Nằm trong xu hướng phát triển chung của nền tài chính toàn cầu và ngành tài chính Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài sản, trung tâm dịch vụ quản lý tài sản Sacombank Imperial ra đời với
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN SACOMBANK IMPERIAL-HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Giảng viên hướng dẫn: ThS HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO Sinh viên thực hiện : NINH HOÀNG NGÂN
MSSV: 082317K Khóa: 12
TP HCM, THÁNG 06 NĂM 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập dưới mái trường Đại học Tôn Đức Thắng, được sự truyền đạt tận tình của Quý thầy cô, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và làm quen với nhiều phương pháp học Chính nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới trong quá trình thực tập và làm hành trang cho em bước vào đời
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn :
- Giáo viên hướng dẫn: ThS Huỳnh Thị Hương Thảo – người đã hướng dẫn và giúp đỡ
em rất tận tình trong thời gian qua
- Quý thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học tại trường
- Tập thể nhân viên ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tại Hội Sở, đặc biệt là Trung Tâm Dịch Vụ Quản Lý Tài Sản Sacombank Imperial đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế tại ngân hàng
Do hạn chế về thời gian cũng như còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng để đề tài được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Ninh Hoàng Ngân
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIÊU, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Biểu đồ phân bổ số lượng người giàu trên Thế giới 2007- 2010 5
Hình 1.2 Biểu đồ phân bổ giá trị tài sản của người giàu trên Thế giới 2007- 20106
6
Hình 1.3 Biểu đồ số lượng người giàu ở các nước 2010 7
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Sacombank 14
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Hội Sở Sacombank 15
Hình 3 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý tài sản (Sacombank Imperial)
24
Hình 3.2 Mô tả bảng tính sản phẩm Kế hoạch tích lũy 32
Hình 3.3 Kết quả kinh doanh sản phấm Kế hoạch tích lũy năm 2012 33
Hình 3.4 Mô tả bảng tính sản phẩm Bảo đảm tài chính 35
Hình 3.5 Kết quả kinh doanh sản phấm Bảo đảm tài chính năm 2012 36
Hình 3.6 Mô tả hình thức đầu tư One Touch 37
Hình 3.7 Mô t hình th c đ u t No touch up 38
Hình 3.8 Mô tả hình thức đầu tư Double No touch 39
Hình 3.9 Mô tả hình thức đầu tư Binary 40
Hình 3.10 Kết quả kinh doanh của sản phẩm Tiền gửi gắn kết đầu tư 42
Hình 3.11 Kết quả kinh doanh của sản phẩm quyền chọn 45
Hình 3.12 Kết quả kinh doanh của sản phẩm bảo hiểm 46
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện số khách hàng thuộc quản lý của Sacombank Imperial
49
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện khối lượng tài sản của khách hàng Sacombank Imperial49 Bảng 2.1 Các chỉ số hoạt động kinh doanh mà Sacombank đạt được trong giai đoạn 2008 – 2011 (Đơn vị: tỷ đồng) 19
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chiến lược đến năm 2015 19
Bảng 3.1 Bảng báo giá Tiền gửi gắn kết đầu tư hình thức ONE TOUCH 37
Bảng 3.2 Bảng báo giá Tiền gửi gắn kết đầu tư hình thức NO TOUCH UP 38
Bảng 3.3 Bảng báo giá Tiền gửi gắn kết đầu tư hình thức DOUBLE NO TOUCH
Trang 5Bảng 3.4 Bảng báo giá Tiền gửi gắn kết đầu tư hình thức BINARY 39
Bảng 3.5 Bảng chào giá sản phẩm Structure hàng ngày 40
Bảng 3.5 Bảng chào giá Sản phẩm quyền chọn hàng ngày 44
Bảng 3.7 Các sản phẩm bảo hiểm của Sacombank Imperial 46
Bảng 3.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm trong năm 2011 48
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN
(WEALTH MANAGEMENT) 1
1.1 Quản lý tài sản ( Wealth management) 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Các giai đoạn quản lý tài sản cá nhân 1
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ quản lý tài sản trên Thế giới
3
1.3 Tầm quan trọng của dịch vụ quản lý tài sản 4
1.3.1 L i ích c b n mà khách hàng nh n đ c t d ch v qu n lý tài s n 4
1.3.2 L i ích c a ngân hàng khi cung c p d ch v qu n lý tài s n 4
1.4 Đối tượng của dịch vụ quản lý tài sản 5
1.5 Tiềm năng phát triển của dịch vụ quản lý tài sản 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN HỘI SỞ TP HCM 9
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 9
2.1.1 Thông tin tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 9
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 10
2.1.3 Mục tiêu phát triển 13
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 13
2.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Hội Sở TP.HCM 15 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15
2.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 16
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank 18
Trang 7CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN SACOMBANK
IMPERIAL TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 21
3.1 Giới thiệu về Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản Cá nhân Sacombank Imperial 21 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Imperial 21
3.1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Sacombank Imperial 22
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động 23
3.2 Đối tượng và chính sách khách hàng của Sacombank Imperial 26
3.2.1 Đối tượng khách hàng 26
3.2.2 Chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng của Sacombank Imperial và so sánh với các ngân hàng khác 26
3.2.2.1 Dịch vụ ưu tiên ở một số ngân hàng tại Việt Nam 26
3.2.2.2 Chính sách khách hàng của Sacombank Imperial 29
