1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh vĩnh long

97 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Để mô hình cánh đồng lớn có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài cánh đồng để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu từ đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn t ỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Vĩnh Long, Ngày 10 tháng 12 năm 2015

Tác giả Trần Hồng Đan Yến

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Văn Trịnh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp Xin chân thành cám ơn đến tất cả Quý Thầy Cô Trường Đại học Cửu Long nói chung, Quý Thầy Cô Phòng Sau Đại học, Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Cửu Long nói riêng, cùng toàn thể Quý Thầy Cô của trực tiếp giảng dạy Tôi trong suốt quá trình học đã cung cấp cho tôi đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp cho tôi hoàn thành khóa học

Xin kính gửi đến Quý Thầy Cô, gia đình, người thân, bạn bè lời chúc luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Vĩnh Long, Ngày 10 tháng 12 năm 2015

Tác giả Trần Hồng Đan Yến

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

3.2.3 Thời gian nghiên cứu: 4

4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

4.1 Công trình nước ngoài 4

4.2 Công trình trong nước 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

6 TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI 9

6.1 Tính mới đề tài 9

6.2 Đóng góp đề tài 9

6.2.1 Về phương diện học thuật 9

6.2.2 Về phương diện thực tiễn 10

Trang 4

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHỖI CUNG ỨNG 11

1.1 CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 11

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 11

1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 13

1.1.3 Sự tích hợp giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 14

1.1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 15

1.1.5 Cấu trúc chuỗi cung ứng 16

1.1.6 Thành phần chuỗi cung ứng 20

1.2 TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG GẠO ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN 21

1.2.1 Cánh đồng mẫu lớn 21

1.2.1.1 Khái niệm 21

1.2.1.2 Yêu cầu mô hình Cánh đồng lớn 22

1.2.2 Tình hình sản xuất gạo từ cánh đồng lớn 24

1.2.3 Tiềm năng và thách thức ngành hàng 25

1.2.3.1 Tiềm năng 25

1.2.3.2 Thách thức 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO: TRƯỜNG HỢP GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 28

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30

2.1.3 Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 31

2.1.4 Giới thiệu về ngành hàng gạo 32

2.1.4.1 Giống và chủng loại 32

2.1.4.2 Những giống lúa được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 33

Trang 5

2.1.4.3 Diện tích 36

2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH HÀNG GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 38

2.2.1 Tổ chức sản xuất 38

2.2.2 Hỗ trợ cung ứng lúa giống xác nhận 40

2.2.2.1 Trường hợp hỗ trợ không thu hồi vốn 40

2.2.2.2 Trường hợp hỗ trợ chi phí có thu hồi vốn cho các hộ sản xuất lúa giống xác nhận 41

2.2.3 Hỗ trợ đầu tƣ cơ giới hóa phục vụ sản xuất 42

2.2.4 Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại CĐL trực tiếp nhận hỗ trợ lúa giống trong 3 năm triển khai dự án “Xây dựng cánh đồng mẫu” 43

2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 43

2.3.1 Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng lớn 43

2.3.2 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo đƣợc sản xuất từ cánh đồng lớn 45

2.3.2.1 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng lớn 45

2.3.2.2 Quy trình trồng trọt chăm sóc 51

2.3.2.3 Thu hoạch 54

2.3.2.4 Quy trình từ hạt thóc thành hạt gạo 55

2.3.2.5 Phương thức giao dịch và hợp đồng 56

2.3.2.6 Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng 56

2.3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với mặt hàng gạo đƣợc trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 58

2.3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của các nhân trong chuỗi cung ứng mặt hàng gạo được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 59

Trang 6

2.3.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với mặt hàng

gạo được trồng từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 61

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 65

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO: TRƯỜNG HỢP GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 66

3.1 NÔNG DÂN 72

3.2 DOANH NGHIỆP 72

3.3 TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG 73

3.4 SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNN TỈNH VĨNH LONG 73

3.5 SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH LONG 74

3.6 SỞ CÔNG THƯƠNG, SỞ TÀI CHÍNH 75

3.7 ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ, LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC 75

3.8 CẤP NHÀ NƯỚC 75

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 1 82

PHỤ LỤC 2 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture

Production)

VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam CĐML: Cánh đồng mẫu lớn

CĐL: Cánh đồng lớn

PTNT : Phát triển Nông thôn

UBND: Ủy ban Nhân dân

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural

assessment)

SMVDU: Shri Mata Vaishno Devi

VFA : Hiệp hội lượng thực Việt Nam

EDI : Dữ liệu điện tử

SCOR: Mô hình tham chiếu trong hoạt động chuỗi cung ứng (Suplly Chain Operations Reference)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng 18 Bảng 2.1 Địa điểm, diện tích các CĐL của dự án 36

Bảng 2.6 Tỷ lệ trung bình từ lúa đã sấy khô thành gạo trắng 54

Bảng 3.1 Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng mặt hàng gạo từ

CĐL trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long

66

Trang 9

Hình 2.6 Chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh

đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Gạo được xếp vào hàng ngũ cây lương thực chính của thế giới, là loại nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thi ết yếu quan trọng phục vụ đời sống con người, đặt biệt đối với các nước Châu Á Tại Việt Nam gạo còn là sản phẩm góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong ba nước xu ất khẩu gạo hàng đầu thế giới, lượng gạo xu ất khẩu năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu 6,37 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,95 tỷ USD1 Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc xuất khẩu gạo thu về còn thấp, thu nhập của người canh tác lúa g ạo còn thấp (chỉ kho ảng 200 USD/năm), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng không ổn định, khó cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ Do sản lượng và chất lượng lúa không đồng đều, phần lớn doanh nghiệp thu mua thông qua thương lái, nông dân sản xuất manh mún, mang tính tự phát, việc sản xuất lúa không được chú trọng về chất lượng

mà chỉ chạy theo số lượng, phương thức sản xuất cũ chủ yếu theo kinh nghiệm, làm cho giá thành sản xuất cao, thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho thương lái ép giá

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh thị trường gay gắt, người trồng lúa và doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Doanh nghiệp cần có nguồn cung gạo dồi vào, sản lượng và chất lượng ổn định Người trồng lúa cần liên kết lại, cùng sử dụng cùng giống lúa đạt chất lượng, cùng áp dụng đồng bộ một quy trình sản xuất, hướng tới vùng nguyên liệu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), qua đó có thể quản lý tốt dịch hại, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất Điều này, đồng nghĩa với việc cần phải có một mô hình trong đó liên kết nhiều nông dân tạo ra một cánh đồng lớn, việc sử dụng như trồng cùng một giống lúa chất lượng, kỹ

1 Số liệu được lấy từ nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan, theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu -Bộ Công Thương, 2015

Trang 11

thật canh tác, thủy lợi, cơ giới hóa trong sản xuất, từ khâu vận chuyển đến khâu bảo quản, chế biến đều thực hiện đồng bộ Kết hợp tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng giữa người trồng lúa và doanh nghiệp, nhằm đảm bảo lượng cung với số lượng và chất lượng ổn định theo nhu cầu của thị trường Đáp ứng được nhu cầu đó,

