục thanh toán séc: Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng
(1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng
(2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệcủa tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanhtoán
(3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoảntiền gửi của người trả tiền và báo Nợ cho họ
(4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ.+ Thanh toán khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn
(2):Người
Ngân hàng phục vụ
1
2