3.3 Phân tích các sản phẩm đã triển khai tại Sacombank Imperial 30
3.3.1 Các sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính 30
3.3.1.1 Sản phẩm Kế hoạch tích lũy 30
3.3.1.2 Sản phẩm Bảo đảm tài chính 34
3.3.2 Các sản phẩm đầu tư 36
3.3.2.1 Sản phẩm cấu trúc - Tiền gửi gắn kết đầu tư 36
3.3.2.2 Sản phẩm quyền chọn ngoại tệ (Option) ngoại tệ 43
3.3.3 Các sản phẩm bảo hiểm 46
3.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động của Sacombank Imperial 47
3.4.1 Kết quả hoạt động của Sacombank Imperial 47
3.4.2 Những hạn chế của Sacombank Imperial và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN SACOMBANK IMPERIAL - NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 52
Trang 84.1 Định hướng hoạt động của Sacombank Imperial 52
4.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động của Sacombank Imperial 53
4.2.1 Đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của Trung tâm 53
4.2.2 Phân khúc thị trường và khách hàng để tư vấn đúng sản phẩm 53
4.2.3 Hoàn thiện đội ngũ nhân lực chuyên môn cao 54
4.2.4 Xác định mục tiêu là tư vấn đúng nhu cầu khách hàng, chăm sóc tận tình cho khách hàng , không phải là bán sản phẩm 55
4.2.5 Tìm kiếm và tiếp cận nhu cầu khách hàng 56
4.2.6 Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng 56
4.3 Kiến nghị cho Sacombank Imperial 57
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
- Lý do chọn khóa luận:
Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, liên tục phải cập nhật kiến thức mới, thông tin mới để hoạt động hiệu quả, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, từ đó thực hiện mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu kinh tế-xã hội
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa thị trường tài chính nói chung và thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ trở thành lĩnh vực cạnh tranh gay gắt Các ngân hàng Việt Nam sẽ phải cải cách hoạt động để có thể tồn tại và phát triển bền vững Trong công cuộc cải cách đó, các ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành đề án tái cơ cấu và thực hiện hàng loạt các dự án hiện đại hoá, hướng tới hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều khách hàng -cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển
Những khách hàng ngay từ buổi sơ khai và là bộ phận khách hàng không thể thiếu của ngân hàng là những khách hàng cá nhân Dịch vụ ngân hàng cá nhân tại Việt nam nói chung, tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng-khi thị trường này được đánh giá là sẽ “nóng lên” trong thời gian tới,
và đây là bộ phận thị trường được các ngân hàng nước ngoài rất quan tâm
Kinh tế phát triển, các nhu cầu khác nhau của từng cá nhân cũng tăng lên Bên cạnh những sản phẩm ngân hàng giành cho khách hàng cá nhân thông thường đã áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam, thị trường hiện nay đòi hỏi phải có thêm những sản phẩm chuyên biệt hơn để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nằm trong xu hướng phát triển chung của nền tài chính toàn cầu và ngành tài chính Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài sản, trung tâm dịch vụ quản lý tài sản Sacombank Imperial ra đời với nhiệm vụ là chuyên biệt hóa theo hướng cao cấp nhằm phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn Giúp khách hàng có được những giải pháp đáp ứng toàn diện nhu cầu tài chính trong từng giai đoạn cuộc đời nhằm gia tăng, bảo vệ và chuyển giao cho thế hệ sau một cách hiệu quả nhất
Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
“ Hoàn thiện hoạt động dịch vụ quản lý tài sản của Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản Cá nhân Sacombank Imperial – Hội sở ngân hàng TMCP Saì Gòn Thương Tín”
- Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 10Tìm hiểu và phân tích về hoạt động của loại hình quản lý tài sản – Wealth Management-
và của trung tâm dịch vụ quản lý tài sản cá nhân cao cấp Sacombank Imperial trong thời gian từ lúc thành lập tháng 3/2011 cho đến tháng 5/2012 , từ đó đưa ra khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Trung tâm
- Phương pháp nghiên cứu:
Từ những kiến thức được học ở trường, khóa luận được tổng hợp dựa trên các phương pháp :
- Ph ng pháp thu th p s li u, th ng kê phân tích s li u
- Ph ng pháp so sánh t ng h p s bi n đ ng dãy s qua các năm và so sánh gi a các
ngân hàng
- Nội dung khóa luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN (WEALTH MANAGEMENT)
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- HỘI
SỞ TP.HCM
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN SACOMBANK IMPERIAL TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHƯƠNG 4: GiẢi pháp nhẰm phát triỂn dỊch vỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN cá nhân tẠi TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN SACOMBANK IMPERIAL - NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN
(WEALTH MANAGEMENT) 1.1 Quản lý tài sản ( Wealth management)
1.1.1 Khái niệm
Quản lý tài sản (Wealth management) là 1 loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chuyên nghiệp ( chủ yếu là các ngân hàng uy tín) với mục đích giúp các cá nhân có tài sản lớn bảo vệ và gia tăng khối tài sản của họ
Loại hình tư vấn đầu tư cao cấp này bao gồm các dịch vụ đa dạng về kế hoạch tài chính, quản lý đầu tư, tư vấn thuế, quản lý dòng tiền và quản lý nợ
1.1.2 Các giai đoạn quản lý tài sản cá nhân
Giai đoạn 1: Tích lũy tài sản Đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn đầu tiên