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) hay còn gọi là cánh đồng lớn (CĐL) một mô hình hiện đại, một quy trình khép kín sản xuất với sự liên kết của bốn nhà, mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Để mô hình cánh đồng lớn có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài cánh đồng để tìm ra các điểm mạnh điểm yếu từ đó kết hợp các điểm lại với nhau để tìm ra và khắc phục những khuyết điểm, tạo sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa những mắc xích quan trọng tạo nên chuỗi liên kết, từ khâu chọn giống lúa, đến kỹ thuật canh tác của nông dân, khâu thu mua của doanh nghiệp, và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý

Phát triển cánh đồng lớn là chủ trương là mục tiêu hành động chính quyền địa phương, đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động vào ngày 26/3/2011, tạo điều kiện cho mô hình cánh đồng mẫu lớn ngày càng phát triển rộng rãi và đã gặt hái được thành công bước đầu Tuy nhiên vì mô hình này còn mới, cho nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục, như nhiều cánh đồng lớn vẫn năng suất chưa cao, đầu ra không ổn định Vì vậy, cần phải đánh giá thực trạng sản xuất gạo từ cánh đồng mẫu lớn, để xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, phục

vụ cho việc tồn tại và phát triển bền vững của cánh đồng mẫu lớn trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngày nay

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc chọn đề tài luận văn

“Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng gạo: Trường hợp gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết, giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản

xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả và tăng thêm thu nhập cho nông dân Đồng thời làm phong phú thêm lý luận về chuỗi ngành hàng tại một địa bàn cụ thể là t ừ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tĩnh Vĩnh long

Trang 12

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Từ mục tiêu chung, đề tài cần giải quyết 03 mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Đánh giá thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng gạo từ cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

(2) Phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo t ừ cánh đồng lớn mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

(3) Gợi ý giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng gạo cho địa bàn nghiên cứu

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thế nào là chuỗi cung ứng?

- Tình hình chuỗi cung ứng gạo trên địa bàn nghiên cứu như thế nào ?

- Mô hình chuỗi cung ứng gạo trên địa bàn nghiên cứu như thế nào ?

- Giải pháp để xây dựng chuỗi cung ứng ngành hàng gạo ra sao ?

3 ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành hàng gạo như: Hộ nông dân trồng lúa, nhà cung cấp lúa giống, doanh nghiệp

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ cánh đồng mẫu lớn, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu dựa theo thực tiễn nghiên cứu

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian:

Trang 13

Nghiên cứu thực hiện từ những cánh đồng mẫu lớn thuộc dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp & PTNT) tỉnh Vĩnh Long quản lý Đây là dự án lớn của tỉnh có diện tích sản xuất lúa tham gia cánh đồng mẫu theo quy mô lớn

- Về thời gian:

Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2014 Trong đó, dữ liệu thứ cấp được sử dụng

từ những báo cáo của Tổng cục thống kê, Cục thống kê Vĩnh Long, các báo cáo của

Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long Dữ liệu sơ cấp thu thập từ những bảng khảo sát

3.2.3 Thời gian nghiên cứu:

- Thời gian dự kiến thực hiện từ tháng 2/2015 - 12/2015;

- Thời gian thu thập thông tin từ phỏng vấn: Từ tháng 7 đến tháng 11/2015

4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự biến động không ngừng của thị trường, để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh vấn đề “Chuỗi cung ứng” phải được nhìn nhận một cách đúng đắng, đầy đủ, mỗi một quá trình sản xuất cần phải

có một chuỗi cung ứng vận hành một cách linh hoạt, và hiệu quả Đó cũng là lý do

vì sao ngày nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng trong

và ngoài nước

4.1 Công trình nước ngoài

Ấn Độ và Thái Lan là hai nước có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới, cũng là hai quốc gia đối thủ của Việt Nam trên thị trường gạo xuất khẩu Cũng như Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng mặt hàng gạo nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng gạo đã được thực hiện mang nhằm mang lại hiệu quả cao cho chuỗi cung ứng gạo Visha Sharma, Sunil Giri và Siddharth Shankar Rai là những nhà nghiên cứu, giáo sư của trường đại học Shri Mata Vaishno Devi (SMVDU) ở Ấn Độ (2013) [tr25-36] đã nghiên cứu về “Quản lý chuỗi cung ứng gạo của Ấn Độ: Trường hợp gạo được chế biến từ công ty” Các nhà nghiên cứu đã

Trang 14

tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng gạo theo hướng xuôi dòng của chuỗi cung ứng, vẽ ra mô hình của chuỗi cung ứng, để từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu như giảm tối thiểu chi phí trung gian, quản lý hàng tồn kho, tạo sự liên kết cho các cá nhân trong chuỗi sao cho tăng cường tính linh động của chuỗi để có thích ứng với những thay đổi của thị trường, và cuối cùng là thiết kế lại cấu trúc mới cho chuỗi cung ứng, đưa ra những đề xuất để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn

“Chuỗi cung ứng và quản lý logistics trong việc xuất khẩu gạo” ở Thái Lan đã được Palapan Kampan nghiên cứu bắt đầu từ quy trình trồng lúa của người nông dân, có sự hỗ trợ của chính phủ và khoa học nông nghiệp, kế đến là quy trình từ đại

lý, nhà kho, nhà phân phối, sự kiểm soát chất lượng, quản lý hệ thống thông tin, nhà bán lẻ người tiêu dùng và thị trường mục tiêu Từ đó tác giả đã đưa ra mô hình chuỗi cung ứng và quản lý logistics trong quá trình xuất khẩu gạo của Thái Lan bao gồm làm rõ nguồn gốc của những dòng chảy trong chuỗi

4.2 Công trình trong nước

Ngày nay, vấn đề về chuỗi cung ứng cũng rất được quan tâm, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng trong nước như: Lý thuyết chuỗi cung ứng và thực trạng chuỗi cung ứng tại tập đoàn bán lẻ Walmart, định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại Công ty Scavi, xây dựng chuỗi cung mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long,

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tác giả đã tham khảo một số đề tài chuỗi cung ứng về nông nghiệp, có nội dung gần gũi với luận văn nghiên cứu nhằm làm phong phú thêm về cơ sở lý thuyết lẫn phương pháp nghiên cứu, từ đó tìm ra hướng đi mới cho mình

Bắt đầu từ những đề tài có mục tiêu gần giống với luận văn như: Trần Thị Ba

(năm 2008) đã nghiên cứu về “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng Gap” Với mục đích phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức của rau đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP Nhằm tạo ưu thế cạnh tranh, nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia

Trang 15

đình Giống như việc xuất khẩu lúa, “Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang” Lê Thị Thanh Hiếu (2009) đã nghiên cứu phân tích chuỗi

cung ứng nấm rơm, mặc dù đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu nấm rơm nhưng hiện tại nấm rơm ở nước vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, lượng cung thấp hơn nhu cầu nhưng lượng nấm rơm sản xuất ra không biết bán cho ai trong khi các doanh nghiệp thì vẫn đang khan hiếm nguồn sản phẩm nấm rơm, lợi nhuận đạt được của người trồng nấm không cao, đời sống bấp bênh Tác giả đã dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT, để tìm và xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa kết hợp với các phương pháp khác như phân tích lỗ hỏng, phân tích lợi nhuận marketing, và đưa ra những giải pháp để giúp ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang phát triển ổn định và bền vững