của vòng quay tài sản Ban đầu muốn tích lũy tài sản, mỗi cá nhân phải tự mình lập nên một kế hoạch tài chính nhằm mang lại sự gia tăng trong tài sản, để từ đó tiến hành việc tích lũy tài sản Trong giai đoạn này, những cá nhân đã bắt đầu quan tâm đến những kế hoạch tài chính nhằm mang lại sự sinh lời, ngoài ra còn quan tâm đến lạm phát, thuế, nhu cầu bảo vệ mặt tài chính cho những người thân trong gia đình khi có rủi ro xảy ra đối với họ, … Trong giai đoạn này, họ có những nhu cầu về
- Những dịch vụ ngân hàng cơ bản
- Các sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn
- Kế hoạch đầu tư dài hạn
- Những dịch vụ hỗ trợ cho nhu cầu gia đình
Ngoài ra, họ cũng bắt đầu phát sinh nhu cầu được cung cấp những dịch vụ tài chính thông qua những người chuyên nghiệp như: chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tư vấn thuế, chuyên viên tư vấn bảo hiểm
Giai đoạn 2: Tăng trưởng và bảo vệ tài sản Sau giai đoạn tích lũy, khách
hàng bắt đầu sở hữu một khối tài sản và có nhu cầu gia tăng giá trị tài sản của mình một cách bền vững Bên cạnh đó, họ phát sinh nhu cầu bảo vệ khối tài sản này trước những biến động của nền kinh tế và rủi ro trong cuộc sống Những cá nhân này bắt đầu
có những nhu cầu về:
- Chiến lược đầu tư và quản lý để tăng trưởng nguồn tài sản
- Các sản phẩm đầu tư ngắn và dài hạn với mực độ chịu đựng rủi ro cao hơn
Trang 12- Bảo vệ tài sản
- Lập kế hoạch về thuế nhằm giảm thiểu các nghĩa vụ về thuế cũng như của người thừa kế sau này
Giai đoạn 3: Chuyển nhượng tài sản Vòng đời của tài sản gắn liền với vòng
đời của mỗi cá nhân Ở 2 giai đoạn trên, những cá nhân này đã trải qua giai đoạn trưởng thành, lập gia đình, có những thế hệ tiếp theo nối gót Sau 2 giai đoạn tích lũy, gia tăng và bảo vệ tài sản là giai đoạn chuyển nhượng tài sản dành cho thế hệ tiếp theo
Và những dự định chuyển giao công việc làm ăn, tài sản cần được tính toán và sắp đặt theo cách có lợi nhất Vì vậy, khách hàng thường có nhu cầu về một kế hoạch phân chia, chuyển nhượng nguồn tài sản bằng
Như vậy, từ 3 giai đoạn trên ta thấy rằng cấp độ thấp nhất của quản lý tài sản chính là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cơ bản như tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ khác Cấp độ cao nhất của quản lý tài sản (Wealth management ) là dịch vụ tư vấn đầu
tư có liên quan mật thiết đến lập kế hoạch tài chính, quản lý danh mục đầu tư và sử dụng phối hợp các dịch vụ tài chính khác Vì vậy hoạt động QLTS bao gồm nhiều dịch
- Quản lý tài sản ủy thác
- Tư vấn về bất động sản: lập kế hoạch đầu tư tài sản và quản lý (thường được đề cập trong đầu tư góp vốn vào các công ty)
- Tư vấn về thuế
- Tư vấn kế hoạch về hưu
- Tư vấn bảo hiểm, thừa kế
Trang 13Trong đó đầu tư là hoạt động quan trọng nhất của quản lý tài sản cá nhân cao cấp (Wealth management) DVQLTS tồn tại ở cả 3 loại hình ngân hàng ngân hàng bán
lẻ (Retail banking), ngân hàng ưu tiên (Priority banking) và ngân hàng cá nhân cao cấp (Private Banking ) nhằm chăm sóc khách hàng có số lượng tài sản nhàn rỗi lớn Tuy nhiên, đối với loại hình ngân hàng cá nhân thì DVQLTS mới được khai thác và phát huy hiệu quả nhất
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ quản lý tài sản trên Thế giới
DVQLTS có lịch sử rất lâu đời, ít nhất là vào thế kỷ 17 tại một số ngân hàng tư nhân ở nước Anh Tuy nhiên phải đến 20 năm trở lại đây, khái niệm “Wealth Management” mới thật sự trở nên phố biến Vào cuối những năm 1990, DVQLTS được xem là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành dịch vụ tài chính Trên phạm
vi toàn cầu, số lượng các nhà triệu phú (USD) tiếp tục gia tăng trung bình gần 9% (2009 - 2010) (số liệu world wealth report 2011)
Thụy Sỹ là một trong những nước có hoạt động DVQLTS mạnh nhất trên Thế Giới Lĩnh vực này ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ nhờ vào tiến trình toàn cầu hóa Hiện nay tại 60 - 70 quốc gia trên Thế Giới, người dân có tiền nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư vào những nơi an toàn hơn quốc gia của họ, nhưng chỉ có một số ít trung tâm có chuyên môn và đầy đủ cơ sở hạ tầng phù hợp cho lĩnh vực DVQLTS Trong
đó, đất nước Thụy Sỹ dẫn đầu về mức sinh lời từ lĩnh vực DVQLTS Ví dụ, lợi nhuận của ngân hàng UBS (Union Bank of Switzerland ) được đóng góp đáng kể nhờ vào kết quả kinh doanh từ DVQLTS Thụy Sỹ là nước biết thu hút một khối lượng tài sản quốc
tế khổng lồ Theo một số thống kê, các ngân hàng Thụy Sỹ hiện nay đang “trông nom” khoản 1/3 tổng giá trị tài sản cá nhân đầu tư xuyên biên giới, nhiều hơn bất kỳ ngân hàng nào trên toàn Thế Giới Ở Mỹ, 1% dân số giàu nhất hiện đang sở hữu đến 41% tài sản quốc gia, đây chính là tài sản mà họ dùng để đầu tư thông qua các chuyên viên quản lý tài sản Tương tự tại Châu Âu, 1% dân số giàu nhất sở hữu 35% tài sản quốc gia
Tóm lại, DVQLTS đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng tài sản của tầng lớp những người giàu trong xã hội và đây là một xu hướng phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trang 141.3 Tầm quan trọng của dịch vụ quản lý tài sản
1.3.1 Lợi ích cơ bản mà khách hàng nhận được từ dịch vụ quản lý tài sản
Như đã nêu ở trên, hoạt động quản lý tài sản bao gồm rất nhiều những hoạt động khác nhau Hoạt động này ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng Trên hết là việc giúp khách hàng sử dụng được nguồn vốn nhàn rỗi một cách hiệu quả thông qua các kênh đầu tư khác nhau, tùy theo khẩu vị rủi ro của từng khách hàng, ngoài ra còn quản lý được rủi ro mà khách hàng nhận phải trong quá trình đầu tư của mình
1.3.2 Lợi ích của ngân hàng khi cung cấp dịch vụ quản lý tài sản
DVQLTS là một ngành dịch vụ tài chính cực kỳ hấp dẫn, thể hiện qua 5 yếu tố sau:
- Thị trường rộng lớn và tốc độ tăng trưởng cao: DVQLTS là một dịch vụ không thể thiếu ở các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil
- Lợi suất cao: theo thống kê, hoạt động DVQLTS dành cho khách hàng
cá nhân có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng doanh nghiệp Ngoài ra nhu cầu về vốn đối với hoạt động này không cao, từ đó dẫn đến nhu cầu về tín dụng thấp, rủi ro thị trường thấp và không cần nhiều chi phí cho việc phát triển mạng lưới
- Doanh thu ổn định: được thể hiện qua nguồn thu chính của hoạt động này đến từ phí, khác với tính biến động không ổn định của nguồn thu truyền thống đến
từ lãi suất và từ kinh doanh khác
- Được xếp hạng cao trên thị trường chứng khoán: điều này được thể hiện qua thực tế - những đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực DVQLTS thì thường được đánh giá cao khi xếp hạng trên thị trường chứng khoán
- Phát huy được sức mạnh nội lực tổng hợp: ngân hàng được lợi từ việc cung cấp dịch vụ DVQLTS ở cả 2 mặt doanh thu và chi phí Về mặt doanh thu, các đơn vị trong nội bộ ngân hàng sẽ có cơ hội tăng doanh thu từ việc bán chéo và bán thêm sản phẩm Về mặt chi phí, các đơn vị sẽ tiết giảm được chi phí nhờ vào việc chia
sẻ cơ sở hạ tầng và các nguồn lực lẫn nhau Điều này giúp làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng
Trang 151.4 Đối tượng của dịch vụ quản lý tài sản
Hoạt động quản lý tài sản là quản lý tài sản cho khách hàng nhằm 4 mục tiêu:
lập kế hoạch tài chính, gia tăng giá trị tài sản, bảo vệ tài sản và chuyển giao tài sản đối
tượng mà hoạt động dịch vụ quản lý tài sản là những cá nhân có nhu cầu về việc quản
lý tài sản nhưng họ không có thời gian để quản lý tài sản của họ Do đó phân khúc
khách hàng dành cho hoạt động này đa phần là những khách hàng hiểu biết, có nhiều
tài sản và họ hoạt động trong lĩnh vực khác như:
- Người có tài sản thừa kế
- Bác sỹ, luật sư, kỹ sư
1.5 Tiềm năng phát triển của dịch vụ quản lý tài sản
Tổng quan về số lượng người và giá trị tài sản của người giàu trên Thế Giới từ năm
2007 đến 2010
Hình 1.1 Biểu đồ phân bổ số lượng người giàu trên Thế giới 2007- 2010
(đvt: triệu người) (Nguồn: world wealth report 2011_Capgemini & Merill Lynchu Wealth Management)
% thay đổi số lượng người giàu trên Thế Giới 2009 - 2010
Trang 16Chỉ trong 1 năm 2009-2010, tỉ lệ tăng trưởng số lượng người giàu của khu vực
Châu Á Thái Bình Dương tăng vượt trội so với 2 khu vực truyền thống về số người
giàu là Châu Âu và Bắc Mỹ ( 9.7% so với 6.3% của Châu Âu và 8.6% của Bắc Mỹ)
Trong thời gian 3 năm từ năm 2007 đến 2010, Châu Á có số lượng người giàu
tăng gần 18%, trái ngược với khu vựa Châu Âu và Bắc Mỹ gần như không có sự tăng
trưởng
Hình 1.2 Biểu đồ phân bổ giá trị tài sản của người giàu trên Thế giới 2007- 2010
( đvt: nghìn tỉ USD) (Nguồn: world wealth report 2011_Capgemini & Merill Lynch Wealth Management)
Khối tài sản của người giàu ở Châu Á Thái Bình Dương là 10.8 nghìn tỷ USD
trong năm 2010 và tăng trưởng tới 12.1% so với năm 2009, trong khi đó ở Châu Âu là
10.2 nghìn tỷ, tăng 7.2 % so với cùng kỳ
Nhìn tổng quan thì khối lượng tài sản của người giàu ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương tăng 13.68% từ năm 2007 đến năm 2010 Trong khi đó ở khu vực Bắc
Mỹ và Châu Âu, sự gia tăng này là hầu như không xảy ra mà có phần sụt giảm sau giai
đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 Điển hình là người giàu ở khu vực Châu Âu giảm gần
5% về giá trị tài sản, trong khi Bắc Mỹ chỉ mới hồi phục lại về gần bằng mức trước
Trang 17Hình 1.3 Biểu đồ số lượng người giàu ở các nước 2010 ( đvt: nghìn người)
(Nguồn: world wealth report 2011_Capgemini & Merill Lynchu Wealth Management)
Mỹ vẫn là nước có số lượng người giàu nhất với 3.1 triệu người chiếm 28.6%
số người giàu nhất Thế Giới
Nhìn chung thì số lượng lớn người giàu trên Thế Giới vẫn tập trung nhiều nhất
ở Mỹ, Nhật Bản và Đức Trong năm 2010, 3 quốc gia này chiếm 53.0% số lượng người giàu trên toàn Thế Giới Hiện nay, số lượng người giàu không chỉ tập trung tại 3 quốc gia này mà còn phân tán tại các quốc gia khác do sự bùng nổ kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi
Điển hình tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc, Úc và Ấn Độ đều góp mặt vào danh sách các nước có số lượng người giàu tăng lên đáng kể
Nói chung số lượng người giàu tại các nước mới nổi này phản ánh sự tăng trưởng tốt của các chỉ số kinh tế Vĩ mô như thu nhập quốc gia (GNI), cùng với sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán Một vài thị trường điển hình là Hong Kong , Ấn Độ
và Úc đã tăng trưởng rất mạnh trong năm 2009 sau sự suy giảm năm 2008
Sự lớn mạnh của nhóm khách hàng cá nhân là người giàu đồng nghĩa với tiềm năng phát triển của lĩnh vực Wealth Management Do đó lĩnh vực này đã đang và sẽ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cho nhóm khách hàng này
Trang 18Kết luận chương 1
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là nơi có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất về
số lượng cũng như tài sản của tầng lớp người giàu có Do đó nơi đây cũng phát sinh nhu cầu rất lớn về loại hình QLTS cũng như dịch vụ ngân hàng cá nhân cao cấp Đây
là xu thế chung của khu vực và ở Việt Nam cũng dần xuất hiện tầng lớp người có số tài sản lớn, họ cũng đang phát sinh nhu cầu riêng biệt về dịch vụ ngân hàng cao cấp
Các ngân hàng nước ngoài có hoạt động mạnh tại Việt Nam cũng đang từng bước đưa hoạt động DVQLTS đến thị trường Việt Nam đang rất tiềm năng này Điều này thể hiện Việt Nam đang bắt kịp xu thế chung của khu vực và Thế giới