Kế tiếp là những nghiên cứu có nội dung liên quan đến mặt hàng tác giả đang

nghiên cứu Từ nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2011), “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”, đã đi sâu nghiên cứu ,

phân tích chuỗi giá trị lúa gạo nội địa, xuất khẩu, phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân

và toàn chuỗi, phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung

Cho đến nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng (2012),

“Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu chuẩn sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” Nghiên cứu tập trung so sánh hiệu quả sản xuất

lúa ở “cánh đồng mẫu lớn” có cho hiệu quả cao hơn, ổn định hơn, làm tăng thu nhập, ổn định và giảm rủi ro sản xuất so với các hộ sản xuất ngoài cánh đồng mẫu lớn Dựa vào kết quả nghiên cứu làm cơ sở định hướng và phát triển mô hình trong tương lai Từ những nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về

Trang 16

tình hình chung của nông sản, những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, lợi thế cạnh tranh trên thị trường cũng như về phương pháp nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn

đề của chuỗi và từ đó làm cơ sở cho các giải pháp khắc phục sau đó

Tóm lại, từ các nghiên cứu trên cho thấy, quản lý chuỗi cung ứng là yêu cầu

cấp thiết được đặt ra cho nhiều ngành hàng hiện nay trong đó có mặt hàng gạo mà tác giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn này Việc hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận mà còn mang lại sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng Quản lý chuỗi cung ứng tốt cũng là tiền đề cho xúc tiến xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của quốc gia Tuy nhiên, nhìn từ thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, nên việc hoàn thiện và quản lý mô hình chuỗi cung ứng vẫn còn là một bài toán khó

Từ các tài liệu lược khảo trên tác giả rút ra được, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (số mẫu, đối tượng nghiên cứu như: nhà sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng), các chỉ tiêu nghiên cứu chuỗi cung ứng, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp phân tích ma trận SWOT kết hợp phỏng vấn sâu chuyên gia để tìm giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng tác nhân góp phần hoàn thiện chuỗi

cung ứng

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

5.1.1 Kích cỡ mẫu điều tra

Dựa theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để dự kiến kích thước cỡ mẫu, cỡ mẫu được lấy khoảng N=150 bảng câu hỏi phỏng vấn nông dân trồng lúa trên CĐL

để thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua mẫu điều tra, bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu chuyên gia Trong đó tổng số nông dân được khảo sát trong nghiên cứu này là

146, trong đó huyện Vũng Liêm 50, huyện Long Hồ 50, huyện Tam Bình 46, kết hợp các buổi trò chuyện với nông dân tham gia CĐL xoay quanh vấn đề trồng lúa, 4 bảng câu hỏi thu về không hợp lệ

Trang 17

5.1.2 Thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập qua các báo cáo thường niên, tạp chí khoa học, các

công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, báo, internet …

- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia vào

chuỗi cung ứng: người cung cấp đầu vào, người trồng lúa, đại lý, doanh nghiệp Kết hợp phỏng vấn sâu chuyên gia, đánh giá nông dân có sự tham gia (PRA) Cụ thể:

+ Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural assessment PRA): để năm những thông tin chung về thực trạng sản xuất chế biến và tiêu thụ

-sản phẩm gạo tại địa phương, những mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn Đối tượng cung cấp những thông tin này là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, ấp của địa phương

+ Thu thập thông tin thứ cấp: để tìm hiểu và đánh giá đánh giá định hướng

phát triển của địa phương Thông tin được thu thập dựa trên số liệu của cục thống

kê, các báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn nghiên cứu thuộc tỉnh Vĩnh Long

+ Đánh giá chuyên gia: được thực hiện dựa trên phỏng vấn các chuyên gia

trong ngành gạo, các nhà khoa học của các trường đại học, lãnh đạo các địa phương

và các ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan Thông qua ý kiến của các chuyên gia giúp nắm được thực trạng, tình hình chung và qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để xây dựng và phát triển ngành hàng gạo

+ Phỏng vấn trực tiếp: được thực hiện trong quá trình phỏng vấn trực tiếp

dựa trên bảng câu hỏi, đối tượng phỏng vấn gồm các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng Nhằm tìm hiểu, phân tích hoạt động như khó khăn, thuận lợi, sự kết nối giữa các nhân tố, hiệu quả hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng

Trang 18

 Quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong chuỗi

 Quan hệ hợp tác trong chuỗi

 Lợi thế so sánh của chuỗi

Thu thập qua các báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long, tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, báo chí, internet … Qua đó tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và phân tích bằng phương pháp so sánh, kết hợp với các chỉ số từ các số liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trường hợp: gạo từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Những thuận lợi khó khăn liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ lúa của

người dân trồng lúa trên CĐL được xác định nhờ vào những buổi thảo luận trực tiếp, những bảng câu hỏi phỏng vấn

Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng được tổng hợp từ sự kết hợp phỏng vấn sâu, các chuyên gia, các tổ trưởng quản lý CĐL, các cán hộ phụ trách về việc phát triển CĐL của xã, huyện, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạo trên địa bàn Tỉnh

6 TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

6.1 Tính mới đề tài

Có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nhưng trong phạm vi đề tài này tác giả tiến hành nghiên cứu trên một góc độ mới chưa được nghiên cứu là ngành hàng gạo từ cánh đồng lớn Đồng thời, đề tài cũng được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu khác trước đây là tỉnh Vĩnh Long

6.2 Đóng góp đề tài

Từ tính mới trên nhưng đóng góp cơ bản của đề tài là:

6.2.1 Về phương diện học thuật

- Đóng góp thêm cơ sở lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, phân tích chuỗi cung ứng, lập chiến lược cho chuỗi cung ứng

- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở lý thuyết và ứng dụng giúp cho những nghiên cứu sau trong việc xây dựng và phân tích chuỗi cung gạo trên CĐL

Trang 19

6.2.2 Về phương diện thực tiễn

- Giúp cho người dân trồng lúa thấy được hiệu quả kinh tế của việc tham gia sản xuất trên CĐL, đang là một trong những mục tiêu hành động hàng đầu của tỉnh Vĩnh Long

- Nghiên cứu của đề tài là sở giúp các nhà Lãnh đạo, các sở, cơ quan quản lý, các bộ ngành có liên quan nhận thấy được những ưu khuyết điểm trong chuỗi cung ứng gạo từ CĐL gợi ý những giải pháp phát triển tốt hơn

- Cuối cùng đóng góp vào danh mục tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm

về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, lập chiến lược chuỗi cung ứng

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng;

Chương 2: Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trên cánh

đồng lớn của tỉnh Vĩnh Long;

Chương 3: Gợi ý giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành hàng gạo tỉnh