Trang 19CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
HỘI SỞ TP.HCM
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1 Thông tin tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Tên ngân hàng:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tên giao dịch quốc tế:
SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Hội sở : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Giấy phép thành lập:Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM
Giấy phép hoạt động:Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Giấy CNĐKKD: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp
(đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 24ngày 10/04/2006)
Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Trang 20 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác
- 10.739 tỷ đồng vốn điều lệ, 14224 tỷ đồng vốn tự có, 140.137 tỷ đồng tổng tài sản Hơn 408 điểm giao dịch tại 47/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và
01 Chi nhánh tại Campuchia
- 14.721 đại lý thuộc 811 ngân hàng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Gần 10.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo
- Gần 70.000 cổ đông đại chúng
1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội,
phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước
1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến lược phát
triển đến năm 2010 Ông Đặng Văn Thành được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại hội là bước ngoặt mở ra thời kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank
1997, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ
phiếu, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng, qua đó bước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển của Sacombank
Trang 211999, khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông
điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế trên bước đường phát triển Đồng thời nâng cấp trụ sở các Chi nhánh trực thuộc; mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới
Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân Hàng toàn cầu (SWIFT), Visa và Master Card
2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản
Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói
2003:Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ
đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management – VFM), liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ)
2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos
(Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử Đây là bước cải tiến vượt bậc về công nghệ, giúp ngân hàng quản lý số liệu một cách dễ dàng và tiết kiệm được rất nhiều chi phí về máy móc, nhân sự
2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ
đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại
2006: Là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại
HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng Đồng thời thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS
2007:Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng
đồng Hoa ngữ Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên
2008:
Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng
Trang 22Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào
2009:
Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia
Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước
2010:
Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020
2011:
Tháng 3, Sacombank khai trương hoạt động của Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản Sacombank Imperial nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng cao cấp và chuyên biệt, đồng thời đón đầu xu thế phát triển chung của ngành tài chính Việt Nam
và Thế giới
Cũng trong tháng 3, Sacombank kí kết hợp đồng vay vốn 150 triệu USD với FMO (ngân hàng phát triển Hà Lan) nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở ra cơ hội tiếp xúc với các gói hỗ trợ từ các định chế tài chính trên Thế giới
Tháng 10, Sacombank thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Cambodia với số vốn 38 triệu USD đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động của Sacombank tại Cambodia và toàn khu vực Đông Dương
26/10, NH chính thức tăng vốn điều lệ lên 10.740 tỉ VND
Tháng 12, NH vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 của chủ tịch nước, đánh dấu thành tựu vượt bậc của Sacombank qua 20 năm phấn đấu không ngừng
Trang 232.1.3 Mục tiêu phát triển
Mục tiêu chiến lược chung: củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của Sacombank group theo mô hình quản trị tập đoàn phù hợp, với mục tiêu xuyên suốt chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 là tuân thủ phương châm “An toàn – Hiệu quả Bền vững”, tuân thủ những giá trị cốt lõi và quan điểm chiến lược đề ra, phấn đấu đưa Sacombank group trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân tổt nhất khu vực
- Mục tiêu chiến lược cụ thể: đạt được mục tiêu chung theo chiến lược của tập đoàn đề
ra, Sacombank group xác định phải đạt được 05 nhóm mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, đó là:
+ Phát triển mô hình tập đoàn
+ Gia tăng giá trị cổ đông
+ Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ + Góp phần vào sự phát triển phồn vinh và văn minh của xã hội, cộng đồng
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 24Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Sacombank
Trang 252.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Hội Sở TP.HCM
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 16/5/2008, Tập đoàn Sacombank tổ chức lễ khánh thành trụ sở tại số
266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP HCM với 15 tầng lầu có diện tích sử dụng đến 13.200 m2 và 2 tầng hầm với diện tích là 1.760 m2 Việc đầu tư xây dựng trụ sở khang trang
và hiện đại với tổng chi phí trên 200 tỷ đồng chính là minh chứng cho sự thành công bước đầu của Tập đoàn Tài chính Sacombank
2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị và kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Hội đồng đầu tư tài chính Hội đồng tín dụng
Bộ máy điều hành
Tổng giám đốc
Nhân sự và Đào tạo
Cá nhân Doanh nghiệp Tiền tệ
Sở Giao Dịch TP.HCM Tín dụng
Công nghệ thông tin Tài chính
Vận hành Quản lý rủi ro
Hỗ trợ
Các công ty trực thuộc (Trung tâm thẻ, Trung tâm Dịch vụ quản lý tài sản, Trung tâm Bảo vệ)
Trang 262.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
2.2.3.1 Phòng nhân sự và đào tạo
Tuyển dụng nhân sự
Quản lý nhân sự
Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng
Quản lý cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ nhân sự
2.2.3.2 Phòng cá nhân
Quản lý, phát triển và tiếp thị sản phẩm truyền thống cho KH cá nhân
Xây dựng, quản lý và điều phối chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể
Tiếp thị và phát triển kinh doanh
Quản lý mạng lưới ATM
2.2.3.3 Phòng doanh nghiệp
Quản lý, phát triển, tiếp thị sản phẩm truyền thống cho KH doanh nghiệp
Quản lý công tác chăm sóc, xây dựng chính sách KH doanh nghiệp
Quản lý công tác TTQT, chuyển tiền quốc tế
Quản lý hệ thống Swift Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các định chế tài chính
Quản lý ngân hàng đại lý
Quản lý tài khoản Nostro
2.2.3.4 Phòng tiền tệ
Kinh doanh trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ
Quản lý và điều hành thanh khoản của ngân hàng
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ,vàng
Xây dựng và phát triển các sản phẩm của khối tiền tệ
tử
Kinh doanh ngoại tệ
Trang 27Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp
Thực hiện việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng theo quy trình, quy chế của Công ty Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với chiến lược chung của Công
ty
Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
2.2.3.7 Phòng công nghệ thông tin
Công tác quản trị mạng
Công tác an toàn và bảo mật thông tin
Phân tích và mô tả các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, về khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu trên hệ thống ngân hàng lõi, về xây dựng các ứng dụng phần mềm ngoài hệ thống ngân hàng lõi
Phân tích thiết kế và lập trình các phân hệ phần mềm để thực hiện các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, và để khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu trên hệ thống ngân hàng lõi và các ứng dụng phần mềm ngoài hệ thống ngân hàng lõi
2.2.3.8 Phòng tài chính
Tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở; cân đối nội bảng- ngoại bảng hàng ngày
Hạch toán bù trừ, báo Có tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ
Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày
Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên NH
Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửivề hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê, )
Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho Giám Đốc
2.2.3.9 Phòng vận hành
Trang 28Tham mưu xây dựng và triển khai chiến lược phát triển của Ngân hàng Tổng hợp báo cáo hoạt động của toàn Ngân hàng Công tác mở rộng mạng lưới Quản lý chính sách tín dụng
Quản lý quy trình chất lược, công tác pháp chế, cơ cấu tổ chức bộ máy
Công tác xây dựng và kiểm tra chế độ tài chính kế toán
Tham mưu xây dựng các chính sách về quản lý rủi ro
Quản lý thu hồi nợ, rủi ro tín dụng và phi tín dụng
Tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức phán quyết của các chi nhánh liên quan đến khách hàng và thẩm định các hồ sơ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền
2.2.3.11 Phòng hỗ trợ
Quản lý và phát hành văn thư, công tác hành chính phục vụ
Quản lý chi phí điều hành
Quản lý hoạt động quan hệ công chúng
Quản bá thương hiệu
Quản lỳ công tác xây dựng cơ bản
Đào tạo theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng
Quản lý công tác thanh toán nội địa
Quản lý công tác ngân quỹ,thực hiện hỗ trợ cho họat động khối tiền tệ
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank
Từ năm 2008 đến 2010, tổng tài sản tăng trung bình 45%/ năm, tổng vốn huy động tăng 47%/năm và tổng dư nợ cho vay tăng 52%/năm, đây là một tốc độ tăng trưởng đánh kinh ngạc Tuy nhiên, năm 2011 lại gần như không có sự thay đổi, nguyên nhân do nguồn vốn huy động giảm (10% so với năm 2010), dư nợ cho vay gần như không tăng Bên cạnh đó là chủ trương thắt chặt tiền tệ và hạn chế cho vay của Chính phủ do áp lực lạm phát tăng cao Ngành ngân hàng chịu sự kiểm soát đặc biệt
Trang 29của NHNN vì lo ngại nợ xấu và rủi ro mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Do
đó các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến việc tăng tổng tài sản của ngân hàng
Bảng 2.2 Các chỉ số hoạt động kinh doanh mà Sacombank đạt được trong giai
đoạn 2008 – 2011 (Đơn vị: tỷ đồng)
( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2011)
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu chiến lược đến năm 2015 (Đơn vị: tỷ đồng)
Trang 30Từ 2011 đến 2015, Sacombank dự tính tăng trưởng tổng tài sản trung bình 22%/năm và sẽ đạt 309 nghìn tỷ đồng Bên cạnh đó vốn điều lệ cũng tăng trưởng trung bình 8%/năm và sẽ đạt gần 1 tỷ USD vào cuối 2015 Ngân hàng cũng đặt ra mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng đáng kể với 37%/năm trong suốt 4 năm Tốc độ tăng tài sản mặc