Vĩnh Long

Phần Kết luận và kiến nghị

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHỖI CUNG ỨNG

Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng đất chuyên canh nông nghiệp chính của cả nước với nhiều mặt hàng nông sản thiết yếu, trong đó lúa gạo là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu Tuy nhiên, nhiều năm nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc giải quyết vấn đề đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bình ổn giá… Nguyên nhân chính do đâu? Đó là do chúng ta chưa xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững cho ngành hàng gạo Trong phạm vi chương 1 luận văn này, tác giả sẽ trình bày xúc tích những khái niệm, quan điểm có liên quan làm cơ

sở lý luận cho việc nghiên cứu những tính chất đặt thù của một chuỗi cung ứng

1.1 CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Thập niên 1980, mức độ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng gay gắt buộc các nhà sản xuất phải xem lại quy trình sản xuất và cung ứng của mình nhằm mục đích cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm Họ

đã bắt đầu nhận thấy được giữa nhà cung cấp - người mua - khách hàng có mối quan hệ liên quan đến nhau và chúng tạo thành một chuỗi liên kết ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ Năm 1982 thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng “ Supply chain management” xuất hiện lần đầu tiên và người sử dụng là ông Keith Oliver, một chuyên gia tư vấn ở Booz Allen Hamilton, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times Cho thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và là khởi đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, mức độ yêu cầu về sản phẩm của khách hàng ngày càng cao, như phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, an toàn, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày, tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều sản phẩm, đó cũng là nguyên nhân ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời Nhưng để tồn tại bền vững trong môi trường kinh doanh hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch

Trang 21

chiến lược sản xuất phù hợp, phải giải quyết được bài toán tối ưu về lợi nhuận từ nguồn đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tập trung vào việc xây dựng phát triển chuỗi cung ứng, có thể nói việc canh tranh giữa các doanh nghiệp là sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng điển hình bao gồm sản phẩm đầu vào có thể do một hoặc nhiều nhà cung cấp, được sản xuất qua một hay nhiều giai đoạn, do một hay nhiều nhà máy sản xuất, được vận chuyển, lưu kho ở giai đoạn trung gian, đến nhà phân phối, nhà bán lẻ, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng

Nhận thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng được ra đời như H.L.Lee và cộng sự (1995), đã định nghĩa “chuỗi cung ứng là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối” Hay Lambert và cộng sự cho rằng (1998), “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” Còn Mentzer và cộng sự (2001), đã định nghĩa “Chuỗi cung ứng là tập hợp của ba hay nhiều hơn có liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến khách hàng” Theo Chopra

và Meidl (2007), chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng Hay hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vị liên quan đến quá trình kinh doanh”

Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp Hiện nay việc quản lý chuỗi cung ứng còn được xem là sự sống còn của doanh nghiệp Theo thời gian, định nghĩa về chuỗi cung ứng đã dần hoàn thiện, bắt đầu từ việc hiểu chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty, kế tiếp là những tập hợp liên quan đến

Trang 22

dòng chảy, tiến dần đến tất cả các mắc xích trong chuỗi không nằm ngoài mục đích đáp ứng sự mong đợi của khách hàng

Như vậy, chuỗi cung ứng có thể xem như là một quá trình di chuyển các yếu

tố đầu vào từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất rồi lại từ nhà sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của sản phẩm di chuyển và lưu trữ chúng tới nhà phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng

1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Trong quá trình sản xuất cần phải có những hoạch định như tìm nguồn sản phẩm đầu vào (nhà cung cấp), đến khâu sản xuất (nhà sản xuất), bảo quản, phân phối sản phẩm và cuối cùng là khâu tiêu thụ (người tiêu dùng) Vì vậy để cho chuỗi cung ứng hoạt động tốt cần phải quản lý chuỗi cung ứng sao cho hoạt động đạt hiệu quả tối ưu, có nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng như: Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với các nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng giá trị cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng (Martin Chiristopher, 1992) Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm

vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung nói chung (Menter và cộng sự, 2001) Hau Lee và Corey Billington (1995) cho rằng “Quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối”

Tóm lại, luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Michael Hugos “quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý mọi hoạt động liên quan đến nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, nhà bán lẻ, lưu kho,

Trang 23

cuối cùng sản phẩm được mang đến thị trường mục tiêu, sao cho đạt được sự kết hợp tiện ích và mang lại hiệu quả tối ưu”[26, tr.16]

1.1.3 Sự tích hợp giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Chuỗi cung ứng là một phân đoạn trong chuỗi giá trị, biểu thị mức độ hiệu quả trong hoạt động, hợp tác của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị là bao gồm các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau bắt đầu từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng Hay nói cách khác chuỗi giá trị là một loạt các quá trình trong đó các doanh nghiệp liên kết với nhau bằng việc hợp tác, trao đổi, buôn bán trong kinh doanh, trong đó theo trình tự từ nguyên liệu đầu vào cụ thể được sơ chế ban đầu, qua các giao dịch sản xuất kinh doanh và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng Thuật ngữ chuỗi cung ứng theo thời gian đã không ngừng phát triển, từ những định nghĩa cơ bản chỉ là nguồn sản phẩm đầu vào có thể do một hoặc nhiều nhà cung cấp, được sản xuất qua một hay nhiều giai đoạn, do một hay nhiều nhà máy sản xuất, được vận chuyển, ưu kho ở giai đoạn trung gian, đến nhà phân phối, nhà bán lẻ, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng Ngày nay mục tiêu chuỗi cung ứng là phải biến đổi linh hoạt tập trung vào việc đáp ứng sự mong đợi của khách hàng, phát triển theo hướng đồng bộ hóa dòng giá trị và dòng cung ứng Chính vì sự phát triển không ngừng của thuật ngữ chuỗi cung ứng đã rút ngắn khoảng cách và tạo nên sự tương đồng giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, chứ không còn là một phần của chuỗi giá trị nữa, cụ thể như sau:

- Cả hai đều thể hiện chiến lược phát triển hay mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức liên kết các doanh nghiệp theo phương hướng vận hành nhất định của dòng sản phẩm, hay dịch vụ

- Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đều kết nối các doanh nghiệp, tạo nên mạng lưới tương tác với nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ

Tuy nhiên một chuỗi giá trị đạt hiệu quả khi kết hợp những mong đợi của khách hàng (chuỗi nhu cầu) với những gì cần sản xuất (chuỗi cung ứng) Trong khi

Trang 24

chuỗi cung ứng tập trung vào giảm chi phí sản xuất, tạo nên hiệu quả tối ưu thì chuỗi giá trị cần phải tập trung vào việc cải thiện quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm, tăng cường hoạt động marketing

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khóc liệt hiện nay, nhu cầu của thị trường thay đổi nhanh chóng, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh, cần phải đồng bộ hóa dòng giá trị và dòng cung ứng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tiến tới đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất

1.1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm những nhà sản xuất, nhà cung cấp, mà còn bao gồm những nhà cung ứng vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, thậm chí cả khách hàng Mục tiêu của mọi hoạt động chuỗi cung ứng chính là tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi Giá trị tổng thể của chuỗi được tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng mà khách hàng nhận được và chi phí của chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng

- Giá trị liên quan khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng (được coi như giá trị thặng dư của chuỗi cung ứng), đó là sự khác biệt giữa lợi nhuận được tạo ra từ khách hàng và tổng chi phí chuỗi

- Sự thành công của chuỗi cung ứng được đo lường bằng khả năng sinh lợi của toàn bộ chuỗi

Vì vậy, để gia tăng khả năng sinh lợi của chuỗi cung ứng thì mỗi chuỗi cung ứng cần phải đảm bảo 02 mục tiêu chính: Giảm chi phí vận hành và tăng tính linh hoạt

a Mục tiêu giảm chi phí vận hành

Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất Đồng thời, nó phải

có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các

bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động

Trang 25

thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ

đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận

Mục tiêu giảm chi phí của chuỗi cung ứng là tìm cách nắm bắt nhu cầu của khách hàng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng phục vụ khách hàng, và đạt được khả năng dự báo chính xác nhu cầu của thị trường Nắm rõ nhu cầu về chi phí nhằm nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh Hướng đến sự cân bằng để chọn phương

án đầu tư thỏa đáng trong kinh doanh

Tuy nhiên, muốn quản lý chi phí trong chuỗi cung ứng hiệu quả, cần xác định

rõ đâu là chi phí nên duy trì, đâu là chi phí cần cắt giảm vì tuy chi phí là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian, số lượng và chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất

b Mục tiêu tăng tính linh hoạt của chuỗi

Tăng tính linh hoạt là mục tiêu quan trọng tiếp theo của chuỗi Mỗi chuỗi cung ứng là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác, nó điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa Vì vậy, trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thay đổi liên tục như hiện nay, chuỗi cung ứng cần phải thay đổi linh hoạt phù hợp với sự biến đổi của thị trường, và nhu cầu của khách hàng Điều này đồng nghĩa với việc quản lý chuỗi cung ứng sao cho những tác nhân trong chuỗi luôn thay đổi chuỗi vận hành đạt hiệu quả sản xuất cao và phù hợp với nhu cầu của khách hàng,

vì lợi nhuận của chuỗi được đo lường trong toàn bộ chuỗi chứ không ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là nhân tố quyết định thành công trong công việc sản xuất, kinh doanh Tạo được khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

1.1.5 Cấu trúc chuỗi cung ứng

Tại những thị trường khác nhau, yêu cầu và đặt điểm về cấu trúc chuỗi cung ứng cũng có nhiều điểm đặt thù khác nhau Điển hình với 02 hình thức cấu trúc chuỗi là chuỗi cấu trúc theo chiều dọc – được sử dụng phổ biến ở các thị trường

Trang 26

phát triển chậm, ít biến động và chuỗi cung ứng phát triển tập trung vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp – nhằm thích nghi với sự biến động nhanh của thị trường, chuỗi cung ứng linh hoạt này được cho là tối ưu hơn cách kết hợp cũ của chuỗi cung ứng cấu trúc theo chiều dọc

Hình 1.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng theo chiều dọc và theo năng lực lõi

Nguồn: Michael Hugos - Essentials of Supply Chain Management

Với những ưu điểm riêng biệt như linh hoạt, chuyên môn hóa cao, việc chuyển đổi từ cấu trúc chuỗi cung ứng theo chiều dọc sang chuỗi cung ứng theo năng lực cốt lõi đã giúp cho các doanh nghiệp hiện nay bắt kịp xu hướng hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ, các doanh nghiệp cần chuyên sâu vào năng lực cốt lõi của mình, chú trọng vào sự hợp tác giữa các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi cung ứng doanh nghiệp

Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không ngừng tập trung vào việc quản lý chuỗi cung ứng, đồng nghĩa với việc tối đa hóa năng suất hoạt

Công ty cung cấp nguyên vật liệu thô

Đại lí trưng bày, bán lẻ

Công ty cung cấp nguyên vật liệu thô

Công ty vận tải

Nhà máy sản xuất

Nhà phân phối

Trang 27

động của các tác nhân trong chuỗi Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng mà phải hợp tác với các đối tác bên ngoài,

và cũng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm chủ tình hình, đôi khi bị lệ thuộc vào các đối tác đó Vì vậy nếu muốn thành công doanh nghiệp phải chủ động quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, đồng nghĩa với việc nắm rõ từng tác nhân trong cấu trúc của chuỗi cung ứng

a Chuỗi cung ứng đơn giản

Chuỗi cung ứng đơn giản là một chuỗi cung ứng chỉ có nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng (theo hình 1.2) được gọi là chuỗi cung ứng đơn giản

Hình 1.2: Dạng chuỗi cung ứng đơn giản

Nguồn: Michael Hugos - Essentials of Supply Chain Management

b Chuỗi cung ứng phức tạp

Theo hình 1.3 chuỗi cung ứng phức tạp là trong một chuỗi cung ứng gồm: nhà cung cấp cuối cùng, nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng cuối cùng

Hình 1.3: Chuỗi cung ứng phức tạp

Nguồn: Michael Hugos - Essentials of Supply Chain Management

Các tác nhân chính tham gia vào chuỗi đều giữ những vai trò và chức năng khác nhau nhưng đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau được thể hiện dưới dạng bảng 1.1 dưới đây

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Khách hàng

Khách hàng cuối cùng

Nhà cung cấp

cuối cùng

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất Khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ

Trang 28

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng

Sản phẩm được tạo

ra ở dạng vô hình, hữu hình, dịch vụ

Nhà phân phối

Là công ty nhận một khối lượng hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất rồi bán sản phẩm đến khách hàng

Nhà bán sỉ

Giúp nhà sản xuất tránh tác động thị trường (lưu trữ hàng hóa), xúc tiến bán hàng Thực hiện

chức năng “thời gian

và địa điểm”

Nhà bán lẻ

Lưu trữ hàng hóa trong kho và bán với

Trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm

Nhà cung cấp

dịch vụ

Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ, khách hàng

Dịch vụ vận chuyển, lưu kho, tín dụng

Giảm chi phí, thời gian, tối đa hóa hiệu quả hoạt động

Nguồn: Tổng hợp

Tóm lại, mô hình kinh doanh kết hợp theo chiều dọc xuất hiện trong nền kinh

tế công nghiệp đã chỉ vạch ra cách thức “kết hợp cũ“ giữa các công ty tham gia chuỗi cung ứng Hiện tại các công ty chú trọng vào các chức năng cơ bản của mình

và hợp tác với các doanh nghiệp khác ở các lĩnh vực không chuyên của doanh nghiệp Các doanh nghiệp này sẽ giúp ích trong mảng thiết kế vận chuyển hàng hóa

ra thị trường Các công ty phải quan tâm đến công tác cải thiện chức năng cơ bản của mình để bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường và sự thay đổi không ngừng của công nghệ hiện nay

Trang 29

1.1.6 Thành phần chuỗi cung ứng

Mô hình tham chiếu trong hoạt động chuỗi cung ứng Supply chain operation reference (SCOR) được xem là khung xương sống trong việc quản lý hoạt động chuỗi cung ứng, với sự liên kết của 04 thành phần chính theo hình 1.4 dưới đây