dù ít hơn so với thời kì 2008-2010 nhưng đây là một tốc độ tăng hợp lý và bền vững với quy mô tài sản rất lớn hiện nay của ngân hàng Mức lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong 4 năm tới thể hiện sự kì vọng vào kết quả tốt đẹp từ quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng nói chung và của Sacombank nói chung trong năm 2011-2012
Kết luận chương 2
Sau 10 năm tiến hành tái cấu trúc, Sacombank đang trên đường hiện thực hóa khát vọng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực Đông Dương Điều này thể hiện qua việc thành lập 2 ngân hàng con tại Laos và Cambodia Đồng thời NH cũng
mở rộng hoạt động dịch vụ theo hướng chuyên biệt và cao cấp với sự ra đời của TTDVQLTS Sacombank Imperial
Tốc độ tăng trưởng của Sacombank đã chững lại ở nhiều mặt so với các năm trước, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 13% so với năm 2010 và chỉ vượt 1% so với
kế hoạch để ra trong năm 2011
Trong bối cảnh kinh tế Thế giới đang diễn biến rất phức tạp với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, kinh tế trong nước đang phải chịu tác động xấu bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ từ cuối năm 2010, ngân hàng cần tập trung nguồn lực tái cấu trúc lại danh mục tài sản và cơ cấu tài chính của mình theo hướng tập trung vào năng lực cốt lõi, thoát nhanh và thoái hết vốn đầu tư ra khỏi các lĩnh vực ngoài ngành ( ví dụ như cổ phần tại công ty chứng khoán SBS, các công ty con/công ty liên kết như Sacom-Insurance,…), thanh lý tài sản và nợ xấu, giảm đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản
Trang 31CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN SACOMBANK IMPERIAL TẠI NHTMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN
3.1 Giới thiệu về Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản Cá nhân Sacombank Imperial
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Imperial
Ý tưởng hình thành trung tâm Quản lý tài sản Sacombank Imperial ra đời từ năm 2007, khi hội đồng quản trị của ngân hàng Sacombank nhận thấy sự cần thiết xây dựng một mô hình quản lý khách hàng cao cấp hơn dịch vụ khách hàng VIP hiện tại
mà ngân hàng đang áp dụng.Mô hình này nhằm chăm sóc các khách hàng có số dư tiền gửi lớn đang giao dịch tại Sacombank Hội đồng quản trị Sacombank nhận thấy đã đến lúc nâng tầm dịch vụ VIP lên thành dịch vụ Private Banking, là hình thức ngân hàng cao cấp nhất
Sau nhiều lần thực hiện những chuyến đi công tác sang các nước có mảng Private Banking phát triển trên thế giới ở Singapore và Hong Kong, đầu năm 2010, năm nhân sự tâm huyết đã thực hiện một buổi trình bày ý tưởng thành lập trung tâm trước hội đồng quản trị, đề xuất thành lập ban quản lý dự án xây dựng trung tâm Quản
lý tài sản Sacombank Imperial, đây có thể xem là những viên đá đầu tiên làm nền móng cho sự ra đời của Sacombank Imperial Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank
đã thông qua đề án trong đó nêu rõ đối tượng khách hàng của trung tâm, sản phẩm riêng biệt của trung tâm, mô hình quản lý trung tâm, hệ khách hàng của trung tâm sẽ được lấy từ đâu, các khoản phí Trung tâm thu được từ việc cung cấp dịch vụ sẽ lấy làm doanh thu hoạt động …
Sau khi đã được thông qua, ban quản lý dự án bắt đầu xây dựng mô hình trung tâm Sacombank Imperial cố gắng khai thác triệt để mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ với các đối tác chiến lược trong tập đoàn Sacombank Đầu tiên là những công ty liên kết như công ty chứng khoán Sài Gòn Thương Tín – SBS , công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín – SCR , công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín – SBJ … Ngoài ra trung tâm cũng đặt quan hệ với các đối tác bảo hiểm của Sacombank như Prevoir, ACE Life, Liberty Đội ngũ những công ty bảo hiểm này theo thỏa thuận sẽ thiết kế sản phẩm riêng và trao cho Sacombank Imperial quyền đại lý phân phối các sản phẩm này Có thể nói Sacombank Imperial cung cấp cho các khách hàng của mình các dịch
Trang 32vụ ở một cấp độ cao hơn Nếu như trước kia các đối tác này hợp tác với Sacombank để cung cấp những sản phẩm bảo hiểm thuần túy nhằm khai thác mạng lưới rộng khắp của ngân hàng ( gọi là Bancassurance), thì có thể xem Sacombank Imperial là một đại
lý chuyên nghiệp chuyên phân phối riêng các sản phẩm bảo hiểm này Bên cạnh đó, Sacombank Imperial còn liên kết với các ngân hàng nước ngoài như Saxo, ANZ, Natixis để thiết kế cho khách hàng những sản phẩm đầu tư riêng biệt
Ngày 3/3/2011, sau một thời gian tích cực triển khai và đào tạo nhân sự, chuẩn
bị cơ sở vật chất, ngân hàng Sacombank khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản - Sacombank Imperial tại lầu 11, tòa nhà Hội sở Sacombank, số 266-
268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Nằm trong định hướng
mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng cao cấp và chuyên biệt, đồng thời đón đầu xu thế phát triển chung của ngành tài chính Việt Nam và thế giới, Sacombank Imperial ra đời nhằm mang đến những giải pháp đáp ứng toàn diện nhu cầu tài chính cho mỗi khách hàng trong từng giai đoạn của cuộc đời Từ đó giúp cho khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính, gia tăng, bảo vệ và chuyển giao tài sản cho thế hệ sau một cách hiệu quả nhất
3.1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Sacombank Imperial
Khái niệm về Quản lý tài sản và Đầu tư thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế đối với một cá nhân thì đầu tư là một hành trình suốt đời và có mục đích Nhà đầu tư phải là người lái con thuyền vượt sóng lớn và những cơ hội đầu tư sẽ không còn dễ dàng khi:
Nhìn thấy con đường một cách rõ ràng hơn
Trang 33 Sẵn sàng để hành động
Kiên định với kế hoạch hành động đã đề ra
Mục đích của mỗi nhà đầu tư thì hoàn toàn khác nhau Vì vậy, một kế hoạch tốt
và mang tính chiến lược sẽ dễ dàng đạt được kết quả mong muốn hơn, đảm bảo cho tương lai của bản thân và gia đình họ Tính phức tạp của thị trường càng cao thì sự lựa chọn, cân nhắc đầu tư sẽ càng phong phú Nhà đâu tư cần có một đội ngũ những chuyên viên tư vấn đầu tư chuyên nghiệp bên cạnh để giúp chuẩn bị những gì cần thiết cho một hành trình
Như đã điểm ở trên, số lượng người giàu tại Việt Nam trung bình tăng 33.1 % vào năm 2010 cho thấy rằng sự ra đời của loại hình Priority Banking và Private Banking tại Việt Nam là cần thiết
Thêm vào đó, việc phát triển dịch vụ quản lý tài sản sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho Sacombank trong quá trình thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Những lợi ích cụ thể bao gồm:
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vu theo hướng cao cấp và chuyên biệt nhằm khai thác các nguồn vốn lớn
Tăng cường khả năng huy động dòng tiền mới cho ngân hàng
Tăng cường bán chéo sản phẩm
Phục vụ số ít khách hàng nhưng quản lý khối lượng tài sản lớn
Mở rộng thị trường
Tăng nguồn thu phí dịch vụ thông qua cung cấp dịch vụ giá cao
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng thượng lưu
Xây dựng và phát triển thương hiệu
Tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường thông qua vị thế của người đi trước trong việc đưa ra mô hình Wealth Management đúng bản chất
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Trang 34Trung tâm đang hoạt động và chịu sự quản lý chung của Tổng giám đốc ngân hàng Sacombank, sau đây là sơ đồ tổ chức hoạt động của trung tâm:
Hình 3 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý tài sản (Sacombank Imperial)
3.1.3.1 Bộ phận phát triển kinh doanh:
Đúng với cái tên của mình đây là bộ phận nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ cho TTDVQLTS Bộ phận này chịu trách nhiệm về hoạt động trung tâm, tìm kiếm những đối tác liên doanh trong hoặc ngoài hệ thống tập đoàn Sacombank, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, công ty bất động sản …
Trường hợp khách hàng có những nhu cầu đặc biệt trong những lĩnh vực không nằm trong phạm vi hoạt động hoặc khả năng chuyên môn của đội ngũ Wealth Manager của Ngân hàng, trung tâm vẫn có thể thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các đối tác liên kết nhằm phục vụ tối đa nhu cầu về tài chính và quản lý tài sản của khách hàng
3.1.3.2 Bộ phận phân tích:
Luật sư/Chuyên viên pháp lý
TỔNG GIÁM ĐỐC (CEO)
Ban Giám Đốc Trung Tâm (Head of WMC)
Bộ phận phân tích
(Analysis Team)
BP phát triển kinh doanh (Development Team)
BP quan hệ khách hàng (Relationship Management team)
CV Quản lý tài sản (Wealth Managers)
CV Phát Triển Kinh Doanh (Business Development Executives)
CV Đầu tư (Investment Specialis ts)
Trang 35Các luật sư/ chuyên viên pháp lý đóng vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm đảm bảo về tính pháp lý của các hợp đồng đầu tư tài chính của khách hàng, đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật của Sacombank và khách hàng Đội ngũ này cũng cần có những hiểu biết cơ bản về luật pháp quốc tế để có những tư vấn thích hợp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu đầu tư, mua sắm nhà cửa, chuyển tài sản ra nước ngoài
Chuyên viên tư vấn thuế
Một trong những chức năng cơ bản của việc quản lý tài sản cho khách hàng là giúp khách hàng giảm thiểu được số thuế thu nhập phải nộp nhằm tối ưu hóa sản phẩm của mình nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Do tính chất phức tạp của hoạt động đầu tư của khách hàng thượng lưu, việc tư vấn về thuế rất cần thiết và quan trọng trong lĩnh vực này
Chuyên viên bảo hiểm:
Bảo hiểm là một công cụ quan trọng trong việc quản lý rủi ro và bảo vệ các kế hoạch tài chính và tài sản của khách hàng Chuyên viên tư vấn bảo hiểm sẽ giúp khách hàng quản lý các rủi ro phát sinh có khả năng ảnh hưởng đến tài sản của khách hàng thông qua việc tìm hiểu và phân tích khẩu vị rủi ro của khách hàng, thương lượng, đàm phán với các công ty bảo hiểm, đánh giá các sản phẩm bảo hiểm, tư vấn việc lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích của khách hàng
Chuyên viên tư vấn đầu tư:
Chuyên viên tư vấn đầu tư là đội ngũ am hiểu tất cả các sản phẩm đầu tư hiện hữu trên thị trường Đội ngũ này có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư vấn việc lựa chọn các sản phẩm đầu tư phù hợp và quản lý danh mục đầu tư của khách hàng Các chuyên viên tư vấn đầu tư sẽ được đào tạo và phân công phụ trách theo từng mảng nghiệp vụ chuyên môn: đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiền tệ…
3.1.3.3 Bộ phận quan hệ khách hàng/Chuyên viên quản lý tài sản:
Đội ngũ này được xem là cầu nối giữa khách hàng và trung tâm Dịch vụ quản
lý tài san cá nhân Sacombank Imperial Chuyên viên quản lý tài sản chịu trách nhiệm quản lý tất cả tài sản khách hàng mà mình phụ trách, cung cấp định kỳ các báo cáo về tình hình biến động về tài sản của khách hàng, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng và thực hiện các yêu cầu giao dịch tài chính của khách hàng trong từng thời kỳ
Đồng thời, chuyên viên QLTS (Wealth Managers) còn có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ và duy trì khách hàng hiện hữu Những khách hàng đã có