Hình 1.4: Thành phần chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR

Nguồn: Michael Hugos - Essentials of Supply Chain Management

- Hoạch định: bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết cho việc lập kế hoạch và

tổ chức các hoạt động trong ba quy trình chính – dự báo, định giá, lưu kho Những hoạt động hoạch định này ngày càng có ảnh hưởng đến năng lực tiềm năng của chuỗi cung ứng

- Tìm kiếm nguồn hàng: là những hoạt động cần thiết để có được đầu vào của

sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm những nghiệp vụ như thu mua, bán chịu và thu nợ

Cả hai nghiệp vụ này đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng

- Sản xuất: bao gồm những công đoạn cần thiết nhằm phục vụ cho công tác

phát triển và chế tạo ra sản phẩm cũng như dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp Các công đoạn bao gồm: thiết kế, lập quy trình sản xuất, quản lý phương tiện

- Phân phối: bao gồm các hoạt động là phần của quá trình nhận đơn hàng và

phân phối sản phẩm đến cho khách hàng Hai công đoạn chính là nhập đơn hàng và phân phối sản phẩm

Trang 30

Tóm lại, những hoạt động kinh doanh trong chuỗi cung ứng có thể được phân thành 04 quy trình chính: Hoạch định, Tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất, phân phối Những hoạt động kinh doanh được liên kết bởi 04 quy trình này giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động cũng như vận hành tốt chuỗi cung ứng Thách thức đặt ra là các doanh nghiệp phải kiểm soát được quá trình hợp tác với các tác nhân khác tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình, muốn làm được điều này ngoài quy trình kiểm soát chặt chẽ quy trình, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường

1.2 TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG GẠO ĐƢỢC SẢN XUẤT TỪ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

kỹ thuật canh tác mới đã ra đời, như mô hình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”,

“Cánh đồng một giống”, “Cánh đồng hiện đại”, “Cánh đồng lúa chất lượng cao” Năm 2011, mô hình Cánh đồng mẫu lớn bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL Cánh đồng mẫu lớn được ra đời nhằm mục tiêu tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, canh tác theo hướng thâm canh bền vững, lượng nông sản sản xuất tiêu thụ hết, đời sống người trồng lúa được cải thiện

Ngày 26/3/2011 tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động “Cánh đồng mẫu lớn” từ thực tiễn đã trở thành phong trào và được hưởng ứng mạnh mẽ và được coi là hướng đi quan trọng cho ngành nông nghiệp Cánh đồng mẫu lớn ban đầu được hiểu là làm mẫu những cánh đồng lớn, do vậy

Trang 31

nếu nhận rộng, nên gọi là cánh đồng lớn “là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định” [4, tr.2)] Cánh đồng lớn là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng

về số lượng và chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường [5]

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Cánh đồng mẫu lớn là những vùng chuyên canh hàng trăm, hàng ngàn ha Cánh đồng mẫu lớn không đơn thuần nhằm giải quyết những trong sản xuất chế biến, xuất khẩu của thời hiện đại “Sản xuất manh mún sẽ cho ra rất nhiều loại sản phẩm chất lượng không đồng đều, giá không cao Điều đó

lý giải vì sao sản phẩm của chúng ta luôn bị trả giá thấp hơn nhiều nước khác” [14, tr.1]

Nhìn chung, cánh đồng lớn (theo tên gọi ngày nay, tác giả sẽ dùng từ “cánh đồng lớn”, thay cho “cánh đồng mẫu lớn”), là sự liên kết nhiều nông dân với diện tích canh tác lớn, trên tinh thần tự nguyện có cùng quy trình sản xuất, sử dụng giống

có chứng nhận chất lượng, kết hợp với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhà khoa học, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm tạo nên sản phẩm với chất lượng và năng suất đạt hiệu quả cao, đạt mức tiêu thụ với giá cả ổn định, bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận cho nông dân

1.2.1.2 Yêu cầu mô hình Cánh đồng lớn

Một cánh đồng muốn trở thành CĐL phải có đầy đủ bốn yêu cầu sau:

a Điều kiện tự nhiên: Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao,

cống bọng hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm về tưới tiêu lẫn thoát nước Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua, đối với những vùng sâu vùng xa, vùng giao thông không thuận lợi cần phải từng bước đầu

tư cho hạ tầng cơ sở [3, tr.34]

b Điều kiện kinh tế xã hội: Nông dân tự nguyện tham gia, bảo đảm quyền lợi

cho nông dân, nông dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong việc thực hiện mô

Trang 32

hình Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất cho thu hoạch, bảo quản, tồn trữ;

Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác xã hoặc

tổ hợp tác [3, tr.34]

c Kỹ thuật canh tác:

- Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau khi thu hoạch,

phải áp dụng triệt để theo 3 giảm 3 tăng, 1 phải năm giảm, xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận Điều kiện phơi sấy tồn trữ sau thu hoạch tốt;

- Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo VietGAP

do cục trồng trọt ban hành;

- Về giống lúa: 100% diện tích phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận Mật độ xạ: 80 – 100kg/ha;

- Làm đất: sử dụng cơ giới hóa 100%;

- Gieo xạ: sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo xạ đồng loạt theo dự báo né rầy của

cơ quan Bảo vệ thực vật, kết hợp với việc chủ động nguồn nước sản xuất;

- Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, sử dụng phân bón nằm trong danh mục được nhà nước cho phép sử dụng;

- Không phun thuốc hóa học định kỳ Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý;

- Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích;

- 100% sản lượng lúa hè thu và thu đông được phơi sấy đạt yêu cầu [3, 35]

tr.34-d Hình thức liên kết:

- Mô hình được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 4 nhà, trong đó các

hình thức liên kết thực hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất;

Trang 33

- Các thỏa thuận phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành [3, tr.36]

1.2.2 Tình hình sản xuất gạo từ cánh đồng lớn

Mô hình CĐL đã được triển khai rộng rãi từ năm 2011, cho đến nay được áp dụng cho hầu hết tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nhất là đối với các tỉnh thuộc ĐBSCL với quy mô diện tích từ vài chục đến vài trăm ha Sau ba năm hoạt động

mô hình CĐL đã gặt hái được thành công đáng kể, thu nhập tạo được từ trồng lúa trên CĐL tăng hơn trước từ 2,2-7,5 triệu đồng/ha Nhờ vào tính ưu việt của mô hình mang lại như: kết hợp liên kết bốn nhà trong sản xuất, nông dân được tập huấn kỹ thuật liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận được những giống lúa mới đạt năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt, chịu được khí hậu khắc nghiệt, quan trọng nhất là áp dụng kỹ thuật đồng bộ, làm năng suất tăng, giá thành sản xuất giảm, chất lượng lúa ổn định bán được giá cao, xây dựng được vùng nguyên liệu chất lượng

Để phát triển thành công các CĐL theo hướng bền vững, mỗi Tỉnh có một hướng đi riêng cho mình, ví dụ một số Tỉnh sau:

- Long An: Thực hiện chương trình lúa chất lượng cao tại các huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa

- Đồng Tháp: Xây dựng mô hình theo hướng hiện đại, sản xuất lúa chất lượng,

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng VietGAP, được triển khai tại các huyện Tam Nông, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò

- An Giang: Xây dựng vùng nguyên liệu, trồng lúa theo đơn đặt hàng, liên kết các công ty cung cấp đầu vào, thu mua lúa với giá cao hơn thị trường bên ngoài thường là 200 đồng/kg, hỗ trợ sấy lúa, lưu kho được triển khai tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Châu Phú

- Cần Thơ: Xây dựng mô hình cộng đồng quản lý dịch hại lúa trên cánh đồng một loại giống, mô hình quản lý rầy nâu trên diện rộng bằng biện pháp sinh học, Mô hình ghi chép Sổ định hướng theo VietGAP, xây dựng nhóm nông dân tham gia mô hình “Cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc

Trang 34

bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa theo hướng GAP”, tại Cờ Đỏ , Thới Lai , Thốt Nốt, Phong Điền, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh

- Hậu Giang: Xây dựng mô hình cánh đồng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,

mô hình Công nghệ sinh thái

- Tây Ninh: Mô hình Liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả và bền vững theo hướng VietGAP

1.2.3 Tiềm năng và thách thức ngành hàng

1.2.3.1 Tiềm năng

Được đánh giá là mô hình mang lại thành công thiết thực cho người nông dân, mới đây Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm nâng cao giá trị, quản bá thương hiệu hình ảnh gạo Việt Nam trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất

là 50 quốc gia

Hiện nay mô hình CĐL đang là mục tiêu và phương hướng hành động của ngành nông nghiệp cả nước nói chung và của từng Tỉnh nói riêng, nhất là các Tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL Tạo điều kiện cho mô hình phát triển mạnh mẽ, diện tích ngày càng được mở rộng, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân một cách bền vững

1.2.3.2 Thách thức

Việt Nam đang là một trong ba nước xuất gạo hàng đầu thế giới, với lượng gạo xuất khẩu trung bình từ 6-8 triệu tấn/năm Nhưng từ năm 2014 trở đi lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm do bị chịu sự canh tranh gạo gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đạt 6,88 triệu tấn, năm 2011 đạt 7,11 triệu tấn, năm 2012 đạt 8,01 triệu tấn, 2013 đạt 6,58 triệu tấn,

Trang 35

2014 đạt 6,37 triệu tấn2, trong tháng 01/2015 chỉ đạt trên 220.000 tấn giảm hơn 100.000 tấn so với cùng kỳ3

Tình hình giá gạo của Việt Nam từ đầu tháng 10/2014 - đầu tháng 3/2015 giảm mạnh nguyên nhân vì đây là thời điểm nông dân đang thu hoạch rộ, sức mua của các doanh nghiệp giảm, cộng với nguồn cung gạo dồi dào, lượng gạo tồn kho lớn từ Thái Lan, Ấn Độ đang tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Indonesia và một số nước châu Á khác, một thị trường chính của Việt Nam Mặt dù Chính phủ đã công bố chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo góp phần bình ổn giá, nhưng tình hình thu mua tạm trữ cho đến nay còn rất chậm và chỉ là giải pháp tạm thời Mặt hàng gạo Việt Nam có thể phải đối mặt với việc giảm giá kéo dài Những thách thức mà mặt hàng gạo Việt Nam đang gặp phải khá nan giải như nhu cầu tiêu thụ gạo trong bữa ăn ở các nước Châu Á đang giảm dần, trước năm

1970 gạo là lương thực chính chiếm khoảng 38,2% lượng calori tiêu thụ hàng ngày, nhưng đến năm 2007 lượng chỉ chiếm còn 29.3% (giảm 1% mỗi năm 1990 - 2007) (Timmer 2010)

Việt Nam còn là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trong những năm tới do mực nước biển dâng cao, lượng mưa giảm tạo nên

sự xâm nhập mặn, đặt biệt là khu vực ĐBSCL sự xâm nhập mặn năm sau cao hơn năm trước

Về mẫu mã, chủng loại và chất lượng hạt gạo chưa cạnh được với các nước trong khu vực, do đó không tiêu thụ được giá cao, cộng với việc hạt gạo Việt Nam phải cõng trên lưng quá nhiều chi phí chưa kể phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tiền công làm đất, cấy, gặt, tuốt lúa, vận chuyển từ ruộng về nhà, thủy lợi phí, tiền điện, tiền bơm nước, nông dân còn phải chịu một số phí như: tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương,

Trang 36

lãi suất vốn vay và một số quỹ khác, đã khiến chi phí sản xuất tăng nhiều khó cạnh giá cả với các nước trong khu vực

vì vậy, để tồn tại và phát triển cần tập trung vào quản lý chuỗi cung ứng, đồng nghĩa với việc tối đa hóa năng suất hoạt động các tác nhân trong chuỗi Trong chương 1, tác giả trình bày về cơ sở khoa học chuỗi cung ứng và đề cập một số vấn đề sau đây:

- Các khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các vấn đề có liên quan, kết hợp việc nghiên cứu bốn nhân tố hoạch định, tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất, phân phối trong mô hình nghiên cứu SCOR tạo nên cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng gạo trên CĐL trong chương 2

- Tổng quan ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL

- Từ những cơ sở lý thuyết ở chương một làm nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng ngành hàng gạo được sản xuất từ CĐL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong chương hai tiếp theo

Trang 37

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG GẠO: TRƯỜNG HỢP GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Dựa vào những khái niệm, những quan điểm làm cơ sở lý luận nghiên cứu những tính chất đặc thù của chuỗi cung ứng trong chương 1, là nền tảng giúp cho tác giả có những định hướng đi đến mục tiêu quan trọng của luận văn nghiên cứu

đó là đánh giá đúng về thực trạng chuỗi cung ứng Vì khi nắm rõ thực trạng của đề tài nghiên cứu, sẽ giúp cho việc phân tích mô hình chuỗi cung ứng và vai trò các tác nhân trong chuỗi được chính xác Từ đó kết hợp với ma trận SWOT, xây dựng chiến lược phát triển chuỗi Hình thành những cơ sở nhằm đưa ra những giải pháp

và kiến nghị trong chương 3

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Với tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, Vĩnh Long là tỉnh ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu Phía Bắc giáp Tiền Giang, Đông Bắc giáp Bến Tre, Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh, Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ Bao gồm 8 đơn vị hành chính, 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn

và 10 phường) [36]

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: Sở địa Chính Vĩnh Long

Trang 38

Khí hậu Vĩnh Long thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào Nhiệt độ trung bình từ biến động từ 27,3–28,4 0C, tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu những năm gần đây nhiệt độ biến đổi từ 17,7 0C-36,9 0C Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2 Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất là 90% và tháng thấp nhất là 74% (tháng 3,4) Số ngày mưa bình quân trong năm là 100–115 ngày với lượng mưa trung bình 1.300–1.690 mm/năm Mực nước và biên độ triều trên các sông khá cao, cường độ triều truyền mạnh, vào mùa lũ biên độ triều khoảng 70 -

90 cm và vào mùa khô, biên độ triều dao động 114–140 cm, kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng nên có khả năng tưới tiêu tự chảy tốt, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển [36]

Nhìn chung thời tiết, khí hậu của tỉnh Vĩnh Long khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh, tăng vụ và thích hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển Tuy nhiên, do lượng mưa chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ khu vực thượng nguồn của sông Mekong tạo nên những khu vực bị ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường sinh thái khu vực Với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, địa hình Vĩnh Long khá bằng phẳng, cao trình tuyệt đối từ 0,6-1,2 m chiếm 90% diện tích tự nhiên, khá thấp so với mực nước biển, chỉ

có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m, thuộc dạng địa hình đồng bằng ngập lục cửa sông, có dạng lòng chảo giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về hướng bờ sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít Địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền, sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của nước mặn và lũ không lớn có thể chia làm 3 cấp như sau :

- Vùng có cao trình từ 1,0-2,0 m (chiếm 37,17% diện tích) Khu vực ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn, đất cù lao, vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn;

Trang 39

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0 m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất trồng từ 2 đến 3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm;

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu, phân bố chủ yếu là đất trồng lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân, Hè Thu); Với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông rạch chằng chịt, có lượng phù sa màu mỡ do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hàng năm, nên trồng trọt là thế mạnh của Tỉnh, nhất là cây lúa Cây lúa tại tỉnh Vĩnh Long được trồng một năm ba

vụ (Đông Xuân, Hè Thu, và Thu Đông) Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp chiếm đa

số 118.918,5 ha, chiếm 78,23% diện tích đất toàn Tỉnh, trong đó cây lúa chiếm 71.069,2 ha, chiếm 59,76% diện tích đất nông nghiệp Tổng diện tích lúa trồng từ CĐL của toàn Tỉnh là 8.992,94 ha trong đó diện tích CĐL của dự án đạt 3.162,86 ha (năm 2014) Tuy nhiên trong tương lai thì Vĩnh Long là một trong những Tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của việc biến đổi khí hậu, nhất là xâm nhập mặn khi nước biển dâng, vì vậy cần tìm những giống lúa chất chất lượng tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu mặn, chịu phèn tốt [36]

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số trung bình toàn Tỉnh năm 2013 theo cục thống kê Vĩnh Long là 1.040.500 người Lao động từ 15 tuổi trở lên 630.195 người thành thị 87.514, nông thôn 542.940 Lao động từ 15 tuổi đang làm việc 613.045 người (thành thị 89.902 lao động, nông thôn 523.143 lao động) [36]

Một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kết quả đạt được trong những năm qua giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 2,74%/năm giai đoạn 2011-2015 (giá so sánh 2010) Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cuối năm 2014 đạt 24,87 triệu đồng tăng 1,83 lần so với năm 2010 Tạo nên được tính hiệu tốt cho người dân, giúp họ có thêm nhiều động lực gắn bó với nghề nông [17] Vì lúa là cây lương thực thiết yếu góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát

Trang 40

triển kinh tế xã hội của tỉnh Nên cây lúa được chọn là cây trồng chủ lực của Tỉnh

“Thực hiện chủ trương giữ vững diện tích đất lúa (hạn chế chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp) nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” [17]

Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng rất được chú trọng, Tỉnh đã đầu tư 4.703 tỷ đồng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp cải tạo 109 km đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đặt biệt phát triển thêm 173 km đường ô tô ở ấp và liên

ấp theo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp [16]

Diện tích đất nông nghiệp được khép kín chủ động tưới tiêu, bảo vệ sản xuất là 107.500 ha, tăng 7.500 ha so với năm 2010, chiếm 91% diện tích đất nông nghiệp (mục tiêu đến năm 2015 là 110.000 ha) Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,46% (mục tiêu 99,5%); tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 95% (mục tiêu 100%), 85% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp

vệ sinh, đạt vượt 5% so với kế hoạch, trong đó có 50% hộ dân nông thôn sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung (mục tiêu 60%) [16]

2.1.3 Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Dựa theo hướng dẫn của Cục trồng trọt, phòng Nghiệp vụ sở đã xây dựng tiêu chí xây dựng CĐL phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã, Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện tổ chức khảo sát, thẩm định địa điểm dự kiến xây dựng CĐL Căn thứ theo quyết định số 246/QĐ.SNN&PTNT, ngày 19/9/2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc Thành lập Ban quản lý dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hoá và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011–2015”

Ngày 15/9/2011, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định số UBND về việc phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hoá và chứng nhận VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015” với 2 mục tiêu chung:

1 Xây dựng và củng cố hệ thống nhân giống lúa xác nhận của tỉnh để đảm bảo chỉ tiêu 80% diện tích sản xuất lúa trong tỉnh sử dụng giống cấp xác nhận;

Ngày đăng: 06/04/2016, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12] Sở khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả thực hiện: Dự án “Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGap ở tĩnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình và hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGap ở tĩnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015
[22] H.L. Lee and C.Billington (1995), “The evolution of supply chain management models and practice at Hewlett-packard”, Interfaces 25, No. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The evolution of supply chain management models and practice at Hewlett-packard
Tác giả: H.L. Lee and C.Billington
Năm: 1995
[24] Lambert, Douglas M., James R.Stock and Lisa M. Ellram, “Strategic Logistic Management” (1998), Boston, MA: Irwin/McGraw-Hill, Chap 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Logistic Management
Tác giả: Lambert, Douglas M., James R.Stock and Lisa M. Ellram, “Strategic Logistic Management”
Năm: 1998
[33]www.lean6sigma.vn/index.php?option=com_docman&task [34]http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx Link
[1] Nguyễn Kim Anh(2006), tài liệu hướng dẫn học tập, Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở Bán Công TPHCM Khác
[2] Trần Thị Ba(2008), Chuỗi cung ứng rau sạch ĐBSCL theo hướng GAP, Đại học Cần Thơ Khác
[3] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cục trồng trọt (2011), Tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn, nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
[4] Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến, Cánh đồng lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam Khác
[5] Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, CĐL trong nông nghiệp: một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển, Đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
[6] Lê Thị Thanh Hiếu (2009), Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ Khác
[7] Châu Kim Hà, Nguyễn Thị Thùy An, Ngô Hương Liên, Nguyễn Ngọc Nữ (2012), Chuỗi cung ứng cao su vùng Đông Nam Bộ, Đại học Kinh Tế TPHCM Khác
[8] Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu chuẩn sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng lớn tại An Giang, Đại học Cần Thơ Khác
[9] Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2011), Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ Khác
[10] Đặng Văn Phan, CĐL-một tín hiệu mới trong tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, Đại học Cửu Long Khác
[11] Huỳnh Thu Sương (2012), Nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế TPHCM Khác
[13] Sở khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí số 165 Nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long (6/2015) Khác
[14] Trần Đình Thế (2013), GS.TS. Võ Tòng Xuân và giấc mơ cánh đồng lớn Khác
[15] Lê Đức Tiến (2014), Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm nước yến sào cao cấp Khánh Hòa Sanest lọ 70ml tại công ty yến sào Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang Khác
[16] Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Số: 249 /BC-UBND, báo cáo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Khác
[18] Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị cung ứng (2011), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w